Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

nghiên cứđịnh kiến giới trong chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 17 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay với xã hội ngày càng tiên tiến và phát triển đưa đất nước đi lên hội
nhập với thế giới , nhiều phông tục cổ hủ , lạc hậu như ngày xưa dần dần được xóa
bỏ ., mọi công dần đều bình đẳng và phát triển như nhau, vì thế luật bình đẳng giới
ra đời nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực đời sốn ,
chính trị , văn hóa xã hội, lao động … Bình đẳng giới là vấn đề rất quan trọng được
xã hội rất quan tâm . Nhưng bất bình đẳng giới và định kiến giới vẫn tồn tại và ăn
sâu vào tâm trí , suy nghĩ mõi người từ xưa cho đến nay . Trong đó định kiến giới
trong chon nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay vẫn còn phổ biến và được coi la vấn
đề quan trọng nhất, cốt lỗi nhất của xã hội .
Từ xưa cho đến nay, xã hội đã mặc định công việc nặng nhọc dẻo dai cần đến
sức mạnh thì dành chon am giới, còn những công việc mềm dẻo, dịu dàng, khéo léo
thì dành cho nữ giới . Tuy nhiên đây chỉ là đinhỵ kiến giới trong xã hội . Thực chất
nữ cũng làm được những công viện đòi hỏi khéo léo như phi công , công an và nam
giới cũng có thể làm những công việc mình thích như làm giáo viên mầm non , nhà
thiết kế thời trang, nhưng do xã hội đã dịnh nam giới phải làm công việc này, nữ
giới không làm công việc kia, những điều đó cản trở các bạn trẻ chọn cho mình một
ngành nghề yêu thích , cản trở việc theo đuổi ước mơ của mình . Định kiến giới trở
thành khuôn mẫu của xã hội .
Thấy được xu hướng chọn nghề sai lệch không theo sở thích, ước mơ của các
bạn trẻ và những hậu quả do định kiến giới của xã hội ảnh hưởng đến sự tiến bộ và
phát triển đến nền kinh tế xã hội , Vì thế nên em chọn đề tài “Định kiến giới trong
chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay “ làm đề tài nghiên cứu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình trạng định kiến giới trong chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện
nay . Nguyên nhân và những giải pháp hạn chế định kiến giới
1.3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là các bạn trẻ học sinh trung học phổ thông , các bạn sinh viên học
các trường đại học



1


1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể gồm các bạn hoc sinh, sinh viên hiện nay
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. không gian :
Giới trẻ Việt Nam hiện nay
1.4.2. Thời gian :
Ngày 5 tháng 4 đến ngày 10 tháng 4 năm 2015
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu : thu thập thông tin , tài liệu có sẵn , các tài liệu
trên trang web, internet
Phương pháp quan sát : quan sát và tìm hiểu thực tế tại các trường học
1.6. Ý nghĩa bài viết :
Giúpcác bạn trẻ có thể đối diện với bản thân, đưa ra ý kiến cá nhân, đấu tranh
với ước mơ của mình không vì định kiến giới cổ hũ , lạc hậu mà từ bỏ ước mơ chọn
nghề cho tương lai minh , qua bài viết muốn xóa bỏ đi dịnh kiến giới trong xã hội
để tiến tới nam nữ đều bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực
1.7.Bố cục đề tài gồm
A . phần mở đầu
B . Phần nội dung
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP NCUAR GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆNNAY
C . Phần kết luận


2


B . PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1.1.Định kiến giới
1.1.1. Khái niệm định kiến giới
Định kiến giới được hiểu là thái độ có sẵn của xã hội nhìn nhận không đúng về
khả năng, về tính cách mà nam giới hoặc nữ giới nên có, hoặc không nên có, về
loại hình hoạt động nghề nghiệp mà nam hay nữ giới có thể hoặc không có thể .
Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng, thực tế của từng giới mà
thường giới hạn những gì mà xã hội cho phếp hoặc mong đợi các cá nhân thực
hiện.
1.1.2. Đặc điểm của định kiến giới
Thứ nhất, định kiến giới được xây dựng dựa trên một sự khái quát hóa về người
khác và dung nó để đánh giá về nam giới hoặc nữ giới mà không tính đến những
trường hợp cụ thể . Hành vi của con người là vô cùng phức tạp và khác nhau trong
từng trường hợp nên sự khái quát hóa của ta về con người dựa trên cơ sở giới tính
của người đó thường có khả năng làm ta bỏ qua những quan điểm quan trọng . Vì
thế, khi dung định kiến giới để đánh giá về tính cách và khả năng của con người chỉ
dựa trên cơ sở giới tính của họ thì có nhiều khả năng những đánh giá đó là sai lầm
Thứ hai, trong giao tiếp định kiến thường xuyên xuất hiện một cách tự động,
ngẫu nhiên mà nhiều khi ta không kiểm soát được . Ngay cả khi ý thức của chúng
ta cũng có xu hướng biện minh cho định kiến của mình , đặc biệt khi định kiến đó
lại nhằm vào phụ nữ . Định kiến cho phép ta đánh giá nhười khác mà không cần
nhớ chính xác những gì là căn cứ để chúng ta đưa ra những đánh giá đó . Với sự “
trợ giúp “ của định kiến giới, chúng ta có thể đánh giá về một cá nhân dựa vào việc
nhận biết giới tính của họ mà không cần tập trung quan tâm lắm đến người đó . Về

lâu dài chúng ta dễ chấp nhận những quan điểm đó là có cơ sở chắc chắn trên thực
tế vì chúng ta không nhận thức rằng định kiến đã góp phần tạo ra các cơ sở đó .
Thứ ba, chúng ta thường phản ứng với người đối thoại một cách không chú ý
theo cách chúng ta chỉ lọc ra những hành vi khẳng định các định kiến của ta về họ .

3


Thứ tư, vì định kiến giới là một kiểu thái độ nên không phải lúc nào cũng được
phản ánh công khai trong hành động . Trong rất nhiều trường hợp cá nhân mang
định kiến nhận ra rằng mình không thể biểu lộ nos một cách trực tiếp , do có rất
nhiều lý do ngăn cản họ thực hiện điều này một cách rộng rãi . Via dụ như các luật
lệ , áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị trả thù hoặc sợ người khác đánh giá về nhân cách .
Những rào cản này làm cho không ít cá nhan mang định kiến chỉ dám bày tỏ thái độ
của mình mà không thể hiện hành vi định kiến đối với đối tượng họ muốn chống
đối, dù là có ý thức hay vô thức .
1.1.3. Hậu quả của định kiến giới .
Định kiến giới hay bất bình đẳng giới để lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội . Định kiến giới làm cho Hậu quả định kiến giới.
Định kiến giới để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, làm phân biệt đối sử
giữa nam và nữ, làm mất cân bằng giới trong lĩnh vực đời sống .
Định kiến giới làm cho nữ giới mất đi cơ hội học tập, làm việc, và vươn xa hơn
trong xã hội . Chính định kiến, những phong tục cổ hủ làm cho xã hội, đất nước
không thể phát triển . không cân bằng giữa người với người trong xã hội.
Hậu quả của định kiến giới làm cho giới trẻ đánh mất đi ước mơ cần đạt được
trong cuộc sống, định kiến giới khiến cho con người không thể làm những gì mình
mong muốn .
Những công việc như bếp núc, nhà cữa, y tá, giáo viên luôn gắn với nữ giới vì
thế làm cho nữ không bao giờ vươn xa hơn ngoài xã hội, không thể hiện được bản
thân, lúc nào cũng bị gắn với nhà cữa, không thể mở mang kiến thức hiểu biết

được… như thế tạo ra bất bình đẳng giới nam và nữ trong xã hội ngày càng sâu
nặng
Định kiến giới tạo ra rất nhiều hậu quả mà không ai lường trước được, làm cho
xã hội kém phát triển .Vì vậy cần xóa bỏ định kiến giới cũng như bất bình đẳng
giới trong xã hội ngày nay.
1.2.Nghề nghiệp
1.2.1.Khái niệm nghề nghiệp :
Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ dược đào tạo
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội .
4


1.2.2.Chuyên môn :
Là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực, thể chất,
tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần với tư cách là
những phương tiện sinh tồn và phát triển xã hội.
1.2.3.Chọn nghề nghiệp :
Là chọn một ngành, ngheeg mà bản thân, cá nhân yêu thích, ước mơ và muốn học
hỏi để trở thành một người thành đạt trong lĩnh vực nào đó để góp phần phát triển
xã hội .
1.3. Định kiến giới trong chọn nghề nghiệp :
Định kiến giới trong nghề nghiệp vốn luôn quan niệm rằng nam hay nữ giới chỉ
làm những công việc hợp với giới tính của mình . Xã hội định kiến nam giới có khí
chất mạnh bạo, mạnh mẽ nên chọn công việc đòi hỏi có sức dẻo sai , trí oc ( bác
sỹ , phi công , cảnh sát …), nứ giới yếu đuối , yểu điệu nên chọn công việc mềm
dẻo, dịu dàng ( công việc nhà , may vá thêu thùa…) không nên chọn ngược lại
những nghề trái giới tinh, hay những nghề xã hội đã mặc định sẵn .

5



Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
2.1. Định kiến giới trong chương trình giáo dục
Ngay lúc nhỏ, khi học mẫu giáo các em đã được giáo viên hướng dẫn chơi
những gì, chọn những vật dụng nào phug hợp với bạn nam, vật dụng đồ chơi nào
phù hợp với bạn nữ , hay chỉ dãn các em trai lớn lên làm nghề gì chop hug hợp với
khí chất , bạn gái làm nghề gì để thể hiện “công dung ngôn hạnh “chính điều đó vô
tình tạo nên định kiến giới trong suy nghĩ của các em, nên khi chơi đồ hàn, các em
nam chọn vật dụng như súng , banh , vật dụng xây nhà , ô tô còn bạn nữ chọ búp
bê, son nồi … , những thứ đó dần dần sẽ ảnh hưởng đến việc chọn nghề sau này
của các em . Khi các em di hoc pho thong trong sách giáo khoa và cả trong chương
trình giảng dạy cũng thể hiện định kiến giới giữ nam và nữ , điển hình nhất là trong
văn hoc , trong các ca dao tục ngữ
Trong văn học dân gian , dưới các hình thức như ca dao , tục ngữ , truyện ngụ
ngôn, truyện cổ tích,những tình huống những câu hát ví …Đằng sau những giá trị
văn học tốt đẹp này vẫn còn chứa đựng những khuôn mẫu giới và định kiến giới .
Văn học dân gian thường được con người tiếp súc từ rất nhỏ thậm chí từ khi mới
lọt long qua những câu hát, lời hò . Sự tiếp thu định kiến giới trong ca dao, hò vè
của trẻ nhỏ một cách tự động vô tình tạo cho các em nghĩ đó là khuôn mẫu của xã
hội nó đã có sẵn không thể thay đổi được .
Một vài ví dụ thể hiện định kiến giới trong văn học “ Trai thời đọc sách ngâm
thơ, gái thời giữ việc trong nhà” hay “ Phận gái yếu liễu đào tơ, lấy chồng thì
phải…” trong câu hát ru người ta thường ca ngợi và chỉ những công việc phụ nữ
thường làm như chăm sóc chồng con chu toàn, cơm dẻo canh ngọt , may vá thêu
thùa, gắn với công việc nhà cữa, bếp núc… mà hiếm tháy hình ảnh người phụ nữ
làm những công việc thành đạt ngoài xã hội . Cũng như thế, hình mẫu người đàn
ông tìm tháy trong câu hát ru thường là người gánh vác công việc lớn trong gia
đình , làm những công việc lớn lao , khỏe mạnh mà hiếm thấy hình ảnh người

chồng biết chia sẻ với vợ trong công việc nha , bếp núc .
Nhừn hình mẫu giới bắt gặp trong các câu ca dao, câu hát ru đã phản ánh thực tế
định kiến giới trong công việc nam và nư giới rất rõ rang của những thế kỷ trước .

6


Nguyên nhân : Từ những thực trạng trên cho thấy nguyên nhân gây định kiến
giới trong nghề nghiệp và nhiều bạn trẻ hiện nay chọ sai lệch những nghề mình
không thích là do sự tác động của nhà trường, từ ngững giáo viên giảng dạy đến
chương trình trong sách giáo khoa làm cho các bạn có định kiến giới trong suy nghĩ
khi còn nhỏ và kéo dài cho đến lớn .
Cả khi dạy định hướng nghề nghiệp, cách chọn nghề phù hợp thì giáo viên
thường liệt kê một số ngành thích hợp với nam giới và nữ giới . Đa số giáo viên
định hướng cho các bạn nam chọn những công việc như cơ khí, sửa chữa ô tô, công
việc đòi hỏi có sức khỏe , trí óc … Còn nữ nên chọn cho mình công việc nhẹ nhàng
hơn như giáo viên, đòi hỏi khéo léo như thêu thùa . Chinhd những giáo viên hướng
nghiệp cũng có những suy nghĩ định kiến giới trong việc chọn nghề, những điều đó
tác động đến các bạn trẻ có duy nghĩ tiêu cực .
Ngay cả trong sách giáo khoa, trong chương trình giáo dục cũng thể hiện rõ định
kiến giới trong công việc nam và nữ giới là do những lối sống cổ hũ , những khuôn
mẫu giới của xã hội đã đặt ra cần phải tuân thủ theo.
2.2. Định kiến giới thể hiện trong gia đình.
Gia đình là nơi thể hiện định kiến giới rõ rệt ở cha mẹ và người lớn, họ vẫn
quan niệm rằng “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” cha mẹ định hướng con đi theo nghề
nào thì con phải nghe theo không được cãi, bản than không được quyết định .
Những gia đình truyền thống thông thường họ đã định sẵn nghề cho con mình khi
sinh con trai hay con gái,nếu con trai cho làm nghề giống cha hoặc nghề gia truyền
mà gia đình để lại, còn con gái làm công việc nhà cữa, bếp núc cho giỏi là được .
Họ luôn định sẵn và áp đặt con phải làm theo mà không quan tâm đến suy nghĩ của

con mình muốn lamg nghề đó không . Cũng có một số quan điểm “ cha truyền con
nối” cha làm nghề gì nhất định sau này con cái phải nối nghiệp theo . Một quan
điểm khác thể hiện rõ bất bình đẳng giới “ trọng nam khinh nữ” nhiều cha mẹ bắt
con gái bỏ học đi làm kiếm tiền nuôi con trai , hay nói con gái không cần phải học
nhiều , ở nhà làm công việc nội trợ là được, chính những quan điểm lạc hậu đó
đánh mất đi ước mơ , hoài bão làm những công việc mà thích . Ngững dự sắp đặt
đó là những định kiến giới mà người lớn trong gia đình cho rằng đó là qui luật của
xã hội , là sự sắp đặt của xã hội từ trước cgo đến nay không thể làm ngược lại được.

7


Người lớn luôn cho rằng con trai phải mạnh bạo , khỏe khắn, thong minh, có trí
óc cao nên làm những công việc lớn lao, phi thường, còn con gái phải dịu dàng,
nho nhã, khéo léo nên chọn những công việc nội trợ vẫn là tốt nhất
Nguyên nhân : Những quan điểm sai lệch , những sự sắp đặt của cha mẹ đã ảnh
hưởng đến việc chọn nghề không theo ý thích của các bạn mà theo sự sắp đặt của
người lớn . Bên cạnh đó cha mẹ, người lớn đã ảnh hưởng từ những phong tục tập
quán lạc hậu của thời xưa, họ luôn nghĩ rằng những nghề đó là đúng với giới tính
của các bạn . Những suy nghĩ lạc hậu, những định kiến giới đẩy các bạn làm những
gì mình không thích , và không được làm theo những diieuf mình mong muốn
2.3. Định kiến giới trong xã hội
Các bạn trẻ hiện đang đối mặt với nhiều rào cản trong việc lựa chọn nghề
nghiệp bởi những quan niệm và khuôn mẫu định kiến giới xã hội . Trong cuộc
sống, hành vi của nữ giới và nam giới đều không quá khác biệt . Nữ giới có thể làm
những công việc vốn thuộc về nam giới và ngược lại . Tuy nhiên trong nhận thức
của xã hội, chúng ta thường tư duy theo khuôn mẫu cacis này thuộc về đàn ông, cái
kia của phụ nữ . Các khuôn mẫu xã hội luôn ủng hộ nam giới trong lĩnh vực nghề
nghiệp và hướng đến làm lãnh đạo, còn đối với nữ giới các khuôn mẫu lại gắn họ
với những phẩm chất của người nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình . Cách

xem xét vấn đề cuae nam giưới và nữ giới theo khuôn mẫu trên là một sự duy trì
bất bình đẳng giới hay định kiến giới trong chọn nghề của nam hay nữ giới .
Mặc dù xã hội ngày càng tiên tiến, văn minh nhưng định kiến giới trong chọn
nghền ghiệp vẫn còn tồn tại trong xã hội . Những công việc mặc định cho phụ nữ là
cô trông giữ trẻ, thư ký văn phòng, lễ tân, y tá, giáo viên tieur học, thủ quỹ…
Những công việc dành chon an giới là thợ máy, công nhân xxay dựng, doanh
nhân…Đó là những công việc xã hội đã định sẵn chon am và nữ giới, buộc họ phải
tuân thủ theo và một khi công việc được phân cho lag dành chon nam giới hay nữ
giới thì nó khó có thể mà tái tạo lại một hình ảnh mới với sự tự do giới tính đối với
sự lựa chọ công việc
Một khía cạnh khác thể hiện định kiến giới đó là những công ty những doanh
nghiệp tuyển dụng lao động . Nếu một trường mầm non tuyển giáo viên thì chắc
chắn họ sẽ không tuyển giáo viên nam và nếu một công ty sửa chữa ô tô tuyển dụng
lao động thì họ sẽ không tuyển nữ giới làm . Vì đó là quy luật tự nhiên mà xã hội đề
8


ra .Và xã hội cho rằng nam giới phải làm công việc này, nư giới không được làm
công việc kia, chính điều đó tạo ra khuôn mẫu giới .
Nguyên nhân :Từ trước đến nay xã hội luôn cho rằng con trai là phải mạnh mẽ ,
làm những việc to lớn nên những việc đòi hỏi kỹ thuật , mạnh bạo , trí óc cao dành
chon nam giới , còn nữ giới yếu đuối, dịu dàng nên làm việc nhà cữa, khéo léo
dành cho nữ giới . Những quan niệm đó ăn xâu vào xã hội và gán chon nam giới
hay nữ giới phải tuan theo . từ thực trạng trên cho thấy định kiến giới luôn tồn tại
trong xã họi và trở thành khuôn mẫu giới , khó có thể xóa bỏ nó được.
2.4. Định kiến giới thể hiện qua quảng cáo truyền thông.
các chương trình quảng cáo, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, những
chương trình quảng cáo liên quan đến các sản phẩm sinh hoạt như dầu gội, nước
lau nhà, xà phòng, bột giặt….thì sẽ là hình ảnh của người phụ nữ xuất hiện trong tư
thế đang lau nhà, đang giặt quần áo…Bản thân người phụ nữ bị gán vào công việc

nội trợ và bị coi đó là điều hiển nhiên, nên sản phẩm này gắn liền với hình ảnh
những người mẹ, người vợ như một điều tất yếu.
Hay như những quảng cáo về các sản phẩm có tính chất mạnh mẽ hơn như nước
tăng lực, café, thậm chí là điện thoại, ô tô…lại gắn với hình ảnh của nam giới với
vẻ ngoài lịch lãm, phù hợp với tính chất của sản phẩm. Nam giới thường được gắn
mác với những cụm như từ về tính cách thì phải mạnh mẽ, táo bạo, dũng cảm và
đầy tham vọng, về năng lực thì phải giỏi kĩ thuật, giỏi tự nhiên… nhưng trong thực
tế, phụ nữ hoàn toàn cũng có thể làm mọi điều nam giới có thế làm, thậm chí là tốt
hơn .và những lập trình viên ngày nay cũng có rất nhiều người là phụ nữ, nhưng
công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ, tinh thần và trí tuệ ở mức cao như nghề phi
công cũng có sự tham gia của phụ nữ (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ & Nguyễn Ly
Hương- hai nữ phi công quốc tịch Việt Nam đầu tiên- thuộc đoàn bay 919- tổng
công ty hàng không Việt Nam Vietnam Airlines). Vậy tại sao họ hình ảnh người
phụ nữ không được gắn với những công việc thể hiện sự mạnh mẽ? Phải chăng đây
là do sự định khuôn, khuôn mẫu giới yêu cầu như vậy? ngược lại nam cũng có thể
làm việc nhà, chăm sóc con cái tốt như nữ vậy thôi .
Trên truyền thông quảng cáo cũng thể hiện rõ định kiến giới của nam và nữ giới
trong từng chương trình, từng tiết mục quảng cáo . Khi các bạn trẻ xem các quảng
cáo đó phần nào cũng định sẵn cho mình công việc phù hợp với giới tính.
9


2.5. Định kiến giới có sẵn trong ý thức của giới trẻ
Định kiến giới hay khuôn mẫu giới ăn xâu vào cách suy nghĩ , nhận biết của các
bạn trẻ hiện nay, ngay cả khi chọn nghề, điều đó làm mất đi ước mơ, công việc mà
các bạn yêu thích . Đa số các bạn trẻ hiện nay ngại ngùng khi chọn cho mình một
nghề yêu thích vì sợ mọi người sẽ không chấp nhận cái nghề mà mình đã chọn lựa .
Các bạn không dám đối diện với những gì mà xã hội đã định sẵn, các bạn e ngại
rụt rè khi chọn những nghề đi ngược lại giới tính của mình . Khi các bạn đăng ký
lựa chọn ngành để đi thi thì các bạn có suy nghĩ rằng không biết nên chọn những

nghề gì để phù hợp với mình, mặc dù có nhiều bạn nam rất thích đi ngành mầm non
nhưng lại sợ các bạn trong lớp chê cười và mọi người trong gia đình rời sẽ phản đối
nên thôi nên chọn những nghề mà xã hội đã định sẵn cho mình . Các bạn nữ cũng
vậy luôn e ngại trong chọn nghề cho bản thân mình . Khi yêu cầu học sinh trung
học mô tả những nét tính cách , những đặc điểm và những công việc thuộc nhóm
nam giới và nữ giới thì tư duy của các bạn thường dập theo khuôn mẫu giới đang
có về nam hay nữ . Học sinh trung học phổ thông cho rằng: Nam giới có đặc trưng
là mạnh mẽ, quyết đoán, lãnh đạo tự chủ, ít nói, linh hoạt tháo vát… thường thích
hợp với những nhóm ngành, nghề cơ khí, ô tô sửa chữa máy móc, phi công, bác
sỹ…Còn nữ giới có tính nhẹ nhàng, chung thủy, biết lắng nghe, nhường nhị, chịu
khó …thích hợp với những nghề văn phòng, thư ký, nội trợ, giữ trẻ…Tuy nhiên,
khi yêu cầu các bạn mô tả những nét tính cách, những đặc điểm đặc trưng của
mình, thì kết quả lại cho thấy không hề tồn tại sự khác biệt trong tính cách, đặc
điểm của học sinh nữ hay nam . Có nghĩa là cả nam và nữ giới họ đều có gần hết
các dặc điểm mà họ cứ nghĩ đó là của đàn ông hay của đàn bà . Nhiều bạn nữ nói
rằng họ có các đặc điểm như mạnh mẽ, tự chủ, ít nói, kiên định…, và nhiều bạn
nam cho rằng những đặc điểm như nhường nhị, tôn trọng, biết lắng nghe…là những
phẩm chất có trong con người họ, nhưng các bạn lại không phủ định điều đó vì
định kiến giới tồn tại và ăn xâu vào suy nghĩ mõi người .
Khi khảo sát tại các trương đại học ta thấy các trường đào tạo ngành kinh tế
thường nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nư giới , ngược lại các trường đào tạo các
ngành xã hội thì nữ chiếm số lượng nhiều hơn . Điều đó cho thấy mức chênh lệch
khi chọn nghề của các bạn trong các trường khá cao.

10


Tại trường đại học quảng nam số lượng học ngàng mầm non đa số là nữ giới
thậm chí không có nam giới học …hay trường đại học giao thông vận tải, ngành
sửa chữa ô tô đều là nam không có nữ . Chính những tác động tù gia đình, nhf

trường, xã hội và một số yếu tố khác đã định cho các bạn là mình phải chọn nghề gì
, làm gì cho phù hợp với giới tính . Các bạn không giám đối diện với chính bản
thân mình, không giám đi ngược lại xã hội nên đành chấp nhận và tuân thủ theo ,
và khi học ngàng không thích không đam mê, sinh ra chán chường , bỏ hoc , hay
hiệu quả làm việc không tốt khi không thích công việc đó , làm lãng phí thời gian,
công sức của các bạn .Những điều trên tạo ra bất bình đắng giới trong chọn nghề
của bạn trẻ hiện nay .Ảnh hưởng đến sự tiến bộ của xã hội .

11


Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỊNH KIÊN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
3.1. Biện pháp
Đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng định kiến giới trong chọn nghề nghiệp của
các bạn trẻ hiện nay trên những cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm
hạn chế định kiến giới trong chọn nghề nghiệp .
Về phía bản thân giới trẻ: Thứ nhất, các bạn phải thành thật đối diện với bản
thân mình, vì muốn xóa bỏ định kiến giới chọn nghề trong xã hội thì các bạn nên
biết mình muốn gì và cần phải làm gì, nên lựa chọn nghề mà mình thích, mình đam
mê, không nên làm theo khuôn mẫu hoặc chỉ thị của gia đình và xã hội. Nếu thật sự
bạn đam mê nghề đó thì cứ theo đuổi và đi trên con đường mình đã chọn, không
nên từ các tác đọng bên ngoài mà từ bỏ công việc mình yêu thích, chính điều đó vô
tình làm cho chính bản thân bạn tạo ra định kiến giới trong chọn nghề. Thứ hai, các
bạn phải chọn đúng nghề, đúng với khả năng, năng lực của bản thân, đừng đi quá
xa để rời không vượt qua được vừa tốn thời gian và tiền bạc. Thứ ba, cần phải đấu
tranh chống lại sự sắp đặt, chỉ thị của người lớn trong gia đình. Cái nghề theo bạn
cả đời đó là tương lai của bạn, chỉ có thể bạn mới có thể quyết định được tương lai
của mình chứ không ai có thể quyết định thay bạn được. Không có ngành nghề nào
mà nam và nữ đều không làm được chỉ là không giám đối diện với nó mà thôi. Thứ

tư, phải chứng minh cho mọi người thấy nam giới cũng có thể làm được những việc
mà lâu nay nữ giới vẫn thường hay làm như nấu ăn, chuyên gia trang điểm …còn
nữ thì có thể làm các công việc mà lâu nay xã hội luôn cho rằng chỉ có nam mới
làm được như lái xe, kinh doanh… ai cũng như ai, không ai thua kém ai cả như thế
mới có thêt xóa bỏ đi khoảng cách phân biệt giới trong chọn nghề.
Về phía gia đình: “ Cá không ăn muối cá ương con cãi cha mẹ trăm đường con
hư” câu ca dao trên không sai nhưng cũng không đúng trong nhiều trường hợp,
những gì cha mẹ sắp đặt cho con không hẳn gì đã là đúng. Thứ nhất, cha mẹ đừng
nên áp đặt con cái , đùng bắt con làm những gì mà mình đã sắp đặt sẵn nếu con
không thích . Thứ hai, phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con khi con
muốn theo đuổi ước mơ và sở thích của mình . Thứ ba, luôn chia sẻ và ủng hộ ý
kiến của con mình như vậy chúng sẽ thấy rằng nghề mà mình chọn là không sai và
chúng sẽ nổ lực hơn trong việc học tập của mình. Thứ tư, nên xóa bỏ những ý định
12


lạc hậu, phong kiến, những định kiến giới trong gia đình và xã hội . Con gái cũng
như con trai, đừng nên bắt con gái lúc nào cũng phải nấu cơm dọn dẹp nhà cữa còn
con trai chỉ làm những việc lớn như vậy là không được . Chúng ta phải biết chia sẻ
công việc với nhau như vậy gia đình mới cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn. Chỉ
cần những hành động đơn giản hằng ngày trong gia đình cũng sẽ góp phần dần xóa
bỏ đi định kiến giới trông lao động và nghề nghiệp.
Về phía nhà trường: Nhà trường nên kết hợp với phụ huynh để định hướng
cho các em ngay từ nhỏ để không tạo ra định kiến trong cách chọn nghề của các em
sau này. Khuyến khích và ủng hộ các em chọn nghề ngược lại với giới tính của
mình như thế tạo ra bình đẳng giới giữa nam và nữ . Nhà trường cần mở các khóa
tập huấn về bình đẳng giới cho các em cho các em hiểu biết nhieeug hơn về giới, để
các em có thể tự tin chọn cho mình nghề mà mình yêu thích dể không còn ngại
ngừng và rụt rè nữa.
Về phía xã hội: Cần xóa bỏ định kiến giới trong xã hội, xóa bỏ quan nệm :

trọng nam khinh nữ” để tiến tới một xã hội bình đẳng, cân bằng giữa nam và nữ
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cần tuyển dụng cân bằng đối xử bình đẳng trong
công việc, tiền công, tiền lương, điều kiện lao động phù hợp. Ngoài ran am nữ còn
bình đẳng về cơ hội việc làm và quyền tự do lự chọn việc làm, chhoongs phân biệt
đối xử . Cần tuyên truyền mọi người bình đẳng trong việc chọn nghề định hướng
nghề cho các bạn trẻ trong tương lai .

13


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Định kiến giới mang lại hậu quả lớn cho xã hội, làm phân biệt, đối sử và bất
bình đẳng giữa nam và nữ trong cuộc sống và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Định kiến giới trong nghề nghiệp làm giới trẻ mất đi cơ hội chọn nghề mình yêu
thích , đánh mất đi ước mơ, sở thích làm những công việc bản than thích
Để giới trẻ tự chọn những công việc mà bản thân các bạn yêu thích và cho là
phù hợp với bản thân, để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc, cũng như trong
cuộc sống.
Đất nước ta đang trong thời kỳ dổi mới phát triển, vì vậy chúng ta nên xóa bỏ đi
những quan điểm định kiến của xã hội , xóa bỏ đi cái gọi là định kiến giới trong
chọn nghề nghiệp mà lâu nay xã hội đã mặc định, để tất cả mọi người có thể chọn
cho mình một công việc phù hợp với bản thân, năng lực và ước muốn của mình .
Cần loại bỏ đi, những định kiến, những bất bình đẳng vẫn còn toàn tại trong xã
hội, tiếntới một xã hội cân bằng giữa nữ và nam giới .
2. Kiến nghị.
Trước những nguyên nhân gây định kiến giới trong chọn nghề nghiệp giới trẻ
hiện nay, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau.
Đối với bản thân giới trẻ: Cần loại loại đi những suy nghĩ, quan điểm lệch lạc
về định kiến giới trong nghề nghiệp. Từ đó tiến đến một xã hội không còn quan

niện định kiến giới trong chọn nghề và cả trong công việc . Xác định đúng những gì
mình muốn và cần phải làm không nên lúc nào cũng nghe theo sự sắp đặt của người
khác.
Đối với gia đình: Nên lắng nghê ý kiến, nguyện vọng của con cái, không nên
lúc nào cũng bắt con làm theo ý của mình. Xã hội ngày càng văn minh nên cần xóa
đi những quan điểm trọng nam khinh nữ, những định kiến trong gia đình, để tiến
lên một xã hội bình đẳng giữa con trai và con gái trong gia đình,
Cha mẹ, những người lớn cần đi học một khóa về luật bình đẳng giới hay
những hậu quả của định kiến giới gây ra, để cha mẹ nhìn thấy rõ hơn về vấn đề .
Luôn ủng hộ nghề nghiệp mà con mình chọn,không gây áp lực đối với con cái khi
chúng muốn theo đuổi nghề đó .

14


Về phía nhà trường: Cần cải cách trương trình dạy cũng như sách giáo khoa
về những vấn đề có liên quan đến bất bình đẳng hay định kiến giới giữa nam và
nữ, mở lớp luyện và định hướng cách chọn nghề cho các bạn trẻ
Nhà trưởng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, không có định kiến ngay từ
nhỏ khi các em mới bước vào trường, giáo viên mầm non là người tác động trực
tiếp đến các em nhỏ, thế nên cần giảng dạy hợp lý, không tạo cho các em nhỏ
những suy nghĩ định kiến về bạn nam và bạn nữ, để các em thỏa sức vui chơi
không áp đặt cái này là của bạn nam, cái kia không phù hợp với bạn nữ, như vạy
cũng vô tình tạo cho các em suy nghĩ khác đi.
Giáo viên những người hướng nghiệp không nên chỉ thị hay liệt kê ngành nào
thuộc nam hay nữ giới, để các bạn tự chọn nghề theo sở thích như thế sẽ cân bằng
hơn.
Đối với xã hội: Xã hội không nên áp đặt quá lên về những quan niệm lạc hậu
của ngày xưa, cần đưa ra những chính sách xóa bỏ định kiến giới, áp đặt luật bình
đẳng giới rộng rãi và phổ biến mọi nên, bắt mọi người phải thực hiện theo những

điều có trong luật.
Nghiêm cấm các doanh nghiệp quảng cáo truyền thông, quảng cáo những nội
dung có liên quan đến bất bình đẳng giới, những nội dung như công việc bếp núc,
nấu ăn…công việc dành cho nữ giới thì có thể thay thế người đàn ông chia sẻ công
việc với phụ nữ như thế tạo nên bình đẳng trong công việc và trong gia đình
Đối với các nhà tuyển dụng nên cân bằng khi tuyển người lao động, tránh phân
biệt đối sử nam và nữ, tiền công, tiền lương phù hợp

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Tài liệu mạng: thongtinphapluatdansu.wordpress.vn
2.Định kiến và phân biệt đối dử theo giới- lý thuyết và thực tiễn, chủ biên Trần
Thị Minh Đức, nxb. Đại học quốc gia Hà Nội 2006
3.Trang wep TW Đoàn.
4.Luật bình đẳng giới 2006.
5.Một số khái niệm về định kiến giới, tác giả Trần Thị Minh Đức( chủ biên).

16


MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1.Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................1
1.3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu...............................................1
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................1
1.3.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................2

1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
1.4.1. không gian :...............................................................................................2
1.4.2. Thời gian :.................................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
1.6. Ý nghĩa bài viết :..............................................................................................2
1.7.Bố cục đề tài gồm.............................................................................................2
B . PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY......................................................................3
1.1.Định kiến giới...................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm định kiến giới...........................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của định kiến giới......................................................................3
1.1.3. Hậu quả của định kiến giới .......................................................................4
1.2.Nghề nghiệp......................................................................................................4
1.2.1.Khái niệm nghề nghiệp :............................................................................4
1.2.2.Chuyên môn :.............................................................................................5
1.2.3.Chọn nghề nghiệp :....................................................................................5
1.3. Định kiến giới trong chọn nghề nghiệp :.........................................................5
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ NGHIỆP
CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY......................................................................................6
2.1. Định kiến giới trong chương trình giáo dục....................................................6
2.2. Định kiến giới thể hiện trong gia đình.............................................................7
2.3. Định kiến giới trong xã hội..............................................................................8
2.4. Định kiến giới thể hiện qua quảng cáo truyền thông.......................................9
2.5. Định kiến giới có sẵn trong ý thức của giới trẻ.............................................10
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỊNH KIÊN GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY....................................................................12
3.1. Biện pháp.......................................................................................................12
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................14
1. Kết luận.............................................................................................................14

2. Kiến nghị..........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................16

17



×