Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng xuất khẩu lao động việt nam sang malaysia kinh tế đối ngoại ftu neu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.19 KB, 31 trang )

Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Mục lục
I. Một số vấn đề lí luận về xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường....2
1.1 Khái niệm và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu lao động.....................................2
1.1.1 Khái niệm...................................................................................................2
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động.............................................................2
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động:.......................................3
1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu lao động........................3
1.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu lao động.........................4
II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia.......................5
2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam:.................................................5
2.2. Đặc điểm thị trường lao động ở Malaysia.......................................................8
2.3. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia:..............................9
2.3.1. Số lượng lao động.....................................................................................9
2.3.2. Cơ cấu ngành nghề.................................................................................14
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động sang Malaysia...............................15
2.4.1. Thành công đạt được..............................................................................15
2.4.2. Hạn chế...................................................................................................17
2.4.3. Nguyên nhân:..........................................................................................18
III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malaysia:.............................19
3.1.Các biện pháp đã thực hiện:..........................................................................19
3.2.Giải pháp trong thời gian tới:........................................................................22
3.2.1. Giải pháp của Nhà nước:.....................................................................22
1


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

3.2.2. Về phía Hiệp hội XKLĐ:......................................................................25
3.2.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp..........................................................25


3.2.4. Giải pháp về phía người lao động........................................................26

I. Một số vấn đề lí luận về xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường
2


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

1.1 Khái niệm và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu lao động
1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng ngày
nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu
quả kinh tế cuả hoạt động này, có thể hiểu như sau:
XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động
cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất
pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang
đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế.
Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp.
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
* Phân loại theo hàng hóa sức lao động:
Xuất khẩu lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài đã
được đào tạo thành thạo một nghề nào đó và khi sô lao động này ra nước ngoài làm
việc sẽ không phải bỏ thời gian và chi phí để đào tạo lại nữa.
Xuất khẩu lao động không có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài
chưa được đào tạo thành thạo một nghề nào đó. Loại lao động này thích hợp với
công việc giản đơn không yêu cầu chuyên môn hoặc công việc do doanh nghiệp
nước ngoài đòi hỏi trực tiếp đào tạo tại nước sử dụng lao động.
* Phân loại theo cách thực hiện:
Xuất khẩu lao động trực tiếp: là hình thức công ty cung ứng trực tiếp lao

động cho doanh nghiệp nước ngoài thông qua hơp đồng lao động. Hợp đồng này
do người lao động kí trực tiếp với chủ sử dụng lao động nước ngoài nhưng khi làm

3


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

thủ tục vẫn phải thông qua doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động để
thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước.
Xuất khẩu lao động tại chỗ: là hình thức lao động vẫn làm việc trong nước
nhưng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước
của người lao động.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động:
1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu lao động
Nhóm nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu lao động là nhóm các nhân tố
ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển lao động nước ngoài của một quốc gia, bao gồm:
Thứ nhất là tình hình chính trị của quốc gia. Một quốc gia có tình hình chính
trị không ổn định thì sẽ không hoặc ít có nhu cầu tuyển thêm lao động ngoài nước.
Các nước này đang trong thời điểm chính trị rối ren nên trước hết muốn giải quyết
những khó khăn trước mắt mà ít chú trọng tới phát triển sản xuất, tuyển thêm nhân
công. Quốc gia xuất khẩu lao động cũng không muốn lao động nước mình bị
chuyển tới một quốc gia nhiều rủi ro như vậy.
Thứ hai là sự phát triển của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận. Nước có nền
kinh tế quốc dân phát triển ổn định hoặc đang phát triển mà bị thiếu nguồn nhân
công trong một vài lĩnh vực nào đó sẽ có nhu cầu tuyển lao động cao. Đây là
những thị trường lao động đầy tiềm năng, thu hút cả lao động phổ thông và lao
động trình độ cao bởi họ chi trả mức lương cao, nhiều ưu đãi, bảo đảm an toàn cao
cho lao động xuất khẩu.


4


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Thứ ba là mối quan hệ giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu lao động.
Quốc gia nhập khẩu lao động không chỉ dựa vào chất lượng và chi phí cho lao
động mà còn dựa trên mối quan hệ hợp tác chính trị - văn hóa – kinh tế với quốc
gia xuất khẩu lao động để lựa chọn sử dụng lao động của quốc gia nào. Hai quốc
gia càng có sự hợp tác hữu nghị tốt càng di chuyển lao động dễ dàng.
Thứ tư là sự cạnh tranh của chính lao động trong quốc gia nhập khẩu. Nếu
trong nước thiếu lao động trình độ cao thì buộc nước này phải sử dụng lao động
nước khác có chuyên môn hơn. Hoặc ngược lại nếu quốc gia thiếu lao động giản
đơn thì có thể nhập khẩu lao động phổ thông ngoài nước để sử dụng.
1.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu lao động
- Các nhân tố thuộc về nhà nước:
Nhân tố đầu tiên kể đến là quan điểm, tư duy của nhà nước về vấn đề xuất
khẩu lao động. Các nhà quản lý coi trọng xuất khẩu lao động, coi nó là một trong
các biện pháp xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì thị
trường lao động xuất khẩu của quốc gia đó sẽ sôi động hơn và ngược lạị
Một quốc gia có các chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động như: thủ tục
xuất khẩu lao động đơn giản, dễ tiếp cận, chi phí cho một lao động đi nước ngoài
thấp, đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu lao động, không đánh thuế hoặc đánh
thuế thấp với kiều hối gửi về nước… Quốc gia này chắc chắn sẽ có lượng lao động
sẵn sàng ra nước ngoài làm việc cao. Nếu hệ thống các quan điểm, chính sách và
chủ trương của nhà nước về hoạt đông xuất khẩu lao động. được coi trọng, xác
định đúng vị trí của nó trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động xuất khẩu lao động và ngược lại. Đồng thời với quá trình này thì
công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
5


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Như đã kể trên, mối quan hệ giữa hai nước xuất và nhập khẩu lao động cũng
đóng vai trò khá quan trọng trong việc xuất khẩu lao động. Quốc gia muốn xuất
khẩu lao động phải tăng cường ngoại giao với các quốc gia đang cần nhập khẩu lao
động góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm ngoài nước cho lao động trong nước.
- Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động
Các doanh nghiệp XKLĐ thường bắt đầu với việc tăng cường ngoại giao,
quan hệ với các cấp chính quyền nước sở tại, các tập đoàn, các hiệp hội sử dụng
lao động nước ngoài, các công ty môi giới để mở rộng thị trường, tìm kiếm hợp
đồng cung ứng lao động. Các doanh nghiệp càng năng động và nhạy bén càng tìm
kiếm được nhiều việc làm và điều kiện thuân lợi ở nước ngoài cho lao động xuất
khẩu.
Hoạt động tuyển chọn, đào tạo người đi XKLĐ của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động XKLĐ. Tuyển chọn kĩ lưỡng, đào tạo lao động có
bài bản, có năng lực nghề nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của phía sử dụng lao động sẽ
nâng cao chất lượng, uy tín của lao động xuất khẩu, tăng khả năng hợp tác lâu dài
với các đối tác truyền thống, mở ra các cơ hội hợp tác với đối tác mới.
Tổ chức quản lý trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài: Các
doanh nghiệp phải có đại diện quản lý lao động ở nước ngoài, có các hoạt động để
gắn kết những người lao động với nhau, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của
người lao động, phải nhanh chóng xử lý và ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ
trốn, vi phạm hợp đồng lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của
người lao động
Đặc biệt, mức phí đưa người lao động đi xuất khẩu phải hợp lý. Nếu mức
phí quá cao làm cản trở không cho người lao động nghèo có cơ hội được ra nước

ngoài làm việc
6


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

- Các nhân tố thuộc về người lao động xuất khẩu:
Bản thân người lao động nếu có trình độ, kĩ năng lao động, ngoại ngữ và
hiểu biết nhất định về quốc gia định sang làm việc thì có nhiều khả năng được nhận
hơn. Bên cạnh chất lượng thì ý thức kỉ luật của người lao động cũng có tầm quan
trọng to lớn trong việc quyết định người lao động xuất khẩu sang nước nào, nhận
mức lương và ưu đãi ra sao.
II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia
2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam:
Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ với hơn 90 triệu dân. Theo Tổng cục
thống kê, năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của cả nước là 53,25 triệu,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm là 2.75%, tức là có khoảng 1.45 triệu người trong độ
tuổi lao động bị thiếu việc làm. Con số này là không hề nhỏ. Để góp phần giải
quyết tình trạng này, Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Bảng: Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 – Quý I/2015

7


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Số lượng lao động xuất khẩu (người)
120000
106840
94988


100000
80000

80140

85546

84625
73028

70594

81475 80320

88155

60000
40000
25766
20000
0

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014Quý I/2015

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Có thể thấy, trong giai đoạn 2005 – 2015 số lượng lao động của Việt Nam đi
xuất khẩu lao động có xu hướng tăng (năm 2014 là 106840 lao động, gấp khoảng
1.5 lần so với năm 2005) nhưng không tăng liên tục, cụ thể là năm 2009, 2011,
2012. Trong đó năm 2009 có 73028 lao động xuất khẩu, giảm so với năm 2008 là
21960 lao động, thậm chí còn thấp hơn năm 2006 và 2007, do năm 2009 các quốc
gia trên thế giới vẫn còn chịu dư trấn mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2008, sản xuất đình đốn nên không có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động, mở
rộng sản xuất.
Năm 2011 có 81475 lao động đi xuất khẩu giảm so với năm 2010 là 4071
người là do trong năm này, một loạt các nước nhập khẩu lao động của Việt Nam
gặp phải các sự cố thiên tai, chính trị. Nhật Bản phải chịu trận động đất và sóng
thần Tohoku, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, vật chất, kéo
theo thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới từ sau vụ Chernobyl năm 1986. Trước
thảm họa ở Nhật 2 tháng thì ở Bắc Phi và Trung Đông cũng xảy ra cơn “địa chấn”
8



Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

về chính trị- xã hội. Khởi đầu là biểu tình, bạo động đòi lật đổ chính quyền ở Tuyni-di sau đó là Ai Cập phải giải tán Chính phủ và chiến sự ở Libi đã làm đình trệ
hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vủa Vực này. Năm 2012, số lao động
xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm nhẹ do vẫn còn chịu những ảnh hưởng xấu từ năm
2011.
Về đối tác XKLĐ của Việt Nam trong các năm qua chủ yếu là Đài Loan,
Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong vòng 10 năm 2005 – 2014 , Việt Nam đã
có nỗ lực mở rộng các thị trường XKLĐ tiềm năng cững như tìm kiếm thêm các thị
trường mới ở Bắc Phi và Trung Đông như Lyrbi, Angola, Algeria, Slovakia…
Hình: Tỷ lệ lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước năm 2005 và 2014

năm 2005

Năm 2014

Khác ; 11.54%

Hàn Quốc; 17.14%

Đài Loan; 32.27%

Khác; 42.20%

Đài Loan; 38.12%

Nhật Bản; 4.18%
Malaysia; 3.07%
Hàn Quốc; 4.30% Nhật Bản; 12.30%


Malaysia; 34.85%

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu lao động chủ yếu sang 4 nước Malaysia
(24605 lao động), Đài Loan (22784 lao động), Hàn Quốc(12102 lao động) và Nhật

9


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Bản (2954 lao động) Riêng nhóm 4 nước này đã chiếm đến 88% số lao động đi
XKLĐ, Trong đó Malaysia là thị trường chính của nước ta giữ tỷ lệ gần 35%.
Sau 10 năm, các đối tác XKLĐ của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể. Tổng
tỷ lệ của 4 nước này chỉ còn là 58%, Đài Loan vươn lên vị trí số 1 với khoảng
62000 lao động, tăng 22.3 lần so với năm 2005, chiếm 38% số lao động XKLĐ.
Tổng số lao động xuất khẩu sang các quốc gia khác trừ 4 nước trên cũng tăng
nhanh lên lên đến 68640 người, tăng 8.42 lần so với năm 2005, chiếm 42%. Như
vậy, Việt Nam đã mở rộng được các thị trường tiềm năng và tìm đến một số thị
trường mới.
Tuy nhiên, năm 2014 Việt Nam chỉ XKLĐ sang Hàn Quốc khoàng 7000 lao
động chỉ còn chiếm 5%. Đặc biệt là Malaysia giảm mạnh chỉ còn 5000 lao động,
giảm 4.9 lần so với năm 2006, chiếm 3%. Điều này thể hiện mặt yếu kém của Việt
Nam khi không giữ chân được các thị trường truyền thống.
2.2. Đặc điểm thị trường lao động ở Malaysia
Malaysia có diện tích khoảng 330.400 km 2, dân số gần 30 triệu người,
GDP/người khoảng 10.500 USD/năm (2013). Như vậy so với Việt Nam thì
Malaysia có diện tích tương đương, dân số chỉ bằng 1/3 dân số Việt Nam nhưng
GDP/người thì gấp hơn 5 lần GDP/người của Việt Nam.

Về cầu lao động, Malaysia là nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
lớn. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, Malaysia đã sử dụng lao động nước
ngoài. Thành công kinh tế của Malaysia không thể thiếu sự đóng góp to lớn của lao
động nhập ngoại. Là một nước công nghiệp hóa mới và đang có mục tiêu trở thành
quốc gia phát triển vào năm 2020, hiện nay Malaysia đang thiếu khoảng 3 triệu
nhân công và theo thống kê của Công đoàn Malaysia, số lao động nhập cư hợp
10


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

pháp hiện là khoảng 2 triệu. Nếu tính cả số lượng lớn lao động bất hợp pháp và
những người không có giấy tờ chính thức thì từ 30%-50% lực lượng lao động ở
Malaysia là người nước ngoài,chủ yếu trong ngành gia công sản xuất, xây dựng và
dịch vụ.
Về nguồn cung lao động, lao động nước ngoài ở Malaysia chủ yếu là từ
Inđônêsia, Thái Lan, Philippin, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Trong đó,
người Indonesia chiếm tỉ lệ lớn nhất, hơn 50% lao động nước ngoài tại đây, chủ
yếu làm nghề giúp việc gia đình.
Ngoài ra, Malaysia còn có các văn bản quy định về lao động từ nước ngoài
ví dụ như: thời hạn của giấy phép làm việc là 2 năm, có thể được gia hạn tối đa là 7
năm, nhưng người lao động đã làm việc ở Malaysia có thể được quay trở lại
Malaysia làm việc khi đã về nước ít nhất là 6 tháng; lao động nước ngoài phải có
chủ thuê và chỉ làm cho một chủ, nhà ở và phương tiện đi lại đều do chủ sử dụng
bố trí và chịu chi phí,…
Theo Luật Lao động Malaysia, người lao động nước ngoài được hưởng sự
đối xử như với lao động nước sở tại về tiền lương và các lợi ích khác. Tuy nhiên,
người lao động nước ngoài không được gia nhập công đoàn. Trong trường hợp xảy
ra tranh chấp giữa người lao động và chủ sử dụng, thì họ có quyền khiếu nại lên
Cục lao động để xem xét giải quyết. Thực tế, sự thiếu hiểu biết về quyền và thủ tục

khởi kiện, e ngiạ sự trả thù lẫn nhau và thiếu thông tin đã cản trở người lao động
thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện. Đây là nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ việc
phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
2.3. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia:
Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và
11


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

đều đặn không quá con số 10. Malaysia cùng với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản
là 4 thị trường đi xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam.
2.3.1. Số lượng lao động
Chính thức xuất khẩu lao động sang Malaysia đầu năm 2002, tính đến nay
nước ta đã đưa một số lượng lớn lao động, hơn 200.000 lượt lao động nước ta được
đưa sang làm việc tại đây.
Tình hình xuất khẩu lao động sang thị trường này thời gian qua có nhiều
biến động: Sau con số ấn tượng 40000 lao động trong năm 2003 là sự sụt giảm bất
ngờ vào năm 2004 khi số lao động giảm xuống hơn một nửa chỉ còn là 15889 lao
động. Đây là năm Malaysia có nhiều sự thay đổi về chính sách đầu tư cũng như sự
biến động về tình hình kinh tế nên nước này đã ngừng tiếp nhận lao động trong
một số ngành nghề đặc biệt là ngành xây dựng. Sự thay đổi này có tác động không
nhỏ đối với Việt Nam, vì vậy mà số lao động xuất khẩu sang Malaysia trong năm
này đã không đáp ứng được chỉ tiêu đề ra là 25000 lao động.
Năm 2004 có thể coi là năm không thuận lợi đối với những lao động làm
việc trong ngành xây dựng tại Malaysia. Trong năm này, có khoảng 700 lao động
nước ta bị mất việc. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là năm 2004, chính phủ Malaysia áp
dụng chính sách kinh tế mới cộng với giá thép và giá nguyên liệu tăng cao đã dẫn

đến nhiều công trường xây dựng lâm phải tình trạng phá sản và buộc phải đóng
cửa. Chính phủ Malaysia đã chuyển hướng xây dựng từ các công trình lớn mang
tính chất chiến lược sang xây dựng các công trình nhỏ. Sự chuyển hướng đã khiến
cho một số công trình ở nông thôn buộc phải đóng cửa. Ngoài những nguyên nhân
khách quan kể trên thì còn một số nguyên nhân chủ quan từ phía lao động và từ
phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam. Lao động Việt Nam đã
12


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

không cố gắng và không kiên trì, còn tự phát đình công trái pháp luật dẫn đến tự
đẩy mình từ thế đúng sang thế sai.
Do ảnh hưởng lớn của năm 2004, tình hình vẫn chưa thể khắc phục trong
năm 2005, năm này chỉ có 12361 lao động sang Malaysia làm việc.
Năm 2006, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có những tín hiệu
đáng mừng, tổng cộng có 80140 lao động sang làm việc tại các thị trường khác
nhau. Trong đó số lượng xuất khẩu sang Malaysia chiếm tỉ lệ lớn với 37941 lao
động tương ứng 47,3%.

Số lượng lao động xu ất khẩu sang Malaysia

Đơn vị: người

45000
40000
35000
30000
25000
20000


40000

37941

15000
10000 19965
5000

26704
15889

12361

11741 9195

9300 7500
5000
2792
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
7810

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Sang năm 2007, tình hình xuất khẩu lao động có sự sụt giảm tương đối mạnh
từ 37941 lao động xuống còn 26704 lao động.
Tuy nhiên, năm 2008 mới được xem là dấu mốc đánh dấu sự xuống dốc
nghiêm trọng của việc xuất khẩu lao động sang Malaysia. Số lượng lao động lúc
này giảm xuống chỉ còn 7810 người, giảm gần 4 lần so với năm 2007. Đến năm
2009 chỉ còn chưa đến 3000 lao động xuất khẩu sang thị trường này.

13


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Nguyên nhân là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp
Malaysia sa thải hàng loạt công nhân, đồng thời Chính phủ Malaysia ban hành lệnh
cấm tuyển lao động nước ngoài để ưu tiên việc làm cho người dân trong nước.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do mức thu nhập khá
thấp so với mặt bằng chung, cùng với nhiều thông tin tiêu cực về cách quản lý lao
động ở Malaysia đã khiến người lao động chần chừ. Thu nhập bình quân của người
lao động tại thị trường này đạt 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng, đối với một số
ngành nghề có kỹ thuật đạt trên dưới 10 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này so
với các thị trường khác tương đối thấp, người lao động tại Đài Loan nhận được
mức lương cơ bản cũng đã đạt đến 10 triệu đồng/người/tháng, hay tại Nhật Bản,
lao động được trả lương khoảng 8-12 triệu đồng/người/tháng theo công việc và 1420 triệu đồng/người/tháng do làm thêm giờ. Hơn nữa với mức thu nhập hiện tại đối
với người lao động tại Malaysia, so với một số ngành nghề lao động phổ thông tại
Việt Nam cũng không cao hơn bao nhiêu; một công nhân cửu vạn hoặc một thợ
xây công trình xây dựng dân sự bình thường trung bình cũng có thể kiếm được 4-5
triệu đồng/ tháng trong khi họ còn không mất các chi phí học tiếng, môi giới, xuất
nhập cảnh,..
Vào những tháng cuối năm, thị trường này đã ấm trở lại. Rất nhiều nhà máy,
xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nói
chung và lao động Việt Nam nói riêng đến làm việc, nhu cầu sử dụng lao động
nước ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaysia.
Thêm vào đó là kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 71 của Thủ
tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp
phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020, công tác thông tin tuyên truyền,
tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những
thị trường “dễ tính” như Malaysia đã được triển khai mạnh, nên số đăng ký tham

14


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

gia đã tăng lên rất nhiều. Khoảng một nửa trong số trên 2.500 lao động các huyện
nghèo đang làm việc tại Malaysia đều có điều kiện làm việc bảo đảm, thu nhập
khá, hàng tháng tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng. Vì thế từ cuối năm 2009 số
lượng lao động xuất khẩu sang Malaysia gia tăng đáng kể.
Năm 2010, nền kinh tế Malaysia đang từng bước phục hồi, nhu cầu tiếp nhận
lao động cũng được tăng lên đáng kể. Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ
công tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực
(điện, điện tử, cơ khí, dệt may và chế biến thủy sản) và các hiệp hội sản xuất đã
yêu cầu Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này trong việc tiếp nhận
lao động. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam nhận được nhiều
đơn đặt hàng của phía Malaysia. Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu thống kê
của Bộ lao động thương binh và xã hội, Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm
việc nước ngoài (vượt chỉ tiêu đề ra 85.000 trong năm 2010). Trong đó, thị trường
Malaysia là 11.741 lao động chiếm 13,72% tổng số lao động đi xuất khẩu, tăng gấp
4 lần so với năm 2009. Lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia có mức lương cơ
bản khoảng 21RM/ngày. Cộng với các khoản tiền làm thêm giờ, thu nhập của
người lao động cũng đạt khoảng từ 750RM/tháng trở lên. Đây là mức thu nhập mà
người lao động Việt Nam chấp nhận được ở thời điểm đó.
Năm 2011 Malaysia không còn là thị trường nóng cho sự lựa chọn của lao
động Việt Nam. Lý do của điều này là có nhiều thị trường khác hấp dẫn hơn với
mức lương cạnh tranh hơn dẫn đến số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường
này bị giảm đi còn 9195 người. Tuy nhiên đây vẫn là một thị trường quan trọng của
xuất khẩu lao động Việt Nam, bởi thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản thu nhập
cao thì số lượng lại giới hạn trong khi Malaysia thiếu tới 90.000 lao động trong
năm 2011 nên lao động Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Hơn nữa chúng ta cũng gặp

khá nhiều khó khăn tại thị trường khác như bất ổn chính trị tại châu Phi đã khiến
15


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

10.000 lao động đang làm việc tại Libi phải về nước trước thời hạn. Tiếp đến là
hàng loạt thị trường XKLĐ khu vực châu Phi và Trung Đông cũng bị thu hẹp dần.
Ảnh hưởng của động đất, sóng thần tại Nhật Bản cũng khiến nhiều lao động tại
Nhật Bản lao đao.
Năm 2012, tiếp tục là năm có nhiều biến động về mặt kinh tế-xã hội, bất ổn
chính trị tại Trung Đông, Bắc Phi, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, Hàn Quốc tạm
ngưng tiếp nhận lao động do tình trạng lao động bất hợp pháp cao... khiến việc
khai thác thị trường mới có nhiều khó khăn chính vì thế nước ta tiếp tục phải duy
trì các thị trường truyền thống như Malaysia, với gần 9300 được đưa sang thị
trường này, tăng nhẹ so với năm 2011. Năm 2011-2012 Malaysia đã thực hiện
Chương trình 6P cho phép lao động nước ngoài bất hợp pháp đăng ký để hợp pháp
hóa.
Năm 2013 đánh dấu 10 năm thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác lao động giữa hai
chính phủ Việt Nam - Malaysia. Trong 10 năm,Việt Nam đã đưa khoảng trên
220.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia, bình quân mỗi năm
12.000 lao động. Chính phủ Malaysia đã nâng mức lương cơ bản tối thiểu lên 900
ringgit/tháng (khoảng hơn 6 triệu VND/tháng) từ 1/1/2013. Tuy nhiên, mặc dù mức
lương cơ bản tăng với tỷ lệ khá cao (gần 30%) nhưng giá cả sinh hoạt cũng tăng
theo, đồng thời lao động phải khấu trừ tiền thuế việc làm (levy), tiền nhà ở cho nên
thu nhập thực tế của người lao động không tăng nhiều như mong đợi, chưa thực sự
hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Vì thế số lượng lao động sang Malaysia trong
năm 2013 là 7500 người, giảm 14% so với năm 2012.
Năm 2014, Malaysia có khoảng 3,1 triệu lao động nước ngoài đang làm việc
(kể cả hơn 1 triệu lao động không có giấy tờ cư trú và làm việc hợp pháp) đến từ

14 quốc gia, chủ yếu là những nước Đông Nam Á và Nam Á như: Indonesia,
Bangladesh, Ấn Độ, Cambodia, Nepal,

Myanmar, Lào, Việt Nam, Philippines,
16


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan. Trong đó,
lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Indonesia, Bangladesh, Nepal.... Việt Nam đứng
thứ 7 trong số các quốc gia đang có nhiều lao động tại Malaysia.
2.3.2. Cơ cấu ngành nghề
Lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia tập trung chủ yếu trong lĩnh vực:
sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình Trong đó
chiếm số lượng nhiều nhất với ngành sản xuất chế tạo (khoảng 53%); số lao động
làm việc trong các ngành nghề khác chỉ chiếm khoảng 47%.
Bảng: Cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia
giai đoạn 2006-2008
Năm
Ngành

2006

2007

2008

nghề
Công nghiệp

Giúp việc gia đình
Nông nghiệp và

35237
-

26442
-

7337
245

2704

239

192

3915

4705

2467

dịch vụ
Lao động lành
nghề

Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Bảng trên cho thấy lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia chủ yếu tập

trung vào các ngành có trình độ tay nghề thấp (lao động phổ thông). Riêng lao
động trong ngành công nghiệp chiếm 84,2% số lao động Việt Nam làm việc tại
Malaysia trong năm 2006, năm 2007 tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở mức 84,3% và có
giảm trong năm 2008 xuống còn 71,6%. Tuy nhiên tỉ trọng lao động làm trong
ngành công nghiệp vẫn lớn hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Tỷ lệ lao động
có tay nghề cao, lao động lành nghề có tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt
17


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

10%, con số này tăng lên thành 15% trong năm 2007 và đạt 25% vào năm 2008,
mặc dù vậy đây vẫn là một tỉ lệ khiêm tốn. Trong những năm gần đây, nhu cầu lao
động giúp việc gia đình có xu hướng tăng cao, đây là công việc chỉ yêu cầu về thái
độ, ý thức làm việc, rất phù hợp với đặc điểm của lao động Việt Nam chăm chỉ, cần
cù. Đồng thời, những ngành nghề khác có môi trường khá tương đồng với môi
trường làm việc trong nước. Có thể nói đây là những yếu tố giúp cho lao động Việt
Nam dễ dàng thích nghi tại thị trường Malaysia.
Bên cạnh yêu cầu trình độ tay nghề thấp thì phí xuất khẩu lao động sang
Malaysia khá thấp so với các thị trường khác cũng là một yếu tố thu hút lao động
Việt Nam. Để sang làm việc tại Malaysia thì mỗi người lao động phải đóng phí
bình quân khoảng 1.200USD tương đương gần 30 triệu đồng. Trong khi đó, để
sang làm việc tại thị trường Nhật Bản hoặc Hàn Quốc thì mỗi người lao động phải
đóng một mức phí khoảng 2.300USD, hơn 50 triệu đồng. Những đặc điểm này khá
phù hợp với lao động Việt Nam vì lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ
thông từ nông thôn và đa số là các hộ gia đình nghèo. Đây là yếu tố thúc đẩy việc
đưa lao động Việt Nam sang Malaysia
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động sang Malaysia
2.4.1. Thành công đạt được
Xuất khẩu lao động Việt nam sang Malaysia thời gian qua đã có những

thành công nhất định, có tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Thứ nhất, trong khoảng hơn chục năm qua chúng ta đã đưa được một số
lượng lớn lao động sang thị trường Malaysia, giúp giải quyết công ăn việc làm cho
hàng trăm nghìn lao động Việt Nam, hạn chế tình trạng thất nghiệp đồng thời giải
quyết được nhiều vấn đề xã hội khác, như các tệ nạn xã hội: cờ bạc, mại dâm...

18


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Thứ hai, Malaysia là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, với trình độ khoa
học công nghệ khá phát triển, đang được đánh giá là một nền kinh tế tiềm năng,
giúp cho lao động nước ta làm việc tại đây nắm bắt, học tập những kinh nghiệm,
kỹ thuật của nước bạn, hình thành tác phong, thói quen làm việc khoa học, công
nghiệp. Khi quay trở về ngoài số vốn nhất định, những người lao động có khả năng
xin làm việc tại công ty ở Việt Nam nhờ kỹ năng, và kinh nghiệm đã tích lũy được.
Ngày nay, Malaysia đang có hướng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam trong thời gian
tới, tính đến tháng 11/2014, các nhà đầu tư Malaysia có 478 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký 10,74 tỷ USD, đứng thứ 8 trong tổng số 101 quốc gia và vùng
lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam, người lao động sau khi làm việc tại Malaysia
về sẽ có ưu thế hơn khi xin làm việc tại dự án của Malaysia sang Việt Nam.
Thứ ba, hoạt động XKLĐ sang Malaysia đã góp phần cải thiện đời sống
nhân dân, tăng thu nhập bình quân đầu người, đồng thời hoạt động này làm tăng
nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Nguồn lợi từ xuất khẩu
lao động đem lại là rất lớn, chỉ tính riêng thị trường Malaysia và Đài Loan trong
năm 2011, tiền gửi tín dụng của lao động xuất khẩu đã đạt con số gần 35 tỷ đồng;
mỗi năm người dân xuất khẩu đem về khoảng 70 - 80 tỷ đồng; khi có vốn người
dân đầu tư chủ yếu vào việc xây nhà, ngoài ra mở rộng kinh doanh, buôn bán dịch
vụ. Báo cáo của Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi (TTGTVL), những

LĐXK ở nước ngoài đã có việc làm và thu nhập ổn định, lao động ở Malaysia có
mức thu nhập mỗi người từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Số lao động ở Malaysia hằng
năm đã gửi tiền về cho gia đình, bình quân 20-32 triệu đồng/lao động. Những đồng
tiền lao động chân chính đó đã giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển kinh tế,
sửa chữa nhà cửa và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Thứ tư, xuất khẩu lao động sang Malaysia còn góp phần mở rộng mối quan
hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới
19


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

và phân công lao động quốc tế, thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia ,tăng cường
giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
2.4.2. Hạn chế
Hạn chế lớn nhất đó là, thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn
lao động xuất khẩu của các nước khác với mức lương 6-8 triệu/tháng. Hiện nay ở
Malaysia có rất nhiều công xưởng sản xuất điện tử rất lớn cung cấp cho thế giới,
nhưng lao động Việt Nam ít vào được khu vực đó, mà chủ yếu làm việc ở các
ngành nghề chỉ yêu cầu lao động phổ thông giản đơn.. Một khi lao động còn giản
đơn và thiếu kinh nghiệm thì giá trị gia tăng mà lao động tạo ra cho hàng hóa chưa
lớn, vì vậy mà thu nhập họ nhận được không cao, khó lòng trang trải cuộc sống và
khoản tiền chuyển về nước cũng không nhiều.
Thứ hai, một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn
diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ vi phạm hợp đồng
của lao động nước ta vẫn cao (khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao
động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất
chính của người lao động đi xuất khẩu lao động vẫn còn.
Thứ ba, thủ tục vay vốn, xin visa,… cản trở lớn đến hoạt động xuất khẩu lao
động Việt Nam sang Malaysia. Để xin được visa thì người lao động phải chờ đợi

visa hơn 1 tháng; trong khi đó, thủ tục này ở các nước khác thông thường chỉ mất
khoảng 3 ngày. Lao động vẫn gặp không ít khó khăn khi làm thủ tục vay vốn tại
các ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng chính sách cho lao động đi
làm việc trước, khấu trừ sau. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này, doanh nghiệp
gặp nhiều rủi ro bởi có những lao động đã trốn ra ngoài làm việc sau khi sang
Malaysia.

20


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Thứ tư, ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi
giới lừa đảo, tuyển dụng ngày càng tinh vi, phức tạp, khiến cho hình ảnh các công
ty xuất khẩu lao động đang ngày càng xấu đi trong mắt người lao động. Trong thời
gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu lao động
nhưng cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới
danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ chức, cá nhân đã nhập
nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm” hoặc “công ty cung ứng lao động”,
mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu
lao động có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động.
Tình trạng lừa đảo xảy ra đặc biệt nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập
cao đang thực hiện thí điểm đặc biệt là ở những thị trường hấp dẫn như Malaysia,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Canada, Mỹ…
Thứ năm, các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực
tế và thường đi sau thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan
thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động.
Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động
được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả
2.4.3. Nguyên nhân:

Trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam thấp, chưa có
tác phong công nghiệp. Lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện
ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp. Vì
quá chú trọng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã xuất khẩu lao
động sang Malaysia một cách ồ ạt, không qua đào tạo cơ bản. Chúng ta chủ yếu
xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém.
Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ
21


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

và lao động Việt Nam. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt
yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Người lao động Việt Nam hầu hết là lao động nông
thôn nên chưa có tác phong công nghiệp, tư duy manh mún, đứng núi này trông núi
nọ, muốn làm giàu nhanh.
Người lao động có ít cơ hội để tiếp cận với các nguồn thông tin chính thức.
Họ chỉ thường tìm hiểu thông tin thông qua những người quen biết, những người
đã đi làm ở nước ngoài trở về và không ít những trường hợp phải nhờ “cò” mồi với
các thông tin không chính xác. Sự thiếu thông tin khiến cho người lao động dễ bị
lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro cho mình.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực,
kinh nghiệm về quản lý lao động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ
tuyển chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước
ngoài.
Các cơ quan quản lý còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Các địa phương, nơi có các
doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động đã không nắm bắt được tình hình thực tế
nên không biết được các hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm xuất khẩu
lao động này. Khi sai phạm xảy ra rồi, các cơ quan quản lý mới biết. Nhưng thiệt

hại đã xảy ra, những người của các doanh nghiệp dịch vụ đó đã được chuyển đi nơi
khác. Cuối cùng người lao động vẫn là người phải chịu thiệt thòi.
Việc thành lập các trung tâm, các tổ chức có chức năng xuất khẩu lao động
trong thời gian qua tăng nhanh, khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có
chức năng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cả nước có 150 doanh nghiệp xuất khẩu
lao động, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và
không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng
vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Thêm vào đó, tình trạng doanh
22


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

nghiệp bán giấy phép xuất khẩu lao động khiến cho việc giám sát trở nên khó
khăn.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung xuất khẩu lao động còn hạn chế, đặc
biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng
rắn khiến cho việc tôn trọng pháp luật còn yếu.
III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malaysia:
3.1.

Các biện pháp đã thực hiện:

* Về luật pháp:
Ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện chủ trương đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và thực hiện nhiều
biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài. 7 Ban Quản lý lao động ở các nước trong đó có Malaysia
đã được thành lập để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động cũng như
nhanh chóng phát hiện và xử lý những vụ việc phát sinh làm ảnh hưởng tới quyền

lợi của người lao động.
Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012 cũng đã có hiệu lực, một loạt quy định
mới về XKLĐ cũng đã được ban hành. Theo đó, quy định về xử phạt hành chính,
mẫu hợp đồng lao động, mức ký quỹ... đều đã được quy định cụ thể trong luật.
Hành lang pháp lý mới này sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng XKLĐ.
Theo các quy định mới, những doanh nghiệp tuyển dụng ở Việt Nam sẽ
không còn có thể áp đặt các điều kiện trong hợp đồng mà phải tuân thủ những điều
kiện tiêu chuẩn. Hợp đồng mẫu yêu cầu phải đề cập tới một công việc cụ thể, tên
tuổi và địa chỉ của công ty tiếp nhận, thiết lập rõ ràng trách nhiệm của tất cả các
bên và thủ tục giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ lao động di cư trong trường hợp
chấm dứt hợp đồng. Với các quy định mới, doanh nghiệp tuyển dụng không thể
23


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

đưa vào các điều khoản chỉ có lợi cho mình và lờ đi những điều khoản có lợi cho
NLĐ, hạn chế tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước.
Bên cạnh đó, với việc ban hành Nghị định 95 về vấn đề xử phạt các hành vi:
Trốn ngay sau khi xuống sân bay, phá hợp đồng trong quá trình làm việc và hết hạn
hợp đồng nhưng không chịu về nước (đã tăng mức xử phạt 3 - 5 triệu đồng lên 80 100 triệu đồng), tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ. Đây là một trong những biện
pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của NLĐ trong việc thực hiện hợp đồng...
Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đã triển khai thử nghiệm
áp dụng Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN), năm đầu tiên (4/2012 - 5/2013) và năm thứ
hai (5/2013-5/2014), giám sát, đánh giá và xếp hạng hơn 60 DN. Trong đó, theo
kết quả năm 2014, 23% DN được xếp hạng cao nhất (A1) về tuân thủ pháp luật
trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, tháng 4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/QĐTTG phê duyệt “Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp
phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” nhằm nâng cao chất lượng lao
động và tăng số lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, qua đó tăng thu

nhập và giảm nghèo bền vững. Theo đề án, người tham gia xuất khẩu lao động sẽ
được bảo lãnh vay Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương 23-25 triệu đồng, nộp
cho công ty môi giới xuất khẩu lao động. Số tiền này để chi mua vé máy bay, phí
môi giới, phí quản lý lao động…
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án 71, hai mục tiêu quan trọng là
giải quyết việc làm để xóa đói giảm nghèo và hoàn vốn cho Nhà nước đều không
đạt được. Chỉ sau một thời gian ngắn xuất ngoại, nhiểu người đã phải bỏ về với hai
bàn tay trắng đa phần do không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ thuật, sức
khỏe…
* Về ngoại giao:
24


Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia

Ngày 1/12/2003, Việt Nam và Malaysia đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về tuyển
dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Nhờ Bản ghi nhớ giữa hai
chính phủ làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sau hơn 10 năm kinh nghiệm,
việc xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia nay đã đi vào thế ổn định.
Bên cạnh đó, để tăng cường hoạt động bảo hộ lao động ở nước ngoài, trên
phương diện quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Di
cư quốc tế (IOM) từ tháng 11 năm 2007, đã tham gia tích cực các hoạt động của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO), các diễn đàn khu vực và quốc tế về lĩnh vực này.
Ngày 16/3/2014, Công đoàn Việt Nam và Malaysia tiếp tục ký Biên bản ghi
nhớ, hợp tác bảo vệ lao động Việt Nam tại Malaysia. Biên bản ghi nhớ bao hàm
nhiều lĩnh vực quan trọng như chính thức thiết lập quan hệ hợp tác song phương;
nâng cao nhận thức về lao động di cư; cung cấp và chia sẻ thông tin giữa các bên
để giải quyết các vấn đề liên quan khi quyền và lợi ích của người lao động di cư bị
xâm phạm theo đúng quy định của pháp luật mỗi nước; giải quyết các vấn đề liên
quan đến an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề nặng nhọc, độc

hại. Biên bản ghi nhớ được hy vọng mở ra một chương mới đối với sự hợp tác giữa
công đoàn hai nước trong lĩnh vực di cư lao động – một lĩnh vực sẽ ngày càng trở
nên quan trọng do các thay đổi về cơ cấu dân số, chênh lệch thu nhập.

3.2.

Giải pháp trong thời gian tới:
3.2.1. Giải pháp của Nhà nước:

Về dài hạn:
Để nâng cao được chất lượng lao động xuất khẩu, giải quyết gốc rễ được các
vấn đề phát sinh từ hoạt động XKLĐ. Nhà nước đặc biệt là bộ Lao đông, Thương
binh và Xã hội phải xây dựng được trình tự XKLĐ đạt chuẩn: từ tư vấn định
25


×