Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn tập phần nghị luận xã hội môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.62 KB, 10 trang )

Trường THPT Võ Thị Sáu
- Tổ Văn –
ĐỀ CƯƠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- KHỐI 11 Chủ đề 1: Lòng hiếu thảo
Đề: Suy nghĩ của em về câu: “Hiếu thảo với cha mẹ giúp chúng ta trưởng thành hơn”
Dàn ý
1. Mở bài: …Hiếu thảo là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta
… “ Hiếu thảo với cha mẹ giúp chúng ta trưởng thành hơn”
2. Thân bài:
*Giải thích:
- Hiếu thảo với cha mẹ : biết thương yêu, kính trọng cha mẹ; biết gần gũi quan tâm chăm
sóc lúc cha mẹ già yếu ốm đau; biết vâng lời; biết chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống
với đấng sinh thành…
- Trưởng thành: sự chững chạc, sự lớn lên về ý thức đạo đức, là cách cư xử đúng mực, hài
hòa…
- ý nghĩa cả câu: Khi ta biết hiếu thảo với cha mẹ là lúc ta bắt đầu có cách hành xử đúng
đắn, biết sốbg đúng sống đẹp…
*Bình : Tại sao hiếu thảo với cha mẹ ?
- Công ơn cha mẹ lớn lao như trời biển. Cha Mẹ là người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng yêu
thương , chăm sóc dạy dỗ mỗi chúng ta…
- Mỗi người con chúng ta không tự nhiên mà có mặt ở trên cõi đời này. Chúng ta không tự
lớn lên, không tự trưởng thành được, không tự mình biết đúng sai, hay dở mà cần phải có
sự hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ
- Hiếu thảo giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, giúp ta sống đúng, sống đẹp, biết sống
yêu thương, biết sống vì người khác, biết đền ơn đáp nghĩa…
- Người có tấm lòng hếu thảo là người có trái tim đẹp, sẽ được mọi người yêu mến …
- Dẫn chứng: Tấm gương về lòng hiếu thảo: Cụ Nguyễn Đình Chiểu vì thương mẹ mất nên
bỏ thi về hộ tang mẹ, trên đường về cụ khóc đến mù cả hai mắt…, Thuý Khiều bán mình
chuộc cha và em…
* Luận: - Phê phán những kẻ bất hiếu…
- Trước những bất hợp lí ở bố mẹ, cần lễ phép và thành thật góp ý…


*PHHĐ: Là HS chúng ta phải làm gì để hiếu thảo với cha mẹ?
- Trong học tập…
- Trong rèn luyện đạo đức…
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Chủ đề 2: Tình thương


Đề: Bàn về câu “Tình thương là hạnh phúc của con người”
Dàn ý
1. Mở bài: - Cuộc sống của mỗi người không thể thiếu tình yêu thương…
- “Tình thương là hạnh phúc của con người”…
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Tình thương: sự yêu thương giữa người này với người kia, là sự quan tâm chia sẻ những
buồn vui, những khó khăn trong cuộc sống, là sự tương thân tương ái, biết giúp đỡ, biết
cảm thông với nhau để tạo dựng tình thân ái cao đẹp…
- Hạnh phúc: là niềm vui, là sự thỏa lòng của mỗi người khi biết đem niềm vui đến cho
người khác
- Ý nghĩa câu nói: khi bạn mang tình yêu thương đến cho người khác chính là lúc bạn
mang lại hạnh phúc cho chính mình.
- Biểu hiện: Trong gia đình: là tình thương giữa cha mẹ, con cái, anh chị em; trong nhà
trường là sự quan tâm yêu quí giữa thầy cô, bè bạn; ngoài xã hội là sự chung tay vì những
mảnh đời bất hạnh để cuộc sống bớt khổ đau…
* Bình: Tình thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người:
- Con người không thể sống đơn độc một mình mà phải sống trong mối quan hệ thân ái với
mọi người xung quanh…
- Tình thương là sức mạnh giúp xóa tan mọi hận thù, mọi khoảng cách, chia rẽ; giúp người
gần người hơn
- Có tình yêu thương là ta có niềm vui, có hạnh phúc bởi “cho đi thì sẽ được nhận lại”
- Tình yêu thưong giúp ta sống đúng sống đẹp, biết hi sinh vì người khác, biết sống có

trách nhiệm, tâm hồn ta trở nên cao thượng hơn
- Sống có tình yêu thương còn giúp ta vượt qua những ích kỉ cá nhân hẹp hòi, hướng về
con người, hướng nề hạnh phúc và quyền lợi chung của tập thể…
- Dẫn chứng: Chủ Tịch Hồ Chí Minh hi sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc, ông chủ tập
đoàn Microsofe là Bill Gate dành một phần lớn tài sản của mình cho quĩ vì người nghèo…
* Luận:
- Phê phán những kẻ thiếu tình yêu thương, sống ích kỉ hẹp hòi…
- Tình thương phải xuất phát từ tấm lòng chân thành không vụ lợi, không phô trương…
- Tình thương phải đặt đúng chỗ, nếu không thì hạnh phúc sẽ trở thành bất hạnh…
* PHHĐ: Bản thân em cần xác địng rõ trách nhiệm của mình:
- Trong học tập: nỗ lực để có hành trang tốt vào đời, có điều kiện cống hiến…
- Trong tu dưỡng đạo đức: rèn luyện không ngừng…
3. Kết luận: “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêư thương”
***Tham khảo: “Quà tặng của lòng nhân ái không chỉ trao tặng trên đôi tay mà còn ở
trong trái tim”
“ Không có vị thần nào đẹp bằng thần Mặt Trời và không có ngọn lửa
nào ấm bằng ngọn lửa yêu thương”
Chủ đề 3: Đức tính chăm chỉ


Đề: Suy nghĩ của em về câu nói sau: “Chăm chỉ sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn”
Dàn ý
1. Mở bài: - Chăm chỉ cần cù là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người
Việt Nam ta.
- “Chăm chỉ sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn”…
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Chăm chỉ: là sự siêng năng cần cù, không ngại khó, không ngại khổ, chịu thương chịu
khó, cần mẫn thực hiện một công việc gì đó; là sự cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn

thành công việc, là không lười biếng, không bỏ bê công việc, không bỏ cuộc cho dù có
vất vả đến đâu…
- Giàu có: gia tăng về của cải vật chất và vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng sống…
- Ý nghĩa câu nói: Chăm chỉ cần cù học tập và lao động sẽ giúp ta có cuộc sống sung
túc, vốn hiểu biết phong phú…
* Bình: Đức tính chăm chỉ cần cù thật vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của
mỗi cá nhân, nó cho ta sự giàu có về vật chất và tinh thần
- Chăm lao động: Mang lại cuộc sống no đủ, giàu có…bản thân sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghệm, trau dồi kĩ năng sống…
- Chăm học tập: kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng, biết cách ứng xử, giiao tiếp tốt…
- Chăm chỉ còn giúp ta không gục ngã, không chịu đầu hàng trước khó khăn, biết vươn lên,
biết khắc phục khó khăn thử thách, giúp ta hoàn thiện nhân cách…
- Mọi người sẽ thật yêu mến những con người siêng năng, chăm chỉ… vì không ai muốn
làm bạn với những người lười biếng…
- Dẫn chứng: Bác Hồ kính yêu khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Bác đã không ngại
khó ngại khổ mà làm đủ mọi nghề để kiếm sống từ bồi bàn đến quét tuyết. Bác còn chăn
chỉ học tập để biết rất nhiều ngoại ngữ…. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí chăm chỉ rèn viết
chữ bằng chân, chịu khó học tập để trở thành người thầy giỏi và đáng kính, nhà khoa học
Edison nhẫn nại tìm tòi nghiên cứu để sáng chế ra bóng đèn điện cho nhân loại…
* Luận:
- Phê phán những kẻ lười biếng, ỷ lại, sống nhờ sống dựa vào người khác, những kẻ vô
trách nhiệm, là gánh nặng của gia đình và xã hội…
- Chăm chỉ phải hợp lí, không có nghĩa là quá tham công tiếc việc để rồi đánh mất tình yêu
hạnh phúc, đánh mất sức khỏe…
* PHHĐ: Là học sinh:
- Trong học tập…
- Trong lao động…
3. Kết bài: “Bàn tay ta làm ra tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
***Tham khảo: “Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”(Hồ chí Minh)
“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ sau sưa tối ngày”(Ca dao)
“Hãy tìm niềm vui và hạnh phúc trong công việc”(Danh ngôn)


Chủ đề 4: Sự tự tin
Đề: Có ý kiến cho rằng: “Trong bất kì công việc gì, sự tự tin là một trong những điều kiện
cần thiết, giúp chúng ta dễ dàng đi đến thành công”.
sự tự tin giúp chúng ta thành công một nửa”. Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 – 1,5
trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Dàn ý
1. Mở bài: - Con đường đi đến thành công của mỗi người luôn có nhiều chông gai thử
thách, đòi hỏi mỗi người phải trang bị cho mình thật nhiều kĩ năng sống…
- “Trong bất kì công việc gì, sự tự tin là một trong những điều kiện cần thiết,
giúp chúng ta dễ dàng đi đến thành công”.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Tự tin: tin tưởng vào bản thân mình, tin vào năng lực phẩm chất mà mình có được; tự tin
còn là có bản lĩnh lập trường, mạnh dạn thể hiện mình, không nhút nhát, không thụ động,
biết nắm lấy cơ hội để thể hiện năng lực , biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong
các mối quan hệ của cuộc sống…
- Thành công: kết quả đạt được mĩ mãn của quá trình nỗ lực mà mỗi người mong đợi
- Câu nói trên khuyên ta hãy biết tin vào bản thân trong mọi tình huống để gặt hái
được thành công…
*Bình: Sự tự tin có một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người:
- Sự tự tin giúp ta vượt qua tâm lí sợ sệt, nhút nhát, lo lắng không cần thiết có thể ảnh
hưởng lớn đến công việc
- Tin vào bản thân là cơ hội, điều kiện hợp lí để mỗi người thể hiện bản thân mình,
năng lực của mình, để mọi người hiểu mình hơn

- Sự tự tin sẽ tạo được ấn tượng tốt cho người đối diện, giúp ta đến gần hơn với
những cơ hội tốt trong việc làm, trong tình cảm…
- Tự tin giúp ta sống hài hòa, biết trải lòng mình, mở rộng nhiều mối quan hệ tốt
đẹp…
- Tự tin còn giúp ta vượt q ua những khó khăn thử thách, sống có ý chí nghị lực, có
quyết tâm chinh phục khó khăn một cách hoàn hảo, giúp ta tự hoàn thiện bản thân…
- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh tự tin trong hơn ba mươi năm đi khắp năm châu… , Giáo sư
Toán học Ngô Bảo Châu tự tin với kiến thức của mình…, một người dẫn chương trình tự
tin trong mọi tình huống… Tất cả họ đều đã rất thành công trong cuộc sống…
* Luận: - Thật đáng chê trách những con người quá nhút nhát, dễ mất niềm tin, dễ sa ngã
và thiếu bản lĩnh nên đánh mất chính mình, sống thụ động, hèn nhát nên dễ bỏ qua những
cơ hột tốt có khi chỉ đến một lần trong đời. Càng phê phán những người không chịu trau
dồi rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu của xã hội nên mang tâm lí tự ti thua kém,
không có phương hướng, không có lí tưởng nên sống bạc nhược, ăn bám, ỷ lại, hư hỏng…
- Cần phân biệt tự tin với tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo, coi thường người khác. Tự tin
còn không có nghĩa là bất chấp để bằng mọi cách đạt được điều mình muốn…


* PHHĐ: Bản thân:
- Trong học tập…
- Trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức…
3. Kết bài: Hãy tin ở chính mình!...
***Tham khảo: - “Người ta đuợc bởi người ta tin là được” (Danh ngôn)
- “Tự tin là bí quyết đầu tiên của thành công” (Danh ngôn)
Chủ để 5: Tinh thần trách nhiệm
Đề: Em có suy nghĩ gì về câu: “Sống có trách nhiệm là thước đo nhân cách”.
Dàn ý
1. Mở bài: - Cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi chúng ta được sống hài hòa trong các
mối quan hệ của xã hội chứ không phải là những chuỗi ngày cô đơn. Vì vậy chúng
ta cần có trách nhiệm với nhau…

- “Sống có trách nhiệm là thước đo nhân cách”…
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Sống có trách nhiệm: biết vì người khác, vì cái chung của tập thể, sẵn sàng hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao phó. Trước công việc khó khăn thì không đùn đẩy, không ỷ lại hay
trông chờ vào người khác. Họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi riêng của mình mà không kêu ca
phàn nàn. Trước những sai phạm mà mình gây ra, họ sẵn sàng nhận lỗi, chịu trách nhiệm
về việc làm của mình mà không chối chạy…
- Ý nghĩa câu nói: Sống có trách nhiệm là một trong những nhân tố để có nhân cách cao
đẹp…
- Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
+ Ngày xưa: trang nam nhi phải tạo dựng sự nghiệp giúp ích cho đời, đánh lại kẻ thù xâm
lược bảo vệ quê hương
+ Ngày nay: đó là trách nhiệm của bản thân trong mọi mối quan hệ, trong mọi công việc…
* Bình: Sống có trách nhiệm là một lối sống đẹp, tích cực trong bất kì thời đại nào. Bởi lẽ:
- Hàng ngày, mỗi người cần phải sống và làm việc với mọi người xung quanh. Không ai có
thể sống đơn độc một mình. Họ phải có trách nhiệm quan tâm đến nhau, lo lắng chăm sóc
lẫn nhau, cùng nhau làm việc và hoàn thành tốt công việc mình làm… Sống có trách nhiệm
là mối dây kết gắn mọi trái tim đến gần với nhau…
- Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta hoàn thành công việc một cách rốt ráo, trôi chảy. Chúng
ta sẽ dễ dàng có được những cơ hội tốt, được mọi người mến yêu, tin tưởng…
- Trong một tập thể, tinh thần trách nhiệm ở mỗi người sẽ tạo ra một môi trường làm việc
thân thiện, đoàn kết và hiệu quả…
- Sống có trách nhiệm giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân…
- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài chỉ vì mong muốn mang
lại độc lập tự do cho dân tộc…, Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bằng cái tài và cái tâm của một
nhà giáo đã đem ánh sáng tri thức đến cho bao thế hệ học trò…
* Luận:
- Phê phán những con người sống thiếu trách nhiệm…



- Không chỉ có trách nhiệm với mọi người mà còn phải có trách nhiệm với chính bản thân
mình…
* PHHĐ: - Trong học tập…
- Trong cuộc sống hàng ngày: có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ già yếu ốm
đau…, có trách nhiệm với mọi người xung quanh, với bản thân…
3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề…
Chủ đề 6: Lòng biết ơn
Đề: Để nhắc nhở con cháu về sau, ông cha ta đã nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vấn đề
đặt ra ở đây là gì?
Dàn ý
1. Mở bài: - Ông cha ta có rất nhiều câu tục ngữ để khuyên dạy con cháu những điều
hay lẽ phải ở đời…
- Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ngụ ý nhắc nhở con cháu về
lòng biết ơn…
2. Thân bài:
* Giải thích: - “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Khi ta ăn quả chín, ta phải nhớ ơn người đã
có công vun trồng cho cây đến ngày hái quả. Câu tục ngữ khuyên ta phải biết ghi nhớ
công ơn của những người đã có công đối với mình.
- “Lòng biết ơn”: Hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình, có
thái độ và cách hành xử đúng mực, hợp lí đối với người mà mình mang ơn.
* Bình: Lòng biết ơn là một truyền thống đạo lí có ý nghĩa cao đẹp của dân tộc ta:
- Mọi thứ của cải vật chất ở đời này không tự nhiên mà có được. Nó phải được đánh đổi
bằng biết bao công sức, mồ hôi, cả máu và nước mắt của bao người. Khi thừa hưởng chúng
ta phải nhớ ơn những người đi trước để lại…
+ Nhớ ơn ông cha ta đã hi sinh xương máu cho độc lập dân tộc…
+ Công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ…
+ Công ơn dạy dỗ của Thầy Cô…
+ Công ơn của những người tạo ra những thành quả lao động cho cuộc sống…
- Thể hiện lòng biết ơn là thể hiện nhân cách của con người. Bạn sẽ trở thành một người

sống có trách nhiệm hơn…
- Có lòng biết ơn, bạn sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng vì không ai muốn làm bạn với
một người vô ơn bội nghĩa…
* Luận: - Phê phán những biểu hiện của sự vô ơn, những kẻ “Ăn cháo đá bát”, “Qua cầu
rút ván”, “Vắt chanh bỏ vỏ”…
* PHHĐ: Nêu phương hướng hành động của bản thân
- Học tập tốt trở thành người có ích cho xã hội, xứng đáng với tổ tiên…, vui lòng Cha Mẹ,
Thầy Cô…
- Trau dồi đạo đức…


3. Kết luận: Lòng biết ơn là một giá trị đạo đức vô cùng tốt đẹp của con người. Chúng ta
cần gìn giữ và phát huy…
*** Tham khảo: - “Kẻ vô ân bạc nghĩa là kẻ quên các điều người ta làm cho họ.
Nhưng họ chẳng bao giờ quên các điều mà người ta không giúp họ được”.
- “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một cây súng lục thì quá khứ sẽ bắn lại anh bằng
một khẩu đại bác”
- “Con người có tổ có tông,
Như cây có cội như sông có nguồn”
Chủ đề 7: Đoàn kết
Đề: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh)
Suy nghĩ của em về lời kêu gọi trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Dàn ý
1. Mở bài: - Để đi đến thành công, để tạo nên sức mạnh cho một tập thể, một quốc gia,
tinh thần đoàn kết là yếu tố vô cùng quan trọng…
- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh)
2. Thân bài:
* Giải thích:

- “Đoàn kết”: sự hợp sức đồng lòng, sự gắn bó thống nhất giữa các cá nhân với nhau trong
một tập thể, trong một quốc gia. Đoàn kết còn là không chia rẽ, không tách rời, tất cả vì
mục đích chung tốt đẹp của tập thể, của dân tộc…
- “Thành công”: là những thành quả, kết quả tốt đẹp do sức mạnh của sự đoàn kết mang
lại.
- Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở chúng ta rằng nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ gặt hái được
nhiều thành công trong cuộc sống
* Bình: Giá trị của tinh thần đoàn kết quả là rất lớn lao:
- Đoàn kết tạo nên sức mạnh cho riêng mỗi cá nhân và cho cả tập thể…
- Đoàn kết sẽ mang lại thành công trong bất kì công việc gì…
- Đoàn kết tạo sự gắn bó mật thiết, gắn kết tình cảm, xua tan oán hận, chấm dứt chiến
tranh…
- Đoàn kết tạo nên một môi trường thân thiện, an bình, mang lại những kết quả tích cực cho
cuộc sống…
- Dẫn chứng: Ngày xưa, trong chiến tranh, nhân dân ta một lòng đoàn kết để chiến đấu
đánh đuổi giặc ngoại xâm… Hoài bình trở lại, nhân dân ta đoàn kết để kiến thiết đất nước.
Ngày nay, chúng ta đoàn kết để cùng nhau xây dựng đật nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Trong gia đình, anh chị em đoàn kết để có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong nhà
trường, bạn bè đoàn kết để tạo môi trường học tập tốt, mang lại kết quả học tập cao…
* Luận: - Phê phán những kẻ sống thiếu sự hoà đồng , bao che , cục bộ...
- Cầm mở rộng đoàn kết với bè bạn năm châu…


* PHHĐ: - Học tập chăm chỉ để trở thành người có tài năng, cống hiến cho đời…
- Không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết: trong gia đình, trong nhà trường, ngoài xã
hội…
3. Kết bài: Câu chuyện bó đũa mà người cha đem ra để khuyên dạy các con của mình
cũng là một bài học hay đối với mỗi chúng ta về sức mạnh của sự đoàn kết…
*** Tham khảo: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”
“Một cây làm chẳng nên no,.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Chủ đề 8: Nghị lực sống
Đề: bàn về câu “ Nghị lực sống là chìa khóa mở cánh cửa thành công”
Chủ đề 9: Trung thực
Đề: Suy nghĩ của em về câu nói : “ Sống trung thực giúp bạn được sống là chính mình”
Chủ đề 10: Đức tính nhường nhịn
Đề: Ông bà ta thường nói : “Một sự nhịn chín sự lành” Em có đồng ý với quan niệm trên
không?
Chủ đề 11: Tiết kiệm
Đề: “Tiết kiệm là quốc sách”. Quan niệm của em về chủ trương trên.
Chủ đề 12: Tôn trọng chính mình
Đề: Có quan niệm cho rằng: “Tôn trọng chính mình là hạt giống để phát triển nhân cách”
Em suy nghĩ như thế nào?
- Tôn trọng chính mình: Không xem thường mình, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của
bản thân mình, không có những lời nói và hành động đánh mất chính mình, biết giữ uy tín,
thể diện cho chính mình, sống hài hòa, sống đúng, sống đẹp, sống chuẩn mực, không làm
phiền người khác…
Chủ đề 13: Lòng dũng cảm


-

Lòng dung cảm: làm những việc mà nhiều người khác không dám làm, biết tự nhận
lỗi, sẵn sàng hi sinh vì người khác.

Chủ đề 14: Sống giản dị
Đề: “Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp”.Em hãy bàn bạc về nhận dđịnh
trên.
Chủ đề 15: Đức hi sinh

Đề: Bàn về đức hi sinh.
Chủ đề 16: Sống có lí tưởng
Đề: “Lí tưởng sống là ngọn đèn soi sáng bước đường ta đi”. Em suy nghĩ như thế nào về
nhận định trên.
Chủ đề 17: Thời gian nhàn rỗi
Đề: Từ câu “Thời gian trôi qua có bao giờ trở lại”, em hãy cho biết suy nghĩ của mình về
thời gian nhàn rỗi.
Chủ đề 18: Khiêm tốn
Đề: Suy nghĩ của em về câu nói: “Khiêm tốn không làm bạn bé nhỏ đi mà làm bạn lớn lao
hơn”
Dàn ý
1. Mở bài
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi rèn lyện vì “khiêm tốn
không làm bạn bé nhỏ đi mà làm bạn lớn lao hơn”
2. Thân bài
 Giải thích: Khiêm tốn là sự nhún nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc
đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn, tự cho mình hơn người.
 Bình: Những biểu hiện của đức tính khiêm tốn:
Người khiêm tốn luôn có thái đô nhã nhặn biết lắng nghe ý kiến của người
khác, tự cho mình còn kém cõi, luôn cớ gắng học hỏi để tiến bộ và nhận ra mặt hạn
chế của bản thân
Người có đức tính khiêm tốn không khoe khoang, không khinh thường người
khác, không đòi hỏi được tôn vinh đề cao.
Nhưng khiêm tốn không phải là tự ti, tự hạ thấp mình, chấp nhận thua thiệt
mà phải cố gắng phấn đấu để đạt được thành công.
Khiêm tốn là một đức tính quí báu nâng cao giá trị con người giúp ta có được
mối quan hệ gần gủi hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.


Dẩn chứng: HCM vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc là một tấm gương sáng về

đức tính khiêm tốn. Là Chủ tịch nước nhưng cuộc sống của Bác rất đơn sơ bình dị,
còn trong giao tiếp Bác cư xử nhã nhặn với mọi người và được mọi người yêu mến
kính trọng.
 Luận: phê phán những người tự kiêu tự mãn, tự vỗ ngực xưng tên, không chịu lắng
nghe không biết học hỏi những người khác.
 PHHĐ: cần rèn luyện đức tính khiêm tốn từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống
hàng ngày. Luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hòan
thioện nhân cách.
3. Kết luận: khiêm tốn là một đức tính cần thiết đối với mỗi con người, nó sẽ tạo động
lực giúp chúng ta tự điều chỉnh bản thân, thực hiện được mục đích, vượt qua khó
khăn và thành công trong tương lai



×