Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Các thao tác cơ bản khi tiến hành biểu diễn vật thể trong vễ kỹ thuật bằng POWERPOINT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 56 trang )

Khoá luận tốt

LI CM N
Trc ht, tụi xin by t lũng bit n sõu sc n:
Th.S Nguyn Ngc Tun Khoa Vt lý - Trng i hc S phm
H Ni 2 ó tn tỡnh hng dn, giỳp tụi trong sut quỏ trỡnh thc
hin v hon thnh khoỏ lun tt nghip.
Nhõn dp ny tụi xin chõn thnh cm n Ban Giỏm hiu, Ban Ch
nhim khoa Vt lý, cỏc thy, cụ giỏo b mụn.
Bờn cnh ú, tụi mun gi li cm n n gia ỡnh, bn bố v cỏc
sinh viờn K31 lp S phm K thut ó ng viờn, to iu kin giỳp
tụi trong sut quỏ trỡnh hc tp v hon thnh khoỏ lun tt nghip.

Ngy 20 thỏng 4 nm 2009.
Sinh viờn

Nguyn Th Dung

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc
Tuấn SV: Nguyễn Thị

-1


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Dung.
Sinh viên: K31C

Ngành: Sư phạm Kỹ thuật.

Khoa: Vật lý



Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Xin cam đoan, tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này do bản
thân tôi tự nghiên cứu, tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn
Ngọc Tuấn – Khoa Vật lý - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đề tài không hề sao chép từ bất kì một tài liệu có sẵn nào.
Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Từ thủa xa xưa khi loài người còn chưa tìm ra chữ viết thì đã biết sử
dụng hình vẽ để giao tiếp với nhau.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và khoa học kĩ thuật
dẫn đến nhu cầu diễn tả đồ vật một cách chính xác hơn nên bản vẽ ra đời
và phát triển qua năm tháng.
Cuối thế kỉ XVIII, một kĩ sư và là một nhà toán học người Pháp
Gasgard Moge công bố phương pháp biểu diễn vật thể bằng phép chiếu
vuông góc trên hai mặt phẳng hình chiếu: Đó là cơ sở để xây dựng bản
vẽ kỹ thuật cho tới ngày nay.
Môn vẽ kĩ thuật mang tính đặc trưng của một môn học thực hành
cho nên ngoài việc nắm vững các cơ sở lý thuyết cần đặc biệt chú ý rèn
luyện các kĩ năng, thao tác hoàn thành bản vẽ ...
Trong thực tế việc hoàn thành bản vẽ gặp rất nhiều khó khăn đối

với quá trình biểu diễn vật thể phức tạp, không đối xứng ... hay cần vẽ
vật thể nhanh với số lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn mà vẫn
đạt được tiêu chuẩn.
Cùng sự phát triển của tin học, môn vẽ kỹ thuật đã được thừa hưởng
nhiều thành tựu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế. Với sự trợ giúp của máy
tính và phần mềm đồ hoạ cho phép tự động hoá xử lý thông tin, tự động
hoá việc lập các bản vẽ kỹ thuật hoặc giải bài tập hình hoạ... Nó giúp cho
quá trình biểu diễn vật thể cũng như quá trình hoàn thành bản vẽ đơn
giản và nhanh chóng hơn.


Nhưng để hoàn thành bản vẽ bằng máy tính điện tử, người sử dụng
máy tính trước hết phải nắm vững các kĩ năng, thao tác cơ bản khi sử
dụng.
Có rất nhiều phần mềm ứng dụng của Công nghệ thông tin vào quá
trình thao tác biểu diễn vật thể như: CAD, Solial works, PowerPoint,
Photoshop,...
Nhưng PowerPoint là phần mềm trình chiếu dễ sử dụng, hiệu quả
đồng thời có sử dụng Microsoft Office PowerPoint như một chương
trình vẽ.
Vì vậy nó vừa hỗ trợ vẽ vừa hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Để hiểu
rõ về thao tác khi tiến hành hoàn thành bản vẽ bằng PowerPoint nên tôi
đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là: “Các thao tác cơ bản khi tiến
hành biểu diễn vật thể trong vẽ kỹ thuật bằng PowerPoint”.
Với nội dung đề tài trên giúp cho người nghiên cứu vẽ kĩ thuật phần
nào có cách nhìn tổng quan về thao tác cơ bản khi biểu diễn vật thể bằng
PowerPoint... đạt đến một trình độ nhất định.
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi muốn tự mình nâng cao trình độ vẽ,
biểu diễn vật thể lên một nấc mới cao hơn, nắm được bao quát hơn về
nguyên tắc, phương pháp, thao tác vẽ, biểu diễn vật thể.

II. Mục đích nghiên cứu
- Biểu diễn một số vật thể bằng PowerPoint trong vẽ kỹ thuật.
- Giúp người khác nghiên cứu đến vấn đề liên quan có được tài
liệu nghiên cứu thể hiện tính bao quát nhưng đơn giản.
- Nắm vững nguyên tắc, phương pháp cơ bản, thao tác khi biểu
diễn vật thể bằng PowerPoint.


III. Phạm vi, nội dung nghiên cứu:


Phạm vi

Đề tài nghiên cứu dựa trên các tài liệu liên quan của môn vẽ kỹ
thuật và giáo trình PowerPoint.


Nội dung:

Những nội dung, vấn đề liên quan đến thao tác biểu diễn vật thể
trên PowerPoint.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận (tổng hợp, phân tích, khái quát
hoá các tài liệu ...)
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (một số ứng dụng cụ thể).
- Phương pháp đọc và tra cứu.
- Phương pháp liệt kê, phân tích, đánh giá, thống kê...
V. Cấu trúc khoá
luận Phụ lục.
Phần I: Mở đầu

I.

Lý do chọn đề tài.

II.

Mục đích nghiên cứu.

III.

Phạm vi và nội dung nghiên cứu.

IV.

Phương pháp nghiên cứu.

V.

Cấu trúc khoá luận.

Phần II: Nội dung
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thao tác và biểu diễn vật
thể.
Chương II: Các thao tác cơ bản khi biểu diễn vật thể trong
vẽ kỹ thuật bằng PowerPoint.
Chương III: Biểu diễn một số vật thể bằng PowerPoint.


Phần III: Kết luận chung.
Mục lục.

Tài liệu tham khảo.


Phần II: NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAO TÁC VÀ
BIỂU DIỄN VẬT THỂ

Những vấn đề cơ bản về thao tác
1.1. Khái niệm thao tác:
Từ điển tiếng Việt – nhà xuất bản Đà Nẵng – 1998 định nghĩa:
“Thao tác là quá trình thực hiện những động tác nhất định để làm việc gì
đó”.
Ví dụ: Thao tác khởi động máy nổ: là quá trình thực hiện động tác
quay tay quay nối với trục khuỷu của động cơ tới số vòng quay nhất định
để động cơ có thể tự khởi động được.
Định nghĩa thao tác là định nghĩa có được nhờ các loại thao tác có
thể tạo ra bằng thực nghiệm, bằng quan trắc mà kết quả khách quan của
nó có thể trực tiếp nhận biết được thông qua sự quan sát có tính chất đo
lường. Cùng một khái niệm khoa học có thể nhận được những định nghĩa
thao tác khác nhau, phụ thuộc vào những tình huống kinh nghiệm khác
nhau của việc áp dụng khái niệm đó chủ nghĩa thao tác đã cường điệu và
tuyệt đối hoá vai trò của những định nghĩa thao tác.
Vì vậy trong ngành vẽ kỹ thuật, thao tác biểu diễn, vật thể được
hiểu là tổng hợp của các động tác vẽ nhất định để hình thành nên vật thể
cần biểu diễn.
Chẳng hạn, thao tác biểu diễn ổ trục là tổng hợp của các động tác
vẽ: Trục vuông góc cân (hoặc trục xiên góc đều), vẽ mặt phẳng hình


chiếu bằng của ổ trục làm mặt cơ sở, vẽ các đường dóng, xoá các nét

thừa, tô đậm nét vật thể...
1.2. Các dạng của thao tác.
Trong quá trình đổi mới, đất nước ta có nhiều chuyển biến sâu rộng,
tích cực trên nhiều lĩnh vực trong đó có Công nghệ thông tin đạt được
nhiều thành tựu vượt bậc và được ứng dụng rộng rãi. Nên các thao tác có
thể được thực hiện bằng tay hoặc thực hiện bằng máy tính.
- Thao tác biểu diễn vật thể thực hiện bằng tay: Sử dụng Compa,
Êke, thước kẻ ... để thực hiện thao tác.
Với nhược điểm:
+ Thao tác lập bản vẽ, biểu diễn vật thể không hoàn toàn chính xác.
+ Mất nhiều thời gian thực hiện thao tác ảnh hưởng tới quá trình
dạy và học.
- Thao tác biểu diễn vật thể thực hiện bằng máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của Công nghệ thông tin rất nhiều phần
mềm ứng dụng hỗ trợ cho quá trình thiết kế, lập bản vẽ, vẽ vật thể như:
Autocad, Solial works, PowerPoint, Photoshops, 3D Studio,...
Với ưu điểm:
+ Thao tác lập bản vẽ cũng như biểu diễn vật thể được lập và biểu
diễn một cách chính xác và nhanh chóng.
+ Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.
+ Giải phóng được con người ra khỏi công việc nặng nhọc và đơn
điệu khi biểu diễn vật thể và lập bản vẽ
+ Thuận lợi cho quá trình trình chiếu các phần mềm ứng dụng
thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế trong các
công ty, việc thiết kế và một số trường đại học.


Tuy nhiên trong các khối: trung học phổ thông, trung học cơ sở,
một số trường Đại học do chưa có điều kiện sử dụng phần mềm ứng
dụng nên:

● Giáo viên trong quá trình dạy:
Vẫn chủ yếu là sử dụng thao tác bằng tay: Sử dụng đồ dùng, thiết bị
dạy học như thước, compa,... để vẽ hình, biểu diễn vật thể, trình bày bản
vẽ…trên bảng trong giờ luyện tập. Việc sử dụng thao tác gặp khó khăn
để đạt được đúng tiêu chuẩn Việt Nam, hình vẽ chính xác và sự cân đối
trong việc bố trí hình vẽ trên bảng.
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quá trình soạn và trình bày bài
giảng.
● Học sinh trong quá trình học:
Học sinh chưa được làm quen, sử dụng công cụ máy tính phục vụ
cho quá trình học. Thường sử dụng các thao tác bằng tay dùng thước, bút
chì, compa, êke…Các thao tác thực hiện trên mặt bàn học mà chưa được
sử dụng bàn vẽ kĩ thuật.
Học sinh ghi chép bài, các cách vẽ hình theo giáo viên.
● Hoạt động chung.
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, trực quan, làm mẫu
các thao tác. Học sinh quan sát, nghe hướng dẫn sau đó tự thao tác các
đường nét kĩ thuật. Vì vậy thao tác mẫu của người giáo viên ảnh hưởng
trực tiếp tới quá trình nhận thức va hình thành thao tác ở học sinh.
1.3 Phân loại thao tác.
Trong vẽ kĩ thuật thao tác được phân ra làm 2 loại:
● Thao tác đơn giản.
- Quá trình dạy: Giáo viên dễ dàng thực hiện thao tác mẫu chính
xác đúng tiêu chuẩn.


- Quá trình học: Học sinh dễ nắm bắt thực hành các thao tác.
- Quá trình dạy và học: Do tính chất của các thao tác còn đơn giản
lên giáo viên dễ truyền đạt thao tác đến học sinh. Đạt được mục
tiêu của giờ học đề ra.

● Thao tác phức tạp.
- Quá trình dạy:
Yêu cầu cơ bản của dạy vẽ kĩ thuật là giúp học sinh có thể từ bản vẽ
hình dung, dựng lại hình ảnh không gian của đối tượng mà bản vẽ
biểu diễn.Vì vậy đối với các thao tác phức tạp giáo viên cần chỉ rõ
từng thao tác sau đó minh hoạ ngay trên bản vẽ. Đối với thao tác
phức tạp giao viên khó thao tác chính xác, đúng tiêu chuẩn nếu thực
hiện thao tác bằng tay.
- Quá trình học:
Trong một thời gian ngắn học sinh phải tiếp thu một lượng thông tin
lớn về các thao tác phức tạp vì thế học sinh thường khó nhớ để vận
dụng. Do đó học sinh phải dần dần mới nắm hềt được ý nghĩa của
các thao tác.
- Quá trình học và dạy:
Thao tác vẽ kĩ thuật là những kiến thức trìu tượng, khó hiểu, khó
thực hành đối với học sinh Trung học phổ thông. Đối với học sinh
Trung học cơ sở khi học sinh chưa có hiểu biết cơ sở hỗ trợ về hình
học nên khi thao tác chỉ tập trung vào việc thể hiện được hình biểu
diễn của các vật thể đơn giản mà không chỉ rõ cơ sở khoa học của
các thao tác đó. Do đó giáo viên khó đạt được mục tiêu của giờ học
cũng như yêu cầu của môn.


1.4 Biểu diễn vật thể.
1.4.1. Các phương pháp biểu diễn vật thể. Có

2 phương pháp biểu diễn vật thể:
1.4.1.1. Biểu diễn vật thể trên mặt phẳng.
Để biểu diễn các vật thể có hình khối trong không gian 3 chiều lên
một mặt phẳng, người ta dung một công cụ toán học, đó là phép chiếu

vuông góc.
Trong không gian lấy hệ thống mặt phẳng hình chiếu là 3 mặt
phẳng vuông góc với nhau, cắt nhau theo trục OX, OY, OZ(như hình
vẽ). P1 thẳng đứng gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng, P2 nằm ngang gọi
là mặt phẳng hình chiếu bằng, P3 vuông góc với P1 và P2 tức vuông góc
với OX gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh. Trục OX chỉ chiều rộng, OY
chỉ chiều dài, OZ chỉ chiều cao trong không gian. Hình biểu diễn mặt
nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát trên:
+ Mặt phẳng hình chiếu bằng gọi là hình chiếu bằng của vật thể.
Hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng của vật thể.
+ Mặt phẳng hình chiếu đứng gọi là hình chiếu đứng của vật thể.
Hình chiếu đứng cho ta biết chiều dài và chiều cao của vật thể. Người ta
thường đặt vật thể ở vị trí sao cho trên hình chiếu đứng thể hiện được
nhiều thông tin nhất về cấu trúc của vật thể, vì thế còn được gọi là hình
chiếu chính.
+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh gọi là hình chiếu cạnh của vật thể.
Hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao của vật thể.
Nhận thấy rằng:
+ Ba hình chiếu của vật thể có liên hệ với nhau, từ hai hình chiếu
cho trước có thể tìm được hình chiếu thứ ba, vì thế trên bản vẽ thông
thường chỉ cần thể hiện hai hình chiếu là đủ biểu diễn vật thể.


+ Với những vật thể mà hai hình chiếu chưa đủ để xác định một
cách chính xác hình dạng của nó, thì phải dùng hình chiếu thứ ba.
+ Trên bản vẽ các hình chiếu phải đặt đúng vị trí của nó, sau khi vẽ
phải tẩy bỏ các đường trục, đường dóng…
Z

A1


X

A3

A
O

A2

P3
P2

Y

1.4.1.2. Biểu diễn vật thể trên không gian:
Để dễ nhận biết hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường
dung hình ba chiều như hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh để
bổ sung cho các hình chiếu vuông góc.
a. Hình chiếu trục đo.
Giả sử một vật thể có gắn hệ toạ độ vuông góc OXYZ với các trục
toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng
hệ toạ độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo phương chiếu L
(L không song song với (P’) và không song song với các trục toạ độ).
Kết quả trên mặt phẳng (P’) nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ


toạ độ O’Y’X’Z’. Hình biểu diễn đó được gọi là hình chiếu trục đo của
vật thể.
Vậy hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được

xây dựng bằng phép chiếu song song.
Z’

Z

(p’)

C’

c
o
A

B

O’

A’

Y

B’

X’

Y’

X

* Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo.

- Góc trục đo.
Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục
O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là trục đo. Góc giữa các trục đo: □X 'O 'Y ' ,
Y□'O ' Z ' và □X 'O ' Z ' gọi là các góc trục đo.

* Hệ số biến dạng.
Hệ số biến dạng là tỷ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm
trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
O'C'
OC
O' B'
OB
O' A'
OA

= p là hệ số biến dạng theo trục O’X’.
= q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’.
= r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’.

Góc trục đo và hệ số biến dạng là hai thông số cơ bản của hình
chiếu trục đo.


b. Hình chiếu phối cảnh.
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép
chiếu xuyên tâm. Trong phép chiếu này, tâm chiếu chính là mắt người
quan sát (còn gọi là điểm nhìn), mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng
thẳng đứng tưởng tượng, được gọi là mặt tranh, mặt phẳng nằm ngang
trên đó đặt các vật thể cần biểu diễn được gọi là mặt phẳng vật thể.
Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt.

Mặt phẳng này cắt mặt phẳng tranh theo một đường thẳng gọi là đường
chân trời (kí hiệu là tt).
Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là tạo cho người xem ấn
tượng về khoảng cách xa gần của vật thể giống như quan sát trong thực
tế.
Hình chiếu phối cảnh thường được đặt bên hình chiếu vuông góc
trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công
trình có kích thước lớn.
Có 2 loại hình chiếu phối cảnh thường gặp:
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song
song với một mặt của vật thể.
- Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh
không song song với một mặt nào của vật thể.
1.5. Các phương pháp biểu diễn vật thể thường sử dụng.
Trên bản vẽ kĩ thuật thường dung hai loại hình chiếu trục đo:
a. Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu (l ┴ (P’)) và ba hệ số biến dạng bằng nhau (p =
q = r).
- Thông số cơ bản.


+ Góc trục đo □X 'O 'Y '  Y□'O ' Z '  □X 'O ' Z '  1200
+ Hệ số biến dạng p = q = r
Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường dung hệ số biến dạng quy
ước p = q = r = 1 và trục O’Z’ biểu thị chiều cao được đặt thẳng đứng.
- Hình chiếu trục đo của hình tròn.
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của những hình tròn nằm trong
các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là các hình elip có
hướng khác nhau.

Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước thì các elip đó có trục dài =
1,22d và trục ngắn = 0,71d (d là đường kính của hình tròn).
Hình chiếu trục đo vuông góc đều thường dùng để biểu diễn các vật
thể có các hình khối tròn.
b. Hình chiếu trục đo xiên góc cân.
Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, phương chiếu không vuông
góc với mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng toạ độ XOY đặt song song với
mặt phẳng hình chiếu (XOZ// (P’)). Có các thông số cơ bản như sau.
- Góc trục đo
□X 'O ' Z ' = 90 0 , □X 'O 'Y ' 
Y□'O ' Z '

= 135 0

- Hệ số biến dạng.
p = r = 1 và q = 0,5
Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt phẳng của vật thể
song song với mặt phẳng toạ độ XOZ không bị biến dạng.


Kết luận chương I:
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
thực hiện thao tác biểu diễn vật thể, tôi thấy việc hoàn thành bản vẽ bằng
tay gặp rất nhiều khó khăn đối với các vật thể phức tạp, hay cần vẽ
nhanh vật thể với số lượng lớn.
Sau đây, tôi xin đề cập về “ Các thao tác biểu diễn vật thể trong vẽ
kỹ thuật bằng PowerPoint” để hỗ trợ quá trình thực hiện thao tác biểu
diễn, thiết kế bản vẽ,..., khắc phục khó khăn của quá trình thực hiện thao
tác biểu diễn bằng tay.
Để thực hiện thao tác hoặc thiết kế vật thể, bản vẽ bằng PowerPoint

trước hết người sử dụng phải nắm vững lệnh, thao tác cơ bản khi sử
dụng.


Chương II: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI BIỂU DIỄN
VẬT THỂ BẰNG POWERPOINT
PowerPoint là một trong năm chương trình tiện ích nằm trong bộ
Microsoft Office. Nó là phần mềm trình chiếu dễ sử dụng khi muốn
thêm đối tượng vào bản trình bày bạn có thể sử dụng Microsoft Office
PowerPoint như chương trình vẽ. PowerPoint cung cấp vô số hình dạng
định sẵn, đường nét, hoặc công cụ cho phép vẽ tự do, chỉnh kích thước
và hình dạng hình vẽ hay vật thể ba chiều trong không gian.
Sau khi cài đặt chương trình vào máy tiến hành định dạng cấu hình.
Để khởi động PowerPoint ta chọn biểu tượng một và nhấp hai lần
phím trái của chuột.(Hình 1)

Hình 1: Biểu tượng PowerPoint
Nếu không có biểu tượng này ta thực hiện: Chọn Start / Programs /
Microsoft Office / Microsoft Office PowerPoint 2003.(Hình 2)


Để hiển thị các thanh công cụ giúp tiện ích trong quá trình vẽ ta
nhấp vào View/ Toolbars và tích vào các lựa chọn Standard, Formatting,
Drawing, MathType.
I. Các lệnh vẽ cơ bản trong PowerPoint
1. Vẽ đường thẳng
Vẽ đường thẳng
a. Nhấp nút Line trên thanh công cụ Drawing
b. Kéo con trỏ để vẽ một đường. Hai điểm đầu mút là nơi bắt đầu
kéo và ngừng kéo.

c. Thả nút chuột khi đường vẽ đạt đúng độ dài. Các handle định cỡ
hiển thị ở cả hai đầu đường vẽ. Thông qua những handle này,
chỉnh lại kích thước đường vẽ hoặc di chuyển điểm đầu mút.


Hiệu chỉnh đường vẽ
a. Nhấp đường vẽ cần hiệu chỉnh.
b. Nhấp nút Line Style trên thanh công cụ Drawing để chọn độ
dày đường vẽ.
c. Nhấp nút Dash Style trên thanh công cụ Drawing để chọn kiểu
đường thẳng.
d. Nhấp mũi tên danh sách của nút Line Color trên thanh công cụ
Drawing và chọn màu.
e. Kéo handle định cỡ để thay đổi kích thước hay góc nghiêng
của đường thẳng.

2. Vẽ mũi tên
Vẽ mũi tên
a. Nhấp nút Arrow trên thanh công cụ Drawing
b. Kéo con trỏ từ gốc đến đầu mũi tên.
c. Thả nút chuột khi mũi tên đạt đúng độ dài và góc nghiêng.


Hiệu chỉnh mũi tên
a. Nhấp mũi tên cần hiệu chỉnh.
b. Nhấp nút Arrow Style trên thanh công cụ Drawing.
c. Chọn kiểu mũi tên ưng ý, hoặc nhấp More Arrows.
d. Nếu nhấp More Arrows, sửa đổi kiểu mũi tên trong hộp thoại
Format AutoShape, rồi nhấp OK.


GVHD: Th.S NguyÔn Ngäc
TuÊn SV: NguyÔn ThÞ

-


3. Vẽ hình oval hay hình chữ nhật
Vẽ hình Oval, hình chữ nhật
a. Nhấp nút Oval hay Rectangle trên thanh công cụ Drawing
b. Trên Slide, kéo con trỏ đến vị trí muốn đặt hình oval hay hình
chữ nhật. Hình dạng bạn vẽ sẽ sử dụng đường nét và màu tô
định rõ qua lược đồ màu của bản trình bày.
Muốn vẽ hình tròn hay hình vuông hoàn hảo, nhấn giữ SHIFT
khi kéo con trỏ.
Hiệu chỉnh hình Oval, hình chữ nhật
a. Nhấp đối tượng cần hiệu chỉnh kích thước.
b. Kéo một trong các handle định cỡ chỉnh lại kích thước đối tượng
theo chiều ngang hay chiều dọc ở bên cạnh của khung chọn.


Kho¸ luËn tèt
4. Vẽ hình tròn hay hình vuông
Vẽ hình tròn hay hình vuông
Muốn vẽ hình tròn hay hình vuông hoàn chỉnh, nhấp nút Oval hay
Rectangle trên thanh công cụ Drawing, rồi nhấp giữ SHIFT trong
quá trình kéo.
Hiệu chỉnh hình tròn hay hình vuông
a. Nhấp đối tượng cần hiệu chỉnh kích thước.
b. Kéo một trong các handle định cỡ chỉnh lại kích thước đối tượng
theo chiều ngang hay chiều dọc ở bên cạnh của khung chọn.


5. Vẽ hình hộp
Vẽ hình hộp
a. Nhấp nút AutoShape trên thanh công cụ Drawing, rồi trỏ vào thể
loại hình hộp muốn dùng.
b. Nhấp biểu tượng tuỳ ý
c. Kéo con trỏ trên slide cho đến khi đối tượng vẽ có được hình
dạng và kích thước mong muốn.


Hiệu chỉnh kích thước hình hộp
a. Nhấp đối tượng cần chỉnh lại kích thước.
b. Kéo một trong các handle định cỡ.
- Chỉnh lại kích thước đối tượng theo chiều ngang hay chiều dọc: kéo
handle định cỡ ở cạnh bên của khung chọn.
- Chỉnh lại kích thước đối tượng theo cả chiều ngang lẫn chiều
dọc: kéo handle định cỡ ở góc khung chọn.


Điều chỉnh dạng hình hộp
a. Nhấp AutoShape cần điều chỉnh.
b. Kéo một trong các handle điều chỉnh (hình thoi nhỏ màu vàng)
rồi kéo handle này để điều chỉnh AutoShape.

6. Vẽ đa giác tự do
Vẽ đa giác tự do
a. Nhấp nút AutoShape trên thanh công cụ Drawing, kế đến trỏ vào
Lines.
b. Nhấp nút Freeforrm
c. Nhấp Slide tại điểm sẽ là góc thứ nhất của đa giác

d. Di chuyển con trỏ rồi nhấp đặt điểm thứ hai của đa giác. Một
đường thẳng nối liền hai điểm này.
e. Tiếp tục di chuyển con trỏ chuột, và nhấp thêm cạnh đa giác.
f. Kết thúc đa giác: Đối với đa giác kín, nhấp gần điểm bắt đầu. Đối
với đa giác hở nhấp đúp điểm cuối của đa giác.


Hiệu chỉnh đa giác tự do
a. Nhấp đối tượng cần hiệu chỉnh kích thước.
b. Kéo một trong các handle định cỡ chỉnh lại kích thước đối tượng
theo chiều ngang hay chiều dọc ở bên cạnh của khung chọn.

7. Vẽ đường cong
a. Nhấp nút AutoShape trên thanh công cụ Drawing trỏ vào Lines
b. Nhấp nút Curve
c. Nhấp vị trí muốn đặt điểm bắt đầu đường cong trên Slide
d. Nhấp nơi muốn uốn cong đường cong. Lặp lại bước này khi cần
tạo những chỗ cong.
e. Kết thúc đường cong: Đối với đường cong kín nhấp gần điểm bắt
đầu. Đối với đường cong hở nhấp đúp điểm cuối trong đường cong.


×