Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyên văn Chấn giai đoạn 20152017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.16 KB, 56 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CƠ QUAN BẢO HIỆM XÃ HỘI HUYỆN VĂN CHẤN

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Vàn
Họ tên sinh viên

: Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Lớp

: Đ10.BHST

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2018


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHTN:



Bảo hiểm thất nghiệp

DN:

Doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

DNCV ĐTNN:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DNNQD:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

HCSN:

Hành chính sự nghiệp

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

HĐND:

Hội đồng nhân dân


HTX:

Hợp tác xã

NLĐ:

Người lao động

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

UBND:

Ủy ban nhân dân

TC:

Trợ cấp

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĂN
CHẤN TỈNH YÊN BÁI.......................................................................................2
1.1 Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái...............2
1.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm địa hình..................................................................................2
1.1.3 Xã hội.....................................................................................................3
1.1.4 Kinh tế....................................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Văn Chấn...................3
1.3. Vị trí , chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy.................4
1.3.1.Vị trí và chức năng.................................................................................4
1.3.2.Nhiệm vụ và quyền hạn..........................................................................4
1.3.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Văn chấn.............................6
1.4. Đội ngũ cán bộ công chức , viên chức tại BHXH huyện Văn Chấn..................8
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Văn chấn.............................9
1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển
của BHXH huyện Văn Chấn.........................................................................10
1.6.1. Những thuận lợi cơ bản......................................................................10
1.6.2. Những khó khăn vướng mắc................................................................11
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH
HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015 - 2017................12
2.1 Công tác tuyên truyền thông tin , phổ biến chính sách pháp luật về
BHXH..............................................................................................................12
2.1.1 Công tác tổ chức triển khai..................................................................12
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Văn
Chấn................................................................................................................15
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc...................................................15
2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện...................................................18
2.3. Tình hình tham gia BHTN......................................................................19
ii



2.4 Tình hình tham gia BHYT......................................................................21
2.4.1 Tình hình tham gia BHYT....................................................................22
3. Công tác cấp sổ ,cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Văn Chấn............24
3.1. Công tác cấp sổ BHXH trên địa bàn huyện Văn Chấn..........................24
3.2. Công tác cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Văn Chấn..........................25
4.Tình hình thu nộp BHXH...........................................................................26
4.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tỉnh giao..................................................26
5. Công tác xét duyệt hồ sơ , giải quyết chế độ chính sách BHXH............34
6. Công tác chi trả các chế độ BHXH...........................................................35
7. Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH.................................................42
8. Công tác tiếp nhận , lưu trữ hồ sơ BHXH...............................................42
9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách , chế độ
BHXH và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH..............................44
10. Công tác giải quyết khiếu nại , tố cáo về BHXH...................................44
PHẦN III : NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ.............................................................46
1. Nhận xét......................................................................................................46
2. Khuyến nghị................................................................................................47
KẾT LUẬN........................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH huyện Văn Chấn......................................6
Bảng 1 : Cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Văn Chấn...............8
Bảng 1: Công tác tuyên truyền BHXH năm 2015 tại BHXH huyện Văn Chấn...13
Bảng 2: công tác tuyên truyền BHXH năm 2016 tại BHXH huyện Văn Chấn....14
Bảng 3 : Công tác tuyên truyền BHXH năm 2017 tại BHXHhuyện Văn Chấn...14

Bảng 4: tình hình tham gia BHXH bắt buộc huyện Văn Chấn............................15
Bảng 5 : Tình hình tham gia BHXH tự nguyện năm 2015– 2017....................... 19
Bảng 6 : Tình hình tham gia BHTN tại BHXH huyện Văn Chấn giai đoạn năm 20152017......................................................................................................................20
Bảng 7: tình hình tham gia BHYT huyện văn Chấn giai đoan 2015-2017........22
Bảng 8 : Công tác cấp sổ BHXH trên địa bàn huyện Văn Chấn năm 2015 –
2017.....................................................................................................................24
Bảng 9: Công tác cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Văn Chấn năm 2015 - 2017
.............................................................................................................................25
Bảng 10: tình hình thực hiện kế hoạch tỉnh giao huyện Văn Chấn giai đoạn
2015 -2017...........................................................................................................26
Bảng 11: kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình của Huyện Văn chấn
giai đoạn 2015-2017........................................................................................... 29
Bảng: 12 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Chấn giai
đoạn 2015-2017...................................................................................................32
Bảng 13: Tình hình chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức
khỏe tại BHXH huyện Văn Chấn giai đoạn 2015-2017..................................... 35
Bảng 14: Tình hình chi trả chế độ TNLD-BNN tại BHXH huyện Văn Chấn giai
đoạn 2015-2017...................................................................................................37
Bảng 15: tình hình chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Văn Chấn giai đoạn
2015-2017............................................................................................................39
Bảng 16: tình hình chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Văn Chấn giai đoạn
2015-2017............................................................................................................41

iv


MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đường phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương của đảng là
“dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để thực hiện được

chủ trương trên đòi hỏi phải có nhiều chế độ, chính sách quan tâm đến đời sống
của nhân dân cũng như sự phát triển phồn thịnh của đất nước, trong đó có chính
sách an sinh xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội mang
đậm tính nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc. Bảo hiểm xã hội giúp san sẻ những
rủi ro cũng như hỗ trợ một phần và làm giảm bớt gánh nặng cho cuộc sống.Tạo
ra một lưới an toàn cho người lao động góp phần ổn định trật tự xã hội, công
bằng cho xã hội, để quá trình sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Trong
quá tình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, công tác quản lý thu BHXH có
vai trò rất quan trọng, bởi lẽ quản lý thu tốt thì sẽ tránh thất thoát cho BHXH,
đảm bảo quỹ tăng trưởng, và phát triển, tạo sự công bằng cho người tham gia, và
góp phần vào củng cố hệ thống An sinh xã hội.
Cùng với những bài giảng về môn Bảo hiểm và qua thời gian thực tập tại
BHXH huyện Văn Chấn em đã thu nhận được nhiều kiến thức về BHXH và sau
một thời gian nghiên cứu , học hỏi , em đã hoàn thành báo cáo thực tập này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức và sự nhìn nhận của em
còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót nhất định , em
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của thầy cô giáo để bài viết
của em được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
Bài báo cáo có kết cấu gồm 3 phần như sau:
Phần I : Khái quát chung về BHXH huyện Văn Chấn
Phần II : Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái
Phần III : Nhận xét , Kiến Nghị
1


PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI
1.1 Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha,
chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía
Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên,
phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách
trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km;
cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là
cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù
Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã,
đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong
tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình
phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng
phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp
nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò)
gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên
2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn,
có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng
huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai,
lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.
Đồng bằng Mường Lò, phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông; phía Tây là
dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9 xã
vùng đồng bằng Mường Lò. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây là
thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp muôn
đời.
2



Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ
kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo
Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách
hùng vĩ.
1.1.3 Xã hội
Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và
28 xã). Xã Sơn Thịnh đồng thời là huyện lỵ. Dân số 145.711 người, gồm 23 dân
tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa,
Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34,05 %; Thái
22,38%; Tày 17,11%; Dao 8,93 %; Mường 7,57%; H'Mông 6,22 %; Giáy
1,48%; Khơ Mú 0,74 %, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc
Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao
chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông. Mật độ dân số 121 người/km2.
Tổng số lao động trong độ tuổi 88.554 người; số lao động trong độ tuổi
hoạt động kinh tế 70.866 người; số lao động trong độ tuổi không hoạt động kinh
tế 17.688 người, với lực lượng lao động đông đảo chính là nguồn lực, tiềm năng
phát triển kinh tế của huyện.
1.1.4 Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện thời kỳ 2006-2015 là 12,1%
trong đó , nông nghiệp tăng 7,8%, công nghiệp, xây dựng tăng 15%, dịch vụ
tăng 14,18%. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng SX hàng hoá, gắn
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư
thâm canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm; thực hiện chính sách nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế
hộ, kinh tế hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô
hợp lý.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Văn Chấn
Bảo hiểm xã hội huyện văn Chấn được thành lập theo quyết định số
129 QĐ/TC-CB ngày 22 tháng 08 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã

hội Việt Nam, về việc thàng lập Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã thuộc tỉnh yên
3


bái. BHXH huyện Văn Chấn với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là: Xây dựng
chương trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, tổ chức thu
BHXH, quản lý chi BHXH kịp thời, giám định chi khám chữa bệnh ở các bệnh
viện đúng quy định.
BHXH huyện Văn Chấn được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức
BHXH thuộc Phòng Tổ chức Lao động – Thương binh xã hội và Liên đoàn Lao
động huyện. Ngay từ khi thành lập BHXH Văn Chấn đã nhanh chóng ổn định tổ
chức đi vào hoạt động hiệu quả trong công tác.
Sau 22 năm hoạt động, BHXH huyện Văn Chấn đã khẳng định vị thế
vững chắc, đồng hành cùng sự nghiệp an sinh xã hội trong công cuộc đổi mới
của Đảng, góp phần ổn định chính trị xã hội trên địa bàn huyện Văn Chấn, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
1.3. Vị trí , chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy
1.3.1.Vị trí và chức năng
Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại
huyện, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế
độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế trên địa. bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc
Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân
dân huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ
sở riêng.
1.3.2.Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo

hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ
chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng
ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế theo phân cấp.
4


Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham
gia bảo hiểm theo phân cấp.
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các
tổ chức và cá nhân theo phân cấp.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp;
từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không
đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và
giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ
bảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Tổ chúc ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của
Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội huyện.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ
chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
5


Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm
tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy
đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Quản lý và sử dụng công chức, viên chúc, tài chính, tài sản của Bảo hiểm
xã hội huyện.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
1.3.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Văn chấn
Với 17 cán bộ, BHXH huyện Văn Chấn chia thành 6 bộ phận có chức
năng, nhiệm vụ riêng biệt: Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc; thu
BHYT tự nguyện; bộ phận giám định BHYT;bộ phận kế toán; bộ phận thực hiện
chế độ BHXH:

* Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện văn Chấn như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH huyện Văn Chấn
Giám đốc

Bộ phận
Kế toán
\

Phó giám đốc

Phó giám đốc

(Phụ trách Thu)

(Chính sách)

Bộ Phận
Thu

Bộ Phận
TNHS

Bộ phận
Giám
định

Bộ phận
Hành
chính


Bộ phận
Sổ thẻ

(Nguồn : BHXH huyện Văn Chấn )
 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
6


- Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ BHXH huyện
Văn Chấn theo phân cấp. Quyết định các công việc thuộc thẩm quyền và phạm
vi quản lý của BHXH huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định dó. Thực
hiện các quy định của pháp luật, của BHXh Việt Nam và quy định quản lý hành
chính Nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn.
Tại BHXH huyện Văn Chấn, ngoài việc phụ trách các công việc chung
của cơ quan BHXH, Giám đóc BHXH còn trực tiếp phụ trách các bộ phận: Bộ
phận thu, bộ phận cấp sổ thẻ, bộ phận giám định y tế, bộ phận kế toán, bộ phận
chính sách BHXH,bộ phận một cửa.
- Phó giám đốc: là người được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền giải
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
- Bộ phận thu: Bộ phận này có nhiệm vụ chính là thu BHXHbawts buộc,
BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Văn Chấn. Lập kế hoạch
thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Báo cáo tình hình thu theo định kỳ hàng
tháng, quý, năm cho phòng thu của BHXH tỉnh Yên Bái.
- Bộ phận kế toán: có những nhiệm vụ về kế toán chi BHXH,BHYT,
BHTN như sau:
+ Chi BHXH: Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Chi trả các
chế độ trợ cấp một lần. Chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe.
+ Chi BHYT: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT với
các cơ sở hám chữa bệnh.

+ Chi BHTN: Chỉ trả trợ cấp that nghiệp.
Ngoài ra còn lập kế hoạch chi BHXH hàng tháng, lập và quản lý chứng từ
sổ sách kế toán theo quy định của ngành BHXH, của Nhà nước.
Bộ phận chế độ chính sách BHXH: có nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, xét duyệt hồ sơ, thẩm định việc thực hiện các chế đọ, chính
sách BHXH, BHYT, BHTN.
+ Lưu hồ sơ các chế độ.
+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức cá nhân về việc thực
hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

7


- Bộ phận cấp sổ thẻ: Có nhiệm vụ cấp và qunr lý sổ BHXH, cấp và quản
lý thẻ BHYT cho người tham gia.
- Bộ phận giám định BHYT: Có nhiệm vụ giám định việc thực hiện các
quyền lợi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên
địa bàn huyện Văn Chấn.
- Bộ phận một cửa: Có trách nhiệm nhận hồ sơ của cácđối tượng tham gia
BHXH, BHYT; phân loại và chuyển hồ sơ của các đối tượng đến các bộ phận có
liên quan để giải quyết sau đó sẽ trả lời họ theo giấy hẹn của cơ quan BHXH
1.4. Đội ngũ cán bộ công chức , viên chức tại BHXH huyện Văn Chấn
BHXH huyện Văn Chấn xác định yếu tố cán bộ là yếu tố đặc biệt quan
trọng, do đó luôn củng cố kiện toàn, phân công phân nhiệm cán bộ có đủ năng
lực chuyên môn nghiệp vụ, đủ bản lĩnh chính trị phụ trách từng mảng công việc
của đơn vị.
Cụ thể cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH tại đơn vị là:
Bảng 1 : Cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Văn Chấn
Chỉ tiêu
Trình độ

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Giới tính
Nam
Nữ
Độ tuổi
20 – 30
30 – 40
40 – 50
50 – 60
Trình độ lý luận
Trung cấp
Sơ cấp

Số cán bộ (người)

Tỷ lệ (%)

13
2
2

76,48
11,76
11,76

11
6


64.7
35.3

4
6
6
1

23.5
35,3
35.3
5.9

5
7

29,4
41,2
(Nguồn: BHXH huyệnVăn Chấn)

Với đội ngũ cán bộ có trình độ đại học 76,48%, có kinh nghiệm làm việc
lâu năm với thời gian công tác của từng người ít nhất là 3 năm công tác và lâu
nhất trên 30 năm công tác. BHXH huyện Văn Chấn luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, phát huy tính tiên phong gương mẫu trong việc cải cách hành
8


chính, trọng tâm là cải cách lề lối tác phong làm việc, nâng cao chất lượng phục
vụ đối tượng. Tích cực rèn luyện về phẩm chất cách mạng, chính trị, đạo đức, lối
sống, đoàn kết một lòng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng

các cấp đề ra.
Do nhu cầu phát triển chung của ngành, đến nay cơ cấu tổ chức của
BHXH Văn Chấn có 17 cán bộ, công chức. trong đó, có 11 nam (chiếm 64.7%)
và 6 nữ (chiếm 35,3%). Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn phát huy tốt
truyền thống đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và
tâm huyết với ngành; có phẩm chất, đạo đức trong sáng.
Hiện nay có 8 cán bộ đang sinh hoạt đảng, chiếm 47,06%. Hầu hết
cán bộ công chức, viên chức tuổi đời đều còn trẻ, trung bình 37 tuổi. Với lợi thế
về đội ngũ trẻ tuổi như vậy, đội ngũ cán bộ của BHXH huyện Văn Chấn
luôn chủ động sáng tạo trong công việc và có tâm huyết với nghành; có tác
phong làm việc nhanh nhẹn và thái độ phục vụ đối tượng nhiệt tình và đúng
mực, góp phần có hiệu quả vào thực hiện nhiệm vụ chung của nghành.
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Văn chấn
Trang thiết bị làm việc gồm: 15 máy tính, 5 máy in và 1 máy scanner. Các
máy tính đều được nối mạng internet và có kết nối với máy chủ, nối mạng Lan
với BHXH tỉnh Yên bái. Ngoài ra, BHXH huyện còn được trang bị các yếu tố
vật chất khác như: quạt điện, tivi, bàn ghế làm việc, ghế ngồi cho người tham
gia và nhân dân đến làm việc tại cơ quan BHXH. … Tất cả các thiết bị đó đều
góp phần để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan BHXH huyện Văn Chấn
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cơ quan có diện tích là 800 m2 gồm 3 tòa nhà 2 tầng và 1 dãy nhà cấp 4 gồm 4
phòng.
Về vị trí địa lý của cơ quan nằm tại trung tâm huyện, địa hình bằng phẳng thuận
tiên cho việc đi lại nhưng lại khá khó khăn với những xã ở xa như: Tú Lệ,
Thượng Bằng La, Cát Thịnh..
1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển
của BHXH huyện Văn Chấn
9



1.6.1. Những thuận lợi cơ bản
 Về văn bản pháp luật
Chế độ chính sách BHXH - BHYT của Nhà nước ban hành, được Nhà
nước thường xuyên sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình mới của đất nước. Hệ
thống văn bản pháp luật về BHXH, BHYT đã dần được hoàn thiện; quy trình,
nghiệp vụ của ngành thường xuyên được sửa đổi, bổ sung phù hợp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật BHXH, Luật
BHYT.
 Nhận được sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị quản lý
BHXH huyện Văn Chấn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của BHXH tỉnh Yên Bái, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp,
giúp đỡ chặt chẽ, thường xuyên có hiệu quả của các Ban, Ngành, Đoàn thể chính
trị - xã hội trong huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị sử dụng lao động trên địa
bàn huyện.
 Nhận thức của người dân về các chế độ chính sách:
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã được nâng cao nhận thức hơn về
bản chất tốt đẹp của chính sách an sinh xã hội và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền
lợi của mình khi tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, nên việc thực
hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT tại địa phương cũng có thuận lợi.
 Về đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ, CCVC được quan tâm, thường xuyên được bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cơ bản đã
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành trong tình hình hiện nay.

1.6.2. Những khó khăn vướng mắc
 Công tác thu:
Chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Nhà nước ban
hành, được thường xuyên sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình mới, song
10



nhiều đơn vị sử dụng lao động và đối tượng không kịp thời nắm bắt, hiểu rõ các
quy định mới của Nhà nước nên việc thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN còn gặp rất
nhiều khó khăn.
 Công tác quản lý đối tượng tham gia
Văn Chấn là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu là các dân tộc thiểu số,
trình độ dân trí chưa cao nên trình độ nhận thức về BHXH, BHYT còn nhiều
hạn chế. Giao thông đi lại khó khăn làm hạn chế rất nhiều đến việc thực hiện các
chế độ chính sách BHXH, BHYT. Văn Chấn là địa bàn rộng, đối tượng tham gia
cũng như thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN lại đông, thường xuyên
tăng liên tục, nhiều dân tộc anh em nên việc quản lý các đối tượng chưa đạt hiệu
quả cao.
 Về cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan đã đáp ứng được đầy đủ với nhu
cầu của công việc giúp đội ngũ cán bộ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
 Do đặc điểm giới tính của cơ quan là nam nhiều hơn nữ nên khi cám bộ
nữ đến độ tuổi sinh đẻ, nghỉ đẻ cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến công việc
của cơ quan.
 Về nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động:
Sự nhận thức của một số ít chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân
dân về các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN chưa đầy đủ nên ít nhiều
gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT,
BHTN.
 Về vị trí địa lý
là huyện miền núi nên địa hình ở các xã phường còn khá hiểm trở gây khó khăn
cho việc đi lại của người dân

PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BHXH HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
11



2.1 Công tác tuyên truyền thông tin , phổ biến chính sách pháp luật về
BHXH
BHXH huyện Văn Chấn luôn đánh giá cao tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật BHXH tới cộng đồng. Từ
đó đơn vị đã tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhằm đạt hiệu quả
cao và áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền một cách linh hoạt, phù hợp với sự
nhận thức của người dân.
2.1.1 Công tác tổ chức triển khai
trong những năm gần đây công tác tuyên truyền của huyện Văn Chấn luôn được
chú trọng. BHXH huyện Văn Chấn đã duy trì chương trình phối hợp tuyên
truyền với các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể trên địa bàn huyện để tuyên
truyền thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. , đổi mới phương thức và
nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp và hiệu quả cho từng địa bàn, địa
phương, từng đối tượng. Hàng tháng, cơ quan BHXH huyện cử một số cán bộ
đến từng doanh nghiệp, đã tổ chức, tuyên truyền luật BHXH và các chính sách
mới đến với chủ sử dụng lao động và người lao động, giúp họ hiểu rõ hơn về
quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH. Ngoài ra cơ quan BHXH huyện còn
phối hợp với cơ quan truyền thông, Ban tuyên giáo, tổ chức tuyên truyền, tư
vấn, đối thoại trực tiếp tại cơ sở, tuyên truyền trực quan và phát hành các ấn
phẩm... nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách BHXH,
BHYT bắt buộc, tự nguyện, BHTN từ đó giúp BHXH ngày một phát triển hơn,
giúp cho người dân hiểu biết và tiếp cận hơn với BHXH.
công tác tuyên truyền của BHXH huyện Văn Chấn được thực hiện như sau:
Phối hợp với cơ quan đoàn thể, phòng ban, ngành.. tham gia công tác tuyên
truyền, đã có tổng số 38 đơn vị phối hợp gồm: Ban tuyên giáo huyện ủy, liên
doàn lao dộng huyện, phòng lao động TB&XH huyện,Đaì truyền thanh
huyện,phòng văn hóa và thông tin, phòng giáo dục và đào tạo, Bưu điện huyện,
31 xã, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền

Nội dung: tuyên truyền luật BHXH, luật BHYT sửa đổi bổ sung,tuyên truyền
vận động các tầng lớp nhân dân và người lao động tham gia BHXH tự nguyện,
BHYT hộ gia đình. tuyên truyền về chính sách BHXH, về công tác thu BHXH
12


tự nguyện, BHYT hộ gia đình qua hệ thống bưu điện, tuyên truyền kết quả thực
hiện nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của bộ chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, đài truyền thanh- truyền hình huyện
văn chấn, phòng văn hóa thông tin, các xã,thị trấn tổ chức phát sóng định kỳ đĩa
CD do BHXH VN cấp tuyên truyền luật BHXH, luật BHYT, thông tin về tình
hình, kết quả thực hiện công tác chi trả, công tác KCB và những thay đổi về
chính sách BHXH, BHYT của đảng và nhà nước ... được cung cấp đầy đủ và
phản ánh kịp thời.
Phối hợp với ban tuyên giáo tuyên truyền về chính sách BHXH thông qua hội
nghị
Tuyên truyền, tư vấn, đối thoại trực tiếp với các đơn vị, doanh nghiệp lớn,
thực hiện qua giao dịch điện tử, kiểm tra việc thực hiện của bưu điện huyện về
công tác tuyên truyền chính sách BHXH
Tuyên truyền trực quan và phát hành ấn phẩm
Tổ chức duy trì hoạt động của websites
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên tuyên truyền
Các hoạt động tuyên truyền khác: thông qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, các
tổ chức đoàn thể ở địa phương, các hội nghị do HĐND,UBND huyện, xã, thị
trấn tổ chức..
Bảng 1: Công tác tuyên truyền BHXH năm 2015 tại BHXH huyện Văn Chấn.
Hình thức tuyên truyền
phát đĩa CD
băng rôn,khẩu hiệu

tin, bài gửi ban biên tập WeB
BHXH
cộng tác viên tuyên truyền

Số lượng
06
37
01
01
( nguồn: BHXH huyện Văn Chấn)

Từ bảng số liệu trên cho thấy công tác tuyên truyền BHXH huyện văn chấn
năm 2015 đã ngày được phát triển.
+ Số lần phát đĩa CD của BHXH là 6 lần.
+ Tổng số băng rôn và khẩu hiệu đã được treo là 37 cái
+ Duy trì hoạt động websites đã có 01 tin bài gửi ban biên tập
13


+ Về xây dượng đội ngũ tuyên truyền đã có 12 cộng tác viên
như vậy công tác tuyên truyền BHXH huyện Văn Chấn đang ngày một quan
tâm.
Bảng 2: công tác tuyên truyền BHXH năm 2016 tại BHXH huyện Văn Chấn.
Hình thức tuyên

Số lượng

truyền
phát đĩa CD
tọa đàm

tuyên truyền, tư vấn,

04
168
38

đối thoại
băng rôn, khẩu hiệu
ấn phẩm
weB BHXH

66
19550
04

Đơn vị
lần
lượt người
đơn vị

chiếc
tờ
tin bài
(Nguồn: BHXH huyện Văn Chấn)

Công tác tuyên truyền BHXH huyện Văn Chấn năm 2016 đã được phát
triển và quan tâm hơn so với năm 2015.
+ Đã có thêm hình thức tọa đàm với 168 lượt người tham gia
+ Đã tuyên truyền, tư vấn, và đối thoại trực tiếp với 38 đơn vị
+ Số lượng ấn phẩm, băng rôn đã tăng thêm khá nhiều là 66 băng rôn, khẩu

hiệu được treo, 19550 tờ ấn phẩm đã được phát đi
+ Số bài đăng web cũng tăng lên 04 tin bài.

Bảng 3 : Công tác tuyên truyền BHXH năm 2017 tại BHXH
huyện Văn Chấn.
Hình thức tuyên
truyền
Phát đĩa CD
Tọa đàm
Băng rôn, khẩu hiệu
Ấn phẩm

Số lượng

Đơn vị

06
04,709
18
4700

lần
buổi, lượt người
chiếc
tờ
14


Tranh cổ động tuyên


20

truyền

cái
(Nguồn: BHXH huyện Văn

Chấn)
Công tác tuyên truyền BHXH huyện Văn Chấn năm 2017 nhìn chung
không có gì thay đổi so với năm 2016.
+ Đã có 06 lần phát đĩa
+ Có 04 buổi tọa đàm với 709 lượt người tham gia
+ Nhưng số lương băng rôn, khẩu hiệu đã giảm xuống do năm 2016 đã phát khá
đầy đủ cho người dân và địa bàn huyện văn chấn vẫn còn là vùng ít dân cư
Từ những công tác tuyên truyền nêu trên đã giúp cho số lượt người đóng và
tham gia BHXH,BHYT,BHTN ngày càng tăng lên đáng kể cụ thể ở các mục
sau.
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Văn
Chấn
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
BHXH huyện Văn Chấn luôn tích cực thực hiện các biên pháp mở
rộng đối tượng tham gia, tuyên truyền tới người dân về chính sách BHXH nên
đã thu hút được khá nhiều đối tượng tin tưởng và tuân theo đúng quy định của
pháp luật về BHXH. Đến nay BHXH huyện Văn Chấn đã thực hiện tốt công tác
quản lý số đối tượng và số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn. Cụ thể là:

Bảng 4: tình hình tham gia BHXH bắt buộc huyện Văn Chấn
giai đoạn 2015-2017
(đơn vị: đồng)


Năm

2015

2016

2017

15


Đơn vị
Khối loại
hình
Khối
DNNN
Khôi dn
ngoài
quốc

Slđ
(người)

Đơn vị

Slđ
(người)

Đơn vị


Slđ
(người)

02

61

02

59

02

59

41

698

48

756

58

822

133

3273


142

3207

122

3115

19

102

22

83

24

72

31

649

31

636

31


966

11

17

11

21

11

25

-

-

31

320

31

347

1

19


1

16

doanh
Khối HS
Đảng,
Đoàn
Khối hợp
tác xã
Khối
phường,
xã,

thị

trấn
Hộ sxkd
cá thể, tổ
hợp tác
Cán bộ
phường
xã không
chuyên
trách
Khối tạm
dừng
tổng
Lượng

tăng,giả
m

237

4800

288

5101

280

5422

-

-

51

301

-8

321

tuyệt
16



đối

liên

hoàn
Tốc độ
phát triển
liên hoàn

-

-

21,5

6,27

- 2,7

6,29

(%)
(nguồn: BHXH huyện VănChấn)
- Về đơn vị SDLĐ tham gia BHXH: Qua bảng số liệu cho thấy, số đơn vị tham
gia đóng BHXH có sự biến động tăng lên. Năm 2015 có 237 đơn vị tham gia
BHXH, năm 2017 tăng nhanh lên 280 đơn vị (tăng 43 đơn vị sử dụng lao động
so với năm 2015 tương ứng tăng 18,14%).
Trong tổng số đơn vị SDLĐ đã tham gia BHXH trên thì số đơn vị SDLĐ
thuộc khối hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. cụ thể, năm 2015

chiếm 133 đơn vị tương ứng chiếm 56,11%, năm 2016 tăng lên 142 đơn vị
chiếm 49,30%,năm 2017 giảm xuống còn 122 đơn vị chiếm 43,57%. Tỷ lệ số
đơn vị tham gia BHXH có sự giảm đi qua các năm là do có sự thay đổi về cơ sở
làm việc, nhiều đơn vị giải thể, cũng như cơ cấu tổ chức ở từng xã thay đổi, để
giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước thì khối này cũng phải giảm, ngoài
ra sự gia tăng của các đơn vị trong khối ngành khác ngày càng cao. Bên cạnh đó
số đơn vị SDLĐ thuộc khối DN nhà nước, khối xã phường thị trấn và khối hợp
tác xã thì chiếm tỷ lệ tham gia thấp và khá ổn định qua các năm là do những
khối này thuộc trong nhà nước nên đa số không phải đóng BHXHbb. Riêng khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ lệ tham gia ngày càng tăng. Năm
2015 có 41 đơn vị chiếm 17,3%, năm 2016 có 48 đơn vị tham gia chiếm
18,75%, năm 2015 có 58 đơn vị chiếm 23,4% do có sự đầu tư của các doanh
nghiệp nước ngoài.
Về số lao động tham gia BHXH: Có xu hướng tăng dần qua các năm như năm
2015 có 4800 người tham gia BHXH, sang năm 2016 có 5101 người tham gia
( tăng 301 người tương ứng tăng 6,27 % so với năm 2015). Sang năm 2017 có
5422 người tham gia ( tăng 6,29% so với năm 2016). Trong đó khố HCSN
chiếm tỷ trọng trong số lao động tham gia lớn nhất nhưng có xu hướng giảm.
17


năm 2015 có 3273 người đến năm 2016 giảm xuống còn 3207 giảm 66 lao động,
đến năm 2017 chỉ còn 3115 lao động giảm 92 lao động so với năm 2016 là do
thay đổi về cơ cấu sản xuất, thay đổi do di cư và nhiều doanh nghiệp giải thể…
Lao động tại các khối hợp tác xã, khối xã phường, DNNN hầu như không có sự
thay đổi và số lao động tại các khối này chiếm tỷ lệ thấp.
Khối DN ngoài quốc doanh có lương lao động tăng đáng kể qua các năm. Năm
2015 có 698 lao động, sang năm 2016 tăng len 756 lao động tăng 58 lao động,
sang năm 2017 tăng 822 lao động tăng 66 lao động là do số người đến độ tuổi
lao động tăng lên đòi hỏi nhu cầu về việc làm cao, số đơn vị cũng tăng dần qua

các năm do có vốn đầu tư nước ngoài nên số lao động trong khối này cũng tăng
cao.
Khối cán bộ phường xã không chuyên trách và khối tạm dừng là 2 khối
mới được pháp luật sửa đổi đưa vào BHXH từ năm 2016 nên tỷ thệ đối tượng
tham gia còn thấp.
Khối cán bộ xã phường năm 2016 có 31 đơn vị tham gia trong đó có 320 lao
động đến năm 2017 tăng lên 347 người tăng 27 người so với năm 2016 là do
khối này đang được đẩy mạnh triển khai.
2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện
Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Văn Chấn đang ngày
một phát triển hơn và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

18


Bảng 5 : Tình hình tham gia BHXH tự nguyện năm 2015– 2017
Số đơn vị ( đơn vị)

Số đối tượng tham

Năm 2015
Năm 2016

31
31

gia(người)
208
239


Năm 2017

31

654

(Nguồn : BHXH huyện Văn Chấn)
BHXH tự nguyện trong năm tuyên truyền vận động được 46 người tham
gia BHXH tự nguyện, tăng 25 người so với cùng kỳ năm 2014; kế hoạch được
46/60 người đạt 76,67% kế hoạch năm 2015; tổng số đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện đang quản lý là 208 người, tăng 35 người so với cùng kỳ năm 2013.
BHXH tự nguyện tuyên truyền vận động được 95 đối tượng tham gia (tăng
31 người so với cùng kỳ năm 2015); tổng số đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện đang quản lý là 239 người, tăng 31 người so với cùng kỳ năm 2015.
BHXH tự nguyện tuyên truyền vận động được 05 đối tượng tham gia,
(bằng so với cùng kỳ năm 2016); Lũy kế từ đầu năm tuyên truyền vận động
được 68 người tham gia BHXH tự nguyện; tổng số đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện đang quản lý là 654 người, tăng 415 người so với cùng kỳ năm 2016.
như vậy trong năm 2017 số người tham gia bảo hiểm tự nguyện tăng vượt bậc
2.3. Tình hình tham gia BHTN
Từ khi luật việc làm có hiệu lực, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã
kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về BHTN, hỗ trợ học nghề đối với
người lao động tham gia BHTN. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện , chính sách
BHTN đã được người sử dụng lao động và người lao động đón nhận một cách
tích cực. Tính đến nay, số đối tượng tham gia vào loại hình này khá ổn định.
Cùng với sự ổn định đó, cơ quan BHXH huyện Văn Chấn cũng theo dõi sát sao
số đối tượng tham gia BHTN. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi họ không
may gặp rủi ro. Tình hình tham gia BHTN tại huyện Văn Chấn được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 6 : Tình hình tham gia BHTN tại BHXH huyện Văn Chấn

19


giai đoạn năm 2015- 2017

STT

1
2
3
4
5
6

Năm

Năm

Năm

2015

2016
Đơn
SLĐ
vị
2
58

2017


Loại hình quản

Khối DNNN
Khối DN Ngoài
quốc danh
Khối HS, Đảng,
Đoàn
Khối hợp tác xã
Khối phường xã,
thị trấn
Hộ SXKD cá
thể, tổ hợp tác
Cán bộ phường

7

xã không chuyên

8

trách
Khối tạm dừng
Tổng

SLĐ
60
678
2934
94

0
14

Đơn vị
2
37
114
17
1
5

-

-

3.780

176

743
2883
79
0
19

-

45
123
20

6
1

-

SLĐ
58
816
2812
72
0
25

-

Đơn
vị
2
56
110
22
11
8

-

19
1
16
1

3.801
198
3.799
210
(Nguồn : BHXH huyện Văn Chấn)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình tham gia BHTN tại huyện Văn
Chấn giai đoan 2015-2017 có sự tăng lên về số đơn vị nhưng tăng rất ít về số lao
động tham gia cụ thể:
BHTN năm 2015 là 176 đơn vị với 3.780 người, trong đố khối HS, Đảng ,
Đoàn nhiều nhất đạt 2.934 người ( chiếm 74,34%). Năm 2016 BHTN là 198
đơn vị với 3.801 người, so với năm 2015 tăng 21 lao động tham gia BHTN năm
2017 số đơn vị tăng len 20 đơn vị nhưng số lao động lại giảm nhẹ xuống 3799
người giảm 2 người so với năm 2016 là do số lao động chủ yếu trong khối
ngành nhà nước nên họ không phải tham gia đóng BHTN vì vậy mà số đơn vị
tham gia tăng lên nhưng số lao động lại không tăng trong đó:

20


×