Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng bài tập nâng cao thể lực chung cho học sinh nữ khối 11 trường THPT mỹ hào theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN VĂN TÂM

ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO
THỂ LỰC CHUNG CHO HỌC SINH NỮ
KHỐI 11 TRƢỜNG THPT MỸ HÀO
THEO TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.s DƢƠNG VĂN VĨ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày…tháng…năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Văn Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDTC



: Giáo dục thể chất

TDTT

: Thể dục thể thao

XHCN : Xã hội chủ nghĩa
THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

VĐV

: Vận động viên

HLV

: Huấn luyện viên

RLTT

: Rèn luyện thân thể

STT


: Số thứ tự

s

: Giây


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Quan điển của Đảng và Nhà nước ta về công tác Giáo dục và Đào tạo, công
tác Giáo dục thể chất ...................................................................................................... 4
1.1.1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể chất ...... 4
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác Giáo dục
thể chất ............................................................................................................................ 6
1.2. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể chất .................................................. 8
1.2.1. Khái niệm phát triển thể chất .............................................................................. 8
1.2.2. Huấn luyện thể lực chung ................................................................................. 10
1.3. Bản chất của Giáo dục thể chất ........................................................................... 16
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT .................................................................. 18
1.4.1. Đặc điểm tâm lý ................................................................................................. 18
1.4.2. Đặc điểm sinh lý ................................................................................................ 20
Chƣơng 2. NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .. 23
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 23
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 23
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 24
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 24
2.2.6. Phương pháp toán thống kê................................................................... 25

2.3. Tổ chức và đối tượng nghiên cứu........................................................................ 26
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 27
3.1. Thực trạng công tác GDTC trong trường THPT Mỹ Hào................................ 27
3.1.1. Chương trình GDTC khối 11 trường THPT Mỹ Hào .................................... 27
3.1.2. Thực trạng công tác giảng dạy giáo dục thể chất ........................................... 27
3.1.3. Khảo sát thực tiễn về đội ngũ giáo viên giảng dạy GDTC ở trường THPT
Mỹ Hào ......................................................................................................................... 28
3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất trong trường THPT Mỹ Hào ................................ 29
3.1.5. Thực trạng thể lực của nữ học sinh khối 11 trường THPT Mỹ Hào ............ 30
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập......................................................... 32
3.2.1. Lựa chọn các bài tập .......................................................................................... 32
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm......................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng, biểu

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

Nội dung
Số lượng, trình độ giáo viên dạy thể dục trường
THPT Mỹ Hào.
Thực trạng sơ sở vật chất trong trường THPT
Mỹ Hào
Thống kê số lượng dụng cụ tập luyện và trang
thiết bị TDTT trong trường THPT Mỹ Hào
Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của học sinh
trường THPT Mỹ Hào

Trang
28
29
29
31


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các hình thức bài
5

Bảng 3.5

tập thể lực nhằm nâng cao thể chất cho nữ học

32

sinh khối 11 Trường THPT Mỹ Hào (n=6)
Lịch ngoại khóa cho học sinh nữ khối 11 trường
6

Bảng 3.6

THPT Mỹ Hào từ ngày 17/02/2014 đến ngày

34

28/03/2014
7

Bảng 3.7

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai
nhóm đối chứng - thực nghiệm

39

So sánh và đánh giá mức độ phát triển thể chất

8

Bảng 3.8

của nữ học sinh khối 11 trường THPT Mỹ Hào

40

với tiêu chuẩn RLTT (sau thực nghiệm)
So sánh và đánh giá mức độ phát triển thể chất
9

Bảng 3.9

của nữ học sinh khối 11 trường THPT Mỹ Hào

42

trước và sau thực nghiệm (nhóm thực nghiệm).
10

Biểu đồ 1

Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích test
chạy 30m xuất phát cao (s) của nữ học sinh

43


khối 11 trường THPT Mỹ Hào ở 2 nhóm đối

chứng và thực nghiệm.
Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích test
11

Biểu đồ 2

chạy 5p tùy sức (m) của nữ học sinh khối 11
trường THPT Mỹ Hào ở 2 nhóm đối chứng và

43

thực nghiệm.
Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích test
12

Biểu đồ 3

chạy bật xa tại chỗ (cm) của nữ học sinh khối
11 trường THPT Mỹ Hào ở 2 nhóm đối chứng

44

và thực nghiệm.
Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích test gấp
13

Biểu đồ 4

cơ bụng (lần) của nữ học sinh khối 11 trường
THPT Mỹ Hào ở 2 nhóm đối chứng và thực

nghiệm.

44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác GDTC đối với thế hệ trẻ xem đó là
động lực quan trọng. Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại
hội Đảng VIII đã ghi rõ “Giáo dục đào tạo cùng với bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
bước vào cuộc sống. Đồng thời cũng đã khẳng định sự cường tráng về thể
chất là nhu cầu cơ bản của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra tài sản
trí tuệ và vật chất cho xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội của các giai cấp,
các ngành, các đoàn thể vì thế giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ hết sức quan
trọng và cần thiết” [9]. TDTT là bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội. Một
loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ
thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con
người nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá
và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý.
GDTC là một bộ phận của TDTT nhưng chính xác hơn đó là một trong
những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội
một quá trình có tổ chức để rèn luyện và tiếp thu những giá trị của TDTT
trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường) vai
trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt động theo
những nguyên tắc sư phạm... Nhưng đặc trưng cơ bản chuyên biệt nhất của
giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động (qua các động tác) đó là truyền thụ
và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của

con người. Giáo dưỡng thể chất là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển
theo định hướng các tổ chức thể lực nhằm nâng cao thể lực vận động của con
người. GDTC và hoạt động TDTT giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao


2
trình độ văn hoá thể chất của mọi dân tộc. Một trong những mục tiêu quan
trọng quyết định đến sự trường tồn và phát triển của đất nước ta là chăm lo và
bồi dưỡng thế hệ trẻ, khẳng định vị trí, vai trò, tác dụng của giáo dục thể chất
trong trường học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn xác định và đặt đúng vị trí của giáo dục
thể chất đối với thế hệ trẻ.
GDTC có vai trò chủ động nâng cao sức khoẻ, thể chất, năng lực vận
động nâng cao hiệu quả học tập góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh
thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn
nhau giữa các trường và là môi trường giáo dục rèn luyện đạo đức và ý chí
cho thanh niên. Phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. Xuất
phát từ tầm quan trọng của việc chuẩn bị thể lực chung một cách rộng rãi với
chuyên môn hoá cho trẻ em tuổi đi học đó là phát triển thể chất trang bị các
kỹ năng, kỹ xảo vận động và bồi dưỡng thể lực một cách toàn diện, cân đối.
Đó cũng là tiền đề quan trọng để chuyên môn hoá có kết quả tốt trong một
lĩnh vực hoạt động nào đó. Nhưng ở lứa tuổi đi học ngay cả khi bắt đầu
chuyên môn hoá thể thao thì khuynh hướng giáo dục toàn diện các tố chất thể
lực và thường xuyên mở rộng vốn kỹ năng kỹ xảo vận động vẫn còn chiếm ưu
thế. Các hệ thống tổ chức cơ quan của cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ và
đang dần dần được hoàn thiện. Tất cả các bộ phận của cơ thể về hình thái
cũng như cấu trúc chưa phát triển bằng người lớn ở lứa tuổi này các em dễ bị
mệt mỏi và phân tán tư tưởng nhưng hoạt động thần kinh của các em rất linh
hoạt nên khả năng tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, dễ hình thành các phản xạ
có điều kiện ở lứa tuổi này các em còn rất manh động tò mò ham học hỏi mạo

hiểm nhưng có tâm lý hiếu thắng.
Các hoạt động GDTC trong trường học chính là nhằm nâng cao thể lực
chung cho học sinh mà trong đó chuẩn bị thể lực là nội dung của quá trình


3
GDTC đây là hoạt động chuyên môn hoá nhằm chuẩn bị cho người học tập,
hệ thống GDTC ở trường phổ thông là phải thực hiện hoàn thiện thể chất liên
tục ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi và trên cơ sở đó đảm bảo khi kết thúc từng học
phần đạt được mức cần phải về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện để tham
gia các hình thức hoạt động quan trọng tiếp đó .
Trong quá trinh khảo sát thực tế tại các giải phong trào cũng như hội
khỏe tại trường THPT Mỹ Hào thì khả năng thực hiện các hoạt động thể thao
cũng như thể lực chung còn nhiều yếu kém chưa hiệu quả. Xuất phát từ những
lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng bài tập nâng cao thể
lực chung cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Mỹ Hào theo tiêu chuẩn
và rèn luyện thân thể”.
* Mục đích chọn đề tài
Mục đích chọn đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc rèn
luyện sức khỏe, để tìm ra ứng dụng một số bài tập để nâng cao thể lực chung
cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Mỹ Hào theo tiêu chuẩn và rèn luyện
thân thể.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điển của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác Giáo dục và Đào
tạo, công tác Giáo dục thể chất

1.1.1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể
chất
Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từ lòng yêu thương quý trọng con người, ý chí
suốt đời vì nước, vì dân đã hết sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục bồi dưỡng
sức khoẻ. Bác Hồ xác định đó là: “Bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [5].
Thể dục là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu được ở nhà
trường phổ thông. Nó là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường
sức khoẻ cho học sinh, cải tạo nòi giống đẩy nhanh sự phát triển toàn diện,
nhịp nhàng cân đối của cơ thể tăng cường tố chất nâng cao khả năng vận
động của các em. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đặc biệt coi trọng
đến vấn đề GDTC vì đây không những giữ vai trò quan trọng trong việc nâng
cao trình độ văn hoá thể chất của một dân tộc mà còn là mục tiêu quan trọng
quyết định tới sự trường tồn và phát triển của đất nước. Nghị quyết Đại hội
Đảng VIII đã khẳng định: “Chăm lo giáo dục đào luyện thế hệ trẻ là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia
đình nhà trường và của toàn xã hội...” [9].
GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện
trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Mục đích GDTC
là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có sức
khoẻ dồi dào thể chất cường tráng có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp
cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành
mạnh. Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của mọi người nói chung và mục


5
tiêu của mỗi quốc gia cần đạt được trong quá trình giáo dục cho học sinh là
vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ, vật chất cho xã hội. Khẳng định vị trí vai trò
tác dụng của GDTC đồng thời là phương tiện hữu hiệu nhằm giáo dục nhân
cách bồi dưỡng phẩm chất và kỹ năng lao động nghề nghiệp tương lai của tuổi
trẻ học đường.

Điều 41 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ghi: “Quy định
chế độ giáo dục bắt buộc trong trường học” [4].
Chỉ thị 36/CT- TW Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
đã chỉ rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học” [1].
Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các
ngành, các cấp thực hiện tốt công tác GDTC cho học sinh trong đó nêu rõ:
“Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [2].
Tại Hội nghị GDTC các trường phát triển toàn quốc được tổ chức vào
tháng 8/1996 tại Hải Phòng. Phó Thủ tướng đã nói: Ước vọng của mỗi chúng
ta là mỗi thanh thiếu niên Việt Nam cả nam và nữ đều có cơ thể cường tráng
cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển.
Bộ giáo dục - đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường
và cần phối hợp với uỷ ban TDTT tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
đúng đắn của toàn xã hội về vị trí vai trò. Ý nghĩa tác dụng to lớn của GDTC
và các hoạt động thể thao trường học trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhằm
đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Không những vậy mà còn phối hợp để chương trình quy
định hệ thống thi đấu thể thao trong học sinh các cấp các cơ sở trên toàn quốc.
Nhà trường phải tiến hành các hoạt động TDTT ngoại khoá tổ chức thi đấu thể
thao để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
Với chủ trương xã hội hoá hoạt động TDTT Chính phủ đã khuyến
khích toàn xã hội chăm lo đến GDTC cho học sinh. Cho phép các tổ chức và


6
cá nhân xây dựng các cơ sở thể thao ngoài công lập để thu hút việc tập luyện
TDTT rèn luyện thân thể của thế hệ trẻ trong cả nước.
Qua các Chỉ thị Nghị quyết việc quan tâm của Đảng và Nhà nước đối
với GDTC là không thể xem nhẹ. Chính vì vậy trong quá trình GDTC chúng
ta phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề tâm sinh lý của các em để có thể
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần trong

sáng về đạo đức.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác Giáo
dục thể chất
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay đã trải
qua 69 năm. Qua các chặng đường cách mạng Đảng ta luôn có những quan
điểm đồng nhất và vô cùng đúng đắn về công tác TDTT.
Ngày 27/3/1946 lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát ra như một bản tuyên ngôn TDTT. Hưởng ứng lời kêu gọi của
Bác khắp cả nước từ chiến khu Việt Bắc đến rừng U Minh, từ nông thôn đến
thành thị, từ cụ già đến trẻ thơ đã dấy lên phong trào khỏe để kháng chiến,
khỏe để bảo vệ Tổ quốc. TDTT đã góp phần không nhỏ để đưa cuộc kháng
chiến chống Pháp của chúng ta giành thắng lợi.
Thời kỳ xây dựng ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước từ năm
1954 đến 1975. Đảng ta đã khẳng định chiến lược phát triển TDTT ở Nghị
quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III là:“Phát triển TDTT nâng cao
sức khỏe nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước” [7]. Sau Đại hội Đảng lần III năm 1961, Bác đã viết
thư cho Hội nghị cán bộ TDTT miền Bắc, một lần nữa Bác đã nhắc đến vai trò
quan trọng của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Năm 1970 Đảng ra Chỉ thị 170 CT/TW về việc phát triển phong trào
chạy, nhảy, bơi, bắn, võ… Chỉ thì này đã được nhân dân tích cực tham gia


7
hưởng ứng góp phần nâng cao thể lực cho quân, dân ta tiến hành sự nghiệp
giải phóng thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1075 cả nước đã hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một
mối. Đứng trước sứ mạng lịch sử mới là nhanh chóng khôi phục đất nước trở
lên giàu mạnh, văn minh. Đảng ta đã đề ra các chiến lược trong văn bản Đại
hội Đảng VI, VII, VIII, IX và Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam năm 1992, cụ thể hóa các đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước. Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều Chỉ thị và Thông tư về công tác
TDTT như Chỉ thị 36/TC/TW ngày 24/3/1994 về công tác thể dục thể thao và
Chỉ thị 17/CT/TW tháng 10/2001 về phát triển TDTT đến năm 2010. Trong
Chỉ thị Đảng đã nêu lên những thành tích đã đạt được của ngành, đồng thời
cũng đã chỉ ra những yếu kém về sự phát triển TDTT quần chúng, thể thao
thành tích cao, yếu kém của công tác tổ chức cũng như phát triển cơ sở vật
chất phục vụ cho tập luyện TDTT.
Chỉ thị 133 TTg của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch phát triển
ngành TDTT vào năm 1998 Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hôi Chủ Nghĩa
Việt Nam đã phê chuẩn chương trình TDTT Quốc gia và nâng tổng cục
TDTT thành cơ quan ngành ngang bộ. Những sự việc trên đã thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước ta đối với nền TDTT nước nhà.
Ngày 2/4/1998 Thường vụ Bộ chính trị còn ra Thông tư số 03/TT/TW
về tăng cường lãnh đạo công tác TDTT. Thông tư yêu cầu các tổ chức Đảng,
Ban, Ngành, Đoàn thể tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các quan điểm, mục
tiêu và giải pháp lớn về công tác TDTT theo tinh thần Chỉ thị 36CT/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII.
Ngày 19/8/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐCP
về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
y tế, TDTT. Trong đó Nghị định nêu rõ: Nhà nước khuyến khích các tổ chức,


8
cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong các tổ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế để phát triển các hoạt đông giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT
đúng theo quy định của pháp luật.
Quán triệt các quan điểm, Chủ chương và Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước về công tác TDTT. Ủy ban TDTT trong những năm gần đây
cũng đã hoàn thành và ký kết các Chỉ thị và Thông tư với cán bộ ngành nhằm

thúc đẩy TDTT trên cả nước như thông tư liên tịch giữa ngành TDTT với Bộ
quốc phòng số 1789/1998/TTLB ký ngày 11/6/1998; Thông tư liên bộ giữa ủy
ban TDTT với Bộ giáo dục và Đào tạo số 0493/TTLB ký ngày 17/4/1993 và
số 162/1999/TTLB ký ngày 27/5/1999.
Tóm lại quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác TDTT trong
suốt chặng đường cách mạng là hoàn toàn đúng đắn và nhất quán. Đảng và
Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và sâu sắc đối với sự phát triển
TDTT của nước nhà. Điều này đã tạo động lực to lớn thúc đẩy mạnh mẽ sự
nghiệp TDTT của nước ta trong quá khứ, hiện tại và trong cả tương lai.
1.2. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể chất
1.2.1. Khái niệm phát triển thể chất
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành, phát triển do
bẩm sinh, di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả rèn luyện và giáo dục).
Năng lực thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng
thích ứng.
Thể hình: đó là hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển,
những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa cùng tư thế. Còn năng lực thể
chất còn lại chủ yếu liên quan đến những khả năng chức năng của hệ thống,
cơ quan trong cơ thể… Nó bao gồm các tố chất vận động và những năng lực
cơ bản của con người. Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng


9
chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm
cả sức đề kháng đối với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về
tình trạng cơ thể thông qua một số dấu hiệu về thể trạng, được xác định bằng
cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích
sống, lực tay, chân, lưng... Trong một thời điểm nào đấy.
Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên

nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo
một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và
giới tính, sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo và
chức năng cơ thể.
Bài tập:
Bài tập TDTT là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người
sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với các quy luật GDTC.
Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ GDTC, đáp ứng những
yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người.
Thể lực chung
Theo các nhà khoa học TDTT nước ngoài như Nôvicốp (Nga), Viên Vĩ
Dân (Trung Quốc) thì thể lực chung được hiểu là:“Năng lực của các chức
năng và năng lực vận động của cơ thể được biểu hiện ra dưới sự chi phối của
hệ thống thần kinh, loại năng lực này được tổ hợp bởi sức mạnh tốc độ, sức
bền, tính mềm dẻo và năng lực phối hợp vận động” [3].
Còn theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì thể lực chung có
thể được hiểu là: Những tiền đề chung rộng rãi về thể lực để có thể đạt kết
quả tốt trong hoạt động hoặc trong một số hoạt động nào đó.
Tuy các tác giả trên có cách trình bày khác nhau nhưng đều hàm chứa
những nội hàm cơ bản là:
- Thể lực chung là năng lực của chức năng và năng lực vận động của cơ
thể.


10

- Thể lực chung gồm các tố chất thể lực chung: nhanh, mạnh, bền,
khéo, dẻo. Nó là nền tảng rộng rãi cho các hoạt động của cơ thể.
Thể lực chuyên môn:
Cũng theo Nôvicôp và Viên Dĩ Dân thì thể lực chuyên môn là các tố

chất thể lực được gắn liền với kỹ thuật chuyên môn, yêu cầu thi đấu chuyên
môn và phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao thành tích chuyên môn cho VĐV.
“Thể lực chuyên môn của các môn thể thao có kỹ thuật, luật lệ thi đấu khác
nhau thì sẽ khác nhau. Thể lực chuyên môn được xây dựng trên nền tảng của
thể lực chung” [10].
Theo tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì thể lực chuyên môn
là: “Thể lực chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề,
từng môn thể thao, thậm chí từng động tác kỹ thuật trong từng tình huống cụ
thể, thường được đặt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung” [8]. Rõ ràng
các khái niệm của tác giả Nga, Trung Quốc và Việt Nam có cùng chung hàm
nghĩa đó là:
- Thể lực chuyên môn chỉ phục vụcho yêu cầu chuyên biệt của môn
chuyên sâu.
- Thể lực chuyên môn chỉ có thể được phát triển tốt trên nền tảng của
thể lực chung đồng thời được phát triển sau khi đã phát triển thể lực chung.
1.2.2. Huấn luyện thể lực chung
Huấn luyện thể lực chung (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể
lực chung và chuyên môn) là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và
theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các
mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với
hệ thần kinh, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người.
Thông thường tố chất thể lực được chia thành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động (khả năng
linh hoạt).


11
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực, song chúng
tôi cho rằng hệ thống các quan điểm của Giáo sư - HLV Công Huân, CHLB
Nga N.G.Ozolin trình bày trong cuốn Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đạiNxb TDTT Matxcơva 1970 là đầy đủ hơn cả. Tác giả cho rằng: Quá trình

huấn luyện thể lực là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ
thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các
tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm, dẻo, khéo léo).
Điểm đặc biệt của quá trình chuẩn bị thể lực chung là phải củng cố
được những điểm còn yếu trong cơ thể, những cơ quan chậm phát triển.Qua
tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều
chuyên gia đầu ngành lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
trong nước: GS Lê Văn Lẫm, PGS Lê Bửu, PGS Dương Nghiệp Chí, PGS
Phạm Trọng Thanh, PGS Nguyễn Toán, PTS Nguyễn Thế Truyền, PTS Phạm
Danh Tốn... Chúng ta thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn
luyện thể lực cho người tập là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng
chức phận của hệ thống cơ quan trước lượng vận động thể lực (bài tập thể
chất) và như vậy đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất
vận động. Đây có thể coi là điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo
dục các tố chất vận động.
Quan điểm khác theo xu hướng y sinh học mà chúng tôi ghi nhận của
các nhà khoa học Việt Nam: PTS Nguyễn Ngọc Cừ, PTS Phan Hồng Minh,
PGS Lưu Quang Hiệp, PGS Trịnh Hùng Thanh, PGS Nguyễn Kim Minh, PTS
Lê Quý Phượng... cho rằng: Nói đến huấn luyện thể lực chung trong thể thao
là nói tới cơ thể người tập dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng
lực hoạt động cao hay thấp.
Đồng thời chúng tôi thấy một số chuyên gia Việt Nam đề cập vấn đề
này dưới góc độ tâm lý, PGS Phạm Ngọc Viễn, PGS Lê Văn Xem... cho rằng:


12
Quá trình chuẩn bị thể lực chung là quá trình giải quyết khó khăn liên quan
đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật và sự phù hợp những yếu tố tâm lý
trong hoạt động tập thể và thi đấu.
Qua các ý kiến nêu trên, chúng tôi nhận thấy chuẩn bị thể lực chung sự

tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến người tập
nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả năng vận động
biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn nhằm nâng cao
khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với các năng lực
vận động của người tập, nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng
của mỗi môn thể thao.
Hoạt động thể lực rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào công suất
hoạt động cơ cấu động tác và thời gian gắng sức. Mỗi một dạng hoạt động
đồng thời đòi hỏi cơ thể phải thể hiện khả năng hoạt động thể lực của mình về
một mặt nào đó. Như vậy khả năng hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt
khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả
năng hoạt động thể lực được gọi là các tố chất thể lực (tố chất vận động). Dựa
trên quan điểm tố chất thể lực chúng tôi đi sâu vào đặc điểm của từng tố chất.
Và dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp TDTT.
Tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài, hoặc đề
kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. TS Lê Văn Xem khái niệm về sức mạnh:
Là khả năng thực hiện một hành động vận động với mức độ nỗ lực, cường độ
căng cơ khác nhau. Tố chất sức mạnh thường được thể hiện trong khi thực
hiện các động tác đòi hỏi mức độ nỗ lực cơ bắp nhất định.
Để phát triển sức mạnh tối đa trong huấn luyện cần phải hình thành
những phản xạ có điều kiện phối hợp hoạt động của các trung tâm thần kinh để
các cơ chủ vận có thể co trong khi hoạt động của các cơ khối kháng bị ức chế.


13
Có thể sử dụng cả hoạt động và tĩnh lực để phát triển sức mạnh. Cho
các cơ tập luyện theo chế độ đẳng trường với lực căng cơ tối đa sẽ làm cho
sức mạnh của cơ tăng cao.
Tố chất sức nhanh

Đó là khả năng của con người hoàn thành một hoạt động vận động với
khoảng thời gian ngắn nhất trong điều kiện được quy định. Trong hoạt động
TDTT tố chất sức nhanh quy định chủ yếu đặc tính tốc độ động tác cũng như
thời gian phản ứng vận động.
Người ta phân biệt 3 hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như:
- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ).
- Tần số động tác.
Theo quan điểm sinh lý, về thời gian tiềm phục của phản ứng vận động
gồm năm thành phần:
- Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.
- Dẫn truyền hưng phấn hệ thần kinh trung ương.
- Truyền hưng phấn trong tổ chức lưới hình thành tín hiệu ly tâm.
- Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ.
- Hưng phấn cơ và cơ hoạt động tích cực.
Trong đó giai đoạn thứ 3 chiếm nhiều thời gian nhất. Những động tác
được thực hiện với tốc độ tối đa khác với động tác chậm về đặc điểm sinh lý
sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ: Khi thực hiện với tốc độ tối đa thì khả
năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác sẽ gặp
nhiều khó khăn. Do đó, với tốc độ cao khó có thể thực hiện động tác thật
chính xác. Trong các động tác rất nhanh và thực hiện với tần số cao. Động
năng được truyền cho bộ phận nào đó có thể sau đó nó bị tiêu phí ở các cơ đối
kháng tham gia hoạt động và truyền cho bộ phận này gia tốc theo hướng


14
ngược lại, trong động tác tốc độ lớn hoạt động của cơ diễn ra trong thời gian
ngắn đến mức không kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo chế độ
đẳng trường. Người ta thừa nhận rằng tần số động tác phụ thuộc vào tính linh
hoạt của quá trình thần kinh - tức là phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái

hưng phấn - với chế độ của khu vận động.
Tố chất sức bền
Là khả năng hoàn thành một hoạt động vận động không bị suy giảm
hiệu quả trong điều kiện được quy định.
Hay có thể khái niệm: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với
cường độ cho trước, năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài
nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của
mệt mỏi, nên sức bền còn có thể nói là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi
trong hoạt động nào đó. Như vậy, khái niệm sức bền luôn liên quan đến khái
niệm mệt mỏi.
Trong hoạt động thể lực sức bền đảm bảo cho người tập đạt được
cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu, sử dụng sức lực) trong
thời gian vận động kéo dài. Tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức
bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo kỹ - chiến
thuật tốt ở cuối cuộc thi đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn
trong tập luyện, và khả năng chịu đựng lượng vận động của người tập. Sức
bền phát triển tốt là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh sức bền gồm
có: Sức bền chung và sức bền chuyên môn.
- Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài, với cường độ
thấp. Có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. Sức bền chung có khả năng chuyển
từ hoạt động này sang hoạt động khác tức là khi được nâng cao trong một loại
bài tập nào đó, nó có khả năng biểu hiện trong các loại bài tập khác có cùng


15
tính chất. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Để nâng cao sức bền
chung của VĐV ở một môn nào đó có thể sử dụng nhiều hình thức bài tập
khác nhau.
- Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao

trong những loại hình bài tập nhất định.
Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào
những nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ
thuật. Do đó, khi nâng cao sức bền chuyên môn trong một loại bài tập xác
định nào đó thì hầu như không có tác dụng làm tăng sức bền chuyên môn
trong một loại bài tập khác, tức là đây hầu như không có sự chuyển của sức
bền, có thể xảy ra hay không tùy thuộc vào cơ chế cung cấp năng lượng trong
vận động, đặc điểm các tố chất vận động của bài tập, tác dụng tương hỗ của
kỹ năng, kỹ xảo vận động, sức bền nói chung rất cần thiết cho con người.
Vì sức bền luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực, nên nó
quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh. Những mối
quan hệ này được thể hiện bằng các tố chất như: sức mạnh bền, sức nhanh
bền. Như vậy, có thể nói rằng sức bền rất đa dạng nó đặc trưng cho các môn
thể thao.
Tố chất mềm dẻo
Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa
cùng động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo.
Năng lực mềm dẻo được chia làm hai: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo
thụ động.
- Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở
các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
- Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn
của các khớp nhờ tác động của ngoại lực như: Trọng lượng của cơ thể, lực ấn
ép của HLV hoặc bạn tập.


16
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu chất lượng và số
lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn
đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao.

Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Theo TS Lê Văn Xem đó là khả năng tiếp thu nhanh kỹ năng vận động,
những động tác mới học và năng lực chuyển hóa hoạt động vận động phù hợp
với yêu cầu của tình huống đã thay đổi.
Khéo léo là một tố chất thể lực tổng hợp, có thể định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Khéo léo là năng lực định hướng và
phản ứng nhanh chóng khi có tình huống nảy sinh. Quan niệm khác lại cho
rằng: Khéo léo là khả năng phối hợp động tác tốt của người tập trong các hoạt
động vận động. Cho dù hiểu khéo léo theo các góc độ khác nhau, song người
ta đều thừa nhận tố chất này bao hàm trong đó nhiều năng lực thành phần để
tạo nên khả năng phối hợp vận động cao.
Phương pháp chủ yếu để phát triển các khả năng phối hợp vận động là
luyện tập thường xuyên các bài tập thể chất (bài tập kỹ thuật) với thay đổi kết
cấu, độ khó, tốc độ, nhịp điệu bài tập, rèn luyện các năng lực cảm giác không
gian và thời gian. Đa dạng hóa việc thực hiện động tác, thay đổi điều kiện bên
ngoài, thay đổi cách thu nhận thông tin... Cũng như góp phần giáo dục có hiệu
quả khả năng phối hợp động tác.
1.3. Bản chất của Giáo dục thể chất
GDTC được sử dụng để tác động đến các đối tượng nhằm đạt được
những mục đích của GDTC.
GDTC là một bộ phận của TDTT, nó còn là một trong những hình thức
hoạt động cơ bản có định lượng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có
tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo
dục giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường).


17

GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học
vận động (động tác) và phát triển cơ chủ định các tố chất vận động của con

người phát triển thể chất là một phần hệ quả của GDTC.
Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật.
Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt
động của con người trong đó có TDTT. Hơn nữa rèn luyện phát triển thể lực
là một trong những đặc điểm cơ bản nổi bật của quá trình GDTC.
GDTC nhằm hình thành và hoàn thiện không ngừng các năng lực thể
chất tương ứng với lứa tuổi sao cho chúng đáp ứng được các yêu cầu của sinh
hoạt và học tập.
GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về
thể chất và nhân cách nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ cho con
người.
Các hoạt động GDTC trong trường học chính là nhằm nâng cao thể lực
cho học sinh mà trong đó chuẩn bị thể lực là nội dung của quá trình GDTC
đây là hoạt động chuyên môn hoá nhằm chuẩn bị cho người học tập, hệ thống
GDTC ở trường phổ thông là phải thực hiện hoàn thiện thể chất liên tục ở mỗi
giai đoạn, lứa tuổi và trên cơ sở đó đảm bảo khi kết thúc từng học phần đạt
được mức cần phải về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện để tham gia các hình
thức hoạt động quan trọng tiếp đó .
Trình độ thể lực là kết quả của quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ năng vận
động nâng cao năng lực làm việc của cơ thể để tiếp thu hoặc thực hiện một
loại hình hoạt động của con người.
Luật giáo dục quy định:“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển toàn toàn diện về đạo đức trí tuệ thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị cho học sinh học bước vào cuộc


18
sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6]. Giáo dục THPT
nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS có

trình độ học vấn THPT và những hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học trung học chuyên nghiệp và học nghề.
Học sinh THPT đang trong lứa tuổi thanh thiếu niên lứa tuổi cơ thể
phát triển rất mạnh, đang dần dần được hoàn thiện. Tất cả các bộ phận của cơ
thể về hình thái cũng như chức năng đều chưa bằng được người lớn.
Khi đưa các hoạt động nhằm nâng cao thể lực chúng ta cần đặc biệt chú
ý đến vấn đề tâm sinh lý mà đối tượng chúng ta nghiên cứu.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT
Lứa tuổi này các em đã có sự phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ
phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm dần. Chức năng sinh lý
đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan của cơ
thể cũng được cao hơn. Ở lứa tuổi này, có thể các em phát triển chiều cao
nhiều nhưng bắt đầu chuyển sang phát triển chiều ngang nhiều hơn.
Sự phát triển cơ thể của nam và nữ ở lứa tuổi này đã có sự khác nhau
đáng kể do sự khác nhau về giới tính. Đến tuổi này sự khác nhau ngày càng rõ
rệt về tầm vóc, thể lực và tâm lý. Do đó trong quá trình tập luyên các môn thể
thao các giáo viên, huấn luyện viên cần căn cứ vào đặc điển tâm sinh lý lứa
tuổi này và giới tính để có sự phân biệt về tính chất - cường độ, khối lượng
tập luyện sao cho đảm bảo tính hợp lý, tạo ra sự phát triển toàn diện.
1.4.1. Đặc điểm tâm lý
Về mặt tâm lý của các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để
cho mọi người tôn trong mình, đã có một hiểu biết nhất định, có khả năng
phân tích, tổng hợp, muốn biết nhiều, có nhiều hoài bão nhưng còn nhiều
nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành
tính cách và luôn hướng về tương lai. Đó là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo,


×