Tải bản đầy đủ (.pptx) (54 trang)

Dư luận xã hội về vấn đề bỏ kỳ thi đại học theo quan điểm của phụ huynh học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.02 KB, 54 trang )

Nhóm 7

Tên đề tài:Dư luận xã hội về vấn đề bỏ kỳ
thi đại học theo quan điểm của phụ huynh
học sinh


Danh sách nhóm:

1) Nguyễn Thị Dinh (NT)
2) Đặng Thị Ngọc Ánh
3) Hà Thị Đào
4) Lưu Thị Dương
5) Lê Thị Ngọc Oanh
6) Trần Thị Phương Thảo


Bố cục

Kết luận

Mở đầu

www.themegallery.com

Nội dung chính

Company Logo

Và khuyến nghị



1. Mở đầu
1.1: Lý do chọn đề tài.



Các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học - cao
đẳng luôn được Bộ rất quan tâm, có nhiều nghiên cứu để làm
sao kỳ thi trở nên công bằng, tuyển chọn được đúng người.


Bộ Giáo dục và Đào tạo và toàn dân đang rất quan tâm tới việc thực hiện
đề án nhập hai đợt thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH - CĐ) vào làm
một và chỉ tiến hành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Căn cứ vào kết quả kỳ thi này
để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển thí sinh vào ĐH, CĐ. Có nhiều người
ủng hộ, song cũng có người còn phân vân, không ít người chưa đồng tình.
Tâm lý chung của xã hội là chưa yên tâm, rất lo lắng.


 Đề tài này đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm, gây

ra sự xôn xao dư luận. Có nhiều kiến nghị về việc bãi bỏ, cải tiến hoặc
giữ lại kỳ thi này.

 Chính những luồng thông tin về việc bỏ kì thi ĐH đã tác động rất nhiều

đến dư luận xã hội với nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng ở đây chúng
tôi xin tìm hiểu theo quan điểm của phụ huynh học sinh



Nguyên nhân chúng tôi lựa chọn phụ huynh học sinh để nghiên cứu đề tài:

 Cha mẹ là những người giữ vai trò quan trọng và có trách nhiệm lớn
trong việc chăm sóc và giáo dục con em mình, họ là những người
thương yêu gần gũi, hiểu tâm lý con em mình và có trách nhiệm cao
nhất đối với sự phát triển và tiến bộ của con em họ.


1.2. Câu hỏi nghiên cứu.

 Câu 1: Quan điểm của phụ huynh học sinh đối với đề án bỏ kì thi đại


học như thế nào? (Có ủng hộ hay không, mức độ ủng hộ như thế
nào…)
Câu 2: Sự khác biệt giữa quan điểm của PHHS với các nhóm đối
tượng khác như thế nào?


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.3.1) Ý nghĩa khoa học.

Thông qua đề tài có thể vận dụng một số khái niệm, lí thuyết và phương pháp

nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể của xã hội dưới góc độ
của nghiên cứu xã hội học giáo dục.

Đề tài cũng nhằm mang lại những hiểu biết chung nhất về một vấn đề mà xã hội
học nói chung và xã hội học giáo dục nói riêng quan tâm tìm hiểu.



1.3.2) Ý nghĩa thực tiễn:

Thấy được quan điểm của phụ huynh học sinh về vấn đề bỏ kì

thi đại học.
Dựa trên những quan điểm đó có thể hoạch định xây dựng một
chính sách mới về việc bỏ kì thi đại học của Bộ GD&ĐT.




Thấy được sự khác biệt giữa quan điểm của PHHS so với dư
luận xã hội trong việc bỏ hay không bỏ kì thi đại học.
Sâu xa hơn là xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, theo kịp nền
giáo dục của các nước trên thế giới.




1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.4.1: Mục tiêu nghiên cứu:

 Thấy được quan điểm, đánh giá của phụ huynh học sinh trong vấn đề
bỏ kì thi đại học.

 Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu, sẽ đưa ra một số chính sách
giáo dục phù hợp.



1.4.2: Nhiệm vụ nghiên cứu.





Tìm hiểu ý kiến của phụ huynh học sinh: đồng ý hay phản đối việc bỏ kì
thi đại học, tỉ lệ giữa số người đồng ý và không đồng ý như thế nào.
So sánh với quan điểm của các nhóm đối tượng khác.
Đề xuất các chính sách giáo dục phù hợp với tình hình giáo dục và xã
hội hiện nay.


1.5. Đối tượng , khách thể, phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng: quan điểm của phụ huynh học sinh về vấn đề bỏ kì thi đại
học

 Khách thể: phụ huynh học sinh
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Thời gian: 7 – 28/10/2012


1.6. Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng
duy vật.

 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp phân tích tài liệu:
Tiến hành tìm kiếm, thu thập các thông tin liên quan đến nội dung của đề tài
nghiên cứu từ các bài báo, trên mạng Internet….


 Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Cơ cấu mẫu : n = 300 người. Phiếu hỏi được biên soạn bao gồm cả câu
hỏi mở và câu hỏi đóng để phụ huynh học sinh có thể dễ dàng lựa
chọn.

 Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh bao gồm 8 người (4 nam,4 nữ).


1.7.Giả thuyết nghiên cứu

 Giả thuyết nghiên cứu:
 Quan điểm của phụ huynh học sinh là ủng hộ việc bỏ kì thi ĐH-CĐ ( mức độ,lý
do)



Quan điểm của PHHS có nhiều khác biệt so với các nhóm khác.


1.8: Thao tác hóa khái niệm và khung lí thuyết.
1.8.1: Thao tác hóa khái niệm:




Khái niệm “ dư luận xã hội”:

Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề của mối

quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương pháp
thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là DLXH.


Theo Chung Á -Nguyễn Đình Tấn thì DLXH là một hiện tượng XH đặc biệt biểu thị
sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà xã hội quan tâm.

Theo các nhà xã hội học: DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị phán

xét, đánh giá và thái độ của các nhóm XH đối với những vấn đề liên quan đến lợi
ích của các nhóm trong xã hội; DLXH được hình thành qua các cuộc trao đổi,
thảo luận.


Hiểu một cách chung nhất, dư luận xã hội là ý kiến có tính chất

đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có
ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung,
các giá trị chung


Khái niệm “quan điểm”:



Theo từ điển tiếng Việt, “quan điểm” là cách người ta xem xét, nhìn

nhận sự vật và giải quyết vấn đề dựa theo ý thức một giai cấp.

1.8.2: Khung lí thuyết:


Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội

Quan điểm của phụ huynh học sinh về vấn đề bỏ kì thi đại học

Giảm thiểu áp lực tâm lý

Giảm bớt tốn

Đảm bảo sức khỏe

cho con em họ

kém

cho con em họ

Ảnh hưởng đến việc hoạch định, xây dựng chính sách mới về giáo dục

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chính sách mới dựa trên sự đồng thuận
của dư luận XH


2. Nội dung chính.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1: Cơ sở lý luận




Quan điểm Mác xít về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử để xem xét, phân tích, nghiên cứu.




Cơ sở xã hội học:

 Lý thuyết về cấu trúc thái độ của Krech và Crutchfield. Theo các ông cấu trúc thái
độ gồm 3 thành phần sau : tri thức - tình cảm - hành vi.

Tri thứcTình cảm
Hành vi


- Cognitive: Tri thức cho ta biết thông tin về đối tượng. Ví dụ thông tin về cái
gì, ở đâu, như thế nào ?
- Afective: Tình cảm của thái độ chỉ rõ chúng ta yêu hay ghét, ủng hộ hay
phản đối hay một tâm trạng nước đôi với vấn đề hay đối tượng đề cập đến.
- Behavioral : Hành vi chỉ dẫn cho cá nhân phải làm thế nào với vấn đề hoặc
đối tượng của thái độ.


×