Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.06 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường THPT, Ngữ văn là một trong những môn học có truyền
thống lâu đời, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thành tựu. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện đại, giáo dục nước ta đang bước vào công cuộc đổi
mới toàn diện, môn Văn nói riêng, các môn học khác nói chung cần có sự đột
phá thực sự về mặt nội dung và phương pháp dạy học.
Đọc hiểu văn bản văn học là một phần cực kì quan trọng, tạo nên tính
chất nghệ thuật của môn Văn trong nhà trường. Thông qua các tác phẩm văn
chương được chọn lọc trong từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, giáo viên phải
giúp học sinh thấy được tiến trình văn học, phong cách thời đại, những tư tưởng
thẩm mĩ, nhân văn cao đẹp được gửi gắm trong các hình tượng nghệ thuật, từ
đó bồi dưỡng năng lực đọc văn, thẩm văn, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân
cách cao đẹp.. Tuy nhiên, thực hiện được trọng trách đó là một việc không hề dễ
dàng, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Văn trong tâm trí của đa phần
học sinh là môn học kém tính “thời thượng”, vì thế, hứng thú, đam mê với môn
học giảm sút nghiêm trọng. Làm thế nào để tạo sức hút trong mỗi giờ học, đưa
tác phẩm đến gần hơn với học sinh là điều trăn trở của các giáo viên Ngữ văn.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là nền văn học gắn bó chặt chẽ
với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, đậm chất sử thi hùng tráng. Những tác
phẩm của giai đoạn văn học này âm vang tiếng dội của lịch sử, mang sắc vóc và
khuôn mặt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta. Tìm
hiểu những tác phẩm như thế không thể tách rời việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử
xã hội, vận dụng kiến thức của các môn học khác, lĩnh vực khác để đi sâu khám
phá thế giới nghệ thuật ngôn từ - tức là vận dụng kiến thức liên môn vào việc
dạy học tác phẩm.
Dạy học theo hướng vận dụng - tích hợp kiến thức liên môn là một
nguyên tắc trong phương pháp dạy học nói chung, cũng là một trong những yêu
1



cầu được đặt ra nhằm thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ
của ngành giáo dục nước ta. Trong những năm gần đây, các cuộc thi Vận dụng
kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn dành cho học sinh, Thiết kế dạy
học theo hướng tích hợp liên môn dành cho giáo viên được tổ chức thường niên
ở các Sở, Phòng giáo dục của các địa phương trên phạm vi toàn quốc đã cho
thấy tính cấp thiết của vấn đề này. Không dừng lại ở nguyên tắc, dạy học vận
dụng kiến thức liên môn trở thành một nhiệm vụ, một yêu cầu đặt ra cho mỗi
giáo viên trong từng giờ lên lớp.
Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trên, qua thực tế quan sát,
thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn đóng góp ý kiến của bản thân về kinh nghiệm
“Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành)”, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của việc dạy học Văn nói chung
trong nhà trường.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường.
- Phạm vi: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu việc tích hợp, vận dụng kiến
thức có liên quan của môn Lịch sử trong việc dạy học bài “Rừng xà nu”
(Nguyễn Trung Thành) (Chương trình Ngữ văn 12- ban Cơ bản.)
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài tổng kết kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức liên môn vào
việc dạy học một tác phẩm văn chương cụ thể, từ đó, giúp người học thấy được
bản chất của các tác phẩm văn chương là “tổng hòa của hàng loạt tương quan”
(Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2012, tr. 29), nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa
- lịch sử sản sinh ra nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử
phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác; rèn kĩ năng vận dụng
kiến thức của nhiều lĩnh vực để giải quyết vấn đề học thuật hoặc thực tiễn, từ đó,
2



phát huy năng lực, tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình dạy học,
nâng cao hiệu quả việc dạy học Văn trong nhà trường.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

3


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Tác phẩm văn học trong quan niệm của các nhà nghiên cứu là “công trình
nghệ thuật ngôn từ do cá nhân nhà văn hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện
những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống và con người ”, là sự phản ánh,
khúc xạ, vang hưởng của đời sống hiện thực, là tấm gương phản ánh diện mạo
lịch sử của một thời kì, đồng thời cũng là nơi dự báo, dự cảm về tương la”
(Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2012, tr. 8).
Xuất phát từ quan niệm trên, có thể thấy rằng việc tìm hiểu – đọc hiểu –
nghiên cứu một tác phẩm văn chương phải luôn chú ý đến mối liên hệ hữu cơ,
mật thiết giữa văn học và đời sống xét từ bản chất, đối tượng và phương thức
phản ánh của nó. Đời sống được nhắc đến trên đây bao gồm đời sống lịch sử xã
hội sản sinh ra tác phẩm, đời sống nghệ thuật được mô tả, chiếu phản trong tác
phẩm và đời sống hiện nay – môi trường lịch sử, văn hóa đương đại.

Khoa học ngày nay một mặt có khuynh hướng phân hóa rất sâu, mặt khác lại có
xu hướng thâm nhập vào nhau. Trong nhà trường, mỗi môn học có ưu thế riêng,
song không có môn học nào có thể đảm đương mọi nhiệm vụ và thỏa mãn đầy
đủ các yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo con người mới XHCN. Chính vì thế, trong
một trong những nguyên tắc chung của lí luận dạy học và dạy học Văn nói riêng
là nguyên tắc liên kết bộ môn hay dạy học tích hợp kiến thức liên môn (Dẫn
theo Phương pháp dạy học Văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 81).
Dạy học liên môn là nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học, nhưng cũng là
quan niệm dạy học hiện đại, xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dạy học liên môn là hình
thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái

4


niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những
nội dung từ một số môn học có liên quan đến nhau.
Dạy học theo hướng tích hợp liên môn có nhiều tác dụng:
- Giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, phát huy được tính
sáng tạo, tích cực, giúp các em gắn lý thuyết với thực hành.
- Góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học
sinh một thói quen trong tư duy, lập luận - tức là khi xem xét vấn đề phải đặt
chúng trong một mối quan hệ, từ đó nhận thức được vấn đề một cách thấu đáo.
- Việc kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học
tập khác nhau vào nội dung một bài học, cùng phối hợp các tri thức có quan hệ
mật thiết với nhau trong thực tiễn giúp học sinh có đủ khả năng giải quyết các
vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học tác phẩm văn chương là điều

không mới mẻ, bởi tác phẩm văn học về bản chất đã là tổng hòa của hàng loạt
tương quan, đồng thời cũng đã có thời kì tồn tại hiện tượng văn – sử - triết bất
phân. Giữa các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân vì thế có mối quan hệ mật thiết. Khi vận dụng kiến thức
liên môn vào dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, cần xác định:
- Đảm bảo đặc trưng bộ môn. Dù có sử dụng những nội dung kiến thức
của các môn học khác có liên quan, nhưng không được biến giờ Văn thành giờ
Lịch sử, Địa lí hay GDCD do sự lạm dụng kiến thức liên môn không cần thiết.
- Cả người dạy lẫn người học đều phải có sự “trang bị” các kiến thức liên
môn, liên ngành một cách chu đáo. Giáo viên phải có sự tìm hiểu, lựa chọn kĩ
càng những nội dung kiến thức liên môn cần thiết, từ đó, đặt vấn đề, gợi ý và
đưa ra yêu cầu cụ thể cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là tác phẩm
tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam
5


giai đoạn 1945 – 1975. Có thể nói, bóng dáng thời đại, hơi thở đời sống, vóc
dáng lịch sử đã ngả vào trong tác phẩm cực kì rõ nét. Đọc – hiểu Rừng xà nu,
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12 của Bộ
Giáo dục và đào tạo xác định mức độ cần đạt của học sinh là “nắm được tư
tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm (…); thấy được
chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong
thời đại ngày nay”. Để đạt mục tiêu này, cùng với việc đi sâu vào thế giới nghệ
thuật của tác phẩm, nhất thiết cần quan tâm đặc biệt đến bối cảnh lịch sử - mảnh
đất hiện thực nơi tác phẩm bắt rễ và tác động của Rừng xà nu đến cuộc sống
hiện tại hôm nay.
2. Cơ sở thực tiễn
Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật có cội rễ từ hiện thực, phục vụ cho
đời sống. Hiện thực đời sống là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm trồng,

gieo hạt những mầm xanh, những đứa con tinh thần: tác phẩm nghệ thuật. Với
Rừng xà nu, hoàn cảnh ra đời của thiên truyện ngắn gắn liền với giai đoạn lịch
sử khốc liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đó là lúc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và
đánh phá ác liệt ở miền Bắc. Nguyễn Trung Thành đã chứng kiến tận mắt “cuộc
đổ quân ào ạt hung dữ chưa từng thấy của mấy vạn thủy quân lục chiến Mỹ”
(Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, 1994, tr. 94) vào bãi biển Chu Lai
ngày 08 tháng 3 năm 1965. Đây cũng chính là sự khởi đầu việc thực thi chiến
lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Theo chính lời chia sẻ của tác giả, đó là những
ngày” sục sôi, nghiêm trang, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta
bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ”. Không khí thời đại
đã trở thành một động lực, thôi thúc mạnh mẽ nhà văn cầm bút: “Viết đi! Viết
một bài Hịch tướng sĩ của thời đánh Mỹ”(Để hiểu thêm một số tác giả và tác
phẩm văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2004, tr. 278). Và truyện ngắn
Rừng xà nu đã nhanh chóng thành hình trong tâm trí tác giả, từ cái khí vị Tây
Nguyên đậm đà với ngút ngàn những đồi xà nu, rừng xà nu nối nhau chạy tới
6


chân trời, đến những con người mộc mạc, giàu tình, nặng nghĩa, thủy chung với
Cách mạng… lần lượt “đến” với tác giả… Những loạt đại bác hủy diệt sự sống,
những đòn roi tra tấn dã man, những tấm lòng son sắt một lòng theo Đảng, theo
cách mạng, những thế hệ tiếp bước con đường tranh đấu… chính là hiện thực
lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc. Cho nên, việc tìm hiểu ý nghĩa của
tác phẩm Rừng xà nu không thể chỉ dừng lại ở văn bản văn học mà cần bổ trợ
kiến thức chính xác về lịch sử của dân tộc ta thời điểm tác phẩm ra đời, từ đó
thấy được tư tưởng mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm: “Sự lựa chọn con
đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến
đấu chống lại kẻ thù” (Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ
văn lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 63).

Tác phẩm Rừng xà nu ra đời đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của hiện thực
lịch sử lúc bấy giờ: Một bài Hịch tướng sĩ cho thời đại mới. Bên cạnh đó, Rừng
xà nu còn là một tác phẩm thể hiện cái duyên của tác giả với mảnh đất và con
người Tây Nguyên. Rừng xà nu có hai hình tượng nghệ thuật song hành, chiếu
ứng: Cây xà nu – rừng xà nu và con người Tây Nguyên. Cả cây và người trước
khi đi vào tác phẩm đều đã để lại những dấu ấn, đúng hơn sự say mê đến ám ảnh
trong tình cảm, trong tâm hồn nhà văn. Những con người anh dũng, thủy chung,
giàu tình nặng nghĩa, một loài cây với vẻ đẹp hùng vĩ và man dại, cao thượng và
trong sạch… Cây và người cùng hứng chịu biết bao đau thương mất mát nhưng
vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt, trường tồn… Đây chính là biểu hiện
của mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên với con người, giữa tự nhiên và xã
hội. Dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật cũng
chính là hình ảnh trực quan cho những bài học về môi trường sống, về những giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phát huy trong thời đại mới.
Trong chương trình lớp 12, bộ môn Lịch sử cung cấp kiến thức về lịch sử
Việt Nam hiện đại từ 1930 đến nay. Theo tiến độ chương trình, khi các em học
bài Rừng xà nu (PPCT: tiết 64, 65, 66) thì ở môn Lịch sử đã và đang tiến hành
dạy học bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
7


quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (PPCT: tiết
36,37,38) và bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ
xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
(PPCT: tiết 39, 40,41). Ngoài ra, những phương tiện thông tin đại chúng phổ
biến là nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng có thể hỗ trợ tích cực cho việc chuẩn
bị những tư liệu tiêu biểu, sinh động cần thiết cho việc đọc hiểu tác phẩm Rừng
xà nu. Cho nên, việc vận dụng kiến thức liên môn, liên ngành trong dạy học
truyện ngắn Rừng xà nu có đầy đủ điều kiện thực tiễn để tiến hành một cách
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết những

vấn đề thực tiễn cho học sinh, có thể kích thích và phát huy vai trò chủ thể tích
cực của người học trong hoạt động dạy học, từ đó chất lượng và hiệu quả giờ
học được nâng cao.
II. VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC BÀI RỪNG
XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH)
1. Công tác chuẩn bị
Đây là khâu cực kì quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả
của các giờ học nói chung. Đối với tác phẩm Rừng xà nu, việc dạy học theo
hướng tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn yêu cầu cả giáo viên và học sinh
ngoài việc soạn giảng và soạn bài theo cách thức truyền thống, cần phải có sự
chuẩn bị chu đáo hơn, kĩ lưỡng hơn và cần có sự đầu tư thực sự.
a. Đối với giáo viên:
- Trao đổi với giáo viên bộ môn Lịch sử, nắm tiến độ chương trình, tham
khảo các nội dung kiến thức có liên quan và phối hợp thiết kế bài học.
- Tìm các tư liệu văn học, lịch sử, nghệ thuật… liên quan dưới dạng video
clip, lựa chọn, chỉnh sửa cho phù hợp với mục đích, ý tưởng giờ dạy học. Cụ
thể: Tư liệu về mảnh đất – con người Tây Nguyên, về loài cây xà nu, về những
nguyên mẫu nhân vật trong tác phẩm (cụ Mết), về cảnh Mỹ đổ quân vào bãi biển
Chu Lai và âm mưu của chúng trong chiến lược chiến tranh cục bộ, về những tội
ác của đế quốc đối với nhân dân ta. Đây sẽ là những tư liệu có tính trực quan,
8


tạo ra không khí mới mẻ cho bài học, từ đó đem lại sự hứng thú cho cả người
dạy lẫn người học, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ học.
- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết: máy tính, màn hình, máy
projector, loa, phiếu học tập. Đây là những “cánh tay nối dài”, giúp người giáo
viên chủ động khi tiến hành hoạt động dạy học, tăng cường sự tương tác giữa
giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp dạy học hướng tới
tính tích cực và vai trò chủ thể của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng, dự kiến quy trình, kết
quả. Thực chất, việc thiết kế bài giảng của người giáo viên giống như công việc
viết kịch bản cho các vở kịch. Tiến trình giờ học, hoạt động của giáo viên, học
sinh, những tình huống có thể phát sinh trong giờ học… tất cả đều phải được
“giả thiết” trước và đưa ra cách giải quyết. Tuy nhiên, đối với một bài học vận
dụng kiến thức liên môn, các tình huống sư phạm nảy sinh ngoài giả thiết chắc
chắn sẽ xảy ra. Người giáo viên cần có bản lĩnh sư phạm vững vàng trên cơ sở
nắm chắc nội dung, kiến thức và kĩ năng ứng xử sư phạm để giờ học đạt kết quả
như dự kiến.
b. Đối với học sinh:
Cùng với việc chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học
bài ở sách giáo khoa, học sinh thực hiện thêm các yêu cầu cụ thể sau:
- Tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 -1965:
+ Âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ
+ Tội ác của đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ.
- Tìm hiểu về mảnh đất Tây Nguyên (lịch sử, văn hóa, truyền thống…)
- Sưu tầm hình ảnh, thông tin về cây xà nu (những tên gọi, đặc điểm sinh
thái…)
- Đọc toàn bộ tác phẩm (văn bản ở SGK đã lược trích một số đoạn)
Soạn bài theo định hướng như trên, học sinh đồng thời chuẩn bị được tâm
thế để tham gia các hoạt động giáo viên tổ chức trong giờ học một cách chủ
động, tích cực, liên hệ, vận dụng kiến thức các bộ môn liên quan vào việc tìm
hiểu tác phẩm văn học, phát huy tính sáng tạo của bản thân.
2. Tổ chức hoạt động dạy học
9


Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học được tiến hành theo đúng trình
tự truyền thống. Các nội dung tích hợp không thể hiện trong toàn bộ bài học mà

chủ yếu thể hiện ở các hoạt động - thao tác sau:
2.1. Giới thiệu bài học
Cùng với việc nối kết giữa tác phẩm Rừng xà nu với đặc điểm của văn
học giai đoạn 1945 -1975, giáo viên tạo không khí, thu hút sự chú ý của học sinh
bằng việc sử dụng một đoạn video clip với những hình ảnh về mảnh đất, con
người Tây Nguyên trên nền nhạc “Tháng ba Tây Nguyên”. Sau khi xem xong,
học sinh tự do phát biểu ấn tượng, đồng thời cũng là cơ hội để các em thể hiện
hiểu biết về Tây Nguyên, từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài học.
Ở bước này, giáo viên không sử dụng kiến thức liên môn mà khai thác các
tác phẩm thuộc lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh có cùng đề tài, chủ đề ngợi ca Tây
Nguyên, bắc một chiếc cầu nối từ ngôn ngữ âm thanh, thị giác đến ngôn từ nghệ
thuật.
2.2. Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu
* Giáo viên dẫn dắt, nêu vấn đề
Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm phong cách nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Trung Thành. Thể hiện tình cảm gắn bó máu thịt giữa nhà văn
với Tây Nguyên, Rừng xà nu còn là sự vang dội của hiện thực, của lịch sử dân
tộc những tháng năm đau thương mà hào hùng oanh liệt. Hãy thể hiện sự hiểu
biết của bản thân về thời điểm lịch sử khi tác phẩm ra đời?
* HS phát biểu cá nhân/ bổ sung/ nhận xét
Học sinh huy động kiến thức Lịch sử làm rõ bối cảnh lịch sử năm 1965,
đặc biệt là âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ, phong
trào đấu tranh của nhân dân ở hai miền.
* Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức cơ bản
10


Thời điểm tác phẩm được sáng tác gắn liền với một sự kiện lịch sử quan
trọng: Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam, chuẩn bị cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc và tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam

* Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử bằng việc chiếu đoạn phim tài liệu về
cuộc đổ bộ đầu tiên của quân Mỹ lên bãi biển Chu Lai và âm mưu của đế quốc
Mỹ trong chiến tranh cục bộ. Kiến thức Lịch sử sinh động trong các hình ảnh
chân thực của những thước phim tư liệu giúp học sinh cảm nhận được không khí
sôi sục của một giai đoạn lịch sử hào hùng chống Mỹ cứu nước, cũng là mảnh
đất hiện thực sản sinh tác phẩm Rừng xà nu.
2.3. Đọc – hiểu văn bản
a. Về hình tượng rừng xà nu:
Trước khi hướng dẫn tìm hiểu hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm, giáo
viên yêu cầu học sinh huy động hiểu biết của bản thân về loài cây xà nu qua tìm
hiểu tài liệu ngoài văn bản tác phẩm. Đó có thể là những thông tin khoa học về
cây xà nu, đó cũng có thể là những dòng hồi ức của tác giả Nguyễn Trung
Thành về một loài cây mà ông yêu đến say mê vì vẻ đẹp hùng vĩ và cao thượng,
man dại và trong sạch…, đó cũng có thể là những bức ảnh chụp rừng xà nu được
chia sẻ phổ biến trên các trang mạng…. Những thông tin phản hồi của học sinh
có thể chưa thật sự chính xác, vì thế, giáo viên cần có sự điều chỉnh và sử dụng
đoạn phim tư liệu về rừng xà nu với lời thuyết minh là đoạn mở đầu tác phẩm.
Điều này vừa giúp học sinh có cái nhìn chân xác về hình ảnh cây xà nu trong
thực tế, vừa nối dẫn các em đến với vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật rừng xà
nu trong tác phẩm. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu có những phẩm chất tương
đồng với hình tượng cây tre trong nhiều tác phẩm quen thuộc với học sinh như
“Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy), “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới). Gợi mở để học
sinh có sự liên hệ mở rộng, từ đó nhận ra mối tương quan khắng khít giữa cây và
người, thiên nhiên với cuộc sống… cũng là một nội dung tích hợp quan trọng,
cần thiết và khả thi ở bài học này.
11


b. Về hình tượng tập thể dân làng Xô-man:
Trong hình ảnh của dân làng Xô-man đau thương mà anh dũng, giáo viên

cần dẫn dắt để học sinh nhận thấy đó là hình ảnh của cả miền nam, cả dân tộc
những năm tháng đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Những mất mát, khổ đau mà
Tnú, Mai, Dít, bà Nhan, anh Xút… gánh chịu là bởi bàn tay tội ác bạo tàn của
bọn Mỹ ngụy. Hình ảnh dân làng đứng lên chống lại bọn thằng Dục là hình ảnh
cả miền Nam Đồng khởi, lựa chọn con đường theo Đảng, đấu tranh,tự giải
phóng. Vì thế, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức lịch sử, lí
giải về sự lựa chọn của nhân dân Xô – man. Đồng thời, giáo viên cung cấp thêm
những bằng chứng tội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn trong một
đoạn phim tư liệu, tương ứng với những chi tiết về sự dã man của kẻ thù trong
tác phẩm cũng là một trong những kiến giải cho quá trình nổi dậy của dân làng
Xô – man.
* Trong suốt quá trình tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật, giáo viên đồng thời
lồng ghép, tích hợp giáo dục cho HS ý thức rõ hơn mối quan hệ giữa thiên nhiên
với đời sống con người, từ đó có cách ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên;
giáo dục tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu hòa bình và sẵn sàng chiến đấu vì hòa
bình, vì độc lập dân tộc…

12


III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-

Kết quả lớp dạy đối chứng:
Lớp
12C
Sĩ số

GIỎI

Số

KHÁ
%

lượng

-

Số

TB
%

lượng

27
4
14.8
10
37.0
Kết quả lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
12B
Sĩ số
26

GIỎI
Số


Số

Số

%

Số

KÉM
%

Số

lượng

lượn

lượn

9

g
4

g
0

KHÁ
%


YẾU

33.4
TB

%

Số

14.8
YẾU

%

Số

%

0
KÉM

%

Số

%

lượng
lượng
lượng

lượng
lượng
8
30.8
13
50.0
4
15.4
1
3.8
0
0
- Căn cứ kết quả dạy học của lớp dạy đối chứng và lớp thực nghiệm, đề

tài này có khả năng ứng dụng cao, mang lại hiệu quả tích cực trong việc tạo ra
hứng thú học tập cho học sinh, kích thích và tăng cường việc vận dụng kiến thức
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực vào việc đọc hiểu tác phẩm, từ đó tạo ra ở
các em thói quen vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tốt các tình huống
trong thực tiễn cuộc sống.
- Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn, liên ngành chỉ dừng lại ở
một số hoạt động, thao tác cụ thể, không làm mất đặc trưng bộ môn Ngữ văn,
tính nghệ thuật được đảm bảo bên cạnh tính khoa học, chuẩn xác.
- Dạy học bài Rừng xà nu, các tác phẩm khác nói chung theo hướng vận
dụng kiến thức liên môn đòi hỏi ở người giáo viên sự đầu tư về mặt thời gian để
tìm hiểu, chọn lọc kiến thức liên môn phù hợp, chính xác, có sự phối hợp, trao
đổi, thảo luận với các giáo viên không cùng chuyên môn. Đồng thời, giáo viên
còn phải thuần thục trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tư liệu
dạy học từ nguồn internet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc đưa các file dạng
mp3, mp4 vào bài trình chiếu power point.
13



- Với thời lượng 03 tiết theo phân phối chương trình, cùng với sự hỗ trợ
của các phương tiện dạy học hiện đại, giáo viên có thể tiến hành các hoạt động
dạy học theo hướng tích hợp mà không phải quá lo lắng về mặt thời gian. Tuy
nhiên, để việc vận dụng, tích hợp kiến thức liên môn đạt kết quả mĩ mãn hơn
nữa, có thể xây dựng bài học thành một chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, tiến
hành dạy học trong thời lượng 4 tiết, dành thêm thời gian cho học sinh trình bày
kết quả tự tìm hiểu, tiếp xúc, soi chiếu tác phẩm dưới cái nhìn đa chiều, đa diện,
phát biểu cảm nhận của cá nhân, có sự đối chiếu với các tác phẩm cùng đề tài,
cùng cảm hứng, liên hệ với trách nhiệm của bản thân với đất nước, với cộng
đồng xã hội.

14


KẾT LUẬN
Với vai trò, vị trí không thể thay thế trong nền giáo dục quốc dân nước ta,
việc dạy học Văn nói chung và dạy học các tác phẩm văn chương nói riêng luôn
luôn đặt ra yêu cầu đổi mới, tăng tính hiệu quả trong từng tiết học. Dạy học
theo hướng vận dụng, tích hợp kiến thức liên môn không phải là một phát hiện
mới, tuy nhiên, việc áp dụng vào từng bài sao cho nâng cao được hiệu quả dạy
học lại tùy thuộc vào mỗi giáo viên đứng lớp. Thực tế dạy học bài Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành) đã cho thấy hiệu quả của việc huy động vốn kiến thức
của nhiều môn, nhiều lĩnh vực vào xem xét, tìm hiểu một tác phẩm văn chương.
Hướng đi này vừa tạo ra động lực học tập không ngừng ở giáo viên, tránh việc
soạn giảng, tổ chức giờ học một cách đơn giản, máy móc, rập khuôn; đồng thời,
phát huy được vai trò tích cực, chủ động của người học, tạo thói quen tự học, tự
nghiên cứu, nhìn nhận tác phẩm văn học dưới nhiều góc độ, tăng hứng thú với
môn học, từ đó, nâng cao chất lượng học tập bộ môn.


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Nxb Giáo dục.
- Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường,
Nxb Giáo dục.
- Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt
(1999), Phương pháp dạy học Văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trần Đăng Suyền (2012), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn
học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
- Phan Ngọc Thu (2004), Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm văn học Việt
Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.
- Bộ GD- ĐT (2010), Sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12Nxb Giáo dục.
- Bộ GD- ĐT (2010), Sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục.

16


PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 64-65-66:
RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:
1. Nắm đặc điểm khuynh hướng sử thi của tác phẩm qua chủ đề, hệ thống hình
tượng, ngôn ngữ, giọng điệu.
2. Phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân
vật của tác phẩm.
3. Tích hợp kiến thức liên môn, hiểu sâu hơn giá trị tư tưởng của tác phẩm.
4. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn
vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tài liệu tham khảo
- Tư liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật
- Bài trình chiếu power point
- Các đồ dùng hỗ trợ: Máy projector, loa, màn hình, máy tính.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Văn học là sự phản chiếu của thời đại. Chiều kích của
hiện thực ngả vào trong tác phẩm chính là đơn vị đong đếm giá trị của tác
phẩm. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 vì thế không thể tách rời nhiệm
17


vụ cách mạng của dân tộc, vang dội tiếng vọng của lịch sử, tạo thành một đặc
điểm lớn trong văn học: Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Hôm nay, chúng ta cùng đến với một tác phẩm tiêu biểu của văn học
1945-1975 và cùng soi chiếu vẻ đẹp của tác phẩm bằng cách kết hợp kiến thức,
hiểu biết của các lĩnh vực có liên quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Tiết 64

NỘI DUNG CƠ BẢN

Ho¹t ®éng 1: Tạo không khí giờ
học
- GV cho HS xem đoạn phim ca
nhạc : Tháng 3 Tây Nguyên, cho HS
phát biểu ấn tượng về đoạn video
clip vừa xem.
- HS tự do phát biểu cảm xúc, ấn
tượng
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài học
bằng việc nêu cảm nhận riêng :
Ngoài phần âm nhạc, với cô, ấn
tượng về clip vừa rồi chính là
những hình ảnh gợi không khí Tây
Nguyên : Đó là những bông hoa dã
quỳ vàng rực, những rừng cà phê nở
hoa trắng muốt, là những thác nước
ầm ào, những dòng suối nhỏ hiền
dịu, là tượng nhà mồ, nhà rông, là
văn hóa cồng chiêng … và ấn tượng
nhất là những con người có vẻ đẹp
khỏe khoắn, những nụ cười hồn hậu
bộc lộ một tình cảm chân thật,
thẳng thắn… Nhưng đó chưa phải
18



l tt c nhng gỡ thuc v Tõy
Nguyờn. Tõy Nguyờn cũn l mnh I. TèM HIU CHUNG
1. Tác giả
t ca i ngn, ni ú cú mt loi
cõy tng trng cho t v ngi.
ú l cõy x nu, rng x nu ó i
vo trang vn ca tỏc gi Nguyn
Trung Thnh. Hụm nay, chỳng ta s
tỡm hiu v tỏc phm Rng x nu, v
mnh t, con ngi Tõy Nguyờn
trong khỏng chin chng M qua
ngũi bỳt Nguyn Trung Thnh, t ú
cú thờm hiu bit v mt giai on
lch s ho hựng ca dõn tc ta.
Hot ng 2 :
Hng dn tìm hiểu chung
- HS c phn Tiu dn (SGK) kt Tên khai sinh của Nguyễn Trung Thành
hp vi nhng hiu bit cỏ nhõn (Nguyên Ngọc) là Nguyễn Ngọc Báu.
Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình,
gii thiu v nh vn Nguyn Trung
Quảng Nam.
Thnh :
* L nh vn quõn i, cú duyờn v
+ Tờn khai sinh : Nguyn Ngc Bỏu,
gn bú vi mnh t Tõy Nguyờn hựng
quờ Qung Nam.
v:
+ L nh vn quõn i, gn bú sõu
- Nm 1950: Nhp ng, chin u ti
sc vi Tõy Nguyờn.

chin trng Tõy Nguyờn (1950 - 1954),
+ Tỏc phm tiờu biu : t nc
lm phúng viờn bỏo Quõn i nhõn dõn,
ng lờn, Trờn quờ hng nhng
sỏng tỏc vn hc vi bỳt danh Nguyờn
anh hựng in Ngc, t Qung
Ngc.
+ Phong cỏch ngh thut : Cú hng
- Nm 1954: tp kt ra Bc.
thỳ vi nhng vn , s kin trng
- Nm 1962: Tỡnh nguyn tr v chin
i ; tỏc phm mang m cm hng
trng min Nam, hot ng ch yu
ngi ca
19


- GV nhn xột, m rng v cht li Qung Nam v Tõy Nguyờn; vit vn vi
nhng nột chớnh.

bỳt danh Nguyn Trung Thnh.
- Sau nm 1975: cú nhiu hot ng thỳc
y cụng cuc i mi nc nh.
* Tác phẩm: t nc ng lờn ; Trờn
quờ hng nhng anh hựng in Ngc ;
t Qung
*c im phong cỏch ngh thut:
- Tỏc phm cp n nhng vn h
trng ca dõn tc vi cỏi nhỡn lch s v
quan im cng ng.

- Nhõn vt chớnh l nhng con ngi anh
hựng kt tinh phm cht ca dõn tc.
- Ging iu : ging s thi trang trng,
say mờ, ngi ca
+ Năm 2000, ông đợc tặng giải thởng
Nhà nớc về văn học nghệ thuật.
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên
trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng
miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó
đợc in trong tập Trên quê hơng những anh
hùng Điện Ngọc.
2. Tỏc phm Rng x nu

20


- GV nêu câu hỏi : Hoàn cảnh ra đời
và nội dung tác phẩm liên quan tới
những sự kiện lịch sử nào trong Hoµn c¶nh ra ®êi t¸c phÈm
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân a. Bối cảnh lịch sử - cảm hứng trực
tộc ta ?
tiếp:
- HS tham khảo SGK, kết hợp các tư

- Ngày 8/ 3/1965, Mỹ đổ quân ồ ạt vào

liệu lịch sử tự tìm hiểu, cho biết bãi biển Chu Lai, bắt đầu cuộc chiến
hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Rừng tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh
xà nu, những hiểu biết về chiến lược phá hoại ở miền Bắc.
chiến tranh cục bộ, phong trào Đồng - Dân tộc ta bước vào cuộc đối đầu một

khởi và cuộc đấu tranh chống đế mất một còn với đế quốc Mỹ.
quốc Mỹ của nhân dân ta.

Cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi

- GV điều chỉnh, có thể cho HS khác về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
bổ sung.
b. Cảm hứng gián tiếp:
GV tổng kết : Tác phẩm ra đời từ - Về cây xà nu:
cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi Trong hồi ức của tác giả (Về một
về cuộc đấu tranh giải phóng dân truyện ngắn Rừng xà nu): Tháng 5/
tộc.

1962, hành quân cùng Nguyễn Thi từ

GV cho HS xem đoạn phim về cuộc miền Bắc vào Nam. Điểm chia tay để mỗi
đổ bộ của quân đội Mỹ ; chiến lược người về chiến trường của mình là khu
chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên Huế Nam Việt Nam.
một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời…
Tôi yêu say mê cây xà nu từ đó..
- Về con người Tây Nguyên anh hùng
trong đời thực, trong cuộc chiến đấu
của dân tộc:
Nhân vật trong tác phẩm có nguyên mẫu
từ cuộc đời thực:
21


- GV mở rộng : Ngoài bối cảnh lịch +Cụ Mết: già làng, người lãnh đạo làng
sử là cảm hứng trực tiếp, tác phẩm kháng chiến Xóp Dùi, Bắc Kon Tum

còn được khơi nguồn từ duyên nợ +Tnú - anh Đề: người làng Xê-đăng,
của tác giả với cây xà nu….

cùng 10 trai làng dùng dao rựa tiêu diệt 1
tiểu đội lính Diệm
+ Dít: cô gái người Dẻ, tác giả gặp trong
một Đại hội thi đua.
Cảm hứng sáng tạo là cảm hứng lịch sử
- xã hội, nhưng chiều sâu là niềm cảm
phục, yêu thương với con người, với
mảnh đất Tây Nguyên đau thương mà anh
dũng.
II. ĐỌC –HIỂU

1. Tóm tắt
Tóm tắt tác phẩm cần đảm bảo những chi
tiết chính :
Hoạt động 3 :
Tổ chức đọc – hiểu văn bản

- Rừng xà nu – hình tượng mở đầu và kết
thúc tác phẩm.

1. GV hướng dẫn cách đọc : Đọc với - Tnú được nghỉ pháp, về thăm làng trong
giọng hào sảng, thể hiện âm hưởng một đêm.
sử thi và cảm hứng lãng mạn của tác - Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc
phẩm.

đời Tnú và lịch sử làng Xô man từ những


GV đọc đoạn mở đầu. HS đọc tiếp năm đau thương đến đồng khởi nổi dậy.
22


một số đoạn và tóm tắt toàn bộ tác  Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác
phẩm.

phẩm :
- Rừng xà nu được kể theo một lần về
thăm làng của Tnú sau 3 năm đi bộ đội.
Đêm ấy, dân làng quây quần bên bếp lửa
nhà rông nghe cụ Mết kể lại câu chuyện
bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời của
dân làng Xô man.
- Rừng xà nu là sự lồng quyện hai cuộc
đời : cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô

2. HS thảo luận và phát biểu nhận man. Hai cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối
xét về cốt truyện, cách tổ chức bố đau thương ra ánh sáng của chiến đấu và
cục – kết cấu tác phẩm.

chiến thắng, từ bàn tay không đến bàn tay

GV định hướng, nhận xét, điều cầm vũ khí, dùng bạo lực cách mạng
chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.

chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Cốt truyện Rừng xà nu căng ra trong
xung đột quyết liệt một mất một còn giữa
một bên là nhân dân, một bên là kẻ thù

Mỹ - Diệm. Xung đột ấy đi theo tình thế
đảo ngược mà thời điểm đánh dấu là lúc
ngọn lửa của lòng căm thù ngùn ngụt
cháy trên 10 đầu ngón tay Tnú.
2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

23


3. GV nh hng : Cú th t tờn
cho tỏc phm l Tnỳ/ Lng Xụ Rng x nu l nhan giu sc khỏi
man. Nhng tỏc gi chn Rng x quỏt, gi m:
nu lm tờn gi cho tỏc phm. Theo - Gi v p hựng trỏng, man di ca nỳi
em, nhan ny cú nhng ý ngha rng Tõy Nguyờn.
no ?
HS phát biểu cảm nhận về nhan đề
tác phẩm (thảo luận và phát biểu tự
do). GV nhận xét và điều chỉnh,
nhấn mạnh ý cơ bản.

- Gi lờn v p ca con ngi Tõy
Nguyờn bt khut, kiờn cng.
Nhan Rng x nu mang nhiu tng
ngha: t thc v tng trng. Hai lp
ngha ny xuyờn thm vo nhau, to khớ
v Tõy Nguyờn m cho tỏc phm.
3. Hỡnh tng rng x nu
a. Hỡnh tng rng x nu l hỡnh
tng ni bt v xuyờn sut tỏc phm


Tit 65
4. GV cho HS xem on phim t
liu v rng x nu (kốm li thuyt
minh l on u tỏc phm)
- GV nờu cõu hi : Trc khi n
vi hỡnh tng ngh thut rng x
nu trong tỏc phm, em bit gỡ v
loi cõy ny ?
- HS vn dng kin thc ó t tỡm
hiu, tr li cỏ nhõn hoc theo
nhúm :
+ X nu: tờn gi khỏc ca thụng ba
lỏ
24


+ Loại cây thân gỗ, họ thông, mọc
thành rừng ở Tây Nguyên
+ Cây xà nu có dáng mọc thẳng, tán
lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có
sức sống mãnh liệt.
* HS có thể sử dụng tranh ảnh để
minh họa.
- GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung,
có thể cho điểm đánh giá đối với
những phần trình bày tốt.
5. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về
hình tượng rừng xà nu:
- GV nêu câu hỏi: Nhận xét đoạn * Mở đầu và kết thúc truyện là những đồi
văn mở đầu và kết thúc tác phẩm?


xà nu, rừng xà nu nối tiếp nhau đến tận

HS trả lời cá nhân:

chân trời, tạo nên điệp khúc xanh, không

Câu văn mở đầu và kết thúc gần như gian xanh của núi rừng đại ngàn bao trùm
lặp lại hoàn toàn  tạo không gian tác phẩm.
rừng núi đại ngàn, kết cấu trùng điệp
cho tác phẩm.
GV nhận xét và chốt ý cơ bản.

- GV đặt vấn đề: Trong suốt tác * Xà nu hiện diện trong suốt câu chuyện
phẩm, xà nu luôn hiện diện trong về Tnú và làng Xô man:
cuộc sống, tham dự vào mọi sự kiện - Xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày
trọng đại của làng Xô man. Hãy tìm như tự ngàn đời nay của dân làng: ngọn
những chi tiết trong tác phẩm chứng lửa xà nu trong mỗi bếp, trong đống lửa
tỏ điểu này.

nhà ưng tập họp dân làng; đuốc xà nu
25


×