Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CỬA tự ĐỘNG DÙNG cảm BIẾN vân TAY DÙNG PIC (có code và layout)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 29 trang )

ĐỒ ÁN 2

CỬA TỰ ĐỘNG DÙNG CẢM BIẾN VÂN TAY
DÙNG PIC


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH............................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................viii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...............................................................1
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu hệ thống nhận dạng sinh trắc học..........................................1
1.1.2. Hệ thống nhận dạng vân tay....................................................................1
1.2. CÁC LINH KIỆN TRONG ĐỀ TÀI...............................................................3
1.2.1. Vi điều khiển 16F877A............................................................................3
1.2.2. Cảm biến vân tay R305...........................................................................5
1.2.3. Các link kiện khác...................................................................................7
CHƯƠNG 2. NHẬN DẠNG VÂN TAY.............................................................9
2.1. KĨ THUẬT NHẬN DẠNG VÂN TAY...........................................................9
2.2. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT.................................................10
2.2.1. Sơ đồ khối..............................................................................................11
2.2.2. Lưu đồ giải thuật...................................................................................11
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG NHẬN DẠNG VÀ THIẾT KẾ MẠCH..................13
3.1. PHẦN MỀM VISUAL STUDIO VÀ PIC C COMPILER............................13
3.2. MÔ PHỎNG NHẬN DẠNG VÂN TAY......................................................14
3.2.1. Mô phỏng mạch trên Proteus................................................................15
3.2.2. Chương trình điều khiển........................................................................15
3.3. MẠCH THỰC TẾ........................................................................................17
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.....................................................................................19
4.1. KẾT LUẬN..................................................................................................19


2


4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20
PHỤ LỤC A...........................................................................................................21

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1- 1 CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỒNG NHẬN DẠNG VÂN TAY..........................2
HÌNH 1- 2 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY TỰ ĐỘNG.....3
HÌNH 1- 3 SƠ ĐỒ CÁC CHÂN CỦA PIC16F877A.......................................................4
HÌNH 1- 4 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PIC.........................................................5
HÌNH 1- 5 CẢM BIẾN VÂN TAY R305.........................................................................6
HÌNH 1- 6 ĐỘNG CƠ SERVO.......................................................................................7
YHÌNH 2- 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHỔ BIẾN CỦA ẢNH VÂN TAY...............9
HÌNH 2- 2 SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC NHẬN DẠNG VÂN TAY................................10
HÌNH 2- 3 PHẦN MỀM SFGDEMOV2.0 ĐỂ ĐỌC VÂN TAY.........................11
YHÌNH 3- 1 GIAO DIỆN VISUAL STUDIO 2015.............................................13
HÌNH 3- 2 PIC C COMPILER.............................................................................14
HÌNH 3- 3 QUÁ TRÌNH BIÊN DỊCH ĐỂ NẠP CHO PIC................................14
HÌNH 3- 4 MÔ PHỎNG MẠCH TRÊN PROTEUS...........................................15
HÌNH 3- 5 GIAO DIỆN SO SÁNH VÂN TAY....................................................15
HÌNH 3- 6 GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP................................................................16
HÌNH 3- 7 GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN................................................................16
HÌNH 3- 8 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.....................................................................17
HÌNH 3- 9 MẠCH IN............................................................................................17
HÌNH 3- 10 MẠCH ĐIỀU KHIỂN......................................................................18

HÌNH 3- 11 MÔ HÌNH CỬA................................................................................18

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
4


GND

Ground

PIN

Personal Identification Number

ROM

Read-Only Memory

RAM

Random Access Memory

UART

Universal Asynchronous Receiver – Transmitter

VCC

Source


5


ĐỒ ÁN 2
Trang 1/24

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1. Giới thiệu hệ thống nhận dạng sinh trắc học
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã giúp
cho con người thuận tiện hơn trong các công việc hằng ngày. Với sự bùng nổ về
công nghệ thông tin, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, sự bảo mật riêng
tư thông tin cá nhân cũng như để nhận biết một người nào đó trong hàng tỉ người
trên trái đất đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn, hệ thống đảm nhận các chức năng đó.
Công nghệ sinh trắc ra đời và đáp ứng được các yêu cầu trên. Nhiều công nghệ sinh
trắc đã và đang được phát triển, một số chúng đang được sử dụng trong các ứng
dụng thực tế và phát huy hiệu quả cao. Các đặc trưng sinh trắc thường được sử dụng
là vân tay, gương mặt, mống mắt, tiếng nói.
Mỗi đặc trưng sinh trắc có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nên việc sử dụng đặc
trưng sinh trắc cụ thể là tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi ứng dụng nhất định. Các đặc
trưng sinh trắc có thể được so sánh dựa vào các yếu tố sau: tính phổ biến, tính phân
biệt, tính ổn định, tính thu thập, hiệu quả, tính chấp nhận. Trong yêu cầu về bảo mật
và tìm kiếm, tính phân biệt (hai người khác nhau thì đặc trưng sinh trắc này phải
khác nhau) và ổn định (đặc trưng sinh trắc này không thay đổi theo từng giai đoạn
thời gian tương ứng với hạng mục đối sánh nhất định) được quan tâm nhiều hơn cả.
Vân tay đã được biết tới với tính phân biệt (tính chất cá nhân) và ổn định theo thời
gian cao nhất, vì vậy nó là đặc trưng sinh trắc được sử dụng rộng rãi nhất. Nhận
dạng sinh trắc đề cập đến việc sử dụng các đặc tính hành vi và thể chất (ví dụ : vân
tay, gương mặt, chữ kí…) có tính chất khác biệt để nhận dạng một người một cách
tự động.

Nhận dạng vân tay được xem là một trong những kỹ thuật nhận dạng hoàn thiện và
đáng tin cậy nhất. Trong các tổ chức, cơ quan an ninh, quân sự, hành chính, khoa
học… luôn có nhu cầu kiểm tra và trả lời các câu hỏi: “người này có phải là đối
tượng đó hay không?”, “người này có được quyền truy cập và sử dụng thiết bị đó?”,
“người này có được biết những thông tin đó?”… Phương pháp dựa vào thẻ bài
truyền thống (ví dụ dùng chìa khóa…), phương pháp dựa vào trí thức (ví dụ dùng
mật khẩu và PIN – Personal Identification Number) đã được sử dụng phổ biến
nhưng thực tế đã chứng minh là không hiệu quả vì tính an toàn không cao và khó
nhớ. Người ta nhận thấy các đặc trưng sinh trắc không thể dễ dàng bị thay thế, chia
sẻ hay giả mạo.., chúng được xem là đáng tin cậy hơn trong nhận dạng một người
so với các phương pháp trên. Vân tay là một trong những đặc điểm khá đặc biệt của
con người bởi vì tính đa dạng của nó, mỗi người sở hữu một dấu vân tay khác nhau,
rất ít trường hợp những người có dấu vân tay trùng nhau. Bằng việc sử dụng vân tay
và mật mã, việc xác nhận một người có thể được thực hiện bằng một hệ thống nhận
dạng vân tay an toàn và nhanh chóng.

1.1.2. Hệ thống nhận dạng vân tay
Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 2/24

Hệ thống nhận dạng:là hệ thống xác thực một cá nhân bằng cách tìm kiếm và đối
sánh đặc tính sinh trắc của người này với toàn bộ các mẫu sinh trắc được lưu giữ
trong cơ sở dữ liệu.

Hình 1- 1 Các ứng dụng của hệ thống nhận dạng vân tay

Việc sử dụng vân tay để định danh một cá nhân nào đó là do vân tay có tính duy

nhất và bền vững. Xác suất trùng lặp một vân tay là 10 -6. Một người với hai bàn tay
có 10 ngón đầy đủ thì xác suất trùng lặp cả 20 ngón trở nên rất nhỏ đến mức có thể
coi như bằng 0. Do đó, không có hai người khác nhau có các vân tay trùng nhau.
Hơn nữa, hình dạng vân tay ổn định từ lúc sinh ra đến khi chết đi, ít có điều kiện
thay đổi, kể cả nhờ các biện pháp hiện đại như giải phẫu.
Ngày nay, trong tất cả các phương pháp nhận dạng sinh trắc học thì ảnh vân tay
được sử dụng thông dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc định danh một cá
nhân. Tổng số ứng dụng công nghệ nhận dạng vân tay chiếm tới 48,8% trên tổng số
ứng dụng sinh trắc học, điều này phản ánh nhu cầu ứng dụng là rất lớn.

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 3/24

Hình 1- 2 Cấu trúc cơ bản của hệ thống nhận dạng vân tay tự động

1.2. CÁC LINH KIỆN TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Vi điều khiển 16F877A
Là vi điều khiển thuộc họ PIC16Fxxx với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit.
Mỗi lệnh đều được thực thi trong một chu kì xung clock.
PIC 16F877A là dòng PIC phổ biến nhất hiện nay (đủ mạnh về tính năng, 40 chân,
bộ nhớ đủ cho hầu hết các ứng dụng thông thường). Cấu trúc tổng quát của PIC
16F877A như sau:
- 8 K Flash ROM.
- 368 Bytes RAM.
- 256 Bytes EEPROM.
- 5 ports (A, B, C, D, E) vào ra với tín hiệu điều khiển độc lập.
- 2 bộ định thời 8 bits (Timer 0 và Timer 2).


Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 4/24

- Một bộ định thời 16 bits (Timer 1) có thể hoạt động trong chế độ tiết kiệm năng
lượng (SLEEP MODE) với nguồn xung Clock ngoài.
- 2 bô CCP( Capture / Compare/ PWM).
- 1 bộ biến đổi AD 10 bits, 8 ngõ vào.
- 2 bộ so sánh tương tự (Compartor).
- 1 bộ định thời giám sát (WatchDog Timer).
- Một cổng song song 8 bits với các tín hiệu điều khiển.
- Một cổng nối tiếp.
- 15 nguồn ngắt.
- Có chế độ tiết kiệm năng lượng.
- Nạp chương trình bằng cổng nối tiếp ICSP (In-Circuit Serial Programming).
- Được chế tạo bằng công nghệ CMOS
- 35 tập lệnh có độ dài 14 bits.
- Tần số hoạt động tối đa 20MHz.

Hình 1- 3 Sơ đồ các chân của PIC16F877A

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 5/24


Hình 1- 4 Các chức năng cơ bản của PIC

1.2.2. Cảm biến vân tay R305
Cảm biến dùng để nhận diện dấu vân tay, sử dụng cảm biến này thực sự dễ dàng với
chuẩn giao tiếp UART dùng để kết nối với các vi điều khiển hoặc máy vi tính thông
qua module RS232 hoặc USB-Serial. Bạn cũng có thể lưu trữ dấu vân tay mới - lên
đến 120 dấu vân tay vào bộ nhớ FLASH trên mạch.
Thông số kỹ thuật:
Truyền thông : UART ( TTL )
Số vân tay: 120 mặc định
Có thể thiết lập mức độ bảo mật và độ truyền tính linh hoạt
Dòng điện tiêu thụ: < 120mA
Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 6/24

Điện áp hoạt động: DC3.6~6V
Nhiệt độ: -20 - 50 độ.
Độ ẩm : < 85 %
Kích thước : 56x20x21.5mm
Phần mềm test cảm biến: SFGDemoV2.0.

Hình 1- 5 Cảm biến vân tay R305

Để giao tiếp thông qua UART thì kết nối như sau:
R305_RX(Xanh dương) --> MCU_TX ( Nối Tiếp Trở 22R).
R305_TX(Vàng) --> MCU_RX ( Nối Tiếp Trở 22R).
R305_GND(Đen) --> MCU_GND.

R305_VCC(Đỏ) --> 4.2V ( Module hoạt động ổn định 4.2V).
Nguyên lí hoạt động của module cảm biến vân tay cơ bản gồm 2 phần
-Lấy dữ liệu hình ảnh của vân tay.
+ Kết hợp các dữ liệu để tạo ra mẫu vân tay.

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 7/24

Lấy dữ liệu hình ảnh của vân tay : Khi lấy dữ liệu ,module sẽ lấy dữ liệu hình ảnh
vân tay 2 lần thông qua cảm biến quang học và xử lí 2 hình ảnh này để tạo ra một
mẫu
Kết hợp các dữ liệu để tạo ra mẫu vân tay : Quá trình này sảy ra sau khi đã có hình
ảnh vân tay .Đây là quá trình kết hợp 2 mẫu hình ảnh vân tay để tạo ra một mẫu.
1.2.3. Các link kiện khác
Ngoài ra, trong đề tài này còn sử dụng các link kiện như động cơ servo để làm mô
hình cửa.

Hình 1- 6 Động cơ servo

Servo là một dạng động cơ điện đặc biệt. Không giống như động cơ thông
thường cứ cắm điện vào là quay liên tục, servo chỉ quay khi được đi ều khi ển
với góc quay nằm trong khoảng bất kì từ 0 o - 180o. Mỗi loại servo có kích
thước, khối lượng và cấu tạo khác nhau. Có loại thì nặng chỉ 9g (chủ y ếu dùng
trên máy bay mô mình), có loại thì sở hữu một momen lực l ớn (vài ch ục
Newton/m), hoặc có loại thì khỏe và nhông sắc chắc chắn,...

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay



ĐỒ ÁN 2
Trang 8/24

Động cơ servo được thiết kế những hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín hi ệu ra
của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ quay, vận tốc và
vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có bầt kỳ lý do nào ngăn
cản chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi ti ếp sẽ nhận th ấy tín hi ệu ra
chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai l ệch cho
động cơ đạt được điểm chính xác.

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 9/24

CHƯƠNG 2. NHẬN DẠNG VÂN TAY
2.1. KĨ THUẬT NHẬN DẠNG VÂN TAY
Như đã nói ở trên, cơ sở nhận dạng vân tay là những đặc điểm riêng biệt trong cấu
tạo của các vân tay khác nhau. Dấu vân tay của mỗi cá nhân là độc nhất. Xác suất
hai cá nhân - thậm chí ngay cả anh em (hoặc chị em) sinh đôi cùng trứng - có cùng
một bộ dấu vân tay là 1 trên 64 tỉ. Ngay cả các ngón trên cùng bàn tay cũng có vân
khác nhau. Dấu vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời. Người ta
có thể làm phẫu thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại
được hồi phục như ban đầu. Vân tay là những đường có dạng dòng chảy có trên
ngón tay người. Nó là một tham số sinh học bất biến theo tuổi tác đặc trưng cho mỗi
cá thể. Cấu trúc dễ nhận thấy nhất của vân tay là các vân lồi (đường gợn - ridge) và
vân lõm (luống - valley); trong ảnh vân tay, vân lồi có màu tối trong khi vân lõm có

màu sáng. Vân lồi có độ rộng từ 100 µm đến 300 µm.

Hình 2- 1 Một số đặc điểm phổ biến của ảnh vân tay

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 10/24

Hình ảnh vân tay thường được biểu diễn như là một bề mặt hai chiều. Kí hiệu I là
ảnh vân tay cấp xám với cấp xám g. I[x,y] là cấp xám của điểm ảnh [x,y]. Kí hiệu z
= S(x,y) là bề mặt rời rạc tương ứng với ảnh I: S(x,y) = I[x,y]. Bằng cách chọn các
điểm ảnh màu sáng có cấp xám là 0, và các điểm ảnh có màu tối có cấp xám là g-1,
thì các đường vân ( xuất hiện có màu tối trong I tương ứng với bề mặt vân lồi còn
khoảng không gian giữa các vân lồi ( có màu sáng ) tương ứng là bề mặt vân lõm.
Trên các ảnh vân tay có các điểm đặc trưng (là những điểm đặc biệt mà vị trí của nó
không trùng lặp trên các vân tay khác nhau) được phân thành hai loại: Singularity
và Minutiae.
Singularity: Trên vân tay có những vùng có cấu trúc khác thường so với những
vùng bình thường khác (thường có cấu trúc song song), những vùng như vậy goi là
Singularity. Có hai loại Singularity là Core và Delta.
Minutiae: Khi dò theo từng đường vân ta sẽ thấy có những điểm đường vân kết
thúc (Ridge Ending) hoặc rẽ nhánh (Bifurcation), những điểm này được gọi chung
là Minutiae.

Hình 2- 2 Sơ đồ các bước nhận dạng vân tay

2.2. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT
Cửa tự động dùng cảm biến vân tay



ĐỒ ÁN 2
Trang 11/24

2.2.1. Sơ đồ khối
Cảm biến R305

Máy tính

Vi điều khiển

Máy tính

PIC16F877A

đèn

Cửa tự động dùng
động cơ servo
Nguồn

Cảm biến vân tay R305 kết nối với máy tính thông qua vi điều khiển PIC16 để lấy
dấu vân tay làm dữ liệu lưu trữ (dùng phần mềm SFG2.0 để đọc dấu vân tay).
Chúng ta dùng chương trình điều khiển được viết bằng phần mềm Visual Studio để
điều khiển đóng, ngắt các thiết như đèn, cửa tự động.

Hình 2- 3 Phần mềm SFGDemoV2.0 để đọc vân tay

2.2.2. Lưu đồ giải thuật

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 12/24

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 13/24

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG NHẬN DẠNG VÀ THIẾT KẾ
MẠCH
3.1. PHẦN MỀM VISUAL STUDIO VÀ PIC C COMPILER
Visual Studio là trình biên dịch mạnh mẽ do Microsoft phát triển để tạo ra các ứng
dụng trên Windows, iOS, Android và các ứng dụng Web. Phiên bản 2015 được nâng
cấp dựa trên phiên bản 2013 trước đó, thay đổi nhỏ về giao diện và bổ sung thêm
các tính năng giám sát, biên dịch và gỡ lỗi tiên tiến.
Phần mềm này cho phép các nhà phát triển phần mềm và phát triển web phát triển
các chương trình máy tính, cũng như các trang web. Visual Studio 2015 hỗ trợ các
ngôn ngữ lập trình như C, C ++, VB.NET, C #...
Chương trình điều khiển nhận dạng vân tay được viết bằng ngôn ngữ C# trên phần
mềm Visual Studio.

Hình 3- 1 Giao diện Visual Studio 2015

PIC C compiler là ngôn ngữ lập trình cấp cao cho PIC được viết trên
nền C, chương trình viết trên PIC C tuân thủ theo cấu trúc của
ngôn ngữ lập trình C. Trình biên dịch PIC C compiler sẽ chuyển


Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 14/24

chương trình theo chuẩn của C thành dạng chương trình theo mã
Hexa (file .hex) để nạp vào bộ nhớ PIC.

Hình 3- 2 PIC C Compiler

Hình 3- 3 Quá trình biên dịch để nạp cho PIC

3.2. MÔ PHỎNG NHẬN DẠNG VÂN TAY
Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 15/24

3.2.1. Mô phỏng mạch trên Proteus

Hình 3- 4 Mô phỏng mạch trên Proteus

3.2.2. Chương trình điều khiển

Hình 3- 5 Giao diện so sánh vân tay

Sau khi so sánh vân tay, nếu trùng khớp thì nút login sẽ hiện ra để ta có thể vào giao

diện đăng nhập. Ở giao diện đăng nhập sử dụng username là nam và password là
nam123. Giao diện điều khiển sẽ hiện ra để điều khiển các thiết bị.
Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 16/24

Hình 3- 6 Giao diện đăng nhập

Giao diện điều khiển sẽ hiện ra để điều khiển các thiết bị.

Hình 3- 7 Giao diện điều khiển

3.2.3. Kết quả mô phỏng
Chọn cổng COM từ giao diện điều khiển để kết nối với vi điều khiển thông qua kết
nối UART (cổng RS232).

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 17/24

Hình 3- 8 Kết quả mô phỏng

3.3. MẠCH THỰC TẾ

Hình 3- 9 Mạch in


Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 18/24

Hình 3- 10 Mạch điều khiển

Hình 3- 11 Mô hình cửa

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 19/24

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
4.1. KẾT LUẬN
Ngày nay, người ta cũng lợi dụng các đặc điểm riêng biệt của vân tay để xây dựng
các hệ thống bảo mật các thông tin riêng tư cho người sở hữu chúng, từ việc dùng
các ổ khóa vân tay thay thế cho các ổ khóa thông thường cho đến việc dùng vân tay
thay thế mật khẩu đã quá phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin. Người ta chỉ
cần quét dấu vân tay của mình qua các thiết bị chức năng là có thể mở được một
cánh cửa, đăng nhập vào hệ thống máy vi tính, qua một phòng bí mật hay các trạm
bảo vệ bí mật. Đó là giải pháp an ninh tuyệt đối cho những yêu cầu bảo mật của con
người trong nhiều lĩnh vực như kiểm soát an ninh, ra vào tại các cơ quan.
Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, cảm biến vân tay còn hỗ trợ đắc lực cho việc quản
lý và chấm công tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty bằng các máy chấm công vân
tay. Tuy vậy, với đề tài này vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót:
- Việc đối sánh, nhận dạng vân tay có mức độ chính xác và thành công đạt được là

khá thấp.
- Cư sở dữ liệu vân tay còn ít, tốc độ xử lý ảnh vân tay để nhận dạng chậm.
- Chương trình chỉ chạy được trên phần mềm Visual Studio 2015 nên việc sử dụng
còn nhiều khó khăn và phức tạp.
4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nhận dạng vân tay dựa trên toàn bộ các điểm đặc trưng để tăng thêm độ chính xác.
Đặc biệt nếu có điều kiện thì có thể áp dụng phương pháp nhận dạng dựa vào toàn
bộ đặc tính vân tay.
Nâng cao dữ liệu vân tay và tốc độ xử lý, đối sánh ảnh vân tay.
Cố gắng tăng tính tự động, linh hoạt trong việc lấy mẫu, lấy vân tay kiểm tra và
nhận dạng, tức là một người chỉ cần ấn tay lên cảm biến là có thể lưu được các dữ
liệu vân tay của mình và người kiểm tra có thể biết được nhanh chóng.

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


ĐỒ ÁN 2
Trang 20/24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] dulieu.tailieuhoctap.vn.
[2] congnghe12cnn.wikispaces.com.
[3] .

Cửa tự động dùng cảm biến vân tay


×