Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI QUANG LẬP

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ
BỘGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
TRƯỜNG
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCSƯ
SƯPHẠM
PHẠMHÀ
HÀNỘI
NỘI22


BÙI
BÙIQUANG
QUANGLẬP
LẬP

QUẢN
QUẢNLÝ
LÝCÔNG
CÔNGTÁC
TÁCXÃ
XÃHỘI
HỘIHÓA
HÓAGIÁO
GIÁODỤC
DỤCĐÁP
ĐÁPỨNG
ỨNG
YÊU
YÊUCẦU
CẦUTRƯỜNG
TRƯỜNGCHUẨN
CHUẨNQUỐC
QUỐCGIA
GIAỞỞCÁC
CÁCTRƯỜNG
TRƯỜNG
TRUNG
TRUNGHỌC
HỌCCƠ
CƠSỞ

SỞTRÊN
TRÊNĐỊA
ĐỊABÀN
BÀNHUYỆN
HUYỆNLẬP
LẬPTHẠCH,
THẠCH,
TỈNH
TỈNHVĨNH
VĨNHPHÚC
PHÚC

Chuyên
Chuyênngành:
ngành:Quản
Quảnlýlýgiáo
giáodục
dục

Mãsố:
số:60140114
60140114

LUẬN
LUẬNVĂN
VĂNTHẠC
THẠCSĨSĨQUẢN
QUẢNLÝ
LÝGIÁO
GIÁODỤC

DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ rất tận tình từ các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu hoàn
thành luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin cảm ơn Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Mai đã trực tiếp hướng dẫn tôi và có những lời
khuyên, đóng góp quý báu, đồng thời động viên tôi trong những lúc khó
khăn để hoàn thành luận văn này. Hơn tất cả, Thầy, cô đã dạy cho tôi
phương pháp nghiên cứu khoa học, đó là tài sản quý giá tôi đã có được.
Điều đó sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong những chặng đường tiếp theo.
Thầy cô là những tấm gương sáng về đạo đức, là những người thầy mẫu
mực để tôi suốt đời noi theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Lập
Thạch, Phòng Thống kê huyện Lập Thạch đã cung cấp cho tôi những số liệu
cấn thiết để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và giáo
viên trường THCS Đình Chu, trường THCS Đồng Ích, trường THCS Thị trấn
Hoa Sơn của huyện Lập Thạch đã giúp đỡ tôi có những kết quả điều tra chính
xác và tin cậy.

Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, gia đình tôi, nơi hậu phương
vững chắc cho tôi trong học tập. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã giúp đỡ tôi trong học tập, động viên tinh thần để tôi hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Quang Lập


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 11năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Quang Lập


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5

6. Giải thuyết khoa học................................................................................. 6
7. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 7
Chương 1 ..................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................. 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 13
1.2. Một số khái niệm thuật ngữ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ......... 15
1.2.1. Quản lý giáo dục và quản lý trường học ........................................... 15
1.2.2. Xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ........... 17
1.3. Quản lý xã hội hóa giáo dục về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường
THCS đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia ........................... 21
1.3.1. Khái niệm quản lý xã hội hóa giáo dục về cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học ............................................................................................................. 21
1.3.2. Vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THCS đáp ứng
yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.................................................... 22
1.3.3. Nội dung quản lý xã hội hóa giáo dục về cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học trong trường THCS ............................................................................. 27
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội hóa giáo dục trong
việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THCS ................... 34


1.4.1. Nhận thức của nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp
về xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ........ 34
1.4.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội và truyền thống của địa phương
................................................................................................................... 35
1.4.3. Cơ chế quản lý xã hội hóa giáo dục ở địa phương............................. 36
1.4.4. Năng lực quản lý xã hội hóa giáo dục của cán bộ quản lý giáo dục nhà

trường......................................................................................................... 36
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 37
Chương 2 ................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY
HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH

PHÚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA ................ 39
2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và giáo
dục THCS của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình dân cư ............................................. 39
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ................................................................... 39
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo ........................................................... 40
2.2. Thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Lập Thạch ........ 42
2.2.1. Thực trạng cơ cấu, chất lượng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ...... 42
2.2.2. Thực trạng đầu tư kinh phí mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học từ nguồn xã hội hóa giáo dục........................................................ 43
2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học các trường THCS huyện Lập Thạch đáp ứng yêu cầu trường
chuẩn quốc gia ........................................................................................... 45
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng .............................................................. 45
2.3.2. Đối tượng quản lí/tham gia quản lí xã hội hóa CSVC-TBDH trong
trường của Ông/Bà là ai và ở mức độ nào? ................................................. 48


2.3.3. Những CSVC-TBDH ở trường có từ nguồn XHHGD....................... 51
2.3.4. Các nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật

chất và thiết bị dạy học ở huyện Lập Thạch................................................ 52
2.3.5. Các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học ở huyện Lập Thạch đáp ứng yêu cầu trường
chuẩn quốc gia ........................................................................................... 55
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
trong việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học các trường THCS
huyện Lập Thạch đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia. ........................ 57
2.4.1. Điểm mạnh ....................................................................................... 57
2.4.2. Điểm yếu .......................................................................................... 61
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................. 62
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 63
Chương 3 ................................................................................................... 65
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG
VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC ĐÁP ỨNG
NHU CẦU CHUẨN QUỐC GIA ............................................................... 65
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .................................................... 65
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa........................................................................ 65
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ..................................................................... 65
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ ...................................................................... 66
3.2. Các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc. .......................................................................................................... 66
3.2.1. Lập kế hoạch thu hút các nguồn lực xã hội hóa giáo dục để xây dựng,
củng cố cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường ........................................ 66
3.2.2. Quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
của nhà trường được xây dựng từ nguồn lực xã hội hóa giáo dục. .............. 69


3.2.3. Quản lý việc duy trì và bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của

nhà trường được xây dựng từ nguồn lực xã hội hóa giáo dục. .................... 72
3.2.4. Kiểm tra, giám sát các hoạt động xã hội hóa giáo dục cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học của nhà trường được xây dựng từ nguồn lực xã hội hóa giáo
dục. ............................................................................................................ 73
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây
dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc
gia. ............................................................................................................. 74
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 74
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................... 75
3.3.4. Khách thể khảo nghiệm .................................................................... 75
3.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả.................................................... 76
3.3.6. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 77
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 84
1. Kết luận .................................................................................................. 84
2. Kiến nghị................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 90
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSVC

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


GV

Giáo viên

QL

Quản lý

TB

Trung bình

TBDH

Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

XHH

Xã hội hóa

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

XD


Xây dựng


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đây chính
là cơ sở quan trọng của xã hội hóa giáo dục (XHHGD).
Xã hội hoá công tác giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp
phát triển giáo dục. Trong Điều 12 của Luật giáo dục có nêu “Xã hội hoá sự
nghiệp giáo dục” nên công tác quản lý (QL) chỉ đạo, phát triển giáo dục trung
học cơ sở (THCS) phải gắn chặt với công tác vận động mọi lực lượng trong
xã hội cùng tham gia chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, coi đó là mục tiêu, là sức
mạnh để phát triển giáo dục trung học cơ sở một cách căn bản và có chất
lượng.
Với tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, Đảng và Nhà
nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hóa
giáo dục như: Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP, ngày 18/4/2005 “đẩy mạnh xã
hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và thể dục thể thao”[14]; Quyết định số
20/2005/QĐ - BGD&ĐT, phê duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển xã hội hóa
giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” [7]; Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005 ở
Điều 12 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp
của nhà nước và nhân dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự
nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức
giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham
gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách
nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục
tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [9].



2
Như vậy, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về
xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện cho toàn dân được tham gia chăm lo, phát
triển sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu “Phát triển giáo dục phải
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng
cố quốc phòng an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [7].
Muốn chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa thì ngành giáo dục cần phải xây
dựng một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện nhằm đáp ứng các tiêu
chuẩn phục vụ nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong thời gian qua,
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước về xây
dựng (XD) nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
ngành giáo dục đã ban hành “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn
quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày
7/10/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo [10].
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia, các trường
THCS luôn hướng tới đáp ứng 5 tiêu chuẩn mà một trong những tiêu chuẩn
đó là Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học [10].
Nhưng do ngân sách đầu tư cho giáo dục ở các địa phương còn hạn chế –
nhất là các huyện miền núi. Nhà trường đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất, phương tiện phục vụ dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục
cho học sinh nên cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã quan tâm đến việc
huy động các nguồn lực xã hội, coi đây là giải pháp quan trọng đáp ứng yêu
cầu xây dựng và duy trì trường chuẩn quốc gia.
Các trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch trong nhiều năm qua đã
được Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Lập Thạch, Hội cha mẹ học sinh quan tâm,



3
đầu tư tương đối đầy đủ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (CSVC,TBDH) được trang
bị cơ bản, đảm bảo yêu cầu tối thiểu trong nhà trường. Từ đó đã tạo được động lực
nhất định cho đội ngũ giáo viên nâng cao được chất lượng dạy và học. Tuy nhiên,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế . Một số trường đã
đạt chuẩn quốc gia trước năm 2005, nhưng đến nay cơ sở vật chất đã xuống cấp rất
nhiều, có nguy cơ không đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới. Các trường mới đạt
chuẩn quốc gia nhưng nhiều phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học đã cũ kĩ, lạc hậu
hoặc hư hỏng, cơ sở vật chất thiếu khang trang. Vì vậy, việc quản lý đầu tư, sử
dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy trong các trường trung học cơ sở ở huyện
Lập Thạch vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hết vai trò của nó trong các
hoạt động giáo dục và đáp ứng mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Công tác
quản lý việc huy động, giám sát nguồn đầu tư CSVC, TBDH từ xã hội hóa (XHH)
hiệu quả còn thấp; quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà
trường chưa được quan tâm đúng mức; Kinh phí cho việc mua sắm, sửa chữa cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học còn rất thiếu. Việc quản lý xã hội hóa cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học (CSVC, TBDH) còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm sát sao dẫn
đến thiết bị nhanh xuống cấp và hư hỏng nhiều, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của
trường đạt chuẩn Quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn, để từ đó đề ra
được những biện pháp đồng bộ, có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng
CSVC, TBDH đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia là vấn đề cấp thiết cần
được nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về vấn đề
này tại địa phương.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý công
tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.



4

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý xã hội hóa
giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường
THCS trên địa bàn để đề xuất những biện pháp quản lý công tác xã hội hoá
giáo dục về cơ sở vật chất. thiết bị dạy học, góp phần duy trì, đảm bảo chất
lượng xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các trường THCS trên địa bàn
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, luận văn tiến hành nhiệm vụ
nghiên cứu trên:
Thứ nhất, xác định cơ sở lí luận của công tác quản lý xã hội hóa giáo dục
trong việc xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
đáp ứng xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Thứ hai, đề tài tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng việc công tác
quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy
học ở 3 trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng
yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Thứ ba, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo
dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
Thứ tư, đề tài tiến hành khảo nghiệm các biện pháp quản lý của Ban giám
hiệu đối với công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn
quốc gia.



5

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu xây dựng trường
chuẩn quốc gia trường phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu quản lý xã hội hóa giáo dục
trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (các phương tiện kĩ thuật
phục vụ dạy học) ở trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Về phạm vi thời gian: Chủ yếu từ năm 2012- 2017
Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về quản lý xã hội hóa giáo
dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở ba trường trung học
cơ sở: THCS Đình Chu, THCS Đồng Ích, THCS Thị trấn Hoa Sơn của huyện
Lập Thạch.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
- Phương pháp mô hình hóa, phương pháp sơ đồ, phương pháp đề xuất
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập ý kiến đánh giá thông
qua phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý và giáo viên cấp THCS.



6
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh các nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng
quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THCS trên địa bàn
huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc .
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các buổi học của học sinh,
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ các tiết học thực hành.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm quản lý công tác xã
hội hóa giáo dục Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn về quản lý cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học ở các trường THCS làm cơ sở để tác giả đề xuất biện
pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình tiến hành luận văn thường
xuyên xin ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để vấn đề nghiên
cứu của đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các nhận định,
khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.
- Phương pháp nghiên cứu qua hồ sơ: kiểm kê cơ sở vật chất, các biên
bản tự đánh giá thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, hồ sơ sử dụng thiết bị
dạy học của giáo viên và báo cáo tổng kết năm học 2014- 2015 đến năm học
2016 - 2017 để tác giả phân tích, nhận định, đánh giá thực trạng quản lý, sử
dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của các trường THCS huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nhóm các phương pháp khác: Sử dụng các phần mềm toán học hỗ trợ
như thống kê, vẽ biểu đồ... trong quá trình xử lý, phân tích số liệu thu thập
được trong quá trình khảo sát thực trạng.
6. Giải thuyết khoa học.
Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học của các trường THCS ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh



7
Phúc còn nhiều hạn chế, như: Công tác quản lý việc huy động, giám sát nguồn
đầu tư CSVC, TBDH từ XHH hiệu quả còn thấp; quản lý sử dụng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học của các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức,...
Nếu đề xuất và thực hiện được những biện pháp quản lý hợp lý sẽ tăng cường
được nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nâng cao ý thức bảo
vệ, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, góp phần thực hiện chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và đáp ứng yêu cầu xây dựng trường
chuẩn Quốc gia của các trường THCS trên địa bàn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý xã hội hóa giáo dục đáp
ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia ở trường Trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc
xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.
Chương 3: Biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO
DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC
GIA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều coi trọng chính sách xã
hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển và quan
tâm sâu sắc đến hiệu quả giáo dục mang lại cho nền kinh tế - xã hội. Nhiều
quốc gia chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội trong cải cách giáo
dục để bảo đảm ai cũng học tập, ai cũng được hưởng thụ giáo dục, ai cũng
tham gia phát triển giáo dục. Trong phạm vi đề tài, tác giả khảo cứu chính
sách xã hội hóa giáo dục ở một số quốc gia như Nhật Bản, Vương quốc Thái
Lan, Indonesia và Hoa Kỳ. Cụ thể như sau:
Năm 1947, Nhật Bản đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu của các chính
sách quốc gia. Nhật Bản đẩy mạnh cải tổ hệ thống giáo dục nhằm tạo ra một
hệ thống giáo dục mở với mục đích tạo cho học sinh lòng ham học, tự chủ
trong suy nghĩ, phát triển những năng lực khác nhau nhằm tạo cơ hội thích
hợp với nhu cầu học tập và nghề nghiệp của học sinh, luôn dành cho địa
phương và nhà trường quyền tự chủ. Năm 1971, Nhật Bản thành lập Bộ giáo
dục, đề ra chính sách: Đối với các trường Trung học bắt buộc thì “sự bình
đẳng” là nguyên tắc tối cao. Còn đối với các trường sơ trung và cao trung thì
nguyên tắc “tài năng” là cao nhất. Quan điểm này không những xoá bỏ sự bất
bình đẳng trong xã hội về giáo dục, mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển
tiềm năng của con người.
Để xây dựng xã hội học tập, Chính phủ Nhật Bản đã lập ra Uỷ ban
Quốc gia về giáo dục suốt đời. Ở Nhật Bản có hai hệ giáo dục: Giáo dục nhà


9
trường và giáo dục xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường chính là hệ giáo dục
ban đầu, gồm trường mẫu giáo, trường phổ thông và các loại hình trường đào
tạo nghề từ trung cấp đến đại học. Nhật Bản rất quan tâm đến hệ giáo dục xã
hội (giáo dục tiếp tục) vì đây là hệ giáo dục có tác dụng quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ở Thái Lan, Chính Phủ cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của

nhà trường. Trong các nhà trường ở Thái Lan, thường có Ban điều hành nhà
trường. Thành phần của Ban này, gồm có cha mẹ học sinh, giáo viên, những
người tài trợ, những nhà hảo tâm và phải họp ít nhất 4 lần trong năm. Ở
trường Wat Sai Ma, ngoài Ban điều hành nhà trường, còn có 6 ban điều hành
bộ phận có trách nhiệm về các vấn đề dạy học, tổ chức hoạt động, nhân sự, tài
chính, xây dựng và quan hệ với cộng đồng. Ban điều hành bộ phận thảo luận
các vấn đề nảy sinh trong nhà trường và kiến nghị, đề xuất lên Ban điều hành
nhà trường hướng giải quyết. Mỗi Ban điều hành bộ phận cử 1 giáo viên làm
thư ký của Ban.
Ban điều hành về dạy học, nhân sự tổ chức vận động sự tham gia của
cộng đồng qua việc xin ý kiến của cha mẹ học sinh và các cán bộ cộng đồng
góp ý về chương trình học, tuyển dụng giáo viên tình nguyện để cộng tác với
nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tăng nguồn tài
chính để mua trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Ban điều hành về quan hệ với cộng đồng tăng cường niềm tin của cộng
đồng đối với nhà trường bằng việc thông báo rộng rãi đến công chúng về các
hoạt động của nhà trường, khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt
động của nhà trường vào Ngày Trẻ em, Ngày Thầy Cô giáo, các hoạt động thể
thao và các cuộc thi…


10
Ban điều hành về xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức các chiến dịch
huy động nguồn tài chính cho việc xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất của
nhà trường.
Ban điều hành về tài chính tìm kiếm hoặc xác định các nguồn tài chính
và dự án nhằm mang lại lợi ích cho cả nhà trường và cộng đồng.
Indonesia đặc biệt quan tâm giáo dục phi chính quy với sự tham gia
của cộng đồng. Một hình thức tham gia của xã hội là lập “quỹ học tập” để lo
việc học cho thanh thiếu niên và cho người lớn. Các tổ chức hoặc loại hình

học tập với những điều kiện nhất định đều được hỗ trợ tài chính của “quỹ học
tập”. Cộng đồng tham gia giáo dục phi chính quy bằng việc thành lập những
trung tâm học tập và phát triển công nghiệp nhỏ với sự hợp tác của các cơ
quan nghiên cứu kinh tế, xã hội giáo dục và thông tin ở Indonesia. Ở đây kết
hợp nhiệm vụ đào tạo với phát triển công nghiệp nhỏ theo yêu cầu phát triển
kinh tế – xã hội địa phương. Giáo dục phi chính quy ở Indonesia quan tâm
đến giáo dục cho phụ nữ nông thôn và huy động cả sự tham gia của lực lượng
tôn giáo và dạy văn hoá và dạy nghề trong các trường tôn giáo theo đạo Hồi.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ rất quan tâm tới xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường và cộng đồng. Ở các trường và cộng đồng ở Broadus, Saco
và Methow Valley đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác, mở ra con đường
cho học sinh học tập dựa vào cộng đồng, và học sinh góp phần vào sự phát
triển của cộng đồng với những cách tiếp cận sau đây:
Cách tiếp cận thứ nhất là coi nhà trường là trung tâm của cộng đồng,
đồng thời là nơi cung cấp nguồn lực cho việc học tập suốt đời và cũng là nơi
mang lại nhiều dịch vụ khác nhau cho cộng đồng. Nguồn lực của nhà trường
bao gồm thiết bị, công nghệ và đội ngũ cán bộ có trình độ giáo dục cao có thể
cung cấp nhiều cơ hội giáo dục và đào tạo cho cộng đồng. Biểu hiện đầu tiên
của cách tiếp cận này là phong trào trường cộng đồng đã phát triển vào những


11
năm 1970, ở đó các cơ hội giáo dục biểu hiện trong mọi hoạt động: từ những
công việc thường nhật đến việc xoá mù chữ cho người lớn.Trong những năm
gần đây ý tưởng đưa trường học trở thành trung tâm của cộng đồng đã tạo
nên một cách nhìn nhận mới, đó là những dịch vụ gia đình hoà nhập, ở đó
trường học đóng vai trò là một cơ quan kết nối các nhu cầu về dịch vụ xã hội
của giới trẻ nông thôn và gia đình của họ. Những dịch vụ này bao gồm khám
sức khoẻ, chăm sóc trẻ nhỏ và chăm sóc răng miệng. Tại Saco, Montana, Sở
giáo dục đã tài trợ mạng lưới dịch vụ bảo vệ thị giác nhằm kết nối ba cộng

đồng hẻo lánh với nhau. Mạng lưới này sẽ cung cấp những khoá đào tạo
chuyên môn về y khoa. Ngoài ra, chương trình này cũng kết nối các trường
và cộng đồng với nhau do đó có thể hỗ trợ và chia sẻ nguồn lực.
Cách tiếp cận thứ hai là sử dụng cộng đồng như một chương trình học,
tập trung vào các nghiên cứu đa dạng của cộng đồng. Học sinh cung cấp
thông tin nhằm phát triển cộng đồng dựa vào những chương trình đánh giá
yêu cầu, nghiên cứu và giám sát các phương thức sử dụng đất và môi trường
và lưu giữ những dữ kiện lịch sử của cộng đồng dựa vào các phỏng vấn và các
bài luận ảnh. Khi học sinh được học về cộng đồng của họ và được làm việc
trực tiếp với các cư dân của cộng đồng các em sẽ hiểu được những giá trị của
cộng đồng. Cách tiếp cận toàn diện nhất khi coi cộng đồng như là chương
trình, là cách tiếp cận Foxfire, đã được sử dụng trên toàn quốc. Ở đó mạng
lưới Foxfire dã giúp giáo viên phát triển chuyên môn và xây dựng mạng lưới
hỗ trợ giáo viên. Foxfire khuyến khích các học sinh học tập về cộng đồng
thông qua việc trực tiếp tìm tòi về lịch sử của cộng đồng. Ở Broadus, Montan,
học sinh học cách phỏng vấn các cư dân, tìm và phân tích các văn bản lịch sử
nhằm khôi phục và bảo tồn các dữ kiện lịch sử của cộng đồng cho thế hệ
tương lai.


12
Cách tiếp cận thứ ba mang tên “kinh doanh dựa vào nhà trường”
(SBE), đặt trọng tâm vào phát triển các kỹ năng kinh doanh, ở đó học sinh
không chỉ xác định các nhu cầu tiềm ẩn về các dịch vụ trong cộng đồng nông
thôn của các em mà còn phải thực sự tiến hành công việc kinh doanh nhằm
giải quyết những nhu cầu đó. Sher và DeLargy đã vận dụng khái niệm “Kinh
doanh dựa vào nhà trường” vào một chương trình giảng dạy tổng hợp mang
tên (kinh doanh nông thôn thông qua việc học hành động). Với sự trợ giúp
của chương trình này học sinh đã cung cấp các dịch vụ có mặt trên địa bàn
nông thôn như: sửa chữa giầy, mở cửa hàng bán các món ăn ngon, chăm sóc

trẻ nhỏ. Giống như Foxfire, đây là một chương trình đào tạo và hỗ trở tổng
hợp và toàn diện.
Những cách tiếp cận trên có quan hệ chặt chẽ với nhau đã mang lại một
cách tư duy mới về cách thức kết hợp giữa cộng đồng và nhà trường vì lợi ích
chung. Giá trị của kinh nghiệm học tập dựa vào cộng đồng là ở chỗ nó mang
lại lợi ích lâu dài cho công tác quản lý, mang lại một cách nhìn nhân mới về
trách nhiệm công dân và một cách thức làm mới cộng đồng. Tuy nhiên, vì
những cách tiếp cận này tạo ra một sự khởi đầu khá khác biệt với quan niệm
truyền thống về chương trình học (chỉ bó hẹp trong nhà trường và sách giáo
khoa…) nên bắt buộc phải xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức và cá nhân
ủng hộ cách tiếp cận mới này, những người chủ chốt làm nên thành công của
mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng trong chương trình này .
Như vậy, chúng ta thấy rằng các quốc gia có đặc điểm riêng về kinh tế
- xã hội nhưng đều có điểm chung trong phương thức xã hội hóa giáo dục: Đó
là huy động mọi tiềm lực của cộng đồng cho giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là
sự lựa chọn ưu tiên, có tính chất quyết định cho mô hình phát triển giáo dục
của các quốc gia.


13
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nền giáo dục mới
được hình thành và phát triển “nền giáo dục của dân, do dân, vì dân”. Tuy
nhiên, trước giai đoạn đổi mới, với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền
giáo dục khủng hoảng. Sự nghiệp giáo dục toàn dân chưa được coi trọng, bản
chất của xã hội chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, không thu hút được các
nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục. Cơ sở vật
chất- thiết bị dạy học xuống cấp và thiếu thốn, lạc hậu, không đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế phát triển chung của
thời đại.

Năm 1997, trong Đại hội VII của Đảng đã xác định “Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu”, trong đó xã hội hóa là một trong những quan
điểm, chủ trương lớn để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội.
Bàn về vấn đề xã hội hóa giáo dục, ở Việt Nam có một số công trình tiêu
biểu như sau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn sách Phát triển văn hoá giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại khẳng định
“Xã hội hóa công tác giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta”
[24,tr16]. Cụ thể, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng xã hội hóa giáo dục là làm
cho xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với giáo dục, giáo dục phục vụ đắc lực cho
phát triển kinh tế xã hội, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong nhà trường và
ngoài nhà trường, tạo điều kiện để giáo dục kết hợp với lao động, học đi đôi
với hành; xã hội hóa giáo dục có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa giáo dục.
“Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của
đường lối chiến lược, một con đường phát triển giáo dục nước ta… Sự nghiệp
giáo dục không chỉ là của nhà nước mà là của toàn xã hội, mọi người cùng
làm giáo dục, nhà nước và xã hội, trung ương và địa phương cùng làm giáo


14
dục” [23].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “xã hội hóa giáo dục phản ánh bản
chất của luận đề: Giáo dục cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp giáo
dục”[4]. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước không
phải là một ý tưởng mới lạ. Tác giả Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Không có xã
hội nào có thể tồn tại nếu không có sự giáo dục và mọi sự giáo dục đều hướng
tới sự tiến bộ của xã hội. Như vậy là luôn luôn tồn tại nền giáo dục xã hội” [4,
tr.6].
Nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục, Nguyễn Trần Bạt khẳng định xã hội

hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục,
bảo đảm sự thành công của cải cách giáo dục: “Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa
là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc
hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự
nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo
dục phải thuộc về xã hội” và “xã hội hóa giáo dục không chỉ là đa dạng hoá
hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo, mà quan trọng nhất là
đa dạng hoá nội dung hay đa dạng hoá, hiện đại hoá chương trình giáo dục
thích ứng với những đòi hỏi của xã hội” [5].
Bên cạnh đó, còn kể đến các công trình nghiên cứu về xã hội hóa giáo
dục của GS.TS Nguyễn Mậu Bành, PGS.TS Trần Quang Nhiếp, TS Hồ Thiệu
Hùng... Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã và
đang tiến hành hệ thống hoá các đề tài nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục, đúc
kết kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý để phát triển lý luận và đề xuất chính
sách nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận, ban hành các văn bản hướng dẫn
địa phương, các đơn vị giáo dục thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội hóa giáo
dục.


15
Các văn bản pháp lý và các công trình khoa học nêu trên đều khẳng
định tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục và đề xuất ra nhiều giải pháp cho
công tác quản lý. Tuy nhiên, để công tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu
xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt tìm ra
những biện pháp, giải pháp phù hợp cho thực tiễn giáo dục THCS ở huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc thì chưa có đề tài nào đề cập. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác xã hội hóa giáo dục tại huyện
Lập Thạch vẫn là vấn đề cấp thiết cần tiếp tục tìm hiểu phục vụ cho nhiệm vụ
nghiên cứu nêu trên.
1.2. Một số khái niệm thuật ngữ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Quản lý giáo dục và quản lý trường học
Quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản
chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối
tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được thừa kế, bổ
sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển.
Quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, đã
xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội. Bàn về khái niệm quản lý
giáo dục, có một số quan điểm tiêu biểu sau:
Trong “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”, tác giả
Nguyễn Ngọc Quang có nhận định như sau “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục
tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [36].


16
Cũng bàn về khái niệm quản lý giáo dục, tác giả Phạm Minh Hạc cho
rằng “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý
hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái
khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [23].
Tác giả Đặng Quốc Bảo góp phần bàn về khái niệm quản lý giáo dục
trong cuốn “Phát triển giáo dục và Quản lí nhà trường: Một số góc nhìn”
như sau “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành,
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ
theo yêu cầu phát triển xã hội” [2, tr. 8].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác

động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)
của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống ở các cấp khác
nhau (từ Trung ương đến địa phương) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu phát triển Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã
hội” [28, tr.10].
Từ những quan niệm trên, nội dung quản lý giáo dục bao gồm những
nội hàm về chủ thể quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu
quản lý giáo dục ngoài ra còn phải kể tới cách thức thực hiện như công cụ
(hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) quản lý giáo dục và phương pháp
quản lý giáo dục hoặc các cách thức tác động qua lại một cách có mục đích,
có kế hoạch và có tổ chức để hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, khái niệm quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định
hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm
tra nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Quản lý trường học
Bàn về trường học, tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Trường học là một
thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động


×