SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI TÍCH HỢP,
KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
TIẾT 99 – VĂN BẢN “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
(TRÍCH “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”) CỦA NGUYỄN TRÃI,
NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO Ở MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
TẠI TRƯỜNG THCS – DTNT QUAN SƠN”
Người thực hiện: Vũ Thị Thêu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS-DTNT Quan Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
0
MỤC LỤC
TT
1A.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nội dung
1.Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
11 3. Kết luận, kiến nghị
12 3.1. Kết luận
13 3.2. Kiến nghị
Trang
1
1
2
2
3
3
3
4
5
12
15
15
16
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập
bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua thể hiện ở nhiều mặt trong quá trình
thực hiện dạy và học. Đặc biệt là vấn đề “tích hợp” cũng như vận dụng kiến thức
liên môn trong giảng dạy tại trường Trung hoc cơ sở (THCS) ở những năm gần
1
đây cũng đang được ngành giáo dục quan tâm. Tuy vậy vấn đề “tích hợp” vẫn
chưa thực hiện đồng đều ở các bộ môn và chưa đạt hiệu quả cao, học sinh còn
chưa nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn cũng như chưa biết mở rộng kiến
thức ở các môn học khác trong chương trình, cấp học.
Hiện nay, trong các môn học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng thì đổi
mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết. Tuy vậy vấn đề “tích hợp, kiến thức
liên môn” trong dạy học vẫn chưa có tài liệu cũng như sách giáo viên, sách giáo
khoa chưa có hướng dẫn cụ thể ở các bài dạy của các môn nói chung và môn
Ngữ văn nói riêng, chủ yếu giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu. Vì vậy học sinh
chưa được làm quen với bài dạy tích hợp, liên môn và cũng chưa phát huy được
kiến thức liên môn một cách tích cực trong các bài học.
Từ trước đến nay trong ba phân môn của môn Ngữ Văn: Văn-Tiếng ViệtTập làm văn đã được đưa vào trong từng bài học. Vì vậy tích hợp không phải là
vấn đề mới, khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu người thầy giáo không
thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp trong các phân môn, đặc biệt cần
thiết với phần giảng văn ( văn bản). Bởi cái cốt lõi để giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh, cùng học sinh tìm hiểu văn bản, cảm nhận được văn bản một phần
chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi; để hệ thống câu hỏi phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh trong tiếp thu bài học và vận dụng vào thực tế.
Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc
nghiên cứu. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ
chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy
của mình. Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng Việt, với Tập làm văn (Tích
hợp hẹp) không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ
chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của
các môn học khác như Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ hay môn
Toán …(Tích hợp rộng, liên môn) và tất nhiên để có thể trả lời tốt những câu hỏi
tích hợp của thầy, học sinh không thể không động não, không thể không nghiên
cứu kĩ khi soạn bài, luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia,
môn học này với môn học khác. Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng
tư duy tích hợp ở các tình huống, trong cuộc sống hàng ngày.
Thấy rõ được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa môn Văn với các môn
học khác trong nhà trường, trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương muốn
phát huy được tối đa năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự
thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của thầy. Để
đạt được như vậy giáo viên cần phải thiết kế giáo án phù hợp, phải có phương án
khai thác văn bản, cách sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, cách phân tích như
thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu quả mục tiêu trang giáo
án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp học. Người dạy phải khơi
gợi được ở người học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ
chức cho học sinh tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương, để từ đó học
sinh từng bước tự khám phá và chiếm lĩnh văn bản, tự phát triển năng lực, nhận
thức nhân cách của mình.
2
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và chủ động trong
việc mở rộng đa kiến thức ở môn Ngữ văn nói riêng và các môn học nói chung
trong trường THCS, đồng thời giúp học sinh tránh cô lập, tách rời những
phương diện kiến thức và khắc sâu kiến thức trong các môn học trong học một
môn học, bản thân giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp vào từng bài
dạy của mình và học sinh cần nghiêm túc thực hiện trong các bài dạy chúng ta sẽ
khắc phục được những tồn tại nói trên thì chất lượng và hiệu quả trong dạy và
học ở các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng sẽ ngày càng nâng cao.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm sử dụng
câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn trong dạy học tiết - văn bản “ Nước Đại
Việt ta” nhằm đem lại hiệu quả cao ở môn Ngữ văn lớp 8 tại Trường THCS
DTNT Quan Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Là một giáo viên được trực tiếp dạy văn trong nhà trường, được tiếp cận đào
tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học mới tôi thấy rõ tầm quan trọng của việc sử
dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn trong giảng dạy Ngữ văn sẽ
làm nội dung bài dạy thêm sinh động, phong phú kiến thức, giúp cho việc học
văn của các em được tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu năm học 2017- 2018, được
phân công giảng dạy Ngữ văn 8; bản thân tôi đã chú ý đến hệ thống câu hỏi tích
hợp ở cả 3 phần: Văn -Tiếng Việt - Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu
hỏi tích hợp, liên môn giữa các môn học trong một cấp học ở phần giảng văn.
Để tác động vào tâm hồn các em tình yêu văn học, yêu quê hương, đất nước
cũng như để mở rộng, liên hệ kiến thức chắc hơn ở ba phân môn trong phần văn
và ở các môn học khác trong trường THCS để các em trở thành những con
người hoàn thiện tích cực, đáp ứng xã hội hiện nay; làm đa dạng linh hoạt các
phương pháp trong dạy học gúp các em chủ động, tích cực khai thác kiến thức
trong bài học và cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả
đảm bảo mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới, nhằm áp dụng vào công tác
giảng dạy của mình cũng như của đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung áp dụng “Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi tích
hợp, kiến thức liên môn trong dạy học tiết 99- văn bản “ Nước Đại Việt ta”nhằm
đem lại hiệu quả cao ở môn Ngữ văn lớp 8 tại Trường THCS DTNT Quan Sơn”.
Đối tượng chính ở đây là học sinh đại trà và để áp dụng cho bản thân giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ Văn 8 nói riêng trong
việc dạy và học tích hợp giữa các phần trong bộ môn, liên môn giữa các môn
học học, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ và có tính logic, toàn diện về môn học
mà mình đang nghiên cứu, tiếp thu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và sử dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) bản thân
tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết của vấn đề: Đây là
phương pháp mà bản thân tôi áp dụng để có hướng khai thác những văn bản chỉ
3
đạo, hướng dẫn thực hiện cũng như những cơ sở lí luận của vấn đề mà mình
đang nghiên cứu, áp dụng viết đề tài SKKN này.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin của vấn đề
nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp này trong việc thực hiện bài dạy thử nghiệm một tiết
văn bản cụ thể ở đầu năm học nhằm mục đích nắm bắt cụ thể thực trạng vấn đề
mà tôi đang nghiên cứu, từ đó để có những tác động, biện pháp giải quyết cho
phù hợp với vấn đề nghiên cứu và vận dụng.
- Phương pháp thống kê số liệu nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp này tôi nắm bắt những số liệu cụ thể về mức độ
học lực của đối tượng mà mình đang tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp xử lí số liệu, thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Từ việc thu thập thông tin, thống kê số liệu tôi sử dụng phương pháp này để
phân tích nắm bắt tỉ lệ, các mức độ năng lực học tập của học sinh để từ đó có
những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể trong việc áp dụng đề tài.
- Phương pháp đối chứng trước và sau khi nghiên cứu:
Đây là phương pháp mà tôi sử dụng để thực hiện bước so sánh giữa hiện
trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi chưa áp dụng đề tài với khi đã áp dụng đề
tài vào thực tiễn giảng dạy, nhằm đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt ở phần
văn bản trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy - học văn thêm hứng
thú?, Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả?,
Làm thế nào để các em vận dụng hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề
khoa học và có hiệu quả?
4
Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng
môn Ngữ văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hướng tích cực. Học sinh
được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập
với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó, căng thẳng.
Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một
vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi trường học, mỗi giáo viên, học sinh
cũng đang tích cực thực hiện. Vì vậy đề tài tôi chọn và nghiên cứu cũng bám sát
vào mục tiêu và sự định hướng đó.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm môn Ngữ văn . Bước đầu tôi
cảm nhận được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong
dạy và học môn Ngữ văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức
ngày càng đa dạng, nhưng không thể tồn tại độc lập mà đan xen, quan hệ mật
thiết với nhau. Đặc biệt là môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Do đó là
thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em vận dụng kiến
thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết một vấn đề đang là mối quan tâm của
nhiều trường học.
Việc vận dụng tích hợp, kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề
không phải là đề tài hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến và thực hiện từ rất lâu.
Các giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang thực hiện, các em học sinh khá giỏi
cũng đang thực hành.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh
cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, có văn hóa, âm
nhạc….Làm thế nào để một tác phẩm còn sống mãi. Lung linh và tỏa sáng ngấm
vào tâm hồn mỗi học sinh để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống
có ích để các em phát triển toàn diện “ Dạy học là một quá trình rèn luyện toàn
diện”. Theo Nghiên cứu giáo dục số 28 tháng 11-1973. Do đó tích hợp kiến thức
liên môn trong giảng dạy tác phẩm văn học không còn là vấn đề đơn thuần nữa
mà nó trở thành nhiệm vụ của tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong
mỗi nhà trường. Chính vì lẽ đó giáo viên cần vận dụng hệ thống câu hỏi tích
hợp, kiến thức liên môn trong các bài dạy để các em thay đổi cách học cũng như
chủ động trong việc soạn bài, làm bài trên lớp cũng như ở nhà.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Đối với giáo viên:
Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy bản thân cũng như đồng nghiệp vẫn
chủ yếu sử dụng hình thức đặt câu hỏi thông thường chưa và ít lồng ghép các
câu hỏi tích hợp, còn lúng túng trong việc lựa chọn kiến thức, nội dung, phương
pháp trong bài dạy tác phẩm văn học, học sinh nắm kiến thức, cảm thụ bộc lộ
cảm xúc của bài học còn chưa cao, chưa đồng đều.
Trong thực tế giờ học văn hiện nay việc đặt câu hỏi tích hợp nhiều lúc còn
mang tính tuỳ hứng, câu hỏi đôi khi còn chung chung, quá dài hoặc quá ngắn,
quá khó hoặc quá dễ, nội dung của câu hỏi thường về phía khai thác nội dung ý
nghĩa văn học, do đó chưa quan tâm đúng mức đến sự cảm thụ tích hợp của học
sinh. Vì vậy dẫn đến học sinh chưa thích học văn hoặc thờ ơ với môn văn học.
5
Việc đưa phạm vi nghiên cứu sử dụng câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn
trong dạy học tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS và việc vận
dụng nó vào từng bài khác nhau trong phần văn bản cũng chưa giải quyết được
thấu đáo.
b. Đối với học sinh:
Qua thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS DTNT Quan Sơn
trong những năm qua. Tôi nhận thấy đa phần học sinh còn hỏng kiến thức bộ
môn và yếu kĩ năng tích hợp các môn học trong quá trình học môn Ngữ văn nói
chung và phần văn bản nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các em không thể hiểu sâu,
hiểu chính xác nội dung vấn đề mà mục tiêu bài học muốn hướng tới.
Mặt khác rất nhiều gia đình phụ huynh, học sinh có quan niệm cho rằng
môn Ngữ văn chỉ mang tính chất thuộc lòng và viết theo mẫu, ít cần đến kinh
nghiệm tích lũy từ kiến thức của các môn học khác. Chính vì thế mà kết quả học
tập của các em còn chưa cao.
Hơn nữa đối tượng học sinh của trường THCS DTNT Quan Sơn là con em
dân tộc thiểu số sống trên địa bàn,quá trình học môn Ngữ văn còn gặp nhiều khó
khăn.
Qua điều tra thực tế từ tiết dạy cụ thể về kết quả học tập của học sinh lớp
8 môn Ngữ văn tại Trường THCS DTNT Quan Sơn – Quan Sơn trước khi chưa
áp dụng đề tài (đầu tháng 9 năm 2017). Cụ thể là:
Số học
sinh được
điều tra
63
Mức độ học
lực
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Giỏi
1
1,58
Khá
10
15,87
Trung bình
36
57,14
Yếu
15
23,80
Kém
1
1,61
Ghi chú
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
a. Giáo viên xác định các hình thức tích hợp, kiến thức liên môn,
phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy học trong bài học.
- Hình thức tích hợp: Có hai hình thức tích hợp giảng dạy nói chung và
trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng đó là: Tích hợp ngang và tích hợp dọc.
Việc tích hợp các đơn vị kiến thức Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn trong dạy
Ngữ văn thể hiện sự đổi mới phương pháp, song để tiến hành một cách hợp lí và
6
có hiệu quả cần phải đảm bảo việc tích hợp ngang (đó là tích hợp cùng một đơn
vị bài học). và tích hợp dọc ( nhiều đơn vị bài học có liên quan).
- Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp tạo điều kiện cho học
sinh được bộc lộ, tương tác ở mức độ cao nhất.
- Sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả như: máy chiếu, tài liệu liên
quan đến bài học.
- Tổ chức dạy học đầy đủ theo các bước một cách linh hoạt, sáng tạo đồng
kết hợp với các hoạt động giáo dục khác để thực hiện mục tiêu bài học.
b. Quy trình tổ chức dạy học sử dụng câu hỏi tích hợp, kiến thức liên
môn vào bài “ Nước Đại việt ta” (Nguyễn Trãi).
b.1. Xác định nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng:
Học xong tiết học này giúp học sinh hình thành năng lực vận dụng kiến
thức liên môn: Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sinh học, Tin học, Giáo dục
công dân để giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và truyền thống tốt đẹp của dân tộc làm nên sức mạnh
tinh thần bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình
ảnh tự nhiên, chân thật.
* Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị
nghệ thuật trong bài thơ.
- Vận dụng được các phương pháp học tích cực để nâng cao hiệu quả học
tập của bản thân.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức giữa các phân môn
để hiểu rõ các vấn đề đưa ra trong chủ đề.
- Có thói quen thu thập thông tin trên các kênh tài liệu, báo chí để giải
quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Học sinh nhận biết những phẩm chất cao đẹp của người lính chống
Pháp, từ đó các em phát huy được những phẩm chất tốt đẹp “ Uống nước nhớ
nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống tốt đẹp ngàn năm dựng nước
và giữ nước của ông cha ta.
- Các em ý thức được khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng học
tập tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe của bản thân để bảo vệ tổ quốc, quê
hương và người thân. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ khi tổ quốc cần.
- Các em yêu thích môn ngữ văn cũng như các môn Lịch sử, Địa lí, Âm
nhạc, Mĩ thuật, Sinh học, Tin học, Giáo dục công dân…
7
b.2 Vận dụng các hình thức tích hợp và kiến thức của các liên môn:
- Phần tiếng Việt: Nghĩa của từ, các biện pháp nghệ thuật tu từ.
- Phần tập làm văn: Các phương thức biểu đạt, văn nghị luận.
- Môn Lịch sử: :+ “Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” (sử 8
+Đối với bài:11 ( lịch sử ) : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075 - 1077)
+ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
+Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
+Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc”
(Lịch sử 9 phần II
- Môn Mỹ thuật: Vẽ bản đồ tư duy,tranh ảnh minh họa.
- Môn Giáo dục công dân: Lòng biết ơn, đức hi sinh.
- Môn Âm nhạc: Bài hát “Ngôi nhà chung của chúng ta”
- Môn Địa lí lớp : Bài 25: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam
- Môn Tin học: Trình chiếu câu hỏi bài cũ, các hình ảnh tác giả tác
phẩm,nội dung bài học.
b.3 Tiết dạy sử dụng câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn bài “ Nước
Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Bước 2: Tìm hiểu chung: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đọc - hiểu chú thích.
Bước 3: Phân tích.
Bước 4: Tổng kết.
Bước 5: Củng cố, hướng dẫn học ở nhà.
b.4 Áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn với từng
phần trong một bài cụ thể.
Bước 1: Sử dụng câu hỏi tích hợp, liên môn trong phần kiểm tra bài
cũ và giới thiệu bài mới:
1.Bài Cũ: - “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn được viết theo kiểu văn
bản nào? theo em tác giả phản ánh nội dung gì ở bài hịch?
2. Bài mới: ĐVĐ Năm lớp 7, các em đã học bài “ Sông núi nước Nam”
bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đân tộc Việt Nam ta.
Hôm nay các em lại được tìm hiểu một tuyên ngôn độc lập khác của dân tộc
được viết sau “ sông núi nước Nam” đó là “ Bình ngô đại cáo” để xem thử tác
phẩm đã tiếp nối đồng thời phát triển điều gì so với tác phẩm “ Sông núi nước
Nam”
Bước 2. Sử dụng câu hỏi tích hợp, liên môn trong phần tìm hiểu
chung.
Đây là phần dễ dàng nhất cho việc vận dụng các hình thức câu hỏi tích
hợp kiến thức liên môn thông qua các dạng câu hỏi.
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi về tác giả và những tác phẩm có liên quan:
- Tác giả Nguyễn Trãi quê ở tỉnh nào? (Tích hợp môn Địa lí).
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bình Ngô đại cáo? (Tích hợp môn lịch sử).
8
- Dựa vào thời gian nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta
lúc bấy giờ? (Tích hợp môn lịch sử).
* Đọc- hiểu chú thích:
- Đọc:
GV: Đọc mẫu, sau đó gọi hai học sinh đọc lại
+ Em nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ? (Tích hợp tập làm văn).
- Giải thích từ khó:
+ Giải thích nghĩa của từ ,… (Tích hợp tiếng Việt - Nghĩa của từ).
* Xác định bố cục của văn bản. (Tích hợp tập làm văn).
* Xác định nhân vật trữ tình, thể loại của văn bản. (Tích hợp tập làm
văn).
Bước 3. Sử sụng câu hỏi tích hợp, liên môn trong phần phân tích: Bài
thơ “ Nước Đại Việt ta”của Nguyễn Trãi.
Trong phần này có thể áp dụng, sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, kiến
thức liên môn cụ thể: Môn lịch sử 7, Giáo dục công dân 6, 9, Mĩ thuật, Âm nhạc,
Địa lí, Hóa… tương đối hiệu quả đối với các đối tượng học sinh trong lớp học,
giáo viên linh hoạt sử dụng đa dạng các mức độ câu hỏi kết hợp với câu hỏi tích
hợp khi khai thác văn bản với 3 phân môn của môn Ngữ văn, các tác phẩm trong
chương trình hoặc tích hợp mở rộng với các văn bản khác.
Một số câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn cụ thể mà bản thân tôi đã thực
hiện để khai thác nội dung văn bản “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi.
Hệ thống câu hỏi
-GV? Cốt lõi tư tưởng
nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi là gì
-GV? Theo em dân ở đây
là ai?
Kẻ bạo ngược là ai?
- GV? Như vậy hành động
trừ bạo có liên quan đến
yên dân như thế nào?
Hướng trả lời
1. Cơ sở nhân nghĩa của
cuộc kháng chiến
- Tư tưởng cốt lõi nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi là:
+Trừ bạo
+Yên dân
-Dân là nhân dân nước Đại
Việt ta, kẻ bạo ngược là kẻ
xâm lược Nhà Minh.
Trừ giặc Minh bạo ngược
để giữ yên cuộc sống cho
dân
Nhân nghĩa có nghĩa là lo
cho dân, vì dân, nhân
nghĩa gắn liền với yêu
nước chống ngoại xâm.
Lấy dân làm gốc,lo cho
dân.Đó là tư tưởng tiến
bộ, vượt thời đại.
Hướng tích hợp
-Tích hợp phần tiếng
Việt.
- Tích hợp mở rộng
phần thành ngữ - Ngữ
văn 7.
-Tích hợp tiếng Việt,
liên môn.
- Tích hợp phần thành
9
2: Khẳng định chân lí về
sự tồn tại độc lập chủ
quyền của dân tộc Đại
Việt:
-Có nền văn hóa riêng
-Có lãnh thổ riêng
-Có phong tục riêng
-Có truyền thống lịch sử
riêng.
-Có chủ quyền riêng.
ngữ Ngữ văn7.
-Tích hợp Tập làm
văn.
*GV tích hợp môn
lịch sử:
+ Bài 19: Lịch sử 7
tập
1Cuộc
khởi
nghĩa
Lam
Sơn(1418-1427)Trong
cuộc kháng chiến
chống quân Minh xâm
lược . Nhân dân ta
cung với Lê Lợi, đồng
lòng đánh thắng giặc
Minh. Lê Lợi được
mượn gươm thần và
trao trả chính là biểu
hiện của sự đồng lòng,
thống nhất của toàn
dân
+Bài 17 lịch sử 6 tập
1: Cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng(năm 40)
Cho đến năm 1945
Bác Hồ đọc tuyên
ngôn đọc lập là cả một
chặng đường lịch sử
của dân tộc.
- Tích hợp phần tiếng
Việt.
- GV tích hợp với môn
Địa lý về toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam
-Địa lí 8 Bài 25 Lịch
sử phát triển tự nhiên
việt nam
-Tích hợp phần tiếng
Việt.
-Tích hợp với môn
Mỹ thuật: Tranh ảnh
thể hiện nền văn hiến
lâu đời của dân tộc:
-Tích hợp Tập làm
10
-GV yêu cầu học sinh: HS
đọc 8 câu còn lại.
-GV?: Sau khi nêu nguyên
lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi
tiếp tục khẳng định đều gì?
-GV?: Nguyễn Trãi nêu ra
những yếu tố căn bản nào
để xác định độc lập chủ
quyền của dân tộc?
-HS thảo luận: Nhiều ý
kiến cho rằng; Ý thức dân
tộc ở đoạn trích” Nước Đại
Việt ta”là sự tiếp nối và
phát triển ý thức dân tộc
trong bài thơ “ Nam quốc
sơn hà” ?Hãy chỉ ra ý nào
tiếp nối ý nào phát triển?
GV yêu cầu HS đọc đoạn
thơ cuối.
-GV?Tác giả đã lấy những
dẫn chứng nào để chứng
minh cho sức mạnh của
chính nghĩa?
-?Theo em các câu văn
biền ngẫu này có tác dụng
gì?
?Đoạn cuối này bộc lộ tình
cảm gì của người viết?
Niềm tự hào dân tộc?
HS suy nghĩ, trả lời câu
hỏi.
-GV? Đọc phần đầu của
bài “ Bình ngô dậi cáo” em
hiểu những điều sâu sắc
-“ Sông núi nước Nam:
+ Chủ quyền
+ Độc lập dân tộc
-Nước Đại Việt ta:
+Có nền văn hóa riêng
+Có lãnh thổ riêng
+Có phong tục riêng
+Có truyền thống lịch sử
riêng.
+Có chủ quyền riêng.
3: Khẳng định sức mạnh
của nguyên lí chính
nghĩa, sức mạnh của
chân lí độc lập dân tộc:
-Lời văn cân đối , nhịp
nhàng làm nổi bật các
chiến công của ta và cũng
là thất bại của địch. Khẳng
định lòng tự hào về truyền
thống yêu nước, sức mạnh
của dân tộc.
-Kẻ thù sẽ bị nhấn chìm
trước sức mạnh của lòng
dân. Và nhân dân ta sẽ thu
được thắng lợi vẻ vang.
Đem lại hòa bình cho dân
tộc.
- Đó là sức mạnh của
nguyên lý nhân nghĩa và
chân lý đọc lập dân tộc.
Khát vọng hòa bình.
III. Tổng kết
III.1 Nội dung:
=Lời khẳng định đanh
thép về sức mạnh của
chân lý,của chính nghĩa
quốc gia dân tộc,là le
phải không thể chối cãi
được.
=Đây là bản tuyên ngôn
độc lập dân tộc.
văn – văn nghị luận.
- Tích hợp liên môn
GDCD 6 Bài yêu
thương mọi người.
-Tích hợp phần tiếng
Việt.
-Tích hợp phần Tập
làm văn- Văn nghị
luận.
- Tích hợp Tập làm
văn – văn nghị luận.
- Tích hợp phần tiếng
Việt.
- Tích hợp phần tiếng
Việt.
-Tích hợp liên môn :
Bài 7, tiết 27 môn Âm
nhạc lớp 8 Bài hát :
Ngôi
Nhà
Của
Chúng Ta
-Tích hợp Tập làm
văn.
-Tích hợp Tập làm
văn.
-Tích hợp, liên môn
Mĩ thuật.
-Tích hợp, liên môn
GDCD 9 Bài lí tưởng
sống của thanh niên
và bảo vệ hòa bình.
11
no v nc i Viờt ta?
-HS tr li:-
Nguyên lí
nhân nghĩa
Tr bo
gic Minh
xõm lc
Yờn dõn bo
v t nc
Chân lí về sự tồn
tại độc lập có chủ
quyền của dn tộc
đại việt
Van
hiến
lâu
đời
Lãnh
thổ
riêng
Phong
tục
riêng
Lịch sử
riêng
Chế độ, chủ
quyền riêng
Sức mạnh của nhân
nghĩa sức mạnh của
độc lập dân tộc
Bc 4. S dng cõu hi tớch hp, liờn mụn trong phn tng kt.
T nhng ni dung hc sinh ó tỡm hiu, phõn tớch qua cỏc phõn trc,
hng tớch hp, kiờn thc liờn mụn ch yờu phõn ny l hc sinh liờn hờ
12
văn bản với cuộc sống, với các môn học khác hoặc liên hệ tư tưởng, tình cảm
của bản thân học sinh từ bài học.
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng tích
hợp
- Các câu thơ sóng đôi, đối xứng tả
-Tích
hợp
thực.
- Giọng ®iÖu t©m t×nh cña phầnTập làm
văn.
thÓ th¬ tự do.
- Lời thơ giản dị, mộc mạc, cô động.
- Tích hợp
- kết cấu, giọng điệu của bài thơ
-> Có tác dụng làm nổi bật chủ đề, gây liên môn
GDCD.
ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Bồi đắp tình yêu quê hương, luôn trân - Tích hợp liên
trọng, biết ơn nhưng đóng góp, hy sinh môn môn Âm
của các anh bộ đội để ngày nay chúng nhạc.
ta được hưởng những thành quả tốt
đẹp.Đó là đạo lí “ Uống nước nhớ
nguồn”.
Bước 5. Sử dụng câu hỏi tích hợp, liên môn trong phần củng cố bài
học, hướng dẫn về nhà.
* Củng cố:
1. Cảm nhận gì về bài thơ: Nước Đại Việt ta (Tích hợp Tập làm văn.)
2. Em hãy khái quát nội dung bài học bằng một bản đồ tư duy ( Tích hợp
môn Mĩ thuật)
* Hướng dẫn học về nhà:
Ở phần hướng dẫn về nhà, với hệ thống câu hỏi tích hợp, liên môn giúp học sinh
chuẩn bị bài tốt hơn, có điều kiện ôn, củng cố kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời
mở rộng hơn những kiến thức liên quan.
VD: Sau khi học xong văn bản “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi giáo
viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau:
1. Sưu tầm thêm các bài thơ của nhà thơ Nguyễn Trãi?
2. Soạn văn bản
3. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi. Sưu tầm thêm các bài thơ của nhà
thơ?
4. Sưu tầm những bài thơ viết lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh
5. Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thực tiễn áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy bản thân tôi và đồng
ngiệp đã đánh giá kết quả rất khả quan cụ thể là:
- Qua phân tích bài
thơ “Nước Đại Việt
ta” em nhận xét gì về
kết cấu, ngôn ngữ,
giọng điệu của bài
thơ?
- Kết cấu, giọng điệu
của bài thơ có tác
dụng gì?
- Đọc bài thơ em cảm
nhận được điều gì?
13
2.4.a Đối với bản thân tôi và đồng nghiệp: đã tránh được việc lúng túng
trong sử dụng các câu hỏi tích hợp phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung
bài giảng cũng như đặc trưng bộ môn.
2.4.b Đối với học sinh: Các em đã biết cách vận dụng những kiến thức
của những môn học khác để trả lời đúng và trúng với yêu cầu mà giáo viên đặt
ra theo mục tiêu của từng đơn vị kiến thức cũng như mục tiêu của cả bài học.
Thông qua trả lời câu hỏi tích hợp trong bài học, học sinh có điều kiện rèn luyện
tư duy, rèn luyện bản thân tốt hơn. So với phương pháp học cũ. Học sinh lĩnh
hội được nhiều kiến thức trong quá trình tiếp thu bài giảng, tích hợp được nhiều
kiến thức của nhiều môn học trong một tiết học.Từ đó mà khắc sâu kiến thức
cho các em không chỉ ở bộ môn Ngữ văn mà cả kiến thức của các môn học trong
cấp học.
14
2.4.c Kết quả đạt được
Số học
sinh được
điều tra
63
Mức độ học
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Giỏi
5
7,93%
Khá
27
42,85%
Trung bình
30
47,61%
Yếu
1
1,61%
Kém
0
0%
lực
Ghi chú
Các sản phẩm của học sinh:
15
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1 Kết luận:
Với kết quả của việc áp dụng đề tài bước đầu tôi và nhà trường đánh giá
đề tài này có nhiều ưu điểm cần áp dụng, phổ biến không chỉ cho học sinh mà
còn đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các môn học nói chung và môn
Ngữ văn nói riêng, nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Mặt khác tôi thiết nghĩ để tích hợp được kiến thức giữa các bộ môn, tiết
học mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao hơn nữa trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức không chỉ bộ môn mình trực tiếp giảng dạy mà cả kiến
thức ở những môn học có liên quan từ đó mới áp dụng phù hợp, linh hoạt
phương pháp tích hợp trước yêu cầu của công tác giảng dạy đang đặt ra cho mỗi
người giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Để thực hiện bài dạy sử dụng câu hỏi tích hợp, kiến thức liên môn trong
các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng giáo viên cần phải nghiêm túc
thực hiện các bài trong sách giáo khoa đã có tích hợp.
17
Khi tích hợp cần phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, huy động kiến
thức, kĩ năng của học sinh đã có, đặc biệt là phải vận dụng phương pháp dạy học
mới.
Để rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo viên phải có kế hoạch lâu dài,
nắm kế hoạch chung để tích hợp, liên môn có hiệu quả.
3.2 Kiến nghị:
- Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cần tăng cường các buổi dự giờ,
thao giảng cũng như các chuyên đề, chủ điểm về việc dạy học tích hợp giữa các
bộ môn nhằm góp ý, xây dựng cho giáo viên có được những kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy của bản thân.
- Ngành giáo dục cần cung cấp nhiều tư liệu sách tham khảo, tranh ảnh về
lịch sử, văn hóa, môi trường, giao thông…để giáo viên có điều kiện thuận lợi
trong việc giảng dạy theo phương pháp mới.
- Phòng giáo dục cần duy trì và tổ chức các cuộc thi dạy học liên môn thể
hiện tính tích hợp từ đó chọn ra nhữn tiết dạy hay để nhân rộng ra cho các giáo
viên học tập kinh nghiệm ứng dụng vào công tác giảng dạy.
Trên đây là đề tài mà tôi đã đang áp dụng vào công tác giảng dạy của bản
thân tại trường THCS DTNT Quan Sơn. Song là một giáo viên trẻ, mặc dù bản
thân đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Quan Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Vũ Thị Thêu
18
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐẠT GIẢI CÁC NĂM
TT
Tên đề tài sáng kiến kinh
nghiệm
Năm cấp
Xếp
loại
Số, ngày, tháng,
năm của quyết định
công nhận, cơ quan
ban hành QĐ
1
Một số phương pháp dạy văn
nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8
2007
B
QĐ-GD&ĐT ngày
10 tháng 8 năm
2007
2
Một số phương pháp rèn
luyện cách đọc diễn cảm
trong dạy học môn ngữ văn ở
trường THCS Trung Thượng
C
Quyết định số
217/QĐ-GD ngày
15 tháng 6 năm
2012
2012
19