Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.52 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ LIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ LIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình
thực hiện đề tài này tại địa phƣơng tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định
của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
theo chƣơng trình đào tạo Cao học khóa 2014 – 2016. Với tên đề tài nghiên
cứu: “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội”.

Sau hơn 2 năm học Cao học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô TS. Trần Thị Thu Hà – Ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn và các phòng
ban huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận đƣợc sự
quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt của tập thể cán bộ và thầy cô giáo khoa
Đào tạo sau đại học nói riêng và các thầy cô giáo của Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp nói chung. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Liên


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ...................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và phát triển chăn nuôi .............. 4
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................ 4
1.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế ................................................................. 4
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp ......................................................................... 5
1.1.2. Vị trí, vai trò chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân và trong
kinh tế hộ gia đình ..................................................................................... 5
1.2.2.1. Vị trí thiết yếu chăn nuôi lợn thịt ......................................................... 5
1.2.2.2. Vai trò chăn nuôi lợn thịt ..................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ............ 10
1.1.3.1. Chăn nuôi lợn thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao ................ 10
1.1.3.2. Chăn nuôi lợn thịt có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau . 10
1.1.3.3. Sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt qua chế biến đa dạng ....................... 11
1.1.3.4. Phát triển chăn nuôi lợn thịt luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi
trƣờng, sức khỏe và cạnh tranh thức ăn .......................................................... 11
1.1.3.5. Một số đặc tính sinh học của lợn thịt ................................................. 13
1.1.4. Nội dung của phát triển chăn nuôi lợn thịt............................................ 14


iv


1.1.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn ................... 14
1.1.4.2. Công tác về giống lợn nuôi thịt .......................................................... 14
1.1.4.3. Các hình thức tổ chức và phƣơng thức trong chăn nuôi ................... 15
1.1.4.4. Công tác Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn ...................... 16
1.1.4.5. Quản lý và phát triển thức ăn chăn nuôi ............................................ 16
1.1.4.6. Công tác tiêu thụ lợn thịt .................................................................... 16
1.1.4.7. Liên kết giữa các tác nhân trong phát triển chăn nuôi lợn thịt................ 17
1.1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ............... 18
1.1.5.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên ...................................................... 18
1.1.5.2. Các nhân tố về các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ..... 18
1.1.5.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng.............................................................. 20
1.1.5.5. Các nhân tố về thị trƣờng ................................................................... 22
1.1.5.6. Các nhân tố về cơ chế, chính sách ..................................................... 23
1.1.6. Một số rủi ro gặp phải trong quá trình chăn nuôi lợn thịt ..................... 23
1.1.6.1. Rủi ro do khí hậu, thời tiết ................................................................. 23
1.1.6.2. Rủi ro dịch bệnh ................................................................................. 24
1.1.6.3. Rủi ro về giống ................................................................................... 25
1.1.6. 4. Rủi ro về tài chính .............................................................................. 25
1.1.6.5. Rủi ro thị trƣờng .................................................................................. 26
1.1.6.6. Các rủi ro khác..................................................................................... 26
1.1.7. Quan điểm của Đảng và những chính sách của Đảng, nhà nƣớc về phát
triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ................ 26
1.2 . Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt ...................................... 28
1.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số nƣớc trên thế giới .............. 28
1.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở việt nam trong thời gian qua .......... 29
1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn ......................................................... 32
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Oai ................................................... 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 35
2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 35

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 36
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết................................................................................. 36
2.1.1.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng, đất đai ............................................................ 38
2.1.1.4. Tài nguyên nƣớc................................................................................. 38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 39
2.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................... 39
2.1.2.2. Dân số và nguồn lao động..................................................................... 40


v

2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng cơ sở ......................................................................... 41
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................ 42
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 46
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ........................... 46
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 48
2.2.2.1. Thu thập số liệu thông tin thứ cấp..................................................... 48
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ......................................... 49
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 49
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi lợn thịt về lƣợng ............... 49
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh về nguyên nhân ảnh hƣởng đến phát triển chăn
nuôi lợn thịt ............................................................................................. 50
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi ........... 50
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 52
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Thanh Oai ...................... 52
3.1.1. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện giai đoạn 2013- 2015 .. 52
3.1.1.1. Về số lƣợng đàn lợn thịt ..................................................................... 52
3.1.1.2. Giá trị chăn nuôi lợn thịt .................................................................... 54
3.1.2. Các hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ................................... 55
3.1.2.1. Về hình thức chăn nuôi ...................................................................... 55

3.1.2.2. Về phƣơng thức chăn nuôi ................................................................. 58
3.1.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt.................................................................... 59
3.1.3.1. Công tác giống lợn thịt ....................................................................... 59
3.1.3.2. Công tác chăm sóc đàn lợn thịt .......................................................... 60
3.1.3.3. Công tác phòng trị bệnh đàn lợn thịt .................................................. 61
3.1.5. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lợn thịt và kênh tiêu thụ sản phẩm ........ 61
3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra ....................................... 63
3.2.1. Các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ................................ 63
3.2.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra .................... 66
3.2.2.1. Về quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ điều tra .................................... 66
3.2.2.2. Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra ........... 67
3.2.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn hộ điều tra ............... 69
3.2.2.4. Tình hình dịch bệnh chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra ............... 72
3.2.2.5. Tình hình nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra .................. 74
3.2.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra ................... 77
3.2.3. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra............................. 79
3.2.3.1. Kết quả chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra ......................................... 79
3.2.3.2. Hiệu quả chăn nuôi............................................................................. 85


vi

3.2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 88
3.2.3.2. Nhóm yếu tố kỹ thuật ......................................................................... 88
3.2.3.3. Cơ chế, chính sách ............................................................................. 90
3.2.3.4. Yếu tố thị trƣờng ................................................................................ 90
3.2.3.5. Nguồn lực tài chính ............................................................................ 92
3.2.3.5. Nguồn lực lao động ............................................................................ 92
3.2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt ở huyện Thanh Oai ..................................................................... 93

3.3. Định hƣớng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai
......................................................................................................................... 99
3.3.1. Định hƣớng phát triển chăn nuôi lợn thịt .............................................. 99
3.3.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt.................................................101
3.3.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
100
3.3.3.1. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt . 100
3.3.3.2. Tăng cƣờng quản lý chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ....................... 102
3.3.3.3. Tăng cƣờng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ... 104
3.3.3.4. Mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, khoa học kỹ thuật chăn
nuôi cho chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ................................................................ 104
3.3.3.5. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm lợn thịt................................................... 105
3.3.3.6. Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách thức đẩy nâng cao hiệu quả
chăn nuôi lợn thịt, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trong xây
dựng nông thôn mới ...................................................................................... 106
3.4. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp ................................................ 107
3.4.1. Đối với nhà nƣớc ................................................................................. 107
3.4.2. Đối với chính quyền cấp huyện .......................................................... 108
3.3.4. Đối với ngƣời chăn nuôi ..................................................................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

STT


Tên đầy đủ

1

BQ

Bình quân

2

CB

Chế biến

3

CC

Cơ cấu

4

CP

Chính phủ

5

CT


Chƣơng trình

6

DN

Doanh nghiệp

7

DNCB

Doanh nghiệp chế biến

8

ĐTBQ

Đầu tƣ bình quân

9

DS TN

Dân số tự nhiên

10




Gia đình

11

GS

Gia súc

12

GTSX

Giá trị sản xuất

13

HQKT

Hiệu qủa kinh tế

14

HTX

Hợp tác xã

15

HTXNN


Hợp tác xã nôngnghiệp

16

HT

Hệ thống

17

HTVS

Hệ thống vệ sinh

18

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

19

KN

Khuyến nông

20

KTCTTL


Khai thác công trình thủy lợi

21



Lao động

22

LĐ NN BQ

Lao động nông nghiệp bình quân

23

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

24

NL

Nông lâm

25

NN


Nông nghiệp


viii

26

QML

Quy mô lớn

27

QMN

Quy mô nhỏ

28

QMV

Quy mô vừa

29

PTNT

Phát triển nông thôn


30

SXKD

Sản xuất kinh doanh

31



Thức ăn

32

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

33

TG

Trung gian

34

TT

Trang trại


35

TTg

Thủ tƣớng chính phủ

36

TTSP

Tiêu thụ sản phẩm

37

TY

Thú y


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
1.1 Danh sách 5 quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới
28
2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2015
39
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thanh Oai giai đoạn năm

2.2
43
2013 - 2015
2.3 Thống kê sản lƣợng một số cây trồng chính
44
2.4 Đối tƣợng và mẫu điều tra hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt
47
3.1 Quy mô đàn lợn thịt của huyện Thanh Oai theo xã, TT
53
3.2 Giá trị chăn nuôi lợn thịt của huyện Thanh Oai giai đoạn 2013- 2015
55
Phát triển các hình thức chăn nuôi lợn của huyện Thanh Oai giai
3.3
56
đoạn 2013- 2015
Phát triển các phƣơng thức chăn nuôi lợn của huyện Thanh Oai
3.4
58
giai đoạn 2013- 2015
Tình hình tiêu thụ lợn thịt hơi của các cơ sở chăn nuôi trên địa
3.5
62
bàn huyện Thanh Oai năm 2015
3.6 Tình hình về các nguồn lực trong các cơ sở điều tra
62
Chăn nuôi lợn thịt bình quân/hộ theo quy mô và loại hình sản
3.7
64
xuất ở Thanh Oai giai đoạn 2013- 2015
Tình hình đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi

3.8
66
của các đơn vị chăn nuôi năm 2015
Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt phân theo
3.9
68
quy mô và loại cơ sở năm 2015
Tình hình phòng trừ dịch bệnh ở các hộ phân theo quy mô và loại
3.10
70
hình cơ sở năm 2015
Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt ở các xã
3.11
72
nghiên cứu của huyện Thanh Oai năm 2015
3.12 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các cơ sở điều tra
75
Sản lƣợng lợn hơi xuất chuồng bình quân theo quy mô và loại cơ
3.13
77
sở ở Thanh Oai
Giá trị sản phẩm lợn thịt xuất chuồng bình quân theo quy mô
3.14
79
chăn nuôi và loại hình cơ sở
Chi phí sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo quy
3.16
79
mô và loại hình cơ sở
Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra theo

3.17
81
quy mô và loại hình cơ sở năm 2015
Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thứctrong phát triển chăn nuôi
3.18
84
lợn thịt ở huyện Thanh oai


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
2.1
3.1

3.2

3.3

3.4
3.5

Tên hình
Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015

Trang
40


Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai giai đoạn 20132015

54

Các hình thức chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai giai đoạn
năm 2013-2015

57

Các phƣơng thức chăn nuôi lợn thịt của huyện Thanh Oai giai
đoạn 2013- 2015

59

Nguồn cung cấp giống trong chăn nuôi lợn thịt ở các xã nghiên
cứu

76

Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các cơ sở điều tra

78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con lợn đã gắn liền với cuộc sống của ngƣời nông dân từ nhiều năm nay,
gắn với nền văn minh lúa nƣớc trong lịch trình tiến hoá của các cộng đồng dân

tộc Việt Nam. Ở nƣớc ta đâu đâu cũng nuôi lợn, đã trở thành nghề truyền thống
lâu đời. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn đang khẳng
định cơ cấu trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời
sản xuất. Xu hƣớng phát triển chăn nuôi lợn là một tất yếu khách quan, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nƣớc mà còn hƣớng mạnh đến xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Ngày nay con lợn không
những giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dƣỡng cho
mọi ngƣời mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại
nhiều ngoại tệ. Vì vậy làm thế nào để phát triển chăn nuôi lợn đạt hiệu quả
cao, và trở thành hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của
nhà nƣớc và ngƣời chăn nuôi.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 và đến
năm 2030, ngành nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập
trung, trong đó chăn nuôi lợn đƣợc xác định là ngành chăn nuôi chính. Bởi
nhu cầu về thịt ngày càng tăng, sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa càng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phát
triển. Do vậy, chăn nuôi lợn thịt nói riêng và chăn nuôi lợn nói chung có vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở vùng
ngoại ô cũng nhƣ đối với nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã có những bƣớc
tăng trƣởng rõ nét. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2015 tổng số
lợn của cả nƣớc có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chăn
nuôi lợn hiện đang phát triển tƣơng đối tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra


2

và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho ngƣời chăn nuôi. Một số tỉnh đang
tiến hành quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung nên xu hƣớng chăn nuôi

đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô ngày
càng lớn hơn theo quy mô gia trại, trang trại.
Huyện Thanh Oai nằm phía Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô hơn
20 km theo quốc lộ 21B. Vị trí của huyện có điều kiện thuận lợi trong việc
trao đổi, lƣu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông
Hồng và cả nƣớc. Với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, song có hai vùng rõ rệt
là vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh
tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Là một trong những địa
phƣơng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt
theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Do tính chất địa bàn có truyền thống chăn nuôi
lợn lâu đời, tập trung nhiều làng nghề phát triển. Địa phƣơng đã cung cấp
lƣợng thịt thƣơng phẩm lớn cho thị trƣờng Hà Nội và các địa phƣơng phụ cận
trong và ngoài huyện. Hiện nay, chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình phát triển
theo hƣớng tiến bộ cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng.
Tuy nhiên, phƣơng thức chăn nuôi lợn hiện nay của Huyện ngoài mô hình
kinh tế trang trại chăn nuôi ra thì phần lớn tập trung trong các nông hộ. Do
vậy hiệu quả kinh tế chƣa cao, chƣa có tính chất chuyên môn hoá và sản xuất
hàng hoá, sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh cao. Việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm hiện nay chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu dân cƣ, vì vậy đã làm cho
môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất thải từ chăn nuôi
lợn chƣa đƣợc đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí diễn ra
rất nghiêm trọng và không kiểm soát đƣợc là nguyên nhân gây ra các loại dịch
bệnh. Vì vậy cần phải có sự quan tâm từ các chính sách của Nhà nƣớc.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn
thịt trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.


3


2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn thịt của huyện Thanh
Oai trong những năm gần đây, đề xuất định hƣớng và các biện pháp chủ yếu
nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp và phát triển chăn nuôi lợn thịt;
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Thanh Oai, TP Hà Nội trong thời gian vừa qua;
- Xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi
lợn thịt trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội;
- Đƣa ra định hƣớng, đề xuất biện pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn
thịt trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt
huyện Thanh Oai.
- Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ gia đình và trang trại; các hộ chăn nuôi lợn
thịt theo 3 loại hình là quy mô lớn (QML), quy mô vừa (QMV) và quy mô nhỏ
(QMN).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề về phát triển chăn nuôi lợn thịt
qua 3 năm (2013-2015), từ đó đƣa ra các định hƣớng và giải pháp phát
triển chăn nuôi lợn thịt của huyện đến năm 2020.


4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và phát triển chăn nuôi
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Sự phát triển về nghĩa hẹp, đó là sự mở rộng, khuếch chƣơng phát đạt,
mở mang của sự vật, hiện tƣợng, hoặc ý tƣởng tƣ duy trong đời sống một
cách tƣơng đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển đƣợc hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho
rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lƣợng dẫn đến
sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đƣờng xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ
sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở cấp độ cao hơn.
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản
xuất nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp là quá trình vận động của
đối tƣợng sản xuất nông nghiệp từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc
phát triển về cả mặt lƣợng và mặt chất.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế đƣợc xem nhƣ là quá trình biến đổi cả về lƣợng và
về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn
đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.



5

Quá trình biến đổi về lƣợng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền
kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu ngƣời; Sự biến đổi
về chất kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến
đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trƣởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo
đói, suy dinh dƣỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến
các dịch vụ y tế, nƣớc sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần
chúng nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội
của quá trình phát triển.
Còn sự tăng trƣởng đƣợc so sánh theo các thời điểm liên tục trong một
giai đoạn nhất định sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trƣởng, đó là sự tăng thêm
sản lƣợng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Tốc độ tăng trƣởng đƣợc
tính bằng tỷ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của 2 thời kỳ.
Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng
đƣợc nhu cầu hiện tại, lại vừa không xâm phạm đến lợi ích tƣơng lai.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai
đoạn này so với giai đoạn trƣớc đó và thƣờng đạt ở mức độ cao hơn cả về
lƣợng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất
không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về
chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế,
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp.
1.1.2. Vị trí, vai trò chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân và trong
kinh tế hộ gia đình
1.2.2.1. Vị trí thiết yếu chăn nuôi lợn thịt
Chăn nuôi lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, cung
cấp thực phẩm có giá trị cao cho con ngƣời (100 g thịt có tới 367 Kcal và 22 g

protein); cung cấp phân bón cho trồng trọt (1 con lợn thịt có thể thải 2,5 - 4 kg


6

phân/ngày); cung cấp sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó,
chăn nuôi lợn giữ vững cân bằng sinh thái, có thể tạo ra nguồn nguyên liệu
cho y học trong công nghệ sinh học y học; làm tăng tính an ninh lƣơng thực
cho các hộ gia đình.
Không những thế, chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chăn
nuôi tại Việt Nam và trên thế giới. Thống kê của FAO: lƣợng thịt lợn tiêu thụ
tính trên đầu ngƣời: Đức: 54,7% (60 kg); Đan Mạch: 57,46% (45 kg); Hà
Lan: 51,35% (40 kg); Trung Quốc: 62,94% (20 kg); Việt Nam: 77,20%.
Không những thế, thịt lợn tiêu thụ phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của
ngƣời dân, đƣợc nhận định là loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với nhiều
đối tƣợng khác nhau.
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nƣớc ta. Sự
hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nƣớc đã cho chúng ta khẳng
định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn
trong các bữa ăn hàng ngày của con ngƣời rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn đƣợc
coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tƣợng
(ngƣời già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn nhẹ mùi và không gây
ra hiện tƣợng dị ứng do thực phẩm là ƣu điểm nổi bật của thịt lợn.
Nhƣ vậy, thịt lợn là món ăn ƣa thích và hợp khẩu vị với mọi ngƣời. Tuy
nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con ngƣời,
điều quan trọng là quá trình chọn giống và nuôi dƣỡng chăm sóc, đàn lợn phải
luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dƣỡng
tích lũy vào thịt có chất lƣợng tốt và có giá trị sinh học.
Yêu cầu chăn nuôi lợn thịt: Chăn nuôi lợn thịt phải có hiệu quả kinh tế
và chất lƣợng sản phẩm tốt, đƣợc ngƣời tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm

sóc, nuôi dƣỡng và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trƣởng phát
dục bình thƣờng, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản


7

xuất con giống có chất lƣợng cao, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, ngƣời chăn
nuôi lợn thịt nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, phòng trừ dịch bệnh và tiếp
cận tốt với thị trƣờng.
1.2.2.2. Vai trò chăn nuôi lợn thịt
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi lợn và trồng lúa nƣớc là hai hợp phần quan trọng và xuất
hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Lợn là một vật nuôi
đƣợc duy trì hàng ngàn đời nay. Điều này chứng tỏ rằng nó có quan hệ chặt
chẽ với con ngƣời và hệ thống nông nghiệp.
Lợn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của loài ngƣời.
Tổ tiên xa xƣa của lợn là lợn hoang dã đƣợc con ngƣời săn bắn để cung cấp
thực phẩm cho cuộc sống. Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, nuôi lợn
có thể đƣợc tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung
cấp thực phẩm cho con ngƣời. Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn
săn bắn đƣợc hoặc mua từ nơi khác để nuôi. Nói chung chăn nuôi lợn có một
số vai trò nổi bật nhƣ sau:
Một là, chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao
cho con ngƣời. Theo GS. Harris và Cộng tác (1956), 1g thịt heo nạc =
367Kcal, 22% protein [14]. Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất
không chỉ ở nƣớc ta mà còn ở cả trên thế giới. Trong điều kiện nƣớc ta, lao
động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ
yếu trong các bữa ăn.
Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số
ngày càng đông thì phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để

đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội. Nhƣ vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn
nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con ngƣời
là hết sức cần thiết.


8

- Hai là, cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt
là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg
phân, ngoài ra còn nƣớc tiểu có chứa hàm lƣợng Nitơ và Phôt pho cao [13].
Nhƣ vậy, chăn nuôi lợn không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội
mà còn cung cấp một lƣợng phân bón rất quan trọng cho cây trồng. Trên các diện
tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dƣỡng trong
đất. Nếu đất đai không đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên thì độ phì của đất ngày càng
giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dƣỡng cho đất. Mặt khác, nếu chúng ta
chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mật độ tơi xốp của đất, làm
ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng,
làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau. Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp
chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.
- Ba là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện
nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói
(bacon) thịt hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của ngƣời Việt Nam
nhƣ giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt heo…
Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng hoá xuất khẩu có
giá trị. Số lƣợng ngoại tệ thu về thông qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ góp phần
tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

của đất nƣớc. Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nƣớc
phát triển nhƣ Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và
công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nƣớc đang
phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia.


9

- Bốn là, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ
của trồng trọt, của công nghiệp chế biến
Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ
cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn cho phép tận dụng hết các sản phẩm
phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm
chăn nuôi có giá trị cho xã hội.
Ngoài ra, chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây
trồng, vật nuôi và con ngƣời. Trong các nghiên cứu về môi trƣờng nông nghiệp,
lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh
thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vƣờn
cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng
sinh thái tự nhiên.
- Năm là, chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong
công nghệ sinh học y học, lợn đã đƣợc nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho
mục đích nâng cao sức khỏe cho con ngƣời.
- Sáu là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao
động.
Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các
hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đỉnh. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn,
ngƣời nông dân có thể an tâm đầu tƣ cho con cái học hành và hoạt động văn hóa
khác nhƣ cúng giỗ, cƣới hỏi, ma chay, đình đám.
Ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp ngƣời nông dân tăng thu

nhập của mình, bởi chăn nuôi không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện
quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu
quả cao. Tuy nhiên, ngƣời chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn
nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu
nhập cao.


10

- Bảy là, phát triển ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ và vững chắc
Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc kết
hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản
xuất nông nghiệp phát triển tốt. Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi
về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn nuôi chỉ mang
tính chất nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặc
nuôi để kinh doanh nhƣng quy mô nhỏ và phân tán. Nhƣ vậy sẽ gây lãng phí trong
việc sử dụng các nguồn lực. Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân đối
trong nông nghiệp, làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc.
Sự phát triển các ngành hàng nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉ
trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá rẻ,
cung ứng kịp thời và ổn định.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt
1.1.3.1. Chăn nuôi lợn thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao
Lợn là loài gia súc ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích
hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với
khẩu phần ăn có chất lƣợng thấp và nhiều xơ. Những giống lợn nhƣ thế này
có vai trò quan trọng trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã
đƣợc chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó ngƣời ta sử dụng
rau xanh nhiều và bổ sung một lƣợng nhỏ protein để nuôi lợn. Tuy nhiên,

trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn đƣợc
ứng dụng nữa. Lợn thƣơng phẩm đƣợc cung cấp thức ăn một cách cân đối,
có chất lƣợng cao.
1.1.3.2. Chăn nuôi lợn thịt có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau
Khả năng thích nghi cao là một trong những yếu tố góp phần phát triển
chăn nuôi lợn thịt ở những vùng sinh thái khác nhau. Lợn là một trong những


11

giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời
nó là một con vật thông minh và dễ huấn luyện. Từ các đặc điểm đó đã tạo cho
lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện môi trƣờng địa lý khác nhau:
nó rất năng động trong việc khám phá các môi trƣờng mới và tìm kiếm các loại
thức ăn mới.
Trong trƣờng hợp cần thiết lợn có thể chống chọi một cách dữ dội để
bảo vệ lãnh thổ của mình cũng nhƣ chống lại dịch hại. Lợn có khả năng
thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố
của đàn lợn rộng rãi khắp nơi.
1.1.3.3. Sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt qua chế biến đa dạng
Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho
con ngƣời, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc
da, lông có thể đƣợc dùng để làm bàn chải, bút vẽ,.... Sự phát triển của
công nghệ chế biến thịt hông khói, lên men đã tạo nên một số lƣợng sản
phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo
quản, nâng cao tính đa dạng, hƣơng vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn
cho con ngƣời. Do đó tính đa dạng hóa sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt
tƣơng đối cao, đây là đặc điểm góp phần thúc đẩy thị trƣờng tiêu thụ thịt
lợn. Qua đây cũng cho thấy công nghiệp chế biến góp phần quan trọng
trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nói chung và phát triển chăn

nuôi lợn thịt nói riêng.
1.1.3.4. Phát triển chăn nuôi lợn thịt luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi
trường, sức khỏe và cạnh tranh thức ăn
* Về nguy cơ ô nhiễm môi trường: Lợn là động vật có nhu cầu
protein cao cho nên phân thải từ quá trình chăn nuôi lợn có thể gây ô nhiễm
cho môi trƣờng và cộng đồng. Nếu chúng ta không xử lý một cách hợp lý
phân và nƣớc tiểu, có thể gây ô nhiểm nguồn nƣớc và đất đai. Mùi của


12

phân và nƣớc tiểu có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống gần trang trại
lợn đặc biệt sự phát xạ của Nitơ trong nƣớc tiểu.
Đã có nhiều thành phố thực hiện chính sách cấm chăn nuôi lợn trong
thành phố nhƣ sử dụng phân lợn để sản xuất khí meltan (qua Biogas) và
thực tế này đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc nhƣ Đài loan, Philipin, Việt
Nam và một số nƣớc khác. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất chỉ đơn giản đƣa
các chất thải này ra theo con đƣờng nhanh nhất và đơn giản nhất.
Về sức khoẻ con người: Lợn có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con
ngƣời nhƣ bệnh nhiệt thán và các bệnh truyền nhiễm khác. Thực tế cho
thấy, có nhiều dịch bệnh ở lợn có khả năng lây lan sang ngƣời rất cao, đặc
biệt nhƣ bệnh Liên cầu lợn, Sán lá gan, uốn ván... Điều đáng quan tâm là
những mầm mống của các dịch bệnh từ lợn không chỉ tồn tại trong thịt hay
máu lợn đã giết mổ mà còn lƣu hành ở bụi, không khí trong nhiều ngày.
Bên cạnh đó khả năng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều nhất sang ngƣời
là thông qua các vết thƣơng trên da hay niêm mạc của mũi, miệng... khi
con ngƣời tiếp xúc với thịt và máu lợn nhiễm bệnh. Do đó, vấn đề sức khỏe
con ngƣời cũng cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi lợn thịt.
* Về cạnh tranh lương thực: Ở nhiều nƣớc có thu nhập thấp thì có
thể không có đủ lƣơng thực cho con ngƣời, trong khi đó hệ thống chăn nuôi

công nghiệp hiện đại lại sử dụng nhiều thức ăn có chất lƣợng tốt nhƣ ngũ
cốc cho chăn nuôi. Do vậy lợn có thể cạnh tranh lƣơng thực với con ngƣời.
Chăn nuôi lợn công nghiệp đã tạo ra sự tăng nhảy vọt về hiệu quả
sản xuất. Điều này đã làm cho nó trở thành một ngành có tính cạnh tranh
cao. Nhiều công ty chăn nuôi có thể có lợi nhuận lớn. Các hộ nông dân nhỏ
phải nâng cao hiệu quả sản xuất để duy trì tính lợi nhuận quá trình sản xuất
đó. Nhƣ vậy, chăn nuôi lợn nói chung, nuôi lợn thịt nói riêng càng phát
triển thì việc sử dụng nguồn lƣơng thực càng nhiều [11].


13

1.1.3.5. Một số đặc tính sinh học của lợn thịt
* Lợn thịt có khả năng sản xuất thịt cao
Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu
quả, có tốc độ sinh trƣởng cao. Khả năng sản xuất thịt của lợn khá cao. Một
con lợn có trọng lƣợng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng 42 kg thịt,
30 kg đầu, máu và nội tạng ... và 28 kg mỡ, xƣơng... [13]
Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có ý nghĩa quan trọng trong
việc quay vòng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển chăn nuôi lợn.
Về mặt lý thuyết, thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế đƣợc rủi ro về vốn.
* Lợn là loài ăn tạp và có khả năng chịu đựng được kham khổ tốt
Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp đƣợc với nhiều
loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có
chất lƣợng thấp và nhiều xơ. Những giống nhƣ thế này có vai trò quan trọng
trong hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã đƣợc chứng minh trong
thực tế ở một số quốc gia mà ở đó ngƣời ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ
xung một lƣợng nhỏ protein. Tuy nhiên trong hệ thống chăn nuôi hiện đại
những thuận lợi này không còn đƣợc ứng dụng nữa. Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ
cao, thấp protein sẽ làm hạn chế khả năng sinh trƣởng của lợn. Với trƣờng

hợp này lợn vẫn có khả năng tồn tại nhƣng hiệu quả thấp và chất lƣợng không
cao.
* Khả năng thích nghi cao và dễ huấn luyện
Lợn là một những vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng đƣợc
kham khổ tốt đồng thời nó cũng là một vật thông minh dễ huấn luyện. Từ đặc
điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện địa lý
môi trƣờng khác nhau vì vậy địa bàn phân bổ của đàn lợn rộng khắp nơi. Lợn
có lớp da dầy để chống lạnh còn vùng nóng chúng tăng cƣờng hô hấp và giải
nhiệt. Trƣớc đây lợn đƣợc chăn nuôi theo phƣơng thức tận dụng chúng sinh


×