Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Skkn một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả biểu đồ khí hậu môn địa lí lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC CÓ
HIỆU QUẢ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU Ở MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn sáng kiến
Môn Địa lí là một môn khoa học vừa có tính chất tự nhiên vừa có tính chất xã
hội. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc hiện tượng địa lí mà còn tìm cách
giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí cũng như thấy được mối quan
hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, sử dụng, khai thác và
cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lí nhằm góp phần tích cực
vào xây dựng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, trong quá trình dạy học, việc sử dụng các
phương tiện dạy học hợp lí và khoa học góp phần làm cho chất lượng bài dạy được
nâng cao, khả năng tiếp thu bài học của học sinh cũng tốt hơnNgày nay phương tiện,
thiết bị kỹ thuật dạy học được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học tích
hợp. Các phương tiện dạy học một mặt làm thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống, góp phần đổi mới nội dung dạy học và mở rộng thêm khả năng lĩnh hội tri
thức khoa học hiện đại.
Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho học
sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại
niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học
sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển
hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến thức bài
học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với
nội dung sách giáo khoa hiện hành.
Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo khoa không những đòi hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học
sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học và quan trọng là đổi mới


phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, có sự tích hợp các phương


pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt như mong muốn. Song làm thế nào để
hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại biểu đồ, bản đồ… có
hiệu quả, đây là một câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm, đó cũng là vấn đề trăn
trở, suy nghĩ của bản thân. Thực tế hiện nay học sinh khai thác nội dung kiến thức
qua biểu đồ nói chung và biểu đồ khí hậu nói riêng vẫn còn hạn chế.
Qua thưc tiễn dạy học, tôi đã rút ra cho mình được kinh nghiệm trong việc sử
dụng biểu đồ. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
khai thác có hiệu quả biểu đồ khí hậu ở môn Địa lí lớp 7” làm sáng kiến kinh
nghiệm, nhằm giúp cho quá trình dạy học được tốt hơn
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Áp dụng cho nhiều bài học Địa lí lớp 7.
Giới hạn trong việc tạo kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu lượng mưa cho giáo viên
và học sinh.
Thời gian gian thể hiện sáng kiến vào dạy học là trong năm học 2016 – 2017
và đang thực hiện trong học kì 1 năm học 2017- 2018
3. Điểm mới trong sáng kiến.
Trong các năm học trước tôi cũng đã hướng dẫn học sinh và tôi đã thấy được
hiệu quả của phương pháp sử dụng biểu đồ trong các bài dạy liên quan tới đặc điểm
của các môi trường địa lí.
Sáng kiến sẽ giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ biểu
đồ khí hậu trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu
đồ khí hậu .
Tìm hiểu kiến thức qua biểu đồ khí hậu để giải quyết những vướng mắc, lúng
túng của học sinh . Sáng kiến sẽ cụ thể hóa cách sử dụng biểu đồ, hình thành kĩ năng
đọc biểu đồ một cách nhanh nhất. Học sinh sẽ biết cách khai thác biểu đồ trong các
bài học, góp phần giúp cho việc dạy và học Địa lí có hiệu qủa hơn nữa. Đây là cơ sở
tốt để các em học lên THPT và ra trường trở thành người lao động mới.

Mới đầu nghiên cứu, việc học sinh biết khai thác biểu đồ còn hạn chế. Học
sinh nắm và hiểu nội dung của phần học, bài học đạt kết quả còn thấp, tôi đã thống kê
với số liệu cụ thể như sau:
Số liệu thống kê kết quả năm học 2015 -2016

Khối 7

Chưa biết khai thác Biết khai thác

Khai thác tốt


7A

7B

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số lượng

%


20

31,1

40

66,4

49

4,5

18

32

45

Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh chưa biết khai thác chiếm 31.1%,
biết khai thác chiếm 64.4% còn số học sinh khai thác tốt chiếm tỉ lệ rất thấp 4.5%.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và yêu cầu thực tiễn trên, để tạo tâm thế cho học sinh
vào môn học, mà gần đây có nhiều học sinh cho là “không cần thiết”. Để giúp các em
bổ sung kiến thức cho chính bản thân mình và để giúp các em học sinh học tập môn
Địa lý đạt kết quả cao đồng thời biết vận dụng kiến thức của môn học vào thức tế
được tốt hơn, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.

PHẦN II-NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
- Rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu
được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học địa lí ở

các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS). Để góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có
khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc
sống thì cách đọc biểu đồ cũng là một trong những kĩ năng địa lí rất quan trọng.
- Qua các phương pháp kiểm tra, quan sát…việc làm bài thực hành, bài tập của
học sinh tôi nhận thấy các em còn mắc phải những lỗi sau:
+ Học sinh còn lúng túng trong việc khai thác kiến thức từ biểu đồ.
+ Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của khai thác kiến thức từ biểu đồ
nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học, trong chờ vào giáo viên khai thác
là chép…
+ Mức độ khai thác kiến thức của học sinh chưa sâu, chưa biết phân tích kĩ
từng đối tượng khí hậu để rút ra kết luận chung…
- Vì vậy tôi thấy nội dung “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác
có hiệu quả biểu đồ khí hậu ở môn Địa lí lớp 7” theo cá nhân tôi là hết sức cần thiết
2. Nội dung của sáng kiến


2.1. Khái niệm
“ Biểu đồ là sự mô hình hóa các số liệu thống kê, cho phép diễn đạt một cách
dễ dàng và trực quan về đặc trưng số lượng của các đối tượng và hiện tượng địa lí để
thể hiện tiến trình của các hiện tượng, mối liên hệ và tương quan về thành phần trong
một tổng thể của các hiện tượng địa lí.”
2.2. Đặc điểm bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
- Biểu đồ khí hậu thường được thể hiện gồm có hai trục tung ở hai bên và một
trục hoành
+ Một trục tung bên phải biểu diễn nhiệt độ, tính bằng 0C
+ Một trục tung bên trái biểu diễn lượng mưa, tính bằng mm
+ Trục hoành được chia đều 12 phần , mỗi phần là một tháng và ghi lần lượt từ
trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12... bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
- Đường biểu diễn biến nhiệt độ trong năm được thể hiện bằng đường cong

màu đỏ nối nhiệt độ trung bình các tháng trong năm.
- Lượng mưa hàng tháng được thể hiện bằng hình cột màu xanh nối lượng mưa
trung bình các tháng trong năm.
2.3. Cách đọc biểu đồ.bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
2.3.1. Khái quát
- Sau khi học sinh hiểu khái niệm biểu đồ khí hậu, cách thể hiện các yếu tố
nhiệt độ, lượng mưa trên biểu đồ, giáo viên mới tiến hành hướng dẫn học sinh các
bước đọc và khai thác kiến thức qua biểu đồ:
- Để đo tính nhiệt độ, lượng mưa giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào
các trục để đo các trị số.
+ Khi xác định nhiệt độ các tháng, cần dùng thước đặt đúng ở điểm tháng cần
đo gặp đường biểu diễn nhiệt độ ở điểm nào, đặt thước vào điểm đó là vuông góc với
trục biểu diễn nhiệt độ (0C) và đọc trị số trên trục nhiệt độ.
Muốn biết nhiệt độ cao nhất, thấp nhất; dùng thước đặt đúng vào điểm cao nhất
và thấp nhất của đường biểu diễn nhiệt độ và vuông góc với trục nhiệt độ, đọc trị số.
Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất vào tháng nào, chỉ cần kéo từ điểm cao nhất, thấp nhất
của đường biểu diễn nhiệt độ xuống vuông góc với trục ngang (tháng).
Tính biên độ nhiệt năm sẽ bằng nhiệt độ tháng cao nhất trừ đi nhiệt độ tháng
thấp nhất.
- Để đo tính lượng mưa các tháng, dùng thước kẻ đặt sát đầu cột màu xanh
từng tháng vuông góc với trục lượng mưa, đọc trị số trên trục lượng mưa.


Căn cứ vào độ cao của các cột để xác định được tháng mưa nhiều, tháng mưa
ít, mùa mưa, mùa khô...
- Đối chiếu, so sánh, phân tích các số liệu thu thập được. Để có thể biết được
diễn biến khí hậu ở địa phương đó trước hết phải cho học sinh biết về các tiêu chí làm
căn cứ như sau:
* Về nhiệt độ:
+ Trên 20 0C là tháng nóng.

+ Từ 10 0C đến 20 0C là tháng mát.(ấm áp của xứ lạnh)
+ Từ 5 0C đến 10 0C là tháng lạnh ( mát mẻ của xứ lạnh).
+ Từ - 5 0C đến 5 0C là rét đậm
+ Dưới - 5 0C là quá rét
* Về lượng mưa:
+ Trên 100 mm là tháng mưa. (trung bình năm 1200 mm – 2500 mm)
+ Từ 50 mm đến 100 mm là tháng khô (trung bình năm 600 – 1200 mm)
+ Từ 25 mm đến 50 mm là tháng hạn (trung bình năm 300 đến 600 mm)
+ Dưới 25 mm là tháng kiệt (thường chỉ có vùng hoang mạc với lượng
mưa trung bình dưới 300 mm)
2.3.2.Các ví dụ cụ thể
a. Bài 5: Đới nóng, Môi trường xích đạo ẩm
Hình 5.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po


- Đây là biểu đồ nhiệt độ lượng mưa đầu tiên trong chương trình sgk Địa lí 7,
vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách cụ thể và chi tiết để học sinh trả lời
được câu hỏi trong sách
? Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po ( vĩ độ 1 0B) và nhận
xét:
+ Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ
của Xin-ga-po có đặc điểm gì?
+ Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra
sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là khoảng bao
nhiêu milimet?
- Hướng dẫn các bước
+ Bước 1: Đọc các yếu tố trên biểu đồ
+ Bước 2: Tìm điểm cao nhất, thấp nhất của đường biểu diễn nhiệt độ, rơi vào
tháng mấy, dùng thước để đo trị số nhiệt độ? Tính biên độ nhiệt năm? Nhận xét về
chế độ nhiệt?

+ Bước 3: Dùng thước đo tính lượng mưa của từng tháng, cộng lượng mưa các
tháng lại tìm ra lượng mưa cả năm. Tìm tháng có cột lượng mưa cao nhất, thấp nhất?
Tính chênh lệch lượng mưa tháng cao nhất và thấp nhất? Nhận xét về lượng mưa?
+ Bước 4: Kết luận về khí hậu của môi trường xích đạo ẩm
*Khí hậu:
- Nắng nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm 25-28 0c. Biên độ nhiệt năm
thấp:30c
- Mưa nhiều mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ1500m.m –
2500m.m ).
- Lượng mưa trung bình hàng tháng từ 170- 250 mm
b. Bài 6: Môi trường nhiệt đới
Hình 6.1: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Ma-la-can (Xu-Đăng)
Hình 6.2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Gia-mê-na (Sat)


- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Phân tích biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa, từ đó rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới?
Nhóm 1+2: phân tích biểu đồ khí hậu trạm Ma –la- can
Nhóm 3+4: phân tích biểu đồ khí hậu trạm Gia –mê- na

hhhhhhhhhhhhhhh

- Các bước:
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định vị trí của
Ma - La - can (9 0B) và Gia- mê – na (120B) trên bản đồ tự nhiên châu Phi.
+Bước 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác
các thông tin sau: bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
- Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần trong năm?
- Nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu? Biên độ nhiệt?
- Tháng nóng nhất là tháng nào? Tháng lạnh nhất là tháng nào?

Để cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm như
sau:
Tìm điểm nhiệt độ cao nhất, thấp nhất. Đặt thước kẻ vuông góc với trục tung
và đưa từ từ cho đến khi nào chạm vào điểm trên cùng của đường biểu diễn nhiệt độ
thì đó là nhiệt độ tháng cao nhất. Đặt thước song song với trục hoành từ dưới lên
(mép phía trên của trục hoành ) cho đến khi nào chạm vào điểm dưới cùng của đường
biểu diễn nhiệt độ thì khi đó là nhiệt độ tháng thấp nhất .
Để biết nhiệt độ cao nhất, thấp nhất rơi vào tháng mấy, cần làm như sau: đặt
thước kẻ tại điểm có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất sao cho song song với trục tung.


Thước kẻ vuông góc với trục nằm ngang tại tháng nào thì đó là tháng cần tìm.
+ Bước 3. Phân tích biểu đồ lượng mưa giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác
các thông tin sau:
- Mưa nhiều nhất vào tháng nào, mưa ít nhất vào tháng nào?bbbbbbbbbbbbb
- Các tháng có mưa nhiều, mấy tháng? Các tháng mưa ít hay không mưa vào mùa
nào?
Mấy
tháng?
bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
- Sự phân bố mưa trong năm như thế nào? mưa nhiều quanh năm hay tập trung vào
một số tháng trong năm? bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
- Tổng lượng mưa trong cả năm là bao nhiêu? bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Để giúp học sinh dễ dàng khai thác được thông tin về lượng mưa, giáo viên
hướng dẫn học sinh :
Đặt thước song song với trục hoành và đưa từ trên xuống khi nào thước kẻ
chạm vào cột mưa đầu tiên thì đó là tháng có lượng mưa cao nhất (nhiều nhất), tương
tự đặt thước kẻ song song với trục hoành và đưa từ dưới lên cho đến khi nào chạm
vào cột mưa đầu tiên thì đó là tháng có lượng mưa thấp nhất (ít nhất).
+ Bước 4. Rút ra những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới.

Học sinh hoàn thiện nội dung bảng phụ
Địa điểm

Nhiệt độ
Biên độ
nhiệt

Thời kỳ to tăng

Malan ca

25-280C

90B

(30C)

-Thời kì 1: từ
tháng 3- tháng4
-Thời kì 2:
tháng10-tháng11

Gia ê na

22-340C

120B

(120C)


Lượng mưa
Số tháng có
mưa
9 tháng :
Tháng3tháng11

-Thời kì1:
7
tháng
tháng4-tháng5
tháng4-Thời kì2:
tháng10
tháng8-tháng9

Số tháng
Lượng
không mưa mưa trung
bình
3 tháng ;
tháng1,
tháng2,
tháng12

841mm

5 tháng

647mm

tháng1,2 ,

3,11,12


Kết luận
(Càng gần
chí tuyến)

Tăng từ
3o-120c

2 lần t0 tăng
trong năm

Giảm dần
từ 9-7 tháng

Tăng lên
từ 3-9
tháng

Giảm

Kết luận về đặc điểm của môi trường nhiệt đới:
- Nóng quanh năm và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao. bbbbbbbbbbbb
- Trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến thời kì
khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
bbbbbb
- Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa
mưa
c. Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Hình 7.3: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội
Hình 7.4: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ấn Độ)

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ để trả lời câu hỏi sgk
? Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai, qua đó nêu
nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?
Để rèn tính tự học của học sinh, giáo viên chia nhóm thảo luận rồi hoàn thành
nội dung bảng phụ
+ Nhóm 1 +2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội


+ Nhóm 3 +4: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ấn Độ)
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng
mưa, sau đó các nhóm tiến hành thảo luận.
Địa điểm

Nhiệt độ

Lượng mưa

Cao
nhất

Thấp
nhất

Biên độ
nhiệt năm


Các tháng
mưa nhiều

Các
tháng
mưa ít

Lượng
mưa trung
bình

300C

160C

140C

Tháng5tháng10

Tháng11
–tháng4

1722mm

Mum-bai 290C

230C

60C


Tháng6tháng9

Tháng10
-5

1784mm

Hà Nội
210B

190B
Nhận xét

+ Nhiệt độ trung bình năm trên
200c

+ Lượng mưa trung bình năm trên
1500mm, tập trung vào mùa mưa;
+ Biên độ nhiệt trung bình năm mùa khô lượng mưa nhỏ.
khoảng: 80c

Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có mùa đông lạnh , còn ở Mum Bai
không có mùa đông lạnh
d. Bài 13: Môi trường đới ôn hòa (Ba biểu đồ lượng mưa trang 44 SGK)


Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt đo nhiệt độ, lượng mưa tháng 1, tháng
7, rút ra kết luận chung .Giáo viên treo bảng phụ so sánh kết quả, nhận xét.
Biểu đồ khí hậu


Nhiệt độ (oC)
Tháng Tháng
1
7

Biểu đồ(Brét –
480B)
ôn đới hải
dương

6

16

Biểu
đồ
Matxcơva560B)
ôn đới lục địa

-10

19

Biểu đồ 41oB
Khí hậu ĐT.Hải

10

28


Lượng mưa (mm)
Kết luận chung
Tháng Tháng Lượng
1
7
mưa TB
năm
133
62
1126
- Mùa hạ mát, mùa
đông ấm.
- Mưa quanh năm
nhiều nhất vào thu
đông có nhiều loại
thời tiết.
31
74
560
- Mùa đông lạnh,
tuyết rơi.
- Mùa hạ nóng, mưa
nhiều
69
9
402
- Mùa hạ nóng mưa ít.
- Mùa đông ấm, mưa
vào mùa thu đông


e. Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà
? Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của
đới ôn hoà?


Đây là dạng biểu đồ khó và khác với các biểu đồ các em đã học. Do vây giáo
viên cần cho học sinh quan sát từ đó tìm ra điểm khác; sau đó giáo viên cho học sinh
thảo luận để tìm ra sự khác biệt về đặc điểm khí hậu ôn đới lục địa, địa trung hải và
ôn đới hải dương. Đồng thời xác định vị trí của chúng trên bản đồ.
Để thảo luận đạt kết quả tốt giáo viên phân lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm phân tích
một biểu đồ )bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb.
+ Nhóm 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình A ( 55045’B) Cụ thể:
- Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần? Biên độ nhiệt?
- Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Có mấy tháng nhiệt độ dưới 0 0C vào mùa
nào?
- Lượng mưa trong năm như thế nào? Có mấy tháng mưa ít hay dưới dạng tuyết rơi,
mưa nhiều vào mùa nào?
- Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh.
+Nhóm 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình B ( 36043’B) Cụ thể:
- Đường biểu diễn nhiệt độ tăng cao mấy lần trong năm? Biên độ nhiệt?
- Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Có mấy tháng nhiệt độ dưới 0oC
- Lượng mưa trong năm như thế nào? mưa nhiều vào mùa nào?Có thời kì khô hạn
không? Mấy tháng?
- Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu Địa Trung Hải
+ Nhóm 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình C ( 51041’B) Cụ thể:
- Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần? Biên độ nhiệt?
- Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Cao vào mùa nào?
- Lượng mưa trong năm như thế nào? Sự phân bố mưa ra sao? Tập trung vào mùa
nào?



- Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ôn đới hải dương
Từ phân tích trên giáo viên cho học sinh rút ra những đặc điểm khác nhau về
khí hậu đới lạnh, địa trung hải và ôn đới hải dương.
Địa điểm

A
(55o45/B)

Cao
nhất
10 0C

Nhiệt độ
Thấp
Biên độ
nhất
nhiệt
0
- 29 C 390C

B
25 0C
(36o43/B)

100C

150C

C

150C
( 51o41/B)

50C

100C

Lượng mưa
Kết luận
Mùa hè
Mùa đông kiểu khí hậu
Mưa ít,
9 tháng
Không thuộc đới
lượng nhỏ mưa dưới nóng, thuộc đới
dạng tuyết lạnh
- Khí hậu lạnh
giá, mùa đông có
tuyết rơi
Không
Mưa
Địa Trung Hải
mưa ,thời nhiều vào - Mùa hạ nóng,
kì khô hạn thu đông
khô
dài 4
- Mùa đông ấm áp,
tháng
mưa vào thu đông
Mưa ít

Mưa
Khí hậu ôn đới hải
nhiều
dương
-Mùa hạ mát mẻ,
mùa đông không
lạnh lắm
- Mưa quanh năm

2.3.3. Áp dụng biểu đồ trong các hoạt động dạy- học
a. Sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học để tìm kiến thức mới
-Ví dụ 1 : Từ biểu đồ hình 5.2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po
để tìm ra đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm
- Ví dụ 2: Từ các biểu đồ hình 6.1 và 6.2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở
Ma-la-can và Gia-mê-la, sẽ tìm ra đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.
- Ví dụ 3: Từ các biểu đồ hình 7.3 và 7.4: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà
Nội và Mum-bai, sẽ tìm ra đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Ví dụ 4: Từ các biểu đồ trong bài13: sẽ tìm ra đặc điểm khí hậu của từng kiểu
môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa và môi trương địa trung hải


- Ví dụ 5: Từ biểu đồ hình 21.3: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon-man
(Ca-na-đa) sẽ tìm ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
b. Sử dụng biểu đồ để củng cố nội dung bài
Sau khi dạy xong bài môi trường nhiệt đới, giáo viên có thể sử dụng biểu đồ
nhiệt độ lượng mưa để học sinh quan sát và nhắc lại đặc điểm khí hậu cơ bản của môi
trường

* Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới
- Nhiệt độ cao quanh năm cao trên 200C.

- Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3 đến 9 tháng. Càng gần chí tuyến, thời kì khô
hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
- Lượng mưa trung bình năm: 500- 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa
c. Sử dụng biểu đồ trong kiểm tra
- Quan sát các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa dưới đây để chọn ra 1 biểu
đồ thuộc môi trường nhiệt đới. Cho biết lí do chọn?


Biểu đồ A

Biểu đồ B

Biểu đồ C

- Biểu đồ A: Nóng quanh năm ( nhiệt độ...), trong năm có 2 lần nhiệt độ lên
cao, mưa theo mùa, có thời kì khô hạn. Đây là môi trường nhiệt đới
- Biểu đồ B: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh giá, biên độ nhiệt trong năm rất
cao , lượng mưa ít. Đây là môi trường ôn đới lục địa
- Biểu đồ C: Biên độ nhiệt cao, lượng mưa ít, khô hạn quanh năm. Đây là
môi trường hoang mạc
*Vậy biểu đồ A là môi trường nhiệt đới
d. Sử dụng biểu dồ để hướng dẫn về nhà chuẩn bị nội dung bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn
bị của học sinh, nên chú ý nhiều hơn vào đối tượng học sinh yếu, kém. Tuy nhiên
giáo viên cũng cần động viên, tuyên dương và khuyến khích những học sinh có cách
làm hay. Đồng thời có câu hỏi để nâng cao để phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo
của đối tượng học sinh khá giỏi.
Ví dụ .Bài 19 Môi trường hoang mạc – ( SGK Địa lí 7 trang 61) : Sử dụng biểu
đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng Xa- ha- ra của châu Phi và Gô bi
của Châu Á



.
+ Thứ nhất : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định vị trí của
trạm Xaha- ra trên bản đồ tự nhiên của châu Phi và Gô bi trên bản đồ tự nhiên của
Châu Á .
+ Thứ hai : Phân tích biểu đồ nhiệt độ (nhiệt độ tháng cao nhất, tháng thấp
nhất, nóng nhất là tháng nào, lạnh nhất là tháng nào, tháng nào có nhiệt độ dưới 0 0C,
biên độ nhiệt ). Phân tích lượng mưa (mưa nhiều vào tháng nào, ít nhất vào tháng
nào, mưa nhiều vào mùa nào, các tháng có mưa ít hay không mưa vào mùa nào, tổng
lượng mưa cả năm
+ Thứ ba : Rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc
.
+ Thứ tư : Rút ra điểm khác nhau về khí hậu của hoang mạc đới nóng và đới ôn
hòa
.
Như vậy khi học sinh chuẩn bị bải ở nhà chu đáo, kĩ lưỡng thì giáo viên giảm
bớt phần thuyết trình giảng giải. Còn về học sinh thì sẽ chủ động tiếp thu kiến thức
mới đồng thời tăng hiệu quả khi thảo luận nhóm, chủ động khai thác kiến thức hoàn
thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên.


.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Các tiết dạy có sử
dụng biểu đồ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm các kiến thức cơ bản một cách
chính xác, do chính các em tìm ra từ các phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến
thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng
vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình học bài mới, thi
cử và kiểm tra.
Kết

quả
khảo
nghiệm
cuối
năm
học
như
sau
Năm
học
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác biểu đồ khí hậu ngày
càng tăng chiếm 41.2 % so với 64.4 % đầu năm học tăng 23.2 % và khai thác tốt
chiếm
53.8%
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại 4.9 % so với trước đây là
31.1 %.
II. 4, Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua đề tài “ hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả biểu đồ khí hậu ” bản thân tôi
nhận thấy học sinh không chỉ biết cách sử dụng mà còn biết khai thác tốt kiến thức,
qua đó tâm lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí
giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh
giá
hiện
nay.
Để khai thác một cách có hiệu quả thì học sinh cần phải :
Nắm
được
các
hệ
thống

các

hiệu
trên
biểu
đồ
Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên
Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức bản đồ và kiến thức sách giáo khoa.
Để học sinh khai thác tốt thì vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên cần
phải: Có một hệ thống câu hỏi cụ thể liên quan đến biểu đồ
Thường xuyên vận dụng trong các lần kiểm tra đánh giá học sinh
Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và các loại biểu đồ nói
riêng, bởi vì khai thác không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan
giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu quả
III.
Phần
kết
luận,
kiến
nghị
III.1,
Kết
luận
Để các bài học có nội dung đọc biểu đồ khí hậu đạt kết quả tốt, đảm bảo thời gian,


giáo viên cần chuẩn bị biểu đồ chu đáo, chính xác, nghiên cứu kĩ biểu đồ, xác định
chính xác các trị số nhiệt độ, lượng mưa. Chuẩn bị nội dung chương trình học sinh
làm việc với biểu đồ một cách cụ thể, nên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
để dễ so sánh kết quả, tìm được kết quả đúng nhất. Qua đó học sinh phát huy được

tính tích cực chủ động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, mục
tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Việc hướng dẫn tổ chức
học sinh sử dụng khai thác kiến thức Địa lí với những phương pháp dạy học thích
hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, tạo hứng thú, không khí cởi mở trong tiết học
và kết quả là học sinh lĩnh hội kiến thức vững vàng chắc chắn hơn làm cơ sở nền tảng
cho học sinh tiếp thu tốt hơn kiến thức lớp trên. Thông qua việc thực hiện đề tài này
và vận dụng vào thực tế giảng dạy ở Trường THCS Buôn Trấp. Bản thân nhận thấy
nếu vận dụng các giải pháp trên một cách sáng tạo và khoa học chắc chắn hiệu quả
dạy học bộ môn Địa lí nói chung và kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong dạy học
Địa lí 7,8 nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao. Từ những vấn đề nêu trên, bản thân sẽ tiếp
tục vận dụng và phát huy có hiệu quả phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm để khai thác kiến thức từ các biểu đồ, lược đồ khí hậu trong giảng dạy bộ môn
Địa lí nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào thực hiện mục tiêu của giáo dục trong
giai đoạn hiện nay. Đề tài của tôi mới chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ trong vô số
những kĩ năng khai thác và sử dụng biểu đồ nhưng tôi nghĩ rằng đây là đề tài bổ ích
và thiết thực để hướng dẫn học sinh trong môn điạ lí.
III.2,
Kiến
nghị:
Đối với giáo viên: Cần có kĩ năng về bộ môn địa lí, nhiệt tình, tìm tòi, học hỏi đồng
nghiệp để nâng cao tay nghề. Tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh trong học tập
môn
địa
lí.
dạy
Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp những suy nghĩ của tôi về “Một
vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả biểu đồ khí hậu ở môn Địa
lí lớp 7,8” Tôi rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để chúng ta cùng
xây dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao
nhất.

Tôi
xin
chân
thành
cảm
ơn!



×