Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rừng cộng đồng ở huyện bắc yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 137 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung
thực và chƣa từng đƣợc đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các thông
tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Phạm Thế Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành là sản phẩm của quá trình hợp tác, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan cùng với sự
nỗ lực của Bản thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trƣờng, các
thầy cô giáo Khoa kinh tế, Phòng đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Lâm nghiệp
và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn
Văn Hà, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn
thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện Bắc Yên,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên môi trƣờng, Phòng
Thống kê, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Yên, UBND các xã Tạ Khoa, Chiềng Khoa, Tà
Xùa huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, Ban quản lý dự án các cấp Dự án Phát triển Lâm
nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La (KfW7) đã cung cấp đầy đủ các thông tin, tƣ liệu cần
thiết, tạo mọi điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này. Đặc biệt là một số hộ nông dân ở Bản Cao Đa I xã Phiêng Ban,


Bản Sập Việt xã Tạ Khoa, bản Trò A xã Tà Xùa đã giành thời gian để tham gia
phỏng vấn phục vụ quá trình đánh giá và nghiên cứu. Sự đóng góp này là hết sức
quan trọng đối với một nghiên cứu tiếp cận có sự tham gia trong quá trình quản lý
tài nguyên.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm đặc biệt của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, vật chất trong
suốt thời gian dài học tập và nghiên cứu thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Phạm Thế Thắng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................ 5
VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG ....................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5

1.1.2. Nội dung quản lý rừng cộng đồng................................................................... 18
1.1.3. Đặc điểm quản lý rừng cộng đồng .................................................................. 22
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý rừng cộng đồng........................................ 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 24
1.2.1. Khái quát về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ......................................... 24
1.2.2. Chính sách và các khuôn khổ pháp luật liên quan đến rừng cộng đồng ......... 30
1.2.3. Thực tiễn quản lý rừng cộng đồng trên thế giới .............................................. 34
1.2.4. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 36
1.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng .............................................. 38
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 42
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội .................................................................................. 45
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 48
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 48


iv

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 49
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin, số liệu .................................... 49
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 50
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 52
3.1. Thực trạng quản lý rừng và quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên ............ 52
3.1.1. Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp huyện Bắc Yên ....................................... 52
3.1.2. Các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên ................................ 56
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn 03 xã của huyện Bắc
Yên ............................................................................................................................ 57
3.2.1. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên .......... 57
3.2.2. Mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Tạ Khoa .................................................. 75

3.2.3. Mô hình quản lý rừng theo nhóm hộ, nhóm sở thích Bản Trò A xã Tà Xùa .. 82
3.2.4. Đánh giá chung các mô hình ........................................................................... 90
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý rừng cộng đồng tại huyện
Bắc Yên ..................................................................................................................... 93
3.3.1. Định hƣớng quản lý rừng cộng đồng tại huyện .............................................. 93
3.3.2. Các giải pháp chủ yếu ..................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải nghĩa

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

TNR

Tài nguyên rừng

GĐGR

Giao đất giao rừng


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

KfW

Ngân hàng Tái thiết Đức

GTZ

Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức

KfW7

Dự án Phát triển Lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La

KfW6

Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững ở Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên
QLRCĐ

Quản lý rừng cộng đồng

QLBVR


Quản lý bảo vệ rừng

BVPTR

Bảo vệ phát triển rừng

KNTS

Khoanh nuôi tái sinh

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

RĐD

Rừng đặc dụng

RPH

Rừng phòng hộ

RSX

Rừng sản xuất

REDD+

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế


mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao
trữ lƣợng các bon rừng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2014

46

3.1

Khái quát tình hình quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên

57

3.2

Phân loại kinh tế hộ của xã Phiêng Ban


58

3.3

Đánh giá của cán bộ về chất lƣợng rừng tại xã Phiêng Ban

59

3.4

Đánh giá của cán bộ về chất lƣợng rừng tại xã Phiêng Ban

60

3.5

Khái quát mô hình quản lý rừng cộng đồng Cao Đa I

64

3.6

Hình thức quản lý, bảo vệ rừng bản Cao Đa I

66

3.7

Quyền đƣợc hƣởng lợi từ rừng của cộng đồng


70

3.8

Tác động đến thu nhập của hộ gia đình sau khi đƣợc giao rừng

72

3.9

Sự tham gia của ngƣời dân trong cộng đồng

72

3.10 Tác động lên chất lƣợng rừng, giảm vi phạm của bản

73

3.11 Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Tạ Khoa

75

3.12 Tác động đến thu nhập của hộ gia đình sau khi đƣợc giao rừng

78

3.13 Sự tham gia của ngƣời dân trong cộng đồng

79


3.14 Sự tham gia công tác phát triển rừng của cộng đồng

79

3.15 Tác động của mô hình lên chất lƣợng rừng và giảm vi phạm

80

3.16 Cơ chế hƣởng lợi từ rừng của cộng đồng bản Trò A

85

3.17 Tác động đến thu nhập của hộ gia đình sau khi đƣợc giao rừng

86

3.18 Công tác tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng

87

3.19 Sự tham gia công tác phát triển rừng của cộng đồng

87

3.20 Tác động của mô hình lên chất lƣợng rừng và giảm vi phạm

89

3.21 Đánh giá các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên


92

3.22 Giải pháp xây dựng chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

96

3.23 Phân tích SWOT về tính khả thi của quy ƣớc

98


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ địa bàn nghiên cứu Đề tài

51

3.1


Đồ thị các chủ thể quản lý rừng trên địa bàn huyện Bắc Yên

55

3.2

Sơ đồ mô hình bảo vệ rừng ở bản Cao Đa I

67

3.3

Sơ đồ mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Sập Việt

77

3.4

Sơ đồ cấu trúc quản lý rừng của các nhóm hộ bản Trò A

82


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là tài nguyên quý giá của đất nƣớc.
Giai đoạn từ giữa thế kỷ XX trở lại đây rừng ở nhiều quốc gia đã bị tàn phá nghiêm
trọng, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tình trạng phá

rừng bừa bãi gây ra những ảnh hƣởng tồi tệ cho môi trƣờng, hệ sinh thái và đời
sống dân cƣ trong khu vực. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ ống, lũ quét, lở
đất, lở đá, rửa trôi…khiến cho môi trƣờng ngày xuống cấp, sinh kế của đồng bào
miền núi bị đe dọa…
Hiện nay các Công ty Lâm nghiệp và các Ban quản lý và phát triển rừng đang
quản lý phần lớn diện tích rừng của cả nƣớc nhƣng vẫn không phát huy đƣợc tài
nguyên rừng, điều đó cho thấy cơ chế quản lý nhƣ hiện nay đã không còn thích hợp.
“Rừng là vàng”, nhƣng một thực tế bao đời nay là ngƣời dân sống gần
“vàng” lại là những ngƣời nghèo. Sự suy thoái tài nguyên rừng, đặc biệt là chất
lƣợng rừng đang đẩy xa những ngƣời dân nghèo ra khỏi tầm thụ hƣởng các nguồn
tài nguyên. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho sự phân cực giàu nghèo ngày càng
sâu sắc và tiềm ẩn nguy cơ đói nghèo nặng nề trong nông thôn miền núi Việt Nam.
Thực tế trên đòi hỏi Chính phủ phải có những điều chỉnh trong chính sách quản lý
rừng, giao đất, giao rừng nhằm giúp dân có cuộc sống ổn định gắn bó với rừng, trực
tiếp bảo vệ rừng và phát triển bền vững.
Thời gian gần đây, Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, chính sách tăng cƣờng
công tác quản lý tài nguyên rừng, tập trung vào phƣơng thức quản lý rừng dựa vào
cộng đồng (hay Lâm nghiệp cộng đồng - LNCĐ). Phƣơng thức quản lý “rừng cộng
đồng” đƣợc xuất hiện đầu tiên ở Ấn Ðộ và một số quốc gia Đông Nam Á (Nepal,
Thái Lan, Philippines...), dƣới các hình thức quản lý khác nhau nhƣ lâm nghiệp
trang trại, lâm nghiệp xã hội... Hiện nay, ở các nƣớc đang phát triển, khi sản xuất
nông, lâm nghiệp vẫn là phƣơng thức tạo thu nhập chính cho ngƣời dân nông thôn
miền núi, quản lý rừng theo phƣơng thức dựa vào cộng đồng là một hình thức mang
tính bền vững về phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng.


2

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó có tới 2/3 diện
tích đất Lâm nghiệp. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Việt Nam mất trên 5 triệu ha rừng

tự nhiên. Diện tích rừng còn lại cũng đã liên tục bị giảm: Năm 1943 có 14,3 triệu ha
rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng là
27,2%. Cho đến nay, tình trạng rừng bị phá, bị cháy và suy thoái chất lƣợng vẫn
chƣa đƣợc ngăn chặn. Theo số liệu hiện trạng rừng có đến năm 2014, diện tích rừng
toàn quốc là 13,8 triệu ha, độ che phủ rừng là 40,33%
Thực tiễn cho thấy, trải qua nhiều thế hệ, những cộng đồng sống trong rừng,
vùng đệm phụ thuộc vào các sản phẩm từ rừng, đúc kết những kiến thức bản địa,
những luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Ở
một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phƣơng là
mô hình quản lý có tính khả thi về kinh tế, xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất
truyền thống của nhiều dân tộc. Ở Việt Nam, trên phƣơng diện lý thuyết và thực tế
thì các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã và đang đƣợc công nhận, Luật Bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004 đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng
đồng. Nhiều vấn đề nhƣ: xác lập quyền quản lý, sử dụng đất đai và rừng của cộng
đồng, lập kế hoạch quản lý rừng, thiết lập tổ chức, thiết chế hƣởng lợi hài hòa giữa
quản lý rừng truyền thống với quy định của chính sách hiện hành cần đƣợc cụ thể
hóa trên thực tiễn.
Bắc Yên là một Huyện vùng cao của tỉnh Sơn La nằm cách trung tâm thành
phố Sơn La 95 km về phía Đông Bắc. Có diện tích tự nhiên là: 109.936 ha. Toạ độ
địa lý: 21023'23" Vĩ độ Bắc. 104010'15" Kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Tây Bắc
giáp tỉnh Yên Bái và huyện Mƣờng La; Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Yên
Châu và huyện Mộc Châu; Phía Đông giáp huyện Phù Yên; Phía Tây và Tây Nam
giáp huyện Mai Sơn. Huyện Bắc Yên có 16 xã, thị trấn với dân số 54.040 ngƣời,
mật độ dân số trên 49,2 ngƣời/km2, có 07 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện 109.936 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai
năm 2005), trong đó đất đang sử dụng là 62.526,79 ha, chiếm 56,9% diện tích tự
nhiên. Diện tích đất rừng và rừng khá lớn, chiếm 73,02% diện tích nông nghiệp và


3


chiếm 50,9% diện tích đất tự nhiên; đất đai phù hợp với nhiều loại cây; rừng của
huyện Bắc Yên có vai trò của rừng phòng hộ và có khả năng phát triển rừng các cây
có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất có rừng hiện còn là 46.015,76 ha, chiếm 41,8%
tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ xung yếu cho hồ thuỷ
điện Hoà Bình và 5.578 rừng đặc dụng Tà Xùa. Trong những năm trƣớc đây, nạn
phá rừng làm nƣơng diễn ra bừa bãi, diện tích rừng bị thu hẹp, đất trống, đồi núi
trọc tăng nhanh, đã ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng sinh thái, đất đai bị sói mòn, rửa
trôi. Đến nay diện tích rừng và đất rừng hầu hết đã có chủ chăm sóc và bảo vệ.
Từ thực tiễn quản lý cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý rừng của các địa phƣơng
trong nƣớc và trên thế giới cho thấy, quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng là hình
thức quản lý tiên tiến và bền vững, đây là hình thức đã đƣợc các cấp chính quyền
huyện Bắc Yên và cộng đồng thôn bản quan tâm và đang đƣợc triển khai qua một số
chƣơng trình, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề nhƣ:
Sự bất cập về cơ chế chính sách của việc quản lý rừng cộng đồng tại địa
phƣơng?
Sự tham gia quản lý của ngƣời dân phải nhƣ thế nào?
Thủ tục cấp giấy chứng nhận và việc vận hành các nguồn vốn đầu tƣ?
Trách nhiệm và hƣởng lợi của ngƣời dân?
Hiệu quả đem lại từ hình thức quản lý này?
Để trả lời các câu hỏi trên cần phải có những nghiên cứu, đánh giá thực trạng
quản lý rừng cộng đồng tại địa phƣơng để từ đó có những giải pháp nhằm tăng
cƣờng quản lý rừng cộng đồng tốt hơn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên
tỉnh Sơn La”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La, Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý
rừng cộng đồng của địa phƣơng.



4

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rừng và quản lý
rừng cộng đồng.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý rừng và
quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý rừng cộng đồng
tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại
các Cộng đồng dân cƣ thôn, nhóm hộ có quản lý rừng cộng đồng tại huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý
rừng và quản lý rừng cộng đồng tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
- Về không gian: Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2013 đến năm 2015 và
số liệu sơ cấp đƣợc Điều tra năm 2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu gồm:
- Tổng quan về quản lý rừng cộng đồng, rà soát các cơ chế chính sách hiện
hành, khảo sát đánh giá;
- Phân tích thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại địa phƣơng;
- Các giải pháp khuyến nghị chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý rừng cộng đồng.
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc kết cấu làm 3 phần

chính nhƣ sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng và quản lý rừng cộng đồng
Chƣơng II: Đặc điểm huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Cộng đồng
Cộng đồng - là một khái niệm đã và đang đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên văn
đàn khoa học, trong nhiều lĩnh vực nhƣ sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học,
triết học, nhân học, sinh học, nghiên cứu phát triển v.v... Thuật ngữ “cộng đồng”
vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với nghĩa là toàn bộ tín đồ của
một tôn giáo hay toàn bộ những ngƣời đi theo một thủ lĩnh nào đó. Ngày nay, thuật
ngữ này đƣợc sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ, nhƣ trong tiếng Pháp
là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là “Gemeinschaft”.
Trong sinh học và sinh thái học “cộng đồng” là khái niệm dùng để chỉ một
nhóm cá thể có các tổ chức hữu cơ tƣơng tác với nhau cùng tồn tại trong một môi
trƣờng xác định. Trong lĩnh vực xã hội học “cộng đồng” là một trong những thuật
ngữ công cụ quan trọng đã đƣợc tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Từ điển bách khoa mở Wikipedia cho biết: đến giữa thập niên 50 của thế kỷ trƣớc
đã có tới 94 định nghĩa khác nhau về “cộng đồng” đƣợc nêu ra. Tuy tiếp cận và định
nghĩa theo những cách khác nhau, nhƣng nhìn chung giới nghiên cứu xã hội học
phƣơng Tây đều ghi nhận ảnh hƣởng to lớn, có tính phƣơng pháp luận của những
luận điểm đƣợc nhà xã hội học ngƣời Đức Ferdinand Toennies nêu ra trong công

trình “Gemeinschaft und Gesellschaft” (Cộng đồng và Hiệp hội Leipzig, 1887.)
Theo Toennies (1887) “cộng đồng” là một thực thể xã hội có độ gắn kết và
bền vững hơn so với “hiệp hội” vì “cộng đồng” đƣợc đặc trƣng bởi “sự đồng thuận
về ý chí” của các thành viên của cộng đồng. Toennies cũng nhấn mạnh vai trò của
ý chí cộng đồng. Theo ông, ý thức cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ sở của việc
mỗi thành viên của cộng đồng cảm nhận đƣợc rằng mình là một bộ phận của cộng
đồng. Toennies chỉ ra rằng hình thái cộng đồng phổ biến và nhỏ nhất chính là gia


6

đình, trong đó ba loại quan hệ cho thấy sự hình thành tình cảm và ý chí cộng đồng
gia đình. Đó là: 1) mối quan hệ giữa mẹ và con; 2) mối quan hệ giữa vợ và chồng và
3) mối quan hệ giữa các anh chị em. Tiếp cận theo hƣớng này, Toennies cho rằng có
ba loại cộng đồng cơ bản là: 1) cộng đồng dựa trên quan hệ huyết thống (gia đình,
họ tộc); 2) cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng (có chung một nơi cƣ trú); và 3)
cộng đồng dựa trên sự gắn kết về tinh thần. Loại cộng đồng thứ ba đƣợc Toennies
đánh giá là có tính nhân bản nhất vì nó ít tính bản năng nhất. Tƣơng ứng với ba loại
cộng đồng trên là ba không gian lịch sử (historische raumtlichkeiten) điển hình, đó
là ngôi nhà (của cộng đồng huyết thống), ngôi làng (của cộng đồng láng giềng) và
nhà nƣớc (của cộng đồng tinh thần).
Tiếp cận từ góc độ kinh tế học “cộng đồng” đƣợc xem nhƣ một loại “vốn xã
hội”. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là các luận điểm của Robert D. Putnam đƣợc
trình bày trong công trình “Bowling alone: the Collapse and Revival of American
Community” (2000). Theo ông, hai yếu tố đã tạo nên cộng đồng với tính cách là một
nguồn vốn xã hội chính là tinh thần gắn kết và sự hình thành các mạng lƣới xã hội,
trong đó từng ngƣời cảm thấy yên tâm, an toàn khi họ ở trong cộng đồng, trong
mạng lƣới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng
đồng trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Đây chính là những luận điểm gốc xây
dựng nên cái gọi là “văn hóa tổ chức” hay “văn hóa công ty” hiện nay.

Các nhà khảo cổ học cũng có cách tiếp cận riêng của mình đối với cộng đồng.
Theo nghĩa chung nhất thì “cộng đồng” đƣợc các nhà khảo cổ học xem nhƣ là thuật
ngữ chỉ các nhóm cƣ dân cổ đại khác nhau cƣ trú trên một địa bàn nào đó. Các nhà
khảo cổ học cũng rất quan tâm đến các mối tƣơng tác nội sinh của các cộng đồng
dân cƣ này, chủ yếu đƣợc biểu hiện thông qua những tƣơng đồng hay những chứng
cứ của sự giao lƣu văn hóa vật thể. Còn các nhà sử học lại quan tâm chủ yếu đến
các dạng thức cộng đồng ngƣời trong quá khứ, nhƣ làng bản, thành bang, nhà nƣớc
hay mandalas v.v... Trong đó các mối tƣơng tác bên trong cộng đồng và giữa các
cộng đồng đƣợc mô tả thông qua các sự kiện và quá trình lịch sử, nhƣ tổ chức sản
xuất, quản lý nguồn nƣớc, đê điều, hôn nhân, xây dựng các liên minh và chiến
tranh v.v...


7

Các nhà triết học dƣờng nhƣ lại chú trọng hơn đến các yếu tố tinh thần, tâm
linh trong quan hệ cộng đồng. Ở đây, cộng đồng không chỉ còn giới hạn trong
những địa vực hiện hữu nhƣ nơi cƣ trú, hình thức tổ chức xã hội v.v..., mà trọng số
của sự cố kết lại rơi vào sự gắn kết, tƣơng đồng về quan niệm về thế giới tự nhiên,
xã hội và tƣ duy. Các nhà khoa học chính trị hiện đại lại quan tâm đến cộng đồng
nhƣ một hình thức tổ chức trong quá trình chính trị, bao gồm từ các nhóm lợi ích
đến các chính đảng, các dạng công xã cho đến nhà nƣớc – dân tộc.
Dù tiếp cận từ những góc độ khác nhau, dựa trên những lý thuyết khoa học
khác nhau và hƣớng sự quan tâm học thuật tới những dạng thức cụ thể không giống
nhau của cộng đồng, nhƣng tựu trung lại, có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất
sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng:
Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông ngƣời;
Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc/bản thể riêng;
Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng
và với các thành viên khác của cộng đồng.

Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhƣng
quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý
thức cộng đồng.
Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và
có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng.
Trên cơ sở những nội hàm nhƣ trên, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất
nhƣ sau về cộng đồng: “Cộng đồng là tập hợp ngƣời có sức bền cố kết nội tại cao,
với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng
thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của
cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của
cộng đồng”.
1.1.1.2. Khái niệm về Rừng
a. Khái niệm về rừng
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì Rừng là một hệ sinh thái
bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các


8

yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành
phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng
tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Nhƣ vậy Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.
Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trƣờng, các
thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác
biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Ngay từ thuở sơ khai, con ngƣời đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển,
những khái niệm về rừng đƣợc tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (ngƣời Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm

học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng học
thuyết về rừng có ảnh hƣởng đến nƣớc Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát triển
hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học.
Năm 1930, Morozov đƣa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên
hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển.
Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa
lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh
vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hƣởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê-lê-khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Nếu nhƣ tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái
khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra
52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con ngƣời, động vật và sâu bọ
trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).


9

Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò
to lớn đối với con ngƣời nhƣ: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy,
điều hòa nƣớc, nơi cƣ trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy
(rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi ngƣời một năm cần 4.000kg O2 tƣơng ứng với lƣợng oxy do 1.000 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thƣờng thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lƣợng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lƣợng đất xói mòn của

vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con ngƣời, là nới cƣ trú của các loài động thực
vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi
trƣờng quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trƣờng của một quốc
gia tối ƣu là ≥ 45% tổng diện tích).
b. Đặc trƣng của rừng
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với
hoàn cảnh trong tổng hợp đó.
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục
hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lƣợng sinh
vật, những khả năng này đƣợc hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết
quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao.
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lƣợng và vật chất, luôn luôn
tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lƣợng, đồng thời nó thải
ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái
khác.


10

Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tƣơng hỗ phức tạp dẫn
tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Rừng có phân bố địa lý.
c. Phát triển của rừng
Cũng giống cá thể sinh vật, rừng cũng có sự biến đổi theo thời gian. Nesterop
(1949) đã chia quá trình phát triển của rừng thành các giai đoạn: (chủ yếu áp dụng
cho rừng trồng, rừng ôn đới).

Rừng non: Mối quan hệ giữa các cây gỗ là mối quan hệ hỗ trợ. Chỉ xuất hiện
mối quan hệ cạnh tranh giữ cây gỗ và cây bụi thảm tƣơi.
Rừng sào: Rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh
sáng và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về
chiều cao.
Rừng trung niên: Rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm
lại, có sự phát triển về đƣờng kính. Rừng đã thành thục về tái sinh.
Rừng gần già: Giai đoạn này có sự phân chia không rõ với 2 giai đoạn liền
trƣớc và liền sau của nó. Trong giai đoạn này cây rừng vẫn có sự ra hoa kết quả và
tăng trƣởng về đƣờng kính.
Rừng già: Trữ lƣợng cây gỗ đạt tối đa. Có một vài cây gỗ già, chết. Tán cây
thƣa dần, cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhƣng chất lƣợng không tốt.
Rừng quá già: Cây tầng cao ngừng trệ sinh trƣởng, ra hoa quả ít, chống đỡ
bệnh tật kém, có hiện tƣợng rỗng ruột và dễ dàng gãy đổ.
1.1.1.3. Rừng cộng đồng
a. Khái niệm rừng cộng đồng
Rừng cộng đồng là một thuật ngữ gắn chặt với Lâm nghiệp cộng đồng, là loại
rừng do cộng đồng ngƣời dân đang quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc theo Luật tục.
Còn Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) “là những hoạt động không chỉ giới hạn trong
việc trồng cây rừng ở trang trại, khu nhà ở hay ven đƣờng, mà còn đề cập đến cả tập
quán du canh, việc sử dụng và quản lý rừng tự nhiên, việc cung cấp các sản phẩm lâm
sản từ rừng tự nhiên, từ rừng trồng hay nông lâm kết hợp”. Lâm nghiệp cộng đồng


11

cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phƣơng, tăng cƣờng quản lý sử dụng các
sản phẩm lâm nghiệp để cải thiện mức sống của ngƣời dân theo một phƣơng thức bền
vững, đặc biệt là cải thiện điều kiện sống cho ngƣời nghèo (FAO, 2000).
Theo Arnold (1992) Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng

loạt các hoạt động gắn kết ngƣời dân nông thôn với trồng rừng cũng nhƣ quản lý
bảo vệ các sản phẩm và lợi ích thu đƣợc từ rừng trồng và rừng tự nhiên. Một số
ngƣời quan niệm Lâm nghiệp cộng đồng có thể đƣợc gọi là một bộ phận của lâm
nghiệp xã hội (LNXH). Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) là một quá trình Nhà nƣớc
giao rừng và đất rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng
theo hƣớng bền vững và góp phần cải thiện điều kiện sinh kế của cộng đồng ngày
một tốt hơn. Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” đƣợc dùng trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan điểm chính sau đây:
Thứ nhất, “cộng đồng” là một tập hợp những ngƣời sống gắn bó với nhau
thành một xã hội nhỏ có những điểm tƣơng đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội
truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó
với nhau và thƣờng có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm
này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cƣ thôn bản” (sau đây “thôn bản” đƣợc
gọi chung là “thôn” cho phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004).
Thứ hai, "cộng đồng" đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các
nhóm ngƣời có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Nhƣ vậy,
theo quan niệm này, “cộng đồng” không phải chỉ là cộng đồng dân cƣ toàn thôn mà
còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các
nhóm hộ trong thôn.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhƣng phần lớn các ý
kiến đều cho rằng “cộng đồng” đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng
đồng dân cƣ thôn. Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã định
nghĩa “Cộng đồng dân cƣ thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng
một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tƣơng đƣơng”. Nhƣ vậy,
“cộng đồng” đƣợc dùng trong tài liệu này là khái niệm cộng đồng đƣợc quy định tại
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (gọi tắt là cộng đồng thôn).


12


b. Phân loại rừng cộng đồng
Theo Nghiên cứu của văn phòng thực địa phát triển nông nghiệp nông thôn Si
Ma Cai và Trung tâm TEW về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên
rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lào Cai, thì Có 4 loại hình quản lý rừng cộng đồng
đƣợc nhận dạng ở Việt Nam bao gồm:
1) Rừng truyền thống (cộng đồng tự công nhận)
Đây là loại hình rừng cộng đồng đƣợc xây dựng dựa trên niềm tin, tín ngƣỡng
của ngƣời dân vào rừng. Loại hình rừng này đã đƣợc hình thành từ lâu đời và trải
qua nhiều thế hệ. Về mặt pháp lý, loại hình rừng này chƣa có quyền sử dụng đất và
sở hữu tài nguyên rừng cũng chƣa đƣợc xác lập. Tuy nhiên, trong tiềm thức của
cộng đồng thì họ vẫn coi đây là rừng của họ. Chính vì vậy rừng đƣợc quản lý rất
chặt chẽ và nghiêm túc thông qua các luật tục, quy định truyền thống của cộng
đồng. Phần lớn cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng không vì mục đích kinh tế mà chủ
yếu là vì mục đích tín ngƣỡng và sinh tồn (Nguyễn Xuân Quát, 2004). Tuỳ từng
vùng sinh thái, cộng đồng dân tộc mà loại hình rừng cộng đồng này có tên gọi khác
nhau nhƣ: rừng đầu nguồn, rừng mó nƣớc, rừng bến nƣớc, rừng ma, rừng thiêng,
rừng thổ công đình chùa, rừng dòng họ …
2) Rừng thôn bản:
Về mặt xuất xứ, những khu rừng này tiền thân là những rừng làng, rừng bản,
đƣợc thành lập từ trƣớc khi có Luật bảo vệ và Phát triển rừng. Đây phần lớn là
những khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng tái sinh phục hồi.
Những khu rừng này đƣợc hình thành chủ yếu dựa trên những nhu cầu thực tế của
ngƣời dân địa phƣơng nhƣ bảo vệ nguồn nƣớc cho sinh hoạt, tƣới tiêu, nhu cầu về
củi đun, thức ăn và các sản phẩm phụ thu hái ở trong rừng. Kể từ khi có Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng, và đặc biệt sau khi có sự đầu tƣ của dự án 327 và 661 thì các
khu rừng này thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc và đƣợc giao khoán cho cộng đồng
quản lý, bảo vệ theo Nghị định 01/CP, hoặc Nghị định 178/CP. Về hình thức tổ
chức quản lý, thông thƣờng loại hình rừng này có Ban quản lý rừng cấp thôn bản
(hoặc Tổ bảo vệ). Khi chƣa có sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, ngƣời dân trong thôn bản tự



13

đóng góp tiền hoặc lƣơng thực để hỗ trợ cho Tổ bảo vệ này. Khi có sự đầu tƣ của
Nhà nƣớc thì kinh phí cho Tổ bảo vệ đƣợc trích từ khoản ngân sách mà Nhà nƣớc
đầu tƣ.
3) Rừng nhóm hộ
Đây là loại hình rừng đƣợc thành lập dựa trên sự liên kết của các hộ gia đình,
phần lớn là những khu rừng sản xuất. Các hộ gia đình đƣợc Nhà nƣớc giao (hoặc
khoán) rừng theo Nghị định 01, 163, hoặc 178 nhƣng do diện tích nhỏ lẻ và thiếu
nhân công nên các hộ gia đình có xu hƣớng liên kết lại với nhau để thuận tiện hơn
trong quá trình trình chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh rừng. Cũng có những nơi (nhƣ
ở huyện Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh) các hộ gia đình liên kết với nhau và thành lập Hợp
tác xã Lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ. Đây cũng là bƣớc đi sáng tạo của ngƣời dân
trong quản lý, phát triển và kinh doanh rừng.
4) Rừng cộng đồng đƣợc xã giao:
Loại hình rừng này thực chất là rừng của Nhà nƣớc, đƣợc thực hiện theo quy
định của Nghị định 245/CP về phân cấp quản lý rừng. Đây chủ yếu là những phần
rừng đã hết thời hạn đầu tƣ của dự án 327 và 661 nhƣng chƣa giao lại đƣợc cho
ngƣời dân theo Nghị định 178 hay 163. Lý do có thể do trữ lƣợng và chất lƣợng
rừng quá thấp, hoặc do những khu rừng này ở những nơi quá xa xôi, hẻo lánh, điều
kiện quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Hoặc cũng có thể là do chính quyền và
các ban ngành chƣa hoàn toàn tin tƣởng vào khả năng của ngƣời dân trong quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng. So với 3 loại hình rừng cộng đồng ở trên, loại hình này
hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bảo vệ vì cơ chế quản lý của nó chƣa
thật sự rõ ràng.
1.1.1.4. Quản lý rừng cộng đồng
a. Các khái niệm
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung nhất
là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ). LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt

các hoạt động gắn ngƣời dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân
chia lợi ích các sản phẩm này. Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác


14

nhau về LNCĐ và chƣa có một định nghĩa chính thức nào đƣợc công nhận. Tuy
nhiên, qua các cuộc hội thảo dƣờng nhƣ mọi ngƣời đều thống nhất ở Việt Nam có
hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa trên nhƣ sau:
- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng. Đây là hình thức mà mọi thành viên của
cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hƣởng lợi từ những khu rừng
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng
chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã đƣợc quản lý theo
truyền thống trƣớc đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các
hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đƣợc giao cho các hợp tác xã trƣớc đây mà sau khi
chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý.
Những diện tích rừng này có thể Nhà nƣớc chƣa cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế,
mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hƣởng lợi từ những khu
rừng đó (Dƣơng Viết Tình và Trần Hữu Nghị 2012). Nhƣ vậy, thực chất “quản lý
rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cƣ thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc
thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, đƣợc hình thành chủ yếu thông qua
chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn. Tóm lại, hình thức quản
lý này bao gồm các đối tƣợng chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện
tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời. Cộng đồng trực tiếp quản lý
những khu rừng đƣợc Nhà nƣớc giao. Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp
khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.
Cũng cần nói thêm rằng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, có quy
định nếu cộng đồng đƣợc giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng
chứ không có quyền sở hữu khu rừng đó và đƣợc thực hiện thông qua chính sách

hƣởng lợi từ rừng, đƣơng nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng đƣợc hình thành
bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó.
- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là hình thức cộng đồng tham
gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ
mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các tổ chức nhà nƣớc hoặc các thành


15

phần kinh tế khác nhƣng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch
sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng.
Hình thức này có thể chia thành hai đối tƣợng:
+ Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng
tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau
trên cơ sở tự nguyện nhằm tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công
cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp.
+ Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức Nhà nƣớc (các
Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Lâm trƣờng, Công ty Lâm nghiệp Nhà
nƣớc, các trạm trại…) và các tổ chức tƣ nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt
động lâm nghiệp nhƣ bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng
rừng với tƣ cách là ngƣời tham gia (làm thuê) thông qua các hợp đồng khoán và
hƣởng lợi (chia sẽ lợi ích) theo các cam kết trong hợp đồng.
Tại Hội thảo quốc gia “Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng
cộng đồng ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2000, phần lớn các đại biểu
đã thống nhất hai hình thức quản lý trên đều thuộc hoạt động LNCĐ hay cộng đồng
tham gia quản lý tài nguyên rừng. Từ sự phân tích trên cho thấy, LNCĐ và quản lý
rừng cộng đồng là hai khái niệm khác nhau về quy mô. Thuật ngữ quản lý rừng
cộng đồng đƣợc sử dụng với nghĩa hẹp hơn thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng, thuật
ngữ này đƣợc sử dụng khi đề cập đến việc quản lý những khu rừng của một cộng
đồng dân cƣ, còn nói đến LNCĐ là diễn tả hàng loạt các hoạt động quản lý gắn

ngƣời dân trong cộng đồng với nguồn tài nguyên rừng (gỗ, lâm sản ngoài gỗ,
khoáng sản, nguồn nƣớc…) và việc phân chia lợi ích từ tài nguyên rừng. Hay nói
cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do
cộng đồng dân cƣ thôn thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các
thành phần kinh tế khác. Với cách hiểu nhƣ vậy nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả
quản lý rừng cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý rừng
dựa vào cộng đồng (cộng đồng tham gia quản lý rừng của các chủ rừng khác). Khái
niệm này vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy đƣợc nhiều hơn sự
đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.


16

b. Tiêu chí nhận biết rừng cộng đồng
Tiêu chí về LNCĐ đƣợc xây dựng dựa trên cơ cơ sở khái niệm LNCĐ, do có
những quan niệm khác nhau về LNCĐ nên có những ý kiến khác nhau về tiêu chí
nhận biết LNCĐ, tuy nhiên có thể khái quát một số tiêu chí chính sau đây:
- Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng thuộc về cộng đồng. Đây là một
trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác lập rừng cộng đồng. Rừng và đất rừng
có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó rừng với tƣ cách là tài sản gắn liền với
đất. Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng thuộc về cộng đồng, điều đó có
nghĩa “cộng đồng” là chủ rừng, đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài. Cộng đồng đƣợc khai thác lâm sản và các lợi
ích khác của rừng phục vụ cho mục đích công cộng và cung cấp gỗ gia dụng cho
các thành viên trong cộng đồng, cộng đồng đƣợc hƣởng thành quả lao động, kết
quả đầu tƣ trên diện tích đất, diện tích rừng đƣợc giao.
- Rừng cộng đồng chủ yếu đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng về sản phẩm,
môi trƣờng sinh thái và xã hội. Tiêu chí này có thể hiểu nhƣ sau:
+ Nhu cầu gỗ gia dụng của cộng đồng dân cƣ thôn, đặc biệt là những thôn, bản
ở vùng sâu, vùng xa, nơi kinh tế chƣa phát triển. Đó là nhu cầu thiết yếu nhƣ gỗ và

lâm sản để làm nhà mới, sửa chữa lớn nhà cửa, củi, măng, chăn thả gia súc Cộng
đồng dân cƣ thôn có nhu cầu sử dụng một số khu rừng vì lợi ích chung của cộng
đồng nhƣ rừng bảo vệ nguồn nƣớc, rừng gỗ quý, rừng thiêng, rừng ma gắn liền với
phong tục tập quán, tín ngƣỡng của các đồng bào dân tộc.
+ Tuỳ theo vị trí, đặc điểm và khả năng kinh doanh của cộng đồng, rừng cộng
đồng sẽ dần có khả năng sản xuất hàng hoá. Cộng đồng sẽ hình thành các tổ chức
kinh tế để kinh doanh hàng hoá dựa trên cơ sở tài nguyên do cộng đồng quản lý
theo đúng các quy ƣớc của cộng đồng và Luật pháp của Nhà nƣớc. Do khả năng sản
xuất hàng hoá còn thấp nên những lợi ích mà các thành viên cộng đồng đƣợc hƣởng
lợi thƣờng là những sản phẩm đƣợc khai thác từ rừng cộng đồng.
- Quản lý rừng cộng đồng đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua sử dụng các
nguồn lực sẵn có của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc Đây là tiêu chí


17

quan trọng để phân biệt rừng cộng đồng với rừng của các tổ chức kinh tế khác. Phần
lớn các cộng đồng sử dụng nguồn lao động của chính cộng đồng để bảo vệ và phát
triển rừng. Một vấn đề mang tính đặc thù là rừng cộng đồng chủ yếu đáp ứng nhu
cầu về lâm sản gia dụng, bảo vệ môi trƣờng sản xuất và sinh sống ở cộng đồng nên
nhìn chung, cộng đồng không có doanh thu và lợi nhuận đáng kể từ rừng. Cộng
đồng không có sẵn nguồn tài chính thu từ rừng để trả công lao động. Tuy nhiên,
cộng đồng dân cƣ thôn có nguồn lao động dồi dào, có những kiến thức bản địa tốt
về lâm sinh, nông lâm kết hợp và quản lý rừng. Mặc dù dân còn nghèo, nhƣng nếu
biết huy động tốt các nguồn lực lao động và kiến thức bản địa cũng sẽ tạo nên một
nguồn lực rất quan trọng để phát triển rừng cộng đồng. Mặt khác, Chính phủ có nhiều
chính sách hỗ trợ để tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào quản lý rừng nhƣ tƣ
vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thông qua khuyến nông, khuyến lâm, cho vay
vốn với lãi suất ƣu đãi để phát triển rừng, xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn.
- Quản lý rừng cộng đồng bằng những quy ƣớc đƣợc xây dựng với sự tham gia

của toàn thể cộng đồng và đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp nhận Cộng
đồng dân cƣ thôn sống gần rừng luôn luôn có tác động vào rừng. Vì vậy, mặc dù Nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý rừng nhƣng quy ƣớc/hƣơng ƣớc
của thôn cũng có tác dụng không kém phần quan trọng. Cộng đồng muốn quản lý
đƣợc rừng của mình phải dựa vào văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, nhu cầu của cộng
đồng, trình độ dân trí để soạn thảo và ban hành quy ƣớc/hƣơng ƣớc quản lý và bảo vệ
rừng cộng đồng Nội dung quy ƣớc/hƣơng ƣớc quy định quyền lợi và nghĩa vụ của
mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, mua bán
vận chuyển gỗ và lâm sản, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của cộng
đồng trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Có thể nói, quy ƣớc/hƣơng
ƣớc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng là một trong những tiêu chí quan trọng để
nhận biết địa phƣơng đó đã có rừng cộng đồng hay chƣa.
- Các hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng tƣơng đối linh hoạt, mềm dẻo
để thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng Tổ chức sự tham gia của
các thành viên trong cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hƣởng lợi lâu dài đòi hỏi


18

phải có những hình thức tổ chức và quản lý đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo. Có thể
áp dụng các hình thức tổ chức quản lý rừng để thu hút mọi nguồn lực sẵn có ở cộng
đồng nhƣ: thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng thôn, hình thành nhóm hộ gia đình, các
câu lạc bộ trong cộng đồng để luân phiên tuần tra rừng hoặc huy động các tổ chức
đoàn thể cấp cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Các hình thức tổ chức cứng nhắc nhƣ
kiểu làm công, thuê khoán thì đó không phải là quản lý rừng cộng đồng.
1.1.2. Nội dung quản lý rừng cộng đồng
1.1.2.1. Các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trong LNCĐ
Theo Simon (1999) hình thức sử dụng và quản lý tài nguyên rừng (TNR) trong
các nƣớc hiện nay có 4 hình thức nhƣ sau:
(1) Khai thác gỗ: Khai thác gỗ là hình thức lợi dụng rừng đầu tiên của con

ngƣời, đặc biệt là khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Hình thức sử dụng rừng này ít chú
ý đến trồng hoặc phục hồi rừng, nên nguồn TNR bị suy thoái nghiêm trọng. Hình
thức này thƣờng bị “Lâm tặc” hay ngƣời ngoài cộng đồng lợi dụng đến khai thác
phi pháp nguồn tài nguyên rừng của các chủ rừng. Hiện nay Nhà nƣớc hạn chế hoặc
cấm hình thức này.
(2) Quản lý rừng gỗ: Hình thức quản lý gỗ rừng là một quá trình vừa khai thác
có quy hoạch và thiết kế khai thác hợp lý để đảm bảo tính ổn định lâu dài cho kinh
doanh gỗ vừa trồng lại rừng sau khai thác. Hình thức quản lý rừng gỗ thƣờng áp
dụng phƣơng thức khai thác trắng, sau đó tái sinh nhân tạo để tạo nên rừng thuần
loài. Nhƣợc điểm của hình thức này:
Phá vỡ tính đa dạng sinh học, tài nguyên rừng dễ bị tổn thƣơng và dễ bị sâu bệnh.
Giảm thiểu chức năng bảo vệ môi trƣờng của rừng.
Giảm sút chức năng sản xuất của đất đai, không tối đa hóa việc lợi dụng tài
nguyên rừng.
Hai hình thức quản lý trên có thể áp dụng cho quản lý rừng sản xuất, rừng kinh tế.
(3) Quản lý nguồn tài nguyên rừng: Là hệ thống quản lý dựa trên tiềm năng và
sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên của nguồn tài nguyên rừng và điều kiện kinh tế xã
hội của địa phƣơng. Hình thức quản lý này có đặc điểm nhƣ sau: Không chỉ lợi


×