Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.78 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 GIẢI TOÁN CÓ
LỜI VĂN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Môn toán là môn khoa học có vị trí quan trọng, là cái gốc là điểm xuất phát
của một bộ môn khoa học, môn toán mở đường cho các em đi vào thế giới diệu
kì của toán học. Đối với mạch kiến thức giải toán có lời văn là một trong 5 mạch
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình toán tiểu học. Thông qua giải toán các
em được phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng tổng hợp: Đọc, viết , diễn đạt, trình
bày, tính toán, ... Với lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa
thể đưa ngay bài toán có lời văn. Đến tuần 22 học sinh mới chính thức học bài
toán có lời văn nhưng nội dung chương trình đã chuẩn bị cho học sinh ở tuần
7. Khi giảng dạy mạch kiến thức giải toán có lời văn không ít khó khăn – học
sinh nắm bắt cách giải còn chưa tốt. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi
đã tìm tòi, dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm phương pháp, giải pháp
phù hợp để dạy bài toán dạng: “ Giải toán có lời văn ở lớp 1” xin được trao đổi
cùng đồng nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1B - Trường Tiểu học Sơn Long.
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp
1 được tốt hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu:
-

Sách giáo khoa Toán 1.

-

Sách giáo viên Toán 1.



-

Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1.

-

Vở bài tập Toán của học sinh lớp 1
-

Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.


5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận :
Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn (Cấu tạo các phần của bài toán).
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc một
phép tính trừ, chủ yếu là các bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị ( viết được
bài giải bao gồm câu lời giải, phép tính và đáp số) .
- Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng giải toán và khả năng diễn đạt
( phân tích đề bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói
và viết

Khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của học sinh.
Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ ngôn ngữ
thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo câu lời giải và
cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán .
Thế nhưng, việc giải toán có lời văn lại là việc làm bắt đầu ở lớp 1, chính vì
vậy đã gặp không ít khó khăn trong khi giải toán có lời văn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế giảng dạy học sinh lớp 1, tôi nhận thấy rằng: việc dạy học giải toán
có lời văn thường mất nhiều thời gian và thường ở cuối giờ nhưng tâm lý GV
trong giờ học phải giải được nhiều bài toán. Chính vì thế GV nói trước cách giải
hoặc chỉ cho HS phép tính để tìm ra đáp số mà chưa quan tâm đến việc khai thác


hết những tiềm năng của bài toán. Ngoài ra học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn
trong vấn đề phương pháp giải toán. Đối với các em bài toán dễ hay khó còn phù
thuộc vào việc các em đã giải bài toán nào tương tự hay chưa. Nếu khi giải bài
toán mới các em biết dẫn dắt bài toán đó về một bài toán mà các em đã biết thì
vấn đề trở nên dễ dàng. Nhưng nếu gặp bài toán mà trước đó các em chưa giải
những bài toán tương tự thì các em lúng túng và không làm được.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
+ Nắm vưỡng phương pháp dạy học toàn theo hướng đổi mới
+ Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở tiểu học
vận dụng vào việc giải toán có lời văn ở lớp 1
+ Nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1 để đưa ra
phương pháp giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
III. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua 1 số
giai đoạn cụ thể sau:
1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ tiết
27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)

+ Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng toán
quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập biểu thị
tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46.
1

+

2

=

3

- Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để học sinh
biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả bóng? Hỏi có tất cả máy quả


bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đơn với 1 phép tính cộng: “
An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”. Cho
nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của mình, không bắt buộc phải giống
y nguyên bài toán mẫu của cô.
- Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: “
thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để chắc chắn rằng chúng ta sẽ
thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học sinh cứ
phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:
1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3
1

+


2

=

3

- Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này là:
Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng một
phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.
VD: Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp.
Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay
đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh có thể nêu:
1. Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh viết:

4+1=5

2. Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy con
chim?
Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5
3. Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con?
Học sinh viết phép tính: 5 - 1 = 4
4. Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con đang
bay?
Học sinh viết phép tính: 5 - 4 =1


Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng toán tôi thường xuyên

khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b trang 50.
Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết:
1+4=5
để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra.
-

Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85.

-

Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi

làm dạng bài tập như trên. Đó là:
- Xem tranh vÏ.
- Nªu bµi to¸n b»ng lêi.
- Nªu c©u tr¶ lêi.
- §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng
trong tranh.
2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ
giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà
chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.
Bài 3( b) trang 87:

Có : 10 quả bóng

Cho: 3 quả bóng
Còn : . . . quả bóng
Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt bài
toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để tiếp tục hướng dẫn học sinh: “
cho” là bớt đi và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô trống.

10 - 3 = 7
Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu trả lời
bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học sinh bươc
vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”
3. Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh
chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn.
a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn.


Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện.
Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2
vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi.
Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2
phần:
+ Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . . cho thêm.Có . .
.và.Có. . . bay đi, . . . .)
Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm)
Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.
VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu
bạn ?
Bài toán 2: Có … con , có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao
nhiêu con thỏ ?
* Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)
Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
Hỏi ………………………………………………….?
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến.
Hỏi ………………………………………………….?

- Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được
các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các
em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu
là cái cần tìm.
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có
bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu
trên bảng lớp.


Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu
cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của
bài toán.
Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác
định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã
cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn
phải có đủ dữ kiện.
b.Quy trình giải toán có lời văn.
Gồm các bước:
- Tìm hiểu bài toán.
- Tóm tắt bài toán.
- Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
Bài 1 trang 122: An có 4 quả bóng xanh vàcó 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả
mấy quả bóng ?
Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh
-

Quan sát tranh minh hoạ trong SGK

-


Đọc bài toán.

-

Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng xanh )
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (và có 5 quả bóng đỏ)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (An có tất cả mấy quả bóng?)
Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh
chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt.
An có: 4 quả bóng xanh.
có: 5 quả bóng đỏ.
Có tất cả: . . . quả bóng?
-

Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.


Bc 3: Giai bai toan.
Có thể lồng câu lời giải vào trong tóm tắt để dựa vào
đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn chẳng hạn dựa vào dòng
cuối tóm tắt học sinh có thể viết ngay câu lời giải với nhiều
cách khác nhau chứ không bắt buộc học sinh phải viết theo
một kiểu.
Tụi co thờ hng dn cac em viờt cõu li giai theo 1 sụ cach sau:
Cỏch 1: Da vao cõu hi cua bai toan ri b bt t õu (Hi)va cuụi (mõy qua

bong?) ờ co cõu li giai: An co : hoc thờm t l ờ co cõu li giai An co sụ
qua bong la:
Cỏch 2: a t qua bong cuụi cõu hi lờn õu thay thờ cho t Hi va
thờm t Sụ ( õu cõu), la cuụi cõu ờ co Sụ qua bong An co tõt ca la:
Cỏch 3: Da vao dong cuụi cựng cua cõu tom tt coi o la t khoa cua cõu li
giai ri thờm tht chỳt it. Vid: T dong cuụi cua tom tt Co mõy qua bong?.
Hoc sinh viờt cõu li giai:Co tõt ca la:.
Cỏch 4: Giao viờn nờu miờng cõu hi: Hi ca hai ban co mõy qua bong? ờ
hoc sinh tra li miờng: Ca hai ban co la ri chen phộp tinh vao ờ co ca bc
giai (gm cõu li giai va phộp tinh):
Tõt ca An co la:
4+ 5 = 9 (qua bong)
Cỏch 5: Sau khi hoc sinh tinh xong: 4 + 5 = 9 (qua bong). Giao viờn ch vao 9
ri hi: 9 qua bong nay la cua ai? ( sụ bong cua An co tõt ca). T cõu tra li
cua hoc sinh ta giỳp cac em chnh sa thanh cõu li giai: Sụ bong cua An co tõt
ca laVy la co rõt nhiu cõu li giai khac nhau. Tiờp tc hng dn hoc sinh
viờt cac phộp tinh.
- Tụi nờu tiờp: Muụn biờt An co mõy qua bong ta lam tinh gi? (tinh cụng); Mõy
cụng vi mõy? (4 + 5 = 9) hoc 5 cụng 4 bng mõy? (5 +4 = 9);


Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 quả bóng) nên ta viết “quả
bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 5 = 9 ( quả bóng). Để bài toán đầy đủ các bước
giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.

Dạy giải toán có lời văn lớp 1 đóng vai trò quan trọng trong dạy toán ở tiểu
học. Bởi vậy trong dạy học chúng ta cần sử dụng một số biện pháp sau:
1, Cho HS nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn:
- Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề toán
chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện đề bài toán( như trong

SGK/115- 116) cho HS nhìn tranh điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn
thành bài toán có lời văn .
- Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có
lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy tự
nhiên của HS.
- Giới thiệu cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi; phần
cho biết bao gồm 2 yếu tố.
Ví dụ 1: Có 2 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
+ Phần cho: Có 2 bạn , thêm 3 bạn.
+ Phần hỏi: Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
Ví dụ 2 : Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa . Hỏi cả hai bạn
hái được bao nhiêu bông hoa ?
+ Phần cho: Lan hái được 20 bông hoa. Mai hái được 10 bông hoa.
+ Phần hỏi: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
2, Rèn kĩ năng giải toán có lời văn:
Để hình thành được kĩ năng giải toán có lời văn cho đối tượng HS trong lớp,
tôi tiến hành theo quy trình:
Bước 1: Tìm hiểu đề toán


-Cho HS đọc kĩ đề toán, phân tích nội dung bài toán, các yếu tố bài toán: cái đã
cho, cái cần tìm, mối quan hệ giữa chúng. Đây chính là kĩ năng phân tích đề
toán.
HS đọc đề toán rõ ràng, mạch lạc, HS sẽ hiểu đề bài toán và có hướng giải quyết
được bài toán. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, rõ ràng,
dễ hiểu.
Ví dụ: Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn
hái được bao nhiêu bông hoa ?
-Hỏi:
+ Đề toán cho biết những gì ?

(Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa) ;
+ Đề toán hỏi gì ?
( Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?)
GV gạch 1 gạch dưới phần cho, gạch 2 gạch dưới phần tìm
Bước 2: Bước đầu hướng dẫn cách tóm tắt đề toán.
Hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình
vẽ . Đây là chỗ tựa để HS tìm ra trình tự lời giải và phép tính đúng.
Ví dụ:
Tóm tắt:
Lan hái

: 20 bông hoa

Mai hái

: 10 bông hoa

Cả hai bạn hái : . . .bông hoa ?
Bước 3: Tìm được cách giải bài toán
Khi giải bài toán có lời văn, cho HS hiểu rõ những dữ kiện đã cho và điều phải
tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là
phép tính thích hợp.
Ví dụ : Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm
vào là làm phép cộng.
Lan hái được 20 bông hoa , Mai hái được 10 bông hoa .Hỏi cả hai bạn hái
được bao nhiêu bông hoa ?


An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ . Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?
Gộp lại cũng làm tính cộng . Nếu đem cho hoặc bán thì làm phép tính trừ .

-Đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải:
Ví dụ: Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ?(Ta
lấy số hoa của bạn Lan cộng với số hoa của bạn Mai ). Tức là: 20+10
-Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán
(Dựa vào câu hỏi của bài toán ).
-Có nghĩa là : Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
Ví dụ: Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Nêu câu lời giải: Số quả bóng An có tất
cả là:
Hoặc: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Nêu câu lời giải:
Số bông hoa cả hái bạn hái được là :
-Đối với kết quả của phép tính có tên đơn vị là xăng- ti- mét thì có thể trả lời,
nêu lời giải là: Độ dài hoặc chiều dài. Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 4 cm , đoạn
thẳng BC dài 3 cm . Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy cm ? (kèm theo hình vẽ)
Lời giải: Độ dài đoạn thẳng AC là:
Bước 4: Trình bày bài giải
Luyện trình bày bài giải chính xác, rõ ràng, sạch sẽ đầy đủ 3 phần :
+Câu lời giải: Số bông hoa cả hai bạn hái được là:
+Phép tính :
+Đáp số

:

20 + 10 = 30 ( bông hoa)
Đáp số: 30 bông hoa

. Ở phần phép tính đơn vị bông hoa trong dấu ngoặc đơn , cần khắc sâu cho học
sinh bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó .
Ví dụ: Hỏi có mấy quả bóng ? Tên đơn vị ( quả bóng)
Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ? Tên đơn vị ( con vịt)
Hỏi hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Tên đơn vị ( bông hoa)

* Phần đáp số : Cần lưu ý ghi kết quả tìm được.
Ví dụ: Tìm được 30 bông hoa thì ghi đáp số là: 30 bông hoa
*Đối với giải bài toán theo tóm tắt sau:


- Cho HS đọc tóm tắt đề toán , nhìn tóm tắt nêu đề toán , phân tích đề và giải
như trên .
PHẦN III: KẾT LUẬN
Việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc hết
sức quan trọng. Nó tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài
toán có nhiều lời giải, nhiều phép tính. Đó là con đường tốt nhất để trẻ chiếm
lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình .
Kĩ năng giải toán đối với học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển thông
qua việc luyện tập. Điều này rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Nó vừa là điều kiện,
vừa là kết quả của quá trình giải toán. Trong thực tế quá trình giảng dạy môn
Toán 1 bản thân tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải gương mẫu, nhiệt tình công bằng trong giảng dạy, có tâm huyết
với nghề thương yêu học sinh phải thể hiện được 3 vai trò thân thiện đối với các
em “ Vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, vừa là người bạn thân của các em,
luôn gần gũi trò chuyện tâm sự với các em, thường xuyên liên hệ với phụ huynh
để tìm hiểu nguyên nhân hoàn cảnh của từng em để có biện pháp giúp đỡ từng
em kịp thời trong học tập.
- Phải nghiên cứu SGK nắm vững chương trình Toán 1; sách hướng dẫn và các
loại tài liệu tham khảo có liên quan đến giảng dạy.
- Khi thiết kế bài giảng nắm chắc các yêu cầu trọng tâm của từng tiết dạy để lựa
chọn các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú phù
hợp kết hợp được 3 loại đối tượng học sinh. Tạo không khí lớp học sôi nổi gây
hứng thú học tập cho các em giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng không
nhàm chán để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học trong tiết phải mang tính khoa học, phong phú,

đa dạng phù hợp với mục đích yêu cầu của bài, kích thích tư duy, óc sáng tạo
giúp các em học tập các em đạt hiệu quả cao.
- Khi sử dụng tranh, ảnh và các đồ dùng dạy học cần nghiên cứu hiểu ý
đồ của tranh ảnh vả đồ dùng khai mà thác triệt để tác dụng của đồ dùng, giúp tiết
dạy sinh động mang lại hiệu quả cao.


- Phải tự rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật sư phạm khéo léo, tác phong lên lớp
chững chạc. Biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học, luôn coi trọng
phương pháp tích cực, để phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, tính linh hoạt,
nhanh nhẹn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của các em.
- Luôn thao giảng dự giờ đồng nghiệp thường xuyên để trau dồi học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ và sau tiết dạy để kiểm tra việc tiếp thu
bài của các em đồng thời phát hiện kịp thời những em học yếu, tiếp thu bài
chậm, lười học bài ở nhà, kết hợp động viên nhắc nhở kịp thời giúp các em có
tiến bộ trong học tập.
Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được
trong những năm giảng dạy môn Toán lớp Tuy nhiên cũng còn rất nhiều thiếu
sót. Kính mong bạn bè đồng nghiệp góp ý, xây dựng và bổ sung cho kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×