Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Luận văn tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA XÃ HỘI HỌC

Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi
của người dân về ô nhiễm môi trường
trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt

1


Tóm Tắt Đề Tài
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên”. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường
luôn là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường; Trong đó, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý
thích hợp của người dân và chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến vấn đề môi trường và
nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng ngày. Tuy nhiên,
đa số người dân tại phường Phú Thọ chưa thật sự chú ý đến việc phân loại, thu gom rác
thải sinh hoạt và việc xử lý rác của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc tuyên
truyền, phổ biến và tập huấn cho người dân vẫn chưa được các cơ quan quản lý của
phường chú trọng.
Cần thiết phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận
thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt từ đó thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.


Việc giải quyết rác thải sinh hoạt (thu gom, phân loại và xử lý) là một yêu cầu
bức thiết, quan trọng cần sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối hợp
của cơ quan chức năng (sở giao thông công chánh, sở tài nguyên môi trường…).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề môi trường rất được người dân quan tâm.
Đa số người dân có nhận thức tốt về việc ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt nhưng

2


thái độ và hành vi còn chưa đúng. Đặc biệt trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt.
Chính quyền đã cố gắng giải quyết vấn đề rác thải nhưng chưa triệt để và chưa
triển khai tốt các biện pháp tuyên truyền…cho người dân.
Người dân cần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để phù hợp với cuộc sống
đô thị.

3


LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm hoàn thành bài báo cáo này.
Chúng tôi xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Loan và các thầy cô
đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND và người dân phường Phú Thọ đã giúp đỡ
chúng tôi trong thời gian nghiên cứu tại thực địa.
Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình trao đổi kinh
nghiệm và góp ý kiến giúp cho đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Do lần đầu tiên làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện

hơn.

4


CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Phó giáo sư
Tiến sỹ
Thạc Sỹ
Cử nhân
Kỹ Sư
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học và Công nghệ
Nhà xuất bản
Nghị định
Quyết định
Chính phủ
Bảo vệ môi trường
Thông tư

PGS
TS
ThS
CN
KS
Tp
Tp HCM
KH & CN
NXB



CP
BVMT
TT

5


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.

6


1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.4 Mô tả về mẫu.
1.5 Mô tả địa bàn nghiên cứu.
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
1.7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.8 Kết cấu đề tài.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1.Về lĩnh vực môi trường.
1.1.2. Về lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý rác thải.
1.2. Lý thuyết áp dụng.
1.3. Các khái niệm.

1.4 Khung phân tích và giả thuyết.
1.4.1 Mô hình khung phân tích.
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người
dân và chính quyền phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.
2.1 Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân phường Phú
Thọ.
2.2 Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền phường Phú
Thọ.
Chương 3: Nhận thức, thái độ của người dân phường Phú Thọ trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

7


3.1 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt.
Chương 4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người
dân phân loại, thu gom và xử lý rác.
4.1 Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.
4.2 Các chương trình vận động sự tham gia của người dân.
4.3 Sự tham gia của người dân phường Phú Thọ trong các chương trình, hoạt động bảo
vệ môi trường của chính quyền địa phương.
4.4 Hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý.
Chương 5: Giải pháp.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8



PHẦN MỞ ĐẦU

9


1.1 Lý do chọn đề tài
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm
nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa
đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội
mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động
sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày
càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo thống kê mới nhất của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở
Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49
ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải
gia cưi. Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn
rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cưii. Điều
này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp,
nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở
các khu dân cư, khu đô thị.
Những năm gần đây, Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc khu vực phía
Nam đi đầu trong việc phát triển công nghiệp, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, xu
hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tăng lượng
rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý. Theo thống kê của Sở Tài
nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương thì : Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 800 tấn
chất thải các loại, tuy nhiên trong số này thì chỉ có 70% – 75% được thu gom và xử lý, số
còn lại thì không thể kiểm soát được. Ở Thị xã Thủ Dầu Một, trung bình mỗi ngày có
20%( khoảng 20 tấn) lượng rác thải chưa được xử lý, thu gom. Tại một số vùng trong


10


tỉnh, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc phân loại rác chưa được
thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã gây rất nhiều khó khăn
trong việc thu gom của đội ngũ nhân viên môi trường.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được
nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự
quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các
nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang
ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài :
“Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”.
Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người dân
trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi
của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp
phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu
Một, Bình Dương. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả có thể đưa ra một bức tranh
chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề môi trường.

1.2.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:

Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt.
Khách thể nghiên cứu:

Người dân đang sống ở phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu:

11


Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá thái độ, nhận thức của người dân phường
Phú Thọ – Thị xã Thủ Dầu Một- tỉnh Bình Dương trong việc phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt.
Qua đó nhóm tác giả muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của người dân đối với
vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất cần thiết và cấp bách.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nhóm tác giả chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều
khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ. Với mong
muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân trong vấn
đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các cơ
quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường.
Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức từ đó góp phần thay đổi hành
vi của người dân.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt.
- Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
của người dân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở phường Phú Thọ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

12


- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới
dạng viết và các câu trả lời tương ứng.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi
đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng kết hợp
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn
sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Nhấn vào mô tả thực
trạng của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, bối cảnh nghiên cứu cho
thấy được đặc trưng của cộng đồng mà nhóm nghiên cứu quan tâm.
Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ và người dân trong phường nhằm
tìm hiểu về thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân.
Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong
nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy được thực trạng xử lý và phân loại rác thải sinh
hoạt để đưa ra những đề xuất phù hợp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài
liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí (Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, tạp chí Xã
Hội Học,Vietnam.net, và những công trình có liên quan)
- Phương pháp quan sát:
Quan sát địa bàn và các khu phố thuộc khu vực phường Phú Thọ nhằm tìm hiểu về việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: Phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp…

13


1.5. Mô tả về mẫu
- Nguyên tắc chọn mẫu định lượng:
Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo của người trả lời và thu
nhập gia đình.
Biến số phụ thuộc: Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi và tình hình phân
loại, thu gom rác trong gia đình của người trả lời thể hiện trong nội dung nghiên cứu.
Nguyên tắc chọn mẫu định tính : Chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu.
Từ đó các mẫu được chọn như sau:
- Mẫu chính : 44 hộ gia đình
- Mẫu phụ : 10 hộ gia đình
- Đề tài khảo sát 4 khu phố : khu phố 3; khu phố 2; khu phố 7 và khu phố 8 của
phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương.
Mỗi khu phố chọn 14 hộ gia đình (trong đó 11 hộ thuộc mẫu chính và 3 hộ thuộc mẫu
phụ)
Theo các tiêu chí sau:
 Gia đình công nhân viên chức( làm trong các công ty, tổ chức…) 4 hộ
 Gia đình trí thức: 4 hộ
 Gia đình làm nghề tự do: 4 hộ
 Gia đình hưu trí: 2 hộ
 Về phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên trong 4 khu phố:
1 cán bộ môi trường;
2 nhân viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác do Phường thuê);
3 hộ gia đình trong đó: 1 hộ là công nhân viên chức(trí thức), 1 hộ làm kinh tế
tự do, 1 hộ gia đình công nhân.

2 trưởng khu phố.

14




Như vậy số lượng mẫu được khảo sát trong 4 khu phố của phường Phú Thọ

- Thị xã Thủ Dầu Một là : 54 mẫu ; phỏng vấn sâu : 8 mẫu
Để tìm hiểu về nhận thức, thái độ của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt tại phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương, nhóm tác giả
chỉ giới hạn nghiên cứu trong 4 khu phố bao gồm: khu phố 2, khu phố 3, khu phố 7 và
khu phố 8. Trong đó, tác giả đề tài chọn ngẫu nhiên 49 hộ gia đình để làm mẫu nghiên
cứu, những hộ trong mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả được lựa chọn dựa trên các đặc
điểm về nghề nghiệp.
Số liệu trong bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài của nhóm tác
giả:
Bảng 1.1 : Giới tính của người tham gia phỏng vấn
Giới tính

N

Tỷ lệ

Nam

23

46.9


Nữ

26

53.1

Tổng

49

100.0

Bảng 1.2: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn
Độ tuổi

N

Tỷ lệ %

Từ 20- 30

8

18.2

Từ 31 – 40

12


27.3

Từ 41 – 50

15

34.1

Từ 51 – 60

9

20.5

Tổng

44

100.0

Bảng 1.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn

15


Trình độ học vấn

N

Tỷ lệ %


Biết đọc, biết viết

2

4.2

Tiểu học

2

4.1

Trung học cơ sở

15

31.3

Trung học phổ thông

12

25.0

Trung cấp/ cao đẳng

8

16.7


Đại học/ trên đại học

9

18.8

Tổng

48

100.0

Bảng 1.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn
Nghề nghiệp

N

Tỷ lệ %

Cán bộ, công viên chức nhà nước

19

38.8

Tiểu thủ công nghiệp

2


4.1

Nghề tự do

20

40.8

về hưu, già yếu, không làm việc

8

16.3

Tổng

49

100.0

(kết quả điều tra của nhóm tác giả , thực hiện tháng 9/2009)
1.6 Mô tả địa bàn nghiên cứu
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Miền Đông Nam Bộ, được tách ra từ tỉnh Sông
Bé (cũ) nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Nam Trường Sơn, giữa các tỉnh như Tây Ninh,
Bình Phước, Đồng Nai với các tỉnh còn lại của Nam bộ. Là một trong các tỉnh đi đầu về
phát triển kinh tế. Trung tâm tỉnh – Thị xã Thủ Dầu Một cách TP. HCM 30km, nằm trên
quốc lộ 13 nối vào quốc lộ 14 đi Tây Nguyên và các tỉnh Miền Trung.[Thủ Dầu Một –
Bình Dương đất lành chim đậu, tr.7; 29]
Tại Thị xã Thủ Dầu Một có 14 đơn vị hành chính, gồm 3 xã (Tân An, Chánh
Mỹ, Tương Bình Hiệp) và 11 phường (Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ,


16


Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Định Hòa, Hiệp An, Hòa Phú, Phú Tân). Trong đó phường
Phú Thọ nằm phía Nam Thị xã Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 475,04ha. Phường
Phú Thọ được chia thành 7 khu phố (khu 2,3,4,5,6,7,8), tổng số hộ 4.763 hộ với 16.423
người.
Hiện nay, hầu hết rác sinh hoạt tại địa bàn thị xã nói chung và phường Phú
Thọ nói riêng, do phòng Quản Lý Đô Thị phối hợp với công ty Công Trình Đô Thị tỉnh
Bình Dương thu gom. Trong tỉnh có một bãi trung chuyển Truông Bồng Bông ở Chánh
Phú Hòa – Bình Dương. Sau khi rác thải sinh hoạt được đưa đến bãi trung chuyển thì
việc xử lý được giao lại cho Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trường của tỉnh.

Hình 1: Bãi rác trung chuyển Truông Bồng Bông
1.7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa lí luận:
Việc nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi
trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. Trường hợp nghiên
cứu phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Trong bối cảnh kinh tế
cũng như xã hội ngày càng phát triển, mong muốn của nhóm sinh viên thực hiện:

17


Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu.
Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông
tin định tính và định lượng về nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và
phương pháp luận về nhận thức, thái độ và hành vi trong việc phân loại, thu gom và xử

lý rác của người dân đối với môi trường.
Qua các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế của nhóm tác giả thông qua việc sử
dụng các công cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu…Thông qua việc xử lý và phân tích dựa
trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc xử lý, thu gom và phân loại rác thải
sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những
mặt tiêu cực của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho
thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua nhận thức, thái độ và hành vi
của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói chung.
Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan
nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để nhóm tác giả được thực tập và hiểu rõ hơn về
phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người
dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải.
Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân
trong việc bảo vệ môi trường.
Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề ô nhiễm
môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và qua công
tác xử lý rác thải sinh hoạt.
Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu
hơn và cho các sinh viên khoá sau.

18


Qua đề tài nhóm tác giả cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo trong
việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải.Và
điều quan trọng nhất là thông qua đề tài này nhóm tác giả có thêm được nhiều kinh
nghiệm cho mình để phục vụ cho các cuộc nghiên cứu sau.
Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một

số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với
môi trường qua những hành động cụ thể.
1.8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu, bao gồm các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu, đối tượng – khách thể và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý
luận và ý nghĩa thực tiễn.
Phần nội dung chính gồm 5 chương, có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương này có 4 mục. Nội dung của chương này: Tổng quan
nghiên cứu, cách tiếp cận, các khái niệm, mô hình khung phân tích và các giả thuyết.
Chương 2: Thực trạng việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân phường
Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương. Chương này có 2 mục bao gồm các nội
dung: Thực trạng việc phân loại rác thải sinh hoạt của người dân phường Phú Thọ; Thực
trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân phường Phú Thọ.
Chương 3: Nhận thức, thái độ của người dân phường Phú Thọ trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Chương 4: Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân
phân loại, thu gom và xử lý rác. Chương này có 4 mục bao gồm các nội dung: Tìm hiểu
về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý; Các chương trình vận động sự tham gia
của người dân; Sự tham gia của người dân phường Phú Thọ trong các chương trình, hoạt

19


động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương; Hướng dẫn và giám sát của các cơ
quan quản lý.
Chương 5: Giải pháp.
Phần Kết luận và khuyến nghị.
Ngoài 3 phần chính đề tài có thêm các phần phụ như danh mục các bảng biểu và phần
phụ lục (các công cụ thu thập thông tin và hình ảnh minh họa)


20


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

21


Chương 1: Cơ sở lý luận:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Về lĩnh vực môi trường
1.1.2 Về lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý rác thải
1.2 . Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội
1.2.2 Lý thuyết lối sống
1.2.3 Lý thuyết kiểm soát xã hội
1.3. Các khái niệm
1.3.1/ Nhận thức
1.3.2/ Thái độ
1.3.3/ Ý thức
1.3.4/ Hành vi
1.3.5/ Đô thị
1.3.6/ Môi trường
1.3.7/ Ô nhiễm Môi trường
1.3.7.1/ Ô nhiễm không khí
1.3.7.2/ Ô nhiễm môi trường đất
1.3.7.3/ Ô nhiễm nước
1.3.8/ Rác thải( chất thải)
1.3.9/ Quản lý rác thải

1.3.10/Vệ sinh
1.3.11/Tiêu chuẩn môi trường
1.3.12/Vi phạm tiêu chuẩn môi trường
1.3.13/Quản lí môi trường

22


1.4. Mô hình khung phân tích và Giả thuyết nghiên cứu.
1.4.1 Mô hình khung phân tích.
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu.

23


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.Về lĩnh vực môi trường:
Trong những năm vừa qua, môi trường luôn là vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức
quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu; nhiều cuộc hội thảo và nhiều công trình khoa học được
công bố. Cho đến thời điểm này có thể kể một số công trình sau:
Tác giả Nguyễn Thị Phương, Khoa Phụ nữ học đại học mở TPHCM.khoá 3 năm
1994-1998, trong đề tài “Môi trường TP Quy Nhơn và các hoạt động bảo vệ môi trường
của phụ nữ Quy Nhơn”
Các vấn đề môi trường (báo cáo khoa học tại hội thảo các vấn đề môi trường năm 1982)
Tác giả Lê Văn Khoa trong tác phẩm “Môi Trường và Ô Nhiễm”, Nhà xuất bản
giáo dục, năm 1995.
Tác phẩm “Ô nhiễm môi trường - sự cảnh báo”, Nhà xuất bản phụ nữ.
Tác giả Hoàng Hưng và tác giả Nguyễn Thị Kim Loan trong tác phẩm “Con người
Môi trường”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
1.1.2. Về lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý rác thải:

Tác giả Đinh Xuân Thắng, Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc trường Đại
học Quốc gia TP.HCM với đề tài “Dự án thu gom, phân loại và xử lý chất rắn tại
nguồn”. Đề tài được thực hiện tại hai địa bàn : Phường 3, Thị xã Bến Tre và xã Tân
Trạch, huyện Châu Thành. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá hiện trạng phân loại, thu
gom chất thải rắn trên 2 địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm do rác thải
sinh hoạt còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nhưng chưa có
biện pháp xử lý hữu hiệu, nhất là ở những khu vực đông dân cư, chợ, thị trấn. Việc thu
gom, phân loại, xử lý chất rắn tại nguồn còn nhiều bất cập, khó khăn do ý thức người dân
còn thấp, kinh phí đầu tư còn ít. Thông qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết thu thập

24


thông tin, dự báo, tham khảo ý kiến các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm như tìm hiểu thực địa, tham vấn cộng đồng, liên doanh, liên kết tập hợp lực
lượng và phân tích tổng hợp, xử lý số liệu. Đồng thời, đề xuất 3 mô hình thu gom, phân
loại, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn; xử lý chất thải rắn tối ưu cho cấp thị xã, cấp huyện, cơ
sở y tế và mô hình thu gom, ủ rác thành phân hữu cơ cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh
doanh. Trong đó tác giả nhấn mạnh biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trong
vấn đề bảo vệ môi trường.
ThS. Hoàng Thị Kim Chi cùng nhóm tác giả: KS. Đào Thị Hồng Hoa, Ths. Trần
Phi Hùng, Ths.Võ Thị Thanh Hương, CN.Trần Nhật Nguyên, Ths.Lê Văn Thành, CN.
Nguyễn Thị Tường Vân trong đề tài “Các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn
TP.HCM – thực trạng và các đề xuất bổ sung”. Qua đề tài nhóm tác giả đưa ra các mặt
tích cực và hạn chế của các hình thức thu gom rác tại địa bàn TP.HCM, cụ thể là: Mức
độ thu gom rác thải còn rất hạn chế, khả năng thu gom rác thải của một số đơn vị có thể
bị thu hẹp do việc thực hiện sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa trong thời gian tới; Số
lượng hợp tác xã thu gom rác đã hình thành còn rất ít; Phần lớn phương tiện thu gom rác
không đạt yêu cầu vệ sinh; Công tác kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm về vệ sinh môi
trường, đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực lượng thu gom rác chưa được quan

tâm đúng mực, việc quản lý thu gom rác còn mang nặng biện pháp hành chính, chưa chú
ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại còn nhiều hạn chế…Đồng thời
đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để quản lý thu gom rác
sinh hoạt.
Tác giả Bàng Anh Tuấn trong đề tài “Sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân
lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM”, năm 2002. Bằng phương pháp phương
pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích tổng hợp. Nghiên cứu này đã tập
trung vào các điểm chính sau: Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống thu gom rác
dân lập, quá trình tổ chức thu gom rác dân lập tại một số quận, phường ở Tp.HCM, cải

25


×