Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.39 KB, 71 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành
sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả hai ngành sản xuất chính này luôn
gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để
đưa nền nông nghiệp trên tầm cao mới, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả
hai ngành một cách cân đối và có kế hoạch. Đi cùng với sự phát triển của trồng
trọt, chăn nuôi cũng đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông
nghiệp và đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở xã Vạn Ninh.
Chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn thịt nói riêng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân xã Vạn
Ninh. Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh đã
và đang gặp phải những khó khăn nhất định như năng suất và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi chưa cao, sản phẩm thịt lợn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Điều kiện tự nhiên của xã khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường
cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gia súc dễ mắc
bệnh, kèm theo là những thông tin về “chất cấm” làm ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất và sản lượng của người dân. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại phế
phụ phẩm của trồng trọt vào chăn nuôi chưa được người dân sử dụng triệt để
hoặc tận dụng với mức độ rất ít vào chăn nuôi lợn. Chính vì vậy, sự phát triển
của đàn lợn trong những năm vừa qua chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng
sẵn có của địa phương.
Để giúp người chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh giải quyết những khó khăn
đó, trong những năm gần đây một số chương trình, dự án của Chính phủ và của
các tổ chức Phi chính phủ đã chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật về giống, thức
ăn cũng như qui trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất và hiệu
quả. Chăn nuôi lợn thịt đã có xu hướng thâm canh như bổ sung thức ăn tinh,
chăn nuôi theo hướng sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên năng suất còn thấp, trong khi đó, nông nghiệp muốn phát triển
thì cần phải áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật phù hợp với điều


kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể. Thực tế đã khẳng định
muốn làm giàu trong sản xuất nông nghiệp thì không thể sản xuất theo lối quảng
1
canh, tự cấp tự túc mà phải áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng
suất và tiến đến sản xuất hàng hóa.
Từ những thực tế trên cần phải phân tích thực trạng chăn nuôi hiện tại của
địa phương để có thể định hướng tác động về kỹ thuật, quản lý, nhằm phát triển
chăn nuôi lợn. Đồng thời, thông qua vấn đề này, biết được những khó khăn của
người dân trong chăn nuôi sẽ giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định
chính sách có định hướng đúng đắn, góp phần cho công cuộc “xóa đói giảm
nghèo” ở khu vực nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh.
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm
tỷ lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi
sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi lợn có một số vai trò
nổi bật như sau:

a. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Tác giả
Harris cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g protein.
b. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là
nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn
xay, các món ăn truyền thống cuả người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ…
c. Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn
phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông
nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2.5 - 4 kg phân, ngoài
ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao.
d. Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con
người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan
trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.
Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các
giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
e. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công
nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng
cao sức khỏe cho con người.
f. Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng khả
năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân
có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như cúng giỗ,
cưới hỏi, ma chay [1].
- Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình
thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định
3
nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong
các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là
một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng. Nói cách
khác, thịt lợn được coi là “ nhẹ mùi ” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực
phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món
ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người điều quan trọng là trong quá trình

chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề
kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt
và có giá trị sinh học [1].
2.1.2. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta
Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả
những vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm,
tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng
xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn được quan tâm hơn.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, sản xuất cây lương thực, có nhiều
loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn.
Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần
đây, kết hợp với những giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển thuận lợi
cho nghề nuôi lợn.
Tuy nhiên, do sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu
hạn chế và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong
nước cũng bấp bênh, không ổn định. Thông thường định kỳ khoảng 2- 3 năm
người nuôi lợn phải chịu cảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến
đổi thất thường, giá thành sản xuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn
nuôi nhỏ. Vì vậy, muốn nghề chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi
các nhà chăn nuôi phải có những cải tiến các khâu trong quá trình chăn nuôi [3].
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn
2.1.3.1. Yếu tố tự nhiên
Sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên. Tuy nhiên đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp thì tác động của nhân tố tự nhiên thể hiện rõ nét hơn cả, thậm chí còn
mang tính quyết định.
- Thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa pha
trộn tính chất ôn đới, nên chúng ta có cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đa dạng
4
phong phú, tạo điều kiện cho người dân có được sự lựa chọn hợp lý để phát triển

sản xuất. Ở một số vùng, đặc biệt là miền Trung thời tiết khí hậu khắc nghiệt,
vừa có mùa mưa thường xuyên gây lũ lụt, đặc biệt là rất không thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Do độ rủi ro cao như vậy nên khả năng đầu tư vốn vào sản
xuất nông nghiệp ở các vùng này còn hạn chế. Từ đó có tác động không nhỏ đến
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực chăn nuôi trong đó có ngành
chăn nuôi lợn thịt.
- Đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất
nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông nghiệp. Nói đến
sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến đất đai. Sản xuất nông nghiệp
phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay không, vị trí thuận lợi hay
không đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường: Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng
ảnh hưởng đến khả năng ăn vào, tăng trọng của lợn. Hai yếu tố nhiệt độ và ẩm
độ tác động đồng thời lên con vật làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng.
Trong một nghiên cứu, đối với lợn từ 25- 106 kg, lượng ăn vào trung bình hàng
ngày giảm khi nhiệt độ tăng lên đến 28
0
ở ẩm độ tương đối từ 65- 70%. Việc
tăng độ ẩm tương đối từ 40- 94% ở nhiệt độ không khí không đổi là 24
0
C thì gây
nên sự giảm đáng kể lượng ăn vào và tăng trọng ngày [7]. Cũng như ảnh hưởng
của nhiệt độ và ẩm độ đến sự tích lũy và tăng trọng của lợn cho thấy ở nhiệt độ
từ 15- 23
0
C với độ ẩm là 50- 70%, khả năng tích lũy đạm và tăng trọng của lợn
cho kết quả tốt nhất [8].
2.1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
- Nguồn vốn: Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức

ăn cao, nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn
nuôi. Vốn ở đầu mỗi chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh,
chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các
gia súc khác. Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong
việc đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Lao động: Trong kinh tế nông thôn sử dụng hợp lý nguồn lao động là
điều kiện cần thiết để tăng khối lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu cho tất
cả các ngành như: tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp… Trong quy mô
nông hộ nói riêng, sử dụng nguồn lao động hợp lý là yếu tố quyết định thu nhập
và đời sống gia đình.
5
- Thị trường: Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán, chưa có thị
trường buôn bán thực thụ và thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi nên các
hộ gia đình chủ yếu phải bán các sản phẩm cho thương lái và các chủ thu gom
trung gian, dễ bị ép giá. Bên cạnh đó, thông tin đại chúng chưa cung cấp tốt
thông tin về thị trường cho người chăn nuôi, trên 80% nguồn thông tin chủ yếu
của người chăn nuôi về giá cả thị trường do các thương lái cung cấp, không
tránh khỏi thông tin bị bóp méo. Sự thành bại của ngành chăn nuôi lợn không
chỉ có vấn đề kỹ thuật mà vấn đề đầu ra cũng đang là một yêu cầu bức thiết. Sản
phẩm làm ra đòi hỏi phải có giá thành hạ, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu
thị hiếu của người tiêu dùng là điều rất quan trọng.
- Tổ chức sản xuất: Khâu tổ chức sản xuất, kỹ thuật chăm sóc cũng đóng
vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tỷ lệ nạc
và hiệu quả kinh tế sau này. Vì vậy để chăn nuôi lợn thành công trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm được những
hiểu biết cơ bản về: giống, sinh lý, đặc điếm sinh trưởng phát dục và kĩ thuật
chăn nuôi lợn trong gia đình cũng như phải có sự tính toán thật chính xác trong
hoạch định sản xuất nhằm giảm thiểu những rủi ro đáng kể.
2.1.3.3. Yếu tố kỹ thuật
- Con giống: Con giống được coi là tiền đề trong chăn nuôi lợn, các

giống khác nhau thì có năng suất khác nhau. Tăng trọng trung bình hàng ngày
của các giống lợn bản địa như Móng Cái khoảng 300-350 gam/ngày, trong khi
con lai có thể đạt 550- 650gam/ngày, lợn ngoại nuôi tốt có thể đạt 700-
750gam/ngày. Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn
các giống lợn nội [1]. Các giống lợn khác nhau có sự tăng trưởng khác nhau, các
giống khác nhau có sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, tiếp nhận thức ăn, tiêu
hóa và hấp thu [6].
Các giống có cùng hướng sản xuất nhưng năng suất cũng hoàn toàn khác
nhau, khả năng sinh trưởng của các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, lợn
lai F1(LY) và F1(YL) có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt
khác nhau [10].
Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi cần có
sự lựa chọn các giống lợn thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả năng
tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng
trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay.
6
- Thức ăn: Chăn nuôi lợn là hoạt động nông nghiệp quan trọng của người
dân. Để có hiệu quả cao trong chăn nuôi, thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn. Thức ăn không
chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt
lợn. Việc sử dụng thức ăn khác nhau về giá trị năng lượng, protein trong khẩu
phần hoặc thành phần dinh dưỡng cũng như sự cân bằng các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn.
Mức protein thô 18-16% và 16- 14% trong khẩu phần cho lợn lai (MC x
Y) x Y nâng cao tăng trọng và có xu hướng làm giảm tiêu tốn thức ăn để sản
xuất ra 1 kg thịt lợn so với khẩu phần có hàm lượng protein thô 14- 12%. Tuy
nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa về tất cả các chỉ tiêu theo dõi giữa mức
protein thô 18- 16% và 16- 14% [5].
- Thú y và dịch bệnh: Công tác thý y ngày càng có vai trò quan trọng
trong hoạt động chăn nuôi, nhất là khi sản phẩm chăn nuôi đang hướng đến mục

tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội
nhập. Cán bộ thú y cơ sở là đầu mối quan trọng cung cấp dịch vụ thú y ở cơ sở trên
địa bàn xã. Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương, những
năm qua đã có các chương trình dự án nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi, góp
phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Tại các xã có nhân viên thú y xã thực hiện tốt
mọi công tác kiểm dịch nhằm mang lại an tâm cho người chăn nuôi.
Thời gian qua dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả chăn nuôi.
Hơn thế nữa, loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng vẫn tồn tại ở Việt Nam, hiện
số lượng lợn được chăn nuôi theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ (bình quân 3- 4
con/hộ) chiếm tới 65% tổng đàn lợn [19]. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ
nên việc phòng dịch gặp nhiều khó khăn. Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do
khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng
sản xuất của lợn.
- Chăm sóc quản lý: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ
dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi, với chế độ nuôi
thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng và nuôi nhốt lợn sẽ phát triển nhanh
nhưng lại tăng tích lũy mỡ. Ngược lại, chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ,
lợn sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng lại tỷ lệ
nạc nhiều hơn. Khi giảm 27% năng lượng ăn vào so với mức ăn tự do đối với
lợn có trọng lượng 20-45kg, thì lượng mỡ cơ thể giảm 8%, tăng trọng giảm
25%, tích lũy nạc giảm 11% trong khi tiêu tốn thức ăn không giảm [15].
7
2.1.4. Hiệu quả và các phương pháp tính toán hiệu quả
2.1.4.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh, phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn
nhân tài vật lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dung các nguồn lực của doanh nghiệp
để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất. Biểu
hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận [4].

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Từ các nguồn lực có hạn
như lao động, vốn, giống… người sản xuất phải lựa chọn cách thức sản xuất như
thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế
- Quy mô chăn nuôi: là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi được
nuôi trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ
gia đình nào đó.
- Tổng giá trị sản xuất (GO):
Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các
cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời
kỳ nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động trực tiếp và hữu ích của
những cơ sở sản xuất đó, giá trị sản xuất bao gồm:
+ Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
GO =

× )( QP
+ giá trị sản phẩm phụ
+ Giá trị sản phẩm dịch vụ: Phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống.
Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra (kg)
P là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (ngàn đồng/kg)
Giá trị sản phẩm phụ bao gồm phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi.
Giá trị sản xuất chỉ được tính những sản phẩm là kết quả của lao động.
Các sản phẩm không do lao động tạo ra thì không tính vào giá trị sản xuất. Sản
phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được lao động tạo ra phải là những sản phẩm
hữu ích, được xã hội chấp nhận, được sử dụng vào nhu cầu tiêu dùng cuối cùng.
8
Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt là giá trị của trứng, sữa,
lông, phân chuồng….

- Chi phí trung gian (IC):
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi
phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
thường là một năm. Bao gồm:
+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt động
dịch vụ, bao gồm chi phí giống, thức ăn chăn nuôi, điện năng, nhiên liệu, chất đốt,
nước, giá trị công cụ lao động, rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm…
+ Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm:
Thuê lao động, chi phí thú y, cước phí vận tải. chi phí tuyên truyền quảng cáo,
chi phí trả lãi tiền vay, các chi phí dịch vụ khác…
- Giá trị gia tăng (VA):
Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng
thêm hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian
(không kể khấu hao TSCĐ và chi phí lao động gia đình).
VA = GO – IC
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này
cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu
tư một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- VA/công lao động: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 công lao động thì thu
được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- VA/tháng nuôi: Chỉ tiêu này cho biết trong một tháng nuôi thì hộ thu
được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
2.1.4.2. Hiệu quả xã hội
Một chỉ tiêu nữa mà hoạt động sản xuất cần đạt tới là hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các

9
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là giải quyết việc
làm, giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần
cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động; nâng cao
mức sống cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong
phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;…Nếu
xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả
(mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời
sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm, ) và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó [2].
Hiệu quả kinh tế xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và
kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển
kinh tế là phát triển xã hội, vì thế hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải
hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội [2].
Do đó, nuôi lợn tăng thu nhập cho người nông dân góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ngoài ra còn giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cả về
số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cần có kế hoạch đồng bộ như: hướng dẫn
cách thức quản lý, cung cấp kênh thông tin thị trường, phòng chống dịch bệnh,
hệ thống kiểm soát các chất sử dụng trong chăn nuôi hợp lý nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất.
2.1.4.1. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được xem là sự tác động của mô hình tới môi trường
như thế nào, liệu mô hình có thích ứng được với môi trường hay không? Khi nói
tới hiệu quả môi trường cũng cần xem xét liệu mô hình đó có gây tác động gì
đến môi trường và những ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào? Để
thấy được hiệu quả môi trường của mô hình chúng ta cần phải đánh giá được các
chỉ số sau: mô hình có gây ô nhiễm cho môi trường hay không? Mức độ cải tạo
và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp; khả năng bền vững như thế nào? Kỹ
thuật có được sử dụng lâu dài hay không trong điều kiện biến động của thị

trường và sự ra đời của các kỹ thuật mới [9].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Quảng Bình
Cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi lợn ở
Quảng Bình bước đầu đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều trang
trại, nông hộ chăn nuôi với số lượng lớn ra đời và hàng năm sản xuất ra sản
10
lượng thịt lợn hơi lớn cung cấp cho thị trường, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn
rất chậm. Để thấy rõ tình hình chăn nuôi lợn thịt của Tỉnh chúng tôi đã nghiên
cứu và kết quả được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn của tỉnh Quảng Bình
qua 3 năm (2008 - 2010)
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
2010/2008
+/- %
Số lượng lợn Ngàn con 385,04 371,16 395,47 10,43 102,70
Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng
Ngàn tấn 2772,00 2739,00 2855,00 83,00 102,90
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2010)
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, trong 3 năm qua số lượng lợn tăng từ 385,042
ngàn con năm 2008 lên 395,469 ngàn con năm 2010, tăng 10,43 ngàn con, chỉ
tăng 2,7%. Cùng với sự gia tăng về số lượng, sản lượng thịt lợn xuất chuồng
cũng tăng lên từ 2.772 ngàn tấn năm 2008 lên 2.855 ngàn tấn năm 2010, tăng 83
ngàn tấn tương ứng tăng 2,9%. Việc tăng trưởng chậm còn có sự biến động giữa
các năm, cụ thể số lượng đàn lợn năm 2009 so với năm 2008 giảm mạnh (13,88
ngàn con, khoảng 3,6%), nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thời tiết và dịch
bệnh. Đến năm 2010 có sự chuyển biến mới (tăng 24,31 ngàn con, khoảng
6,5%) nhưng đến năm 2011 tiếp tục giảm còn 370,49 ngàn con, bằng 93,5%.
Chăn nuôi lợn tiếp tục chuyển biến, chất lượng đàn lợn được cải thiện, cơ

bản đã chủ động được giống lợn ngoại cung ứng cho các hộ dân nuôi lợn nái,
nuôi lợn thịt, chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên,
các loại dịch bệnh nguy hiểm nhất là dịch lỡ mồm long móng, bệnh tai xanh vẫn
còn xảy ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến số lượng đàn lợn.
* Định hướng phát triển chăn nuôi trên toàn tỉnh:
Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư có trọng
điểm để phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá nhằm đảm bảo
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo
hướng chăn nuôi tập trung thâm canh, chăn nuôi công nghiệp, đa dạng hoá sản
phẩm vật nuôi; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các hợp tác xã, liên hộ đầu tư
phát triển chăn nuôi theo vùng quy hoạch.
- Về thức ăn chăn nuôi: Chủ động được nguồn thức ăn tinh, thức ăn thô
xanh đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Mở rộng mạng lưới dịch vụ cung cấp thức ăn
11
công nghiệp, có sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước (nhất là cấm sử dụng các
hóa chất, hocmon trong chăn nuôi).
- Về tiêu thụ sản phẩm: Tạo được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định,
giá cả hợp lý để người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất. Xây dựng cơ sở giết
mổ gia súc tập trung với công nghệ hiện đại, quy mô phù hợp tại Công ty Lệ
Ninh nhằm gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hóa các sản
phẩm thịt chế biến. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đưa vào cơ sở giết mổ tập
trung đạt tỉ lệ 90- 100% nhằm đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm.
- Về thú y: Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ
sở, đủ khả năng để thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y và phòng chống dịch bệnh.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Quảng Ninh
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn của huyện có bước phát triển
đáng kể. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, thiên tai, dịch
bệnh khó lường, hậu quả của lũ lụt, giá cả vật tư biến động làm cho số lượng
đàn lợn biến động mạnh. Để thấy rõ tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn Huyện

chúng tôi đã nghiên cứu và kết quả được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng đàn lợn của huyện Quảng Ninh
qua 3 năm (2009 - 2011)
Năm Tổng đàn
(con)
Mức độ biến động
(con/năm)
Tốc độ tăng/giảm
(%)
2009 44.259
2010 42.046 -2.213 -5,00
2011 29.636 -12.410 -29,52
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Quảng Ninh)
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, đàn lợn từ 44.259 con (năm 2009) giảm
xuống còn còn 42.046 con (năm 2010), giảm 2.213 con, tương ứng giảm 5%,
đàn lợn tiếp tục sụt giảm mạnh đến năm 2011 chỉ còn 29.636 con, giảm 12.410
con, tương ứng giảm 29,52%. Lý do đàn lợn giảm là vào năm 2010 và 2011 trên
địa bàn Huyện có đợt dịch xảy ra làm lợn chết hàng loạt. Cũng vì lý do đó mà
người dân không đủ vốn để tái sản xuất đàn lợn và một số hộ không nuôi nên
vào năm 2011 đàn lợn tiếp tục giảm mạnh.
Cùng với việc nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn Huyện
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về số lượng đàn lợn thịt và sản lượng thịt lợn và
kết quả cho thấy ở bảng số 2.3.
12
Bảng 2.3: Số lượng đàn lợn thịt và sản lượng thịt lợn của huyện Quảng Ninh
qua 3 năm (2009 - 2011)
Năm
Tổng đàn
(con)
Mức độ

biến động
(con/năm)
Tốc độ
tăng/ giảm
(%)
Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng (tấn/năm)
2009 37.646 4.238,10
2010 35.411 -2.235 94,10 4.241,10
2011 22.861 -12.550 64,56 2.838,00
(Nguồn: Báo cáo KT-XH năm 2011 huyện Quảng Ninh)
Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, cùng với sự giảm sụt về đàn lợn thì đàn lợn
thịt cũng chịu sự biến động mạnh. Đặc biệt trong hai năm 2010 và 2011 mà số
lượng lợn thịt giảm mạnh. Năm 2010 (35.411 con) so với năm 2009 (37646 con)
giảm 2.235 con tương ứng giảm 5,9%, đến năm 2011 (22.861 con) tiếp tục giảm
12.550 con, tương ứng giảm 35,44%.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng giảm qua các năm, năm 2009 sản
lượng xuất chuồng 4.238,1 giảm xuống 2838 tấn vào năm 2011, giảm 1403,1 tấn
tương ứng giảm 33,1%. Như vậy cùng với sự giảm sụt của đàn lợn thì sản lượng
thịt xuất chuồng cũng giảm.
* Các chính sách phát triển chăn nuôi lợn
Theo kết quả của cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Kỷ- Phó phòng chăn
nuôi- Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Ninh. Để cải thiện đàn lợn nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi thì UBND Huyện đã đề ra một số chính
sách phát triển như:
- Trang trại có số lượng 100 con, xây dựng xa khu dân cư 1 km thì được
hỗ trợ 20 triệu đồng.
- Thông qua chính sách Tỉnh hỗ trợ cho mua giống lợn ngoại hậu bị 500
ngàn/con, hỗ trợ tái đang lợn nái ngoại 1 triệu/con (lợn đạt từ 80 kg trở lên).
- Nhằm cải thiện được đàn lợn sau khi dịch, năm 2011 Huyện hỗ trợ tái

đàn lợn nái (500 ngàn đồng/con).
- Thông qua các chương trình khuyến nông, các dự án đã xây dựng mô
hình nuôi lợn nái ngoại thâm canh, 3- 4 máu.
- Thành lập cơ sở an toàn dịch bệnh, mở lớp đào tạo sơ cấp nghề thú y
ngắn hạn (3 tháng).
13
- Xây dựng 5 mô hình Biogas, mô hình thí điểm về tận dụng khí thải sinh
học trong nuôi lợn.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ có chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Vạn Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Vùng nghiên cứu là xã Vạn Ninh huyện Quảng
Ninh tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động
chăn nuôi lợn thịt trong 4 năm (từ năm 2009 đến năm 2012).
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau :
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu: vị trí địa
lý, đặc điểm về địa hình, thời tiết khí hậu Bên cạnh đó còn xem xét về các yếu
tố xã hội như: tình hình dân số và lao động, tình hình sử dụng đất đai qua 3 năm
(2009- 2011), tình trạng dân số, cơ cấu sản xuất, thu nhập trong thời gian qua
của xã Vạn Ninh.
2. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh: Được đánh giá ở 2 cấp là
cấp xã và cấp hộ.

- Cấp xã: tìm hiểu về số lượng đàn lợn trong 3 năm gần đây, tình hình sử
dụng con giống (cơ cấu giống, cơ cấu đàn), thức ăn, tình hình dịch bệnh, loại
dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng, cũng như các chính sách của xã lên quan đến chăn
nuôi lợn thịt.
- Cấp hộ: quy mô nuôi, cơ cấu giống, phương thức nuôi, đầu vào (con
giống, thức ăn, thú y), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, số lần tập huấn, nội dung tập
huấn, thị trường, những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi lợn thịt Kết quả
và hiệu quả hoạt động chăn nuôi lợn thịt của hộ được đánh giá qua một số chỉ
tiêu như: năng suất, thời gian nuôi, tăng trọng bình quân/ tháng, hiệu quả trên
một đồng vốn bỏ ra, hiệu quả trên một công lao động, hiệu quả trên một đồng
chi phí…Một số khó khăn trong phát triển chăn nuôi lợn thịt của hộ.
3. Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt
15
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Xã Vạn Ninh được chọn là địa điểm nghiên cứu vì đây là xã có chăn nuôi
lợn thịt lớn trong toàn huyện, ngành chăn nuôi đang được xã chú trọng làm
ngành mũi nhọn cho việc phát triển kinh tế. Hơn thế nữa còn là xã tiên phong
trong tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
3.4.2.1. Phương pháp thu thâp thông tin thứ cấp
+ Thu thập thông tin từ báo cáo của địa phương về tình hình kinh tế - xã hội
của xã Vạn Ninh trong qua 3 năm (2009, 2010, 2011), các tài liệu lưu trữ, số liệu
thống kê về tình hình chăn nuôi lợn của xã trong vòng 3 năm (2009, 2010, 2011)
+ Các tài liệu thống kê của các ban ngành liên quan, các tài liệu nghiên
cứu đã có tại địa bàn nghiên cứu.
+ Các văn bản về chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp liên
quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Tổng hợp các nội dung liên quan đến đề tài ở tất cả các tài liệu như: sách
báo, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng, internet.

3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra bằng bảng hỏi:
- Tiêu chí chọn mẫu: phỏng vấn bán cấu trúc với một bộ câu hỏi được
thiết kế được dùng để hỏi 90 hộ, chọn 90 hộ chăn nuôi lợn thịt gồm cả 3 nhóm:
khá, trung bình, nghèo
- Cách chọn: chọn theo phương pháp có định hướng và ngẫu nghiên
không lặp để tiến hành điều tra.
- Mục đích của điều tra hộ nhằm tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt của
hộ trong thời gian qua. Những khó khăn của họ về hoạt động chăn nuôi lợn thịt,
cũng như các giải pháp mà hộ đã và đang sử dụng để ứng dụng trong chăn nuôi
lợn. Bên cạnh đó việc điều tra hộ nhằm kiểm tra lại các thông tin thứ cấp.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và một số người am
hiểu trên địa bàn huyện, xã bao gồm: Phó Chủ tịch xã Vạn Ninh phụ trách mảng
nông nghiệp, khuyến nông viên của xã, trưởng thôn thôn Giữa, thôn Bến, Xuân
Sơn, cán bộ khuyến nông của huyện và cán bộ phòng Nông nghiệp huyện.
16
Phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi lợn thịt và các
giải pháp mà chính quyền và người dân ở đây đã và đang thực hiện để phát triển
trong chăn nuôi lượn thịt. Phỏng vấn sâu được dựa vào những câu hỏi đã được
chuẩn bị phù hợp với nội dung nghiên cứu và được trình bày cụ thể.
Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm người dân chăn nuôi lợn thịt, 7 người
dân ở một thôn (1 người chăn nuôi giỏi và 6 người chăn nuôi lợn thịt). Và thảo
luận nhóm ban lãnh đạo (phó chủ tịch xã, khuyến nông viên, hội trưởng hội
nông dân và thôn trưởng 2 thôn). Mục đích là nhằm tìm hiểu tình hình chăn nuôi
lợn thịt, đặc điểm điều kiện ở địa phương, những khó khăn và thuận lợi trong
chăn nuôi lợn thịt, các vấn đề chung liên quan đến chăn nuôi lợn thịt, để kiểm
tra chéo thông tin. Nội dung bao gồm: Xác định các hoạt động tạo thu nhập
chính tầm quan trọng của các hoạt động đó. Mô tả đặc điểm điều kiện tự nhiên ở
địa phương qua từng năm như tình hình thời tiết, cũng những thay đổi về cơ cấu
sản xuất của người dân. Qua đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng và các khó khăn

gặp phải trong chăn nuôi lợn thịt, cũng như các biện pháp thích ứng mà người
chăn nuôi đã và đang áp dụng.
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Kết quả điều tra được nhập và xử lý trên phần Excel mềm SPSS 16.0. Kết
hợp phân tích định tính và định lượng.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vạn Ninh nằm về phía Nam huyện Quảng Ninh, có địa giới hành
chính là: Phía Bắc giáp xã An Ninh, phía Nam giáp xã Hoa Thủy, thị trấn Nông
Trường Lệ Ninh huyện Lệ Thủy, phía Đông giáp xã Gia Ninh và xã Hồng Thủy
huyện Lệ Thủy, phía Tây giáp xã Trường Xuân.
Địa hình là một trong những yếu tố tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống sản xuất. Ngoài ra nó còn gây ra sự phân hóa khí hậu, là một
trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân. Xã Vạn Ninh có địa hình bán sơn địa, diện tích canh tác bằng phẳng, còn
lại là địa hình đồi núi, thấp dần theo hướng Tây sang Đông. Đối với chăn nuôi lợn
thịt thì địa hình xã Vạn Ninh tương đối thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi.
4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Nói chung khí hậu ở đây mang tính chất điển hình của khí hậu nhiệt đới
gió mùa nhưng phân bố rất phức tạp cả về không gian và thời gian.
- Nhiệt độ: nhiệt độ mùa Đông từ 15-20
0
C và thấp nhất là 5- 9
0
C kèm theo
gió lạnh mưa phùn và rét. Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là khoảng thời gian

nhiệt độ xuống rất thấp, kèm theo gió mùa Đông Bắc làm cho cây trồng và vật
nuôi bị ảnh hưởng nặng. Mùa Hè nhiệt độ trung bình từ 30-35
0
C có lúc lên đến
39
0
C kết hợp với gió Lào khô nóng, tốc độ bốc hơi nước rất nhanh ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
- Độ ẩm không khí: là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
sinh trưởng của cây trồng vật nuôi cũng như sự sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật gây hại. Độ ẩm không khí dao động từ 82- 84%, ngay trong những
tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam), độ ẩm trung bình tháng
vẫn thường xuyên trên 69% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối
thấp). Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa
Đông làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là vật nuôi và cây
trồng, vật nuôi thường dễ mắc bệnh vào thời gian này vì vậy cần chăm sóc
phòng ngừa nhằm nâng cao sức đề kháng cho gia súc chống lại bệnh tật.
18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Vạn Ninh
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Vạn Ninh
Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất của
địa phương đó. Trong quá trình phát triển, nguồn vốn nhân lực là yếu tố vô cùng
quan trọng, quyết định đến quá trình sản xuất. Dân số đông, nguồn lao động dồi
dào sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất. Để thấy rõ được chỉ tiêu này, chúng tôi đi
tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã.
Bảng số 4.1 cho thấy, tình hình dân số và lao động của xã có sự thay đổi
qua các năm. Về số hộ: Tính đến 2011 toàn xã có 1.856 hộ với 7.771 nhân khẩu,
tăng 45 hộ so với năm 2009, tương ứng tăng 2,48%. Trong đó có 1.319 hộ nông
nghiệp chiếm 71,06%, 537 hộ phi nông nghiệp chiếm 28,94 %.
Năm 2011 so với năm 2009, số hộ nông nghiệp tăng 21 hộ, tương ứng

tăng 1,62%, số hộ phi nông nghiệp tăng 24 hộ, tương ứng tăng 4,67%. Điều đó
chứng tỏ xã Vạn Ninh là một xã phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, số hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2009 hộ phi nông nghiệp
chiếm 28,37% nhưng đến năm 2011 hộ phi nông nghiệp chiếm 28,94%, sự gia
tăng hộ phi nông nghiệp phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao
động theo hướng tích cực.
Số liệu ở bảng 4.1 cũng cho thấy tình hình nhân khẩu của xã: Cùng với
sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên. Năm 2011 so với năm 2009
tăng 69 nhân khẩu, tương ứng tăng 0,89%. Dân số tăng làm tăng lực lượng
lao động cho tương lai.
Về lao động: Lao động của xã năm 2011 so với năm 2009 giảm 50 lao
động tương ứng giảm 1,53%. Cơ cấu lao động có sự biến động, lao động nông
nghiệp giảm 31 lao động, tương ứng giảm 1,56%, bên cạnh đó lao động phi
nông nghiệp lại tăng 147 lao động, tương ứng tăng 15,37%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phân loại hộ trên toàn xã hộ nghèo có
sự thay đổi đáng kể, hộ khá và hộ trung bình tăng qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo
tăng vào năm 2011 là do áp dụng chuẩn nghèo mới do Thủ tướng vừa ban hành
Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
19
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Vạn Ninh qua 3 năm (2009 – 2011)
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2009 2010 2011 2011/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 1811 100 1815 100 1856 100 45 102,48
- Hộ nông nghiệp Hộ 1298 71,63 1296 71,40 1319 71,06 21 101,62
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 513 28,37 519 28,60 537 28,94 24 104,67
2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 7702 - 7770 - 7771 - 69 100,89

3. Tổng số lao động LĐ 3270 100 3215 100 3220 100 -50 98,47
- LĐ nông nghiệp LĐ 1987 60,76 1953 60,74 1956 60,74 -31 98,44
- LĐ phi nông nghiệp LĐ 956 29,24 1005 31,26 1103 34,26 147 115,37
- LĐ thất nghiệp LĐ 327 10,00 257 8,00 161 5,00 -166 49,24
4. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,43 - 4,27 - 4,10 - -0,33 92.55
5. BQLĐ/hộ LĐ/hộ 2,35 - 2,19 - 2,14 - -0,21 91,06
6. Phân loại hộ
- Hộ nghèo Hộ 317 17,50 256 14,10 336 18,10 19 105,90
- Hộ trung bình Hộ 996 55,00 1040 57,70 988 53,20 -8 99,20
- Hộ khá Hộ 498 27,5 519 28,6 534 28,7 36 107,2
(Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội của xã qua 3 năm (2009 - 2011))
20
Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy, so với năm 2009 thì năm 2011
cùng với mức tăng chung của lao động, lao động phi nông nghiệp và lao động
nông nghiệp tăng nhưng mức tăng của lao động phi nông nghiệp nhiều hơn.
Điều này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện nhà nói
chung và xã Vạn Ninh nói riêng.
Cơ cấu ngành nghề của xã đang có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế của xã, đã tạo ra nhiều công
ăn việc làm cho người lao động, họ đã có nhiều nguồn thu khác ngoài nông
nghiệp. Tuy nhiên để làm cơ sở cho sự phát triển ngành kinh tế của nông thôn
nói chung cũng như xã nhà nói riêng thì cần có một nền kinh tế vững chắc, thể
hiện qua sự tăng trưởng và phát triển các sản phẩm của ngành chăn nuôi và
trồng trọt, nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng
lên. Năm 2011 so với năm 2009 tăng 69 hộ, tương ứng tăng 0,89%. Dân số tăng
làm tăng lực lượng lao động,
- Về nhân khẩu: Cùng với sự gia tăng về số hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên.
Năm 2008 so với năm 2006 tăng 56 nhân khẩu, tương ứng tăng 1,10%. Dân số
tăng làm tăng lực lượng lao
4.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2009 - 2011)

Đất đai là nguồn lực vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong sản xuất
nông nghiệp. Đối với một xã như Vạn Ninh với hơn 71% số hộ sống bằng nghề
nông nghiệp thì đất đai lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần thiết. Để thấy
rõ thực trạng sử dụng đất đai của xã chúng tôi đã tìm hiểu về chỉ tiêu này và kết
quả được trình bày ở bảng 4.2:
Số liệu ở bảng số 4.2 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi.
Cụ thể, năm 2011 là 1.268,65 ha giảm hơn năm 2009 là 65,41 ha. Có được kết
quả này là do xã đã tập chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu
quả sang sang sử dụng cho mục đích khác, chủ yếu là được chuyển từ diện tích
đất bằng chưa sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiệu
quả cao. Đất phi nông nghiệp qua 3 năm có sự gia tăng, năm 2011 so với năm
2009 tăng 168,58 ha tương ứng tăng 40,12%, do phần đất ở được tăng lên đáp
ứng nhu cầu về nhà cửa của các hộ trong xã.
Số liệu ở bảng 4.2 cũng cho thấy, tỷ lệ diện tích đất chưa sử dụng có xu
hướng giảm mạnh qua các năm. Đất chưa sử dụng của xã chủ yếu là đất đồi núi
chưa sử dụng. Năm 2011 là 68,27 ha, chiếm 2,34 % diện tích tự nhiên, giảm
114,1 ha so với năm 2009, tương ứng giảm 62,56%. Qua đây biết được xã đã
21
thực hiện tốt công tác sử dụng đất trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng
gò đồi: phát triển trang trại chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp
với chăn nuôi đại gia súc.
22
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất đai của xã Vạn Ninh qua 3 năm (2009 - 2011)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2011/2009
Diện tích
(ha)
%
Diện tích
(ha)

%
Diện tích
(ha)
% +/-( ha) %
Tổng diện tích tự nhiên 2905,49 100,00 2905,49 100,00 2905,49 100,00 - -
I. Đất nông nghiệp 1334,06 45,92 1268,65 43,66 1268,65 43,66 -65,41 95,10
1. Đất trồng cây hàng năm 1217,46 41,90 1193,00 41,06 1193,00 41,06 -24,46 98,00
1.1. Đất trồng lúa 831,82 43,65 818,78 28,18 860,00 29,60 28,18 103,38
1.2. Đất trồng cỏ chăn nuôi 5,00 0,0017 5,00 0,0017 5,00 0,0017 - -
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 384,64 13,24 230,61 7,94 207,00 7,12 -177,64 53,82
2. Đất trồng cây lâu năm 109,60 3,77 109,60 3,77 109,60 3,77 - -
3. Đất lâm nghiệp 944,90 32,52 885,82 30,48 885,82 30,48 -59,08 93,75
3.1. Đất rừng tự nhiên 113,95 3,92 113,95 3,92 113,95 3,92 - -
3.2. Đất rừng trồng 878,95 30,25 769,87 26,49 769,87 26,49 -109,08 87,59
3.3. Đất vườn ươm 2,00 0,00068 2,00 0,00068 2,00 0,00068 - -
4. Đất mặt nước NTTS 91,80 3,16 94,00 3,23 94,00 3,23 2,20 100, 23
II. Đất phi nông nghiệp 420,17 14,46 588,28 20,25 588,75 20,26 168,58 140,12
1. Đất chuyên dùng 348,78 12,00 467,30 16,08 467,30 16,08 118,52 133,98
2. Đất thổ cư 39,93 1,38 41,31 1,43 41,81 1,44 1,88 104,70
3. Đất chuyên dung khác 31,46 1,08 79,67 2,74 79,64 2,74 48,18 253,14
III. Đất chưa sử dụng 182,37 6,27 68,74 2,36 68,27 2,34 -114,10 37,44
1. Đất bằng chưa sử dụng 52,38 1,80 49,88 1,71 49,41 1,70 -2,97 94,33
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 102,99 3,54 18,86 0,006 18,86 0,006 -84,13 18,32
(Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội của xã qua 3 năm (2009 - 2011))
23
Nhìn chung, cơ cấu đất đai của xã trong 3 năm qua có sự chuyển biến theo
hướng tích cực. Việc chuyển đổi diện tích phù hợp và hiệu quả, đất chưa sử
dụng được chú trọng đưa vào hệ thống sản xuất. Trong những năm tới xã cần
chú ý đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các loại đất này.
4.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Vạn Ninh

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để phát
triển kinh tế nói chung và phát triển chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Đặc điểm cơ sở
hạ tầng của xã được thể hiện.
Về giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Vạn Ninh chủ yếu là
đường bộ, đó là các hệ thống đường liên xã,liên thôn. Trong đó 39,3 km đường
liên thôn (1,5 km đường bê tông, 37,8km đường đất, 22 km đường liên xã
(16km đường nhựa, bê tông, 6km đường cấp phối). Các tuyến đường được nâng
cấp và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa
của người dân, nhất là trong thời kỳ xã đang tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, một vài công trình sau khi xây dựng xong không được bao lâu đã bị
hư hỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do những thiếu sót trong công tác quản lý xây
dựng và sử dụng. Đây là điều bất cập mà trong thời gian tới các cấp lãnh đạo xã
phải chú ý khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình.
Chợ trên địa bàn và thức ăn gia súc, thuốc thú y: Trên địa bàn xã có 2
chợ lớn, 1 chợ với nhiều quầy hàng là nơi cung cấp và tiêu thụ hàng hóa phục vụ
dân sinh. Nhằm đảm bảo việc giao lưu buôn bán thì xã đã phối hợp với ban quản
lý dự án phát triển tổng hợp nông thôn Miền Trung, đẩy nhanh tiến độ thi công
xây dựng chợ mới. Ở hầu hết các thôn, thôn nào cũng có các đại lý bán thức ăn
gia súc và thuốc thú y mọc lên phục vụ cho chăn nuôi. Vì thế, ngành chăn nuôi
rất có điều kiện để phát triển.
4.1.2.4. Tình hình kinh tế của xã Vạn Ninh
Tình hình kinh tế xã hội là một trong những tiêu chí thể hiện sự phát triển
của một địa phương. Để thấy rõ được điều này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và
kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.3.
Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy, kinh tế của xã trong những năm qua đạt tăng
trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và dần đi vào ổn
định. Tổng giá trị sản xuất trong toàn xã liên tục tăng qua các năm, năm 2009
đạt 79.176,2 triệu đồng; năm 2011 đạt 94.003,0 triệu đồng, tăng 14.826,8 triệu
đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 18,73%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
mức cao và ổn định, năm 2011 so với năm 2010 tăng 13,12%, năm 2010 so với

năm 2009 tăng 4,95%.
24
Bảng 4.3: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Vạn Ninh qua 3 năm (2009- 2011)
Năm
2009 2010 2011 10/09 11/10
Sản lượng
(trđ)
%
Sản lượng
(trđ)
%
Sản lượng
(trđ)
%
+/-
(trđ)
%
+/-
(trđ)
%
Tổng giá trị sản
xuất
79176,20 100,00 83100,0 100,00 94003,00 100,00 3923,80 104,95 10903 113,12
1. Nông nghiệp 48576,20 61,35 48865,00 58,80 48465,00 51,56 288,80 100,60 -400,00 99,18
- Trồng trọt 21348,60 26,97 21435,00 25,79 20265,00 21,57 86,40 100,40 -1170,00 94,55
- Chăn nuôi 27227,60 34,38 27430,00 33,01 28200,00 29,99 202,40 100,70 770,00 102,81
2.Thủy sản 2025,00 2,56 3230,70 3,88 4815,00 5,12 1205,70 159,50 1584,30 149,04
3.Lâm nghiệp 1306,80 1,65 954,00 1,15 1240,00 1,32 -352,80 73,00 286,00 129,98
4.Tiểu thủ công
nghiệp

8150,80 10,29 8150,80 9,81 9726,00 10,35 - 100,00 1575,20 107,0
5. Thương mại, dịch
vụ
14116,00 17,83 16162,00 19,45 25690,00 27,33 2046,00 114,50 9528,00 158,95
6.Vận tải hàng hóa
và hành khách
2140,00 2,70 2590,00 3,12 2849,00 3,03 450,00 121,00 259,00 110,00
7. Thu khác 2861,400 3,62 3147,50 3,79 1218,00 1,29 286,10 110,00 -1929,5 38,7
(Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội của xã qua 3 năm (2009 - 2011)
25

×