Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ỨNG DỤNG CAMERA LÀM MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.19 KB, 6 trang )

ỨNG DỤNG CAMERA LÀM MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY TẠI CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG
ThS. Trần Tuấn Anh, ThS. Hoàng Thị Quế
(Trường Đại học Đồng Tháp)
Summary: In new teaching method, student will be the subject of inquiry, exploration
and the dominance of knowlege. Providing the information correctly, fully, and truthlully to
make arguments for their thinking is the most important quality of learning. The display device
can meet the requirements. In the innovation assessment, student can see directly their notebook
together in the evaluation process and self- assessment by using camera to multiple objects
projector. Actually, teacher could take interest in all student by the using of device to improve the
result of student.
Keyword: Camera, multi-objects projector, high school.

1. Đặt vấn đề
Trước yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục cũng như với sự bùng nổ về CNTT, với sự ra đời của công nghệ
phần cứng và phần mềm như hiện nay thì việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung
và trong dạy học nói riêng đã và đang mạng lại những thành tựu và hiệu quả to lớn. Do
vậy, việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, giảng dạy và học
tập là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học
trong nhà trường thì việc ứng dụng công CNTT vào giảng dạy cũng phần nào đáp ứng
được yêu cầu trên. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một xu thế là đòi hỏi tất
yếu trong giáo dục. Hiện nay trong dạy học tại các nhà trường, việc ứng dụng CNTT vào
dạy học là một yêu cầu bắt buộc với tất cả GV. Để đáp ứng cho yêu cầu đó, các trường
học đều trang bị máy chiếu – projector, phòng máy tính, phòng đa năng được nối mạng
Lan, mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay
phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị
khác tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT


trong ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, sự phát triển công nghệ phần
cứng, phần mềm của nước ta hiện nay cũng như với cơ sở hạ tầng CNTT của nhà trường,
trong những năm học qua tôi đã tích cực học hỏi khai thác và ứng dụng thiết bị CNTT
phục vụ cho việc dạy học. Sau đây với những hiểu biết của bản thân về việc sử dụng
CNTT trong dạy học tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy thông qua đề tài: “GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG HỌC”
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Hiện trạng

1


Với hình thức giảng dạy thông thường thì ta có thể thấy những công việc
được thực hiện như sau:
o Quá trình truyền đạt các kiến thức về mặt lí thuyết được giáo viên giảng
dạy trên lớp, có thể giảng dạy theo hình thức truyền thống hoặc sử dụng phương
tiện hỗ trợ như máy chiếu... Đối với một số trường, việc giảng dạy các kiến thức lí
thuyết này nếu có tổ chức ở phòng máy thì cũng vẫn sử dụng hình thức giảng dạy
truyền thống, chưa khai thác hết tính năng mà máy tính hỗ trợ.
o Việc cung cấp các kỹ năng thực hành trên cơ sở giáo viên làm mẫu cho cả
lớp trên máy tính giáo viên, học sinh quan sát trên màn hình lớn hoặc màn chiếu
hoặc trực tiếp. Ngoài ra giáo viên còn có thể tiến hành cung cấp theo từng nhóm
học sinh tại vị trí máy trực tiếp của học sinh.
o Việc theo dõi, điều chỉnh các thao tác trên máy của học sinh được giáo
viên thực hiện qua quá trình quan sát thường xuyên tại vị trí học sinh thực hành và
điều chỉnh trực tiếp tại máy tính học sinh.
o Quá trình thực hành của học sinh cũng được giáo viên quản lí trực tiếp
thông qua việc quan sát hoạt động của từng học sinh trên các máy.
o Việc tổ chức kiểm tra được giáo viên thực hiện thông qua các bài kiểm tra

viết thông thường, bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành trên máy
theo hình thức làm bài thực hành.
o Quá trình quản lí các hoạt động của máy tính được giáo viên quản lí trực
tiếp, theo dõi trực tiếp và xử lí trực tiếp tới từng máy.


Nhược điểm.

Việc giáo viên làm mẫu tại vị trí máy tính giáo viên thì học sinh có thể
không quan sát được chi tiết và đầy đủ. Còn giáo viên tới từng máy thao tác mẫu
thì tốn nhiều thời gian.
Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của học sinh được giáo viên
quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với các phòng máy có nhiều
máy thì giáo viên không thể bao quát hết được, không theo dõi được hết các thao
tác mà học sinh thực hiện. Giáo viên cũng không thể theo dõi được toàn bộ quá
trình thực hành mà học sinh thực hiện.
Quá trình tổ chức kiểm tra thông qua các bài kiểm tra viết thông thường, bài
kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành giáo viên cũng khó theo dõi
được toàn bộ các thao tác mà học sinh thực hiện, không đánh giá hết được mức độ
kỹ năng của học sinh.
Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh không chặt chẽ.
Học sinh có thể không thực hiện đúng những yêu cầu mà giáo viên không kiểm
soát hết được (VD: Cuối giờ học sinh không tắt máy hoặc tắt máy không đúng

2


theo quy định...)
Bằng cách sử dụng phần mềm Netsupport.School.Professional giảng dạy trên
mạng nội bộ ta có thể thấy những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được.

2.2. Giải pháp
2.2.1. Quan sát hoạt động của máy con.
Với tính năng Thumbnail View cho phép quản lí ngay từ thời điểm hệ điều
hành Windows hoạt động thì ngay tại màn hình giáo viên có thể quan sát chế độ hoạt
động của tất cả các máy tính tham gia vào lớp học. Tính năng quản lí này hỗ trợ
giáo viên nhìn nhận một cách tổng quát từng hoạt động của mỗi máy không chỉ nhận
diện hoạt động từ 1 máy tính mà có thể quan sát các hoạt động từ nhiều học
sinh sử dụng máy tính trong phòng máy. Có thể thấy với cùng 1 thời gian nhất
định thì ta có thể theo dõi sự hoạt động của nhiều máy tính học sinh trong lớp
đồng thời. Với tính năng đó ta có thể thấy mọi hoạt động của học viên, mọi thao
tác của học sinh trong suốt quá trình làm việc với máy tính đều được quản lí chi
tiết.
Không chỉ vậy, tính năng View Client hỗ trợ giáo viên kiểm tra trực tiếp
hoạt động của học sinh thông qua thao tác của máy giáo viên được thực hiện tại
máy học viên. Tính năng này giúp giáo viên có thể kiểm tra ngay kiến thức trên
lớp thông qua hoạt động của học viên. Giáo viên cung cấp kiến thức thông qua quá
trình giảng dạy trực tuyến. Tái hiện kiến thức học sinh qua việc kiểm tra kiến thức
được giới thiệu thông qua việc thực hiện các thao tác trên máy giáo viên mà học
sinh tại chỗ thực hiện.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm.
Từ hoạt động theo dõi ta còn có thể kiểm soát và can thiệp được tới các hoạt
động của máy tính học viên. Các hoạt động của học sinh nếu chưa theo đúng quy
trình, giáo viên hoàn toàn có thể tiến hành điều khiển tại máy của học sinh trong
khi vẫn thực hiện trên máy tính giáo viên.
Giáo viên có thể thao tác mẫu từ máy tính giáo viên để tất cả các máy học sinh
cùng quan sát qua tính năng Show nút lệnh. Tính năng này cho phép giáo viên
khống chế hoạt động máy học sinh, màn hình máy học sinh sẽ hiển thị các hoạt
động mà máy giáo viên đang thực hiện. Giáo viên có thể thực hiện thao tác mẫu
cho từng học sinh quan sát tại máy cá nhân của mình. Học sinh sẽ có điều kiện
quan sát cụ thể hơn, kỹ lưỡng và chi tiết hơn từng thao tác hoạt động mà giáo viên

cung cấp. Các tùy chọn khác như Show Video hay Show Application dùng để chạy
các trình player để minh họa nội dung mà người trình diễn thao tác như: Phim
minh họa, các đoạn video hướng dẫn để học sinh theo dõi...
2.2.3. Cho phép máy con trình diễn cho cả lớp xem.

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện thao tác theo từng yêu cầu cụ
3


thể của giáo viên.Tính năng cho phép giáo viên chuyển tải toàn bộ hoạt động
của 1 máy học sinh trong lớp tới tất cả các máy học sinh khác để các học sinh
khác cùng theo dõi hoạt động của học sinh tại thời điểm thực hiện. Sử dụng tính
năng này không chỉ giúp giáo viên thực hiện quá trình kiểm tra bài thông qua
thao tác trên máy mà còn giúp giáo viên thực hiện kiểm tra bài tập đang hướng
dẫn sử dụng.
2.2.4. Sao chép dữ liệu lên máy học sinh.
Kiểm soát các tập tin trên máy học sinh giáo viên có thể sử dụng tính năng File
Transfer để theo dõi và tác động tới từng tập tin, thư mục mà máy học sinh có. Tính
năng giúp giáo viên có thể thực hiện các thao tác như sao chép, di chuyển, xóa
hoặc thay đổi nội dung các tập tin trong máy học sinh một cách thuận tiện.
2.2.5. Giao bài tập và thu bài của học sinh.
Giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh và sau đó thu bài về để chấm
điểm. Tính năng này giúp giáo viên tiến hành kiểm tra học sinh dễ dàng và hiệu
quả bằng cách xem bài làm của học sinh, đồng thời có thể tiến hành kiểm tra bằng
câu hỏi vấn đáp, câu trắc nghiệm hoặc thực hành.
2.2.6. Khóa máy con khi cần thiết.
Giáo viên có thể nhanh chóng vô hiệu hóa mọi kết nối chỉ trong tích tắc máy tính
của học sinh, khi học sinh làm việc riêng trong giờ thực hành tính năng này giúp ổn
định lớp có thể khóa một số hoặc tất cả các máy.
2.2.7. Kiểm tra trắc nghiệm, thu bài và chấm điểm của học sinh.

Không chỉ giúp giáo viên tạo đề trắc nghiệm mà phần mềm còn cho phép tổ chức
kiểm tra trắc nghiệm và tự động chấm bài ngay khi học sinh làm xong bài kiểm tra.
Với phần mềm này giáo viên không còn cảm thấy khó khăn khi muốn kiểm
tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh, cả trong kiểm tra bài cũ hay trong tiết ôn tập.
Phạm vi ứng dụng của giải pháp này không chỉ dành riêng cho môn Tin học mà
cho các môn học khác, đặc biệt là môn Ngoại ngữ - là môn học mà khi kiểm tra rất
hay dùng hình thức trắc nghiệm khách quan như trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, trắc
nghiệm "đúng- sai, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi bằng hình vẽ
(kênh hình), … tất cả những kiểu câu này đều có trong NetSupport. School.
2.2.8. Khóa mạng Internet của máy con khi cần thiết.
Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access, để tránh việc
truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể khóa toàn bộ địa chỉ
website chỉ định bằng cách nhấn vào nút lệnh Web Access trên thanh công cụ.

Khi cần thông tin được truy cập từ internet hoặc các thông tin liên quan đến
giảng dạy và học tập, giáo viên có thể mở mạng internet để tiện cho quá trình
giảng dạy. Bằng cách nháy nút lệnh Co- Browse trên thanh công cụ.
2.2.9.Tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống.

4


Việc quản lí theo dõi hoạt động các máy tính cũng được chương trình hỗ trợ tính
năng thông qua các công cụ như Power On, Power Off, Reboot, Logout, Login
cho toàn bộ máy . Nó cho phép giáo viên có thể quản lí các máy tính tại vị trí điều
khiển của giáo viên mà không cần kiểm tra trực tiếp từng máy sau mỗi buổi học. Sử
dụng phần mềm này từ máy giáo viên có thể tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống
máy học sinh một cách dễ dàng.
2.2.10. Trò chuyện với máy con thông qua tin nhắn.
Việc trao đổi giữa học sinh và giáo viên cũng rất thuận tiện. Giáo viên có thể sử

dụng tính năng Message để truyền thông tin xuống máy học sinh, hoặc giáo viên và
học sinh có thể dùng tính năng Chat hoặc Audio để đàm thoại trực tiếp với nhau.
2.2.11. Một số tính năng khác.
• Thời gian tổ chức lớp học: Chức năng này thông báo cho giáo viên biết thời
gian tổ chức lớp học, vì vậy sẽ giúp ích cho việc quản lí thời gian giảng dạy của giáo
viên.
• Quản lý việc in ấn - Student Print Management.
Ngoài việc quản lý các tài nguyên về thiết bị, chương trình còn có chức năng
quản lý riêng việc sử dụng máy in cho nhóm người dùng .Giáo viên có thể khóa tùy
chọn sử dụng máy in, hủy tài liệu in ấn hay cho phép thực hiện việc in tại một số máy
nhất định.

• Quản lý các trang web- Internet.
Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access.

Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể
khóa toàn bộ địa chỉ website chỉ định bằng cách nhấn vào nút lệnh Block All trên thanh
công cụ.
Để khóa hay cho phép truy cập vào các trang web chỉ định, giáo viên bấm
chọn chức năng Manage Student Internet Access.
3. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy môn Tin học bằng phần mềm này tôi nhận thấy rằng:

5


1. Học sinh hứng thú và mê thích học Tin học hơn.
2. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhiều hơn nhưng mất ít thời gian.
3. Phòng máy ít hư hỏng hơn nhờ giáo viên có thể kiểm soát được các hoạt
động của máy tính, kể cả phần cứng máy tính.

4. Giáo viên có thể kiểm tra tình hình học sinh thực hành đúng quy định.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1.
3. Nguyễn Xuân Huy (2013), Tin học quyển 1, Tin học quyển 2, Tin học quyển 3,
Tin học quyển 4, Nxb Giáo dục.
4. O. Bimber, A. Emmerling, and T. Klemmer (2005), Embedded entertainment
with smart projectors, IEEE Computer, 38 (1):48–55.
5. M.D. Grossberg, H. Peri, S.K. Nayar, and P.N. Belhumeur (2004), Making one
object look like another: Controlling appearance using a projector-camera system.
InProc. of IEEE Conference on Computer Vision and Pattern Recognition, pages 452–
459.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
1. Họ và tên: Trần Tuấn Anh
Chức danh: Thạc sĩ
Nơi đang công tác: Trường Đại học Đồng Tháp
Địa chỉ liên lạc: Số 65, Ấp Tịnh Mỹ, Xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp
Số điện thoại: 01685.833.886
Email:
2. Họ và tên: Hoàng Thị Quế
Chức danh: Thạc sĩ
Nơi đang công tác: Trường Đại học Đồng Tháp
Địa chỉ lien lạc: Số 65, Ấp Tịnh Mỹ, Xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp
Số điện thoại: 0912867468
Email:

6




×