Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nâng cao hiệu quả giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.11 KB, 99 trang )

1 of 128.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và chưa có ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Ế

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ quản, cơ

U

sở đào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của trường Đại học Kinh tế về công trình

́H

và kết quả nghiên cứu của mình.

Tác giả

Nguyễn Cửu Ngọc

Đ
A

̣I H

O



̣C

K

IN

H



Hương Thuỷ, tháng 6 năm 2011

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


2 of 128.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Đại
học Huế và quý thầy, cô giáo trong và ngoài Đại Học Huế đã tận tình giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát, thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về kiến thức khoa học cũng như phương pháp làm việc trong quá trình thực hiện

Ế

luận văn này.

U


Tôi xin chân thành cảm ơn Thường vụ thị uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN

́H

thị xã Hương Thuỷ, các phòng, ban thuộc UBND thị xã Hương Thủy, UBND xã



Dương Hoà, UBND xã Phú Sơn đã cung cấp các số liệu và nhiệt tình giúp đỡ để tôi
hoàn thành tốt các hoạt động nghiên cứu của mình

H

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý cấp đã giúp tôi hoàn thành luận

IN

văn này.

Để thực hiện luận văn, bản thân tôi luôn cố gắng nghiên cứu, học hỏi với tinh

K

thần cố gắng và nỗ lực cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo

̣C

và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đề tài chắc chắn không tránh khỏi


O

những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý xây dựng từ quý

̣I H

thầy cô, các nhà khoa học, các chuyên gia và những người quan tâm để đề tài được

Đ
A

hoàn thiện hơn và có thể thực thi tốt trong thực tiễn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Cửu Ngọc

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vaniithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


3 of 128.

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : Nguyễn Cửu Ngọc
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Niên khoá: 2009 – 2011


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Khoát
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã
miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ế

Các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ là các xã nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm

U

tỷ lệ khá cao năm 2006 (xã Dương Hoà : 57,9%, xã Phú Sơn: 43,75%). Trong những

́H

năm qua nhờ làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 các xã
miền núi có giảm, xã Phú Sơn còn 10,67%, Dương Hoà còn 5,01%, so với bình quân



chung của thị xã 3,66%. Thực trạng đời sống của nhân dân còn quá thấp. Điều kiện
đời sống như đường xá, văn hóa, giáo dục, y tế đang khó khăn đặc biệt là ở vùng núi.

H

Việc xác định được các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, từ đó giúp cho các cấp đưa ra

IN

các giải pháp phù hợp cho miền núi thị xã, giúp cho các hộ gia đình vừa thoát nghèo có

hiệu quả và vươn lên làm giàu chính đáng. Đó là điều trăn trở của các cấp, các ngành.

K

Do đó việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và cấp bách.

̣C

2. Phương pháp nghiên cứu

O

- Quá trình thực hiện đề tài này đã sử dụng các phương pháp sau: (i). Phương

̣I H

pháp điều tra thu thập xử lý tài liệu, số liệu; (ii). Phương pháp phân tích tổng hợp;
(iii). Phương pháp thống kê.

Đ
A

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
+ Luận giải cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tình hình đói nghèo ở các xã

miền núi thị xã Hương Thuỷ.
+ Đánh giá một cách khách quan thực trạng nghèo đói và nhũng kết quả thu
được trong công tác xoá đói giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ từ
năm 2006-2010. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đẩy nhanh công tác
giảm nghèo trong thời gian tới.

+ Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảm
nghèo cho các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trong
thời gian tới.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vaniiithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


4 of 128.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Công nghiệp

CNH – HĐH:

Công nghiệp hoá hiện đại hoá

CSXH:

Chính sách xã hội

GTSX:

Giá trị sản xuất

KHHGĐ:

Kế hoạch hoá gia đình

LĐTBXH:


Lao động thương binh xã hôi

LHQ:

Liên hiệp quốc

MTQG:

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCGD :

Phổ cập giáo dục

TH:

Tiểu học

THPT:

Trung học phổ thông

THSC:

Trung học cơ sở


TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

U
́H



H

IN

K
O

Uỷ ban nhân dân
Tổ chức thương mại quốc tế

Đ
A

̣I H

WTO:

Xoá đói giảm nghèo

̣C


XĐGN:
UBND:

Ế

CN:

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanivthac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


5 of 128.

DANH MỤC BẢNG ĐỒ

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính thị xã Hương Thuỷ ..................................................30

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanvthac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


6 of 128.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Cơ cấu dân số các xã miền núi thị xã Hương Thủy,
giai đoạn 2008- 2010 ............................................................................34

Bảng 2.2:

Cân đối lao động xã hội các xã miền núi thị xã Hương Thủy giai đoạn
2008-2010 .............................................................................................35

Bảng 2.3 : Tình hình cơ sở vật chất và cán bộ y tế các xã miền núi .....................39
thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008 – 2010 ..........................................39
Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh tiểu học và trung học

Ế


Bảng 2.4:

U

cơ sở ở các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008 - 2010...40

́H

Bảng 2.5: Tình hình biến động hộ nghèo của các xã miền núi qua 5 năm
Bảng 2.6:



2006-2010 ............................................................................................43
Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội ở các
xã miền núi thị xã Hương Thuỷ năm 2010 ...........................................44
Phân loại tỷ lệ hộ điều tra tại 2 xã.........................................................45

H

Bảng 2.7:

IN

thuộc miền núi thị xã Hương Thủy ......................................................45
Tình hình Văn hoá chủ hộ và nhân khẩu của các hộ điều tra ..............46

Bảng 2.9:


Cơ cấu ngành nghề chủ hộ của các hộ điều tra.....................................47

K

Bảng 2.8:

̣C

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bình quân/hộ của các

O

nhóm hộ điều tra ..................................................................................48

̣I H

Bảng 2.11: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất quy tiền ..........................................49
của các hộ điều tra ................................................................................49

Đ
A

Bảng 2.12: Phân tổ sử dụng vốn sản xuất trong các hộ điều tra .............................50
Bảng 2.13: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề bình quân của các hộ
điều tra .................................................................................................51

Bảng 2.14: Hiệu quả từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp bình quân của
các nhóm hộ điều tra .............................................................................54
Bảng 2.15: Tình hình thu nhập của hộ điều tra ......................................................55
Bảng 2.16: Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra ...................................56

Bảng 2.17 Thu nhập và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra ..................................58

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanvithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


7 of 128.

Bảng 2.18: Tình hình nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt của các hộ điều tra
...............................................................................................................59
Bảng 2.19: Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình.................................62
miền núi ở thị xã Hương Thuỷ.............................................................62

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


U

Ế

Bảng 2.20: Nhu cầu trợ giúp của các hộ điều tra ...................................................64

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanviithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


8 of 128.

MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
lời cảm ơn................................................................................................................... ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu .......................................................................... iv
Danh mục bảng đồ ......................................................................................................v

Ế

Danh mục các bảng ................................................................................................... vi

U

Mục lục.................................................................................................................... viii

́H

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết đề tài.................................................................................................1



2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2
3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................3

H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................4

IN

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................4

K

6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài..........................................................5
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................6

̣C

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................7

O

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................7

̣I H


1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm nghèo đói .........................................................................................7

Đ
A

1.1.2. Khái niệm về giảm nghèo và hiệu quả giảm nghèo ........................................11
1.1.2.1 Khái niệm giảm nghèo ..................................................................................11
1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả giảm nghèo ...................................................................12
1.1.3. Tiêu chuẩn phân định nghèo đói ....................................................................13
1.1.3.1. Quan niệm của thế giới ................................................................................13
1.1.3.2. Quan niệm của Việt Nam.............................................................................15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................17
1.2.1. Thực trạng nghèo đói và chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam ............17

viii
kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van
thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


9 of 128.

1.2.1.1. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam ...............................................................17
1.2.1.2. Chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam.................................................19
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở một số nước và Việt Nam ....21
1.2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở một số nước........................21
1.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam ...........................25
Chương 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở CÁC
XÃ MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ ...............................................................30


Ế

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC XÃ MIỀN NÚI

U

THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ..........................................................................................30

́H

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................33



2.1.2.1. Dân số và lao động.......................................................................................33
2.1.2.2. Hệ thống các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.......................................36

H

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................................36

IN

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở các xã miền núi thị xã

K

Hương Thuỷ ..............................................................................................................41
2.1.3.1.Thuận lợi .......................................................................................................41


O

̣C

2.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................................42

̣I H

2.2. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ.....42
2.2.1. Tình hình biến động hộ nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ ...........42

Đ
A

2.2.2. Kết quả điều tra ở các nhóm hộ ......................................................................45
2.2.2.1. Tình hình nghèo đói của các hộ điều tra tại các xã miền núi thuộc thị xã
Hương Thuỷ. .............................................................................................................45
2.2.2.2. Tình hình lao động và trình độ văn hoá chủ hộ của các hộ điều tra ............46
2.2.2.3. Cơ cấu ngành nghề chủ hộ của các hộ điều tra ............................................47
2.2.2.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra ................48
2.2.2.5 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra .................................49
2.2.2.6. Tình hình sử dụng vốn sản xuất trong các hộ điều tra .................................50
2.2.2.7 Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các hộ điều tra ........................50

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanixthac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


10 of 128.


2.2.2.8 Hiệu quả từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp bình quân của của
các hộ điều tra năm 2011 ..........................................................................................52
2.2.2.9. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ........................................................55
2.2.2.10.Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu bình quân của các hộ điều tra ...........57
2.2.2.11. Tình hình nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt của các hộ điều tra .................58
2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân các xã miền núi
thị xã Hương Thuỷ ....................................................................................................59

Ế

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................60

U

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................61

́H

2.2.4. Một số chính sách tác động đến hộ nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ ...63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM



NGHÈO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THỊ
XÃ HƯƠNG THUỶ .................................................................................................66

H

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO CÁC XÃ


IN

MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ ......................................................................66

K

3.1.1. Phương hướng .................................................................................................66
3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả giảm nghèo.........................................................67

O

̣C

3.1.2.1 Mục tiêu thu nhập, mức sống ........................................................................67

̣I H

3.1.2.2 Mục tiêu về việc làm .....................................................................................68
3.1.3 Quan điểm chỉ đạo nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo.............................69

Đ
A

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM
NGHÈO Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ ...................................70
3.2.1. Giải pháp về vốn .............................................................................................70
3.2.2. Giải pháp về đất đai.........................................................................................72
3.2.3. Giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việt làm................................................73
3.2.4. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi.......................................74
3.2.5. Giải pháp phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn ........................74

3.2.6. Giải pháp về văn hóa, giáo dục, y tế ...............................................................75
3.2.6.1. Giải pháp về văn hoá....................................................................................75

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanxthac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


11 of 128.

3.2.6.2. Giải pháp về giáo dục..................................................................................75
3.2.6.3. Giải pháp về Y tế..........................................................................................76
3.2.7. Giải pháp bảo trợ xã hội đối với người nghèo. ...............................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................78
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

PHỤ LỤC

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan vanxithac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


12 of 128.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục cạnh tranh gay
gắt với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá xã hội... Bên cạnh những mặt
tích cực thì sự tàn phá môi trường, chết chóc, bệnh tật và đặc biệt là tình trạng
nghèo đói vẫn thường xuyên xảy ra đối với con người, ảnh hưởng tiêu cực đến
nhiều mặt tự nhiên kinh tế - xã hội... Đây chính là hiểm hoạ, là vấn nạn đối với loài

Ế

người. Nó đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải bước vào cuộc chiến chống đói

U


nghèo. Liên hiệp quốc và các nước phát triển đã có nhiều dự án đầu tư giúp đỡ các

́H

quốc gia đang phát triển cũng như kém phát triển có điều kiện để cải thiện cuộc



sống của người nghèo đói.

Đối với nước ta - một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá

H

nặng nề nên nghèo đói vẫn luôn đeo đẳng nhân dân ta. Trong nhiều năm qua, Đảng và

IN

Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách đối với người nghèo nên tỉ lệ hộ
nghèo có giảm đáng kể. Với mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh,

K

xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền

̣C

cần tiếp tục thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

O


Đối với thị xã Hương Thuỷ, trong thời gian qua cùng với cả tỉnh và cả

̣I H

nước công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được Đảng và Chính quyền địa
phương quan tâm giải quyết. Nhiều chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo triển

Đ
A

khai trên địa bàn thu được những kết quả quan trọng, góp phần rất tích cực vào việc
xoá đói giảm nghèo của thị xã, nhất là các xã đặc biệt khó khăn như Phú Sơn,
Dương Hoà. Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỉ lệ hộ nghèo của thị xã Hương Thuỷ nói
chung và các xã miền núi nói riêng đã giảm đáng kể, năm 2006 toàn thị xã có 1.726
hộ nghèo đến năm 2010 còn 813 hộ nghèo. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa
bàn hai xã miền núi Phú Sơn và Dương Hoà vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập của
người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, nhiều vấn đề đang đặt ra cần
giải quyết để nhằm góp phần giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã này.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van1thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


13 of 128.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giảm nghèo
cho các hộ nông dân các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng,
Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình

Ế

khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được

U

công bố, cụ thể là các công trình sau:

́H

PTS.Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện



kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. Cuốn sách này nêu lên các quan
niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên thế giới;

H

đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn;

IN

đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xóa đói,
giảm nghèo, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên.


K

PGS.TSKH Lê Du Phong - PTS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), Kinh tế

̣C

thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta

O

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã đánh giá những

̣I H

thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 10 năm đổi mới và tiềm năng ở vùng dân tộc
và miền núi phía Bắc nước ta.

Đ
A

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Lý vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn

nước ta hiện nay.
Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001. Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên
thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay, nghèo đói ở Việt

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van2thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



14 of 128.

Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình; qua đó đưa ra một số
quan điểm, giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Vũ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói,
giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Chính sách đất đai
cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nxb Văn hóa- thông tin, 2004.

Ế

- Hoàng Thị Hiền, Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa

U

Bình - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Chính trị quốc

́H

gia Hồ Chí Minh, 2005.

Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề xóa đói giảm nghèo như



TS.Tạ Thị Lệ Yên,"Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội
với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo", tạp chí Ngân hàng số 11/2005; tác giả Trịnh


H

Quang Chinh,"Một số kinh nghiệm từ chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Lào

IN

Cai", tạp chí Lao Động và Xã hội số 272 tháng 10/2005; TS. Đàm Hữu Đắc,"Cuộc

K

chiến chống đói nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp".
Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề xóa đói,

̣C

giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên

O

cứu về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của

̣I H

những công trình đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng,
triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương.

Đ
A


Tuy nhiên cho đến nay vấn đề nâng cao hiệu quả giảm nghèo cho các hộ

nông dân ở miền núi thị xã Hương Thuỷ vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu.

3. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo xác định rõ mức độ và
nguyên nhân dẫn đến sự nghèo của các hộ dân nông dân miền núi thị xã Hương
Thuỷ, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã miền núi ở thị xã Hương Thuỷ
tỉnh Thừa Thiên Huế.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van3thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


15 of 128.

- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói và hiệu quả
giảm nghèo.
+Tìm hiểu công tác xoá đói giảm nghèo và kinh nghiệm của các nước.
+ Phân tích đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân nghèo đói của các hộ
gia đình nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho các hộ

U

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Ế


nông dân nghèo ở miền núi thị xã Hương Thuỷ được bền vững trong thời gian tới.

́H

- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân nghèo ở xã Dương Hoà và xã



Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ
- Phạm vi nghiên cứu

H

+ Về không gian: Xã Phú Sơn và xã Dương Hoà, thuộc thị xã Hương Thuỷ,

IN

tỉnh Thừa Thiên Huế

K

+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng nghèo đói của các hộ nông dân ở các
xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất một số giải

O

̣C

pháp giảm nghèo trong thời gian tới.


̣I H

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các

Đ
A

phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra thu thập xử lý tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê…
Để phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và đời sống của các nông hộ nghèo
đói chúng ta đã sử dụng các chỉ tiêu sau.
- Giá trị sản xuất ( GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
ra trong một thời gian nhất định thường là một năm.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van4thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


16 of 128.

GO 

n

 Q iP i
i l


Trong đó :Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những chi phí vật chất và dich vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

IC 

m



Cj

U

Ế

j 1

́H

Cj: Là các khoảng chi phí thứ j trong năm sản xuất



- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng ( VA): Là kết quả cuối cùng thu được
sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

H


Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.

IN

VA= GO-IC

-Tỷ suất VA /IC cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu

K

đồng giá trị gia tăng.

̣C

VA/IC càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả ngược

O

lại VA/IC càng thấp chứng tỏ sản xuất kinh doanh càng thấp

̣I H

-Tỷ suất GO/IC cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu
đồng doanh thu..

Đ
A

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng tính toán thu nhập bình quân trên một nhân
khẩu trên một tháng, thu nhập bình quân trên lao động trên một tháng.


6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
+ Luận giải cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tình hình đói nghèo ở các xã
miền núi thị xã Hương Thuỷ.
+ Đánh giá một cách khách quan thực trạng nghèo đói và nhũng kết quả thu
được trong công tác xoá đói giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ từ
năm 2006-2010. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đẩy nhanh công tác
giảm nghèo trong thời gian tới.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van5thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


17 of 128.

+ Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảm
nghèo cho các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trong
thời gian tới.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận
văn có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Ế

Chương 2: Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở các xã miền núi thị

U

xã Hương Thuỷ.


́H

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở các

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



xã miền núi thị xã Hương Thuỷ.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van6thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


18 of 128.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN
1.1. 1. Khái niệm nghèo đói
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, tuỳ thuộc vào

U

Ế

góc độ quản lý và nghiên cứu. Các chỉ số về nghèo đói của từng quốc gia hay từng

́H

vùng, từng nhóm dân cư không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác
định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản



của con người. Nó luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian bởi mức độ thoả
mãn nhu cầu đó cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng

H

như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.

IN

Còn quan niệm về đói được Ngân hàng thế giới định nghĩa như sau: Đói là


K

một bộ phận của những hộ nghèo, mọi điều kiện không đạt được mức tối thiểu.[6]
Có thể thấy rằng, có rất nhiều quan niệm về nghèo đói, tùy từng điều kiện cụ

̣C

thể của mỗi quốc gia, khu vực. Quốc gia, khu vực nào có điều kiện kinh tế phát

O

triển, có trình độ văn hóa cao, có mức thu nhập bình quân đầu người cao thì những

̣I H

khu vực, quốc gia đó sẽ có cái nhìn về nghèo đói sẽ khác so với các nước hay khu
vực có điều kiện kinh tế thấp và trình độ phát triển kém hơn.

Đ
A

Trong đời sống thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề

kinh tế - xã hội, chúng ta thường thấy các khái niệm sau đây: đói nghèo hoặc nghèo
khổ; giàu nghèo và phân hóa giàu nghèo... Trong xã hội học còn đề cập tới các thuật
ngữ phân tầng xã hội, phân hoá giai cấp, phân cực (hay là xung đột) xã hội. Ngay
khái niệm đói nghèo nếu tách riêng ra để phân tích và nhận dạng cũng thấy giữa đói
và nghèo, vừa quan hệ mật thiết với nhau, vừa có sự khác biệt về mức độ và cấp
độ. Tuy nhiên, nghèo đói không phải là một khái niệm bất biến mà là khái niệm có
tính động, thường xuyên biến đổi, di chuyển. Ở một thời điểm này với một vùng,


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van7thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


19 of 128.

một nước nào đó thì chỉ số đo được là nghèo đói hoặc giàu, nhưng sang một thời
điểm khác, so sánh với một vùng khác, cộng đồng dân cư khác thì chỉ số đó có thể
mất ý nghĩa. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở nông thôn, các nhà khoa
học thường đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.
Theo Robert Chambers (cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA) ‘'Hộ gia đình nghèo là những hộ có ít tài sản, túp lều, ngôi nhà hoặc mái
nương thân của gia đình đó làm bằng gỗ, tre, bùn cỏ, lá hoặc bẹ cọ và chỉ có ít đồ

Ế

đạc bên trong: chiếu hoặc ổ lá làm chổ ngủ... Gia đình không có đất hoặc có mảnh

U

đất, không đảm bảo cuộc sống mỏng manh hoặc đất thuê mướn, hoặc cấy rẽ... Gia

́H

đình đó chỉ có ít vốn và nguồn lương thực ít ỏi, không chắc chắn và lệ thuộc vào

là những khi may còn có việc mà làm...’’



thời vụ... Thu nhập của gia đình thường rất thấp trong những mùa làm ăn ế ẩm đấy


Tại hội nghị bàn về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu

H

Á-Thái Bình Dương do ASCAP tổ chức tại Bangkok-Thái lan, tháng 9 năm 1993 có

IN

nêu định nghĩa chung về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận

K

dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã
được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập

O

̣C

quán của địa phương”[11] .Đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói. Định nghĩa

̣I H

này tuy không định hướng một cách chính xác mức độ nghèo đói nhưng nó chỉ ra
được cái phổ biến nhất của sự đói, đó là những con người không có ăn, ăn không đủ

Đ
A


dinh dưỡng, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn uống là tình trạng dẫn đến suy dinh
dưỡng bệnh tật và đói rách. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt
lượng hóa, chưa tính đến những khác biệt về độ chênh lệch giữa các vùng, các điều
kiện lịch sử cụ thể mỗi nơi. Quan niệm hạt nhân ở trong định nghĩa này là ở nhu cầu
cơ bản của con người, căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chổ, đối với những nhu
cầu ấy con người không được hưởng và thỏa mãn.
Liên minh châu Âu (EU) đánh giá: "Một gia đình nghèo là gia đình có mức
thu nhập không bằng một nửa so với các gia đình khác trong quốc gia". Như vậy
tiêu chuẩn đánh giá giàu, nghèo giữa các vùng, các quốc gia có sự khác nhau.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van8thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


20 of 128.

Còn Ngân hàng Thế giới, với mục tiêu hàng đầu là đấu tranh chống nạn
nghèo khổ ở các nước đang phát triển đã đưa ra quan niệm nghèo khổ tính theo số
calo tối thiểu cần thiết cho một người để sống, tức là khoảng 2100 calo/người/ngày,
những hộ gia đình không đảm bảo được mức này là hộ nghèo khổ.
Như vậy, đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo, nghèo là một
kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng hiển nhiên của nghèo. Sự nghèo kéo dài
nếu không thoát ra cái vòng lẩn quẩn của túng thiếu thì chỉ cần xẫy ra những biến cố

Ế

đột xuất của hoàn cảnh thiên tai, bệnh tật, rủi ro,... là con người dễ rơi vào cảnh đói.

U

Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không


́H

đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để



lao động, để tái sản xuất sức lao động.

Khái niệm nghèo về mặt kinh tế đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng.

H

Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành chi

IN

hầu hết cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có, các
mặt khác như ở, mặc, văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần

K

rất ít ỏi, không đáng kể [11].

̣C

Quan điểm của Việt Nam: Do hiện nay điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ văn

O


hoá còn thấp, thu nhập bình quân GDP/đầu người thuộc vào loại thấp so với các

̣I H

nước trên thế giới nên cái nhìn về đói nghèo đơn giản hơn rất nhiều. Một số người
nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh quan niệm: “Con tôi chỉ đi học đến chừng nào

Đ
A

chúng tôi có thể trang trải được”và “người nghèo ăn thức ăn không bổ dưỡng. Đôi
khi chúng tôi không đủ tiền mua gạo và phải sống không có gạo”. Một số người
nghèo ở Hà Tĩnh: “Nghèo đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu
vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có ti vi, con cái
thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh…”[21].
- Khái niệm về nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối
Ngân hàng Phát triển châu Á đã đưa ra khái niệm về nghèo tuyệt đối và
nghèo tương đối.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van9thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


21 of 128.

+ Nghèo tuyệt đối:
Nghèo tuyệt đối là việc không có khả năng thõa mãn các nhu cầu tối thiểu để
duy trì sự sống cơ thể con người .
Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phân dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thỉu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế, một bộ phận dân
cư nghèo nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói.

Khái niệm nghèo tuyệt đối có xu hướng đề cập đến những người đang bị
thiếu ăn theo nghĩa đen.

U

Ế

+ Nghèo tương đối:
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.

́H

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới



Nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc điểm dân cư
sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó, sự nghèo khổ tương đối được

IN

địa điểm và thời gian xác định.

H

hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những

K

Khái niệm nghèo tương đối thừa nhận có một số nhu cầu ở nước này thì

được xem là thiết yếu, nhưng ở nước khác được xem là xa xỉ

̣C

Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất

O

địa phương và khu vực (các vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia

̣I H

khác, giữa các quốc gia của khu vực này với các quốc gia thuộc khu vực khác)
Quan niệm chung nhất người ta coi những người có thu nhập dưới 1/3 mức thu

Đ
A

nhập bình quân của xã hội là những người nghèo. Mức thu nhập của một quốc gia khác
nhau cả về mức độ và số lượng, nó thay đổi theo thời gian và không gian. Người nghèo
của quốc gia này có thể là mức trung bình hoặc khá so với quốc gia khác, nên nghèo
đói mang ý nghĩa tương đối [21].Trên đây là quan điểm của một số tổ chức về sự
nghèo, còn quan điểm của người nghèo về sự nghèo được thể hiện như sau:
“Đừng hỏi tôi nghèo đói là gì, vì các bạn đã thấy ngay từ bên ngoài nhà tôi.
Hãy quan sát ngôi nhà và đếm có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy nhìn vào trong
nhà và quần áo tôi đang mang trên người, hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì
bạn thấy, cái mà bạn thấy đó chính là nghèo đói”. - Một người nghèo ở Kenia [21]

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van10thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



22 of 128.

“Rõ ràng công việc đồng áng của chúng tôi rất ít, những thứ mua từ cửa
hàng về thì rất đắt; cuộc sống thật nhọc nhằn, chúng tôi lao động và kiếm được rất
ít tiền, mua được rất ít hàng, hàng hóa thật khan hiếm; không có tiền và chúng tôi
thấy mình nghèo túng. Giá mà có tiền thì….” - Một người nghèo ở Êcuado [21]
“Nghèo là sự hổ thẹn, cảm giác phải phụ thuộc vào mọi người và buộc phải
chấp nhận sự bạo hành, sỉ nhục và thái độ thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ”. - Một
người nghèo ở Catvia [21]

Ế

Từ các khái niệm trên có thể tóm tắt rằng: có nhiều khái niệm về nghèo đói khác

U

nhau về góc độ nhưng theo quan điểm của chúng tôi người nghèo đói là những người có

́H

mức thu nhập thấp, các điều kiện ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác bằng hoặc
thấp hơn mức tối thiểu để duy trì cuộc sống ở khu vực tại từng thời điểm nhất định.



Khái niệm về nghèo đói cơ bản thống nhất về định tính, song không thể có
một chuẩn mực chung về nghèo đói cho tất cả các quốc gia, ngay trong một quốc

H


gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, thậm chí tiểu vùng. Nó biến đổi theo thời

IN

gian tương ứng với biến đổi về sự phát triển kinh tế - xã hội.

K

1.1.2. Khái niệm về giảm nghèo và hiệu quả giảm nghèo
1.1.2.1. Khái niệm giảm nghèo

O

̣C

Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước

̣I H

thoát khỏi tình trạng nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo
giảm xuống. Nói cách khác giảm nghèo là một quá trình chuyển bộ phận dân cư

Đ
A

nghèo lên một mức sống cao hơn so với tiêu chí quy định của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
Ở một khía cạnh khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận


người nghèo từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều
kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi hộ gia đình nghèo. Trong
tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng:
Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện cơ sở vật chất để giảm nghèo, ngược lại giảm
nghèo là một nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng mang tính bền vững. Tuy nhiên,
trong mối quan hệ này giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van11thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


23 of 128.

tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu tác động của
các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… thì giảm nghèo lại
chịu sự tác động của quy luật phân hóa giàu nghèo, vấn đề việc làm, phân phối và
thu nhập. Trong quá trình vận động, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo theo nhiều hướng có khi trái ngược nhau
Giảm nghèo có tính tương đối, bởi nghèo có thể tái sinh khi giải pháp giảm nghèo
chưa bền vững hoặc chuẩn nghèo đã có sự thay đổi, hoặc có những biến động khác tác

Ế

động đến đời sống xã hội như khủng hoảng lạm phát, thiên tai…. Do đó việc đánh giá

U

mức độ giảm nghèo cần được xem xét trong một không gian, thời gian nhất định.

́H


Giảm nghèo là một bộ phận mang tính lịch sử. Bởi nghèo còn tồn tại khi nền
kinh tế thị trường vẫn còn chi phối, hoặc tồn tại sự khác biệt về năng lực, thể chất,



địa vị xã hội,… giữa các cá nhân. Do đó, chỉ có thể từng bước giảm nghèo, chưa thể
tiến tới xóa được nghèo. Chỉ khi xã hội loài người đạt tới trình độ xã hội Cộng sản

H

chủ nghĩa như Mác – Ănghen dự báo, hiện tượng nghèo không còn thì sẽ không còn

IN

việc giảm nghèo.

K

Ở nước ta hiện nay, nghèo đói không phải do sự bóc lột của giai cấp tư sản và
địa chủ đối với người lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá

O

̣C

trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện

̣I H

đại. Trong nền kinh tế này còn tồn tại đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau, do đó

dẫn đến có sự giảm nghèo trong các tầng lớp dân cư cũng khác nhau.

Đ
A

Giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các
trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới
cao hơn, mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Nói cách khác giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có
khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở
đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.
1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả giảm nghèo
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật hiện
tượng bao gồm hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, phát triển nhận thức

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van12thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


24 of 128.

Theo các nhà ngôn ngữ học hiệu quả được hiểu là kết quả của việc làm mang
lại. Theo từ điển Lepetit Lasousse, hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện
một nhiệm vụ nhất định.
Theo các nhà quản lý hành chính hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học
hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng
tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ
lệ đầu ra-vào.

Ế


Hiệu quả giảm nghèo thuộc hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là mối tương

U

quan so sánh về mặt xã hội như: Tạo việc làm, cải thiện đời sống ở nông thôn, xoá

́H

đói giảm nghèo...Nói chung đó là biến đổi về chất của xã hội phát triển.



Như vậy xác định hiệu quả một hoạt động kinh tế thường cho chúng ta một con
số chính xác và cụ thể, nhưng với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động

H

giảm nghèo nói riêng, để tính được hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp. Bởi loại

IN

hoạt động này mang tính chất định tính chứ không phải định lượng.

với chi phí công sức bỏ ra.

K

Theo cách tiếp cận này Hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về

̣C


Vậy nâng cao hiệu quả giảm nghèo là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng

O

trong việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Hiệu quả ở đây thể hiện qua

̣I H

chi phí, chính sách của Đảng nhà nước tác động đến hộ nghèo để hộ nghèo giảm nghèo
bền vững và có hiệu quả, tức việc số hộ nghèo năm sau thấp hơn năm trước, tạo ra

Đ
A

nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cải thiện mức sống của xã hội..
1.1.3. Tiêu chuẩn phân định nghèo đói
1.1.3.1. Quan niệm của thế giới
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khac nhau để đánh giá mức
độ giàu nghèo. Nhưng nhìn chung: Chuẩn nghèo là công cụ dùng để phân biệt
người nghèo và người không nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1/3 mức
trung bình của xã hội thì coi đó là những người nghèo. Mức thu nhập dưới trung
bình 1/3 là chuẩn nghèo, hay gọi là giới hạn nghèo.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van13thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


25 of 128.

Để xác định tình trạng và mức độ nghèo đói, người ta thường căn cứ vào các

chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế mà trước hết là dựa trên thu nhập bình quân tính theo
đầu người hoặc nắm theo hai khu vực điển hình là thành thị và nông thôn. Cụ thể là:
Thu nhập tính từ nguồn thu nhập do nông hộ sản xuất ra, đó là nguồn thu
nhập rất quan trọng của hầu hết người nghèo trên thế giới, nguồn thu khác do phân
phối lại của xã hội từ các phần phúc lợi y tế văn hóa.
Chi tiêu tính trên một đầu người/năm (tháng), gồm tất cả các chi phí về ăn, ở,

Ế

mặc, đi lại và các khoản chi cho sinh hoạt khác.

U

Nước Mỹ áp dụng chuẩn mực từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu

́H

nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (bố mẹ
và 2 con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân



trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số
nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ

H

người nghèo của nước Mỹ lại tăng lên 12,5% ( tức là khoảng 35,9 triệu người dân

IN


Mỹ sống trong trình trạng nghèo đói).

K

Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình
có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng chuẩn nghèo với

O

̣C

chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông

̣I H

thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ
2.350 ca-lo bình quân một người lớn quy ước hàng ngày. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng

Đ
A

nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 calo;Thái Lan:2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một
số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một
người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đo- nê-xi-a,...Ngay trong một quốc
gia người ta lại sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, Ví dụ Xri Lan-ca, các nhà
nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy: 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo,
Tiêu chí này liên quan mật thiết với tiêu chí về chế độ dinh dưỡng, năng
lượng (calo) /đầu người trong ngày, y tế, văn hóa, giáo dục… thu nhập quốc dân
bình quân tính theo đầu người là một trong những căn cứ để đo mức độ, trình độ


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van14thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


×