Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LUẬT CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LUẬT CẠNH TRANH VÀ
CHỐNG ĐỘC QUYỀN

ThS. Võ Thị Thanh Linh

Đà Lạt, 2015

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ


CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh được hiểu là "cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức nhằm
những lợi ích như nhau".
1.1.2. Các yếu tố cấu thành cạnh tranh
Cạnh tranh trước tiên là một quan hệ kinh tế, có chủ thể,
khách thể, môi trường kinh tế - xã hội cho cạnh tranh tồn tại.
a. Chủ thể của cạnh tranh
chi phối bởi chiến lược kinh doanh chung. Quan hệ ganh
đua giữa các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn kinh tế vì
thế mà không được đặt ra.
b. Khách thể của cạnh tranh
Biểu hiện bên ngoài của cạnh tranh chính là việc lôi kéo
được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên.


Nói cách khác, lợi ích mà các bên hướng tới trong cạnh tranh
kinh tế chính là khách hàng thường xuyên. Càng có nhiều
khách hàng, doanh nghiệp càng bán được nhiều hàng hóa hoặc
cung ứng được nhiều dịch vụ và thông qua đó, có thị phần ngày
càng lớn trên thị trường liên quan. Trong luật cạnh tranh, khách
hàng còn được gọi với các tên khác nhau như "Người tiêu
dùng", hoặc "Người sử dụng".


c. Môi trường kinh tế - xã hội cho cạnh tranh tồn tại
Thư nhất, đó chính là nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, đó là thị trường liên quan.
1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
2.1. Những đặc điểm cơ bản của cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường
- Chủ thể của cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại.
- Cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
2.2. Thực trạng các hình thức cạnh tranh chủ yếu trên thị
trường
 Cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa dịch vụ: Tương
đối phổ biến trở thành động lực của nền kinh tế.
 Cạnh tranh bằng giá bán hàng hóa, dịch vụ: Được các
doanh nghiệp quan tâm mang lại hiệu quả cao, các doanh
nghiệp luôn tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm.
 Sử dụng quảng cáo để cạnh tranh.
 Cạnh tranh bằng khuyến mại: Khuyến mại là hành vi
xúc tiến thương mại thông qua việc giành những lợi ích vật

chất nhất định cho khách hàng để khuyến khích việc tiêu thụ
sản phẩm.


 Cạnh tranh bằng việc đo lường: Là việc cạnh tranh dựa
trên các tiêu chí đo lường về mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp. Ví dụ: đo tốc độ tăng trưởng, đo lợi nhuận thuần, đo thị
phần của doanh nghiệp trên thị trường, đo sức mạnh thương
hiệu, mức độ sở hữu và kiểm soát các kênh phân phối...
 Cạnh tranh bằng việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Sản
xuất hàng giả, hàng nhái …
2.3. Thực trạng độc quyền ở Việt Nam
- Mức độ cạnh tranh của Việt Nam chưa cao;
- Khả năng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc
các thành phần kinh tế quá chênh lệch;
- Tình trạng độc quyền của doanh nghiệp ở một số lĩnh
vực trong nền kinh tế là một trong những lí do làm hạn chế
cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển;
- Các công cụ của quản lí nền kinh tế mà nhà nước tạo lập
và đảm bảo môi trường tự do cạnh tranh chưa mang lại hiệu
quả tốt;
- Việc mở cửa thị trường thế giới làm ảnh hưởng trực tiếp
đến cạnh tranh trong nước;
- Các chủ thể cạnh tranh ở nước ta đã sử dụng rất nhiều
biện pháp cạnh tranh rất tích cực để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tuy nhiên cũng có rất nhiều người áp dụng biện pháp cạnh
tranh không lành mạnh.
3. Khái quát về pháp luật cạnh tranh
3.1. Khái niệm và đặc điểm của luật cạnh tranh



3.1.1. Khái niệm
Luật cạnh tranh là tổng thể các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành vi,
quan hệ cạnh tranh hoặc có liên quan đến cạnh tranh của các
chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị
trường, nhằm mục đích chống lại các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, kiểm soát hiệu
quả tình trạng độc quyền, thiết lập và bảo vệ môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3.1.2. Các đặc điểm của luật cạnh tranh
Nghiên cứu luật cạnh tranh phép rút ra một số nhận xét
về đặc điểm của luật cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, là tính mềm dẻo.
Thứ hai, là luật hình thành nhiều từ án lệ.
Thứ ba ,là tính nửa pháp lý nửa kinh tế.
Thứ tư, là tình xuyên suốt. Thứ năm, là tính xuyên
quốc gia (tính toàn cầu).
3.2. Sự hình thành và phát triển của luật cạnh tranh
So với các lĩnh vực pháp luật khác như luật hình sự, luật dân
sự, luật thương mại, pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực còn rất
mới.
3.3. Vai trò của pháp luật cạnh tranh
 Pháp luật cạnh tranh bảo vệ thị trường cạnh tranh.
 Luật cạnh tranh bảo vệ các tác nhân kinh tế, tức là các
doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường.


 Luật cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng.
3.4. Các nguyên tắc cơ bản của luật cạnh tranh

3.4.1. Nguyên tắc tự do giá cả
3.4.2. Nguyên tắc tự do cạnh tranh
Trợ cấp nhằm phát triển một vùng, một dự án quan trọng,
hoặc để bảo vệ di sản văn hóa … Nói chung, trong các trường hợp
này, yêu cầu về thủ tục hết sức chặt chẽ, dưới sự giám sát của liên
minh châu âu.
3.4.3. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
4. Nội dung cơ bản của luật cạnh tranh
4.1. Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh
- Nghiên cứu phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh là
tìm hiểu về các quan hệ xã hội mà luật cạnh tranh điều chỉnh.
- Luật cạnh tranh về bản chất chính là các biện pháp điều
chế cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh diễn ra ở bất kì khâu nào, giai đoạn nào của quá
trình kinh doanh từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ, do đó, luật
cạnh tranh cũng sẽ điều tiết toàn bộ quá trình này. Vậy phải
chăng ở đây có sự chồng chéo giữa luật cạnh tranh với luật
thương mại, khi mà luật thương mại cũng điều chỉnh các quan
hệ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, phân phối và tiêu thụ.
4.2. Đối tượng áp dụng
4.3. Các chế tài của luật cạnh tranh


- Chế tài hành chính: Áp dụng đối với hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung
kinh tế, chủ yếu là phạt tiền.
- Chế tài dân sự: Áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, chủ yếu bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt
hành vi vi phạm.
- Chế tài hình sự: Áp dụng đối với hành vi vi phạm luật

cạnh tranh đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
5. Vị trí của luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật. Việc
áp dụng luật cạnh tranh và các luật khác có liên quan
6. Mối quan hệ giữa luật cạnh tranh với các ngành luật
khác.

CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH

I. Những vấn đề chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1. Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


Khái niệm pháp luật về chống cạnh tranh không lành
mạnh được xây dựng trên cơ sở nội hàm của khái niệm “hành
vi cạnh tranh không lành mạnh” theo cách hiểu của Luật cạnh
tranh năm 2004 của Việt Nam. Theo đó Pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các hành
vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái
với chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh, gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng; đồng thời xác định trách
nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện những hành vi này cũng
như trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện, các biện pháp xử lý,
chế tài áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.

Để hiểu rõ khái niệm, bản chất hành vi cạnh tranh không
lành mạnh chúng ta cần phân biệt chúng với một số hành vi
khác.
+ Phân biệt hành vi này với hành vi hạn chế cạnh tranh.
1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh, hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc điểm sau:
1.2.1. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh.
1.2.2. Hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh.
1.2.3. Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, doanh nghiệp khác và của người tiêu dùng.


2. Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh
 Nhóm hành vi phân biệt đối xử: Phân biệt về giá, điều
kiện ký hợp đồng, điều kiện hợp tác;
 Nhóm hành vi cạnh tranh liên quan đến giá, bán phá
giá;
 Nhóm liên quan đến tính trung thực của thông tin công
bố: thể hiện thông qua quy định về quảng cáo, quyền SHTT
nhãn hiệu hàng hóa;
 Nhóm hành vi xâm phạm đến lợi ích của người tiêu
dùng, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, quảng cáo
khuyến mại sai sự thật, các hành vi lừa dối người tiêu dùng.
II. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
1.1. Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại gây
nhầm lẫn

Trong hoạt động kinh doanh, các chỉ dẫn thương mại bao
gồm:
+ Chỉ dẫn về tên thương mại;
+ Khẩu hiệu kinh doanh;
+ Biểu tượng kinh doanh;
+ Kiểu dáng bao bì;
+ Chỉ dẫn địa lí…, được doanh nghiệp sử dụng có ý nghĩa
thông tin cho khách hàng về hàng hóa và dịch vụ. Những chỉ


dẫn thương mại rõ ràng, đạt được sự tin cậy sẽ tác động tới
quyết định mua sắm của khách hàng.
1.2 Về hình thức:
+ Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng thông
tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh…Luật cạnh tranh nghiêm cấm doanh nghiệp
sử dụng các chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức của
khách hàng về hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
Việc sử dụng những chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn không
chỉ xâm phạm lợi ích người tiêu dùng mà còn có thể xâm hại
đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh.
Điều 40: chỉ dẫn gây nhầm lẫn
"1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông
tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng, kinh doanh,
bao bì, chỉ dẫn địa lí và các yếu tố khác theo quy định của
chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng
hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
2. Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn
gây nhầm lẫn quy định theo khoản 1"…
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh

2.1. Khái niệm
Để cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng có những thông tin
được lưu giữ và coi đó là "bí mật kinh doanh". Tại khoản 10
điều 3 Luật cạnh tranh quy định bí mật kinh doanh là những
thông tin có đủ những điều kiện sau đây:
- Không phải là những hiểu biết thông thường;


- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi sử dụng
sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với
người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để
thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Thiếu
một trong ba điều kiện trên thì không phải bí mật kinh doanh.
2.2. Các hành vi
Mọi hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bằng các cách thức
sâu đây đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 41):
a. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh
bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu
hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
b. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà
không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó
c. Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Ép buộc trong kinh doanh
3.1. Khái niệm
Trong cơ chế thị trường, mọi khách hàng đều được tự do
định đoạt trong mọi trường của các chào hàng cạnh tranh. Doanh
nghiệp bị coi là có xử sự không lành mạnh khi họ dồn khách hàng
vào tình thế bắt buộc phải mua hoặc không được phép mua hàng
hóa mà không có cách lựa chọn nào khác. Đây thực chất những

hành vi ép buộc trong kinh doanh. Theo quy định hiện hành, “ép
buộc trong kinh doanh là hành vi ép buộc, đe dọa khách hàng và
đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để bắt họ không được
giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đối thủ cạnh tranh, được coi


là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật nghiêm
cấm”.
3.2. Các yếu tố cấu thành hành vi
- Đối tượng của hành vi
- Hình thức của hành vi
- Hậu quả của hành vi
Điều 42: Ép buộc trong kinh doanh là: "cấm các doanh
nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ
không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó".
4. Dèm pha doanh nghiệp
4.1. Khái niệm
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu
đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó.
4.2. Cấu thành pháp lý của hành vi
Thứ nhất: Hình thức của hành vi là trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.
Thứ hai, Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến
uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bị thông tin nói đến.
5. Gây rối loạn kinh doanh của doanh nghiệp khác



+ Khái niệm: Các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở,
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
được coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác.
+ Đây cũng là một trong 3 dạng hành vi (giàm pha
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
6.1. So sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch
vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
6.2. Bắt chước sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn
cho khách hàng
6.3. Đưa ra những thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho
khách hàng về một trong những nội dung
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 Luật cạnh tranh nghiêm cấm doanh nghiệp thực hiện
các hoạt động khuyến mại sau đây nhằm mục đích cạnh
tranh không lành mạnh:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về
hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Phân biệt đối xử với khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ
chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến
mại.
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội


 Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề được thành
lập trên cơ sở sự tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có
chung lợi ích, là nơi cung cấp các thông tin đã được xử lý về
các lĩnh vực trên thị trường trong nước và quốc tế, nơi học hỏi,

trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, tập trung nguyện
vọng để phản ánh lên chính phủ…
 Với vai trò này hiệp hội có thể tạo ra cạnh tranh không
lành mạnh giữa các doanh nghiệp thông qua các hành vi: từ
chối việc gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội của các doanh nghiệp
có đủ điều kiện mà việc từ chối mang tính phân biệt đối xử và
làm cho các doanh nghiệp đó bất lợi trong cạnh tranh; hạn chế
bất hợp lý các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác
có liên quan đến mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp
thành viên.
9. Bán hàng đa cầp bất chính
Bán hàng đa cấp là một phương thức tiêu thụ hàng hóa
của doanh nghiệp và sự tham gia của nhiều người ở các cấp
khác nhau, theo đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa
hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa
của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức
ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
 Theo quy định của Luật Cạnh Tranh, hoạt động bán
hàng đa cấp có các dấu hiệu sau đây được coi là bán hàng đa
cấp bất chính
Điều kiện 1, Thực hiện một trong các hành vi được liệt kê
sau:


Điều kiện 2, Thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người
tham gia vào mạng lưới.
MỘT SỐ VỤ VIỆC CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH DO CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH XỬ LÝ

1. Công ty Glaxo Group Limited khiếu nại về chỉ dẫn gây

nhầm lẫn của Công ty Vidipha.
Thời gian: Tháng 01-03/2006
Nội dung: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức
của khách hàng giữa sản phẩm
Zinnat của Glaxo và Zaniat của Vidipha.
Hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xử lý: Điều tra sơ bộ
Kết quả: Đình chỉ điều tra sơ bộ theo Quyết định số
19/QĐ-QLCT ngày 29/03/2007
2. Vụ việc khiếu nại về vụ việc kinh doanh của công ty
Syngenta
Thời gian: 8 -9/2007
Nội dung: Văn phòng luật sư Investconsult đại diện công
ty Syngental khiếu nại công ty An nông sử dụng trái phép khẩu
hiệu kinh doanh “Be bồ chứu lúa”.
Hành vi: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Xử lý: Trả lại hồ sơ
Kết quả: Trả lại hồ sơ khiếu nại do bên khiếu nại không


bổ sung hồ sơ trong thời hạn quy định
3. Vụ việc Công ty Trung Thông khiếu nại Công ty Gas
Petrolimex Đà Nẵng
Thời gian: Tháng 11/2007
Nội dung: Công ty TNHH Trung Thông khiếu nại Công
ty Gas Petrolimex Đà Nẵng có hành vi gièm pha doanh nghiệp
khác liên quan đến kinh doanh gas.
Hành vi: Gièm pha doanh nghiệp khác
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Kết thúc quá trình điều tra sơ bộ không phát

hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
4. Vụ việc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi
trường khiếu nại công ty TNHH Toàn Cầu
Thời gian: Tháng 4-9/2008
Nội dung: Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi
trường khiếu nại về hành vi
sai chép bao bì sản phẩm của Công ty TNHH Toàn Cầu
Hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 15 triệu đồng, Quyết định số
189/QĐ-QLCT ngày 30/10/2008.
5. Vụ việc Công ty TNHH Henkel Việt Nam khiếu nại Công
ty Việt Hen
Thời gian: Tháng 4-7/2008


Nội dung: Công ty TNHH Henkel Việt Nam khiếu nại
hành vi giữ hàng tồn kho và bán với giá thấp của Công ty
TNHH Thương mại Việt Hen.
Hành vi: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Đình chỉ sau giai đoạn điều tra do xác minh
không có dấu hiệu vi phạm
6. Vụ việc công ty Phan Thị khiếu nại hành vi cạnh tranh
không lành mạnh cuả công ty TNHH sản xuất TM – DV Lê
Linh
Thời gian: Tháng 6-7/2008
Nội dung: Công ty Phan Thị khiếu nại một số hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của

Công ty TNHH SX-TM-DV Lê Linh
Hành vi: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh,
gây rối hoạt động kinh doanh và gây nhầm lẫn.
Xử lý: Tham vấn tiền tố tụng
Kết quả: Trả lại hồ sơ xác minh, vụ việc không thuộc
thẩm quyền xử lý của Cục.
7. Vụ việc Công ty Cổ phần Thương mại Merro bán hàng
đa cấp bất chính
Thời gian: Tháng 8-10/2008
Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt


động bán hàng đa cấp của Công ty Merro.
Hành vi: Cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm bán hàng
đa cấp
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 60 triệu đồng, Quyết định số
78/QĐ-QLCT ngày 14/10/2008
8. Vụ việc Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Am quảng cáo sai
lệch và bán hàng đa cấp bất chính
Thời gian: Tháng 8-12/2008
Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt
động bán hàng đa cấp của Công ty Việt Am.
Hành vi: Quảng cáo sai lệch về doanh nghiệp, sản phẩm
bán hàng đa cấp và buộc người tham gia mua sản phẩm để
tham gia bán hàng đa cấp.
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 240 triệu đồng, Quyết định số
115/QĐ-QLCT ngày 22/12/2008.
9. Vụ việc Công ty TNHH Noni Vina quảng cáo sai lệch và

bán hàng đa cấp bất chính
Thời gian: Tháng 10-12/2008
Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt
động bán hàng đa cấp của Công ty Hằng Thuận.
Hành vi: Thông tin sai lệch về sản phẩm và từ chối mua lại
hàng hoá


Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 140 triệu, Quyết định số
119/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008
10. Vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh
Nhật Quang quảng cáo sai lệch
Thời gian: Tháng 10-12/2008
Nội dung: Cục QLCT tự khởi xưởng điều tra
Hành vi: Quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng sản
phẩm
Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh
Kết quả: Quyết định phạt 40 triệu, Quyết định số
126/QĐ-QLCT ngày 31/12/2008
III. Biện pháp xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
+ Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
thuộc về thủ trưởng Cơ quan quản lý cạnh tranh.
+ Thời hiệu khiếu nại là 3 năm kể từ khi hành vi cạnh
tranh được thực hiện.
+ Hình thức xử lý: (Điều 4 Nghị định 120)
IV. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
1. Pháp luật về giá

+ Các văn bản liên quan.


Luật Giá năm 2012 (Có hiệu lực ngày 1/1/2013)



Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá (có
hiệu lực ngày 1/1/2014)

NĐ 116/ 2009 quy định về việc bổ sung danh mục
hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;

NĐ 116/ NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2005 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.
2. Pháp luật về sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa
+ Bộ luật dân sự (BLDS)
+ Luật sở hữu trí tuệ: Nếu hành vi vi phạm pháp luật về
sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa không được quy
định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì áp dụng quy định của BLDS.
Xem Điều 4, Điều 74. Khả năng phân biệt các nhãn hiệu,
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ,
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn
địa lý, Điều 48. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa
bí mật kinh doanh Luật sở hữu trí tuệ.
3. Pháp luật về quảng cáo thương mại
* Các văn bản liên quan:
 Luật thương mại 2005;
 Luật quảng cáo 2012.

 Nghị định 185/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Quảng cáo năm 2012.


 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
4. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
* Các văn bản liên quan:
 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010;
5. Pháp luật về đo lường và chất lượng hàng hóa
* Văn bản liên quan:
 Luật Đo lường năm 2011;
 Luật chất lượng hàng hóa 2007, thay thế Pháp lệnh về
chất lượng hàng hóa do UBTVQH thông qua ngày 24/12/1999;
 Nghị định 132/ 2008/ NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng
hàng hóa năm 2007.
* Đối với môi trường không được quy định tiêu chuẩn
Việt Nam thì doanh nghiệp có quyền tự xác định tiêu chuẩn
nhưng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG III
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH
(KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN)

1. Những vấn đề chung
1.1. Những nguyên tắc của pháp luật về chống hạn chế cạnh
tranh


1.1.1. Nguyên tắc cấm đoán và nguyên tắc lạm dụng

1.1.2.Nguyên tắc tự dạng và nguyên tắc hợp lý
1.2. Một số đặc điểm cơ bản về pháp luật về chống hạn chế
cạnh tranh.
1.3. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống hạn chế cạnh
tranh
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành
động của nhiều doanh nghiệp có mục đích nhằm cản trở, hạn
chế, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Biểu hiện như: Có sự giao kèo, giao ước của hai doanh
nghiệp trở lên.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Xét về bản chất pháp lý, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
một dạng của hợp đồng, có các yếu tố về chủ thể và nội dung:
 Chủ thể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
 Nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
2.2. Các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
a. Cần phân biệt hai loại thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc


Trong luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu (EU) xuất
hiện hai thuật ngữ: thỏa thuận ngang – “ententes horizontales”
và thỏa thuận dọc – “ententes verticales” 11. Theo các quy định
này:
+ Thỏa thuận ngang:
+ Thỏa thuận dọc:

b. Thỏa thuận đen và thỏa thuận trắng
+ Thỏa thuận đen: Là thỏa thuận khi xảy ra hành vi đã bị
cấm mà không cần xét đến hậu quả.
+ Thỏa thuận trắng: Không phải đương nhiên bị cấm mà
sẽ được miễn trừ trong trường hợp có lý do hợp lý.
2.3. Các biện pháp cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
2.4. Các trường hợp miễn trừ
Các thỏa thuận tại Điều 9 khoản 2 của LCT được miễn
trừ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Nhằm làm giảm căn bản tính cạnh tranh của thị trường;
+ Hợp lý hóa quy trình kinh doanh nâng cao hiệu quả
kinh doanh làm lợi cho người tiêu dùng;
+ Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến chất
lượng hàng hóa, dịch vụ nhất thể hóa các tiêu chuẩn định mức
kỹ thuật;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và
nhỏ (khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế lớn).


+ Tăng cường sức cạnh tranh Việt Nam trên trường quốc
tế.
* Trình tự thủ tực được quy định tại mục 4 chương II.
3. Lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền
3.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
a. Vị trí thống lĩnh
Theo điều 11 Luật Cạnh tranh thì doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường là doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là vị trí
thống lĩnh nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và

có tổng thị phần trên thị trường liên quan từ 50% trở lên (đối
với 2 doanh nghiệp), từ 65% trở lên (đối với 3 doanh nghiệp),
từ 75% trở lên (nếu là 4 doanh nghiệp). Như vậy, để xác định vị
trí thống lĩnh thị trường thì luật cạnh tranh của Việt Nam chủ
yếu dựa vào yếu tố thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ
trên thị trường liên quan ( thị trường liên quan cũng được xác
định thông qua thị trường sản phẩm liên qua và thị trường địa
lý liên quan).
Tóm lại, việc xác định vị trí thống lĩnh như trên là tương
đối thống nhất và phù hợp với luật cạnh tranh của các nước trên
thế giớinhư chúng ta đã phân tích ở trên.
b. Vị trí độc quyền
Vị trí độc quyền được hiểu là vị trí của một doanh nghiệp
khi không còn đối thủ nào cạnh tranh với doanh nghiệp đó
hoặc có sự cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh đó rất yếu ớt và


không đáng kể. Nói cách khác sự cạnh tranh trên thị trường liên
quan của doanh nghiệp hầu như đã bị loại trừ. Chính vì vậy
việc xác định vị trí độc quyền tương đối dễ dàng, nhưng trong
trường hợp chưa đạt được vị trí độc quyền thì việc xác định vị
trí thống lĩnh là khá phức tạp.
3.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm
dụng vị trí độc quyền
+ Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí
độc quyền trên thị trường liên quan.
+ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
hoặc vị trí độc quyền đã và đang thực hiện hành vi hạn chế
cạnh tranh.

+ Hậu quả của hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở hoặc
giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan.
3.3. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm
Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:
a. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Trừ những trường hợp
chính phủ quy định.
b. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách
hàng (điều 27 NĐ 116)


×