Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ dầu đến NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ nước ở VIỆT NAM12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.52 KB, 59 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
--------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN NGUỒN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Sinh viên :

Bùi Ngọc Phương

Lớp :

CQ51/18.01

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Trọng Hoà

SV: Bùi Thị Phương

1

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ việc tìm hiểu các tài liệu liên
quan đến đề tài.
Tác giả luận văn
Bùi Ngọc Phương

SV: Bùi Thị Phương

2

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................2
MỤC LỤC.........................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................6
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
TỔNG QUAN VỀ GIÁ DẦU THÔ, THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ.....................5
I. Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước.....................................................5

1. Ngân sách nhà nước:.....................................................................................5
1.1. Khái niệm:..................................................................................................5
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước:............................................................6
1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước:...............................................................7
1.4. Chức năng của Ngân sách Nhà nước:........................................................8
1.5 Bản chất của Ngân sách Nhà nước:.............................................................8
2. Thu Ngân sách Nhà nước:.............................................................................8
2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thu Ngân sách Nhà nước................8
2.1.1. Khái niệm:...............................................................................................8
2.1.2. Đặc điểm:................................................................................................9
2.1.3. Các khoản thu Ngân sách Nhà Nước:...................................................10
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước..................12
II. Tổng quan về dầu và thị trường xăng dầu..................................................13
1. Khái niệm..................................................................................................13
1.1. Dầu thô...................................................................................................13
1.2. Xăng.......................................................................................................14
2. Đặc điểm chung của các sản phẩm từ dầu................................................16
3. Đặc điểm của thị trường dầu thô...............................................................16
SV: Bùi Thị Phương

3

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

3.1: Đặc điểm thị trường dầu thô thế giới.......................................................16

3.2: Đặc điểm thị trường dầu thô Việt Nam....................................................18
3.2.1. Tổng quan:.............................................................................................18
3.2.2. Những khó khăn và thuận lợi:............................................................18
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM.....................................................................................20
I. Biến động trên thị trường dầu thô thế giới...................................................20
II. Thu NSNN hàng năm giai đoạn 2010- 2015..............................................23
1. Thu NSNN giai đoạn 2010- 2015................................................................23
2. Nhận xét......................................................................................................24
III. Sử dụng mô hình để phân tích ảnh hưởng của giá dầu thô trung bình hàng
năm đến kết quả thu NSNN hàng năm............................................................27
1. Mô hình thực nghiệm................................................................................27
2. Lựa chọn các biến mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ việc phân tích.......27
3. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu.....................................................28
4. Xác định độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình...................................30
5. Kết quả hàm phản ứng đẩy........................................................................32
6. Kết quả hàm phân rã phương sai...............................................................33
7. Kết luận.....................................................................................................33
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.....................................................35
I. Dự báo diễn biến giá dầu.............................................................................35
II. Một số định hướng, mục tiêu của NSNN Việt Nam trong năm tới............35
1. Một số nhận định.........................................................................................35
2. Một số giải pháp giảm tác động của giá dầu đến thu NSNN......................37
2.1. Giải pháp tình thế:....................................................................................37
2.2. Giải pháp chiến lược:..............................................................................39
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................43

SV: Bùi Thị Phương

4


Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................45
PHỤ LỤC........................................................................................................47

SV: Bùi Thị Phương

5

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN
NHNN

Ngân sách nhà nước
Ngân hàng Nhà nước

BTC


Bộ Tài Chính

OPEC

Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mo

TCTK

Tổng cục thống kê

COP

Thu Ngân sách Nhà nước

COP

Giá dầu thô

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

VAT

Thuế giá trị gia tang

VAR

Mô hình vecto tự hồi quy


VND

Việt Nam đồng

USD

Đô la Mỹ

SV: Bùi Thị Phương

6

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG
Hình 1. Cân bằng sản xuất- tiêu thụ nhiên liệu hóa long, (triệu thùng/ngày)
Hình 2. Tỷ trọng thay đổi sản lượng nhiên liệu long theo vùng năm 2015 (%)
Hình 3. Cơ cấu ba nguồn thu chính trong ngân sách, 2011-2015 (tỷ đồng)
Bảng 2.1: Biến và ký hiệu sử dụng trong mô hình
Bảng 2.2: Kiểm định ADF tại sai phân bậc 0 của biến LnCOP
Bảng 2.3: Kiểm định ADF tại sai phân bậc 0 của biến LnSBR
Bảng 2.4: Xác định độ trễ của mô hình
Bảng 2.5: Kết quả mô hình Var
Bảng 2.6: Kết quả hàm phản ứng đẩy

Bảng 2.7: Đồ thị hàm phản ứng đẩy
Bảng 2.8: Kết quả phân rã phương sai

SV: Bùi Thị Phương

7

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh
tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Ngân
sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi

tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự
ổn định phát triển đồng đều giữa các thành phần trong nền kinh tế, và đảm
bảo thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, những vấn đề bất cập trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà
nước hiện nay đang có nguy cơ thiếu bền vững do cơ cấu thu Ngân sách Nhà
nước chưa hợp lý khi nguồn thu Ngân sách Nhà nước trước tiên và chủ yếu
dựa vào khoản thu từ các loại thuế, các loại phí và lệ phí, từ hoạt động khai
thác tài nguyên và hoạt động xuất - nhập khẩu, những lĩnh vực phụ thuộc rất
nhiều vào biến động trên thị trường quốc tế, đồng thời làm cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên (khoáng sản, dầu mo…).
Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí
thống soái của dầu mo với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bo xa nhiên
liệu hóa thạch truyền thống là than đá. Và cho đến nay dầu mo là một trong
những nguồn nhiên liệu đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của
một nền kinh tế hiện đại.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Ngày nay, dầu mo được khai thác từ rất nhiều mo khác nhau, chúng phân
bố ở những nơi rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên, bởi vậy mỗi loại
dầu thô ở mỗi mo đều có sự khác biệt nhất định. Theo tính toán của các
chuyên gia kinh tế năng lượng, dầu mo chiếm khoảng 40% cán cân năng
lượng thế giới. Với tốc độ tiêu thụ như hiện nay và trữ lượng dầu mo hiện có,

nguồn năng lượng này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt trong vòng vài chục năm
nữa. Thế kỷ XX - thế kỷ của dầu mo và loại nhiên liệu này không thể tái sinh
được cũng như chưa thể bị thay thế hoàn toàn bởi khí đốt hay các loại nhiên
liệu khác như: điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa
nhiệt,... bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mo.
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì
việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân
sách Nhà nước.Theo kinh nghiệm của các nước cho biết: nếu tỷ trọng xuất
khẩu dầu mo và khoáng sản chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ
suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng nhanh.Với cùng một điều kiện
phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mo và khoáng sản
lớn thì tỷ lệ động viên vào Ngân sách Nhà nước cũng lớn hơn.Tuy nhiên,
trong những năm gần đây ( đặc biệt là những tháng cuối năm 2014 và đầu
năm 2016) giá dầu lại có xu hướng giảm dẫn đến việc phải đối mặt với rất
nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp đến ngân sách Nhà nước và đời sống kinh
tế-xã hội. Quan điểm chung cho thấy giá dầu càng giảm thấp bao nhiêu thì
những xáo trộn đối với đời sống kinh tế-xã hội càng lớn bấy nhiêu.Điển hình
như Việt Nam chúng ta, là một quốc gia chuyên xuất khẩu dầu thô, đồng thời
cũng nhập khẩu dầu tinh, việc giá nguyên liệu biến động liên tục ảnh hưởng
không nho tới thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế
Việt Nam.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


Từ vấn đề trên, đòi hoi cần phải có những phương hướng và biện pháp
để giảm những tác động tiêu cực đó. Đó là lý do đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của giá dầu đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam” được
thực hiện.

2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài:
2.1. Mục đích nghiên cứu.
- Tình hình biến động của giá dầu trên thị trường dầu mo thế giới và thị
trường dầu mo Việt Nam trong những năm gần đây và nguyên nhân dẫn đến
những biến động này.
- Phân tích, đánh giá những tác động của việc giảm giá dầu đến nguồn
thu Ngân sách Nhà nước.
- Những mục tiêu và giải pháp cần thực hiện để nhằm giảm bớt các tác
động đó.
- Nêu lên quan điểm nhìn nhận vấn đề và mong muốn được đóng góp
một phần ý kiến của mình về sự biến động liên tục của giá dầu đã và đang gây
ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu Ngân sách Nhà nước hiện nay.
2.2. Ý nghĩa khoa học.
Bài nghiên cứu giúp người đọc hệ thống một cách tổng quát,thực tế nhất
về thị trường dầu mo và sự biến động về giá của chúng cũng như những tác
động của giá dầu đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Biến động của giá dầu ảnh hưởng như thế nào đến nguồn thu Ngân sách
Nhà nước, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động đó và đưa ra giải pháp
khắc phục, đồng thời dự báo sự biến động của giá dầu trong tương lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.


SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nền ki nh tế Vi ệt
Namvà một số khu vực khác trên thế giới (chủ yếu các nước thuộc tổ chức
OPEC); Thời gian nghiên cứu là năm 2010- 2015. Bài luận chỉ tập trung
nghiên cứu đến giá dầu, mà không nghiên cứu sâu vào các nhân tố ảnh hưởng
đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước khác.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Với mục đích nghiên cứu đã đề cập, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các
biện pháp sau:
4.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu.
Các thông tin, số liệu chủ yếu được thu thập từ các nguồn :
+ Tạp chí, truyền hình thời sự, báo,...
+ Thông qua mạng Internet và sử dụng các từ khóa liên quan để đến các
trang web cần thu thập thông tin.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu.
- Sử dụng phương pháp thống kê,dự báo
- Mô tả bằng biểu đồ
- So sánh giá dầu qua các năm và tác động của sự biến động đó đến
nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài:

Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về tình hình thực tế giá dầu hiện nay,sự
tác động của chúng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước và mức độ khả thi,
khoa học của việc nghiên cứu.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ TỔNG QUAN VỀ GIÁ DẦU THÔ, THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ.
I. Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước:
1.1. Khái niệm:
Ngân sách nhà nước vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù
lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Cùng với thời gian, sự
phát triển không ngừng của khoa học kinh tế cũng như của chính bản thân
hoạt động kinh tế đã làm cho thuật ngữ “Ngân sách nhà nước” được quan
niệm và giải thích ngày càng sâu sắc hơn. Nếu như lúc đầu thuật ngữ “Ngân
sách nhà nước” chỉ được hiểu một cách đơn thuần là bản dự trù các khoản thu
và chi tiêu mang tính chất công thì về sau thuật ngữ này đã được quan niệm
đầy đủ và rõ ràng hơn , với ý tưởng coi ngân sách nhà nước như là công cụ
phân phối của cải vật chất trong tay nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh
tế và duy trì bộ máy quyền lực chính trị trong xã hội.
Hiện nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" đã và đang được sử dụng rất
phổ biến và rộng rãi không chỉ trong các diễn đàn các diễn đàn khoa học mà

cả trong đời sống thực tiễn, với ngụ ý đề cao ý thức chính trị của dân chúng
trong việc đóng thuế cho quốc gia để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với
chính phủ. Khởi đầu là Anh quốc áp dụng thể chế ngân sách nhà nước vào thể
kỷ 17, kế đến là Mỹ và Pháp, sau đó mô hình này lan rộng đến các nước khác.
Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa
ra rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước tùy theo
các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế cổ điển: ngân sách nhà nước là một
văn kiện tài chính mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập
hàng năm.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
ngân sách nhà nước. Các nhà kinh tế Nga cho rằng: “Ngân sách nhà nước là
bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà
nước”. Các nhà kinh tế Pháp đưa ra quan điểm “Ngân sách nhà nước là văn
kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các
nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền
địa phương, đơn vị công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến và
cho phép.
Còn ở Trung Quốc: “Ngân sách nhà nước là kế hoạch thu - chi tài chính
hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”.

Qua quá trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước, chúng tôi đã quyết
định sử dụng định nghĩa của Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được
Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 cho bài nghiên cứu khoa học
như sau: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan
hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
-Quan hệ tài chính giữa nhà nước với công dân.
-Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp.
-Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội.
-Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.
Các quan hệ trên mang năm đặc điểm sau:

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

-Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực
kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà
nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
-Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài

chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước.
-Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng
những lợi ích chung, lợi ích công cộng.
-Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.
Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung
của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nho có tác dụng riêng, sau đó
mới được chi dùng cho những mục đích đã định.
-Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên
tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước:
Ngân sách nhà nước là một khâu then chốt trong hệ thống tài chính, có
vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà
nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định.
Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý
vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước có những vai trò sau:
-Là công cụ huy động và cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực công.
-Là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội.
-Là công cụ để định hướng, kích thích sản xuất kinh doanh xác lập cơ
cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

-Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống độc quyền và
kiểm soát lạm phát.
-Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng
lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
1.4. Chức năng của Ngân sách Nhà nước:
- Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo kế
hoạch nhà nước.
- Thực hiện cân đối giữa các khoản thu - chi ( bằng tiền ) của Nhà nước.
1.5 Bản chất của Ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước không thể thiếu được với mỗi Nhà nước. Bản chất
của ngân sách là hệ thống các mối quan hệ về kinh tế phát sinh trong quá trình
Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo yêu cầu
thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình.
Bản chất của ngân sách nhà nước quyết định các chức năng của ngân sách nhà
nước.
2. Thu Ngân sách Nhà nước:
2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thu Ngân sách Nhà nước.
2.1.1. Khái niệm:
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các
khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành
nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước
dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Ở Việt Nam, đứng về phương diện pháp lý, thu ngân sách nhà nước bao
gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thoa mãn nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ
thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá


SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước nhằm thoa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu
ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào
ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp. Theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành, nội dung các khoản thu
ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp
theo quy định của pháp luật; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu mang tính chất
hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại không tính vào thu ngân sách nhà
nước.
Vậy thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia
giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước, nhằm
giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển
của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ
kinh tế xã hội của nhà nước.
2.1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước không thể được tiến hành một cách
tùy tiện mà phải theo khuôn khổ của pháp luật. Để thực hiện hoạt động thu
ngân sách, Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật quy định về hình
thức thu cũng như nội dung thu. Các văn bản pháp luật này sẽ một mặt tạo

nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động thu ngân sách của Nhà nước, mặt
khác giới hạn quyền thu của Nhà nước.
Thứ hai, thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản
phẩm xã hội, do vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của
đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Cơ sở hoạt động chủ yếu của
thu ngân sách nhà nước là giá trị các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

xuất ra từ các khu vực kinh tế. Như vậy, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và
chỉ số tăng trưởng kinh tế là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản
phẩm xã hội mà Nhà nước có thể tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Nói
cách khác, đây là những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức động viên vào
ngân sách nhà nước thông qua hoạt động thu ngân sách nhà nước. Những yếu
tố khác cũng có ảnh hưởng nhất định tới mức độ tập trung các nguồn thu vào
ngân sách nhà nước, bao gồm: tiềm năng và thực tế khai thác tài nguyên thiên
nhiên, chính sách chi tiêu của Chính phủ, quan hệ đối ngoại của Nhà nước và
bộ máy tổ chức hành thu.
Thứ ba, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế
pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được
xem là chủ yếu. Thông thường, cơ chế bắt buộc được áp dụng trong trường
hợp Nhà nước tiến hành tập trung các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí vào
ngân sách nhà nước còn cơ chế tự nguyện lại được Nhà nước áp dụng trong

trường hợp cần huy động các khoản tiền viện trợ của nước ngoài, của các tổ
chức quốc tế hay các khoản đóng góp tự nguyện khác của công chúng cho
Nhà nước.
Và cuối cùng thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
2.1.3. Các khoản thu Ngân sách Nhà Nước:
Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm nhiều loại, theo điều 2 Luật
ngân sách nhà nước năm 2002, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản: thu từ
thuế, phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp
của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.
Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ
chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thu từ thuế là nguồn

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước. Điều đó được
lý giải bởi thuế đánh vào hầu hết các hoạt động sản xuất, chế tạo, sửa chữa,
chế biến,...; bởi thuế đánh vào cả các khoản thu nhập thường xuyên và bất
thường của những người có thu nhập cao; và bời thuế đánh vào cả hoạt động
tiêu dùng xã hội.
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối
giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà

nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính
pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một
phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình.
Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ
hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước gồm tiền thu hồi vốn của Nhà
nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi)
đối với tổ chức, cá nhân; thu nhập của Nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ
sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ
chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.
Những khoản thu khác hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước gồm các
khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân như khoản đóng góp dưới hình
thức tự nguyện và các khoản tiền huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các
nước, của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật như thu từ các di sản Nhà nước được hưởng, thu các khoản
tiền phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước... Mặc dù không phải là những
khoản thu thường xuyên của ngân sách nhà nước nhưng những khoản thu này
cũng góp phần đáng kể vào việc cân đối thu – chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước.
-Thu nhập GDP bình quân đầu người: Tổng GDP phản ánh quy mô của
nền kinh tế, từ đó quyết định đến tổng thu NSNN, còn GDP bình quân đầu
người là một chỉ tiêu phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình
quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của
NSNN. Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập vào NSNN mà thoát
ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm,
tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.
-Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế: Đây là chi tiêu phản ánh
hiệu quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các
doanh nghiệp nói riêng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả
năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó
đưa tới khả năng huy động cho ngân sách nhà nước. Đây là yếu tố quyết định
đến việc nâng cao tỷ suất thu ngân sách nhà nước. Do vậy, khi xác định tỷ
suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh
tế để đảm bảo việc huy động của Ngân sách Nhà nước không gây khó khăn về
mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế.
-Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ
và khoáng sản): Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to
lớn cho Ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ
trọng xuất khẩu dầu mo và khoáng sản chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất
khẩu thì tỷ suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Với cùng
một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mo và
khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước cũng lớn hơn.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

-Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Mức độ trang trải
các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ
chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những
nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch
sử, chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho
chi phí hoạt động của Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức
độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hoi tỷ suất thu của Ngân sách cũng tăng lên.
Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu của ngân
sách nhà nước vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ
để bù đắp bội chi.
-Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi
phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan
thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất
thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu ngân
sách nhà nước mà vẫn thoa mãn được các nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà
nước.
II. Tổng quan về dầu và thị trường xăng dầu.
1.

Khái niệm.

1.1.

Dầu thô.

Dầu thô là chất sánh long, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ

hơn nước. Là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ở
thể long và thể khí. Ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng
hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng
khoan gồm cả khí ẩm và khí khô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong
các vỉ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hòa tan và được khai thác đồng thời với
dầu thô.Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố cacbon và hydro có đặc tính kỳ diệu

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

là trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau, chúng kết hợp và tạo
thành những hợp chất hydrocacbon khác nhau.
Khi tiến hành chưng cất dầu thô sẽ nhận được nhiều phân đoạn sản
phẩm, được phân biệt với nhau bởi nhiệt độ sôi, bởi thành phần hydrocacbon,
độ nhớt, nhiệt độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ đông đặc, và bởi nhiều
tính chất khác có liên quan đến việc sử dụng. Từ chưng cất có thể nhận được
các sản phẩm sau:
 Xăng: là sản phẩm thuộc phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 30 – 35 0 tới
1800C.

 Nhiên liệu phản lực: phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 120 – 240 0C. Nếu có
hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm lớn, người ta phải tiến hành làm sạch

nhờ xử lý bằng hydro.
 Dầu hảo: phân đoạn từ 150 -2800C hoặc 150 – 3500C (các loại dầu ít
lưu huỳnh)
 Diesel: phân đoạn từ 140 – 3600C .Nếu hợp chất nhiều lưu huỳnh khử
bằng hydro, nếu chứa nhiều hydrocacbon paraffin thì phải tiến hành tách n –
paraffin.
 Mazut: phân đoạn cặn của quá trình chưng cất.
 Dầu mỡ nhờn: phân đoạn từ 320 -4000C, 300 – 4200C, 400 – 4500C.
 Nhựa đường: là sản phẩm cặn cuối cùng của quá trình chưng cất các
sản phẩm dầu thô.
 Khí hóa lỏng(LPG): sản phẩm được tách ra từ khí (khí đồng hành).
Thành phần chính C3 – C4. Khí hóa long thường được dưới dạng long , chủ
yếu sử dụng trong sinh hoạt dân dụng còn khí thô thì được vận dụng chuyển
thẳng bằng đường ống đến các nhà máy tiêu thụ như nhà máy điện.
1.2.

Xăng.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Xăng còn gọi là ét – xăng, là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon,
dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mo. Xăng được sử dụng như
một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử

dụng xăng, chất dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu,lò
sưởi, bật lửa,…Dùng làm dung môi hòa tan một số chất, tẩy một số vết bám
bẩn trên vải, kim loại,kính, nhựa,… Một số loại vũ khí như súng phun
lửa,bom, mìn,… Xăng được chế biến từ dầu mo bằng phương pháp chưng cất
trực tiếp và Cracking, có tỷ trọng d15 =0.07 đến 0.75, dễ bay hơi, dễ cháy, có
mùi đặc trưng, nhiệt độ sôi từ 35 – 200 0C. Xăng động cơ được dùng làm
nhiên liệu cho động cơ đốt trong, kiểu bộ chế hòa khí( động cơ xăng). Hiện có
một số loại xăng phổ biến như sau:

 Xăng Mogas 95: Có mùi, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có
tỷ số nén trên 9,5/l như các xe hơi đời mới, xe đua,… có trị số oocstan là 95.
 Xăng Mogas 92: Có mùi đặc trưng, màu xanh lá, được sử dụng cho
phương tiện có tỷ số nén dưới 9,5/l, có trị số oocstan là 92.

 Xăng Mogas 83: Có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử dụng cho
phương tiện có tỷ số nén 8/l, có trị số ốctan là 83.

 Xăng sinh học E5: Xăng sinh học sử dụng Êtanol như là loại phụ gia
nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Xăng sinh học là hỗn hợp của
xăng A92 pha 5% Ethanol (ngoài ra hiện còn có xăng E10…)

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


Như vậy, chúng ta có thể hiểu khái quát về xăng dầu như sau:Xăng dầu
là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên
liệu gồm: xăng động cơ, dầu diesel,dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay,
các sản phảm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các laoij khí
hóa lỏng.Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là các loại
cacbuahydro.Tùy theo công dụng,xăng dầu được chia thành các loại
xăng,dầu hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diesel,dầu bôi trơn,

2.

Đặc điểm chung của các sản phẩm tư dầu.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Xăng dầu rất dễ cháy, đặc biệt khí nén ở áp suất cao chuyển thành thể
khí. Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt. Xăng dầu
là một loại hàng hóa được sử dụng rát rộng rãi trong cuộc sống và trong các
ngành công nghiệp. Xăng dầu được dùng để thắp sáng và tạo nhiệt, dùng cho
các loại động cơ đốt trong, làm nhiên liệu cho động cơ nổ diesel, cho động cơ
phản lực. Nhóm dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đích làm mát
động cơ, bôi trươn làm giảm ma sát cho các bộ phận và chi tiết chuyển động
làm tăng tuổi thọ thiết bị. Xăng dầu làm dung môi trong nhiều ngành công
nghiệp đặc biệt là công nghiệp sơn do có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.

Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng vì:
- Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng và chưa thể thay thế được trong
sản xuất.
- Là năng lượng phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh.
Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cũng là
nguồn thu rất lớn cho ngân sách quốc gia nên nhà nước đều có chính sách,
chiến lược, và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới
sự phát triển kinh tế và sựu ổn định xã hội của mỗi quốc gia. Xăng dầu là yếu
tố đầu vào quan trọng của sản xuất, là loại năng lượng có hạn, không thẻ tái
sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế
giới ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, GDP đặc
biệt nguồn thu ngân sách quốc gia.
3.

Đặc điểm của thị trường dầu thô.

3.1: Đặc điểm thị trường dầu thô thế giới.

SV: Bùi Thị Phương

Lớp: CQ51/18.01


×