Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ DLST khu du lịch flamingo đại lải resort

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 123 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng trong bất kỳ luận văn, luận án
nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2016
Bùi Văn Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của
thầy cô giáo, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phƣơng và các cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng đã
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt Luận Văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong và ngoài trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp đã giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức cần thiết
về chuyên ngành kinh tế Nông Nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám Đốc và các cán
bộ nhân viên Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đã cung cấp thông tin, tài
liệu và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng do hạn chế về thời gian cũng nhƣ kinh
nghiệm bản thân nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2016


Bùi Văn Tùng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT
LƢỢNG DỊCH VỤ DLST ................................................................................ 5
1.1. Những lý luận cơ bản về DLST và dịch vụ DLST .................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch sinh thái ............................................... 8
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển dịch vụ DLST. .................................................. 10
1.1.4. Chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái ..................................................... 17
1.1.5 Mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lƣợng dịch vụ ............................. 20
1.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ DLST......................... 22
1.2. Kinh nghiệm quản lý chất lƣợng dịch vụ DLST trong nƣớc và trên thế
giới................................................................................................................... 30
1.2.1. Kinh nghiệm thế giới............................................................................. 30
1.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc ....................................................................... 35
1.3. Các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Flamingo Đại Lải Resort .... 40
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 41
2.1. Đặc điểm cơ bản của khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort .................... 41


iv

2.1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort ................... 41
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên khu du lịch .............................................................. 41
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................. 42
2.2. Khái quát về công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải ................................... 44
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 44
2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty .............................................................. 45
2.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ..................................................................... 47
2.2.4. Đặc điểm tài nguyên du lịch khu du Flamingo Đại Lải Resort ........... 49
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 51
2.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra ............................................................ 51
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 51
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 53
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 55
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 56
3.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ DLST khu du lịch Flamingo Đại Lải ........ 56
3.1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort ................... 56
3.1.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ DLST tại khu du lịch Flamingo Đại Lải
Resort .............................................................................................................. 57
3.2. Kết quả kinh doanh du lịch của Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải ..... 65
3.2.1. Kết quả thu hút khách du lịch ............................................................... 65
3.2.2. Kết quả doanh thu dịch vụ du lịch ........................................................ 68
3.3. Thực trạng chất lƣợng dịch vụ du lịch khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort .... 71
3.3.1. Kết quả đánh giá chất lƣợng dịch vụ DLDT của Khu du lịch .............. 71
3.4 Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ DLST của khu du

lịch Flamingo Đại Lải Resort .......................................................................... 76
3.4.1. Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo ................................................ 77
3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ..................................................... 77


v

3.5. Đánh giá chung về chất lƣợng dịch vụ DLST tại Khu du lịch Flamingo
Đại Lải Resort ................................................................................................. 84
3.5.1. Thành công ............................................................................................ 84
3.5.2. Hạn chế .................................................................................................. 85
3.6. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ DLST tại khu
du lịch Flamingo Đại Lải Resort ..................................................................... 86
3.6.1. Tăng cƣờng phát triển sản phẩm DLST ................................................ 87
3.6.2. Nâng cao hiệu quả công tác truyền tin, tuyên truyền ............................ 87
3.6.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ tổ chức thăm quan và lƣu trú. ................ 89
3.6.4. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch ................... 90
3.6.5. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu du lịch ....................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


DLST

Du lịch sinh thái

CP

Cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng
Lao động của công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải năm 2015

Trang
48

Bảng hỏi ý kiến du khách về chất lƣợng dịch vụ khu DL
2.2

Flamingo Đại Lải- Resort


52

3.1

Tình hình cung cấp cơ sở lƣu trú- Khu du lịch Flamingo Đại Lải
Resort

60

3.2

Qui mô và cơ cấu khách du lịch của khu du lịch Flamingo Đại
Lải Resort

66

3.3

Cơ cấu doanh thu tại Flamingo Đại Lải Resort (2012-2015)

68

3.4

Kết quả thống kê mô tả của nhóm biến dịch vụ tƣ vấn (DVTV)

71

3.5


Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng dịch
vụ “tổ chức tham quan” của Khu du lịch Flamingo Đại Lải
Resort

72

3.6

Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng “dịch
vụ lƣu trú ” của Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort

73

3.7

Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng “Cơ sở
vật chất” của Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort

74

3.8

Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng “dịch
vụ giải trí” của Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort

75

3.9


Kết quả thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng
dịch vụ của Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort

76

3.10 Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo

77

3.11 Kết quả KMO and kiểm định Bartlett

78

3.12 Tổng phƣơng sai trích giải thích

78

3.13 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa)

79

3.14 Tổng kết mô hình (Model Summaryb

80

3.15 Kết quả phân tích ANOVAa

80

3.16 Hệ số hồi quy (Coefficientsa)


81

3.17 Hệ số hồi quy chuẩn hoá

83


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Biến động lƣợng khách đến khu du lịch Flamingo Đại Lải
(2012-2015)

66

3.2

Cơ cấu nguồn thu dịch vụ du lịch Flamingo Đại Lải Resort
(2012-2015)


70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch nói chung và Du lich sinh thái nói riêng đang ngày càng đƣợc
khách du lịch ƣu tiên lựa chọn. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, tốc độ
công nghiệp hoá mạnh mẽ đã biến nhiều diện tích đất nông nghiệp thành các
khu công nghiệp tập trung, tình trạng đô thị hoá các vùng nông thôn diễn ra
ngày càng nhanh chóng một mặt tạo điều kiện thuận lợi để tăng thu nhập cho
ngƣời dân, xong đồng thời cũng làm gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng,
tìm về với tự nhiên. Do vậy mà hoạt động DLST đang ngày càng phát triển.
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã
hội. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều
nƣớc công nghiệp phát triển. Với một số quốc gia, du lịch đƣợc coi là một cứu
cánh để vực dậy nền kinh tế.
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lý và thiếu khoa học
để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trƣờng và tài nguyên du lịch ở
nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động
tiêu cực, nó đã và đang trong quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác động tiêu
cực của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều nơi. Du lịch là một ngành có
mối liên hệ chặt chẽ với môi trƣờng. Trong phát triển du lịch môi trƣờng là yếu
tố quan trọng bậc nhất ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển và hoạt động, là nguồn
động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã
hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng
của con ngƣời. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm đƣợc sự
quan tâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú
trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phƣơng, chú trọng đến hoạt động bảo tồn

và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cƣ địa phƣơng điều này làm cho du lịch
sinh thái trở nên hấp dẫn với các nƣớc đang phát triển. Du lịch sinh thái đƣợc
xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch Việt


2

Nam. Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch
sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát. Trƣớc đây và thậm chí ngay cả thời điểm
hiện tại, thuật ngữ du lịch sinh thái vẫn đang đƣợc hiểu một cách “lờ mờ”, không
rõ ràng. Ngƣời ta lạm dụng những từ mang ý nghĩa vì môi trƣờng nhƣ: “xanh green”; tiền tố “sinh thái - eco” để ghép với một danh từ khác nhƣ: Chƣơng trình
du lịch sinh thái - eco tour, lữ hành sinh thái - eco travel, nghỉ hè sinh thái ecovation và du lịch sinh thái - eco - tuorism... mà không hiểu (hoặc cố tình
không hiểu) ý nghĩa đích thực của nó. Ý tƣởng của các nhà đầu tƣ, chủ kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch này là tích cực. Nhƣng kiến thức về môi trƣờng
sinh thái và cách thể hiện sự phục vụ của họ đôi khi lại trái ngƣợc với các
nguyên tắc, đặc điểm trong phát triển du lịch sinh thái.
Hồ Đại Lải là một địa danh đƣợc nhiều ngƣời biết đến với những đặc điểm
riêng có về địa hình đồi núi kết hợp với hồ rộng, không khí mát mẻ, trong lành.
Hồ Đại Lải là một hồ nƣớc nhân tạo hoàn thành vào năm 1963 với mục
đích ban đầu là chứa nƣớc phục vụ nông nghiệp cho huyện Bình Xuyên, thị
xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội, đến năm
1987 Hồ Đại Lải đƣợc đƣa vào khai thác du lịch. Hồ rộng 5,25km2, với các
vùng phụ cận đồi núi, rừng cây và đảo Chim rộng 3ha giữa hồ đã tạo ra một
không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm đến thích hợp cho du khách yêu
thích du lịch sinh thái.
Hiện nay, hồ Đại Lải có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia
kinh doanh du lịch sinh thái nhƣ Flamingo Đại Lải Resort, Sân golf ngôi sao
Đại Lải, Khu nghỉ dƣỡng cách mạng lão thành, Nhà sáng tác văn học,… Tuy
nhiên nổi trội hơn cả là Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải với khu nghỉ
dƣỡng Flamingo Đại Lải Resort rộng gần 200ha, với bãi tắm dài 3km dọc

theo ven hồ Đại Lải là địa điểm du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng lý tƣởng cho
các du khách. Đặc biệt, năm 2014 Flamingo Đại Lải Resort đƣợc Designboom
tạp chí điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất trên thế giới về kiến trúc và thiết kế
trao tặng top 10 các công trình khách sạn và nghỉ dƣỡng ấn tƣợng.


3

Flamingo Đại Lải Resort không chỉ đƣợc biết đến với không khí trong
lành, các khu vui chơi thú vị, đặc sắc mà còn mang lại cho du khách những
cảm giác êm đềm rất tự nhiên. Những năm qua, khu du lịch Flamingo Đại Lải
không ngừng đƣợc nâng cấp, đổi mới, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình
hoạt động du lịch. Hiện Khu du lịch đang dự định xây dựng một số dự án nhà
nghỉ, công viên thực vật, khu du lịch văn hóa dân tộc Sán Dìu…... Tuy nhiên,
do nhiều hạn chế về quy hoạch, định hƣớng và đầu tƣ phát triển mà các hoạt
động DLST ở khu vực còn mang nặng tính nhỏ lẻ, đơn điệu, chất lƣợng dịch vụ
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng... làm hạn chế khả năng khai thác
triệt để những lợi thế của khu vực.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ DLST Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort” nhằm tìm kiếm
giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ DLST, góp phần thúc đẩy du lịch phát
triển theo hƣớng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại khu
du lịch Flamingo Đại Lải Resort - Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hoá các vấn đề về phát triển du lịch sinh thái.
+ Đánh giá thực trạng dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái tại

khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort, Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái
tại khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort, Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh
thái tại khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort, Phúc Yên – Vĩnh Phúc.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các dịch vụ DLST của Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải tại khu du lịch
Flamingo Đại Lải Resort .
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung:
Dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ DLST tại khu du lịch Flamingo Đại Lải
Resort của công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải.
- Phạm vi về không gian:
Các hoạt động dịch vụ DLST trong khu DLST Flamingo Đại Lải
Resort.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập và đánh giá từ năm 20102015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về DLST, dịch vụ DLST và chất lƣợng dịch vụ DLST.
- Thực trạng chất lƣợng dịch vụ DLST tại khu du lịch Flamingo Đại
Lải Resort của công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ DLST tại
khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ DLST tại khu du lịch
Flamingo Đại Lải Resort.
5. Kết cấu luận văn

Phần mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ DLST
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ
VÀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ DLST
1.1. Những lý luận cơ bản về DLST và dịch vụ DLST
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Cho đến nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi
của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan
du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang
mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, nhất là
đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn.
Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng
đồng thông qua giáo dục môi trƣờng, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Là
loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới, ngày
càng chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời, nhiều quốc gia bởi đây là loại
hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hƣởng lớn đến việc “xanh hoá” ngành du
lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, phát
triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Do tạo đƣợc sự quan tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham

gia nghiên cứu về loại hình du lịch này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu
đều đƣa ra những định nghĩa của riêng mình:
- Một trong những định nghĩa đƣợc coi là sớm về du lịch sinh thái mà
đến nay vẫn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh
thái Quốc tế đƣa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách
nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng và duy trì cuộc sống yên
bình của ngƣời dân địa phƣơng” [8].


6

Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ
đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hƣởng tiêu cực đến
môi trƣờng tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng.
- Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du
lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên
hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trƣờng tự nhiên và cuộc sống của các
loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng
đồng địa phƣơng và những ngƣời bản địa phục vụ tại đó" [8].
Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du
lịch sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm
thiểu những tác động tiêu cực tới môi trƣờng tự nhiên và đặc biệt là mang lại
những lợi ích kinh tế cho cộng cƣ dân địa phƣơng và những ngƣời bản địa
làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
- Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đƣợc thực hiện tại những khu vực
tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con ngƣời, với mục đích để chiêm ngƣỡng,
học hỏi về các loài động thực vật cƣ ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và
tránh đƣợc các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra,
DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát

triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải
nâng cao đƣợc khả năng nhận thức về môi trƣờng và công tác bảo tồn đối với
ngƣời dân bản địa và du khách đến thăm [8].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng nhƣ những
đặc điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức đƣợc một tuor du lịch, mục
đích chuyến đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức
cho du khách cùng với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng nhƣ du khách
trong việc bảo tồn giữ gìn môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng văn hoá để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan.


7

Tại hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999
tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng" [30].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh
thái, nó mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó
đƣợc coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhƣng trong các
định nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm:
Thứ nhất, phải đƣợc thực hiện trong môi trƣờng tự nhiên còn hoang sơ
hoặc tƣơng đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính
tự nhiên, văn hoá và xã hội.
Thứ ba, có tính giáo dục môi trƣờng cao và có trách nhiệm với môi trƣờng.
Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cƣ dân địa phƣơng và có sự tham gia
của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.

Ngày nay, ngƣời ra rất hay xử dụng thuật ngữ du lịch sinh thái để giới
thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch, tuor du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh
giá chúng ta cần phải dựa vào các đặc trƣng của mỗi loại hình du lịch để có
thể phân biệt đúng về hoạt động du lịch đó là Du lịch sinh thái hay là du lịch
dựa vào thiên nhiên vì các loại hình này có hình thức tƣơng đối giống nhau
nếu không hiểu rõ bản chất ngƣời ta sẽ dễ bị nhầm lẫn.
DLST có thể đƣợc biết dƣới nhiều tên gọi khác nhau:
- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural – bassed tourism)
- Du lịch môi trƣờng (Environimental tourism)


8

- Du lịch thám hiểm (Adventur tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainble tourism) …
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch sinh thái
Mặc dù chƣa có một khái niệm thống nhất về DLST. Nhƣng trong nội
hàm của các khái niệm đều hàm chứa bốn đặc điểm cơ bản và sự khác biệt
của DLST với các loại hình du lịch khác. DLST không đơn giản chỉ là đƣa ra
một loại sản phẩm mới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là động lực của
sự phát triển, là một nhân tố để phát triển bền vững. DLST có những đặc điểm
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) thiên nhiên và
văn hoá bản địa
Khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở
về với những nơi có môi trƣờng trong lành và chƣa bị tác động nhiều bởi con

ngƣời, ở đó họ đƣợc hoà mình với thiên nhiên để đƣợc khám phá, đƣợc nghiên
cứu tự nhiên và văn hoá bản địa và đƣợc thƣởng thức bầu không khí trong lành,
thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực của công việc và ô nhiễm môi trƣờng.
DLST thƣờng đƣợc thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vƣờn
quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong
phú, ở những khu vực có giá trị cao về môi trƣờng tự nhiên nhƣ: hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã
phong phú.
Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc
tính tự nhiên, văn hoá và xã hội.
Các hoạt động DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dƣỡng, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng


9

góp tài chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ
những khoản lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình.
Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ
chức hoạt động DLST để bù đắp cho các khoản chi phí nhƣ: quản lý, trồng
thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu… Ngoài ra, thông qua du lịch sinh thái giúp
con ngƣời hiểu hơn các giá trị thiên nhiên, giá trị môi trƣờng. Từ đó mà nâng
cao đƣợc ý thức và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng.
Với ngƣời dân địa phƣơng nhờ có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt
động du lịch sinh thái từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính
tiêu cực nhƣ phá hoại cảnh quan, chặt cây, phá rừng....gây ảnh hƣởng xấu tới
thẩm mỹ và môi trƣờng du lịch.
Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực
cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm thăm quan.
Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức

về hệ sinh thái và môi trường
DLST là một phƣơng tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng
đƣa con ngƣời tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời
sống con ngƣời.
Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch
khác là DLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái
và môi trƣờng sống. Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về
lịch sử, nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tƣơng tác qua
lại giữa con ngƣời với thiên nhiên. DLST hƣớng dẫn cách thức để những ngƣời
làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ
trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng sống.
Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch
sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa.
Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phƣơng đã thoát khỏi cảnh
đói nghèo, ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ


10

tầng nhƣ: Điện thắp sáng, đƣờng giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc và
thông tin liên lạc...
Ngày nay, khi hoạt động du lịch trải nghiệm cộng đồng đang ngày càng
đƣợc ƣu tiên lựa chọn thì vai trò và sự có mặt của ngƣời dân bản địa trong các
hoạt động du lịch càng trở nên quan trọng. Các làng bản, ngƣời dân thông qua
việc hƣớng dẫn du lịch, làm du lịch mà giúp họ hiểu hơn về giá trị của môi
trƣờng, của văn hoá, từ đó mà động viên, khuyến khích mọi ngƣời trong cộng
đồng cùng chung tay gìn giữ những giá trị chung đó.
Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát
huy các giá trị văn hóa và xã hội của những ngƣời dân bản địa là: sử dụng
những ngƣời dân bản địa làm các hƣớng dẫn viên du lịch tại những khu

DLST. Khuyến khích ngƣời dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền
thống của mình nhƣ dệt thổ cẩm, thêu ren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng
các loại cây đặc sản của địa phƣơng… để khách du lịch đƣợc chiêm ngƣỡng,
học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến thăm quan. Các lễ hội, phong
tục tập quán cần đƣợc gìn giữ và phát huy vì đó là những nét đặc trƣng riêng
của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút khách tham quan.
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển dịch vụ DLST.
1.1.3.1. Dịch vụ du lịch sinh thái
- Khái niệm
Du lịch sinh thái là một loại hình hoạt động du lịch dựa chủ yếu vào tài
nguyên thiên nhiên. Do vậy các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái cũng là các
dịch vụ du lịch nói chung.
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005, các dịch vụ du lịch đƣợc định nghĩa:
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [17]


11

- Dịch vụ lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần
hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch. Các dịch vụ lữ hành có
thể đƣợc cung cấp bởi điểm du lịch, có thể đƣợc cung cấp bởi các công ty
kinh doanh du lịch (công ty lữ hành). Tuy nhiên, cần phải rõ một điều rằng,
các chƣơng trình, tour du lịch chỉ là các hoạt động tổ chức việc tham quan.
Vấn đề cốt lõi ảnh hƣởng đến sức hút của du lịch vẫn là điểm hấp dẫn của tài
nguyên du lịch. Ngƣời làm du lịch phải xây dựng các chƣơng trình phù hợp,
tận dụng đƣợc tối đa các tài nguyên cho mục đích du lịch. Thông qua việc tổ
chức đó mà nâng cao đƣợc mức hài lòng của du khách.
- Dịch vụ lưu trú: Là việc cung cấp nơi ở và các dịch vụ khác phục vụ

khách lƣu trú. Dịch vụ lƣu trú là một phần rất quan trọng trong các hoạt động
du lịch. Dịch vụ lƣu trú giúp khách du lịch lấy lại đƣợc sức khoẻ sau một
ngày tham quan mệt mỏi, qua đó mà kéo dài đƣợc tour du lịch. Với các hoạt
động du lịch sinh thái, dịch vụ lƣu trú có vai trò đặc biệt quan trọng vì đó là
một phần rất quan trọng trong chuyến đi của khách, thậm chí có những điểm
du lịch chỉ thu hút khách bởi mục tiêu nghỉ ngơi, hƣởng thụ không khí trong
lành và sự thanh bình của không gian.
- Dịch vụ hướng dẫn du lịch: Là các hoạt động cung cấp thông tin, hƣớng
dẫn cho khách trong quá trình tham quan. Các thông tin du lịch là cần thiết để
giúp du khách lựa chọn các chƣơng trình du lịch, điểm du lịch, đồng thời giúp du
khách có thêm nhiều hiểu biết về điểm du lịch. Sự nhiệt tình, chu đáo của hƣớng
dẫn viên, sự hiểu biết của hƣớng dẫn viên có vai trò quan trọng kích thích sự
hứng thú của khách, nâng cao nhận thức của họ về giá trị của tài nguyên thiên
nhiên, qua đó giúp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng.
- Dịch vụ khác bao gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, lưu niệm...:
là các dịch vụ đi kèm rất quan trọng trong các chuyến du lịch. Sự đi lại thuận
tiện là điều kiện đầu tiên trong sự lựa chọn du lịch của du khách. Kinh nghiệm


12

phát triển du lịch cho thấy, nhiều điểm du lịch có tài nguyên phong phú, song
không thuận tiện trong giao thông, đi lại sẽ ít có sức hấp dẫn với khách hơn.
Do vậy, để phát triển du lịch, cần có sự phối hợp tốt trong xây dựng hạ tầng,
trong cung cấp phƣơng tiện di chuyển hợp lý.
Các dịch vụ ăn uống, dịch vụ lƣu niệm là một phần quan trọng của chuyến
đi. Ăn uống khi đi du lịch một mặt là nhu cầu sinh lý của con ngƣời, mặt khác
việc thƣởng thức các món ăn đặc sản địa phƣơng, các món ăn đặc trƣng vùng
miền cũng đƣợc xem là một hoạt động du lịch. Sự hấp dẫn của các đặc sản địa
phƣơng tạo ra điểm nhấn trong du lịch. Trong tổ chức kinh doanh du lịch, nếu

biết phát huy những lợi thế này sẽ góp phần nâng cao giá trị điểm du lịch,
giúp tăng cƣờng thu hút khách.
1.1.3.2. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
* Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững:
Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui
chơi giải trí, phục hồi sức khoẻ cho con ngƣời. Với DLST còn là giáo dục du
khách ý thức bảo vệ môi trƣờng và thấy rõ môi trƣờng sinh thái là yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tƣơng lai. Thế hệ tƣơng lai có quyền đƣợc
hƣởng một cuộc sống trong môi trƣờng trong lành. Sự gắn bó hữu cơ giữa môi
trƣờng tự nhiên với con ngƣời là sự gắn bó mật thiết không thể tách rời.
Tiêu chí cũng nhƣ nội dung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinh
học, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo
dục và học hỏi… bởi vậy ngoài việc các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở các khu bảo
tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, các khu vực DLST phát triển phải thƣờng
xuyên đƣợc giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, về đa dạng sinh
học thì du khách sau khi thực hiện chuyến đi họ đƣợc hƣớng dẫn giảng giải,
giáo dục kiến thức về môi trƣờng, ý thức của họ về việc bảo vệ tài nguyên, đa
dạng sinh học đƣợc nâng lên họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không


13

phá hoại tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho
khu vực thăm quan thông qua sức lực và các biện pháp tài chính với mục đích
làm sao để có lợi trực tiếp đến việc bảo tồn nói chung và đối với những nhu
cầu cụ thể của từng địa phƣơng nói riêng.
Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thƣờng bị coi là một trở ngại cho
phát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế đến mức thấp
nhất sự can thiệp tiêu cực của con ngƣời vào tự nhiên. Việc phát triển hệ thống
giao thông, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống vật chất cho con ngƣời nhƣng đó lại là nơi sản sinh nhiều nhất
chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trƣờng nó ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng,
tới việc bảo tồn và đa dạng sinh học. Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo
vệ nguồn tài nguyên, đảm bảo cho môi trƣờng trong lành thì hƣớng đi hiệu quả là
phát triển loại hình DLST.
Một vấn đề nữa là những ngƣời dân địa phƣơng ở gần các khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú cho phát
triển du lịch thƣờng là những ngƣời nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều
vào việc săn bắn hái lƣợm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy... Để hạn chế việc
này cần phải cho họ cơ hội việc làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra
từ những nguồn tài nguyên mà họ từng gắn bó bao đời nay. Công việc mà họ
có thể làm đó là tham gia vào các hoạt động hƣớng dẫn khách du lịch, sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có của địa phƣơng, làm các
món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lƣu trú tại gia đình họ….
Rõ ràng, DLST là một trong những phƣơng tiện để bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi phát
triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương và
bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường. Vừa đáp ứng đƣợc
nhu cầu của thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập vừa không cản trở đến


14

việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai là đảm bảo an toàn cho môi trƣờng, hệ
sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
* Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương:
Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, ngƣời ta có thể phải thu hồi
đất đai, đồng cỏ, nguồn nƣớc của cƣ dân quanh khu vực bảo tồn. Điều này
ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cƣ dân địa

phƣơng, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cƣ dân địa
phƣơng tại những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất.
Những nguồn tài nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí
trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra
cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Khi DLST phát triển ngƣời dân
đƣợc nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch trở thành hƣớng dẫn viên
hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phƣơng. Điều này làm giảm sức ép đối
với các khu bảo tồn hơn so với khi trƣớc ngƣời dân không còn sự lựa chọn
nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống.
Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phƣơng đƣợc nâng lên từ
đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tƣ phát
triển y tế, giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng.
DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống
văn hoá ngƣời dân, trình độ dân trí đƣợc nâng lên, ngƣời dân đƣợc giao tiếp với
du khách, giao lƣu, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức
đƣợc mở mang từ các hoạt động nhƣ phim ảnh, ca hát, thể thao…
Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội
nó có thể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa
phƣơng và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cƣ dân bản địa.


15

* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng tiến bộ:
Phát triển DLST còn đƣợc coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế
nông nghiệp đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề
đa dạng, đƣa tỷ trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền

với kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST
đƣợc chuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong
đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch nhƣ: lƣu trú, ăn uống,
hƣớng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa
phƣơng… chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống của cƣ dân địa
phƣơng ngày càng đƣợc cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.
Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có
những nhu cầu thƣởng thức những món ăn đặc sản địa phƣơng, mua sắm quà
lƣu niệm... điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và
thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ sản xuất đồ
lƣu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm...
Văn hóa địa phƣơng luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn đƣợc xem
đƣợc tìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó nhƣ là một hình thức
để giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phƣơng
thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống. Ở nhiều địa
phƣơng từ khi phát triển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ
ràng, chẳng hạn nhƣ ở SaPa nhờ có du lịch sinh thái phát triển bên cạnh việc
tăng cƣờng các điều kiện về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn…
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì chính DL cũng tạo thêm
nhiều việc làm mới cho ngƣời dân địa phƣơng ví nhƣ nghề hƣớng dẫn viên du


16

lịch. Ngoài hƣớng dẫn viên của các công ty du lịch từ Hà Nội và một số ngƣời
Kinh ở địa phƣơng, còn có một bộ phận các hƣớng dẫn viên là ngƣời dân tộc
thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lao Cai, hơn nữa khi khách đến thăm quan
khu vực này thì một số nghề truyền thống đã phát triển trở lại, nếu trƣớc đây

ngƣời ta chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu của gia đình họ thì nay việc này
đã phát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ du khách đó
cũng là những lợi thế để thu hút du khách đến SaPa. Ở các điểm DLST khác
nhiều ngành nghề truyền thống đƣợc khôi phục, các sản phẩm thủ công của
ngƣời dân tộc nhƣ túi, mũ, đai lƣng, áo, khèn, vòng tay, vòng cổ hoặc các sản
phẩm rừng nhƣ: cây thuốc chữa bệnh, phong lan… Ở SaPa ngƣời H’mông
đen tự trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm và may vá cho mình, còn ngƣời Dao
mua lại vải để thêu thùa. Những hoa văn đầy màu sắc trên các sản phẩm của
họ làm hấp dẫn du khách nhất là du khách nƣớc ngoài. Điều này giúp gìn giữ
nghề truyền thống cũng đồng thời giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho cả
ngƣời H’mông đen và ngƣời Dao.
Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay
đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cƣ dân địa
phƣơng nó làm cho ngƣời dân địa phƣơng chuyển dần từ nền kinh tế tự cung
tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hoá với tỷ trọng GDP của các ngành
nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao.
* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST
phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời với các giá trị môi trƣờng tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ
thể. Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu
khách quan. Tính tất yếu khách quan đó trƣớc hết bắt nguồn từ mối quan hệ
nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá. Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng
của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá vốn ẩn chứa
trong các hiện tƣợng của cuộc sống. Việc thực hiện chuyến du lịch con ngƣời


17

dƣờng nhƣ đƣợc tiếp thêm sức mạnh để sống hài hoà hơn với thế giới và làm

việc có hiệu quả hơn. Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn
thƣởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã
họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hoá
càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Các điệu múa xoè
của các cô gái Thái vùng Tây Bắc, các điệu hát then, hát đối, các lễ hội cổ
truyền của các dân tộc, các địa phƣơng luôn đƣợc du khách quan tâm vì thế
các đơn vị làm du lịch sẽ phải hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và quản lý
văn hoá tìm cách khôi phục và phát triển nó để phục vụ du khách coi đó là
một lợi thế của một điểm DLST để thu hút du khách.
Trong chiến lƣợc phát triển DLST ngƣời ta luôn đặt vấn để bảo tồn và
phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là vì:
- Văn hóa địa phƣơng mang màu sắc riêng và tồn tại cùng với các hệ
sinh thái của môi trƣờng thiên nhiên xung quanh.
- Chính các giá trị văn hóa địa phƣơng là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của
khách du lịch sinh thái đối với môi trƣờng thiên nhiên.
- DLST chỉ ra cách làm kinh doanh du lịch mà không xâm hại tới văn
hóa địa phương.
1.1.4. Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái
1.1.4.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lƣợng là một khái niệm trừu tƣợng và đƣợc hiểu theo nhiều cách
khác nhau. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc sản sinh trong quá trình sử dụng và do
vậy không dễ dàng gì đo lƣờng đƣợc.
Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS
9000:2000, đã đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng nhƣ sau: “Chất lƣợng là khả
năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan" [9]


×