VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI
KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội – Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Mạnh Tôn
Phản biện 3: PGS.TS Lê Thị Minh Loan
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Học
viện chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa
học xã hội – Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 477 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi.
Vào hồi
giờ
ngày tháng
năm
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Thực trạng nhu cầu về tri thức của sinh viên người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Tâm lý học xã hội số
7 tháng 7/2017
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tri thức của sinh viên
người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Tâm lý
học xã hội số 8 tháng 8/2017.
3. Nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên người Khmer vùng
đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Giáo dục và Xã hội số 77
tháng 8/2017.
4. Niềm tin vào bản thân trong học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Giáo dục và
Xã hội số đặc biệt tháng 10/2017.
5. Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của sinh
viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí
Tâm lý học xã hội số 10 tháng 11/2017.
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu là một trong những thành tố tâm lý quan trọng thúc
đẩy tính tích cực trong hoạt động học của người học. Nhu cầu là
“trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối
tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn
gốc tính tích cực cá nhân” [23, tr190]. Các công trình nghiên cứu về
nhu cầu và nhu cầu học tập đã chỉ rõ nhu cầu là nguồn gốc, là động lực
thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động của cá nhân [30], [97]. Trong
quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp, nhu cầu học tập trở thành
động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của người học. Nhu cầu học
tập mang tính bức thiết cao thể hiện cụ thể ở việc người học nhận thức
được tình trạng thiếu thốn tri thức, kỹ năng và những phẩm chất; nhận
thức rõ ý nghĩa của tri thức, kỹ năng và phẩm chất đối với bản thân,
người học mong muốn thỏa mãn tri thức, kỹ năng và phẩm chất thông
qua hoạt động học tập. Nhu cầu học tập được thỏa mãn chủ yếu thông
qua hoạt động học tập. Tính bức thiết của nhu cầu học tập còn thể hiện
ở chỗ người học nhận thức rõ phương thức thỏa mãn nhu cầu về tri
thức, nhu cầu về kỹ năng và nhu cầu về phẩm chất trong hoạt động học
tập. Mức độ bức thiết càng cao càng thúc đẩy người học nỗ lực ý chí
để giải quyết nhiệm vụ học tập. Hiệu quả học tập được đánh giá thông
qua việc những nhu cầu học tập của người học được thỏa mãn.
Nghèo đói là một trong những vấn đề thách thức cho sự phát
triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của người
dân tộc thiểu số nói riêng trong đó có dân tộc Khmer. Đảng và nhà nước
luôn quan tâm đầu tư phát triển vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc
thiểu số. Cụ thể là chính sách xóa đói giảm nghèo thể hiện ở chương trình
135 và quyết định số 29/2013/QĐ-TTg [16]; Nghị quyết 57/2017/NQCP ngày 09 tháng 05 năm 2017 về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ
1.
1
trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
rất ít người; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 về
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn
2016 – 2020, định hướng đến năm 2030. Trong mục tiêu phát triển trí
lực “phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại
học, cao đẳng) đạt 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu
số)”. Cũng tại Nghị quyết này có đề ra “tỷ lệ người dân tộc thiểu số
trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề
nghiệp đến năm 2020 đạt trên 30%, nhóm dân tộc có chất lượng
nguồn nhân lực thấp đạt tối thiểu 25%; phấn đấu năm 2030 tỷ lệ
tương ứng là 50% và trên 45%.. nâng vao kiến thức xã hội, kỹ năng
sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường” [76].
Theo số liệu điều tra của Trung tâm nghiên cứu Miền Nam tại thời
điểm năm 2012, với 1.362.778 người dân tộc thuộc nhóm dân tộc thiểu số,
với 8 nhóm người, trong đó nhóm đông nhất là đồng bào Khmer chiếm
86,843% (1.183.476 người) [45]. Với khoảng 1,2 triệu người Khmer sinh
sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỉ trọng người
Khmer có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo còn thấp. Theo điều tra
của tổng cục thống kê (2015) số người Khmer biết đọc, biết viết tiếng phổ
thông chiếm 73%. Trong số đó số người lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo từ sơ cấp nghề đến trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ 3,5% [133].
Để giải quyết bài toán nghèo đói nhà nước luôn quan tâm đến việc nâng cao
trình độ học vấn cho đồng bào dân tộc Khmer nhằm đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL [135], [8], [11].
Giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và chất lượng lao
động người Khmer đã qua đào tạo nói riêng. Giáo dục còn là một trong
những biện pháp hiện thực hóa chủ trương chính sách của Đảng và nhà nhà
nước đối với người dân tộc thiểu số trong đó có sinh viên người Khmer.
Trường đại học là một trong những dịch vụ xã hội đáp ứng công bằng xã
2
hội trong học tập giữa các dân tộc. Nhà trường cần phải biết rõ nhu cầu học
tập của người học để đáp ứng nhu cầu học tập cho họ. Hiện nay, có rất
nhiều sinh viên người Khmer đang học tại các trường đại học vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Chỉ tính riêng tại trường Đại học Cần Thơ, theo số
liệu thống kê năm 2017 có khoảng 1753SV người Khmer theo học. Số liệu
khảo sát ban đầu cho thấy kết quả học tập của sinh viên người Khmer còn
thấp. Trong số 341 SV được điều tra có khoảng 38/341 SV đạt kết quả học
tập“xuất sắc” và “giỏi” chỉ chiếm 10,9%. Số SV còn lại (304/341 SV) đạt
kết quả học tập từ khá trở xuống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này, một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhu cầu học tập của
sinh viên còn thấp. Người học chưa nắm vững phương thức thỏa mãn nhu
cầu học tập đồng thời các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan chưa
đáp ứng được nhu cầu học tập của SV người Khmer. Nhu cầu học tập chỉ
có thể được thỏa mãn thông qua hoạt động học tập tích cực. Việc thỏa mãn
nhu cầu học tập của sinh viên chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và
các yếu tố khách quan. Mặt khác, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ
của sinh viên người Khmer vì vậy những rào cản về ngôn ngữ trong quá
trình học tập của là một trong những trở lực lớn ảnh hưởng đến hiệu quả
học tập của sinh viên người Khmer tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu “Nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer
vùng Đồng bằng sông Cửu Long” để đề xuất những biện pháp hữu
hiệu nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên người Khmer là vấn đề có
tính cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu học tập của sinh
viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu học tập này. Đề xuất một số biện pháp tâm lý –
giáo dục góp phần nâng cao nhu cầu học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer;
– Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer;
– Làm rõ thực trạng nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu
Long;
– Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất một số biện
pháp tác động tâm lý –sư phạm góp phần nâng cao nhu cầu học
tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.
– Tổ chức thực nghiệm khoa học các biện pháp tác động tâm lý –
sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhu cầu học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Trong phần thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer
nghiên cứu của luận án chỉ quan tâm đến một số biểu hiện của nhu cầu
học tập thể hiện ở mức độ bức thiết, mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn
nhu cầu học tập.
- Trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV
người Khmer chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số yếu tố: mục đích
học tập, hứng thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập, cảm xúc
hài lòng trong học tập, triển vọng xã hội, nhà trường, gia đình.
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục nâng cao nhu
cầu học tập
3.2.2 Giới hạn về phạm vi địa bàn nghiên cứu
4
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu khách thể là SV người
Khmer của 04 trường bao gồm: ĐHCT, ĐHYDCT, ĐHAG, ĐHTV.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer dựa vào các
nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nguyên tắc
phát triển,
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu tài liệu -văn bản; quan sát; bảng hỏi; phỏng vấn sâu;
chuyên gia; trường hợp điển hình; thực nghiệm tác động; thống kê.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Đóng góp mới của luận án là làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu
học tập của sinh viên và những biểu hiện cụ thể của nó ở mức độ bức
thiết và hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập.
5.2. Về mặt thực tiễn
Đóng góp mới trong nghiên cứu thực tiễn của luận án là đã
phân tích và nêu ra một số nhận xét về thực trạng nhu cầu học tập của
sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất và
thực nghiệm được 4 biện pháp gợi lên khả năng rèn luyện nâng cao
nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer có thể góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo sinh viên người Khmer và đóng góp vào sự phát
triển môn Tâm lý học sư phạm.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, từ góc độ tâm
lý học nghiên cứu này đã bổ sung, kiểm chứng và hoàn thiện về mặt lý
luận nhu cầu học tập, làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu học tập của sinh
viên và biểu hiện cụ thể của nó ở các mặt tính bức thiết và hành vi thỏa
5
mãn nhu cầu học tập. Khẳng định lại các yếu tố mục đích học tập, hứng
thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập, cảm xúc hài lòng, triển
vọng xã hội, nhà trường, gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu học tập nói
chung và nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer nói riêng. Kết quả
nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung thêm lý luận về tâm lý học sư
phạm và tâm lý học dân tộc.
6.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng nhu cầu học tập
của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long có những
biểu hiện chung nhất là những đòi hỏi mang tính bức thiết và biểu hiện
cụ thể thông qua hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đã chỉ ra một số biện pháp nâng cao nhu cầu học tập cho
sinh viên người Khmer như: nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức
và ý nghĩa của tri thức trong chương trình đào tạo đối với nghề nghiệp
tương lai; khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập cho sinh viên
người Khmer; hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập và tạo bầu
không khí tâm lý tích cực trong lớp học.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu học tập của sinh viên
người Khmer đạt mức độ trung bình. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học
tập. Kết quả nghiên cứu gợi lên những biện pháp cụ thể thúc đẩy mức độ
thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập cho sinh viên người Khmer.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các giảng viên
và sinh viên trong giảng dạy và học tập ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
– nơi có nhiều sinh viên người Khmer đang theo học.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU
VÀ NHU CẦU HỌC TẬP
6
1.1 Nghiên cứu về nhu cầu
1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu được xem xét dưới góc độ bản năng
Đại diện cho xu hướng này có các tác giả như: W. Koller
(1887 – 1967), E.L.Thorndike (1874 – 1949), N.E Miller, Freud (1856
– 1939), Mc.Dougall (1871 - 1938), Clark Leonard Hull (1884 –
1952), Erich Fromm (1900 – 1980), Maslow (1908 – 1966), H.Murray
(1893 – 1988)…[71], [30], [64], [7], [32], [97], [5], [121].
1.1.2. Nghiên cứu nhu cầu được xem xét dưới góc độ nhu cầu là
nguồn gốc là động lực của tính tích cực cá nhân
Đại diện cho xu hướng giải thích nhu cầu là nguồn gốc của
tính tích cực trong hoạt động của cá nhân có các tác giả như: D. N.
Uznatze, A.G. Kovaliov, X.L. Rubinstein, A.N. Leonchive (1903 –
1979), A.N. Dernhitrenko, N.V. Gontrancov, P.V. Ximonov, P. A.
Ruđich, B.Ph.Lomov (1927 – 1989), V.G.Axeev, Phạm MinhHạc, Lê
Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uẩn, Trần
Quốc Thành, Nguyễn Xuân Thức và một số tác giả khác [87], [32],
[9], [4], [9], [64], [30], [80], [34], [44], [20], [29], [59], [68], [62],
[48], [2]. [103], [96], [56].
1.2. Nghiên cứu về nhu cầu học tập
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu học tập xuất phát từ bản thân người học
- Hướng nghiên cứu nội dung của nhu cầu học tập có các tác
giả như Nicolaikuzan, Fourier, L.I.Bozovich, B.B.Davudov,
V.A.Krutetxki, Petrovxki, Diahann Gallard, Katherme. M. Cartmell,
Bernie Trilling, Diahann, Nguyễn Văn Lũy, Hoàng Thị Thu Hà, Trần
Thị Minh Ngọc và một số tác giả khác [64], [30], [73], [115].
- Hướng nghiên cứu phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập thể
hiện ở tính tích cực trong hoạt động học tập có các tác giả như Skinner,
Piaget, John Dewey, Albert Bandura, trường phái Ghestalt,Vygotsky,
A.N.Leonchiev, C.J. Simister, Myron H. Dembo, nhóm tác giả Mary
James, Paul Black, Patrick Carmichael, Colin Conner, Peter Dudley, Alison
7
Fox, David Frost, Leslie Honour, John MacBeath, Robert McCormick,
Bethan Marshall, David Pedder, Richard Procter, Sue Swaffield and Dylan
Wiliam và nhiều tác giả khác... [30, 12 -14], [72], [125], [119].
- Hướng nghiên cứu nhu cầu học tập thể hiện ở khía cạnh bản
chất của hoạt động học có các tác giả Nguyễn Quang Huỳnh, Nguyễn
Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Đản, Nguyễn Kế Hào,
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị, Hoàng Oanh,
Đỗ Thị Châu, Hoàng Thanh Thúy, Phan Hồng Vinh và một số tác giả
khác [51], [36], [89], [1], [17], [96].
1.2.2. Nghiên cứu nhu cầu học tập dưới góc độ là những yếu tố
khách quan tạo điều kiện để thỏa mãn nhu cầu học tập
Hướng nghiên cứu nhu cầu học tập theo hướng những điều kiện
thỏa mãn nhu cầu học tập có các tác giả như: J.A.Komemenxki (1592 –
1670); J.J.Rousseau (1712 – 1778); Adolf Diesterweg; K.D.Usinxki
(1824 – 1871), Carl Roger, Hồ Chí Minh, Võ Trung Hiếu, Nguyễn Thành
Thống, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Trung Thanh, Hồ Ngọc Đại, Trần Bá
Hoành, Nguyễn Cảnh Toàn và nhiều tác giả khác [10, tr97], [58], [70],
[41], [93], [107], [18]
1.3. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số
1.3.1. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc
thiểu số
Nghiên cứu nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu
số có các tác giả Sin – A Lee, Lynne M. Borden, Joyce Serido, Daniel.
F. Perkins (2009), Trần Thị Thị Huyền (2010), Dự án phát triển giáo
dục trung học cơ sở II phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) đã
viết tài liệu nghiên cứu về nhu cầu học tập của học sinh và trẻ em gái
dân tộc, chương trình giáo dục của Unicef (2011) phối hợp với Bộ
giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu xã hội – kinh tế - môi trường
(2011) và tác giả Tonic Maruatona.
1.3.2. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của sinh viên người dân tộc thiểu số
8
Nghiên cứu các khía cạnh nhu cầu học tập của SV người dân tộc
thiểu số có thể kể ra một số tác giả như Nguyễn Thị Hoài [43], Keti
Heitner và Kenneth .C. Sherman [124], Moise’s Prospero, Amy Catherine
and Shetal Vohra – Gupta [127], Mã Ngọc Thể [92], Billy Wong [116].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tính đến thời điểm này, các nghiên cứu về nhu cầu học tập của
SV người Khmer vùng ĐBSCL chưa thật nhiều. Nhằm góp phần hiện
thực hóa nghị quyết 52 của Đảng về phát triển nguồn nhân lực các dân tộc
thiểu số và nâng cao chất lượng đào tạo SV vùng ĐBSCL nói chung và
SV người Khmer nói riêng. Nghiên cứu của luận án tìm hiểu nhu cầu học
tập của SV người Khmer biểu hiện qua mức độ bức thiết và mức độ thực
hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập; tìm ra những yếu tố tác động đến
nhu cầu học tập trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp tâm lý – giáo dục
nâng cao nhu cầu học tập của sinh người Khmer là cần thiết.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER
2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi bức thiết của chủ thể cần cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
2.2. Học tập
Học tập là một quá trình nhận thức tích cực, chủ động trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, phẩm chất với mục đích nắm
vững kỹ năng nghề nghiệp nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập
của bản thân.
2.3. Nhu cầu học tập
Nhu cầu học tập là những đòi hỏi bức thiết về tri thức, về kỹ năng
học tập, về phẩm chất của người học để đáp ứng yêu cầu học tập.
2.4. Sinh viên người Khmer
Điểm đặc trưng của SV người Khmer là mang đậm nét tính cách
dân tộc như: tính thật thà, chất phác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng cũng có
9
lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao. Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ
tự ty mặc cảm. Có tinh thần đoàn kết, tính tập thể gắn bó với cộng đồng
nhưng cũng dễ cách ly, biệt lập với cộng đồng. Phật giáo Nam tông, sư sãi
có vai trò, vị trí hết sức đặc thù trong cộng đồng dân tộc Khmer [12].
2.5. Nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long
Nhu cầu học tập của SV người Khmer là những đòi hỏi bức thiết
về tri thức, về kỹ năng học tập và về phẩm chất của người học cần được
thỏa mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập.
Nghiên cứu của luận án dựa trên những cơ sở khoa học sau đây
để nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL: thứ
nhất, căn cứ vào nội hàm của khái niệm nhu cầu. thứ hai, căn cứ vào kết
quả khảo sát 341 SV người Khmer mang tính phát hiện ban đầu nhu cầu
học tập của nhóm SV này.
2.5.1. Tính bức thiết trong nhu cầu học tập
2.5.1.1. Tính bức thiết thể hiện ở nhu cầu về tri thức
Nghiên cứu mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức nghiên cứu
của luận án giới hạn ở những kiến thức sau: giáo dục quốc phòng; đại
cương; cơ sở ngành; khoa học chuyên ngành; tâm lý học; giao tiếp;
ngoại ngữ; công nghệ thông tin; pháp luật; tôn giáo; âm nhạc; thống kê
toán học; lịch sử - địa lý; thẩm mỹ; phương pháp học; triết học; văn
hóa các dân tộc; môi trường; y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản.
2.5.1.2. Tính bức thiết thể hiện ở nhu cầu về kỹ năng học tập
Nghiên cứu mức độ bức thiết nhu cầu về kỹ năng học tập của
SV người Khmer, chúng tôi giới hạn ở một số kỹ năng cụ thể liên quan
đến kỹ năng học tập và những kỹ năng định hướng phát triển nghề
nghiệp: chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp; lập kế hoạch học tập;
thu thập thông tin; xử lý thông tin; giải quyết nhiệm vụ học tập; nhận
thức bản thân; quản lý thời gian; quản lý cảm xúc; sử dụng công nghệ
thông tin; nghiên cứu khoa học; giao tiếp bằng ngoại ngữ; ra quyết
10
định và giải quyết vấn đề; thuyết trình; làm việc nhóm; phỏng vấn xin
việc; hợp tác trong học tập.
2.5.1.3. Tính bức thiết thể hiện ở nhu cầu về phẩm chất của
người học
Tùy theo ngành nghề khác nhau mà SV có nhu cầu về phẩm
chất khác nhau. Nghiên cứu mức độ bức thiết về phẩm chất của người
học liên quan đến những phẩm chất trong định hướng phát triển nghề
nghiệp và một số phẩm chất liên quan đến tổ chức hoạt động học tập có
hiệu quả: phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp; phẩm chất cá nhân
trong học tập; phẩm chất thẩm mỹ trong nghề nghiệp; óc phê phán trong
học tập; tự phê bình trong học tập; tự trọng trong học tập; chủ động hợp
tác trong mối quan hệ; cởi mở trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy
cô; phẩm chất đạo đức trong nghề nghiệp; chủ động hợp tác trong học
tập; tự tin trong học tập; sáng tạo trong học tập; phẩm chất của người lao
động giỏi; tác phong nghề nghiệp; phẩm chất cẩn thận trong nghề
nghiệp; tuân thủ kỷ luật trong nghề nghiệp; phẩm chất kiên trì trong giải
quyết nhiệm vụ học tập; mềm dẻo trong giải quyết nhiệm vụ học tập;
lòng yêu nghề.
2.5.2. Hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập
Muốn thỏa mãn nhu cầu học tập đòi hỏi người học giải quyết
nhiệm vụ học tập một cách độc lập, để tìm hiểu hành vi thỏa mãn nhu
cầu học tập của SV người Khmer nghiên cứu của luận án tìm hiểu mức
độ biểu hiện của những hành vi như: đọc nhiều sách liên quan đến
chuyên ngành, chăm chú nghe giảng bài và ghi chép cẩn thận; tích cực
tham gia xây dựng bài học trên lớp để nắm vững kiến thức; thường
xuyên nêu thắc mắc cùng bạn bè thầy cô những vấn đề chưa hiểu;
nghiên cứu kỹ đề cương chi tiết từng học phần; đọc tài liệu trước mỗi
giờ lên lớp; tìm tài liệu chuyên môn để đọc thêm; thường xuyên đến
thư viện để tìm kiếm tài liệu học tập; tham gia nghiên cứu khoa học để
nâng cao hiểu biết chuyên môn; phân tích, so sánh, đánh giá nhiều tài
11
liệu chuyên môn để rút ra hiểu biết cho bản thân; thường xuyên thực
hành kỹ năng nghề nghiệp; lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp rõ ràng; chú ý rèn luyện kỹ năng tương ứng trong từng môn
học; kiên trì thực hành kỹ năng nghề nghiệp; chủ động học hỏi phương
pháp học tập của bạn bè; tìm nhiều nguồn thông tin khác nhau để giải
quyết nhiệm vụ học tập; kiểm tra đánh giá kết quả học tập sau khi kết
thúc mỗi học phần; thường xuyên ở trong phòng thực hành để rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp; tham gia các hoạt động của khoa, trường
để rèn luyện bản thân; chú ý học hỏi phẩm chất từ bạn bè, thầy cô;
tham gia hoạt động mùa hè xanh để thể hiện trách nhiệm xã hội; kiểm
soát tốt cảm xúc của bản thân khi tiếp nhận lời góp ý phê bình của bạn
bè, thầy cô; chấp hành tốt nội quy ở trường, ký túc xá, nhà trọ; tự giác
giải quyết nhiệm vụ học tập không đợi thầy cô nhắc nhở; hỏi ý kiến
của bạn bè, thầy cô để biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; chú
ý rèn luyện phẩm chất của người lao động giỏi.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên
người Khmer
Nghiên cứu của luận tập trung phân tích các yếu tố: chủ quan
(mục đích học tập, hứng thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học
tập, cảm xúc hài lòng trong học tập) và các yếu tố khách quan (triển
vọng ngành học, nhà trường và gia đình)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhu cầu học tập là những đòi hỏi về tri thức, về kỹ năng học tập,
về phẩm chất của người học để đáp ứng yêu cầu học tập. Nhu cầu học tập
của SV người là những đòi hỏi bức thiết về tri thức, về kỹ năng học tập và
về phẩm chất của SV cần được thỏa mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt
động học tập. Nhu cầu học tập của SV người Khmer là những đòi hỏi bức
thiết về tri thức, về kỹ năng học tập và về phẩm chất của người học cần
được thỏa mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập.
Nghiên cứu của luận án giới hạn nghiên cứu biểu hiện của nhu
12
cầu học tập thể hiện ở mức độ bức thiết (về tri thức, về kỹ năng học tập,
về phẩm chất của người học) và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu
cầu học tập. Trong luận án này quan tâm đến một số yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu học tập như: mục đích học tập, hứng
thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập, cảm xúc hài lòng trong
học tập; triển vọng ngành học, nhà trường, gia đình.
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
3.1. Tổ chức nghiên cứu
3.1.1. Địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1.1.1. Về địa bàn nghiên cứu
Nơi SV người Khmer tập trung học nhiều nhất là trường
ĐHCT, ĐHYDCT, ĐHAG và ĐHTV. Vì vậy, 4 trường đại học trên
được chọn làm địa bàn nghiên cứu.
3.1.1.2. Khách thể khảo sát
Khách thể khảo sát bao gồm: khảo sát thử: 341 SV người
Khmer trường ĐHCT; khảo sát chính thức 701 SV người Khmer vùng
ĐBSCL; khảo sát phụ: 100 SV người Kinh trường ĐHCT.
3.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận án được tiến hành từ năm 2014 đến 2017 qua các giai
đoạn: giai đoạn 1: nghiên cứu lý luận; giai đoạn 2: nghiên cứu thực
trạng; giai đoạn 3: nghiên cứu thực nghiệm
3.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu của luận án sử dụng phối
hợp cách phương pháp nghiên cứu tài liệu - văn bản; quan sát; bảng
hỏi; phỏng vấn sâu; chuyên gia; thực nghiệm tác động biện pháp tâm
lý – giáo dục; thống kê toán học. Mục đích, nội dung, cách thức tiến
hành được xác định rõ trong mỗi phương pháp nghiên cứu
3.3. Thang đánh giá nhu cầu học tập
13
Đánh giá nhu cầu học tập dựa vào hai tiêu chí: mức độ bức
thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập.
Thang đánh giá bao gồm: mức cao: 5≥ ĐTB > 4.79; mức
tương đối cao: 4.79≥ ĐTB >4.27; mức trung bình: 4.27≥ ĐTB >
3.23; mức thấp: 3.23 ≥ ĐTB > 2.71; mức rất thấp: 2.71≥ ĐTB > 1
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer
vùng ĐBSCL sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như:
nghiên cứu tìa liệu – văn bản, quan sát, bảng hỏi, nghiên cứu trường
hợp, phỏng vấn sâu, thống kê, thực nghiệm nhằm tìm hiểu nhu cầu cầu
học tập của SV người Khmer. Khảo sát 701 SV người Khmer vùng
ĐBSCL tại trường ĐHCT, ĐHYDCT, ĐHAG, ĐHTV. Số liệu thu
thập được xử lý bằng phần mềm SPSS với các phép tính Cronbach’s
Alpha, tần số, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tương quan, phân tích
phương sai ANOVA
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1. Thực trạng nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng
đồng bằng sông Cửu Long
4.1.1. Đánh giá chung
- Thực trạng nhu cầu học tập cho thấy mức độ bức thiết và
mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của SV người
Khmer chưa cao (ĐTB=3.75). Trong đó mức độ bức thiết của nhu cầu
học tập (ĐTB=3.81) cao hơn mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu
cầu học tập (ĐTB=3.7).
- So sánh nhu cầu học tập của SV người Khmer theo các biến
số năm học, kết quả học tập, theo trường cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê giữa các biến số này
14
- So sánh nhu cầu học tập của 200 SV người Kinh và SV
người Khmer trường ĐHCT cho thấy dân tộc khác nhau thì mức độ
nhu cầu học tập của SV khác nhau.
- Nghiên cứu hai trường hợp SV có nhu cầu học tập cao và
nhu cầu học tập trung bình cho thấy SV có sự khác nhau về nhu cầu
học tập của hai trường hợp này.
4.1.2. Thực trạng biểu hiện nhu cầu học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
4.1.2.1. Thực trạng tính bức thiết trong nhu cầu học tập của sinh viên
người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
a. Mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của sinh viên người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của SV người Khmer thể
hiện còn thấp so với kỳ vọng. SV người Khmer vùng ĐBSCL nghiêng về
các tri thức “chuyên ngành”, tri thức “giao tiếp”, tri thức “ngoại ngữ”, tri
thức “cơ sở ngành” và tri thức “công nghệ thông tin”.
b. Mức độ bức thiết nhu cầu về kỹ năng học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mức độ bức thiết về kỹ năng của đa số SV người Khmer chưa
cao chỉ đạt mức độ trung bình. Sinh viên có nhu cầu cao về kỹ năng
“chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp”, kỹ năng “phỏng vấn xin
việc”, kỹ năng “vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, kỹ năng “thuyết
trình”, kỹ năng “giao tiếp bằng ngoại ngữ”.
c. Mức độ bức thiết nhu cầu về phẩm chất của sinh viên người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mức độ bức thiết nhu cầu học tập phẩm chất của SV người
Khmer chỉ đạt mức trung bình. Trong đó SV người Khmer có xu hướng
muốn học những phẩm chất hiện đại như: tự tin thể hiện bản thân trong
học tập; phẩm chất thẩm mỹ; sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ học tập;
phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp; lòng yêu nghề.
15
Nhìn chung mức độ bức thiết trong nhu cầu học tập của SV
người Khmer chỉ đạt mức độ trung bình (ĐTB=3.81; ĐLC = 0.533).
Trong đó, mức độ bức thiết về phẩm chất cao hơn mức độ bức thiết kỹ
năng học tập và mức độ bức thiết về tri thức.
Từ thực trạng mức độ bức thiết trong nhu cầu học tập của SV
người Khmer cần có tìm hiểu mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu
học tập của SV người Khmer đồng thời cần tìm hiểu những yếu tố tác
động đến tính bức thiết trong nhu cầu học tập của SV để có những biện
pháp tác động tâm lý phù hợp nhằm nâng cao nhu cầu học tập cho SV
người Khmer vùng ĐBSCL
4.1.2.2. Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của sinh
viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kết quả nghiên cứu 25 hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của
SV người Khmer cho thấy mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu
học tập của SV người Khmer ở mức độ trung bình (ĐTB=3.7;
ĐLC=0.663). Trong đó SV người Khmer ít thực hiện những hành vi
học tập hướng đến thỏa mãn nhu cầu về tri thức và nhu cầu về kỹ năng
học tập mà chủ yếu thực hiện những hành vi nghiêng về việc thỏa mãn
những phẩm chất của người học như: chấp hành nội quy của trường,
ký túc xá, nhà trọ; chú ý học tập những phương pháp từ bạn bè; tự giác
giải quyết nhiệm vụ học tập; chủ động tham gia các hoạt động của
khoa, trường để rèn luyện phẩm chất của bản thân.
4.1.2.3. Tương quan các mặt biểu hiện nhu cầu học tập của sinh viên người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tìm hiểu mối tương quan các mặt biểu hiện nhu cầu học tập
của SV người Khmer vùng ĐBSCL cho thấy có tồn tại mối quan hệ
tương tự giữa mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn
nhu cầu học tập của SV người Khmer. Mức độ tương quan giữa các
mặt biểu hiện của nhu cầu học tập là khá cao.
4.1.2.4. So sánh nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer theo biến
16
số năm học, trường, kết quả học tập.
Kết quả tìm hiểu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng
ĐBSCL so sánh theo năm học, theo kết quả học tập và theo nhóm trường
cho thấy có sự khác nhau về nhu cầu học tập giữa các biến số này.
4.1.5 So sánh nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer với sinh
viên người Kinh Trường Đại học Cần Thơ
Tìm hiểu sự khác biệt nhu cầu học tập của 200 SV trường
ĐHCT ở hai nhóm SV người Kinh và SV người Khmer cho thấy nhu
cầu học tập của hai nhóm SV ở mức trung bình (ĐTB=3.83;
ĐLC=0.477). Trong đó, mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi
thỏa mãn nhu cầu học tập của SV người Khmer cao hơn SV người Kinh.
Từ số liệu trên cho thấy, các trường đại học vùng ĐBSCL cần
chú ý xây dựng chương trình đào tạo vừa đáp ứng được yêu cầu nghề
nghiệp, vừa chú ý đáp ứng nhu cầu học tập nhằm tạo cơ hội học tập suốt
đời cho tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam đặc biệt là các dân tộc thiểu số
nhằm duy trì bảo vệ bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Đây cũng là một trong những cách hiện thực hóa Nghị quyết số 57
của Đảng về việc tạo cơ hội học tập cho các dân tộc thiểu số.
4.2. Mối tương quan nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer với
các yếu tố khách quan và chủ quan
Tính toán các yếu tố chủ quan (mục đích học tập, hứng thú học
tập, niềm tin vào bản thân trong học tập, cảm xúc hài lòng trong học tập)
và các yếu tố khách quan (triển vọng xã hội, nhà trường, gia đình) có tác
động đến nhu cầu học tập của SV người Khmer theo hướng tương quan
thuận và tương quan khá chặt chẽ. Tính toán hệ số Beta của yếu tố chủ
quan là cảm xúc hài lòng trong học tập, mục đích học tập, hứng thú học
tập, niềm tin vào bản thân trong học tập có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến
nhu cầu học tập và có ý nghĩa về mặt thống kê.
4.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình nhu cầu học tập cao và nhu
17
cầu học tập trung bình dựa theo tiêu chí SV xác định được mức độ bức
thiết của nhu cầu học tập và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu
học tập cho thấy SV có nhu cầu học tập cao xác định rõ mức độ thiếu hụt
tri thức và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập và kết quả
học tập cũng khá hơn.
4.4. Biện pháp tác động tâm lý nâng cao nhu cầu học tập của sinh
viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
4.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Căn cứ vào tầm quan trọng của nhu cầu học tập và kết quả
nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer cho thấy
nhu cầu học tập của SV chỉ mới ở mức độ trung bình.
4.4.2. Nội dung biện pháp nâng cao nhu cầu học tập của sinh viên
người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trên cơ sở vai trò của nhu cầu học tập và thực trạng nhu cầu học
tập của SV người Khmer, nghiên cứu của luận án đề xuất các biện pháp:
- Nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức và ý nghĩa của tri
thức thể hiện trong chương trình đào tạo
- Khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập cho SV
- Hướng dẫn SV người Khmer lập kế hoạch học tập
- Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học
4.4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động
Sau quá trình tác động bằng các biện pháp, kết quả thu được
cho thấy nhu cầu về tri thức của SV người Khmer tăng lên. Với p <
0.01 sự khác biệt giữa nhu cầu về tri thức trước và sau tác động bởi
các biện pháp có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, biện pháp
“hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập” và “biện pháp tạo bầu
không khí tâm lý tích cực trong lớp học” có hiệu quả cao hơn so với
biện pháp nâng cao nhận thức về sự thiếu thụt tri thức và khợi dậy
niềm tin vào bản thân trong học tập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
18
4.1. Nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL biểu
hiện ở mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu
học tập. Trong đó, mức độ bức thiết của nhu cầu học tập cao hơn mức độ
thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Về mức độ bức thiết, SV
người Khmer muốn học nhiều kiến thức chuyên ngành, kiến thức giao
tiếp, kiến thức về ngoại ngữ, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức công
nghề thông tin. Ngoài ra, SV người Khmer cũng khao khát được học ngôn
ngữ Khmer. SV người Khmer mong muốn học nhiều kỹ năng chuyên
môn, kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. SV người Khmer muốn tự tin thể
hiện bản thân trong học tập, sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ học tập,
muốn học những phẩm chất chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp và
muốn bồi dưỡng lòng yêu nghề. Tuy nhiên nhu cầu về tự phê bình trong
học tập ở SV người Khmer biểu hiện ở mức độ bức thiết thấp. Về mức độ
thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của SV người Khmer ở mức
độ thấp. SV người Khmer có chủ động học hỏi phương pháp học tập của
bạn bè và chủ động giải quyết nhiệm vụ học tập. SV người Khmer chủ
yếu hướng đến những hành vi thỏa mãn nhu cầu về phẩm chất mà ít thực
hiện những vi hướng đến giải quyết nhiệm vụ học tập một cách linh hoạt,
sáng tạo. SV người Khmer ít thực hiện những hành vi đọc sách, tham gia
nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu đề
cương học phần trước khi học, đọc tào liệu trước khi lên lớp, tìm nhiều tài
đọc thêm để so sánh đối chiếu và rút ra tri thức cho bản thân, đặc biệt là
mức độ thực hiện hành vi tự phê bình trong học tập.
- So sánh nhu cầu học tập của SV người Khmer theo các biến số
năm học, kết quả học tập, theo trường cho thấy có sự khác nhau về nhu
cầu học tập giữa các biến số này. Trong đó, SV năm thứ ba và thứ tư có
nhu cầu học tập cao hơn SV năm thứ nhất và thứ hai. SV có kết quả học
tập giỏi và xuất sắc có nhu cầu học tập cao hơn SV có kết quả học tập khá
19
và trung bình. SV người Khmer trường ĐHAG và ĐHTV có nhu cầu học
tập cao hơn so với SV người Khmer trường ĐHCT và ĐHYDCT.
- So sánh nhu cầu học tập của 200 SV người Kinh và SV
người Khmer trường ĐHCT cho thấy nhu cầu học tập thể hiện ở mức
độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập
cao hơn so với SV người Kinh.
4.2. Nghiên cứu tương quan các yếu tố chủ quan như mục đích học
tập, hứng thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập và các yếu
tố khách quan như tác động của xã hội, nhà trường và gia đình có ảnh
hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer. Kiểm định hồi quy
hệ số Beta cho thấy các yếu tố trên có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu
học tập của SV người Khmer trong đó 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến nhu cầu học tập của SV người Khmer lần lượt là: hứng thú học
tập, mục đích học tập và niềm tin vào bản thân trong học tập.
4.3. Nghiên cứu hai trường hợp SV có nhu cầu học tập cao và nhu cầu
học tập trung bình cho thấy SV có nhu cầu học tập cao nhận thức rõ sự
thiếu hụt của tri thức, kỹ năng học tập, phẩm chất của người học cao.
Hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập tích cực và có sự thỏa mãn nhu cầu
học tập. Ngược lại, trường hợp SV có nhu cầu học tập thấp chưa nhận
thức rõ ràng đối tượng học tập cần thỏa mãn. Bản thân SV muốn học
giỏi, muốn học nhiều kỹ năng học tập, muốn rèn luyện nhiều phẩm
chất nhưng cụ thể là phẩm chất gì thì lúng túng không xác định rõ vì
vậy mà hành vi thỏa mãn nhu cầu chưa thực sự tự giác, tích cực.
4.4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập của SV
người Khmer, nghiên cứu của luận án đề xuất 4 biện pháp tác động tâm lý
– giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu học tập. Tổ chức thực nghiệm sư
phạm cho thấy nhu cầu học tập của SV người Khmer tăng lên sau quá
trình tác động cho thấy nhu cầu học tập của SV người Khmer được
nâng cao nhờ tác động của các biện pháp tâm lý giáo dục trong đó,
biện pháp “hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập” và biện pháp
20
“tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học” có hiệu quả cao hơn
so với biện pháp “nâng cao nhận thức về sự thiếu thụt tri thức” và
“khợi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu học tập cho thấy còn rất
ít công trình quan tâm nghiên cứu về nhu cầu học tập của SV người Khmer.
1.2. Nhu cầu học tập của SV người Khmer là những đòi hỏi bức thiết về
tri thức, về kỹ năng học tập và về phẩm chất của người học cần được thỏa
mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập. Nghiên cứu nhu cầu
học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL, luận án này giới hạn nghiên
cứu những biểu hiện của nhu cầu học tập thể hiện ở mức độ bức thiết (về
tri thức, về kỹ năng, về phẩm chất của người học) và mức độ thực hiện
hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu
cầu học tập nghiên cứu của luận án xác định các yếu tố chủ quan gồm:
mục đích học tập, hứng thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập,
cảm xúc hài lòng trong học tập; các yếu tố khách quan gồm: triển vọng
ngành học, nhà trường, gia đình.
1.3. Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng
ĐBSCL, phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài
liệu - văn bản, quan sát, bảng hỏi, trường hợp điển hình, phỏng vấn
sâu, thống kê, thực nghiệm nhằm tìm hiểu nhu cầu học tập của SV
người Khmer. Địa bàn nghiên cứu là các trường đại học vùng ĐBSCL.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS với các phép tính
Cronbach’s Alpha, tần số, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tương quan,
phân tích phương sai ANOVA.
1.4. Thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer ở mức trung
bình. Nhu cầu học tập biểu hiện ở mức độ bức thiết và mức độ thực
hiện hành vi thỏa mãn.
21
- Về mức độ bức thiết, mức độ bức thiết về phẩm chất cao hơn
mức độ bức thiết về kỹ năng và tri thức. Về phẩm chất, SV người Khmer
muốn tự tin thể hiện bản thân trong học tập, sáng tạo trong giải quyết
nhiệm vụ học tập, muốn học những phẩm chất chuyên môn liên quan đến
nghề nghiệp và muốn bồi dưỡng lòng yêu nghề. Tuy nhiên mức độ bức
thiết “tự phê bình trong học tập” ở SV người Khmer ở mức độ thấp. Về
kỹ năng, SV người Khmer mong muốn học nhiều kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ
năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn những kỹ năng nghiên cứu khoa học,
kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý thời gian chưa được SV nhận
thấy bức thiết đối với bản thân. Về kiến thức, SV người Khmer muốn học
nhiều kiến thức chuyên ngành, kiến thức giao tiếp, kiến thức về ngoại
ngữ, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức công nghệ thông tin. SV chưa
thực sự nhận thấy tính bức thiết những kiến thức về đại cương, kiến thức
triết học, kiến thức thống kê toán học, kiến thức về giáo dục quốc phòng,
kiến thức về âm nhạc.
- Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của SV
người Khmer ở mức thấp. SV người Khmer có chủ động học hỏi phương
pháp học tập của bạn bè và chủ động giải quyết nhiệm vụ học tập. Tuy
nhiên, mức độ thực hiện hành vi là chưa cao, mặt khác SV người Khmer
chủ yếu hướng đến những hành vi thỏa mãn nhu cầu về phẩm chất mà ít
thực hiện những vi hướng đến giải quyết nhiệm vụ học tập một cách linh
hoạt, sáng tạo. SV người Khmer ít thực hiện những hành vi đọc sách, tham
gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu đề
cương học phần trước khi học, đọc tài liệu trước khi lên lớp, tìm nhiều tài
đọc thêm để so sánh đối chiếu và rút ra tri thức cho bản thân, đặc biệt là
mức độ thực hiện hành vi tự phê bình trong học tập.
- So sánh nhu cầu học tập của SV người Khmer theo các biến số
năm học, kết quả học tập, theo trường cho thấy kết quả học tập khác nhau,
22