Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

tiểu luận thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.64 KB, 44 trang )

1





THỰC TRẠNG DỊCH VỤ
THANH TOÁN THẺ TẠI
VIỆT NAM
Chủ đề 3
Môn học: Thương mại điện tử



TÊN NHÓM: nhóm 1
Lớp: TMĐT5_113
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2013
2



Nội dung chính:
1. Giới thiệu về thanh toán thẻ .
2. Vai trò của thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay.
3. Các nhà cung cấp lớn trên thị trường.
4. Hạ tầng thanh toán thẻ quốc gia hiện nay
5. Rủi ro khi thanh toán thẻ











3

I. GIỚI THIỆU VỀ THANH TOÁN THẺ:
Có nhiều cách phân loại thẻ thanh toán , ở đây nhóm dựa trên tính chất thanh toán để giới
thiệu về 3 loại thẻ đó là thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ rút tiền
(ATM).


A. Thẻ tín dụng:
1. Khái niệm:
a) Thẻ tín dụng là gì? :
- Thẻ tín dụng là hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp, tức người dùng không
cần phải trả tiền mặt khi mua hàng. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn
mức sử dụng dựa trên khả năng tài chính, hay tài sản thế chấp của chủ thẻ (hạn mức tín
dụng- credit line). Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một
khoảng thời gian nào đó (1 tháng, 45 ngày hay hơn). Nói đơn giản hơn, ngân hàng cung
cấp cho chủ thẻ một khoản vay ngắn hạn và chủ thẻ chỉ được xài khoản vay thông qua
việc sử dụng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền mặt.
4

b) Cách thức hoạt động:
+ Ngân hàng ứng cho chủ thẻ xài trước và chủ thẻ phải có trách nhiệm trả khoản ứng đó
trong khoảng thời gian nhất định, thông thường sau 30-45 ngày để không bị tính lãi. Tuy
nhiên, nếu chưa thể trả hết, chủ thẻ cũng có thể "trả dần" khoản vay và đương nhiên ngân

hàng sẽ áp dụng lãi suất.
+ Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng.
Tuy nhiên, chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên
bảng sao kê.
+ Dựa trên khả năng tài chính của chủ thẻ, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ thẻ tín dụng
chuẩn, hoặc thẻ tín dụng vàng. Hai thẻ này đều có công năng sử dụng như nhau, chỉ khác
ở điểm hạn mức tín dụng của thẻ vàng thường cao hơn so với thẻ chuẩn và khi sử dụng
thẻ vàng bạn sẽ có nhiều ưu đãi hơn.

c) Lợi ích:
+ Được dùng tiền của Ngân hàng, tiêu trước trả sau với tối đa 45 ngày không lãi suất
+ Được cấp hạn mức tín dụng, mà không cần qua thẩm định phức tạp. Bạn có thể vay
hàng chục, hàng trăm triệu mà không cần thủ tục vay vốn phức tạp. Sở hữu thẻ tín dụng
là tự nâng cao năng lực tài chính, dễ dàng đi vay vốn ngân hàng với thủ tục đơn giản hơn
+ Có thể sử dụng thẻ tín dụng ở khắp nơi không chỉ riêng trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam. Do các ngân hàng phát hành có liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế như visa,
Mastercard, với mạng lưới rộng khắp trên toàn cầu sẽ giúp giao dịch thành công tại tất cả
các điểm chấp nhận thẻ và máy ATM.
+ Ngoài ra, nếu có nhu cầu đặt dịch vụ và mua hàng qua mạng, chiếc thẻ tín dụng sẽ là
phương tiện thanh toán hữu hiệu, giúp giao dịch thành công. Ví dụ các hãng máy bay
hiện nay thường có các chương trình khuyến mãi đặt vé qua mạng chỉ một vài USD, nếu
không sử dụng thẻ, khó có những cơ hội hấp dẫn này.

d) Các loại thẻ tín dụng sử dụng phổ biến ở Việt Nam
Ở Việt Nam có các loại thẻ tín dụng do các tổ chức quốc tế phát hành, phổ biến
nhất là Master card và Visa card, AE và thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước phát
5

hành: thẻ của ngân hàng Đông Á, Navibank, ACB, Agribank, Sacombank.
+ Thẻ American express (AMEX)

+ Thẻ Visa: Ngày nay, Visa là thẻ có qui mô phát triển nhất trên toàn cầu, Visa đã phát
hành hơn 1 tỷ thẻ, được chấp nhận tại trên 20 triệu điểm POS, trên 840000 máy ATM tại
150 nước trên thế giới.
+ Thẻ Tín Dụng MasterCard® : MasterCard Worldwide (NYSE: MA) là một công ty đa
quốc gia có trụ sở ở Purchase, New York, Mỹ. Thẻ Tín Dụng MasterCard® được chấp
nhận rộng rãi trên toàn thế giới với hơn 25 triệu điểm giao dịch mang logo MasterCard®
và các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Ví dụ: Thẻ thanh toán quốc tế hoặc thẻ tín dụng Visa HSBC chính xác sẽ là thẻ mang
thương hiệu Visa, do Ngân hàng HSBC phát hành và sẽ được chấp nhận tại tất cả các
điểm chấp nhận thẻ có biểu tượng Visa trên toàn thế giới.

2. Những loại phí liên quan: Một số loại phí thông thường như sau và có thể có một số
phí khác phát sinh:
- Miễn phí phát hành thẻ
- Phí thường niên (annual fee): thu theo năm, căn cứ thời hạn hiệu lực thẻ
- Phí chậm thanh toán: thanh toán trễ hạn sẽ bị thu phí. Nhiều ngân hàng phát hành thẻ ấn
định một mức phí cố định áp dụng, trong khi một số khác lại tính phí trễ hạn dựa trên số
dư nợ trên tài khoản thẻ. Thường thì mức phí nằm trong khoảng từ 50,000vnd đến
100,000vnd hàng tháng. Chỉ cần thanh toán trễ hạn hai lần trong một năm số tiền phải trả
cho phí chậm thanh toán có thể còn cao hơn cả phí thường niên. Nếu không thể thanh
toán toàn bộ, it nhất hãy thanh toán số tiền tối thiểu được yêu cầu. Bên cạnh, lãi sẽ được
tính trên tổng dư nợ theo số ngày nợ thực tế, thường ở mức 24% một năm, cùng những
phí giao dịch khác phát sinh nếu có.
- Phí mất thẻ và thay thế thẻ. Một số ngân hàng phát hành thẻ sẽ tính phí khi chủ thẻ làm
mất thẻ hoặc bị đánh cắp nhiều hơn một lần trong năm. Mức phí thường khoảng
100,000vnd một lần.
- Phí cấp lại PIN
6

- Phí rút tiền mặt: thường là 2- 4% số tiền giao dịch

- Phí thay đổi hạn mức tín dụng
- Phí khiếu nại sai
- Phí yêu cầu bản sao kê
B. Thẻ ghi nợ:
1. Khái niệm
- Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ chỉ cho phép người sử dụng dùng số tiền đang có
trong thẻ. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ. Thẻ ghi nợ còn
được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động:
+ Thẻ on-line là thẻ ghi nợ giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài
khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn đồng
thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn.
+ Thẻ off-line là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài
khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày
- Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
- Có hai loại: nội địa và quốc tế, trong đó thẻ nội địa chỉ được sử dụng giao dịch trong
phạm vi Việt Nam và còn thẻ thanh toán quốc tế được dùng để rút tiền và thanh toán ở
bất cứ nơi đâu trên thế giới có thể chấp nhận thẻ.
VD: Khi đến bất kỳ quốc gia nào, chẳng hạn đến Mỹ, khi sử dụng có thể nộp tiền vào tài
khoản thẻ là VND, nhưng khi đến Mỹ thì rút tiền mặt tại máy ATM hay thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ là USD. Song khi về đến Việt Nam, số tiền sẽ được quy ra VND theo tỷ
giá hiện hành để trừ đi trong tài khoản thẻ.
2. Những loại phí liên quan.
Miễn phí phát hành thẻ. Một số loại phí thông thường là:
- Phí thường niên
7

- Phí phát hành lại thẻ
- Phí khiếu nại sai
- Phí đổi mã PIN

- Phí yêu cầu bản sao kê
- Phí giao dịch tại các ngân hàng khác- ATMs hoặc nước ngoài (nội địa và nước ngoài ):
1 khoản phí nhất định + phí dịch vụ ở các ngân hàng khác (mỗi ngân hàng có mức phí
dịch vụ khác nhau)
- Phí giao dịch tại Điểm Chấp Nhận Thẻ

C. Thẻ rút tiền mặt (Cash card):
- Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức
năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải
ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử
dụng được.
- Các loại phí tương tự trên.

II. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN THẺ HIỆN NAY:
1. Vai trò của thanh toán thẻ nói chung
a. Đối với chủ thẻ (Cardholder)
- Tính tiện lợi của thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là hình thức chi tiêu trước, trả tiền
sau. Khác với cho vay thông thường, thẻ cho phép khách hàng sử dụng tín dụng của
ngân hàng mà không phải đến ngân hàng xin vay.Khác với cho vay thông thường khi
đến hạn khách hàng phải thanh toán hết một lần thì thẻ tín dụng cho phép khách hàng
có thể thanh toán một lượng tối thiểu (hiện nay khoảng 20%) hoặc có thể trả hơn hạn
mức này mà không phải chịu một khoản phạt nào từ ngân hàng. Thông thường khách
hàng không trả hết ngay một lần mặc dù họ có đủ tiền thanh toán. Theo thống kê,
khoản 70% khách hàng không trả ngay toàn bộ số tiền thanh toán.
- Tính an toàn: việc thẻ bị rơi hoặc mất cắp chưa chắc đã bị rủi ro mất tiền. Điều
này khác với tiền mặt khi mất nghĩa là khả năng mất tiền là chắc chắn.Khi sử dụng
8

thẻ tín dụng, khách hàng không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn dễ gây rủi ro
bị mất cũng như việc bảo quản cũng rất phức tạp. Chưa kể đến việc rất bất tiện khi sử

dụng tiền mặt khi tiêu ở các nước khác nhau. Việc dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh
toán đảm bảo khả năng chi tiếu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ của nước
nào.
Với việc ra đời Internet và các dịch vụ toàn cầu khác, thẻ tín dụng đóng vai trò rất lớn
trong việc cho phép người mua hàng có thể đặt mua hàng qua Internet. Có thể nói
thương mại điện tử phát triển dựa vào rất nhiều khả năng sử dụng tiền điện tử, đặc
biệt là thẻ thanh toán.
b. Đối với ngưòi bán hàng (ĐVCNT) (Merchant hay Retailer)
- Thanh toán thuận tiện: Việc sử dụng thẻ làm công cụ thanh toán làm cho người
tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc mua hàng. Điều này tạo điều kiện cho
người bán hàng có cơ hội tăng doanh số bán hàng của mình.
- Tạo cơ hội mở rộng thị trường bán hàng cho người bán. Thị trường sẽ trở thành
toàn cầu đối với họ một khi cho phép người tiếu dùng mua bán hàng hoá trên Internet
hoặc trong kinh doanh thương mại điện tử.Với việc chấp nhận thẻ thanh toán, người
bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm
đếm nộp vào tài khoản ở ngân hàng Ngoài ra, việc thanh toán giữa người mua và
người bán được ngân hàng bảo đảm vừa nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.
c. Đối với ngân hàng
- Cơ hội mở rộng tín dụng cho các ngân hàng : Thẻ tín dụng là một cách dễ nhất
cho ngân hàng mở rộng tín dụng và cũng là một phương thức tạo thuận tiện cho
khách hàng muốn vay ngân hàng. Do hạn mức tín dụng là tuần hoàn nên khách hàng
có thể vay tiền, hoàn trả và vay lại tiếp mà không phải đến ngân hàng xin khoản vay
mới. Một khi khách hàng đã thanh toán, hạn mức tín dụng tự động được tăng lên.
Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đã được ngân hàng chấp nhận một khoản
vay mới (hạn mức tín dụng mới).
- Cơ hội mở rộng thị trưởng và giảm thiểu chi phí hoạt động: Việc sử dụng thẻ
thanh toán tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể mở rộng thị trường và tăng thêm
khách hàng mà không cần phải mở thêm nhiều chi nhánh. Ngoài ra, một cách gián
9


tiếp, lượng tiền gửi của khách hàng xét trên cả hai đối tượng: chủ thẻ (người mua) và
người bán sẽ tăng lên vì cả hai đối tượng này đều được những lợi ích nhất định khi
chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán.
- Tăng khả năng huy động vốn: Việc thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện huy động
vốn cho ngân hàng, bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng tốt
nguồn vốn thanh toán này để phục vụ hoạt động sản xuất doanh. Đây là một nguồn
vốn rất lớn cần được khai thác.

2. Nhận xét về vai trò của thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam hiện nay
a. Hiệu quả:
- Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán,
với khoảng 6,2 triệu thẻ.
- Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị
chấp nhận thẻ lên đến 21.875. Hiện các ngân hàng phát hành hai loại thẻ chính là thẻ
tín dụng quốc tế và ghi nợ.
- Sự ra đời của các hiệp hội, liên minh trong hệ thống các ngân hàng như: Hội Các
ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank,
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất
nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank.). Đặc biệt là sự thành lập của bốn liên
minh thẻ (liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 21 ngân hàng khác. Ba liên
minh còn lại là Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet
do Ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài
Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) và Ngân hàng Nhà Hà
Nội (HBB) và liên minh giữa Ngân hàng Sacombank và ANZ.).
b. Những tồn tại:
- Thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt
khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm
đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được
- Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong cao giao dịch vẫn ở mức cao

10

- Sự thiếu kết nối tổng thế giữa các ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch
vụ, hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa mạnh dạn tham gia cũng như thụ hưởng các
tiện ích từ TTĐT
- Thanh toán điện tử ở Việt Nam đang có sự giao thoa, mỗi bên (ngân hàng và nhà
cung cấp) đều chủ động đưa ra những giải pháp riêng mà thiếu vai trò chỉ huy của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
 Kết luận: Thanh toán điện tử tại Việt Nam đã và đang triển khai cà ngày càng dần
hoàn thiện,mặc dù còn tồn tại nhiều khó khan cần phải giải quyết. Lợi ích từ TTĐT
cần được phổ biến để đi vào trong nhân thức của mọi tầng lớp nhân dân. Sẽ là quá
muộn nếu không chú ý đến việc xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán thẻ đa
mục tiêu. Sự phát triển của thị trường TTĐT thành công hay không, không chỉ nhờ
vào sự ủng hộ của cơ quan quản lý, của ngân hàng mà quan trọng còn từ ý thức của
người dân. Và chúng ta có thể lạc quan vào thị trường thẻ TTĐT của Việt Nam trong
tương lai không xa.

III. NHỮNG NHÀ CUNG CẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Tổng quan thị trường:
Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới với mức
tăng trưởng 18.5% trong giai đoạn từ nay tới 2014 ( Research and Markets. US). Theo
số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2011, cả nước có 37 triệu thẻ với 250 thương hiệu thẻ
từ 47 tổ chức phát hành. Trong đó thẻ nội địa chiếm 94%, thẻ thanh toán và tín dụng
quốc tế chiếm 6%. Số lượng máy ATM là 12000 máy, 58000 POS được vận hành.
Với quy mô dân số trẻ hơn 85 triệu dân cùng với sự phát triển của công nghệ
và xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển
của thị trường thẻ bao gồm cả thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Trong thời gian tới, sản phẩm
dịch vụ thẻ nằm trong hướng phát triển ưu tiên số một của các ngân hàng để chiếm lĩnh
thị phần. Mật độ sử dụng tài khoản ngân hàng của Việt Nam chỉ ở mức 5-6%, ở đô thị
của Việt Nam thì khá hơn, đạt 22% trong khi đó trong khu vực ở Thai Lan và Malaysia,

con sốnày là 70-80%. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp
cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các ngân hàng:
11

Trong 5 năm qua số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, trở
thành một phương tiện thanh toán phổ biến. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, có tổng
số 49 ngân hàng phát hành thẻ, trong đó 18 ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và 17
ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, với trên 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Nếu
như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5 triệu thẻ thì đến tháng 6 năm 2011
có tới gần 36 triệu thẻ, cao gấp 7 lần so với 5 năm trước, trong đó gần 90% là thẻ ghi nợ
nội địa với tư cách là một kênh huy động vốn rất hiệu quả của các ngân hàng. Tổng số thẻ
quốc tế đạt trên 2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,2 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và gần 800 nghìn
thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ trả trước cũng xuất hiện trong một vài năm lại đây, tính đến
tháng 6 năm 2011 là hơn 900 nghìn thẻ, chiếm hơn 2,5% tổng số thẻ toàn thị trường.


Một điểm đáng lưu ý của việc phát triển thẻ thanh toán thời gian qua là xu hướng
tập trung thị trường đang dần rõ nét, thể hiện qua việc 5 trên tổng số 49 ngân hàng nắm
giữ gần 80% thị phần thẻ thanh toán của toàn quốc.
12


Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một điển
hình thành công về ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng,đồng thời cũng là một trong những ngân hàng nằm thị phần thẻ thanh toán lớn nhất
tại Việt nam. Tính đến năm 2010, Vietcombank đã phát hành hơn 5 triệu thẻ các loại,
chiếm 30% thị phần thẻ ghi nợ, 30% thị phần thẻ tín dụng quốc tế và 18% lượng thẻ
ATM của toàn thị trường. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng mạnh, đặc biệt
doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng tới 30,7% so với năm 2009. Cũng trong

năm 2010, Vietcombank đã phát triển hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và
điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc tương đương với 14% thị phần ATM
và 26% thị phần POS so với cả nước.

13

Lợi ích của các ngân hàng khi tham gia phát hành thẻ là:
- Lợi ích chủ yếu từ hoạt động kinh doanh thẻ nội địa của các ngân hàng là số dư
tiền gửi không kỳ hạn cá nhân gắn với tấm thẻ ghi nợ/ ATM, tính đến cuối tháng 6/2012
là 40 nghìn tỷ đồng trên các tài khoản thẻ toàn hệ thống.
- Đa dạng hóa bộ sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến cho khách hàng.
- Giảm giao dịch tiền mặt tại ngân hàng.
- Tăng hiệu quả kinh doanh: Việc tăng tiện ích cho tài khoản ngân hàng, thẻ thanh
toán sẽ góp phần thúc đẩy thêm lượng khách hàng mở thẻ, mở tài khoản thanh toán tại
Ngân hàng. Qua đó, giúp Ngân hàng tăng được doanh thu từ hoạt động thanh toán qua tài
khoản và hoạt động thanh toán thẻ, đồng thời giảm bớt đầu tư cho các hoạt động liên
quan đến thanh toán bằng tiền mặt.
- Giúp Ngân hàng nâng cao hình ảnh và thương hiệu.

3. Các công ty chuyển mạch tài chính:
Là dịch vụ làm trung gian kết nối, xử lý, truyền dẫn dữ liệu giao dịch thông qua
ATM, POS và các kênh điện tử khác giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức
cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính; thực hiện việc trao đổi, đối chiếu dữ liệu bằng
điện tử và bù trừ các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các giao dịch thanh toán thông
qua ATM, POS và các kênh điện tử khác, gửi kết quả bù trù cho Ngân hàng Nhà nước
hoặc ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để thực hiện việc quyết toán.
Trên thực tế, dịch vụ này thể hiện qua việc kết nối hạ tầng và truyền các lệnh giao
dịch thanh toán giữa hệ thống ATM/POS của các ngân hàng khác nhau, giúp hệ thống
ATM/POS của một ngân hàng có thể liên kết với hệ thống ATM/POS của ngân hàng
14


khác để giao dịch diễn ra thống nhất, thông suốt.

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính là
Banknetvn (16 ngân hàng thành viên), Smartlink (34 ngân hàng thành viên) và VNBC
(10 ngân hàng thành viên). Định hướng của Ngân hàng Nhà nước là đến cuối năm 2012
sẽ hợp nhất hệ thống của 3 đơn vị này thành một trung tâm chuyển mạch tài chính duy
nhất cho toàn quốc.
Thống kê thẻ được phát hành bởi tổ chức từ 2005-2009 ( đơn vị 1000 thẻ)
Tên tổ chức
2005

2006

2007

2008

2009

Banknetvn
715

3565

5168,8

8711

12375


Smartlink
300,6

1500,4

2211,3

3859,5

5517,6

VNBC
140

719,2

1082,9

1867,8

2662

VISA
45

210,8

336,7


635,5

990

MASTER
Card
33,1

131,4

182,9

302,3

407

American
Express
5,6

10,8

16

28,8

39,8

15


Khác
10,6

62,3

101,4

95,2

8,6

Tổng cộng
1250

6200

9100

15500

22000

Thống kê giá trị giao dịch qua các tổ chức từ 2005-2009 ( đơn vị: VNĐ tỷ)
Tên tổ chức
2005

2006

2007


2008

2009

Banknetvn
1062,8

6821,2

10888,5

19366,6

30609

Smartlink
458,5

2946

5520,4

9977,8

15036

VNBC
179,2

1189,7


1941,7

3533,8

5370

VISA
1778,2

1906,6

2093,1

2370,7

2647,1

MASTER
Card
862

908,2

986,5

1134,7

1268,4


American
Express
56,7

117,9

176,9

328,1

476

Khác
62,8

384,7

701,8

1798,7

2743,1

Tổng cộng
4460,2

14274,3

22308,8


38510,5

58149,7

(Nguồn: SBV, Hiệp hội thẻ Việt Nam)

a. Smartlink:
- Tổng quan: Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink được thành lập bởi Ngân
hàng TMCP Ngoại thương VN và 15 Ngân hàng TMCP khác nhằm cung cấp dịch vụ
trung gian hỗ trợ thanh toán, cung ứng các giải pháp thanh toán điện tử hiện đại theo
hướn g chuyên nghiệp hóa và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ xử lý giao dịch thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
16

Hiện tại Smartlink đang vân hành hệ thống xử lý thông tin kết nối với 30 ngân hàng
thành viên và các công ty hàng không, viễn thông và các doanh nghiệp lướn ở Việt
Nam để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán tiện ích trên các kênh giao dịch
điện tử ATM, POS, điện thoại di động, Internet.
- Đối tác: Hiện tại, Smartlink có 31 ngân hàng thành viên, trong đó 23 ngân hàng
là thành viên của riêng Smartlink, 8 ngân hàng còn lại cũng đồng thời là thành viên
của Banknetvn và/hoặc VNBC.Đối tác của Smartlink bao gồm: Vietnam Airline,
Viettel, Mobifone, Vinaphone, IBM, VnExpress, Visa, MasterCard, American
Express, JCB, Vincom, MEPS, FPT Online, ACI Payment, Diners Club
International ….Mạng lưới của Smartlink: 5.624 máy ATM, chiếm 43,9% thị trường;
32.837 máy POS, chiếm 51,7% thị trường; phục vụ 10.391.000 chủ thẻ ghi nợ nội
địa, chiếm 32% thị trường.Hệ thống của Smartlink đã kết nối thành công với hệ thống
của Banknetvn và VNBC với tổng số 18 ngân hàng, trong đó có 6 ngân hàng đồng
thời là thành viên Banknetvn.
- Sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch tài chính – Smartlink Switching

+ Dịch vụ nạp tiền tài khoản trả trước – Smartlink Topup
+ Dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến – Smartlink Ecom
+ Dịch vụ thanh toán hóa đơn – Smartlink Bill Payment
+ Dịch vụ Smartlink Mobile Banking
+ Dịch vụ SMS Banking
+ Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng
- Phân tích và nhận định: Smartlink là công ty lớn mạnh trong lĩnh vực chuyển
mạch tài chính và thanh toán điện tử. Smartlink có nền tảng công nghệ tốt và danh
mục dịch vụ đa dạng, tiện ích vượt trội. Công ty có quan hệ rộng rãi với các đối tác
và nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bán lẻ, thanh toán quốc tế và
công nghệ thông tin trong nước và quốc tế. Đây là 1 lợi thế trong việc triển khai
nhiều dịch vụ mới của smartlink tại Việt Nam. Tuy mới phát triển được 3 năm nhưng
Smartlink đã có những bước phát triển khá mạnh cả về công nghệ lẫn chất lượng dịch
vụ và thị phần.Nhờ vào khả năng tổ chức kinh doanh nhạy bén và đưa ra thị trường
17

dịch vụ ưu việt cho đến thời điểm hiện tại, Smartlink được đánh giá là tổ chức
chuyển mạch tài chính và thanh toán trực tuyến hàng đầu Việt Nam.

b. V.N.B.C:
- Tổng quan: Ngày 25/10/2008, Công t y cổ phần Thẻ Thông Minh VINA
(V.N.B.C) chính thức được thành lập mà tiền thân là hệ thống chuyển mạch
V.N.B.C đồng thời cũng kết nạp thêm 2 thành viên mới DaiA Bank, PIBank
(Campuchia) và ký kết hợp tác mở rộng với Ngân hàng Dầu khí toàn cầu
(GP.Bank) nâng tổng số các thành viên kết nối với hệ thống VNBC lên 10 đơn vị
trong đó có 03 Ngân Hàng nước ngòai của Singapore, của Australia và của
Campuchia. Hiện nay hệ thống kết nối VNBC của Đông Á Bank là hệ thống
duy nhất tại Việt Nam có các Ngân Hàng nước ngòai tham gia kết nối.
- Đối tác và nhà cung cấp: VNBC hiện đang quản lý hệ thống kết nối giữa
10 ngân hàng và 01 công ty thành viên (tập đoàn Mai Linh) với mạng lưới

hơn 1.800 máy ATM, 2.000 máy POS phủ rộng khắp các tỉnh thành trong cả
nước, phục vụ hơn 5 triệu chủ thẻ Việt Nam và quốc tế. Các thành viên của
hệ thống VNBC bao gồm DongA Bank, HabuBank, SaigonBank,
CommonwealthBank, GP.Bank, DaiA Bank, MaiLinh Group, MHB, ANZ,
Citibank và UOB.Trong kế hoạch phát triển của mình, V.N.B.C. ưu tiên tập trung
phát triển nhiều hơn nữa các tiện ích, ứng dụng trên nền ATM, POS và giao
dịch trực tuyến nhằm đa dạng hóa các loại hình giao dịch, đẩy mạnh loại hình
thanh toán không dùng tiền mặt. V.N.B.C. có liên kết với các đối tác chiến lược
như China Union Pay, IBM, Euronet, GRG Banking, MDS, …
- Sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ chuyển mạch thẻ
+ Cung cấp thiết bị và giải pháp công nghệ
+ Dịch vụ ATM
+ Thương mại điện tử
- Phân tích và nhận định : Các dịch vụ chủ chốt mang lại doanh thu chính cho
V.N.B.C, bao gồm: Chuyển mạch thẻ; Dịch vụ bảo hành, bảo trì ATM; Sản xuất và
kinh doanh máy ATM bán vàng.Trong các dịch vụ này, dịch vụ bảo hành, bảo trì
18

ATM là dịch vụ mang lại doanh thu lớn nhất cho VNBC. Dịch vụ chuyển mạch thẻ
chỉ chiếm khoảng 40% doanh thu (tuy nhiên con số này chưa được kiểm chứng).

c. BANKNETVN:
- Tổng quan: Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ
thống chuyển mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán
thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam.
Việc kết nối này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên có khả năng
mở rộng mạng lưới dịch vụ của mình với đầu tư hợp lý, tránh được việc đầu tư
trùng lặp của các ngân hàng cho hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới các
thiết bị đầu cuối trên phạm vi toàn quốc.

- Sản phẩm dịch vụ:
+Chuyển mạch thẻ nội địa
+ Chuyển mạch thẻ ATM/POS khu vực và quốc tế

d. VISA:
Visa Inc. là một công ty công nghệ thanh toán toàn cầu, kết nối khách
hàng, doanh nghiệp, các định chế tài chính và các chính phủ tại hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ, cho phép họ sử dụng tiền điện tử thay vì dùng tiền mặt.
Mục tiêu kinh doanh của Visa gồm:
 Cung cấp các dịch vụ xử lý giao dịch cho các tổ chức tài chính thông
qua mạng Visanet, một mạng xử lý thanh toán tập trung, cung cấp 3
chức năng cơ bản trong 1 gói giải pháp toàn diện và linh hoạt: dịch
vụ xử lý giao dịch, dịch vụ quản lý rủi ro và dịch vụ thông tin.
 Vi sa tiếp tục tìm kiếm và phát triển các hình thức thanh toán trên khắp thế
giới. Visa cung cấp đa dạng các sản phẩm thanh toán: dành cho các
khách hàng là định chế tài chính như: thẻ tín dụng, ghi nợ, thẻ trả
trước và các chương trình cash-access tới khách hàng của họ (cá nhân,
doanh nghiệp và chính phủ)
 Visa sở hữu và quản lý nhãn hiệu Visa, cung cấp dịch vụ đến khoảng 10 triệu
ĐVCNT và 1,8 trệu máy ATM tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
19

Visas không phát hành thẻ trực tiếp, không cấp hạn mức tín dụng, thiết
lập tỷ giá hay phí đến khách hàng. Mối quan hệ với khách hàng là từ
mạng lưới khách hàng của các định chế tài chính thành viên.
Nguồn thu của Visa chủ yếu đến từ phí , lệ phí thanh toán được trả bởi
các định chế tài chính thành viên dựa trên khối lượng thanh toán, giao dịch
mà Visa xử lý, và các dịch vụ khác liên quan mà Visa cung cấp. Sự phát
triển sản phẩm dịch vụ từ Visa cho phép khách hàng của Visa - các định chế
tài chính, cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng của họ: pay ahead

of time with prepaid, pay now with debit or later with credit products.
e. Master Card:
Là một trong những thương hiệu thanh toán được công nhận trên
toàn thế giới, MasterCard đã tạo dựng hình ảnh của mình trong mắt khách
hàng bằng những giá trị ,lợi ích và sự tiện dụng. Hệ thống MasterCard được
chấp nhận trên toàn cầu và được sử dụng ở hơn 15 triệu khu vực trên thế giới
với hơn 3.800 khách hàng mới đăng ký mỗi ngày.
SẢN PHẨM
Là một trong những thương hiệu thanh toán được công nhận trên toàn thế
giới, MasterCard đã t ạo dựng hình ảnh của mình trong mắt khách hàng bằng
những giá trị , lợi ích và sự tiện dụng. Hệ thống MasterCard được chấp nhận
trên toàn cầu và được sử dụng ở hơn 15 triệu khu vực trên thế giới với hơn
3.800 khách hàng mới đăng ký mỗi ngày và chương trình thẻ ghi nợ Maesstro,
ATM Cirrus cũng được khách hàng đón nhận.
Thành viên của MasterCard bao gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chính
hoặc những công ty cung cấp dịch vụ tài chính và mỗi ngành đều có những
luật l ệ, sự giám sát khác nhau. Các thành viên của MasterCard sẵn sàng đáp
ứng những sản phẩm và thẻ tín dụng mang thương hiệu MasterCard. Hiện nay ,
các Thành viên của MasterCard còn đưa ra loại thẻ quốc tế Platinum MasterCard -
thẻ có uy tín và giá trị cao hơn. Ngoài ra, còn có World MasterCard - loại thẻ
cao cấp nhất và có giá trị vĩnh viễn.
20

Ngoài phạm vi chi trả cho thương mại, kinh doanh và tập thể, MasterCard
còn giúp các công ty theo dõi , quản lý chi ti êu trong du lịch, giải trí hoặc
các bất cứ sự chi tiêu nào khác.
Purchasing card lại là một loại thẻ khác, nó giúp cho các công ty có thể
theo dõi và kiểm soát chi tiêu trong dịch vụ và giải trí hoặc bất kỳ sự chi tiêu
nào khác. Tóm lại, dưới bất kỳ hình thức nào thì các sản phẩm của MasterCard
cũng đã đáp ứng được bản chất “mọi lúc, mọi nơi” của tín dụng.

MasterCard Global Service là một chương trình phục vụ khách hàng với
kỹ thuật công nghệ cao hoàn hảo nhất. Chủ thẻ có thể gọi điện thoại xin trợ
giúp về các vấn đề liên quan tới thẻ hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ này cung cấp
trên 140 ngôn ngữ và có thể nhận cuộc gọi từ hơn 200 ngàn khác hàng ở 130
quốc gia khác nhau.
CẢI TIẾN GẦN ĐÂY
MasterCard Internati onal tiếp tục là công ty hàng đầu thế giới trong việc
thực thi chiến dịch toàn cầu SET (Secure Electronic Transacti on - giao dịch
điện tử an toàn).
Chương trình được khởi xướng ở Nam Triều Tiên năm 1998 dành cho
2000 chủ thẻ MasterCard. Hệ thống mới cho phép chủ thẻ không càn phải cung
cấp thông tin số thẻ tín dụng của họ lên mạng Internet. Điều này giúp tránh
được rủi ro thông tin bị tiết l ộ. SET đã thi ết lập nên một tiêu chuẩn mới
cho khái niệm an toàn trong lĩnh vực tài chính điện tử và hy vọng sẽ được
chấp nhận rộng rãi trong vài tháng hoặc vài năm tới .
MasterCard gần như nắm vị trí lãnh đạo trong một lĩnh vực kỹ thuật công
nghệ khi mua được 51% cổ phiếu của Mondex International - một công ty
chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến thẻ thông minh smart card được
sử dụng ở 23 quốc gia trên thế giới bao gồm cả Australia, Canada, Costa
Rica, Hong Kong, Israel, Philippines, UK, và USA. Việc MasterCard có cổ
phần trong Mondex tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập nên
21

một hệ thống chi trả toàn cầu sử dụng chip điện tử, sản phẩm có xu hướng
sẽ thay thế tiền mặt và séc trong giao dịch hàng ngày , thậm chí trong cả
những việc mua bán đơn giản nhất.
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
MasterCard đang thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu để củng cố
lòng tin của khách hàng vào những dịch vụ của công ty . Với cương vị là
một công ty chi trả cho các thành viên, MasterCard đang hoạt động có hiệu

quả và thực thi một mạng luới chi trả được chấp nhận trên toàn cầu. Điều
này bảo đảm rằng sản phẩm của thương hiệu MasterCard - một sản phẩm chất
lượng cao - trong tương lai có thể sẽ thay thế những sản phẩm chi trả khác
(bao gồm tiền mặt và séc). Những nhà kinh doanh cũng được khuyến cáo sử
dụng dịch vụ MasterCard trong các giao dịch thương mại . Không có một trở
ngại nào đối với khách hàng sử dụng dịch vụ của MasterCard. MasterCard cung
cấp cho các thành viên của mình những sản phẩm và dịch vụ độc quyền. Như
thế, cả nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ đều có trách nhiệm đối với
việc phát triển thương hiệu của gia đình MasterCard ít nhất trong vi ệc thực
hiện những quy định đã đề ra.
Dịch vụ chi trả được cung cấp bởi thương hiệu MasterCard đều hoạt động
rất hiệu quả, chất lượng, an toàn. Để ngày càng phát triển và thu hút nhiều
khách hàng hơn trong nền kinh tế toàn cầu, MasterCard cần cung cấp cho
khách hàng nhiều dịch vụ chi trả tốt hơn thông qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,
thẻ trả trước…Đi ều đó sẽ giúp cho MasterCard nhận được sự đồng thuận của
khách hàng trên toàn cầu và điều đó sẽ mang lại lợi ích cho việc kinh doanh
thẻ của các thành viên trong gia đình MasterCard.
f. AMEX:
Được xem là dẫn đầu với các loại thẻ tín dụng và Travellers Cheque (séc
du lịch), American Express thực sự đã giành được vị trí thương hiệu toàn cầu,
và vẫn luôn khẳng định vị thế của mình bằng những kinh nghiệm trong lĩnh
vực du lịch và dịch vụ tài chính. Sản phẩm và dịch vụ của hãng có mặt trên
22

hơn 200 quốc gia và công ty cũng có hơn 78.000 chi nhánh trên toàn thế giới
. American Express nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ vào uy tín và những kết
quả thành công của sự tận tâm, tận tụy để đưa Hãng phát triển hơn nữa. Mặc
dù có rất nhiều sản phẩm tương tự nhưng American Express luôn chứng minh
được những điểm khác biệt của mình trong thị trường đầy cạnh tranh bằng
việc kết nối những sản phẩm hàng đầu với dịch vụ khách hàng ngày càng tốt

hơn.
IV. HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ QUỐC GIA :
1. Thực trạng:
Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt được coi là điều kiện nền tảng về hoạt động tài chính ngân hàng để thúc đẩy hoạt
động thương mại phát triển, cả về mặt khối lượng, giá trị giao dịch cũng như phạm vi,
loại hình giao dịch. Thực tế cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã có tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ, nhất là vào những năm đầu của thế kỷ 21, nhờ đó tốc độ và giá trị chu
chuyển của các dòng vốn trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã
không ngừng tăng lên. Đối với nước ta sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện Đề án
thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (Đề
án 291) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cơ sở hạ tầng dịch vụ TTKDTM đáp
ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế. Cụ thể:
- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH): Được hoàn thành và đưa
vào vận hành từ tháng 5/2002; giai đoạn I (2002-2008) Hệ thống được triển khai tại 5
tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ; giai
đoạn II từ cuối 2008 Hệ thống triển khai mở rộng ra toàn quốc. Đến nay, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã thiết lập được Hệ thống TTĐTLNH kết nối 66 đơn vị thành viên thuộc
NHNN và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc 97 TCTD thành viên
(hội sở chính) trên toàn quốc. Hệ thống có 3 cấu phần: luồng thanh toán giá trị cao (cung
cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tổng tức thời); luồng thanh toán giá trị thấp (cung cấp
dịch vụ thanh toán theo lô); xử lý quyết toán vốn. Việc hoàn thành và đưa vào vận hành
hệ thống thanh toán giai đoạn II, đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống thanh toán
23

ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và
quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức
thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế.
Với số lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 70.000 giao dịch/ngày, giá trị giao

dịch trung bình khoảng 104.000 tỷ đồng/ngày, có khả năng đáp ứng tăng trưởng thanh
toán đến năm 2020 với năng lực xử lý đến 2 triệu giao dịch/ngày. Có thể nói, đây là hệ
thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho TTKDTM, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phương
tiện, dịch vụ thanh toán mới.
- Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT): Là một trong những hệ thống thanh
toán quan trọng do NHNN chi nhánh quản lý, vận hành và triển khai tại từng địa bàn tỉnh,
thành phố ( trừ 5 tỉnh, thành phố đã triển khai Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn I là: TP Hà
Nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng, áp dụng hình thức thanh toán bù trừ
giấy). Hệ thống được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002 và đến tháng 6/2008, TTBTĐT
đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử
lý và quyết toán bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa các ngân
hàng thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đến nay, Hệ thống đang hoạt động ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả tích cực
với số lượng và giá trị giao dịch thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán liên ngân
hàng. Đến cuối năm 2010, toàn Hệ thống TTBTĐT có khoảng 950 thành viên, với khối
lượng giao dịch trong năm 2010 là 9,5 triệu giao dịch, đạt 2.444.827 tỷ đồng, tăng xấp xỉ
48% về số lượng giao dịch và tăng gần 95% về giá trị giao dịch so với năm 2009.
- Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (TTCMTTN): NHNN đã phối hợp
các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án xây dựng TTCMTTN, trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt (thực hiện từ 2009 - 2012) nhằm tiến tới kết nối các hệ thống thanh toán
đối với giao dịch bán lẻ của các NHTM, các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống
thống nhất trên toàn quốc, tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ.
Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM: Hệ thống thanh toán nội bộ của
các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ
sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán.
24

Hầu hết, các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống
thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các

dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Mặt
khác, hệ thống core banking cũng có giao diện với các hệ thống thanh toán bên ngoài như
SWIFT, Hệ thống TTĐTLNH, thanh toán song phương, các hệ thống khác để xử lý các
giao dịch thanh toán đi và đến từ ngoài hệ thống.

2. Một số giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động TTKDTM
Trong giai đoạn 2011-2015, để hoạt động TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
nền kinh tế, góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước, cần phải tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ
phục vụ TTKDTM. Cụ thể là:
- Nghiên cứu phát triển mới, nâng cấp, cải tiến, hoàn thiện các hệ thống thanh toán, nhất
là các hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng do NHNN vận hành. Trên cơ sở đó, các hệ
thống thanh toán khác như các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống thanh toán của các
TCTD, hệ thống thanh toán chứng khoán, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng
.v.v sẽ được hợp nhất, kết nối với các hệ thống cốt lõi nhằm thống nhất một hệ thống
thanh toán chung, đảm bảo vận hành thông suốt, mở rộng địa bàn, phạm vi, đối tượng,
tạo cơ sở cho việc cung ứng các phương thức TTKDTM.
- Tập trung xây dựng, hoàn thành và đưa vào vận hành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống
nhất, bảo đảm tiến độ Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ; tăng
cường lắp đặt và sử dụng POS tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu
vui chơi giải trí, du lịch, ; mở rộng kết nối hệ thống POS giữa các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán (TCCUDVTT) với nhau để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trước mắt trên
địa bàn các thành phố lớn, sau đó mở rộng trên toàn quốc. Bố trí hợp lý mạng lưới ATM,
tăng cường lắp đặt ATM tại nơi điều kiện cho phép và có nhu cầu.
25

- Các TCCUDVTT đẩy mạnh phát triển công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

phần cứng, phần mềm tương thích phục vụ hoạt động TTKDTM; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin truyền thông để phát triển những phương thức thanh toán điện tử
mới.
- Nhà nước có các chính sách ưu đãi giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các TCCUDVTT,
các tổ chức trung gian thanh toán và các doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển, sản
xuất ATM, POS, thẻ trong nước; lắp đặt ATM, POS phục vụ cho việc cung ứng các dịch
vụ TTKDTM và thanh toán thẻ qua POS.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống
thanh toán, nâng cao hiệu lực giám sát hoạt động của các hoạt động thanh toán mang tính
hệ thông, giảm thiểu rủi ro;
- Ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và
học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để hoàn chỉnh hoạt động thanh toán tại Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

V. CÁC RỦI RO THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM:
1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ:
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất
có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành, sử dụng và
thanh toán thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.
2. Tình hình rủi ro thanh toán thẻ tại Việt Nam:
Hoạt động thanh toán thẻ đang phát triển ngày càng mạnh ở hầu hết các nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ứng dụng công
nghệ mới trong các hoạt động ngân hàng và sự chuyển hướng tập trung của các ngân
hàng vào lĩnh vực bán lẻ. Công nghệ thông tin kích thích mạnh mẽ quá trình hiện đại hoá
hệ thống ngân hàng và là yếu tố tiên quyết tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó mang lại những lợi ích lớn cho
ngân hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ khiến các ngân hàng gặp nhiều khó

×