Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường thạch quảng, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 109 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Văn Quân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo giảng dạy tại khoa
sau đại học trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp, các anh chị và các bạn tại các Sở, Ban,
Ngành đã giúp tôi hoàn thành đề tài.
Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Trọng Hùng,
ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, kỹ năng phân tích và kỹ năng thực tế
còn chƣa cao, nên đề tài tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
vấn đề còn chƣa đƣợc đề cập đến.
Kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ xem xét và có những ý kiến
đóng góp để cho đề tài này đƣợc đầy đủ và phong phú hơn, góp phần vào sự
nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và Nông trƣờng Thạch
Quảng nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Văn Quân




iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ...........................4
1.1.

Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất ...................................................................4

1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..........................4

1.1.2.

Nội dung hiệu quả kinh tế..............................................................................6

1.2.


Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới và tại Việt Nam .....................15

1.2.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới ............................................15

1.2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ tại Việt Nam...........................................17

1.3.

Bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc

liệu tại nông trƣờng Thạch Quảng. ...........................................................................20
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÔNG TRƢỜNG THẠCH QUẢNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................22
2.1. Đặc điểm cơ bản của Nông trƣờng Thạch Quảng. .............................................22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế và lao động và tình hình sử dụng đất đai của Nông trƣờng
Thạch Quảng. ............................................................................................................25
2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây nghệ dƣợc liệu ............................................34
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................36
2.3.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................36
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin ........................................................37
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích xử l số liệu ...............................................................38
2.3. Các ch tiêu sử dụng trong nghiên cứu ...............................................................40


iv


Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................43
3.1. Thực trạng sản xuất nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh
Hóa. ...........................................................................................................................43
3.1.1. Tổ chức sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng ...................................43
3.1.2. Kết quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu trong 3 năm gần đây của Nông trƣờng
Thạch Quảng. ............................................................................................................44
3.1.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng Thạch Quảng
giai đoạn 2013- 2015 .................................................................................................47
3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ của các hộ điều tra ....................................52
3.2.1. Đặc điểm cơ bản của các nông hộ nghiên cứu trên địa bàn ............................52
3.2.2. Chi phí sản xuất nghệ dƣợc liệu của các hộ điều tra. ......................................58
3.2.3. Hiệu quả xã hội ...............................................................................................70
3.2.4. Hiệu quả môi trƣờng. ......................................................................................74
3.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liêu tại Nông
trƣờng Thạch Quảng .................................................................................................76
3.3. Những thành công, tồn tại trong sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng
Thạch Quảng. ............................................................................................................79
3.3.1. Những thành công đạt đƣợc ............................................................................79
3.3.2. Những tồn tại ...................................................................................................82
3.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................82
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại Nông
trƣờng Thạch Quảng. ................................................................................................82
3.4.1. Giải pháp về đất đai.........................................................................................83
3.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông ................................................................84
3.4.3. Giải pháp về giống ..........................................................................................86
3.4.4. Giải pháp về phân bón và BVTV ....................................................................87
3.4.5. Giải pháp về vốn .............................................................................................90
3.4.6. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ ......................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
B/Q

Chữ viết đầy đủ
Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT


Phát triển nông thôn

TDTT

Thể dục thể thao

TĐPTBQ
TĐTLĐ
TW

Tốc độ phát triển bình quân
Trong độ tuổi lao động
Trung ƣơng

TGST

Thời gian sinh trƣởng

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014

17

2.1

Tình hình sử dụng đất của Nông trƣờng Thạch Quảng.

27

2.2

Tình hình sử dụng lao động tại Nông trƣờng Thạch Quảng

31

2.3

Đặc điểm cơ bản các khu vực đƣợc chọn để nghiên cứu

37


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá trị nghệ dƣợc liệu tại Nông
trƣờng Thạch Quảng giai đoạn 2013-2015
Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng
Thạch Quảng giai đoạn 2013 – 2015. (tính cho 1 ha)
Phân phối mẫu điều tra theo khu vực
Đặc điểm chung của nông hộ trồng cây nghệ dƣợc liệu tại Nông
trƣờng Thạch Quảng
Trình độ học vấn của nông hộ trồng nghệ dƣợc liệu theo cấp học
Chi phí trung bình tính cho 1 ha trồng nghệ của các nông hộ trồng
nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng Thạch Quảng
Hiệu quả kinh tế sản xuất nghệ dƣợc liệu tại các khu vực điều
tra(tính cho 1 ha trồng trọt)
So sánh hiệu quả kinh tế cây nghệ dƣợc liệu với một số cây trồng
khác (tính trên 1 ha trồng trọt)
Đáng giá hiệu quả xã hội của một số cây trồng chính trên địa bàn
Nông trƣờng Thạch Quảng

Kết quả sử dụng lao động trong việc sản xuất cây nghệ và các cây
trồng khác tại nông trƣờng Thạch Quảng
Hiệu quả môi trƣờng của cây nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng
Thạch Quảng,t nh Thanh Hóa

44
47
48
53
53
55
58
64
68
71
72
74


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6


Tên hình
Tình hình sản xuất nghệ trên thế giới
Sơ đồ tổ chức sản xuất nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng Thạch
Quảng
Diện tích trồng nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng Thạch Quảng giai
đoạn 2013- 2015
Tổng giá trị sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng Thạch
Quảng giai đoạn 2013-2015
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng
Thạch Quảng giai đoạn 2013 - 2015
Cơ cấu chi phí trong sản xuất nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng
Thạch Quảng năm 2015
So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây nghệ dƣợc liệu với một số cây
trồng khác

Trang
16
43
45
46
49
59
69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả sản xuất là vấn đề đƣợc chú trọng
hàng đầu. Bởi sản khi sản xuất bất kỳ một đối tƣợng nào thì ngƣời sản xuất cũng sẽ
quan tâm tới hiệu quả, lợi nhuận mà nó đem lại cho mình. Hiệu quả sản xuất là kết
quả của quá trình sản xuất đối tƣợng sản xuất. Hiệu quả sản xuất phản ánh những
giá trị sản xuất, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản
xuất nông nghiệp nhƣ giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn, phân bón, lao động tác
động đến đối tƣợng sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả sản xuất đƣợc phản ánh qua các ch tiêu nhƣ tổng giá trị sản xuất,
giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận. Các ch tiêu so sánh trên tổng chi phí,
trên chi phí trung gian, trên lao động. Các ch tiêu này phản ánh một các chính sách
nhất hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất các đối tƣợng.
Đƣơng nhiên các ch số này càng cao càng tốt cũng chính là hiệu quả sản xuất càng
cao càng tốt.
Hiệu quả sản xuất còn đƣợc phản ánh qua các ch tiêu về xã hội và về môi
trƣờng. Ch tiêu xã hội sẽ cho biết về những gì về mặt xã hội ví dụ nhƣ tạo thêm
việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ an ninh xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phƣơng đƣợc phát huy, đáp ứng nhu cầu của
hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với
tập quán, nền văn hoá của địa phƣơng thì việc sử dụng đất bền vững hơn. Hiệu quả
môi trƣờng đƣợc thể hiện ở chỗ: Loại cây đƣợc trồng phải bảo vệ đƣợc độ màu
mỡ của đất đai, ngăn chặn đƣợc sự thoái hoá đất bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh
học biểu hiện qua thành phần loài.
Những năm gần đây, cây nghệ dƣợc liệu đƣợc du nhập vào trồng cùng với
các cây trồng truyền thống khác ở Thạch Quảng (Thạch Thành - Thanh Hóa), bƣớc
đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dành quỹ đất để thâm canh cây dƣợc liệu này, gắn


2


với đầu tƣ chế biến sâu là giải pháp thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng nâng cao giá trị gia tăng.
Trong nhiều năm qua sản xuất cây nghệ dƣợc liệu đã đạt đƣợc những tiến bộ
đáng kể, góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp của địa
phƣơng, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân trong t nh. Với lợi thế địa hình bằng
phẳng, đất đai phì nhiêu cùng với việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật mới vào sản
xuất, những năm qua sản lƣợng cây nghệ dƣợc liệu đƣợc ổn định cung cấp cho nhu
cầu tiêu thụ . Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận cho
nhiều hộ nông dân thì vẫn còn một bộ phận ngƣời dân sản xuất kém hiệu quả, mất
mùa do chăm sóc, bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật khiến cây nghệ dƣợc
liệu chƣa phát huy đƣợc hiệu quả vốn có của nó. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu
một cách toàn diện các biện pháp kỹ thuật, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
trong quá trình sản xuất, cũng nhƣ vấn đề chăm sóc để nâng cao giá trị thu nhập cho
ngƣời nông dân trên một đơn vị diện tích. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng,
tỉnh Thanh Hóa” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại Nông trƣờng
Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quản sản xuất cây nghệ dƣợc liệu của nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa
trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất.
+ Đánh giá đƣợc hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu ở nông trƣờng Thạch
Quảng, t nh Thanh Hóa.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu
trên địa bàn nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa.



3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả sản xuất và nâng cao
hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây nghệ
dƣợc liệu trên địa bàn, xác định hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến hiệu
quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu nông trƣờng, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu.
+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn là nông trƣờng Thạch
Quảng, t nh Thanh Hóa.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong vòng 3 năm từ năm 2013
đến năm 2015. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông
nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu ở
nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa.
+ Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất cây nghệ dƣợc liệu tại
nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa.
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuấtcây nghệ dƣợc liệu tại
nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giới
hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn bao gồm các phần chính sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp
và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.
Chƣơng 2. Đặc điểm cơ bản của nông trƣờng Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa
và phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Hiệu quả sản xuất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con ngƣời
còn hạn chế, ngƣời ta thƣờng quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi
nhận thức của con ngƣời phát triển cao hơn, ngƣời ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu
quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả nhƣ yêu cầu
của công việc mang lại.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi
hƣớng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu
suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói
chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng số lƣợng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục đích
của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng những ch tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con ngƣời mà ta phải
xem xét kết quả đó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đƣa lại kết
quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh không ch dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lƣợng hoạt
động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội
dung của đánh giá hiệu quả [17].

Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
+Hiệu quả kinh tế:
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau.


5

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu
quả kinh tế phải đáp ứng đƣợc 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con ngƣời đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cƣờng các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi
ích của con ngƣời.
Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt
đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc
là phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải
vật chất nhiều nhất với một lƣợng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
+ Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và

tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phƣơng
đƣợc phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống
khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phƣơng thì việc
sử dụng đất bền vững hơn.


6

Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [11], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu đƣợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị
diện tích đất nông nghiệp.
+Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trƣờng đƣợc thể hiện ở chỗ: Loại cây đƣợc trồng phải bảo
vệ đƣợc độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn đƣợc sự thoái hoá đất bảo vệ môi
trƣờng sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%)
đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài; Trong thực tế, tác động của
môi trƣờng sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hƣớng khác nhau. Cây
trồng đƣợc phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dƣới tác động của các hoạt động sản xuất,
quản lý của con ngƣời hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hƣởng rất khác
nhau đến môi trƣờng. Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân ra theo nguyên nhân gây
nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trƣờng, hiệu quả vật l môi trƣờng và hiệu
quả sinh học môi trƣờng.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trƣờng đƣợc đánh giá
thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trƣởng tốt. Cho
năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả sinh học môi trƣờng

đƣợc thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với
các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá
chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật l môi trƣờng
đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng,
nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc sản lƣợng cao và tiết kiệm
chi phí đầu vào.
1.1.2. Nội dung hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của ngƣời sản xuất bao gồm hai bộ phận là
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là thƣớc đo phản ánh mức độ thành công


7

của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ƣu. EE đƣợc
tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE)[11].
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một
trong hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chƣa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu
quả kinh tế. Ch khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai ch tiêu trên thì khi đó
sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế [5].
Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai
lầm nhƣ đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế
với các ch tiêu đo lƣờng hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã
lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trƣờng:
Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tƣơng quan giữa chi phí bỏ
ra và kết quả thu đƣợc. Còn kết quả kinh tế ch là một yếu tố trong việc xác định
hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng nhƣ của

nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá, giá
trị sản lƣợng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhƣng kết quả này chƣa nói lên đƣợc
nó tạo ra bằng cách nào? bằng phƣơng tiện gì? chi phí bao nhiêu?, nhƣ vậy nó
không phản ánh đƣợc trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền
kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh
với chi phí và nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất
cao và nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ
văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuấtkhác.
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các ch tiêu đo lƣờng hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tƣợng vừa là phạm trù cụ thể.
Là phạm trù trừu tƣợng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh
của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là


8

kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trƣng gắn liền với quan
hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hƣởng của các quan hệ kinh tế,
quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ
sở và thƣợng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện
sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trìu tƣợng của
phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh,
trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt đƣợc kết quả cao
ở đầu ra.
Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lƣờng đƣợc thông qua mối quan hệ bằng
lƣợng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đƣơng nhiên, không thể có một ch tiêu
tổng hợp nào có thể phản ánh đƣợc đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh
tế. Thông qua các ch tiêu thống kê, kế toán có thể xác định đƣợc hệ thống ch tiêu đo
lƣờng hiệu quả kinh tế. Mỗi ch tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh

tế trên phạm vi mà nó đƣợc tính toán. Hệ thống ch tiêu này quan hệ với nhau theo thứ
bậc từ ch tiêu tổng hợp, sau đó đến các ch tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá
trình sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản
ánh chất lƣợng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt
định tính và định lƣợng. Còn các ch tiêu hiệu quả ch phản ánh từng mặt các
quan hệ định lƣợng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế đƣợc
hiểu là nâng cao các ch tiêu đo lƣờng và mức độ đạt đƣợc các mục tiêu định tính
theo hƣớng tích cực.
Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh
tế xã hội về lƣợng là biểu hiện kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra, ngƣời ta ch thu
đƣợc hiệu quả kinh tế khi kết quả thu đƣợc lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại. Còn về mặt định tính, mức độ
hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản
xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc
giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính
trị xã hội. Hai mặt định tính và định lƣợng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó
có quan hệ mật thiết với nhau.


9

Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế
thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Trƣớc đây

khi nền kinh

tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh
đƣợc đánh giá bằng mức độ hoàn thành các ch tiêu pháp lệnh do nhà nƣớc giao
nhƣ: giá trị sản lƣợng hàng hóa, khối lƣợng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng,
nộp ngân sách. Thực chất đây là các ch tiêu kết quả không thể hiện đƣợc mối quan

hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp
nặng nề do Nhà nƣớc áp đặt nên việc tính toán hệ thống các ch tiêu kinh tế mang
tính hình thức không phản ánh đƣợc trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức
sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hộ inó chung.Khi chuyển
sang nền kinhtế thị trƣờng, Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý bằng các chính
sách vĩ mô thông qua công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật
doanh nghiệp, nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể

sản xuất

kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trƣớc
pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm
thu đƣợc lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo
những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nƣớc quy định gắn liền với lợi ích của ngƣời sản
xuất, ngƣời tiêu dùng và lợi ích xã hội [7].
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản
ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt
đƣợc kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau
về vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là:
- Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinhtế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó đƣợc đo bằng các
chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ
giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản
phẩm hay giá trị sản phẩm. Những ch tiêu hiệu quả này thƣờng là giá thành sản


10


phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó ch

đƣợc tính toán khi kết thúc một quá

trình sản xuất kinh doanh[9].
Các quan điểm truyền thống trên chƣa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu
quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, ch
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tƣ. Trong khi đó hiệu quả là ch tiêu rất quan trọng
không những cho phép chúng ta biết đƣợc kết quả đầu tƣ mà còn giúp chúng ta xem
xét trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ tiếp và nên đầu tƣ bao nhiêu, đến mức độ nào.
Trên phƣơng diện này, quan điểm truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ. Thứ hai,
nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất
kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chƣa đầy đủ và
chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế ch bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi.
Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần nhƣ chi phí về
vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu từ và
phát triển lại có những tác động không ch đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các
yếutố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không
hoặc khó lƣợng hoá đƣợc nhƣng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại
không đƣợc phản ánh ở cách tính này[9].
- Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đƣa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm
khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi
tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếutố.
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào
(I) đầu tƣ thêm. Tỷ số DO/DI đƣợc gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn
lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tƣ thêm. Thực chất nó

là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối
đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một


11

đơn vị đầu tƣ thêm. Nó ch đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn
lực là tối đa [9].
+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong
tính toán hiệu quả. Cùng đầu tƣ một lƣợng vốn nhƣ nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhƣng có thể có hiệu quả khácnhau.
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng.
Các quan điểm mới về hiệu quả phù hợp với xu thế thời đại và chiến lƣợc tăng
trƣởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay [9].
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật
kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là một mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng
kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Một phƣơng án hay, một giải pháp kỹ thuật
quản lý có hiệu quả cao là một phƣơng án đạt đƣợc tối ƣu giữa kết quả đem lại và
chi phí sẽ đầu tƣ.
- Nội dung hiệu quả kinh tế
Theo các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế luôn liên
quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung xác
định hiệu quả kinh doanh bao gồm:
Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt đƣợc): trƣớc hết hiệu quả kinh tế là
các mục tiêu đạt đƣợc của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi đƣợc
trên thị trƣờng, các kết quả đạt đƣợc là: khối lƣợng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị
gia tăng, lợi nhuận v.v...

Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tƣ và đất đaiv.v...
- Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lƣợng của cải, vật chất nhiều
nhất với một lƣợng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày


12

càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản
xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội[29].
Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ
giữa “kết quả” và “hiệu quả”. Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lƣợng vật
chất tạo ra do mục đích của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng nhiều ch tiêu, nhiều
nội dung tuỳ thuộc vào những trƣờng hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa
khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con ngƣời mà ngƣời ta
phải xem xét kết quả đó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có
đƣa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản
xuất không ch dừng lại ở việc đánh giá kết quảmà còn phải đánh giá chất lƣợng
công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩmđó.
Đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá
của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả phải là chi
phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội và
đƣợc xác định bằng tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả hữu ích thu đƣợc với
lƣợng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả
và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn[29].
-Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất
kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để tạo ra lƣợng

sản phẩm lớn nhất và chất lƣợng cao nhất nhƣng có chi phí thấp nhất.Vì thế, tất cả
các hoạt động sản xuất đều đƣợc tính toán kỹ lƣỡng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích
luỹ vốn và tiếp tục đầu tƣ tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế
cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng... đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập cho
ngƣời lao động. Đây chính là cái gốc để giải quyết mọi vấnđề.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong
đó hiệu quả sử dụng đất có nghĩa hết sức quan trọng.Muốn nâng cao hiệu quả kinh


13

tế các hình thức sử dụng đất nông nghiệp thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải
tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể, với nguồn lực đất đai có hạn, yêu cầu đặt ra đối với
ngƣời sử dụng đất là làm sao tạo ra đƣợc số lƣợng nông sản nhiều và chất lƣợng cao
nhất. Mặt khác, phải không ngừng bồi đắp độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ
hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái sản xuất mởrộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội.Tuy nhiên, ở các
địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau.Đối với ngƣời sản xuất, tăng hiệu quả
chính là giúp họ tăng lợi nhuận.Ngƣợc lại, ngƣời tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính
là họ đƣợc sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng hạ và chất lƣợng hàng hoá ngày
càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao
hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn,
lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc nâng lên. Tuy nhiên,
việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả
kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng trƣớc mắt và lâudài.
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế ta có thể phân loại chúng theo các tiêu
thức nhất định, từ đó làm rõ nội dung của các loại hiệu quả kinhtế.
Căn cứ vào nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù: hiệu

quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng chúng có mối quan hệ tác động
qua lại lẫnnhau.
Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hƣớng tác động vào sản xuất
thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại: hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu
quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, hiệu quả
của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật.
Căn cứ theo yếu tố hợp thành bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả pháttriển.
Căn cứ theo phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu gồm: hiệu quả kinh tế quốc
dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ
chức sản xuất.


14

1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
* Các ch tiêu phản ánh kết quả, chi phí
- Tổng giá trị sản xuất thu đƣợc (G):
Là tổng thu nhập của một loại mô hình hoặc một đơn vị diện tích; công thức
tính là: G=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC), còn đƣợc gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một
mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật
chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
- Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất
hoặc một thời gian cụ thể.
- Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tƣ để sản xuất (Nhƣ
nhà kho, máy bơm, máy khác ...).
- Chi phí khác (K).
- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công
thức: VA= G-IC.
- Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể
gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC.
- Lợi nhuận (Pr): Pr = G-TC.
- Ch tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng
(VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phƣơng án sản xuất
này so với phƣơng án sản xuất khác...; công thức tính: H0 = VA1-VA2 hoặc Pr1- Pr2.
+ Hiệu quả kinh tế tƣơng đối (H1): Là so sánh tƣơng đối giữa giá trị gia tăng
(VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phƣơng án sản xuất
này so với phƣơng án sản xuất khác ...; công thức tính: H1 = VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2.
+ Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔG/ΔIC hoặc ΔG/ΔTC; ΔG = G2 - G1;
ΔIC = IC2-IC1; ΔTC = TC2-TC1.


15

Trong đó: G2 là giá trị sản xuất ở mức đầu tƣ IC2 hoặc TC2, G1 là giá trị sản
xuất ở mức đầu tƣ IC1 hoặc TC1.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới
Nghệ mọc hoang trong các khu rừng ở Nam Á và Đông Nam Á. Nó là một
trong những thành phần chính trong nhiều món ăn châu Á. Y học cổ truyền Tamil,
còn đƣợc gọi là Siddha, đã đề nghị sử dũng nghệ trong thực phẩm vì giá trị chữa
bệnh tiềm năng của nó, mà vẫn là một chủ đề đang đƣợc nghiên cứu. Việc sử dụng
nó để làm chất tạo màu không có giá trị chính trong ẩm thực Nam Á.
Tại Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ có rất nhiều Công ty chiết xuất Curcumin,
các công ty này thƣờng chiết xuất nhiều loại cây làm nguyên liệu dƣợc và thực phẩm
chức năng chứ không ch chiết xuất Curcumin từ củ nghệ, rễ nghệ và rao bán với số

lƣợng đặt hàng ít nhất là 1kg và có khả năng cung cấp mỗi tháng từ 5 tấn đến 10 tấn và
giá rao bán cũng rất khác nhau 10-100 USD/kg và 120-150 USD/kg.
Ấn Độ là nƣớc sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nghệ lớn nhất trên thế giới
(Aggarwal và CS, 2014). Chất lƣợng nghệ Ấn Độ cũng đƣợc xem là hấp dẫn nhất
thế giới bởi hàm lƣợng curcumin cao. Sản lƣợng nghệ hàng năm của thế giới đƣợc
sản xuất xấp x 80% tại Ấn Độ, sản lƣợng còn lại thuộc về Trung Quốc, Miến Điện,
Nigeria, Bangladesh và một số nƣớc khác (Hình 1.2). Hàng năm Ấn độ sản xuất
khoảng 658.400 tấn trên diên tích 142.900 ha. Trong đó Andhra Pradesh đƣợc sản
xuất tập trung với diện tích 64.100 ha, sản lƣợng 346.000 tấn, tiếp theo là Tamil
Nadu, Orissa, Karnataka, và Tây Bengal (Aggarwal và CS, 2014).


16

4%

3% 3%
4%
Ấn Độ

8%

Trung Quốc
Mianma
78%

Nigeria
Bangladet
Nước khác


n

1: Tình hình sản xuất nghệ trên thế giới

Do điều kiện sản xuất trên quy mô lớn nên Ấn Độ đã có điều kiện để xuất
khẩu các sản phẩm nghệ đi nhiều nƣớc trên thế giới. Tình hình xuất nhập khẩu nghệ
của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014 chủ yếu đƣợc thống kê với 11 quốc gia với sản
lƣợng xấp x 40 nghìn tấn/năm, trong đó sản lƣợng lớn thuộc về U.A.E, USA,
Bangladesh, Nhật Bản, Srilanka, UK và Malaysia (Bảng 1.1). Tuy nhiên trong
những năm gần đây bằng công nghệ tách chiết curcumin hiện đại, các sản phẩm của
nghệ đã đƣợc tiêu thụ mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Do đó mức tiêu thụ các sản
phẩm nghệ đang có xu hƣớng tăng lên tại châu Âu, châu Mỹ và Australia với sản
lƣợng hàng triệu tấn/năm (June, 2015).


17

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014
TT

Nƣớc nhập khẩu

Sản lƣợng (nghìn tấn/năm)
2012-2013

Tỷ lệ (%)

2013-2014

Tỷ lệ (%)


1

U.A.E

7,209

19.46

5,663

15.17

2

USA

3,880

10.47

3,731

10.00

3

Bangladesh

3,547


9.58

3,112

8.34

4

Japan

2,694

7.27

2,445

6.55

5

Sri Lanka

2,316

6.25

2,935

7.86


6

UK

2,060

5.56

2,289

6.13

7

Malaysia

2,051

5.54

2,538

6.80

8

Others

9,713


26.22

10,907

29.22

9

South Africa

1,353

3.65

1,298

3.48

10

Netherland

1,198

3.23

1,348

3.61


11

Saudi Arabia

1,020

2.75

1,057

2.83

Tổng cộng

37,042

100.00

37,322

100.00

(Source: DGFT, Ministry of Commerce, GOI)
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ tại Việt Nam
Theo tên gọi dân gian thì ở Việt Nam có hai loài Nghệ trồng là nghệ nếp và nghệ
tẻ. Có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Nông...và đƣợc trồng phổ biến trong cả
nƣớc. Trong đó có loài Nghệ trồng phổ biến là nghệ vàng, trong vị thuốc còn gọi là Uất
kim, Khƣơng hoàng. Có tên khoa học là Curcuma longa Linn.hay C.domestica Valeton.
Tại Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về cây nghệ và đặc biệt là công nghệ

chế biến, hiện nay chí có cơ quan duy nhất nghiện cứu về cây nghệ là:Trung tâm
Tài nguyên thực vật (Tên tiếng Anh: Plant Resources Center) Đƣợc thành lập theo
Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiền
thân là Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam.Trung tâm Tài nguyên thực vật là cơ quan sự nghiệp khoa học độc
lập thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.


18

+ Tình hình trồng và chế biến Nghệ tại Việt Nam
Nghệ là cây dƣợc liệu, gia vị đƣợc trồng từ lâu rộng rãi trên toàn quốc từ bắc
vào nam.Tuy nhiên trƣớc đây ngƣời dân chủ yếu trồng để phục vụ cho việc tiêu
dùng và sản xuất trong một quy mô nhỏ lẻ không mang tính sản xuất hàng hóa.Các
sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công truyền thống cho nên chất
lƣợng và giá trị của sản phẩm chƣa cao.Trong những năm gần đây nhờ vào các công
trình nghiên cứu của các cá nhân và cơ quan trên thế giới và Việt Nam mà giá trị
dƣợc liệu của cây nghệ đƣợc nâng lên.Cũng từ đó mà nhiều địa phƣơng đã đƣa cây
nghệ vào danh mục các cây trồng trọng điểm và có những chính sách hỗ trợ ngƣời
dân phát triển loại cây này.
Huyện Khoái Châu t nh Hƣng yên là nơi có bề dày kinh nghiệm về trồng
nghệ. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 297 ha trồng nghệ. Cây nghệ vàng đƣợc
trồng ở các xã Chí Tân, Thuần Hƣng, Thành Công, Đại Tập, Nhuế Dƣơng
Huyện Đông triều t nh Quảng Ninh, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế giai
đoạn 2010-2015, Đông Triều đặc biệt nhấn mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Hiện trên địa bàn huyện có hơn 1.800ha
diện tích vƣờn tạp, vƣờn cây ăn quả kém hiệu quả đang cần đƣợc chuyển đổi sang
trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trong những loại cây trồng đƣợc
chọn thay thế, cây nghệ vàng là một lựa chọn khả thi. Công ty cổ phần Secoin
Quảng Ninh, một công ty chuyên bảo tồn và phát triển dƣợc liệu, đã đề xuất thực

hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng nghệ
vàng (Curcuma longa L.) theo tiêu chí GACP và chế biến nghệ tại Quảng Ninh”.
Dự án thuộc Chƣơng trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn
2011-2015.
Tại Thanh Hóa trong những năm gần đây cây nghệ cũng đƣợc đƣa vào trồng
rộng khắp trên toàn t nh và tập trung vào sản xuất hàng hóa. Từ việc trồng nhỏ le
phân tán trên diện rộng thì hiện nay thì cây nghệ đƣợc trồng tập trung hình thành
vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa. Hiện nay trên toàn t nh Thanh Hóa tổng


×