Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích tác phẩm Những Đứa Con Trong Gia Đình của Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.22 KB, 6 trang )

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Nguyễn Thi
I.

TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:
Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Văn
Nguyễn Thi giàu chất hiện thực nhưng thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ
phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam bộ.
Tác phẩm của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ hồn
nhiên , bộc trực, trung hậu, có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, sẵn
sàng hi sinh vì quê hương vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.
2.

Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:

a. Hoàn cảnh sáng tác:
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn
xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến
đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng
2/1966) Sau được in trong “Truyện và kí” Văn học Giải phóng 1978.
b. Ý nghĩa nhan đề:
Truyện “Những đứa con trong gia đình” kể về Việt và Chiến sinh ra
trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù
giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương , cách mạng .
“Những đứa con trong gia đình” miêu tả truyền thống gia đình hoà
trong truyền thống của đất nước.
Nhan đề gợi liên tưởng đến nhân vật chính và chủ đề tác phẩm.
c. Tóm tắt tác phẩm:
Việt được đồng đội gọi bằng cái tên âu yếm là cậu Tư. Trận chiến


đấu ở vùng cao su với bọn Mĩ, Việt tiêu diệt được một xe bọc thép của
địch nhưng bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Lúc tỉnh
Việt cố lết từng đoạn để đi tìm đồng đội.
Những lúc thiếp đi, Việt như gặp lại từng người thân trong gia đình.
Việt nhớ lúc ở nhà cùng chị Chiến theo du kích đánh tàu Mĩ trên dòng
sông Định Thuỷ. Một thằng Mĩ bị bắn chết. Chị Chiến nhường chiến
công ấy cho Việt. Nghe tiếng ếch nhái kêu, Việt nhớ những đêm cùng chị
Chiến đi bắt ếch…
Đến ngày thứ ba, anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm, mấy lần đụng địch và
cuối cùng gặp được cậu tư trong bụi rậm. Không nhanh miệng lên tiếng


trước thì đã ăn đạn của cậu tư rồi. Một ngón tay cậu vẫn còn nhúc nhích,
một viên đạn đã lên nòng. Việt được đưa về điều trị ở một bệnh xá dã
chiến.
II.

ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

1. Tình huống truyện:
Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt.
Nhân vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị
thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi
rồi tỉnh lại. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật.
 Kể chuyện tự nhiên, liền mạch. (Hai mắt Việt bị thương, không
nhìn thấy gì, anh cảm nhận mọi cảnh vật xung quanh thông qua thính
giác,xúc giác. Nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, anh nhớ đến những kỷ niệm
thời thơ ấu cùng chị đi bắt ếch “cười từ lúc đi cho tới lúc về”, khi “đổ ếch
vào thùng, chú năm thể nào cũng sang”.  Mạch hồi tưởng chuyển sang
kể về chú Năm…) Từ đó tính cách, chân dung các nhân vật hiện ra chân

thật, tự nhiên.
2. Nhân vật Việt:
a.Hoàn cảnh:
- Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn
lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách
mạng.
- Việt có mối thù sâu nặng với giặc Mĩ: ông nội và ba
Việt đều bị giặc bắt và giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả
nuôi con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách
của bọn giặc,cuối cùng cũng chết vì bom đạn”
- Gia đình chỉ còn lại Chiến, Việt, chú năm, thằng út
em và người chị nuôi lấy chồng xa.
- Việt tình nguyện đi bộ đội khi chưa đủ tuổi
- Trong một trận đánh ,Việt bị thương nặng, lạc đơn vị.
- Trong cơn tỉnh mê , anh vẫn nhớ gia đình và đồng đội
- Ở Việt hội tụ những phẩm chất cao đẹp của nhân
dân miền Nam trong thời kì đánh M ĩ.
b.Tính cách:
b1. Việt giàu lòng yêu nước.
“ Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” –> Việt tha thiết xin
được nhập ngũ để trả thù cho gia đình và quê hương.
b2. Việt rất kiên cường, dũng cảm.


- “Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thơi! Việt vẫn còn
đây, ngun tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn
sàng nổ súng.”
-> Trước khi bị thương Việt vẫn kịp tiêu diệt được một xe bọc thép. Ba
ngày lạc đơn vị, một mình nằm lại giữa chiến trường, mình đầy thương
tích, hai mắt khơng nhìn thấy gì, rất nhiều lần phải ngất đi rồi tỉnh lại

nhưng Việt ln giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu .
b3.Việt có sức sống mãnh liệt, có lòng căn thù giặc sâu sắc.
- “Chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Ở đó có các
anh đang chờ Viêt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa
dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung
phong.”
- Việt ra trận mang theo sức mạnh truyền thống của gia đình . Sức mạnh
của lòng căm thù qn xâm lược.
. Khi đối mặt với kẻ thù là lúc Viêt ham sống nhất, thiết tha với
cuộc sống nhất . Việt hướng về trận đánh như hướng theo tiếng gọi
của cuộc sống , của tự do . Sức sống mãnh liệt ấy là sợi dây liên lạc kì
diệu liên kết Việt với đồng đội để tiêu diệt qn thù .
b4. Việt sống rất tình cảm, thương u gia đình và q hương
* Thương má: “Việt khẽ ngóc đầu lên dòm bàn thờ. Từ nãy giờ đang
mải với ý nghĩ má đã về, nghe chị hỏi, Việt lại tin má đã về ngồi đâu
đó thật”
-“ Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn
thờ sang nhà chú. Chị Chiến …nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.
Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng
con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, con
lại đưa má về…”
* Thương chị: “Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ”.
*Việt nhớ và thương chú Năm vơ cùng. Việt nhớ cuốn sổ của chú Năm
ghi mọi chuyện "thỏn mỏn" của gia đình, nhớ chú Năm hay bênh Việt,
nhớ giọng hò tức và đục như gà gáy của chú, tiếng hò "cất lên như một
hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi ngắt lại như một lời thề dữ dội"
b5. Tuy vậy, Việt cũng rất trẻ con.
- Tính tình dễ mến, trẻ con, hiếu động, hay
giành phần hơn với chò (soi Õch còng giành soi ®ỵc
nhiỊu h¬n, b¾n th»ng MÜ trªn dßng s«ng §Þnh Thủ

còng lµ cơng cđa ViƯt …)
-Vô tư, trong sáng, mọi việc đều phó thác
cho chò “lăn kềnh ra ván cười khì khì … chụp con
đom đóm úp trong lòng tay”


- khơng sợ chết mà lại sợ ma. Bị lạc đơn vị, bị thương nằm một mình
giữa chiến trường, cậu “thở dốc khi chợt nhớ tới con ma cụt đầu mà các
chị vẫn kể hồi ở nhà”…
 Nhân vật Việt tiêu biểu cho người Việt
Nam với những phẩm chất: kiên cường, bất khuất,
không sợ hi sinh, sống hồn nhiên nhưng rất
giàu tình cảm…
3. Nhân vật Chiến:
a.Hồn cảnh
- Chiến là một chiến sĩ giải phóng qn sinh ra và lớn
lên trong một gia đình nơng dân giàu truyền thống cách
mạng.
- Chiến có mối thù sâu nặng với giặc Mĩ: ơng nội và
ba Việt đều bị giặc bắt và giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả
ni con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách
của bọn giặc,cuối cùng cũng chết vì bom đạn”
- Gia đình chỉ còn lại Chiến, Việt, chú năm, thằng út
em và người chị ni lấy chồng xa.
- Trong chị hội tụ những phẩm chất cao đẹp của
nhân dân miền Nam trong thời kì đánh M ĩ.
- Chiến và Việt hăng hái tòng qn đi giết giặc để trả
thù cho gia đình và cho q hương.
b.Tính cách
b1. Chiến xung phong đi bộ đội, quyết tâm trả thù nhà đền

nợ nước .
“Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tơi mà cái gì nó cũng
giành…Đến Tết này nó mới được mười tám anh à! Em nói để em đi
trước.”
-> Từ trước tới giờ , việc gì Chiến cũng nhường em , nhưng việc
đi bộ đội thì khơng thể nhường được . Bởi Chiến thiết tha được cầm
súng để trả thù cho gia đìn, cho q hương.
b2.Chiến rất căm thù giặc. “Tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn
thì tao mất, vậy à.”
-> Câu khẳng định mộc mạc , nhưng nghe thiêng liêng như một lời thề
khắc cốt , ghi tâm . Chiến sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống
cách mạng, chịu rất nhiều đau thương, mất mát: ơng nội bị bắn chết, ba


bị chặt đầu bêu giữa chợ, rồi tiếp đó lại chứng kiến cái chết của má. Tất cả
đã khắc vào tâm khảm mối thù sâu nặng, không đội trời chung với giặc.
b3. Chiến sớm lo toan việc nhà, việc nước. “Chị em mình đi
thì thằng Út sang ở với chú Năm. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì
cho các anh ở xã mượn mở trường học. Giường ván cũng cho xã mượn
làm ghế học.Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ
mình đi mình trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần, nghen. Còn
bàn thờ má em tính gửi đâu? Gởi sang chú Năm cho thằng Út nó coi
chừng hay là để chị Hai về đem đi?”
-> Trước lúc lên đường, Chiến bàn bạc với em : nào là nhà cửa,
ruộng vườn, nào là chuyện chăm sóc thằng Út em, rồi đến việc gởi bàn
thờ má… Tất cả đều được Chiến xếp đặt chu đáo.
 . Chú Năm đã tấm tắc khen: “Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước
nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.
b4.Chiến rất thương má và thương em
- Chiến thương má cả đời chịu nhiều đau thương nhưng vẫn vượt lên để

nuôi con và đánh giặc. Tình thương ấy được thể hiện cảm động qua đoạn
văn hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm. “Nào, đưa má sang
ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, nước nhà
độc lập con lại đưa má về”.
- Chiến thương em , thể hiện ở sự nhường nhịn. Việc gì cô cũng nhường
em, chỉ trừ việc tòng quân. Tận nơi sâu thẳm trong lòng cô không
muốn em sớm phải đối mặt với hiểm nguy .
b5. Chiến cũng rất nữ tính
- Chiến mang vóc dáng của má: “hai bắp tay vo tròn sạm đỏ màu cháy
nắng. Thân người to và chắc nịch. Đó là vẻ đẹp khoẻ khoắn của người
con gái sinh ra để gánh vác, để chống chọi và để chiến thắng.” Chiến
còn hay cười, đi đánh giặc mà không bao giờ quên chiếc gương soi
trong túi.
-> Chiến mang phẩm chất tiêu biểu của phụ nữ thời chiến:Kiên
cường , bất khuất , trung hậu , đảm đang .
3. Nhận vật chú Năm:
- “Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng
mừng…”
- “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.”
- “Tao vẫn giữ (cuốn sổ gia đình) …tao sẽ ghi cho hai đứa bây
từng ngày.


- Lời chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi
chú chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó”->Thế hệ con là sự tiếp
nối không chỉ là huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng
thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó,
phải hiểu truyền thống của gia đình đó.
= > Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với
truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò,

trong cuốn sổ gia đình).
4. Má Việt – Chiến
- Má Việt – Chiến cũng là hiện thân của truyền thống. Đó là một
con người chắc khoẻ, cần cù sương nắng.Ấn tượng sâu đậm ở má Việt là
khả năng cắn răng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che
chở cho đàn con và tranh đấu. - > Người mẹ kiên cường , đảm đang và cao cả.
III. ĐÁNH GIÁ
* NGHỆ THUẬT
- Nguyễn Thi thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật
một cách chân thật, sinh động , miêu tả tâm lí sắc sảo.
- Phương thức trần thuật tài tình .Tác giả kể chuyện thông qua
dòng hồi tưởng của Việt .
- Ngôn ngữ phong phú, chọn lọc, giàu chất tạo hình và đậm chất
Nam Bộ ,
- Chi tiết cụ thể làm rõ góc cạnh cuộc sống, tạo được không khí
chân thật và cô đọng , dồn nén, chất chứa bao ý nghĩa …
- Chất sử thi của thiên truyện thể hiện qua cuốn sổ tay của gia đình
với truyền thống yêu nước căm thù giặc.
* NỘI DUNG:
Truyện ““Những đứa con trong gia đình” kể về những người con
trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù
giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu
nặng tình cảm đó tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Viet
Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Truyện đề cao lòng yêu nước và chủ nghỉa anh hùng cách mạng Việt
Nam .




×