Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.79 KB, 13 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch –
viết chữ đẹp
2. Tác giả
Họ và tên: Lò Văn Thành
Năm sinh: 1987
Nơi thường trú: Khu 26 thị trấn Tân Uyên – Tân Uyên – Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta
Điện thoại: 0978.145.355
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phong trào
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2014 đến ngày
15 tháng 3 năm 2015
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta
Địa chỉ: Bản Hoàng Hà – Pắc Ta – Tân Uyên – Lai Châu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Khái quát về lí luận
a. Các định nghĩa, khái niệm
Viết chữ đẹp là nguyện vọng và lòng mong mỏi của tất cả mọi người, mọi giáo
viên và học sinh. Đối với giáo viên bậc Tiểu học thì đây là mục tiêu hàng đầu bên
cạnh việc dạy cho các em biết đọc, viết thông thường thì luyện viết chữ đẹp nói riêng
cũng như vấn đề luyện chữ nói chung vẫn còn là một vấn đề khoa học mở.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ
mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một trong
1
những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học - đó là kỹ
năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học


sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược
lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Như vậy, bậc Tiểu học là vấn đề nền tảng cho sự phát triển nhận thức của
mỗi con người, mỗi học sinh. Những năm đầu của bậc Tiểu học các em được học
và làm quen với những kí hiệu viết chữ thông qua phân môn Học vần nhất là phân
môn Tập viết. Hai phân môn này giúp sẽ các em đọc thông viết thạo, đúng quy cách.
Xuyên suốt quá trình học tập và phấn đấu lâu dài của con người. Hệ thống
chữ viết được tái tạo qua khả năng nhận thức riêng, nó thể hiện qua khả năng
truyền tải thông tin, qua cách sử dụng vốn từ, ngữ cảnh riêng biệt. Như vậy việc
dạy viết chữ đúng, đẹp cho học sinh không phải cùng lúc đòi hỏi các em phải viết
đúng, đẹp ngay mà cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn của giáo viên và tấm
lòng kiên trì của học sinh.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trong chương trình cũ chúng ta mới chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng, viết
đúng thì ở chương trình mới ngoài việc đọc đúng, viết đúng các em còn phải đọc
diễn cảm, viết đúng và viết đẹp góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học
sinh những phẩm chất đạo đức, tính cách con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
lúc sinh thời đã nói: "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh
viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận và lòng tự trọng của
mình đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc của mình”. Chính vì thế mà
tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở
sạch – viết chữ đẹp”
1.3. Các văn bản chỉ đạo.
Căn cứ hướng dẫn số 903/SGD ĐT – GDTH ngày 28/9/2010 của phòng Tiểu
học Sở GD và ĐT tỉnh Lai Châu về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại Vở sạch – chữ
đẹp cấp Tiểu học.
2
Đánh giá chữ viết theo quyết định số 31/2002/QĐ – BGD và ĐT ngày
14/6/2002 của BGD và ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.
Căn cứ Công văn số 836/LN-SKHCN-SGDĐT ngày 30/11/2011 của liên

ngành Sở Khoa học Công nghệ - Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ngành GD&ĐT.
Căn cứ Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND
tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định về quy trình xét, công nhận sáng kiến
cải tiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Căn cứ Công văn số 1196/SGDĐT-
CNTT ngày 23/10/2014 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu v/v hướng
dẫn thực hiện sáng kiến.
Căn cứ Công văn số 712/PGDĐT-TĐKT ngày 09/12/2014 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm từ năm
học 2014-2015.
1.4. Mục đích của sáng kiến
Tìm hiểu thực trạng việc rèn vở sạch, chữ đẹp của học sinh lớp 2 để có giải
pháp phù hợp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp cho học sinh có ý thức:
Rèn chữ, giữ vở làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao. Góp
phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt, đồng thời rèn cho học sinh
tính kiên trì, cẩn thận trong học tập và trong công việc.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Học sinh lớp 2A khu Trung tâm trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta - huyện Tân
Uyên - tỉnh Lai Châu.
Nghiên cứu trong khoảng 1 năm học, bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học
đến giữa học kì II thì khảo sát chất lượng thực hiện.
Đối tượng nghiên cứu: “ Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở
sạch – viết chữ đẹp”
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Phân tích các giải pháp cũ:
3
Trong những năm học trước tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút
*Ưu điểm:

+ Học sinh biết cách ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh
bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên
trái lề vở, bàn tay trái tì vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết.
+ Học sinh biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ,
ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái
thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút.
*Nhược điểm: Tuy bước đầu đã có kết quả nhưng những giải pháp đó
vẫn còn một số hạn chế:
+ Nhiều học sinh còn thiếu đồ dùng học tập (10/17 em)
+ Học sinh chưa có nề nếp, thói quen khi viết, trình bày vở (12/17 em)
+ Các em còn nhỏ tuổi nên việc tiếp thu những hướng dẫn của thầy còn
chậm, một số em còn hay quên chưa chú ý thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Giáo viên chưa thường xuyên theo dõi, uốn nắn chữ viết của các em
nhất là những học sinh thực hiện chưa đúng, viết chưa đạt.
- Giải pháp 2: Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong
trào thi đua.
*Ưu điểm:
+ Phụ huynh học sinh kết hợp với giáo viên cùng động viên, uốn nắn học
sinh ở mọi lúc mọi nơi.
+ Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn giữ vở sạch – viết chữ đẹp.
+ Học sinh hăng hái tham gia thực hiện, tích cực hưởng ứng các phong
trào và có lòng say mê và quyết tâm rèn chữ viết.
+ Học sinh biết giúp đỡ cùng nhau thi đua giữ vở sạch – viết chữ đẹp.
+ Giáo viên cùng với phụ huynh học sinh có mối liên hệ trao đổi qua lại
thường xuyên.
*Nhược điểm:
4
+ Việc phối hợp giữa giáo viên và phụ trách Đội về phát động các phong
trào thi đua chưa sát sao.
+ Giáo viên và gia đình chưa thường xuyên trao đổi về tình hình học tập

của học sinh.
+ Một số phụ huynh học sinh trình độ nhận thức kém chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập, rèn chữ cho con em mình còn phó mặc cho giáo viên.
Từ những ưu điểm, tồn tại của các giải pháp trên bản thân tôi nhận thấy
muốn nâng cao tỉ lệ học sinh biết giữ vở sạch viết chữ đẹp thì tôi cần phải đưa ra
những giải pháp sao cho phù hợp với bản thân và học sinh.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Giải pháp 1: Đề cao sự mẫu mực về viết chữ của giáo viên
- Mục tiêu
+ GV viết đúng mẫu chữ truyền thống theo quy định của Bộ Giáo dục.
+ Chữ viết đều, đẹp, trình bày khoa học.
- Cách thực hiện
+ Chúng ta thường nói rằng “ Thầy nào - trò ấy”. Quả thật, chữ viết của
giáo viên là vấn đề có tính chất quyết định, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối
với học sinh về tất cả các mặt, nhất là học sinh tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu
cấp thì thầy cô giáo luôn là một hình ảnh đẹp đẽ và mẫu mực. Khi vào các lớp đầu
cấp học sinh bắt đầu cầm bút viết những nét chữ đầu tiên thì chữ viết của giáo
viên ở bảng lớp, ở con chữ cô viết mẫu là rất quan trọng. Các em sẽ nhìn, quan sát
và bắt chước những nét chữ từ đơn giản đến phức tạp của thầy cô giáo. Thực tế
thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ
viết của lớp đó sẽ cao và qua quan sát ta thấy rằng nét chữ của các lớp khác nhau
nhưng trong một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên.
+ Bên cạnh đó, muốn cho học sinh viết đẹp, giữ gìn sách vở sạch sẽ thì giáo
viên phải rất công phu rèn luyện theo phương pháp khoa học, lâu dài, kiên trì và
chịu khó…
+ Vì vậy, tôi luôn coi trọng chữ viết thường ngày của mình trên bảng lớp,
đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của mình cho học sinh thấy. Tôi luôn
5
chỳ ý vit ỳng chớnh t, ỳng mu, rừ rng v ngay ngn, khi trỡnh by bng lp
tụi luụn chỳ trng cỏch trỡnh by l bng, dũng ch ghi ngy thỏng nm, tờn mụn,

tờn bi hc, ch vit trờn bng ca giỏo viờn phi ỳng, p, nột, ỳng c ch
(k c ch ghi õm v ch s). Tụi vit bi cn thn, khụng qua loa v tuyt i l
khụng c sai chớnh t. Bờn cnh ú l li phờ, li nhn xột ca giỏo viờn trong
bi lm ca hc sinh cng vy.
+ Tụi luụn thng xuyờn luyn vit trờn bng lp v v luyn ch. Ngoi
ra, tụi luụn chỳ ý rốn vit khi lm h s cỏ nhõn ca giỏo viờn.
+Mun thc hin c vic rốn ch - gi v cú hiu qu giỏo viờn phi l
thc o chun mc v mi mt cho hc sinh noi theo. Cỏc loi h s ca mỡnh
phi bc li, trỡnh by sch s, khoa hc.
* Gii phỏp 2: Rốn cho hc sinh gi v sch
- Mc tiờu:
+ HS bit gi v sch s, v khụng qun mộp, khụng nhu nỏt, khụng rỏch bỡa.
+ V vit c trỡnh by khoa hc, ghi y ngy, thỏng, nm. Tờn mụn
hc, tờn bi hc, vit ht trang v, khụng tha giy.
+ Cui nm hc cú 80% hc sinh t v sch, ch p.
- Cỏch thc hin
+ Hình thức của một quyển vở là rất quan trọng. Quyển vở sch l quyn
v sch s, có dán nhãn vở, v khụng qun mộp, khụng nhu nỏt, khụng lóng
phớ giấy. Vì vậy các biện pháp rèn gi v sch ca lp tụi l:
+ ặt ra yêu cu giữ v sch cho học sinh ngay từ đầu năm.
+ Cho học sinh quan sát kỹ những quyển vở đẹp. Sau ú, tụi hng dn
cho cỏc em cỏch bc v, dỏn nhón v, ghi y cỏc thụng tin trờn nhón v. Qui
nh v loi bỳt, mu mc. Quy nh v cỏch k ht bi, k ht ngy v k ht tun.
+ Tun u tiờn tụi va hng dn va lm mu cỏch trỡnh by v cho hc
sinh quan sỏt v lm theo. Trc khi vit tụi cho cỏc em t kim tra ụi bn tay
ca mỡnh xem cú sch s khụng, nu bn tụi cho cỏc em ra tay ri lau khụ tay
trc khi vit bi.
Khi mở vở yêu cầu cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm quăn mép vở. Khi vit chỳ ý
6
hai c¸nh tay kh«ng ®Ì lªn mÐp vë. Mỗi bài viết tôi chuẩn bị cho mỗi em một

mảnh giấy trắng để kê tay. Chó ý kh«ng ®Ó mùc gi©y ra tay vµ ra vë.
* Giải pháp 3: Rèn cho học sinh viết chữ đẹp
- Mục tiêu
+ HS biết viết đúng, đều, đẹp. Đúng mẫu chữ truyền thống.
+ Cuối năm học có 80% học sinh đạt học sinh viết chữ đẹp.
+ Rèn cho học sinh tính kiên trì, cẩn thận.
- Cách thực hiện
+ Vào đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách
vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại
bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở
như thế nào trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để
đạt danh hiệu “Vở sạch - Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện
các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở. Đó là các phong trào thi đua:
- Thi đua theo chủ điểm:
+ 20/11 là ngày chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục – Đào tạo 15/10
+ Ngày 20/11 ngày hiến chương các nhà giáo.
+ Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 19/5 là ngày sinh của Bác Hồ kính yêu.
Sau các đợt thi đua, giáo viên đều có tổng kết khen ngợi kịp thời để tất cả học
sinh trong lớp đều có khí thế vươn lên thi đua giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
+ Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh
trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như thế
nào để thống nhất trong cả lớp.
+ Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp, giáo viên phải có định
hướng từ đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ,
cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm
học sinh hàng ngày nên có điều kiện, kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp
7
thời; Cần khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có hướng kèm cặp những

học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, viết đẹp.
+ Hàng tuần phải kiểm tra và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở
tuần tiếp theo.
+ Hàng tháng, sau khi xếp loại “Vở sạch chữ đẹp” giáo viên cần biểu dương và
khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này.
+ Dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng
cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
+ Chúng ta biết rằng muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ,
kích cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ tập viết, chính tả trên lớp,
giáo viên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết
chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên
kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái… Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về
hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, giáo viên cần
dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết
nét, liên kết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời
giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng
viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Tôi thường xuyên động viên
khen ngợi, cổ vũ mọi sự tiến bộ của các em và nhiệt tình, kiên trì rèn chữ cho các em
ngay từ nét chữ đầu tiên
+ Ngoài ra, tôi còn yêu cầu các em bọc bìa dán nhãn sách, vở. Mỗi em đều có
một vở để luyện chữ ở nhà. Trong giờ học tôi luôn chú ý rèn cho học sinh tư thế ngồi
viết bài ngồi viết ngay ngắn, để vở chéo so với mép bàn nghiêng một góc 150. Khi
viết không tì ngực vào bàn, mắt cách vở viết hoặc bảng con từ 25 – 30 cm.
+ Khi dạy tập viết và luyện chữ cho học sinh, tôi phân ra từng loại, từng đối
tượng để rèn chữ cho học sinh.
+ Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế
và khó có thể thực hiện được. Tôi định ra mỗi tuần rèn một kiểu chữ. Rèn được kiểu
chữ này mới chuyển sang kiểu chữ khác. Tôi đặt ra kế hoạch hàng tuần hàng tháng cụ
thể như sau:
8

a) Phần viết chữ cái: Đây là phần quan trọng trong môn tiếng Việt, nhất là môn
tập viết.Tôi dạy các em viết các chữ thật tỉ mỉ, cẩn thận, hướng dẫn kỹ đến từng em.
Với những em chưa biết viết hoặc mới viết thành hình chữ tôi bắt tay các em từng nét,
viết mẫu cho các em tô theo, quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi các em
biết viêt. Bởi vì lứa tuổi các em dễ bắt chước, hay quên nhưng lại dễ nhớ, khi đã nhớ
thì nhớ rất lâu có thể nhớ suốt đời nên việc này chỉ cần giáo viên kiên trì là được.
b) Phần viết câu ứng dụng và từ ứng dụng: Khi các em đã viết được câu ứng
dụng thì tôi mới hướng dẫn các em viết phần ứng dụng một câu văn hoặc một khổ thơ.
Các yếu tố để học sinh viết chữ đẹp là:
+ Viết chữ tròn đều, đủ nét.
+ Viết nét thẳng.
+ Chân nét chéo của các nét chữ gọn.
Để dạy được ba yếu tố trên tôi dạy thật kĩ và chắc chắn các nét cơ bản.
+ Nét móc (móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu)
+ Nét cong (cong hở phải, cong hở trái, cong tròn khép kín)
+ Nét thắt.
+ Nét khuyết trên.
+ Nét khuyết dưới.
+ Nét sổ thẳng.
+ Nét xiên (xiên phải, xiên trái)
+ Nét ngang.
Trong qua trình dạy chữ tôi luôn luôn củng cố lại các nét để học sinh nắm chắc
hơn về cấu tạo của từng con chữ, từng nét.
+ Những nét thẳng tôi hướng dẫn các em đưa vào đường kẻ dọc để dễ viết.
+ Khi viết từ ứng dụng, câu ứng dụng, những vần, chữ có 2, 3 con chữ ghép lại
thì tôi hướng dẫn các em viết nét nối hẹp bằng nửa con chữ o. Chữ nọ cách chữ kia là
một con chữ o.
+ Để viết đúng và đẹp không thể thiếu được một yếu tố nữa là: Viết nét thanh
nét đậm. Đây là yếu tố quy định không bắt buộc mà khuyến khích các em ngay từ đầu
9

giai đoạn viết chữ cái, tôi khuyến khích các em viết theo chữ mẫu viết sẵn ở vở tập
viết cho đẹp.
Trong khi dạy tôi hướng dẫn chia chữ cái làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm 8 chữ cái: m, n, i, u, ư, v, r, t
Trọng tâm của 8 chữ này là rèn các nét móc và nét thắt.
Từ các cơ bản trên nếu viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1 ta dễ ràng viết được các
chữ khác.
+ Nhóm 2: 7 chữ cái: h, k, kh, g, ng, gh, ngh chủ yếu rèn các nét khuyết trên,
khuyết dưới.
+ Nhóm 3: 15 chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, l, o, ô, ơ, p, q.
Tôi chú ý hướng dẫn cho học sinh viết đúng, viết đẹp trong tất cả các giờ học
dù viết bảng con, bảng lớp, hay viết vào trong vở cần viết cẩn thận đủ nét đúng mẫu
chữ quy định, khoảng cách giữa các con chữ đều nhau.
+ Đặt dấu thanh đúng vị trí quy định.
+ Tốc độ viết đảm bảo theo yêu cầu chung.
+ Trình độ bài viết theo hướng dẫn của giáo viên và theo đặc trưng của từng
môn học.
+ Thường xuyên nắn nót, rèn luyện chữ viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
* Hiệu quả về kinh tế
Qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào quá trình
giảng dạy "Rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch" cho học sinh của lớp tôi chủ nhiệm. Tôi
nhận thấy chất lượng chữ viết của lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt qua từng tháng, từng
đợt kiểm tra định kì. Kết quả cụ thể của các đợt khảo sát như sau:
Tháng 8/2014 Tháng 3/2015
Hoàn thành CHT Hoàn thành CHT
7/17 = 41,1% 10/17 = 58,9% 13/17 = 76,4% 4/17 = 23,6%
* Hiệu quả về kĩ thuật
+ Giáo viên và học sinh nắm được các quy trình thực hiện việc rèn chữ viết
đẹp, giữ vở sạch.

10
+ HS biết giữ vở sạch sẽ, vở không quăn mép, không nhàu nát, không rách bìa.
(13/17 em)
+ Vở viết được trình bày khoa học, ghi đầy đủ ngày, tháng, năm. Tên môn
học, tên bài học, viết hết trang vở, không để thừa giấy. (14/17 em)
+ HS biết viết đúng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ truyền thống. (13/17 em)
* Hiệu quả về xã hội:
+ Học sinh thích được học tập, rèn luyện. (17/17 em)
+ Nâng cao tỉ lệ chuyên cần. (17/17 em)
+ Tạo ra phong trào tốt được sự hưởng trong xã hội, có sự phối kết hợp giữa
giáo viên – học sinh – nhà trường – gia đình.
Với kết quả trên tôi sẽ tiếp tục duy trì và áp dụng vào giảng dạy để cuối năm
học chất luợng "Vở sạch, chữ đẹp" được nâng cao hơn nữa.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Từ những việc làm thực tiễn mà tôi đã áp dụng trong phạm vi lớp 2A, tôi nhận
thấy rằng trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, giáo
viên phải là người tâm huyết với nghề nghiệp, tất cả vì học sinh thân yêu thật sự là
người mẹ, người cha thứ hai của các em. Giáo viên cần gần gũi quan tâm giúp đỡ,
động viên các em về mọi mặt. Xây dựng cho các em nề nếp, hình thành thói quen tốt
trong học tập, có niềm tin hứng thú trong học tập để các em phát huy mọi khả năng
trong học tập, đặc biệt là kĩ năng luyện viết chữ được tốt hơn. Để đạt được điều đó,
giáo viên không ngừng rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, thực sự là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Với các giải pháp về “Rèn giữ vở sạch – viết chữ đẹp” mà trong sáng kiến kinh
nghiệm của tôi đã nêu ở trên. Tôi nghĩ rằng có thể áp dụng và triển khai được ở tất cả
các lớp Tiểu học đặc biệt đối tượng là các em học sinh dân tộc.
6. Các thông tin cần được bảo mật
- Không
7. Kiến nghị, đề xuất:
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến (áp dụng

11
với sáng kiến là đồng tác giả)
b) Kiến nghị khác
Cấp phát cho học sinh các loại vở không nhoè, giấy sáng màu vở tập viết
có chữ mẫu in chuẩn theo dòng kẻ.
Vở viết dòng kẻ lớn hơn để chữ viết được rõ ràng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn luyện chữ đẹp cho
học sinh lớp 2A trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta. Tôi mong muốn sáng kiến của
mình sẽ được ứng dụng vào trong thực tế nhà trường năm học tiếp theo.
Tôi rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
và Ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
8. Tài liệu kèm:
- Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không
sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Lò Văn Thành
12
13
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 XÃ PẮC TA
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỮ VỞ
SẠCH – VIẾT CHỮ ĐẸP
Tác giả: Lò Văn Thành
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta

Pắc Ta, ngày 15 tháng 3 năm 2015

×