Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập hoc kì luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.51 KB, 9 trang )

Mục lục
Tóm tắt vụ việc :........................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................4
I. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................4
1. Khái niệm về tranh chấp đất đai...................................................................4
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất..........................................................4
II.

Giải quyết tình huống....................................................................................5

1. Trình tự, thủ tục giải quyết tình huống.........................................................5
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc...................................................6
3. Ai là người sử dụng đất hợp pháp?...............................................................7
4. Quan điểm cá nhân về tình huống.................................................................8
KẾT THÚC VẤN ĐỀ................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................9

Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 1


Tóm tắt vụ việc :
Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề. Hai gia đình
thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất. Năm 2003, Nhà nước làm
đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này đã thu hồi một phần đất của hai gia đình.
Cây mít bị chặt bỏ để làm đường. Nay, hộ ông A xây dựng nhà đã xây tường rào
ngăn cách giữa hai gia đình. Hộ bà B phản đối việc xây dựng tường rào với lý do,
ông A đã xây lấn sang phần đất nhà bà. Tranh chấp đất đai xảy ra;
Hỏi:


`

1. Anh (Chị) hãy cho biết vụ việc này sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ

tục như thế nào?
2. Theo Anh (Chị), cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này? Vì
sao?
3. Theo Anh (Chị), làm thế nào để xác định ai là người sử dụng đất hợp
pháp? Vì sao?
4. Theo quan điểm cá nhân, Anh (Chị) hãy đề xuất giải pháp tối ưu để giải
quyết vụ việc này? Lý giải vì sao?

Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có một vai trò rất quan trọng trong sự tồn
tại và phát triển của loài người, nó tác động trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản
xuất của người dân; việc giải quyết tốt các tranh chấp đất đai của các cấp chính
quyền từ Trung ương đến địa phương sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết
những bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, đảm bảo sự
công bằng trong xã hội; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương và thắt chặt tình làng, nghĩa xóm trong nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết tranh chấp đất đai diễn biến rất phức
tạp. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện tại Tòa án nhân dân các cấp liên
quan đến lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở một số địa
phương vẫn chưa thật sự nhận được sự đồng tình của người dân, dẫn đến nhiều vụ

việc phải giải quyết kéo dài, qua nhiều cấp khác nhau; nhiều bản án, quyết định của
Tòa án đã tuyên và đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thi hành.
Chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp về đất đai,
nên dựa vào những kiến thức cũng như hiểu biết của mình, em xin phân tích và
giải quyết tranh chấp trong tình huống nêu trên. Do kiến thức của em còn hạn hẹp,
không thể tránh sai sót trong quá trình làm bài, kính mong thầy cô góp ý để em có
thể rút kinh nghiệm. Em xin trân thành cảm ơn ạ !

Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 3


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Cơ sở lý thuyết

1. Khái niệm về tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở lên rất phổ biến
trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp
luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay vẫn chưa được
hiểu một cách đồng nhất, kể cả trong giới luật học. Việc xác định nội hàm khái
niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng kể cả về mặt lý luận cũng như thực
tiễn, đặc biệt là trong việc xác định cơ chế, thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải
quyết.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp là giành nhau một cách giằng co cái
không rõ thuộc về bên nào. Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà các
bên tranh chấp giằng co nhau là đất đai. Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm

2013 thì, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy, đối tượng của tranh
chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tức là trong quá trình
quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình
làm phát sinh tranh chấp với người khác. Còn chủ thể của tranh chấp đất đai có thể
là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử dụng đất với bất kỳ
bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất.
Theo Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì có hai hệ thống cơ quan có thẩm
quyền chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất đai là hệ thống cơ quan xét xử
(Tòa án nhân dân các cấp) và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (ủy ban nhân dân
Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 4


các cấp). Cơ sở để Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành phân
định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là giấy tờ pháp lý của đất tranh chấp
mà đương sự có và tài sản gắn liền với đất.
II.

Giải quyết tình huống.

1. Trình tự, thủ tục giải quyết tình huống.
Theo điều 202 Luật đất đai năm 2013, điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai quy định, khi các bên
tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt
là UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác để hòa giải trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã

nhận được đơn.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác
nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên
bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp.
Nếu việc hòa giải tại UBND cấp xã không thành, căn cứ Điều 203 Luật Đất
đai các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến Toà án nhân dân hoặc UBND cấp có
thẩm quyền để giải quyết.
Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân: Theo quy định tại khoản 1
Điều 203 Luật Đất đai, Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các loại vụ việc tranh chấp
về quyền sử dụng mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đương sự có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 của Luật Đất đai.
Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 5


Thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp tỉnh được quy định tại
điểm a-khoản 3, Điều 203 Luật Đất đai và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu
trên thì trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Đối với vụ việc trên, nếu hai hộ gia đình ông A và bà B không tự thỏa thuận
được với nhau, thì khi bà B gửi đơn lên UBND cấp xã nơi bà sinh sống để yêu cầu
giải quyết tranh chấp. Lúc này, UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền giải quyết bằng
cách phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên lập một tổ

hòa giải để giúp hai hộ gia đình giải quyết tranh chấp một cách tốt đẹp, bảo đảm
tình làng nghĩa xóm.
Tuy nhiên, nếu việc hòa giải của UBND cấp xã không thành thì tranh chấp
sẽ được giải quyết như sau:
Nếu một trong hai bên A hoặc B có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất Đai thì thẩm quyền giải quyết tranh
chấp là Tòa án nhân dân.
Còn nếu dựa vào dữ liệu mà tình huống đưa ra thì khả năng cao là cả hai hộ
đều không có những Giấy tờ trên (vì trước kia hai hộ đã phải thỏa thuận lấy cây
mít làm danh giới chung), lúc này thẩm quyền giải quyết vụ việc chỉ có thể là
UBND cấp huyện và tỉnh (trường hợp các bên nộp đơn yêu cầu) hoặc Tòa án nhân
dân theo quy định của tố tụng dân sự (trường hợp có bên khởi kiện ra tòa).
Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 6


Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: vì
đây là tranh chấp giữa hộ gia đình với nhau nên Chủ tịch UBND cấp huyện giải
quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định
của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Ai là người sử dụng đất hợp pháp?
Ở đây, do trước kia hai hộ gia đình lấy cây mít làm danh giới giữa hai nhà,
nay cây mít không còn nên việc xác định phần đất của mỗi hộ không thể căn cứ
vào vị trị của cây mít nữa. Do đó, nếu muốn biết ai là người đang sử dụng đất hợp
pháp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh sẽ yêu cầu các đương sự trình Giấy
chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai, để
xác định diện tích đất của mỗi hộ.

Trường hợp các hộ đều có những loại Giấy tờ nêu trên, thì cơ quan có thẩm
quyền sẽ căn cứ vào những gì có ghi trên giấy tờ để xác định phần đất của mỗi hộ
khi chưa có con đường Hồ Chí Minh đi qua, sau đó trừ đi phần diện tích đất bị thu
hồi để làm đường sẽ ra diện tích còn lại của mỗi hộ.
Tuy nhiên, nếu các đương sự không đưa ra được những giấy tờ trên, thì cơ
quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 92 nghị định 43/2014/NĐ-CP
để xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp trong vụ việc; như: chứng cứ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; chính
sách ưu đãi người có công của Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất …

Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 7


4. Quan điểm cá nhân về tình huống.
Vụ việc phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo
pháp chế XHCN, sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật.
Vụ việc phải được giải quyết dứt điểm. Giữ được đạo lý và mối quan hệ
đoàn kết trong cộng đồng dân cư, làng xóm, láng giềng của người Việt Nam.
Theo quan điểm cá nhân của mình, em cho rằng ở đây cả hai hộ ông A và bà
B đều không có Giấy CNQSDĐ nhưng do trước kia cả hai đều chưa có nhu cầu sử
dụng phần đất giữa hai nhà nên để đảm bảo tình làng nghĩa xóm đã lấy cây mít làm
ranh giới giữa hai gia đình. Nay cây mít không còn, ông A lại xây tường rào ngăn
cách giữa hai nhà, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa hai nhà và việc mâu thuẫn
xoay quanh bức tường rào mà ông A xây.
Ở đây, hai gia đình nên ngồi lại hòa giải với nhau. Mỗi bên nên đưa ra những
loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất của mình. Từ đây, hai bên gia đình
có thể tự thoả thuận với nhau để đảm bảo tình hàng xóm, bởi vì đây cũng là điều

mà Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp thực hiện (Khoản 1 Điều
202_Luật đất đai năm 2013).
Còn nếu hai bên gia đình không thể hòa giải được với nhau, thì theo em quá
trình giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành theo mục 1_Giải quyết vấn đề và đây sẽ là
cách giải quyết tối ưu nhất cho tình huống nêu trên.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong thực tế giải quyết các tranh chấp, trong đó tranh chấp về đất đai là một
lĩnh vực vô cùng nhạy cảm. Các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên, ảnh hưởng đến đời sống vật
chất và tinh thần của những người liên quan và trật tự xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 8


Do vậy, việc cân nhắc thận trọng từng vụ việc, đưa chúng vào mối quan hệ tác
động qua lại để xem xét thấu đáo vừa là đạo đức công cụ, vừa là trách nhiệm của
các công chức thừa hành. Quyền lợi của các bên tranh chấp luôn đối nghịch nhau,
quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Làm thế nào để giải quyết
thấu tình đạt lý là mục đích của pháp luật, là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta.
Với thời lượng và khả năng có hạn, thong qua tiểu luận em đã trình bày một
tình huống và cách giải quyết tình huống về tranh chấp đất giữa hai hộ gia đình sử
dụng đất liền kề. Kính mong được thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể sửa chữa
và rút kinh nghiệm. Em xin cảm ơn thầy cô ạ !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật đất đai _ Trường Đại Học Luật Hà Nội
2. Luật đất đai năm 2013

3. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
4. />5.

aspx?ItemID=373
Tạp chí dân chủ và pháp luật (cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp).

Bùi Hoàng Thao – MSSV:380436

Page 9



×