Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tieu luan thực tế nghề nuôi tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.78 KB, 17 trang )

I.
Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển của nước ta luôn gắn liền với lịch
sử phát triển làng nghề Việt Nam truyền thống. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không
chỉ là những vật phẩm sinh hoạt hằng ngày, mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng
của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn
của dân tộc. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa_ kinh tế _ xã hội và công nghệ truyền
thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa văn hóa truyền từ đời này sang đời khác, với những
sản phẩm có bản sắc của riêng mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những năm đầu của thế kỷ XV – XVI, theo chân những lưu dân vùng Bắc Bộ mở đất về
phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên vùng
đất Quảng Nam. Những làng nghề thủ công, truyền thống nổi tiếng như làng gốm Thanh Hà,
làng đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu Bảo Thạch, làng trống Lâm Yên, làng dệt Mỹ Châu… từ
lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc của Quảng Nam và một số tỉnh thành lân cận.
Thế nhưng hiện nay khi nền kinh tế trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa diễn ra ngày càng cao, Trước tình hình đó các làng nghề đã thay đổi theo nhiều hướng tích
cực lãn tiêu cực.Con người biết được tên trăm nghề nhưng hiểu được trăm nghề thì có mấy ai,
mọi người cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa" mà thôi. chính vì lẽ đó mà vấn đề nghề và
làng nghề vốn được xem như là vấn đề "cơm áo gạo tiền" của những người nông dân lại chẳng
mấy khi được quan tâm, coi trọng và hiểu hết, nên trong những năm gần đây có những làng
nghề đã từng tồn tại cả mấy trăm năm đang có nguy cơ bị "bốc hơi", nó mất đi ngay cả khi nó
đang còn có những cơ hội để phát triển bởi những lý do rất đơn giản: Nhà nước thì thiếu đầu tư,
thiếu qui hoạch, chưa quan tâm đúng mức, xã hội thờ ơ với những sản phẩm thủ công, người
dân chỉ thích "chuộng đồ ngoại", lúc nào cũng chỉ coi đồ ngoại là tốt cho nên dần coi nhẹ những
thứ vốn gần gũi và thân thiện với mình, còn người trong nghề thì dẫu có tâm huyết với nghề
nhưng vẫn cần phải lo cơm áo với bản thân và gia đình cho nên dễ lung lay, phải
chuyển nghề khi không tự "mò mẫm" tìm được hướng đi cho sản phẩm của mình, không
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, được trợ giá như khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh
tế tác động như năm vừa rồi và còn rất nhiều lý do khiến nghề ngày càng bị mai một.
Với mong muốn góp chút sức mọn và thêm một tiếng nói đồng thuận với người dân làng


nghề, Là một đứa con được sinh ra trên mảnh đất “ chưa mưa đã thấm” (Quảng Nam) ,lại có
điều kiện gần gũi với nghề nuôi tằm nên tôi quyết định chọn "nghề nuôi tằm ở làng Đông
Yên, Duy Xuyên, QUảng Nam" làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu để mọi người biết tầm
quan trọng của nghề, trân trọng những giá trị đồng thời có những quan tâm đầu tư đúng mức tạo
động lực cho sự tồn tại và phát triển lâu dài .
2. Mục đích của đề tài:
- Tìm hiểu nghề nuôi tằm ở làng Đông Yên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, các công việc của nghề nuôi tằm để thấy được
giá trị văn hóa truyền thống của nghê này…
- Mặt khác ta tìm hiểu thực trạng của làng nghề truyền thống hiện nay từ đó đưa ra một số
biện pháp, đề xuất để bảo tồn và phát huy nghề này.
3. Lịch sử nghiên cứu:


Nghề nuôi tằm mặc dù đã có lịch sử mấy trăm năm thế nhưng phải thừa nhận rằng mức
độ quan tâm của các nhà chuyên môn cũng như sự đầu tư cho việc đi sâu nghiên cứu để có
thể đưa ra những công trình, những đầu sách mang tính chuyên sâu hay giáo trình giảng
dạy thì hầu như là chưa có, nếu có thì cũng chỉ là những bài viết lẻ tẻ mang tính giới
thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề mà không hề theo một hệ thống nhất định
nào. Tuy nhiên tôi được biết có một bài viết “ Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu“
của Hoàng Thơ đăng trên báo Quảng Nam ngày 9.3.2003 . Từ những số liệu của nghề dâu tằm
trong những năm gần đây, tác giả khẳng định khả năng phát triển của vùng này.
Và được xem là “bảo tàng sống” với một không gian bảo tàng về lụa của vùng đất di sản, nơi
có nghề trồng dâu, nuôi tằm - ươm tơ, dệt vải, thêu thùa, nơi đây lưu giữ các nguồn gen cây dâu,
giống tằm, quy trình sản xuất lụa truyền thống, và là “điểm đến” hấp dẫn du khách muôn
phương nghề tằm tang đã được ngòi bút của Trương Công Minh phác họa đặc sắc trong chuyên
mục Văn Hóa _ Xã Hội ở cổng Thông Tin Điện Tử huyện Phước Sơn được đăng vào ngày
24/9/2013..
4.
Phạm vi nghiên cứu

"Bước đầu tìm hiểu nghề trồng dâu nuôi tằm Duy Xuyên - Quảng Nam” phải nói đây là
một đề tài khá mới mẻ, mới đối với cả người nghiên cứu và nghề được nghiên cứu.Trước một
thực trạng đáng lo ngại về sự tồn tại của một làng nghề lâu năm vốn có rất nhiều đóng góp vào
việc tạo lập và ổn định cuộc sống hơn thế nữa còn có thể làm giàu cho người dân nếu biết tìm
lối đi cho nghề, đặc biệt nếu tìm hiểu kỹ về làng nghề thì ta còn thấy đây không đơn thuần là
một nghề thủ công chỉ nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị vật chất mà đây còn là một
nghề có tính nghề thuật rất cao bởi vậy giá trị tinh thần của nó là một điều không thể
nói hết, nó góp phần làm phong phú thêm cho sự đa dạng văn hóa và bản sắc văn hóa của dân
tộc. Mặc dù nghề nuôi tằm hiện nay đã có sự mở rộng ra nhiều nơi trong và ngoài tỉnh thậm chí
ngoài Việt Nam thế nhưng do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành "tìm hiểu nghề
trồng dâu nuôi tằm ở làng Đông Yên, huyện DUy Xuyên, Quảng Nam" hơn nữa cũng vì nguy
cơ mai một của nghề tại chính nơi nó sinh ra vì thế tôi chỉ tìm hiểu ở một phạm vi hẹp hy vọng
những người đi sau có điều kiện sẽ tìm hiểu rộng và nghiên cứu kỹ hơn để hoàn thiện vấn đề.
5.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điền dã:
TRong điều kiện nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ có những bài nghiên cứu chung mang tính chất
nền tảng bước đầu, chưa có sự đi sâu, tìm hiểu toàn diện, thì tư liệu điền dã là một nguồn tư liệu
quan trọng giúp tôi thu thập thông tin để phục vụ cho bà tiểu luận. Phương pháp điền dã được sử
dụng để lấy những loại thông tin:
+ Các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm
+ Sản phẩm của tằm
Trong đó, nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng là một nguồn tư liệu vô cùng quí
báu.
Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được từ mạng máy tính, hiểu biết, thong tin thu
thập thực tế, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tich tư liệu. Từ đó hệ thống
hóa những tư liệu đã thu thập được để đưa vào hoàn thành bài tiểu luận.
II.
Nội dung
1. Giới thiệu vùng đất:



Một vùng đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng
đất rộng lớn - được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”,
“đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu
giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận.
Quảng Nam cũng là nơi lưu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn
miếu, lăng miếu, nhà ở,… có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này không chỉ có giá
trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời
của một vùng văn hóa đàng Trong.Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ,
Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...là những nơi ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn
hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.Bên cạnh đó, văn hoá ẩm thức với mì Quảng, cao lầu Hội An,
bò tái Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo, giò ốc, ốc vú nàng, bánh vạc, bánh bao, bánh tổ,…đã
làm nên nét riêng của vùng đất này. Các món ăn đất Quảng đi vào đời sống, vào câu ca dao dân
ca, vào tâm linh - tâm hồn người Quảng Nam. Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ mà từ cách
ăn đến cách chế biến cũng như tính cách người Quảng: cần kiệm, dè sẻn mà lại phóng khoáng,
vui tươi. Mộc mạc mà đậm chất. Từ con cá nục cuốn bánh tráng, rau muống chấm nước mấm
“gin” (nguyên chất), cái bánh bèo con con, đến món mì Quảng sợi vàng óng ánh, con bò thui
bên trong nhét lá ổi, lá sả thơm phức. Mì Quảng bây giờ đã là món ngon thân quen của người
Việt ở nhiều nơi, không thua gì phở Bắc, bún bò Huế, hủ tiếu Mỹ Tho…
Nói tiểu vùng văn hóa Quảng Nam thì cũng phải nhắc tới vùng đất DUy Xuyên – được mệnh
danh là vùng “ đât lành chim đậu” , với đất đai dồi dào phù sa, màu mỡ được thừa hưởng từ
thượng nguồn các nhánh con sông Thu Bồn.Cũng chính nhờ vậy mà hang năm hai bờ sông được
bồi đắp tạo thành những đồng ruộng phì nhiêu, bạt ngàn thuận lợi cho việc canh tác, trồng trọt,
nhất là trồng lúa, trồng dâu..” Sông Thu Bồn như dòng sửa ngọt ngào nuôi dưỡng cư dân đôi bờ”
.,” Thu Bồn ơi! Nước vẫn xanh cho bờ dâu em thắm, hái lá xanh hong ráo em nuôi tằm, thương
con tằm đứt ruột nhả tơ, thương tình em ngọt ngào nư lời ầu ơ. “ ( Duy Xuyên trong tôi _ Võ
THiên Quang)
Đến với Duy Xuyên, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ
đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.Đó là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận -khu Di

tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Đây là cả một quần thể kiến trúc
độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị
vua Chăm. Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ
Chămpa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ
thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần
tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm Duy Xuyên..


(Tháp Cổ Mỹ Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam)
Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu “Qua Kinh Thành xưa, nghe giáo đường
ngân tiếng chuông chiều , Trà Kiệu ru hồn mênh mang” ( Về Duy XUyên về với yêu thương –
Nguyễn DUy Khoái), có thuy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh.
Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang tên Phan Bội Châu,
trường Trung hoc Phổ thông Sào Nam, ngôi trường được nhận danh hiệu anh hùng lao động.
Trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ
đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường
còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh.
Lễ hội ở Duy Xuyên hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của người dân tất cả đều
mang yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mưa thuận
gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn, truyền thống
của dân tộc và thể hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con người nơi đây…Tiêu biểu
là lễ hội Bà Thu Bồn (12 tháng 2 âm lịch) : bà vốn là một nữ thần Chăm mà người Việt vẫn thờ
cúng và kính cẩn gọi là Bồ Bồ phu nhân. DUy Xuyên còn là nơi có nhiều làng nghề truyền
thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề
và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê,
thôn xóm của vùng đất này hư nghè trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa….
Đất và người Quảng Nam nói chung và Duy Xuyên nói riêng luôn là những bí ẩn đối cho
những ai muốn khám phá.
2. Giới thiệu nguồn gốc của nghề nuôi tằm:
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ rất lâu đời, người dân cũng không biết rõ nó có từ bao giờ

và từ đâu.Chỉ biết có một truyền thuyết găn liền với nghề này.


Theo lời kể của một cụ già trong làng, Cuộc đời của cô gái trồng dâu nuôi tằm dệt lụa ở làng
Chiêm Sơn, huyện Diên Phước thuộc dinh Quảng Nam bên bờ sông Thu Bồn có một giai thoại
đẹp đẽ đi vào sử sách và truyền thuyết dân gian địa phương. “Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên”
đã viết rằng: “Năm mười lăm tuổi, Bà hái dâu bên bãi trông trăng mà hát. Bấy giờ Hy Tông
Hoàng Đế ta (tức Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) đi chơi Quảng Nam, Thần Tông Hoàng Đế ta
(tức Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) theo đi hộ giá. Đêm đáp thuyền trăng đi chơi. Đỗ thuyền
ở Điện Châu (bây giờ là An Phú Tây) câu cá, nghe tiếng hát lấy làm lạ, sai người đến hỏi biết là
con gái họ Đoàn, cho tiến vào hầu Chúa ở tiềm để, được yêu chiều lắm”.
Theo truyền thuyết dân gian, vào một đêm trăng đẹp (1615), Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc
Nguyên lúc đó đang trấn giữ Quảng Nam dinh và con trai là Công Tử Nguyễn Phúc Lan dạo
thuyền trên sông Thu Bồn. Khi thuyền rồng ngược dòng sông từ Thanh Chiêm đến địa phận làng
Chiêm Sơn, thuộc huyện Diên Phước, nổi tiếng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa thì một giọng hát
trong ngần và quyến rũ của một thôn nữ từ một nương dâu bên bờ sông vọng tới theo làn gió
mát. Cô gái hát rằng:
“Thiếp nghe chúa ngự thuyền rồng
Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa... “
Một lát sau cũng giọng hát đó lại cất lên uyển chuyển, mượt mà nghe da diết làm sao:
“Thuyền rồng Chúa ngự nơi đâu
Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình...! “
Giọng hát và lời ca của cô thôn nữ trong đêm trăng thanh vắng đã làm rung động tâm hồn và
xao xuyến trái tim của chàng công tử đa cảm Nguyễn Phúc Lan. Được phép thân phụ, công
tử cho thuyền rồng men theo triền sông đi tìm tiếng hát. Khi lên bờ, bên bóng dâu xanh thắm
nhuộm ánh trăng vàng, chàng trai vương bá đem lòng say mê vẻ đẹp yêu kiều của một thục
nữ vừa độ trăng tròn rất mực đôn hậu là Đoàn Thị Ngọc Phi, con gái út của một hào trưởng
nổi tiếng, chuyên làm nghề tầm tang, quê ở làng Chiêm Sơn, huyện Diên Phước là Đoàn
Công Nhạn. Hình như cuộc kỳ ngộ này đã được sắp xếp từ trước bởi bàn tay của Ông Tơ Bà
Nguyệt se duyên. (l)

"Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên" đã viết về người thục nữ đó rằng “Bà là con gái thứ ba của
Thạch Quận Công Đoàn Nhạn. Mẹ là phu nhân Võ Thị. Bà là người minh mẫn thông sáng…
sáng thơm, tý mỵ, phép tốt trinh thuần”.
Công Tử Nguyễn Phúc Lan và cô thôn nữ Đoàn Thị Ngọc Phi đã bén duyên vào tuổi mười
lăm (1615) và sau đó hai năm, họ cùng nhau kết duyên trăm năm vào tuổi mười bảy (1617) và
đã sống với nhau ở dinh trấn Thanh Chiêm cùng với thân phụ là Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc
Nguyên và thân mẫu là phu nhân Nguyễn Thị Giai (tức là Mạc Thị Giai được mang họ Chúa
Nguyễn).


Sau khi Nhân Lộc Hầu Nguyễn Phúc Lan trở thành Quận Công trấn giữ Quảng Nam Dinh,
Bà Đoàn Thị Ngọc Phi đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nhân dân các phủ Điện Bàn phát triển
nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nhờ vậy mà nghề tầm tang ở Đàng Trong được mở
mang, đã mở mang vào thời kỳ đó và đã sản xuất được nhiều mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như
đoạn, lãnh, gấm, vóc, trườu, sa để bán trong nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài qua thương cảng
Hội An. Bởi vậy, Lê Quý Đôn đã viết trong "Phủ Biên Tạp Lục" rằng “Người Phủ Thăng, Phủ
Điện dệt được các loại the, đoạn, lụa, là hoa hòe chẳng kém gì Quảng Đông”.
Cũng từ đó, cảng thị Hội An dưới thời Chúa Nguyễn đã trở thành một trung tâm trung
chuyển của con đường tơ lụa quốc tế xuyên đại dương trong thế kỷ XVI - XVII nối liền Tây Âu
và Viễn Đông. Và Bà Đoàn Thị Ngọc Phi trở thành "Bà Chúa Tầm Tang" ở Đàng Trong. Các cô
gái trồng dâu nuôi tằm dệt lụa ở quê hương Bà đã từng hát:
“Chiêm Sơn là, lụa mỹ miều
Mai vang tiếng cửi, chiều chiều tơ giăng... “

“Nương dâu xanh thắm quê mình
Nắng lên Gò Nổi đượm tình thiết tha
Con tằm kéo kén cho ta
Tháng ngày cần mẫn làm ra lụa đời...”
Sau đó, nghề trồng dâu nuôi tằm đã được phát triển và mở rộng sang các vùng lân cân như
Đại LỘc, Điện Quang, HỘi An…..

3. Công việc:
3.1. Trồng dâu:
3.1.1. Đất:
- Dâu có thể được trồng trên đất bãi hoặc đất ruộng . Nhưng người dân thường chọn đất bãi
dọc sông Thu Bồn để trồng dâu vì hằng năm, hai bên bờ sông được thừa hưởng một lượng phù
sa dồi dào . Đất đai phì nhiêu, màu mỡ sẽ cho năng suất cao, lá dâu dày và to hơn…. Từ đó có
thể cung cấp thức ăn đầy đủ cả về chất và lượng trong quá trình nuôi tằm.


Đất phù sa ven sông cho những nương dâu xanh tốt
3.1.2. Giống:
- Giống cây được người dân sử dụng từ thân cây dâu ( hay còn gọi là hom dâu) .
Thân cây được chọn phải khỏe; lá phải to và dày. Thân cây được đoạn thành từng
khúc ngắn có đầu hình mũi vát. Mỗi hố, người dân thường trồng 2 đến 3 đoạn để
phòng hao hụt do cây chết, 2 bụi cách nhau khoảng 0,6 – 0,7 m, hang cách hàng
1.5 – 2m.
- Ngoài ra người dân còn sử dụng gốc dâu của năm trước để tái sinh. Sau mỗi mùa
lụt, người dân chặt thân dâu , sử dụng đất để trồng các loại cây ngắn ngày . Vào
khoảng tháng 11 , họ sẽ bón phân và vun đất vào gốc để cây phát triển lại. Cây dâu
có thời gian sinh trưởng dài, nếu là đất tốt, nó có thể cho thu hoạch 30- 50 năm.
Bình quân, vòng đời của dâu từ 8 đến 12 năm, cho năng suất bình quân từ 2 đến 8
tạ lá một hecta. Rễ cây cắm vào lòng đất từ 2 đến 3 mét, nhiệt độ thích ứng từ 28
đến 32 độ.
3.1.3. Chăm:
- Trong quá trình trồng,lưu ý không được để cây thiếu nước. Nếu thiếu nước cây sẽ
chết hoặc cho sản phẩm không như mong muốn.. Để tránh tình trạng đó xảy ra,
cần thường xuyên tưới cây khoảng 15- 20 ngày/ 1 lần.
- Sau mỗi lần thu hoạch cần phải bón phân và tưới nước cho cây để cây hấp thụ đầy
đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trính sinh sôi và phát triển.
3.1.4. Hái:

• Đến khi tằm đã nở ngừoi dân sẽ tiến hành hái dâu.
Hình ảnh nàng thôn nữ ngồi dệt lụa, quay tơ, từ ngàn xưa, đã trở thành hình ảnh
biểu tượng cho tứ đúc, tam tòng, lễ giáo gia phong, đạo đức và văn hóa Việt theo
lời ông cha ta dạy: “Gái thời giữ việc trong nhà, khi vào canh cửi, khi ra thêu
thùa!”


Chiều thu con nước về xuôi, gờn gợn mây hồng, mang theo câu hò của những
nàng thôn nữ hái dâu, làm ngẩn ngơ lòng bao chàng trai cuốc đất.
“Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn
Bóng ai cắp rổ lên cồn hái dâu
Tiếng nàng hát vọng đôi câu
Dừng tay cuốc mướn, lòng sầu ngẩn ngơ…”

Ông Giáp, một người dân trong làng kễ trong niềm hanh phúc “Những ngày đầy
nắng, làng tôi lấp lánh sáng từ những ruộng lúa, nương dâu. Bởi đó mà người xưa
dùng câu “nhật xuất phù tang ” để mô tả ánh sáng trên nương dâu. Ánh mặt trời từ
cõi thăm thẳm , bao la, chiếu trên ngàn cây lá, khi có gió lùa, cành lá rung rinh,
nương dâu lóng lánh ánh vàng”. Phải chăng vì thế mà khi tằm ăn dâu, nó nhả tơ
cũng một sắc vàng, sắc vàng tươi, hiền hòa, trìu mến, dịu êm như non nước thanh
bình.” Mùa đông, gặp lạnh, cây ngừng sinh trưởng, rụng lá và bắt đầu giấc ngủ
đông, bầu trời xám xịt một màu chì, mây ngàn giăng tám ngả sơn khê.Mây thấp cơ
hồ la đà xuống tận ngọn cây, gió bấc lạnh từng cơn, những cơn mưa mưa nguồn về
trắng đồng. Những ngày không mưa, trời cũng âm u với sương mù lãng đãng!
Thấp thoáng trong sương, ngàn dâu chơi vơi, trụi lá trơ cành! “ Khung cảnh vô
cùng gợi nhớ. Cũng chính vì vậy mà những thôn nữ hái dâu thường hò :
“Anh đi góc biển chân trời.
Thì thôi anh nhé, thì thôi lỡ làng.
Trăm năm lỗi nhịp cung đàn,
Ngàn dâu xanh rụng lá vàng về đâu!!!”

• Lá sẽ được thu hoạch lá từ gốc đến ngọn chỉ chừa lại đọt dâu. Việc hái lá dâu
tuy đơn giản nhưng cần phải chọn đúng thời điểm, lá dâu không được quá già
cũng không quá non, những là úa vàng sẽ bị loại bỏ.Hái lá dâu đúng với tuổi
tằm, không hái khi trời mưa sương ướt. Hái lá vào lúc trời mát( buổi sáng hoặc
lúc chiều mát). Sau khi hai phải đưa ngay đến nơi bảo quản.


3.2.

• Bảo quản lá dâu ở nơi ẩm, mát, sạch, không chất thành đống dày quá 40cm,
tránh dập nát. Đậy lá dâu bang vải ẩm. nếu trời nắng khô thì cứ 2 giờ phun
nước 1 lần, kết hợp với đảo dâu tránh hấp hơi.
Nuôi tằm

Người xưa có câu:
“ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”
Như vậy cũng đã phần nào cho ta biết nuôi tằm không hề đơn giản như chúng ta thường
nghĩ.Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng srn phẩm tơ, kén, hiệu
quả kinh tế của nghề trồng dâu nuôi tằm. Nó đòi hỏi thời gian nghiêm ngoặc, qui trình chặt
chẽ, lao động nhẹ nhàng và có kỹ thuật cao. Ngoài ra, Việc nuôi tằm đòi hỏi người dân phải
chuẩn bị kĩ lưỡng về thời vụ, địa điểm, môi trường,dụng cụ, giống, chăm sóc, thức ăn…
3.2.1. Thời vụ nuôi tằm:
Có 3 thời vụ nuôi tằm: Vụ Xuân( từ tháng 2 đến đầu tháng 5), Vụ Hè( từ giữa tháng 5
đến cuối tháng 8), Vụ Thu( từ tháng 9 đến thangs 11). Vì nắm bắt được đăc tính phát
triển của tằm mà người dân nơi đây chọn vụ Xuân là vụ chính trong năm.Vào khoảng
thời gian này, thời tiết mát mẻ, nuôi tằm giống tốt, năng suất, chất lượng cao.
3.2.2. Địa điểm, môi trường và dụng cụ nuôi:
- Khu vực nuôi tằm phải là nơi thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh, gần
nơi bảo quản dâu.
- Về dụng cụ nuôi: cần chuẩn bị dụng cụ ấp trứng, nong tằm, bủa nuôi, sọt đựng

dâu, dao và thớt thái dâu.
3.2.3. Vệ sinh tiêu độc trước khi nuôi tằm :
Trước khi nuôi tằm 1 tuần, toàn bộ dụng cụ phải được rửa sạch, xông hơi rồi phơi
khô.. Nhà cửa phải thoáng, không được có mùi phân…. Vì tằm là một loại sinh vật
cực kì sach sẽ.
3.3.4. Giống
Sau khi đã chuẩn bị xong địa điểm nuôi tằm.Công việc đầu tiên là khâu ấp trứng.
Trước kia, mỗi hộ dân sẽ được cấp giống miễn phí. Nhưng về sau, người ta phải mua
các hộp trứng từ Hợp tác xã nông nghiệp.Mỗi hộp trứng có trọng lượng khoảng 1015 gram.
100 con ngài sẽ đẻ khoảng 40.000 trứng, kích thước của mỗi trứng bằng đầu kim, có
hình bầu dục, nhỏ dẹt, vỏ cứng, màu trắng sữa, hoặc hơi vàng, trên vỏ trứng có nhiều
lỗ khí. Khi ngài đẻ xong thì cánh xơ xác, mệt mỏi, phấn trôi khỏi mình Con ngài cái
chết gần như ngay lập tức sau khi đẻ trứng và con ngài đực cũng chỉ sống được thêm
một thời gian ngắn sau đó. Con ngài có phần miệng bị thoái hóa, nó không ăn được
trong thời gian trưởng thành ngắn ngủi của mình.


Màu sắc trứng thay đổi theo giống tằm và thời gian phát dục: Giống độc hệ và lưỡng
hệ kén trắng, khi mới đẻ, trứng có màu vàng đậm. Trong quá trình phát dục của trứng,
màu sắc của trứng biến đổi như sau: Giống độc hệ và lưỡng hệ (trứng có nghỉ đông)
trứng chuyển từ màu trắng sang màu hồng (sau đẻ 36-48 giờ), rồi chuyển sang màu
nâu đậm hay còn gọi là màu đen (sau đẻ 72 giờ). Khi trứng chuyển sang màu nâu đậm
thì trứng bắt đầu đi vào thời kỳ nghỉ đông và màu nâu đậm được duy trì trong suốt
quá trình nghỉ đông của trứng. Người ta ứng dụng quá trình nghỉ đông của trứng để
vận chuyển. Giống đa hệ (trứng không nghỉ đông) thì trứng chuyển từ màu vàng sang
điểm đen (trên bề mặt trứng xuất hiện một điểm đen) sau khi đẻ 5-6 ngày, và cuối
cùng toàn bộ bề mặt trứng có màu xanh xám (sau khi đẻ 9 ngày) gọi là trứng ghim.
Những quả trứng nhỏ bé của con ngài được ấp cho đến khi nở thành ấu trùng (con
tằm). Trứng tằm muốn nở đều, tập trung, cần ấp nhiệt độ 25-26oC, ẩm độ 80-90%,
ánh sáng tự nhiên. Chừng mười ngày sau, trứng tằm đổi từ màu trắng sang màu đen

Khi trứng ghim, cần bảo quản tối hoàn toàn 01 ngày để khi được tiếp xúc ánh sáng
tằm nở đều. Độ 3, 4 ngày sau nữa, nở thành những con sâu nhỏ bằng đầu tăm, lớn
bằng tăm xỉa răng, dài chừng1/2 cm, giống như đám sâu lúc nhúc có màu xanh xám
đậm hay màu đen, có lông, có chân, có đầu, có miệng và có răng.
4.

Các giai đoạn tắm lớn:
• Quá trình phát triển của tằm được sơ lược qua sơ đồ sau:

Ngũ rụng lông -> Tằm ăn 1 -> Tằm ăn 2 -> Tằm ăn 3 -> Tằm ăn 4 -> Ngũ thức lớn

-

• Giai đoạn đầu tiên của tằm là giai đoạn rụng lông, kéo dài 3 ngày.
• Nuôi tằm con:
Giai đoạn này còn chia thành 3 giai đoạn nhỏ: Tuổi 1,2,3 hay như người dân hay
gọi là ăn 1, ăn 2, ăn 3.
Đây là giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi tắm lớn tuổi 4,5( giai đoạn
ngủ thức lớn).
Tằm con có khả năng chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm cao hơn tằm lớn và sinh lí
cũng khác tằm lớn nên cần được chăm sóc chăm sóc chu đáo


-

Yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm

Tuổi tằm
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)

1
27 – 28
85 – 90
2
26 – 27
80 – 85
3
26
75 – 80
- Khi cho tằm ăn dâu, chú ý chống kiến, thạch sung, chuột. Sau khi nở, tằm
được đặt trong một lớp đệm như nong nia và ăn một số lượng lớn lá dâu non hay
bánh tẻ, dùng dao sắc thái thật nhỏ như thái thuốc lào rồi rắc nhẹ lên mình tằm.
Khi nào tằm ăn hết thì lại rắc ngay lớp khác, suốt ngày đêm chia khoảng 10 bữa.
Lá dâu phải sạch, không được trồng gần ruộng trồng thuốc lào, ớt hay cây trồng
khác mà có hơi mùi thuốc trừ sâu là coi như lá dâu ấy vứt.Kích thước lá dâu thái
cũng theo tuổi tằm(cm) :
Tuổi tằm
1
2
3
-

-

Đầu tuổi
0.2
0.3
0.5

Giữa tuổi

0.3
0.5
1.5

Ướm ngủ
0.2
0.3
0.5

Lưu ý ở giai đoạn này tằm ăn rất nhiều vì vậy cần chuẩn bị và cung cấp một
lượng thức ăn lớn để tằm phát triển mạnh. Thông thường mỗi tuổi keo dai 3 ngay,
Nếu ta có nhiều lá dâu, có lượng thức ăn lớn thì ta có thể ép chúng ăn, như vậy
mỗi tuổi rút ngắn còn 2.5 ngày (được gọi là sắc 2.5 ; có nghĩa là đáng ra cho ăn 6
nước, nhưng có dâu nhiều ta cho ăn 4 nước, thì tăm sẽ phát triển nhanh hơn,lẽ ra
tốinay tằm lớn, nhưng sáng nay tằm đã lớn ).

(Chăn tằm là một trong những công đoạn then chốt để tạo ra những nong kén có
chất lượng)
• Nuôi tằm lớn:
Sau đó là 10 ngày ngũ thức lớn. Trong đó có 4 ngày cho tằm ngũ, không ăn . Và 6
ngày sau gọi là thức lớn, con tằm sẽ chin. Nó chuyển sang màu trắng ngà.giai doạn
thức lớn là giai đoạn phát triển nhanh nhất của tăm.
Tằm lớn 4, 5 tuổi ăn khoẻ, tằm tuổi 4 ăn 10%, tuổi 5 ăn 80% lượng dâu của cả lứa.
Thời kỳ này, tằm bài tiết nhiều, sức đề kháng yếu dễ bị mắc bệnh.


5.

Tằm lớn cần nuôi dưỡng trong môi trường thông thoáng, không khí luân chuyển,
trong sạch, tránh gió lùa mạnh và ánh sáng trực xạ.

Tuổi 4 yêu cầu nhiệt độ 24-260C, độ ẩm 75-80%.
Tuổi 5 yêu cầu nhiệt độ 23-240C, độ ẩm 65-75%.
- Tuổi 5 cho tằm ăn lá dâu đầy đủ, sau 6-8 ngày tằm chín. Tằm chín da láng bóng,
tằm ngưng ăn dâu, có xu hướng bò đi tìm nơi thích hợp làm tổ. Khi có ít nhất 1/3
cơ thể con tằm có màu trong suốt là thời điểm bắt đầu lên né tốt nhất. Giống tằm
đa hệ thường chín vào buổi sáng 6-7 giờ, lưỡng hệ chín vào buổi trưa. Bắt tằm
chín kịp thời, cho lên bủa. Ngày xưa người dân thường mua cây rang ở trên núi rồi
về đan làm bủa cho tằm, nhưng bây giờ người ta thường đan bằng mây, tre.Khi
tằm lên bủa thải rất nhiều nước tiểu, vì vậy phải vệ sinh nhà bủa (nơi để bủa) luôn
sạch sẽ và khô ráo.Tằm sẽ thải hết nước tiểu ra ngoài, trong con tằm chỉ còn lại
chất tạo tơ. Khi lên bủa cần nhiệt độ 30-320C, ẩm độ 60-65% để tằm nhả tơ đều,
chất lượng cao. Vụ Xuân, Thu: nhiệt độ thấp, độ ẩm cao bố trí trở lửa (dùng than
tăng nhiệt) 2 đêm đầu. Vụ Hè nóng, ẩm dùng quạt thông gió tạo điều kiên thoáng
mát giảm ẩm. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, con tằm sẽ lắc đầu lien
tục để nhả ra tơ, cho sợi tơ dài liên tục. Tuy nhiên vẫn có một số con tằm sẽ nhả tơ
bị đứt quản.
Thu hoạch kén :
Qua 3 ngày mình có thể thu hoạch kén. Chúng ta phải thu hoạch đúng thời điểm. Nếu
chúng ta thu hoạch trễ thì con nhộng sẽ phát triển thành con bướm bay ra ngoài.

( những nong kén vàng óng cho những màu bội thu)
6.

7.

Lấy tơ:
Nấu kén tằm trong nước ở nhiệt độ 70oC.Loại bỏ phần ngoài của kén tằm (). Vớt kén
tằm bỏ qua nồi nước khoảng 30oC , có thể cho tay vào được.Sau khi nhả tơ, bên trong
cái kén chỉ còn là một con nhộng. Nhộng này có thể hoá thành con ngài khoảng 12
ngày sau đó. Cả cái kén được đưa vào nước nóng cho nhộng chết đi đồng thời cho sợi

tơ mềm và sạch nhựa bám trên tơ làm cho tơ rối mù.
Quay tơ:
Có thể quay bằng thủ công và quay bằng máy.Bắt múi tơ đầu tiên lên móc quay tơ và
thực hiện quay tơ.Nếu sợi quá nhỏ, ta có thể se 2 hoặc 3, quay đến khi hết tơ.Nhiều
sợi tơ được se lại thành một sợi vào cuộn vào một cái lõi.Phải se từ 10 đến 12 sợi tơ
như vậy mới thành một sợi dùng được.Ít quá, sợi tơ dễ bị đứt.Nhiều sợi quá thì sợi
lớn, dệt mặt lụa nom thô.Trên những mặt lụa có ghi sợi đôi, sợi ba có nghĩa là lụa đã


8.

được dệt bằng những sợi tơ chập đôi, chập ba.Sợi nylon ngày nay rất phổ biến, rất rẻ
đã thay thế sợi tơ tằm. Nhưng sợi nylon không thể có những tính năng như mềm, mát,
nhẹ… như tơ tằm nên tơ tằm vẫn được chuộng hơn
Sản phẩm :
• Sản phẩm đầu tiên được lấy ra từ con tằm là gốc dũ – đây là một loại
nguyên liệu rất có hiệu quả kinh tế, thường được người dân nhập ra Bắc rồi bán
sang Trung Quốc để sản xuất ra các loại chăn, mền, khan bông…
• Có hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng tương tự gốc dũ- xác xã- xác của con
nhộng- cũng được người dân tận dụng để tạo ra giá trị sử dụng, nhưng giá cả
khi bán xác xã thấp hơn khi bán gốc dũ.
• Cây dâu là liều thuốc quí để chửa bệnh cho người .
- Ví dụ :. Lá cây dâu, (Đông y gọi là Tang diệp), có tác dụng:Chữa chảy máu
cam ( Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu,
máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh ).Hoặc Chữa nôn ra máu( Lấy 12-16g lá
dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn
200/ml chia 2 lần uống trong ngày.). Vỏ rễ cây dâu, (Đông y gọi là Tang bạch
bì) dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao
huyết áp.Cành cây dâu, (Đông y gọi là Tang chi), có tác dụng : chữa phong
thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương.

• Sản phẩm quan trọng và có giá trị sử dụng cao là lụa .
Vải lụa tơ tằm vốn óng mượt, mềm mại, quyến rũ bao người. Biết bao người
một lần ướm thử thứ vải lụa này lên người thì vĩnh viễn yêu thích và sử dụng
nó trong đời sống hàng ngày cũng như những dịp quan trọng. Ngày nay, dọc
theo các con đường ở Hội An, Đà Nẵng, chúng ta sẽ đuợc thấy những của hang
bán vải lụa tơ tằm – nơi mà du khách nước ngoài thường đến.Không đơn thuần
là sản xuất lụa, các nghệ nhân cũng làm ra những sản phẩm thêu, dệt khăn... để
bán cho khách, giúp khách lưu lại những kỷ niệm khi ghé làng lụa…..
“ Làm ra đủ thứ mặc hang
Hàng đơn, hang kép, gọc ngang, tinh tường
Lượt là, lĩnh lua, xuyến, lương
Ấy là những thứ mặc thường của ta
Thứ trơn rồi lại thứ hoa
Quế, vân, gấm vóc, băng sa , kì câu
Lục hoa mỗi thứ một màu
Đọ vào nào kém hang tàu, hàng Tây”


• Không chỉ tạo ra sản phẩm ăn mặc, là nguyên liệu cao cấp cho các mặc hang
phục vụ hàng ngày , nghề trồng dâu nuôi tằm còn được nhắc đến và nổi tiếng
hơn bởi món ăn đặc sắc và dân giã – món nhộng .Nếu có một lần về với
những dòng sông quê hiền hòa xứ Quảng, nơi có những bãi bồi với những
nương dâu xanh ngát một màu, bạn đừng quên chỉ ngắm nhìn những nong tằm
ăn rỗi, những nong kén vàng ươm mà còn nên thưởng thức những món ăn ngon
từ nhộng tằm . - bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon từ nhộng tằm, Bạn
sẽ cảm nhận được hết những hương vị tươi ngon, béo, thơm, ngọt ngào ẩn chứa
trong từng chú nhộng bé nhỏ, vàng ươm, căng mọng.

9.


(món nhộng xào)
Nét độc đáo của nghề trồng dâu nuôi tằm:
• Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ rất lâu đời, người dân cũng không biết rõ
thời gian bắt đầu. Chỉ biết là nghề được ông cha ta truyền từ đời này sang đời
khác và dần đi vào nếp sống và làm việc của người nông dân.
• Nhắc đến Duy Xuyên, ngoài những di tích lịch sử nổi tiếng được kể đến, thì
người ta liền nhắc đến nghề trồng dâu nuôi tằm. Nghề dâu tằm không biết từ
bao giờ đã trở thành tên của vùng đất giàu tiềm năng này.


• Không chỉ có giá trị kinh tế cao, nghề trồng dâu nuôi tằm còn là đặc sắc văn
hóa của người dân Duy Xuyên nói riêng và người dân Quảng Nam nói chung.
Nó đã được đi vào văn học Việt Nam. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã dồn
ngòi bút và tình cảm gắn bó của mình vào cái nghề này, lắng mình vào những
dòng thơ tình đầy cảm hứng lãng mạng gắn với các cô thôn nữ dệt tơ..
- “Gặp em đây nắm chéo áo thở than
Em có chồng mược có để anh ăn miếng trầu
Tiếc công anh vun vén hàng dâu
Dâu kia tươi tốt tằm đâu hổng thấy tằm!”
Hay:
10.

“ Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ”
Thực trạng của nghề trồng dâu nuôi tằm ở Đông Yên, Duy Xuyên hiện nay:
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam,các làng nghề truyền thống của địa phương
đã đạt doanh thu hơn 200 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp của tỉnh. Bên cạnh sự phát triển đáng mừng này, kết quả khảo sát mới đây của
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cũng cho thấy, hiện kết cấu hạ tầng, qui
hoạch tại các làng nghề truyền thống của địa phương còn nhiều bất cập và chưa đạt

các tiêu chuẩn như qui định. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao trước sự phát
triển ồ ạt.Trong khi đó, các giải pháp về hạn chế nguy cơ ô nhiễm tại đây lại tỏ ra kém
hiệu quả.
Dạo một vòng qua làng nghề truyền thống ươm tơ dệt lụa ở huyện Duy Xuyên
(Quảng Nam) dễ thấy không khí làm việc hối hả của các thợ dệt và những hộ dân
trồng dâu nuôi tằm. Duy Xuyên là vùng đất có nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt
lụa từ lâu đời và hiện thu hút khá nhiều lao động địa phương. Nghề trồng dâu nuôi
tằm truyền thống của địa phương không ngừng phát triển và hiện đang thu hút du
khách bằng những tuor du lịch làng quê. Hằng năm nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ
dệt lụa ở Duy Xuyên đã cho doanh thu tiền tỷ trên vùng đất mang biệt danh là “tàm
tang” này. Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là các xưởng sản xuất ở đây nằm xen
kẽ với khu dân cư, dẫn đến khói bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống,
sinh hoạt của cư dân địa phương.Hằng ngày tiếng ồn phát ra từ các khung dệt không
ai chịu nổi. Mặt khác, hệ thống thu gom, xử lý chất thải tại các làng nghề này hầu như
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đang gây ra tình trạng ô nhiễm nặng môi
trường đất, nước, không khí.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa , thời tiết ngày càng trở nên
oi bức, xuất hiện nhiều chất liệu tốt để tạo ra lụa hơn trên thị trường, nghề trồng dâu
nuôi tằm ngày càng mai một dần, người dân chuyển sang đi làm trong các khu công
nghiệp, như Điên Nam- Điên Ngọc, và các ngành nghề hết. Bây giờ trong làng chỉ
còn thưa thớt hộ dân duy trì nghề này.Trở về Duy Xuyên những ngày này, cảnh những
nong tằm tràn đầy đường phơi nắng không còn như xưa. Nong đựng tằm dựa lưng vào
tường nhà mốc meo hoặc cất giữ dưới trần nhà. Những bãi dâu dọc bãi bồi sông Thu


Bồn không còn xanh mướt vì bị bỏ hoang hoặc một số hộ dân đã chặt gốc, giữ lại
giống để giảm lỗ công chăm sóc. Đó là một thực trạng đáng buồn và đáng được suy
ngẫm..
III. Kết luận:
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Duy Xuyên nói riêng và ở Quảng Nam cũng như cả

nước nói chung là những tài sản vô giá không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn
chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa văn minh của dân tộc Việt Nam. Tuy
trong quá trình hoạt động các làng nghề cũng trải qua những bước thăng trầm khác
nhau, nhưng vai trò của nó trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực
nông thôn nói chung và cho cả nước nói riêng không thể phủ nhân.Tuy chỉ là một
nghề phụ nhưng lại cho thu nhập cao hơn hẳn so với trồng lúa, rau màu… của địa
phương. Nó góp phần tích cực vào giải quyết công ăn, việc làm cho bà con nông
dân, nhất là vào thời điểm nông dân nhàn.
Qua việc tìm hiểu trên đây, ta có thể thấy nghề trồng dâu nuôi tằm không phải dễ,
nó đòi hỏi tính kĩ càng, chăm chút tỉ mỉ , có như vậy mới tạo ra các kén tằm vàng
óng. Qua đó càng tôn nên vẻ đẹp trong lao động của người nông dân Việt Nam.
Vì vậy nhà nước và địa phương cần có chính sách hợp lí để khôi phục và phát triển
một cách hiệu quả, quan trọng hơn để sau này khi nhắc đến vùng đất Duy Xuyên
ta nghĩ ngay đến làng nghề Đông Yên với nghề trồng dâu nuôi tằm qua hang tăm
năm lịch sử.




×