Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 23 trang )

1

TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Tp. Hồ Chí Minh, 2015

Báo cáo viên: Huỳnh Kim Tước
Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp. HCM

www.efficiency-from-germany.info


19/03/2015 9:19 SA

NỘI DUNG
I. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam
II. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng các ngành CN
III. Hiện trạng công nghệ và nhận thức về TKNL
của một số ngành

IV. Tiềm năng TKNL của một số ngành CN
V. Giải pháp TKNL cho một số ngành CN

VI. Vai trò của quản lý năng lượng
VII. Kết luận và kiến nghị
2


19/03/2015 8:46 SA

I. Cơ cấu tiêu thụ NL của Việt Nam


Các ngành
Công nghiệp xây dựng

Giao thông vận tải
Hộ gia đình

Điện
(MWh)

Xăng
(m3)

Diesel
(m3)

LPG
(Tấn)

TOE
Năng Lượng

- 1.511.021

845.000

7.426.075

567.000 5.044.500 4.485.843

39.000


8.511.965

-

260.000

6.838.285

156.000

1.866.542

58.575.862

41.164.200 3.540.000

Dịch vụ thương mại

5.329.800

- 1.322.143

Cấp thoát nước

1.111.320

-

-


-

96.685

Chiếu sáng công cộng

3.402.000

-

-

-

295.974

Khu công nghiệp

188.017

-

-

-

16.357

Trường học


861.840

-

-

-

74.980

Cơ sở y tế

1.054.620

-

-

-

91.752

Khác

1.145.340

265.500

550.893


-

836.335

113.400.000 8.850.000 7.869.900 1.300.000

26.054.950

Tổng cả nước

Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Báo cáo ngành dầu khí - VPBS

3


19/03/2015 8:46 SA

II. Cơ cấu tiêu thụ NL các ngành CN

Cơ cấu tiêu thụ điện năng các ngành sản xuất công nghiệp
Source: EVN, các hiệp hội VNEEP, VPA

4


19/03/2015 8:46 SA

III. Hiện trạng công nghệ
1. Ngành thép:

- 30% DN: công nghệ lạc hậu (chiếm 15% - 20% tổng công suất),
- 40% DN: công nghệ ở mức trung bình (công nghệ và thiết bị từ Trung Quốc,
Đài Loan, chiếm khoảng 55% - 65%),
- 30% DN: công nghệ tiên tiến và thiết bị từ EU (chiếm 20% - 25%).
- Trung Quốc hiện nay có quy định lò điện phải trên 50 tấn/mẻ, với lò cao, quy
định phải trên 1.000 m3 trở lên mới được xây dựng mới. Các DN Việt Nam lại
nhập loại lò chỉ có công suất 20 - 30 tấn/mẻ và loại lò cao công suất 200300m3.

*Khó khăn lớn hiện nay thuộc về những DN địa phương có công suất nhỏ, thiết
bị lạc hậu, sản phẩm chất lượng kém và mới đi vào hoạt động.

5


19/03/2015 8:46 SA

III. Hiện trạng công nghệ
2. Ngành xi măng:
- Có 46 DN tham gia (khoảng 100 nhà máy)
- Tổng công suất 68.5 triệu tấn/năm, gồm: 68 dây chuyền lò quay (67.32 triệu
tấn/năm) và 13 dây chuyền xi măng lò đứng (1.18 triệu tấn/năm).
- Trình độ công nghệ lạc hậu, cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp, Trung Quốc

những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng.
- Hiện nay với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn sẽ thay thế công
nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
- Chủ trương của chính phủ, đến năm 2015 chấm dứt hoạt động của tất cả hệ

thống xi măng lò đứng và chuyển sang xi măng lò quay và đến năm 2015 tất cả
các nhà máy phải tự túc ít nhất 20% năng lượng điện từ việc tận dụng nguồn

nhiệt khí thải thừa.
6


19/03/2015 8:46 SA

III. Hiện trạng công nghệ
3. Ngành gạch gốm:
- Phân bố các loại công nghệ sản xuất gạch gốm trong
tổng số 125 DN do ECC – HCMC khảo sát trên địa bàn
tỉnh Bình Dương, Long An, Bến tre:
- Công suất lò dao động:
+ Tuynen: 8 – 50 triệu viên/năm
+ Hoffman: 1.2 – 60 triệu viên/năm
+ Truyền thống: 22 ngàn – 10 triệu viên/năm
- Trong 125 DN thì có 41/125 DN đã thực hiện TKNL nhưng chủ yếu là giải pháp
cải tạo hệ thống chiếu sáng; hầu hết các DN chưa thực hiện giải pháp TKNL cho
hệ thống quạt, máy nén khí.
- 100% DN dùng lò truyền thống đều không có điều kiện tài chính để đổi mới
công nghệ;
- 30/125 DN cho rằng vẫn còn tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho khu vực sản
xuất và lò nung.
7


19/03/2015 8:46 SA

III. Hiện trạng công nghệ
4. Ngành chế biến thủy sản, thực phẩm đông lạnh:
- Có khoảng 800 doanh nghiệp tham gia vào những hoạt động liên quan đến

chế biến thủy sản.

- Nhiều nhà máy được xây dựng trong giai đoạn 1976-1990, một phần nhỏ
được xây dựng trước 1975, số còn lại phần lớn được xây dựng trong giai đoạn
từ năm 1991 đến nay, trong đó các thiết bị cấp đông của Nhật Bản chiếm trên
90%, còn lại là của Nauy, Đan Mạch…
- Trong 250 DN ngành thực phẩm do ECC – HCMC khảo sát trên địa bàn
Tp.HCM, Bến Tre, Vũng tàu, Đồng tháp, Long An, thì có:
+ 38/250 DN đã thực hiện các giải pháp TKNL nhưng chủ yếu là giải pháp
đầu tư thấp như cải tạo hệ thống chiếu sáng, tránh sản xuất giờ cao điểm
+ 1/250 DN đầu tư hệ thống máy lạnh mới hiệu suất cao.
+ 5/250 DN đầu tư biến tần cho hệ thống bơm quạt, thu hồi nhiệt thải từ lò
hơi, thu hồi nước ngưng, lắp bẫy hơi mới.
+ 35/250 DN cho rằng DN còn tiềm năng TKNL cho hệ thống lạnh và lò hơi.
8


19/03/2015 8:46 SA

III. Hiện trạng công nghệ
5. Ngành giấy:
- Hầu hết các doanh nghiệp giấy tại Việt Nam là những DN nhỏ, công suất dưới
10 ngàn tấn/năm (chiếm trên 90% DN).
- Có trên 42,5% (tính theo sản lượng bột) sử dụng công nghệ kiềm lạnh, không
thu hồi hóa chất; 24,4% sử dụng công nghệ nấu bột bằng phương pháp xút,
còn lại là công nghệ nấu bột sunphat có thu hồi hóa chất.
- Chất lượng của các sản phẩm giấy Việt là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong
nước.

9



19/03/2015 8:46 SA

IV. Tiềm năng TKNL của các ngành CN

Source: Statistics data from Vietnam National Energy Efficiency Program, 2000

10


19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
1. Nhà máy thép
Case 1: Nhà máy thép A cải tạo lò EAF (ra thép máng)
thành dạng EBT (ra thép đáy), giúp tăng công suất lên
thành 20 tấn/mẻ, giúp tiết kiệm 30.0 tỷ VNĐ/năm. Chi
phí đầu tư 8.5 tỷ VNĐ.
Case 2: Nhà máy thép B giải nhiệt thân lò bằng nước
(panel), giúp tiết kiệm vật liệu chịu lửa và thời gian xây
lò, giảm thời gian sửa chửa, tăng sản lượng, giúp tiết
kiệm 2.8 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 2.9 tỷ VNĐ.
Case 3: Nhà máy thép C thay mới vỏ lò tinh luyện thép (LF), giúp tăng sản
lượng 20%, giúp tiết kiệm 15.4 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 10.9 tỷ VNĐ.

Case 4: Nhà máy thép D thay biến thế 12.5MVA thành 16MVA (mạch ngắn thế
hệ mới), giúp giảm tổn hao đồng, giúp tiết kiệm 2.8 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư
6.0 tỷ VNĐ.
11



19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
Case 5: Nhà máy thép E tận dụng nhiệt khói thải lò
hồ quang EBT để gia nhiệt nước cấp cho lò hơi
của máy phát điện tuabin hơi, giúp tiết kiệm được
82,185 m3 CNG /năm, tương đương 1.4 tỷ
VNĐ/năm.
Case 6: Nhà máy thép F cải tạo cán thô hàng
ngang 7 giá thành hàng dọc 5 giá, giúp giảm điện
năng tiêu thụ cho 2 giá cán, giúp tiết kiệm 4.3 tỷ
VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 11.8 tỷ VNĐ.

Case 7: Nhà máy thép G điều chỉnh thành phần thép thỏi (phôi thép), giúp tăng
tính dẻo của thép, giảm tiêu hao fero hợp kim, giảm tiêu hao vôi (từ 70 – 80 kg
xuống còn 60 kg/tấn thép), giúp tiết kiệm 10.5 tỷ VNĐ/năm.

12


19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
Case 8: Nhà máy thép H đầu tư máy ép băm thép phế, giúp cho trọng lượng thể
tích của mỗi mẻ tăng lên và đồng đều, giảm số lần nạp liệu, tăng sản lượng, giúp
tiết kiệm 1.4 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 8.3 tỷ VNĐ.
Case 9: Nhà máy thép I đồng bộ hóa công suất giữa dây chuyền luyện đúc và
dây chuyền nung cán thép, sau đó lắp băng tải chuyển toàn bộ phôi thép nóng từ

phân xưởng luyện đúc sang phân xưởng nung cán (trước đây nạp phôi nguội),
giúp tiết kiệm 2.5 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 0.9 tỷ VNĐ.

Case 10: Nhà máy thép K sử dụng trục siêu cứng trong dây
chuyền cán thép, giúp tiết kiệm 0.6 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu
tư 1.2 tỷ VNĐ
Case 11: Nhà máy thép L bộ đốt tái sinh cho lò
nung cán thép, giúp giảm 10% nhiên liệu đốt,
giúp tiết kiệm 4.6 tỷ VNĐ/năm.

13


19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
2. Nhà máy xi măng
Case 1: Nhà máy xi măng A tận dụng nhiệt khói thải sau
tháp trao đổi nhiệt và thiết bị làm mát clinker phát điện
(công suất 6MW), giúp tiết kiệm được 30.0 tỷ VNĐ/năm.
Chi phí đầu tư 160 tỷ VNĐ.
Case 2: Nhà máy xi măng B điều chỉnh giảm 10% thành
phần LS trong xi măng từ 1.07 xuống 0.96, dẫn đến tăng
CS từ 59.1 lên 64, giúp tiết kiệm 1% năng lượng.
Case 3: Nhà máy xi măng C khắc phục các điểm rò rỉ ở
tháp trao đổi nhiệt (False Air), giúp tiết kiệm 0.7 tỷ
VNĐ/năm.

14



19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
3. Nhà máy gạch gốm
Sử dụng lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK) thay cho lò gạch thủ công truyền
thống, giúp giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm 30% năng lượng, giảm phát thải, nâng
cao chất lượng sản phẩm.

15


19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
- Công nghệ lò liên hoàn: cải tạo và kế thừa
từ lò truyền thống nhưng giúp nâng cao
năng suất, tận dụng nhiệt thải. Tuy nhiên
chi phí đầu tư thấp. Thời gian hoàn vốn
trung bình khoảng 12 tháng.

Case 1: Nhà máy gạch A chuyển từ đốt dầu sang đốt khí hóa than tiết kiệm
được 20% chi phí nhiên liệu, tương đương 4.7 tỷ VNĐ/năm.
Case 2: Nhà máy gạch B tận dụng nhiệt khói thải lò
nung cấp vào lò sấy nhanh và gia nhiệt gió tươi cấp vào
lò, giúp tiết kiệm được 240,486 kg than đá/năm, tương
đương 1,5 tỷ VNĐ/năm. Chi phí đầu tư 1.0 tỷ VNĐ.

16



19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
4. Nhà máy CB thực phẩm, bia rượu, nước GK
Thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất và có tiềm năng
tiết kiệm điện lớn nhất trong nhà máy chế biến
thực phẩm, bia rượu, nước giải khát là các cụm
máy nén lạnh
Case 1: Nhà máy CBTP A thay thế các cụm máy lạnh cũ bằng các máy lạnh
mới, giúp tiết kiệm được 1,203,000 kWh/năm, tương đương 2.4 tỷ VNĐ/năm.
Chi phí đầu tư 13.7 tỷ VNĐ.
Case 2: Nhà máy CBTP B sử dụng bồn tích trữ lạnh, cho phép vận hành hệ
thống lạnh vào giờ thấp điểm, giúp giảm chi phí tiền điện do chênh lệch giá
điện giữa giờ cao điểm và thấp điểm, giúp tiết kiệm được 1.1 tỷ VNĐ/năm. Chi
phí đầu tư 1.2 tỷ VNĐ.

17


19/03/2015 8:46 SA

V. Giải pháp TKNL cho các ngành CN
5. Nhà máy giấy
Case 1: Nhà máy giấy A Lắp hệ thống sàn khử tạp chất giúp tiết kiệm được
30% điện năng tiêu thụ cho hệ thống máy nghiền, tương đương 200,000,000
VNĐ/năm.
Case 2: Nhà máy giấy B sử dụng bộ tách nước
hiệu suất cao, giúp giảm 26% suất tiêu hao hơi, từ
2,3 tấn hơi/01 tấn giấy còn 1,7 tấn hơi/1 tấn giấy ở

cùng điều kiện tách nước.
Case 3: Nhà máy giấy C tăng sản lượng bột giấy
nguyên liệu giúp giảm tiêu hao năng lượng và hóa
chất, giúp giảm thời gian nấu, có thể tiết kiệm được
125 nghìn BTU/01 tấn nguyên liệu đầu vào.

18


VI. Vai trò của quản lý năng lượng
- Nguyên tắc của hệ thống QLNL là liên tục cải tiến
theo chu trình vòng tròn có nâng cao thông qua
việc thực hiện các công việc.
- QLNL là một quá trình quản lý tiêu thụ năng
lượng tại công ty nhằm đảm bảo rằng năng lượng
được sử dụng hiệu quả;

- QLNL gồm toàn bộ các lĩnh vực có liên quan đến
tiêu thụ năng lượng tại công ty, không những lưu ý
đến việc tiêu thụ năng lượng của thiết bị - máy
móc, mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm
kiếm giải pháp để có thể vận hành các máy móc thiết bị một cách tốt nhất;

19


VI. Vai trò của quản lý năng lượng
Ví dụ: Hiệu quả quản lý năng lượng tại nhà máy mì Colusa - Miliket

Suất tiêu hao năng lượng

trung bình (TOE/Tấn sản
phẩm)

Biểu đồ suất tiêu hao năng lượng trung bình năm 2010, 2011, 2012, 2013
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
Suất tiêu hao năng Suất tiêu hao năng Suất tiêu hao năng Suất tiêu hao năng
lượng trung bình
lượng trung bình
lượng trung bình
lượng trung bình
năm 2010
năm 2011
năm 2012
năm 2013

Thời gian

Nhờ việc theo dõi chặt chẽ năng lượng tiêu thụ và có
các giải pháp khắc phục kịp thời nên suất tiêu hao
năng lượng tiêu thụ nhà máy Colusa trong năm 2013
đã giảm 12% so với năm 2010.

Đạt được chứng nhận
ISO 50001 do tổ chức

Bureau Veritas (BVC)
cấp vào ngày 8/4/2013
20


VII. Kết luận và kiến nghị
1. KẾT LUẬN:
- Các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng là những ngành có tiềm năng

TKNL cao, tuy nhiên, giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ cho các ngành này luôn
yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Các ngành công nghiệp nhẹ với số lượng doanh nghiệp nhiều như thực phẩm,
gạch, gốm sứ hiện nay hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cũ, lạc hậu,

thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ.
- 90% DN nhỏ và vừa ngành thực phẩm và gạch gốm đều chưa có hệ thống quản lý
năng lượng, không tin tưởng vào giải pháp TKNL do thiếu nhân sự thẩm định các
dự án tiết kiệm năng lượng.

- Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật thì giải pháp quản lý cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng, cần có nhiều hoạt động để thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng và vận
hành hiệu quả hệ thống QLNL, ISO 50001.
21


VII. Kết luận và kiến nghị
2. KIẾN NGHỊ:
- Cần giới thiệu các công nghệ hiệu quả năng lượng đến DN và tạo niềm tin cho

DN vào giải pháp TKNL thông qua các hình thức như đảm bảo tiết kiệm năng

lượng khi đầu tư, tham quan học hỏi từ các mô hình thành công điển hình.
- Tạo một cơ chế tài chính ưu đãi khuyến khích đầu tư tiết kiệm năng lượng cho
các doanh nghiệp.

- Cần sớm ban hành các quy định, chế tài về việc sử dụng công nghệ/thiết bị cũ
đã qua sử dụng

22


19/03/2015 8:46 SA

TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

CẢM ƠN QUÝ VỊ
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !

Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp. HCM
244 Điện Biên Phủ, Q3, Tp.HCM
Tel: 08.39322372 Fax: 08.39322373
Email:
Website: www.ecc-hcm.gov.vn

23



×