Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Research on breeding selection and growing techniques of de xanh (lithocarpus pseudosundaicus (hickel et a camus) camus) in vinh phuc and hoa binh provinces (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.2 KB, 24 trang )

1
PHẦN A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Sự cần thiết của đề tài
Lợi ích tài chính thu được từ các hoạt động chế biến đồ gỗ hàng năm là
rất lớn, chỉ tính riêng năm 2016 Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 7,3
tỷ USD và tính đến hết năm 2017 là 8,0 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng năm
chúng ta phải nhập khẩu khoảng hơn 4 triệu m 3 nguyên liệu gỗ lớn có
chứng chỉ rừng phục vụ cho chế biến (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2017).
Hàng loạt các chủ trương, đề án, chương trình của ngành đã được đặt ra
như: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; Kế hoạch hành động nâng cao năng
suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020,…
với mục tiêu tập trung phát triển rừng trồng một cách bền vững, đáp ứng
yêu cầu thị trường, lựa chọn được các loài cây trồng rừng bản địa, mọc
nhanh có khả năng cung cấp gỗ lớn, phục vụ nguyên liệu cho chế biến
trong nước và xuất khẩu,…
Dẻ xanh hay còn được gọi là Sồi xanh, Sồi lông thuộc họ Dẻ
(Fagaceae) có tên khoa học là Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et
A.Camus) Camus). Cây sinh trưởng nhanh, ưa sáng, tái sinh tốt dưới độ
tàn che thấp. Chiều cao của Dẻ xanh có thể đạt tới 30m, đường kính thân
đạt trên 100cm. Gỗ cứng có mùi thơm, khối lượng riêng của gỗ đạt
0,707g/cm3, ít nứt nẻ, độ co rút trung bình, ít mục,... Do vậy, Dẻ xanh
được xem là có triển vọng trong trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, đến nay hầu
như chưa có nghiên cứu về chọn, nhân giống, thiếu thông tin về đặc điểm
sinh lý hạt giống, sinh thái cây con trong vườn ươm cũng như các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng Dẻ xanh,...
Xuất phát từ thực tiễn trên, luận án “Nghiên cứu chọn giống và biện
pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus
(Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình” đặt ra là cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.




2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Xác định được một số cơ sở khoa học để gây trồng
và phát triển loài Dẻ xanh, góp phần bổ sung vào cơ cấu cây bản địa có
triển vọng phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống, trồng rừng và xuất xứ Dẻ xanh phục vụ trồng rừng cây bản địa tại
Vĩnh Phúc và Hòa Bình cung cấp gỗ lớn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận:
+ Xác định được một số đặc điểm lâm học của Dẻ xanh.
+ Xác định được các tính chất cơ, vật lý và hóa học gỗ Dẻ xanh.
- Về thực tiễn:
+ Lựa chọn được các xuất xứ Dẻ xanh có triển vọng cho trồng rừng tại
2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
+ Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và làm giàu
rừng bằng cây Dẻ xanh.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ xanh tại 8 tỉnh
miền núi phía Bắc.
- Đã xác định được kỹ thuật tạo cây con và bước đầu xác định được một
số biện pháp kỹ thuật gây trồng Dẻ xanh ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án dài 127 trang, ngoài phần tài liệu tham khảo và các phụ lục,
được kết cấu thành các phần sau đây:
- Phần mở đầu (5 trang).
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (22 trang).
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (22 trang).

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (74 trang).
- Kết luận, tồn tại, kiến nghị (4 trang).
Luận án gồm có 40 bảng biểu, 5 biểu đồ, 21 hình ảnh, và sơ đồ minh
họa. 84 tài liệu tham khảo (50 tiếng Việt và 38 tiếng Anh, 6 trang web).


3
Phần B: NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Trên thế giới
Họ Dẻ với tổng số 900 - 1.000 loài thuộc 7 -12 chi [64], là một họ độc
lập, có số lượng loài lớn, phân bố rộng và có nhiều loài có giá trị kinh tế
cao. Sự khác biệt về số lượng chi và số lượng loài trong họ chủ yếu liên
quan tới thời điểm công bố của từng tác giả vì cho tới nay nhiều loài thuộc
họ này vẫn chưa được phát hiện và hàng năm vẫn có các công bố phát hiện
loài mới thuộc họ Dẻ. Các loài cây họ Dẻ có thể là cây gỗ nhỏ đến gỗ lớn,
cành nhánh nhiều, thường xanh hoặc rụng lá. Cành non có lỗ vỏ hay còn
gọi là bì khổng. Lá thường là lá đơn, có lá kèm, hoa phần lớn là đơn tính
cùng gốc (Camus A, 1936-1954) [55]. Quả trong họ Dẻ có thể gọi là “quả
đấu”, bao gồm cả đấu và hạch [31]. Họ Dẻ có phân bố khá rộng với
khoảng gần 900 loài, ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới. Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc
có 7 chi với 350 loài và ít nhất là Colombia chỉ có 1 chi với 3 loài.
Giá trị được quan tâm nhiều nhất từ trước tới nay đối với nhiều loài cây
họ Dẻ chính là việc gây trồng với mục tiêu lấy hạt. Tuy nhiên, trong họ Dẻ
có nhiều loài cây không có giá trị lấy hạt để ăn nhưng lại có giá trị gỗ rất
cao, cây có biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh.
Dẻ xanh có tên khoa học là Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.
Camus) Camus, thuộc chi Lithrocarpus họ Fagaceae. Dẻ xanh là loài cây
gỗ lớn, thường xanh, thân thẳng, vỏ nứt dọc. Lá đơn mọc cách, hoa đơn

tính cùng gốc. Quả hình nón cong, khi chín màu nâu, nhẵn bóng
(sv.wikipedia.org) [83]. Dẻ xanh có phân bố tập trung chủ yếu ở độ cao
600 - 800m so với mực nước biển, thuộc loại rừng nửa rụng lá thuộc vĩ độ
từ 14005‘ đến 160 Nam của Lào. Cây phân bố ở những khu vực có tầng đất
dày, độ pH từ 5 - 7, lượng mưa bình quân năm khoảng 2.000 mm, nhiệt độ
bình quân năm 240C. Cây có khả năng tái sinh hạt tốt. Gỗ Dẻ xanh cứng,
có mùi thơm, lõi to màu nâu đỏ, giác màu nâu nhạt, vòng năm không rõ, tỷ


4
trọng 0,52-0,75 g/cm3, sau khi khô ít nứt nẻ, sức co giãn lớn, ít mục,... Gỗ
thường được sử dụng để làm nhà, đóng đồ mộc và các đồ gia dụng. Vỏ Dẻ
xanh có chứa tanin có thể sử dụng để nhuộm vải hoặc chữa bệnh cho gia
súc. Cây thường xanh, sinh trưởng nhanh nên có thể sử dụng để trồng rừng
với mục tiêu cung cấp gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ hoặc cảnh quan môi
trường (Khamleck Xaydala, 2004) [31].
Nhìn chung, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào lĩnh vực phân loại
thực vật, mô tả vùng phân bố, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về đặc
tính sinh thái, cũng như chọn giống, trồng rừng. Về giá trị sử dụng, hiện
nay mới chỉ quan tâm tới giá trị hạt của cây họ Dẻ, giá trị gỗ còn ít được
chú ý, nên chưa được quan tâm nghiên cứu về trồng rừng.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam họ Dẻ (Fagaceae) là một trong 10 họ có số loài lớn nhất
(Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1982 [50]; Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2].
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) [25] thì Việt Nam có 215 loài thuộc họ Dẻ,
gồm 5 chi. Họ Dẻ ở Việt Nam có 6 chi với 216 loài (Nguyễn Tiến Bân,
2003) [3]. Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [15], họ Dẻ có thể là
cây gỗ lớn hoặc nhỡ. Lá đơn mọc cách, lá kèm thường sớm rụng. Hoa đơn
tính cùng gốc. Đấu thường hoá gỗ, đấu mang 1-3 quả kiên. Quả một hạt,
hạt không có nội nhũ.

Họ Dẻ đều là cây ưa sáng, tái sinh hạt hoặc chồi tốt. Cây có biên độ sinh
thái rộng, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây có thể sinh
trưởng chậm (Dẻ trùng khánh, Dẻ cuống,...), sinh trưởng trung bình (Dẻ
gai ấn độ, Dẻ đỏ,...) hoặc sinh trưởng nhanh (Sồi phảng, Dẻ xanh,...). Gỗ
các loài họ Dẻ thường cứng, khó mối mọt, có thể dùng để làm nhà, làm gỗ
trụ mỏ hoặc đóng đồ gia dụng (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [15].
Hạt Dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
Dẻ xanh hay còn gọi là Sồi xanh có tên khoa học là Lithocarpus
pseudosundaicus (Hicket et A. Camus) Camus, thuộc họ Dẻ Fagaceae, chi
Lithocarpus. Dẻ xanh còn có một số tên gọi khác là Dẻ cau, Sồi đá. Dẻ xanh


5
là cây gỗ nhỡ, cao 14 - 17m, thân thẳng, vỏ nứt dọc (Lê Mộng Chân, Lê Thị
Huyên, 2000) [15]. Tuy nhiên, các tác giả Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh
[26] lại cho rằng Dẻ xanh là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 20m, đường
kính thân 30 cm. Qua thực tế điều tra tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc của luận
án cho thấy Dẻ xanh là cây gỗ lớn, chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân
cây đạt trên 100cm. Vì vậy, gỗ Dẻ xanh có thể xem là cây gỗ lớn (Thông tư
35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011) [8].
Dẻ xanh có lá hình trái xoan hay trứng ngược dài 8-15cm, rộng 3,5 - 8,5
cm, đầu có mũi lồi dài, đuôi nhọn dần, mép lá nguyên, gân bên 10 - 12 đôi
nổi rõ ở mặt dưới lá, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới hơi bạc phủ lông ngắn
màu nâu vàng nhạt. Cuống lá dài 0,5 - 1 cm. Lá kèm hình ngọn giáo dài,
dễ rụng. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực hình bông đuôi sóc dựng
nghiêng, hoa nhỏ xếp sát nhau, bao hoa 6, nhị 10 - 12. Hoa tự cái hình
bông đuôi sóc dài 20cm, cuống thô. Đấu không cuống mọc từng cụm 3 chiếc,
đỡ 1/3 quả. Vẩy trên đấu hình tam giác xếp thành vòng, phủ nhiều lông, hàng
vẩy phía trong có mũi dài. Quả hình nón cong, đường kính 1,7 - 2cm, hơi dẹt,
khi chín màu nâu, nhẵn bóng. Sẹo lõm gần bằng đường kính quả (Lê Mộng

Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [15].
Dẻ xanh là loài cây bản địa có biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng
nhanh, gỗ cứng, tỷ trọng gỗ từ 0,52 - 0,75 g/cm 3, gỗ ít cong vênh, chống
chịu mối mọt, cây có thể đáp ứng được mục tiêu các sản phẩm làm đồ gỗ
nội thất, đồ gia dụng. Đây là loài cây rất có triển vọng trong trồng rừng gỗ
lớn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây
Dẻ xanh còn ít, chưa đủ cơ sở cho khoa học việc phát triển loài cây này.
Chính vì vậy, luận án đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.


6
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và sinh thái loài Dẻ xanh.
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và tính chất gỗ của loài Dẻ xanh.
- Nghiên cứu kỹ thuật giống và tạo cây con loài Dẻ xanh.
- Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Dẻ xanh.
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng và làm giàu rừng bằng cây Dẻ xanh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và sinh thái
loài Dẻ xanh
Sử dụng phương pháp điều tra mô tả ngoài thực địa, kết hợp lấy mẫu
để đo đếm, phân tích trong phòng, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có để
so sánh.
- Nghiên cứu hình thái của Dẻ xanh được thu thập trên các mẫu của 3
cây đại diện trong rừng tự nhiên tại 2 địa điểm là tỉnh Hòa Bình và
Tuyên Quang để mô tả, đo đếm các đặc điểm hình thái cây.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài Dẻ xanh được thực hiện

tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Hà Giang, Hà Nội, Cao Bằng,
Hòa Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) nơi có loài Dẻ xanh phân
bố trong các trạng thái rừng tự nhiên. Mỗi địa điểm tiến hành lập 3 tuyến
điều tra ở 3 đai cao khác nhau là: <300m; 300 - 500m và >500m, diện
tích mỗi OTC là 2.500 m 2 (50m x 50m). Tổng số ÔTC đã lập tại 8 tỉnh là
24 ÔTC (mỗi đai cao lập 8 ÔTC).
Các mẫu đất được phân tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường
thuộc Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học lâm
nghiệp Việt Nam.
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và tính chất gỗ của loài Dẻ
xanh
Trên cơ sở 24 ô tiêu chuẩn đã được lập tại 8 tỉnh, tiến hành điều tra chi


7
tiết về đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của lâm phần nói chung và loài Dẻ
xanh nói riêng
- Điều tra tầng cây cao: Theo phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển
hình, tạm thời 2.500m2.
- Điều tra tái sinh: Trong mỗi ÔTC sơ cấp diện tích 2.500 m 2 tiến hành
lập 5 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ÔDB có diện tích 25 m 2 (5m x5m) để điều
tra cây tái sinh theo phương pháp thường dùng trong điều tra lâm học.
- Nghiên cứu tổ thành: Theo phương pháp tính tỷ lệ tổ thành theo giá trị
quan trọng IV% của Daniel Maramillod.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo gỗ, tính cơ vật lý, hóa học gỗ của Dẻ
xanh: Được thực hiện theo phương pháp cây tiêu chuẩn. Lựa chọn được 5
cây Dẻ xanh ở trong rừng tự nhiên có đường kính D 1,3 từ 25 - 30cm, chiều
cao từ 12 - 15,5m và lấy mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 8043: 2009 và phân
tích tại phòng thí nghiệm gỗ của Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật giống và tạo cây con loài Dẻ xanh

- Phương pháp tuyển chọn cây mẹ lấy giống: Theo tiêu chuẩn ngành 04TCN-147-2006. Cây mẹ được lựa chọn ở 4 tỉnh và được xem là 4 xuất xứ
để lấy hạt khảo nghiệm, bao gồm: xuất xứ Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh
Phúc và Hà Nội. Tổng số cây mẹ Dẻ xanh được chọn lọc trong rừng tự
nhiên là 60 cây (15 cây/tỉnh). Các chỉ tiêu chất lượng của cây được tính
theo phương pháp cho điểm của Lê Đình Khả, 1998, 2003.
- Phương pháp theo dõi vật hậu: Lựa chọn 6 cây mẹ Dẻ xanh tại 2 địa
điểm rừng tự nhiên là Tuyên Quang và Hòa Bình đại diện cho 2 vùng sinh
thái để theo dõi thời kỳ ra hoa, kết quả, quả chín, thời gian rụng lá, nẩy
chồi, ra lá mới trong thời gian 4 năm.
- Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật thu hái hạt và bảo quản giống:
Thu hái hạt theo các trạng thái màu sắc vỏ quả khác nhau. Bố trí 5 thí
nghiệm (xác định thời điểm thu hái quả lấy giống; khối lượng 1.000 hạt;
độ thuần; tỷ lệ nảy mầm và bảo quản hạt giống).
- Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con bằng hạt: Bố trí 3 thí
nghiệm:


8
+ Thí nghiệm nhiệt độ xử lý hạt: gồm 4 công thức: Ngâm nước ở nhiệt
độ ban đầu là 250C; 450C; 650C; 1000C trong 8 giờ.
+ Thí nghiệm che sáng: Theo phương pháp của Tuốcsky, 4 công thức
che sáng (25%, 50%, 75%, không che sáng), 3 lần lặp, 35 cây/lần lặp.
+ Thí nghiệm thành phần hỗn hợp ruột bầu: Bố trí 5 công thức hỗn hợp
ruột bầu (CT1: 90% đất mặt + 10% phân chuồng hoai; CT2: 89% đất mặt
+ 10 % phân chuồng hoai + 1% supe lân; CT3: 88% đất mặt + 10% phân
chuồng hoai + 2% supe lân; CT4: 87% đất mặt + 10% phân chuồng hoai +
3% supe lân; CT5: 86% đất mặt + 10% phân chuồng hoai + 4% supe lân ),
3 lần lặp, 35 bầu/lần lặp.
- Kỹ thuật nhân giống Dẻ xanh bằng hom: Sử dụng 2 loại hormon IAA,
IBA, bố trí các công thức thí nghiệm sau: i) đối chứng (không sử dụng

hormon); ii) hormon IAA với 4 nồng độ khác nhau là: 0,25%; 0,5%;
0,75%; 1,0%; iii) hormon IBA với 4 nồng độ khác nhau là: 0,25%; 0,5%;
0,75%; 1,0%); 3 lần lặp, 30 hom/công thức.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Dẻ xanh
Khảo nghiệm xuất xứ Dẻ xanh được bố trí theo tiêu chuẩn ngành 04TCN-147-2006 của Bộ NN&PTNT. Khảo nghiệm được thực hiện với 4
xuất xứ gồm Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nội và Vĩnh Phúc. Địa điểm
khảo nghiệm các xuất xứ tại 2 địa điểm đại diện cho 2 vùng sinh thái là
vùng Đông Bắc (Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và vùng Tây Bắc (xã Phúc Tiến,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình). Bố trí theo khối, ngẫu nhiên đầy đủ, 45
cây/lần lặp, lặp lại 3 lần. Mật độ trồng khảo nghiệm là 1.111 cây/ha (cự ly
giữa các cây là 3m x3 m).
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng và làm giàu rừng
Dẻ xanh
- Thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng:
+ Thí nghiệm mật độ trồng: Bố trí 4 công thức (625 cây/ha, 833
cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.666 cây/ha) với 3 lần lặp, 49 cây/lần lặp.


9
+ Thí nghiệm bón phân: Bố trí 4 công thức (CT1: 0,2 kg NPK
(5:10:3) + 0,3 kg Vi sinh Sông Gianh/hố; CT2: 0,1 kg NPK (5:10:3) + 0,3
kg Vi sinh Sông Gianh/hố; CT3: 0,3 kg Vi sinh Sông Gianh/hố; CT4: Đối
chứng không bón phân), 3 lần lặp, 49 cây/lần lặp.
- Thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật làm giàu rừng: Bố trí thí nghiệm 2
nhân tố: 1) Nhân tố bằng chặt băng chừa: bố trí 2 công thức: CT1: Băng
chặt chiều rộng 3m, băng chừa chiều rộng 3m; CT2: Băng chặt chiều rộng
5m, băng chừa chiều rộng 5m. 2) Nhân tố tuổi cây con, bố trí 3 công thức:
CT1: Cây con 6 tháng tuổi (D00: 0,4-0,5cm; Hvn = 15-20cm); CT2: Cây
con 9 tháng tuổi (D00: 0,7-0,8cm; Hvn = 25-30cm) và CT3: Cây con 12

tháng tuổi (D00: 0,9-1,0cm; Hvn = 35-40cm).
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm Excel, SPSS theo
phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và sinh
thái loài Dẻ xanh
3.1.1. Đặc điểm hình thái
Dẻ xanh là cây gỗ lớn, cao đến 26m, chiều cao dưới cành từ 5 -12m,
đường kính cây có thể đạt gần 100cm. Thân tròn, thẳng, gốc có bạnh vè
nhỏ, cành non phủ lông mềm, màu nâu vàng sau nhẵn, đường kính tán tới
10m.
Vỏ cây có màu xám nhạt đến xám trắng, để khô có màu nâu. Vỏ cây
trưởng thành có chiều dày từ 1,0 - 1,5cm, thịt vỏ có màu nâu đỏ.
Lá đơn, mọc cách, lá hình trái xoan hay trứng ngược dài 8 - 16cm, rộng
3,5 - 8,5cm, đầu có mũi lồi dài, đuôi nhọn dần, mép lá nguyên, gân bên 10
- 12 đôi nổi rõ ở mặt dưới lá, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới hơi bạc phủ lông
ngắn màu nâu vàng nhạt, ít rụng lá về mùa đông. Lá non màu xanh nhạt
sau chuyển sang màu xanh sẫm. Cuống lá dài 0,5 - 1cm. Lá kèm hình
ngọn giáo dài, dễ rụng.


10
Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hình bông đuôi sóc dựng nghiêng, hoa
nhỏ xếp sát nhau, bao hoa 6, nhị 10 - 12. Hoa tự cái hình bông đuôi sóc dài
20cm, mỗi nhóm chụm 2-3 đấu đính nhau, cuống thô.
3.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái loài Dẻ xanh
Khu vực phân bố của loài Dẻ xanh khá rộng, chủ yếu ở đai cao dưới
500m so với mực nước biển, mọc tập trung ở đai cao dưới 300m ở nơi có
độ dốc trung bình dưới 250; trải khắp 8 tỉnh điều tra thuộc 4 vùng sinh thái:
Vùng Đông Bắc (tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang), Tây Bắc (tỉnh Hòa Bình),

vùng Trung tâm Bắc Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lào Cai) và
vùng Đồng bằng Sông Hồng (huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội).
Dẻ xanh có biên độ sinh thái rất rộng, cây phân bố ở cả những nơi có
điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, nhiệt độ tối thấp có khi xuống 1-2 oC,
nhiệt độ tối cao lên tới 39-40oC; lượng mưa bình quân năm có thể dao
động từ 1.450mm cho đến 2.550 mm/năm.
Dẻ xanh phát triển trên khu vực có tầng đất dày, đất ẩm, còn tính chất
đất rừng thuộc đất feralit đỏ vàng phát triển trên đất phiến thạch sét, đá
vôi, đá granit và đá Pocphirit,… Đất có tầng dày trên 60cm trở lên, phổ
biến ở nơi có độ dày tầng đất 80 - 100cm. Dẻ xanh có khả năng sinh
trưởng trên các loại đất nghèo xấu, đất chua đến trung tính, thành phần cơ
giới thuộc đất thịt trung bình.
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và tính chất gỗ của loài De
xanh
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ
xanh phân bố
Mật độ tầng cây cao của các lâm phần có loài Dẻ xanh phân bố tự nhiên
tại 8 tỉnh nghiên cứu có sự biến động khá lớn, dao động từ 468 - 1.044
cây/ha, phân bố tự nhiên tại 4 trạng thái rừng bao gồm: IIA, IIB, IIIA1 và
IIIA3. Tuy nhiên, phân bố chủ yếu nhất ở trạng thái rừng IIA và IIB.
Mật độ Dẻ xanh ở các trạng thái rừng tự nhiên cũng có sự biến động rất
lớn theo đai cao, dao động từ 4 - 84 cây/ha, trong đó phân bố tập trung nhất


11
ở đai cao <300m với số lượng 40 - 84 cây/ha; tiếp đó là đai cao 300 - 500m
với mật độ Dẻ xanh 24 - 64 cây/ha; và số lượng cây thấp nhất ở đai cao >
500m chỉ có 4 - 16 cây/ha.
Số lượng loài xuất hiện tại các địa điểm nghiên cứu dao động từ 15 - 34
loài, trong đó có 3 - 13 loài tham gia chính vào công thức tổ thành tầng

cây cao, với hệ số tổ thành dao động từ 5,0 - 29,3%, trong đó các loài
chiếm ưu thế là Sau sau, Mán đỉa, Ràng ràng mít, Chẹo tía,…
Trong tổng số 24 ÔTC thuộc 8 tỉnh điều tra thì Dẻ xanh chỉ xuất hiện
chính trong công thức tổ thành của 12/24 ÔTC, chiếm 50% tổng số ÔTC
điều tra, với hệ số tổ thành dao động từ 5,2 - 12,0%.
Ngoài tầng cây bụi, thảm tươi thì tầng cây gỗ rừng tự nhiên tại 8 tỉnh
nơi có loài Dẻ xanh phân bố được chia thành 2 tầng tán chính:
Tầng tán chính: Đây là tầng cây có chiều cao nằm trong khoảng chiều
cao từ trung bình trở lên của lâm phần, gồm những loài cây ưa sáng, mọc
nhanh chiếm 59,4 - 76,7% tổng số cây trong lâm phần.
Tầng dưới tán: Là những cây có chiều cao thấp hơn khoảng chiều cao
trung bình của lâm phần. Tầng tán này có chiều cao dao động từ 5 - 9m,
gồm những cây ưa hoặc chịu bóng chiếm ưu thế, chiếm khoảng 23,3 40,6% tổng số cây của lâm phần.
Độ tàn che tầng cây cao tại các điểm nghiên cứu dao động từ 0,5 - 0,7.
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Dẻ xanh
Mật độ cây tái sinh của lâm phần tại các địa điểm nghiên cứu dao động
từ 1.680 - 4.000 cây/ha, trong đó tái sinh Dẻ xanh chỉ dao động từ 80 - 400
cây/ha, trong đó có 9/24 ÔTC không thấy xuất hiện cây tái sinh. Nguyên
nhân Dẻ xanh tái sinh ít được xác định là do số lượng cây mẹ gieo giống
ít, cây có chu kỳ sai quả 2 năm 1 lần. Ngoài ra, hạt Dẻ xanh có nhiều tinh
bột nên khi rụng xuống thường bị các loài gặm nhấm như Sóc, Chồn,… ăn
hạt nên không có nguồn vật liệu cho việc tái sinh.
Tổ thành cây tái sinh thuộc các trạng thái rừng tự nhiên có loài Dẻ xanh
phân bố khá phong phú với 14 - 25 loài cây tái sinh, trong đó có 4 - 9 loài


12
tham gia chính vào công thức tổ thành. Trong tổng số 24 ÔTC thuộc 8 tỉnh
nghiên cứu thì chỉ có 8/24 ÔTC là loài Dẻ xanh có tham gia chính vào
công thức tổ thành, với hệ số tổ thành dao động từ 6,9 - 14,3%.

Phần lớn cây tái sinh trong các lâm phần rừng tự nhiên có loài Dẻ xanh
phân bố đều có nguồn gốc tái sinh từ hạt, dao động từ 74,0 - 84,7%. Tỷ lệ
cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chỉ chiếm từ 15,3 - 26,0%. Đa số cây tái
sinh đều có phẩm chất tốt hoặc trung bình, tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất
xấu của lâm phần chỉ dao động từ 6,5 - 11,8%. Nhìn chung, tỷ lệ cây phẩm
chất xấu giữa các ÔTC điều tra của các tỉnh chênh lệch không đáng kể.
Dẻ xanh có nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm từ 78,5 - 84,1%, ưu thế hơn
so với tái sinh từ chồi chỉ từ 11,9 - 21,5%. Tỷ lệ cây tái sinh của Dẻ xanh có
phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ khá thấp, dao động từ 3,4 - 13,1%.
Đối với loài Dẻ xanh, tỷ lệ cây tái sinh có chiều cao từ 0,2 - 1m chiếm
đa số, dao động từ 0 - 67,1%; tiếp đến là cây tái sinh có chiều cao 1 - 2m
chiếm 0 - 54,2%; thấp nhất vẫn là cây tái sinh có chiều cao >2m chỉ từ 0 18,8% tổng số cây tái sinh của loài Dẻ xanh. Tỷ lệ cây tái sinh có triển
vọng đối với cả lâm phần và của loài Dẻ xanh đều rất thấp. Do đó, cần có
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm tạo điều kiện cho lớp cây
tái sinh có chiều cao dưới 2m sinh trưởng phát triển tốt, nhanh chóng trở
thành lớp cây tái sinh có triển vọng để phát triển tham gia vào tầng tán
chính của lâm phần.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu cấu tạo gỗ, tính chất cơ vật lý và hóa học gỗ
của Dẻ xanh
Dẻ xanh có gỗ giác và gỗ lõi khó phân biệt về màu sắc. Gỗ lõi có màu
trắng ngà đến trắng hồng, gỗ giác có màu trắng nhạt đến trắng đục. Vòng
sinh trưởng thấy rõ, thường rộng trên 5-10 mm. Mạch đơn độc, thường có
hình tròn, tập hợp thành những cụm và dây theo hướng xuyên tâm hoặc
lệch. Trong mạch thường có thể nút. Tia gỗ có 2 loại kích thước phân biệt.
Gỗ cứng và nặng trung bình, chiều hướng thớ gỗ thẳng đến hơi lệch. Sợi
gỗ dài 1218µm, vách sợi dày 20µm.


13
Gỗ Dẻ xanh có khối lượng riêng và độ co rút trung bình. Theo đánh giá

gỗ dùng trong xây dựng và giao thông vận tải, căn cứ theo khối lượng riêng,
khả năng chịu nén dọc và uốn tĩnh, gỗ Dẻ xanh được xếp vào nhóm III. Như
vậy, gỗ Dẻ xanh là gỗ nặng trung bình, khả năng chịu lực trung bình, gỗ có
thể sử dụng được trong những cấu kiện đòi hỏi khả năng chịu lực.
Chiều dài xơ sợi của gỗ Dẻ xanh lớn gấp 1,4 lần chiều dài xơ sợi của gỗ
Keo, 1,2 lần so với gỗ Bạch đàn tương ứng. Kích thước này xấp xỉ kích
thước của xơ sợi cây ngô, tuy nhiên nhỏ hơn các nguyên liệu đặc thù như
tre, luồng, lồ ô,... Với kích thước chiều dài xơ sợi đạt 1218 µm, có thể nói
gỗ Dẻ xanh là nguyên liệu tốt cho ngành sản xuất bột giấy nói chung.
Với hàm lượng xenluloza ở mức trung bình (tương đương với xenluloza
gỗ Keo, Bạch đàn, Huỷnh, Giổi xanh,...) và kích thước của xơ sợi lớn, gỗ
Dẻ xanh có thể làm nguyên liệu tốt cho sản xuất bột giấy. Hàm lượng
lignin, pentozan trung bình đặc trưng cho cây lá rộng (tương đương với gỗ
cây Cà na, Bằng lăng, Phi lao, Keo lưỡi liềm...).
Nhìn chung, gỗ Dẻ xanh có độ bền tự nhiên cao, thích hợp cho sử dụng
làm cửa, các cấu trúc bên trong nhà; hệ số co rút trung bình nên cần chú ý
khi sấy và có biện pháp xử lý trước khi sử dụng như sơn phủ bề mặt hoặc
sử dụng chất ổn định kích thước gỗ.
3.3. Nghiên cứu kỹ thuật giống và tạo cây con loài De xanh
3.3.1. Kết quả tuyển chọn cây mẹ lấy giống
Luận án đã lựa chọn được 60 cây mẹ tại 4 địa điểm lấy giống phục vụ
nội dung khảo nghiệm xuất xứ (Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa
Bình), mỗi địa điểm lựa chọn được 15 cây.
3.3.2. Đặc điểm vật hậu loài Dẻ xanh
Dẻ xanh có hiện tượng rụng bớt lá vào đầu tháng 2 đến tháng 3, nhưng
chỉ rụng một phần, không rụng hết. Thời gian rụng lá rất ngắn, mùa xuân
Dẻ xanh bắt đầu đâm chồi nẩy lộc. Hoa ra vào tháng 4, tháng 5, quả chín
tập trung vào tháng 10, tháng 11. Quả Dẻ xanh chín khi vỏ quả chuyển từ
màu xanh nâu sang màu nâu (cánh gián). Chu kỳ sai quả của Dẻ xanh thể



14
hiện rõ cách 1 năm sai quả là một năm ít quả.
3.3.3. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống
Hạt Dẻ xanh có đường kính từ 1,52cm đến 2,13cm. Độ dày của hạt Dẻ
xanh biến động từ 1,22cm đến 1,42cm. Khi tiến hành thu hái hạt Dẻ xanh
nên chọn thời điểm hạt chuyển sang màu nâu sẽ cho đường kính và chiều
dày hạt lớn nhất. Khối lượng 1.000 hạt ở lô hạt chín (CT2) có khối lượng
lớn nhất đạt từ 5461,49g - 6171,18g
Độ thuần của 3 lô hạt biến động từ 72,8 - 90,4%. Độ thuần của lô hạt có
màu nâu sẫm, hạt bắt đầu nứt (CT3) cao nhất, trung bình đạt 89,3% gấp
1,2 lần so với lô hạt có màu xanh nâu (CT1= 73,8%); đứng thứ 2 là CT2
(86,5%) và thấp nhất ở CT1 (73,8%).
Tỷ lệ nẩy mầm của hạt đạt cao nhất từ 84,8 - 85,0% (hạt có màu nâu).
Chú ý trong thực tế khi quả chín quá cũng tự rơi rụng trước và trong khi
thu hái làm giảm năng suất quả.
Bảo quản hạt trong bao vải ở điều kiện thông thường, tỷ lệ nẩy mầm của
hạt sẽ mất sức nẩy mầm nhanh chóng, sau 6 tháng, 100% hạt Dẻ xanh mất
sức nẩy mầm. Bảo quản hạt trong hũ bịt kín, hạt Dẻ xanh mất hoàn toàn
sức nẩy mầm sau 12 tháng. Bảo quản hạt trong cát ẩm, tiến hành trộn 2
phần cát, 1 phần hạt, kết quả sau 9 tháng chỉ còn 2,8% số hạt Dẻ xanh có
thể nẩy mầm. Với phương pháp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh bằng cách
để hạt trong túi nilong đen (duy trì mức độ nhiệt khoảng 5-6 0C), tỷ lệ nẩy
mầm của hạt Dẻ xanh giảm nhẹ sau 3 tháng đầu 79,9%, sau 6 tháng là 60,5%
và chỉ còn 12,6% sau 12 tháng.
Do vậy, phương pháp bảo quản tốt nhất đối với hạt Dẻ xanh là trong
ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ 5 - 6 0C. Nếu không có tủ lạnh có thể sử dụng
cát ẩm trộn theo tỷ lệ 2 phần cát + 1 phần hạt để bảo quản. Tuy nhiên, thời
gian bảo quản không nên quá 3 tháng vì sau đó hạt sẽ mất sức nảy mầm
nhanh.



15
3.3.4. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con bằng hạt
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Hạt Dẻ xanh cho tỷ lệ nảy mầm và thế nảy
mầm cao nhất ở công thức xử lý hạt ở nhiệt độ 65 0C đạt tỷ lệ nảy mầm
84,7% và thế nảy mầm 58,31%; tiếp đến là công thức xử lý hạt ở 40 0C có
tỷ lệ nảy mầm đạt 75,3% và thế nảy mầm 53,5%; Công thức xử lý hạt ở
250C và thấp nhất ở công thức xử lý hạt ở 100 0C đều cho tỷ lệ nảy mầm và
thế nảy mầm rất thấp, chỉ đạt từ 50,3 - 53,0% và 37,4 - 47,2%.
Công thức xử lý nẩy mầm hạt Dẻ xanh tốt nhất là ngâm hạt trong nước có
nhiệt độ ban đầu là 650C trong thời gian 8h, sau đó vớt ra rửa sạch và ủ trong
cát ẩm. Sau 20 ngày hạt Dẻ xanh bắt đầu nẩy mầm. Thời gian nảy mầm của
hạt Dẻ xanh là 20 ngày, tỷ lệ nẩy mầm đạt 84,7%.
Ảnh hưởng của mức độ che sáng: Ở giai đoạn 3 đến dưới 6 tháng tuổi
công thức che sáng tốt nhất là 75% ánh sáng trực xạ, giai đoạn từ 6 đến
dưới 9 tháng tuổi che sáng 50% ánh sáng trực xạ là phù hợp với sự phát
triển của cây con và tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 25% ánh sáng trực
xạ khi cây từ 9 đến 12 tháng tuổi.
Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu: Qua 12 tháng theo dõi ảnh hưởng của
5 công thức ruột bầu thì công thức CT3 (88 % đất mặt + 10 % phân
chuồng hoai + 2 % supe lân) là tốt nhất và có thể chọn áp dụng vào sản
xuất cây con Dẻ xanh để phục vụ trồng rừng.
3.3.5. Kỹ thuật nhân giống Dẻ xanh bằng hom
Sử dụng hormon IBA, nồng độ 0,75% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 54,3%.
Áp dụng xử lý bằng chất điều hòa sinh trưởng để kích thích tỷ lệ ra rễ và
có khả quan khi áp dụng phương pháp nhân giống bằng hom với Dẻ xanh.
3.4. Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ De xanh
3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của xuất xứ tới tỷ lệ sống Dẻ xanh
Sau 30 tháng trồng tỷ lệ sống của Dẻ xanh ở các xuất xứ trồng khảo

nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đều đạt cao, dao động từ 81,6
- 87,9%, trong đó xuất xứ Tuyên Quang bước đầu thể hiện sự thích nghi
tốt hơn so với các xuất xứ còn lại có TLS đạt 85,8% ở Vĩnh Phúc và Hòa


16
Bình đạt 87,9%; TLS thấp nhất là xuất xứ Vĩnh Phúc, chỉ đạt 81,6 - 82,8%
ở cả 2 địa điểm khảo nghiệm.
3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của xuất xứ tới sinh trưởng Dẻ xanh
Ảnh hưởng của xuất xứ tới sinh trưởng Dẻ xanh sau 30 tháng trồng tại
Vĩnh Phúc và Hòa Bình (trồng tháng 4/2014, đo tháng 10/2016)
Địa điểm

D00

Sd

(cm)

(%)

Vĩnh Phúc

2,83

16,3

Vĩnh

Hòa Bình


3,11

14,8

Phúc

Tuyên Quang

3,30

15,7

Hà Nội

2,80

Vĩnh Phúc

khảo

Hvn

Shvn

(m)

(%)

2,21


20,6

2,45

17,1

2,50

17,5

17,5

2,10

18,7

2,90

16,5

2,30

19,5

Hòa Bình

3,00

13,9


2,40

18,9

Tuyên Quang

3,08

12,8

2,60

17,3

Hà Nội

2,80

14,6

2,20

Xuất xứ

nghiệm

Hòa Bình

SigD00


0,98

0,27

Sighvn

0,99

0,06

19,9

Sau 30 tháng trồng khảo nghiệm cho thấy sinh trưởng D00, Hvn của Dẻ
xanh ở các xuất xứ Hòa Bình và Tuyên Quang tốt hơn so với 2 xuất xứ còn
lại là Vĩnh Phúc và Hà Nội cụ thể: Kết quả khảo nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc,
xuất xứ Tuyên Quang có sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn
lần lượt là 3,3cm; 2,5m, tiếp theo là xuất xứ Hòa Bình đạt 3,11cm; 2,45m,
các xuất xứ Vĩnh Phúc và Hà Nội chỉ đạt từ 2,8 - 2,83cm về đường kính;
2,1-2,21m về chiều cao. Tại tỉnh Hòa Bình xuất xứ Tuyên Quang vẫn có các
chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn cao nhất lần lượt
là 3,08cm; 2,6m, tiếp đến là xuất xứ Hòa Bình đạt 3,0cm; 2,4m, các xuất xứ
Vĩnh Phúc và Hà Nội chỉ đạt từ 2,8 - 2,9cm về đường kính; 2,2-2,3m về
chiều cao. Tuy nhiên, kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố xác xuất kiểm
tra ở tất cả các chỉ tiêu so sánh về D 00, Hvn của Dẻ xanh của các xuất xứ đều


17
cho giá trị lớn hơn 0,05, chứng tỏ chưa có sự sai khác rõ rệt của xuất xứ tới
sinh trưởng Dẻ xanh sau 30 tháng trồng khảo nghiệm.

3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của xuất xứ tới chất lượng cây Dẻ xanh
Sau 30 tháng tuổi Dẻ xanh sinh trưởng khá tốt thể hiện ở tỷ lệ cây phẩm
chất cây xấu rất thấp ở cả 4 xuất xứ tại 2 địa điểm khảo nghiệm chỉ dao
động từ 3,7 - 9,4%. Tỷ lệ cây tốt cao nhất là xuất xứ Tuyên Quang đạt từ
53,6 - 60,5%, thứ 2 ở xuất xứ Hòa Bình đạt 51,8 - 53,5% và tỷ lệ cây tốt
thấp nhất là xuất xứ Vĩnh Phúc chỉ đạt từ 38,5 - 42,2%. Tỷ lệ cây tốt trung
bình của 4 xuất xứ trồng ở Hòa Bình (51,7%) cao hơn so với 4 xuất xứ trồng
ở Vĩnh Phúc (45,6%), bước đầu cho thấy lập địa là nhân tố khá quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng của cây Dẻ xanh.
3.5. Nghiên cứu kỹ thuật trồng và làm giàu rừng De xanh
3.5.1. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng
a, Nghiên cứu mật độ trồng rừng
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây Dẻ xanh sau 39 tháng
trồng tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình (Trồng tháng 7/2013, đo 10/2016)
Đường kính gốc

Địa

Công

TLS

điểm

thức

%

Bình


CT1
CT2
CT3
CT4
CT1

85,7
86,7
84,6
88,5
83,3

3,6
3,8
3,4
3,5
3,6

19,7
15,5
18,9
14,3
16,9

Vĩnh

CT2

88,0


3,9

20,7

Phúc

CT3

84,7

3,3

18,4

CT4

88,3

3,4

15,7

Hòa

D00
(cm)

S%

Ghi chú:

+ CT1: 625 cây/ha (4m x 4m);

Sig

0,003

0,025

Chiều cao vút ngọn
Hvn
(m)

Sig

S%

2,7
2,8
2,9
2,5
2,6

23,9
20,4
23,7
24,4
18,9

2,9


23,4

2,5

24,2

2,7

17,5

0,071

0,028

CT2: 833 cây/ha (3m x 4m)


18
+ CT3: 1.111 cây/ha (3m x 3m); CT4: 1.666 c/ha (2m x 3m)
Số liệu sau 39 tháng trồng cho thấy: Tại Hòa Bình, tỷ lệ sống của Dẻ
xanh ở các công thức mật độ trồng đều đạt khá cao, trung bình dao động từ
84,6 - 88,5%, trong đó đạt cao nhất ở CT4 trồng 1.666 cây/ha là 88,5% và
thấp nhất ở CT3 trồng 1.111 cây/ha là 84,6%. Tại Vĩnh Phúc: TLS trung
bình của Dẻ xanh trong các công thức mật độ trồng đều đạt cao, dao động
83,3 - 88,3%, cao nhất ở CT4 trồng 1.666 cây/ha đạt 88,3% và thấp nhất ở
mật độ CT1 trồng 625 cây/ha chỉ đạt 83,3%.
Sinh trưởng D00 của Dẻ xanh trồng tại Hòa Bình, dao động từ 3,4 3,8cm, trong đó đạt cao nhất ở CT2 là 3,8cm và thấp nhất ở CT3 chỉ đạt
3,4cm. Sinh trưởng Hvn dao động 2,5 - 2,9m, trong đó cao nhất ở CT3 đạt
2,9m và thấp nhất ở CT4 chỉ đạt 2,5m. Hệ số biến động sinh trưởng D 00,
Hvn dao động từ 14,3 – 24,4%, cho thấy sinh trưởng của Dẻ xanh ở các

công thức mật độ không đồng đều.
Sinh trưởng D00, Hvn của Dẻ xanh trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc đạt cao nhất
ở CT2 (D00=3,9 cm; Hvn = 2,9m) và thấp nhất CT3 (D 00=3,3 cm; Hvn =
2,5m). Hệ số biến động sinh trưởng D00, Hvn là khá lớn, dao động 15,7 24,2%, cho thấy sự phát triển không đồng đều về sinh trưởng của Dẻ xanh
giữa các công thức thí nghiệm.
Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để tìm công thức tốt nhất, kết quả bước đầu
cho thấy CT2 (mật độ 833 cây/ha) tỏ ra sinh trưởng tốt hơn so với các
công thức còn lại. Tuy nhiên, do Dẻ xanh là cây bản địa, thời gian theo dõi
mới được 39 tháng nên đây mới chỉ là kết quả bước đầu, cần tiếp tục theo
dõi đánh giá để có kết luận chính xác hơn.
Dẻ xanh sau 39 tháng trồng ở Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều có chất lượng
sinh trưởng khá cao, thể hiện tỷ lệ bình quân ở phần lớn cây trong các
công thức mật độ đều có phẩm chất tốt (51,7%) và phẩm chất trung bình
(40,9%), tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ dưới 10% dao động từ 5,8 - 9,6%.


19
b, Nghiên cứu bón phân
- Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây Dẻ xanh
Tỷ lệ sống của Dẻ xanh ở thí nghiệm bón phân tại 2 tỉnh đều đạt khá
cao, trung bình dao động từ 81,3 - 90,3%, trong đó CT2 có TLS đạt cao
nhất từ 86,3 - 90,3% và thấp nhất ở CT4 chỉ đạt 81,3 - 82,0% ở cả 2 địa
điểm trồng.
Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng của Dẻ xanh 30 tháng tuổi tại
Vĩnh Phúc và Hòa Bình (Trồng tháng 4/2014, đo tháng 10/2016)
Đường kính gốc

Địa

Công


TLS

điểm

thức

(%)

CT1

87,0

3,1

15,4

Hòa

CT2

90,3

3,2

16,7

Bình

CT3


88,3

3,1

14,5

CT4

81,3

2,0

CT1

85,0

Vĩnh

CT2

Phúc

D00
(cm)

S%

Sig


Chiều cao vút ngọn
Hvn
(m)

S%

2,5

15,7

2,6

17,2

2,3

15,6

14,8

1,4

20,1

2,9

14,9

2,2


16,0

86,3

3,3

10,7

2,5

14,2

CT3

83,0

3,0

11,7

2,3

16,4

CT4

82,0

2,1


12,5

1,9

19,5

0,0012

0,0416

Sig

0,46

0,0063

Ghi chú: CT1: 0,2 kg NPK + 0,3 kg vi sinh Sông Gianh/hố;
CT2: 0,1 kg NPK + 0,3 kg vi sinh Sông Gianh/hố;
CT 3: 0,3 kg vi sinh Sông Gianh/hố; CT4: Đối chứng (không bón phân)
Tỷ lệ sống của Dẻ xanh ở thí nghiệm bón phân tại 2 tỉnh đều đạt khá cao,
trung bình dao động từ 81,3 - 90,3%, trong đó CT2 có tỷ lệ sống đạt cao nhất từ
86,3 - 90,3% và thấp nhất ở CT4 chỉ đạt 81,3 - 82,0% ở cả 2 địa điểm trồng.
Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để tìm công thức bón phân tốt nhất, kết quả
bước đầu cho thấy CT2 (0,1kg NPK +0,3 kg vi sinh Sông Gianh/hố) cho sinh
trưởng tốt hơn so với các công thức bón phân còn lại. Tuy nhiên, do Dẻ xanh
là cây bản địa, thời gian theo dõi mới được 30 tháng nên đây mới chỉ là kết
quả bước đầu, cần tiếp tục theo dõi đánh giá để có kết luận chính xác hơn.


20

- Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng sinh trưởng Dẻ xanh
Cây Dẻ xanh sau 30 tháng trồng tại 2 tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc có sự
phân hóa khá lớn giữa các công thức bón phân. Tỷ lệ bình quân cây có phẩm
chất tốt ở các công thức bón phân là 48,1%. Tỷ lệ cây xấu 10,85%, trong đó
CT2 có tỷ lệ cây xấu nhỏ nhất, dao động từ 6,5 - 7,6% và cao nhất là tỷ lệ
phẩm chất xấu ở công thức đối chứng (CT4) dao động 13,2 - 15,2%, cho
thấy tỷ lệ phẩm chất cây không đồng đều ở các công thức bón phân.
3.5.2. Nghiên cứu kỹ thuật làm giàu rừng bằng cây Dẻ xanh
- Ảnh hưởng chiều rộng rạch và tiêu chuẩn cây giống đến ST của Dẻ xanh
Tỷ lệ sống của cây Dẻ xanh trồng làm giàu rừng tại Hòa Bình đạt khá cao
dao động từ 84,8-89,5%. Tỷ lệ sống trung bình ở CT2 (86,5%) có cao hơn so
với CT1 (85,8%), tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Mô hình trồng
làm giàu rừng bằng cây Dẻ xanh ở Vĩnh Phúc có TLS có thấp hơn so với mô
hình trồng tại Hòa Bình, dao động từ 83,0-87,8%.
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con và chiều rộng rạch đến sinh trưởng
Dẻ xanh ở thí nghiệm trồng làm giàu rừng (Trồng tháng 7/2013, đo 10/2016)
Địa
điểm

Tiêu chuẩn
cây giống

Tỷ lệ
sống
(%)

Đường kính
gốc
D00
S%

(cm)

Sig

Chiều cao
vút ngọn
Hvn
S%
(m)

Sig

CT1: Chiều rộng rạch 5m

Hòa
Bình

TC1: 6 tháng

84,8

3,5

16,4

TC2: 9 tháng

85,4

3,9


18,0

TC3: 12 tháng

87,2

4,2

17,2

21,2

2,95

17,6

3,15

22,1

2,99

21,7

3,14

19,9

3,56


20,9

0,00

CT2: Chiều rộng rạch 3m
TC1: 6 tháng

84,7

3,75

17,7

TC2: 9 tháng

85,2

4,0

15,9

TC3: 12 tháng

89,5

4,5

15,6


Sig
Vĩnh
Phúc

0,00

2,92

0,00

0,000

0,00

0,000

CT1: Chiều rộng rạch 5m
TC1: 6 tháng

83,0

3,4

18,5

TC2: 9 tháng

83,4

3,6


18,5

TC3: 12 tháng

86,2

3,95

19,8

CT2: Chiều rộng rạch 3m

0,00

2,60

22,2

2,75

19,9

2,90

21,6

0,00



21
TC1: 6 tháng

83,3

3,63

19,0

TC2: 9 tháng

84,2

3,8

19,2

TC3: 12 tháng

87,8

4,1

18,6

Sig

0,00

2,70


16,4

2,90

20,2

3,15

20,7

0,001

0,00

0,006

Kết quả phân tích phương sai hai nhân tố cũng cho thấy đã có sự sai khác
giữa tiêu chuẩn cây con và chiều rộng rạch đến các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn,
D00 của Dẻ xanh ở giai đoạn 39 tháng tuổi (Sig <0,05). Công thức 2 (chiều rộng
rạch chặt 3m, chừa 3m) bước đầu cho các chỉ tiêu sinh trưởng tốt hơn so với
công thức 1 (chiều rộng rạch chặt 5m, chừa 5m).
- Ảnh hưởng chiều rộng rạch tới chất lượng sinh trưởng Dẻ xanh
Dẻ xanh sau 39 tháng trồng làm giàu rừng tại Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều
cho chất lượng sinh trưởng khá tốt, thể hiện ở tỷ lệ bình quân của phần lớn
cây trồng đều có phẩm chất tốt (57,1%) và phẩm chất trung bình (35,5%), tỷ
lệ cây xấu chỉ có 7,3% ở cả 2 địa điểm thí nghiệm. Tiêu chuẩn cây giống 12
tháng tuổi có tỷ lệ cây tốt cao nhất đạt 61,0% và thấp nhất ở CT1 đạt 55,5%.
CT2 (60,1% cây tốt, 33,3% cây trung bình và 5,8% cây xấu) có chất lượng
sinh trưởng tốt hơn so với CT1 (54,5% cây tốt, 37,4% cây trung bình và 8,1%

cây xấu) bước đầu cho thấy cây Dẻ xanh ưa bóng ở giai đoạn đầu.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
* Về đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái:
- Dẻ xanh là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt đến 26m, đường kính thân cây
đạt tới 100cm. Cây có phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 và
IIIA3 và ở đai cao dưới 500m, mọc tập trung ở đai cao dưới 300m ở nơi có độ
dốc trung bình dưới 250.
- Cây Dẻ xanh phát triển trên đất có tầng dày, ẩm, còn tính chất đất rừng
thuộc đất feralit đỏ vàng phát triển trên đất phiến thạch sét, đá vôi, đá granit

và đá Pocphirit,…
- Dẻ xanh có biên độ phân bố rộng, ở cả những nơi nhiệt độ tối thấp có


22
khi xuống 1-2oC hoặc tối cao lên tới 39-40 oC; lượng mưa bình quân năm
dao động từ 1.450 cho đến 2.550 mm/năm. Cây có khả năng chịu hạn, chịu
nóng cũng như chịu giá lạnh tốt.
* Đặc điểm lâm học và tính chất gỗ của loài Dẻ xanh:
- Mật độ tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ xanh phân bố dao động từ 468 1.044 cây/ha; rừng chia làm 2 tầng tán chính là tầng dưới tán có chiều cao cây
từ 5 đến nhỏ hơn 9m và tầng tán chính có chiều cao cây trên 9m, độ tàn che từ
0,5 - 0,7. Mật độ Dẻ xanh khá thấp (4 - 84 cây/ha) và thường mọc thành cụm
2 - 3 cây, với hệ số tổ thành 5,2 - 12,0%.
- Mật độ cây tái sinh dao động từ 1.680 - 4.000 cây/ha. Mật độ Dẻ xanh tái
sinh thấp, dao động từ 80 - 400 cây/ha, hệ số tổ thành dao động từ 6,9 14,3%. Dẻ xanh tái sinh từ hạt là 82,7%, từ chồi 17,4%; tỷ lệ cây tái sinh của
Dẻ xanh có phẩm chất xấu là 6,6%; tỷ lệ cây Dẻ xanh có triển vọng chỉ chiếm
6,1% so với tổng số cây Dẻ xanh tái sinh.
- Gỗ Dẻ xanh thuộc nhóm III (xếp theo TCVN 1072-71), khối lượng riêng
0,707 g/cm3. Gỗ Dẻ xanh thích hợp dùng làm cửa và các cấu trúc bên trong

nhà; phù hợp làm đồ mộc, gỗ xẻ; gỗ nặng trung bình, có thể sử dụng được
trong những cấu kiện đòi hỏi khả năng chịu lực.
* Kỹ thuật giống và tạo cây con loài Dẻ xanh:
- Đã lựa chọn được 60 cây mẹ đại diện cho 4 xuất xứ (Tuyên Quang, Hòa
Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội) với năng suất hạt khô bình quân là 17,1 kg/cây/năm.
Khối lượng 1.000 hạt khi chín trung bình đạt 5,7 kg.
- Hạt giống Dẻ xanh nhanh mất phẩm chất, tỷ lệ nẩy mầm giảm dần theo
thời gian bảo quản. Hạt Dẻ xanh bảo quản trong cát ẩm hoặc để trong tủ lạnh
nhiệt độ 5 - 60C có thể duy trì được tỷ lệ nảy mầm 77,1 - 79,9% sau 3 tháng
bảo quản. Phương pháp xử lý tốt nhất là ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban
đầu là 650C trong thời gian 8h, tỷ lệ nẩy mầm đạt 84,7%.
- Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, công thức che sáng tốt nhất là 75%, từ 6 - 9
tháng tuổi che sáng 50% và giảm xuống 25% khi cây từ trên 9 tháng đến 12


23
tháng tuổi.
- Công thức hỗn hợp ruột bầu phù hợp nhất đối với tạo cây con Dẻ xanh là
88% đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân. Sử dụng thuốc
kích thích IBA, nồng độ 0,75 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 54,3%.
* Khảo nghiệm xuất xứ Dẻ xanh:
- Sau 30 tháng trồng các xuất xứ khác nhau chưa có sự khác biệt rõ rệt ở tỷ
lệ sống về mặt thống kê. Cây Dẻ xanh có xuất xứ Tuyên Quang đạt tỷ lệ sống
85,8 - 87,9% ở cả 2 địa điểm khảo nghiệm là cao hơn các xuất xứ Vĩnh Phúc,
Hòa Bình, Hà Nội chỉ đạt 81,6 - 82,8%.
- Sinh trưởng đường kính gốc (D 00 - cm), chiều cao vút ngọn (Hvn - m) của Dẻ
xanh cũng chưa có sự khác biệt rõ rệt giữa các xuất xứ về mặt thống kê; xuất xứ
Tuyên Quang tỏ ra vượt trội hơn (D00 dao động 3,08 - 3,3cm, Hvn dao động 2,5 2,6m) so với các xuất xứ Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội (D 00 dao động 2,8 - 3,11
cm, Hvn dao động 2,1 - 2,45 m).
- Dẻ xanh sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ cây phẩm chất xấu của cả 4 xuất xứ ở

cả 2 địa điểm khảo nghiệm chỉ dao động từ 3,7 - 9,4%.
* Kỹ thuật trồng và làm giàu rừng Dẻ xanh
- Ở giai đoạn 39 tháng tuổi, các công thức mật độ chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới
tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng D 00 Dẻ xanh trồng tại Hòa
Bình; D00 và Hvn của Dẻ xanh trồng tại Vĩnh Phúc. Mật độ trồng 833 cây/ha và
mật độ 1.666 cây/ha đạt tỷ lệ sống 86,7 - 88,3% là cao hơn so với các mật độ còn
lại (625 cây/ha, 1.111 cây/ha) chỉ đạt 83,3 - 85,7%. Công thức mật độ cho sinh
trưởng tốt nhất là 833 cây/ha, đạt 3,8 - 3,9cm về D 00; 2,5 - 2,9m về H vn. Chất
lượng sinh trưởng của Dẻ xanh khá tốt, tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ từ 5,8 - 9,6%.
- Ở giai đoạn 30 tháng tuổi, các công thức bón phân chưa có ảnh hưởng rõ rệt
tới tỷ lệ sống nhưng đã ảnh hưởng đến D00 của Dẻ xanh trồng ở Hòa Bình, sinh
trưởng D00 và Hvn Dẻ xanh trồng ở Vĩnh Phúc. Công thức bón 100g NPK +300g
vi sinh/hố cho tỷ lệ sống cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất ở cả 2 điểm
thí nghiệm (TLS = 86,3 - 90,3%. D00 = 3,2 - 3,3cm; Hvn = 2,5 - 2,6m).
- Ở giai đoạn 39 tháng tuổi, các công thức chiều rộng băng chặt, băng chừa


24
chưa ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống của Dẻ xanh ở thí nghiệm làm giàu rừng
nhưng đã ảnh hưởng tới sinh trưởng D00, Hvn của Dẻ xanh ở cả Vĩnh Phúc và Hòa
Bình. Công thức chiều rộng băng chặt, băng chừa bằng 3m và tiêu chuẩn cây con
12 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao
vút ngọn tốt nhất (TLS = 86,5%. D00 = 3,9 - 4,2cm; Hvn= 3,15 - 3,3m).
2. Tồn tại
- Việc nghiên cứu trồng rừng mới chỉ được bố trí cho 2 yếu tố là mật độ và
phân bón, chưa có điều kiện bố trí các thí nghiệm về trồng xen với cây phù
trợ, trồng hỗn giao.
- Thời gian theo dõi mới hơn 3 năm nên các kết quả mới chỉ là bước đầu,
cần tiếp tục theo dõi để có số liệu chi tiết hơn.
3. Kiến nghị

- Hạt Dẻ xanh mất sức nảy mầm nhanh nên sau khi thu hái cần nhân giống
ngay. Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng hoặc làm giàu rừng nên để cây 12 tháng
tuổi sẽ cho hiệu quả cao hơn so với cây 6 - 9 tháng tuổi.
- Dẻ xanh có phân bố tập trung chủ yếu dưới 300m so với mực nước biển
do đó với mục tiêu trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh, thâm canh cũng nên giới
hạn ở đai cao này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Trồng mở rộng lên đai cao 300
- 500m cho các mục tiêu phòng hộ môi trường kết hợp với lấy gỗ.
- Cần tiếp tục theo dõi các thí nghiệm của luận án để có những kết luận cụ
thể khi rừng thí nghiệm tuổi cao hơn.



×