Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản ở trường PTDTBT THCS trung tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.61 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN Ở TRƯỜNG
PTDTBTTHCS TRUNG TIẾN

Người thực hiện: Lê Thùy Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Trung Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC

1. Mở đầu..........................................................................................

1

1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................. 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................ 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm......................................................

2



2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................... 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.... 3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......................... 4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................... 15
3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................

16


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Tin học là môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nói
chung và bậc THCS nói riêng, đối với giáo dục Quan Sơn môn Tin học mới chỉ
đưa vào giảng dạy ở một số trường, do chưa được đầu tư về cơ sở vật chất cũng
như đội ngũ giáo viên. Học môn Tin học đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư
duy và năng lực thực hành, bên cạnh đó vốn từ Tiếng anh cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng học môn Tin học của học sinh. Môn Tin học 6 trong
bậc học THCS bước đầu giúp các em làm quen với một số kiến thức về công
nghệ thông tin như: Một số thiết bị của máy tính, một số phần mềm học tập, giới
thiệu về hệ điều hành và học sinh được học soạn thảo văn bản.Trong thực tế ở
trường PTDTBT THCS Trung Tiến nơi mà tôi đang công tác thì môn Tin học
đang còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường, đó là: Đặc điểm học sinh, các em là con em dân tộc vùng cao sinh ra và
lớn lên trong điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên các em chưa có được một
số điều kiện học tập cơ bản. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của
con em mình, địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, một bộ phận
học sinh đang trong giai đoạn biến đổi tâm sinh lí lứa tuổi nên các em cũng có
những biểu hiện sa sút trong học tập.
Trong khi mục tiêu giáo dục đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết là phải

nâng cao chất lượng học sinh và chất lượng đội ngũ giáo viên.
Là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Tin học tôi rất trăn trở
trước chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng môn Tin nói
riêng. Bản thân thiết nghĩ trong giảng dạy môn Tin học việc giúp học sinh vận
dụng được các kiến thức lý thuyết đã học để thực hành trên máy tính là một vấn
đề mà giáo viên cần quan tâm. Để đạt được mục tiêu chương trình đề ra, trước
hết giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, khả năng có thể khai thác trong
từng bài. Điều quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp huy
động tính tích cực của học sinh trong hoạt động học để các em nắm chắc và vận
dụng thành thạo các nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư
duy và năng lực thực hành của học sinh. Và việc phát huy tính tích cực của học
sinh là rất cần thiết trong quá trình dạy học, vì có như thế học sinh mới làm chủ
được kiến thức. Từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn tìm tòi và nghiên cứu “Một số
giải pháp giúp học sinh lớp 6 rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản ở trường
PTDTBTTHCS Trung Tiến”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài với mục đích làm tăng khả năng học tập tích cực của học
sinh, đặc biệt là kĩ năng thực hành soạn thảo văn bản đối với học sinh lớp 6 và
nâng cao chất lượng bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1


Đề tài nghiên cứu tổng kết về vấn đề sử dụng một số giải pháp tích cực
trong dạy học để giúp học sinh học tốt phần soạn thảo văn bản trong môn Tin
học 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Ngay từ đầu năm học bản thân đã đăng kí nghiên cứu đề tài, hình thành cơ
sở lý thuyết và viết bản thảo theo từng giai đoạn nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Tiến hành khảo sát 43 học sinh khối 6 để thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Qua quá trình khảo sát thu thập thông tin, bản thân đã lấy và xử lý số liệu
theo từng giai đoạn để phục vụ cho việc nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017-2018 môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại trường
PTDTBTTHCS Trung Tiến dưới hình thức là môn học tự chọn. Đây là một môn
học giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và ứng dụng về khoa học công
nghệ. Trong dạy môn Tin học, để hình thành kỹ năng thực hành là một quá trình
phức tạp, khó khăn phải phối hợp, đan xen, lồng ghép các biện pháp sư phạm
một cách hài hòa. Để có kỹ năng phải qua quá trình luyện tập giúp học sinh thực
hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều tình huống khác nhau nhằm mục đích
rèn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức, qua đó học sinh được rèn luyện không
chỉ tri thức mà còn rèn cả tri thức phương pháp.
Căn cứ vào kế hoạch năm học cũng như các chỉ tiêu về chất lượng của
chuyên môn nhà trường, bản thân tự ý thức được rằng cần phải có những biện
pháp để nâng cao chất lượng bộ môn do mình đảm nhận. Ngoài ra tôi còn căn cứ
vào các tài liệu chuyên môn để làm tài liệu tham khảo trong cả quá trình nghiên
cứu đề tài.
Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm,
bản thân nhận thấy việc làm cho học sinh yêu thích môn học là vô cùng quan
trọng, bởi có yêu thích môn học thì các em mới có niềm đam mê, hứng thú và
chủ động tìm tòi kiến thức mới trong từng tiết học. Để đạt được điều đó thì
người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp, phải tìm ra phương
pháp phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp với tâm lí học sinh, phù hợp với từng
tiết bài. Đặc biệt là phương pháp dạy các tiết thực hành, giáo viên phải điều
khiển quá trình thực hành của học sinh sao cho có hiệu quả nhất đồng thời việc
kiểm tra đánh giá của giáo viên đòi hỏi phải thật khéo léo, đa dạng góp phần tích

cực làm chuyển biến quá trình học tập của học sinh. Bản thân cũng nhận thấy
trong thực tế giảng dạy môn Tin học, giáo viên cần linh hoạt trong việc phân bố
2


thời gian giữa lý thuyết và thực hành, không nhất thiết là cứ phải sử dụng thời
lượng lý thuyết và thực hành rập khuôn theo phân phối chương trình. Bởi giảng
dạy Tin học là phải trực quan, học sinh phải được quan sát các đối tượng trực
tiếp trên máy tính kể cả trong các tiết lý thuyết. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có
phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu được kiến thức lý thuyết đồng thời
hình thành ngay kĩ năng thực hành cơ bản trong tiết lý thuyết. Đặc biệt khi giảng
dạy môn Tin học người giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải chú
trọng đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn
đề có liên quan trong thực tế đời sống và định hướng nghề nghiệp sau này.
Tuy vậy, trong thực tế dạy học Tin học hiện nay việc áp dụng phương pháp
dạy học tạo hứng thú cho học sinh vẫn còn nhiều lúng túng và khó khăn. Một
mặt vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được chuẩn trong giảng dạy
Tin học. Mặt khác trên toàn huyện chỉ mới có một số ít trường đưa bộ môn Tin
học vào giảng dạy nên việc trao đổi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ giáo viên còn rất hạn chế. Chưa có nhiều lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao
tay nghề dành cho giáo viên Tin học trong huyện. Vì vậy một số giáo viên vẫn
còn áp dụng một cách rập khuôn, máy móc lối dạy học "truyền thống" chủ yếu
giải thích, minh họa tái hiện, liệt kê kiến thức theo sách giáo khoa là chính, ít sử
dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề… coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy,
năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện
trực quan làm cho chất lượng giờ dạy chưa cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Soạn thảo văn bản là mảng kiến thức cơ bản nhất trong chương trình Tin
học nói chung và Tin học 6 nói riêng. Kĩ năng soạn thảo văn bản sẽ xuyên suốt
cả quá trình học tập và ứng dụng Tin học. Nó như một điều kiện cần thiết đối

với bất kì ai khi làm việc với máy vi tính.
Ở trường PTDTBTTHCS Trung Tiến đây là năm học đầu tiên môn Tin học
được đưa vào giảng dạy. Đối với học sinh đây là môn học mới, môn học trực
quan, sinh động nên các em rất hứng thú, đặc biệt là các tiết thực hành. Tuy
nhiên trong thực tế giảng dạy Tin học vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau:
- Đối với học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp, các em mới bước vào trường
còn nhiều bỡ ngỡ nên các em còn rụt rè trong học tập. Kiến thức về viết văn bản
các em còn hạn chế, ở Tiểu học các em chỉ mới viết một bài văn ngắn trên giấy
nên việc soạn thảo văn bản trên máy tính còn nhiều mới mẻ, việc hình thành kĩ
năng thực hành còn chậm.
- Về cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn chưa có phòng học bộ môn
nên học sinh còn phải học Tin học ở phòng học tạm nhỏ hẹp. Phòng máy gồm có
16 máy tính dành cho học sinh học tập, với số lượng máy tính này chưa đủ đáp
ứng cho học sinh trong các buổi thực hành, học sinh thường phải thực hành
2em/máy.
3


- Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em
nói chung và học tập môn Tin học nói riêng. Sự tiếp cận công nghệ thông tin của
phụ huynh và học sinh còn nhiều hạn chế thậm chí là còn lệch lạc dẫn đến học
sinh biết đến công nghệ thông tin chỉ đơn thuần là chơi game.
- Trình độ tiếng Anh của học sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng học tập môn Tin học, vốn từ tiếng Anh của học sinh còn quá ít nên các em
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập.
- Sách giáo khoa và các nguồn tài liệu phục vụ cho học sinh còn rất ít nên
việc học của các em còn rất thụ động.
- Bên cạnh đó, một thực tế ở trường tôi còn rất nhiều em do điều kiện kinh
tế gia đình còn khó khăn, một buổi đi học, một buổi các em phải làm việc giúp
gia đình, nên chủ yếu các em học ở trên lớp là chính. Vì thế việc học của các em

gặp rất nhiều trở ngại. Đặc biệt đa số gia đình học sinh chưa có máy vi tính, các
em chỉ tiếp xúc với máy tính chủ yếu là ở trường nên việc củng cố khắc sâu kiến
thức là rất khó khăn. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm được
lượng kiến thức giáo viên giảng, rất nhanh quên và kỹ năng thực hành chưa tốt.
Ví dụ: Khi học bài định dạng văn bản, học xong bài mới, ở lớp sau khi quan sát
cô giáo làm mẫu các em vân dụng làm thử rất tốt, nhưng khi đến tiết thực hành
các em lại quên, thực hiện lại lộn xộn, không chính xác. Kết quả khảo sát ban
đầu cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi là rất ít, cụ thể như sau:
Lớp

Sĩ số

6A
6B

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu – Kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

22

0

0

1

4,5

11

50

10

45,5

21

0


0

3

14

13

62

5

24

Qua mỗi bài dạy tôi luôn băn khoăn rằng: Vì sao nội dung này không thu
hút được học sinh? Vì sao kết quả học tập của học sinh lại chưa cao khi học nội
dung này? Có phải những phương pháp dạy học mà tôi đã áp dụng không phù
hợp với đối tượng học sinh mà tôi đang dạy? Có cách nào để thay thế, thay đổi
làm cho học sinh yêu thích môn học? Trước thực trạng đó tôi đã nghiên cứu một
số giải pháp thay thế và được trình bày dưới đây.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phương pháp tăng cường các hình thức kiểm tra đánh giá
a. Vấn đáp
- Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể thiếu trong dạy học vì nếu không
kiểm tra giáo viên sẽ không nắm được tình hình học bài và chuẩn bị bài của học
sinh và giáo viên nên đánh giá cho điểm, nhận xét để khuyến khích học sinh.
4



- Kiểm tra vấn đáp phải thúc đẩy được học sinh học tập kiến thức để nắm
được các bước cơ bản khi thực hành chứ không phải là lí thuyết suông, ngược
lại nếu học sinh thực hiện được các thao tác thực hành thì sẽ trả lời tốt các câu
hỏi vấn đáp của giáo viên.
- Giáo viên có thể đưa trước nội dung liên quan tới bài học mới cho học
sinh vào cuối tiết học, tiết sau sẽ kiểm tra vào nội dung đó, như vậy học sinh sẽ
tự tìm kiếm nội dung để học tập ở nhà (phát huy tính tích cực chủ động và tạo
tiền đề để bài dạy được thành công).
- Khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên gọi học sinh một cách ngẫu nhiên,
không nên gọi theo thứ tự trong sổ điểm để tránh trường hợp học sinh học đối
phó dẫn đến việc học sinh sẽ không chú ý và chểnh mảng kiến thức lí thuyết.
- Sau khi kiểm tra đầu giờ giáo viên vẫn nên tiếp tục vấn đáp cho điểm học
sinh ngay trong giờ học để tăng sự tập trung của học sinh, tạo thêm cơ hội cho
học sinh mắc điểm yếu có thể gỡ điểm.
b. Kiểm tra định kì
- Trước khi kiểm tra giáo viên phải xác định rõ cho học sinh đâu là kiến
thức trọng tâm, đâu là kiến thức mở rộng để học sinh biết cách học, tránh giới
hạn quá dài làm cho học sinh không biết phần nào, dẫn tới học lan man. Tốt nhất
là giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm đề cương.
- Cách ra đề phải phân loại được học sinh đảm bảo có câu hỏi dễ cho học
sinh trung bình, học sinh yếu kém và câu hỏi khó cho học sinh khá giỏi, việc đề
quá khó hay quá dễ đều không có tác dụng thúc đẩy việc tự học của học sinh.
2.3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
a. Tự học qua sách giáo khoa
- Sách giáo khoa là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó là một
hướng dẫn cụ thể để đạt lượng kiến thức cần thiết của môn học, là phương tiện
phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Do đó tự học qua sách giáo khoa là
vô cùng quan trọng để học sinh tham gia vào quá trình nhận thức trên lớp và
củng cố khắc sâu ở nhà.
- Để học sinh tự nghiên cứu trước sách giáo khoa ở nhà thì giáo viên không

nên chỉ đơn giản là nhắc các em đọc trước bài mới mà cần nêu cụ thể câu hỏi mà
khi đọc xong bài mới các em có thể trả lời được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ
thể giúp học sinh đọc sách giáo khoa có mục tiêu cụ thể rõ ràng.
- Sách giáo khoa là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến
thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp vì vậy không nên thay đổi những ví dụ
mẫu để nếu học sinh đã được đọc trước sẽ tham gia ngay được vào bài giảng,
những học sinh yếu có thêm một tài liệu để đọc lại khi chưa rõ cách giáo viên
hướng dẫn.
5


- Đối với những nội dung mà sách giáo khoa đã có chi tiết đầy đủ thì không
nên ghi lên bảng cho HS chép mà cho các em về tự đọc trong sách giáo khoa,
cách làm này vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo thói quen đọc sách giáo khoa cho
học sinh và làm cho bài giảng không bị nhàm chán.
b. Tự học qua học tổ nhóm
- Giáo viên ra các bài tập tổng hợp theo các nhóm tạo điều kiện cho học
sinh được hoạt động tập thể, xây dựng tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong
từng nhóm.
2.3.3. Phương pháp dạy học tạo tiền đề vững chắc để hình thành kĩ
năng cho học sinh
Trước khi học phần soạn thảo văn bản, tôi đã yêu cầu học sinh thực hiện tốt
các nội dung sau:
- Học sinh phải nắm vững quy tắc gõ mười ngón đã được học, nhớ được vị
trí các phím trên bàn phím là điều vô cùng quan trọng để hình thành kĩ năng
soạn thảo. Bên cạnh đó yêu cầu học sinh có kĩ năng sử dụng chuột thông thạo.
- Ngay từ bài học đầu tiên của chương trình soạn thảo tôi đã giới thiệu phần
mềm soạn thảo văn bản, cách mở/đóng phần mềm. Yêu cầu học sinh nắm vững
và nhận biết được các thành phần của cửa sổ soạn thảo như: Bảng chọn, nút
lệnh…Đặc biệt hướng dẫn ngay học sinh cách mở văn bản và lưu văn bản.

- Yêu cầu học sinh phải ghi nhớ tên các nút lệnh và các từ khóa tiếng anh
cơ bản quan trọng.
- Tôi đã chỉ rõ cho học sinh nắm vững được các thành phần của văn bản
bao gồm:
+ Các kí tự: Kí tự là các con chữ, con số, các kí hiệu…là thành phần cơ bản
nhất của văn bản, phần lớn các kí tự đều có thể nhập từ bàn phím.
+ Dòng văn bản: Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề
trái sang lề phải.
+ Đoạn văn bản: Là nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn
chỉnh về mặt ngữ nghĩa nào đó. Đoạn văn bản có thể gồm một dòng hoặc nhiều
dòng. Khi soạn thảo văn bản bằng Word ta nhấn phím Enter để kết thúc một
đoạn văn bản.
+ Trang văn bản: Là phần văn bản trên một trang in
- Tôi đã hướng dẫn cho học sinh sử dụng con trỏ soạn thảo để nhập văn
bản.
- Tôi đã yêu cầu học sinh ghi nhớ quy tắc soạn thảo văn bản. Đây là điều
kiện vô cùng cần thiết để tạo lập kĩ năng soạn thảo văn bản cho học sinh, các
quy tắc soạn thảo cơ bản cần ghi nhớ là:
6


+ Các dấu ngắt câu(dấu chấm(.), dấu phẩy(,), dấu hai chấm(:), dấu chấm
phẩy(;), dấu chấm than(!), dấu chấm hỏi(?)) phải được đặt sát vào từ đứng trước
nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
+ Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy, gồm các dấu (,{,[, <, ‘ và “, phải
được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và
đóng nháy tương ứng phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay
trước đó.
+ Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.
+ Một văn bản thường gồm nhiều đoạn văn bản. Để kết thúc một đoạn văn

bản chuyển sang đoạn văn bản mới chỉ nhấn phím Enter một lần.
+ Đặc biệt là quy tắc gõ chữ Việt theo kiểu Telex
Để có chữ

Phím cần gõ

ă

aw

â

aa

đ

dd

ê

ee

ô

oo

ơ

ow hoặc [


ư

uw hoặc ]

Để có dấu
Dấu huyền

f

Dấu sắc

s

Dấu hỏi

r

Dấu ngã

x

Dấu nặng

j

2.3.4. Phương pháp dạy học lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành
a. Đổi mới phương thức soạn giáo án
Để học sinh đạt kết quả cao trong quá trình soạn thảo văn bản tôi đã thay
đổi cách thức soạn giáo án. Trong từng tiết soạn bản thân tôi đã xác định nội
7



dung nào là cần giới thiệu lý thuyết, nội dung nào là cần tập trung thực hiện thao
tác làm mẫu không rập khuôn theo sách giáo khoa, thay đổi tiến trình lên lớp sao
cho phù hợp với mức độ tiếp nhận của đối tượng học sinh.
b. Phương pháp dạy học phát huy tối đa phương tiện dạy học trực quan để
hình thành kĩ năng cơ bản cho học sinh
Phương tiện dạy học luôn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ
kiến thức của giáo viên cũng như lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hiểu rõ điều
đó bản thân tôi luôn tích cực sử dụng phương tiện dạy học trực quan một cách
hợp lí trong các tiết dạy. Đối với dạy môn Tin học, nếu người giáo viên cứ rập
khuôn dạy học một cách máy móc, tách bạch giữa lý thuyết và thực hành thì
chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Nhất là đối với phần soạn thảo văn bản. Bản
thân tôi luôn sử dụng phương pháp lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành trong
các tiết dạy. Thay vì cứ cho học sinh ghi các bước thực hiện như sách giáo
khoa(sẽ làm cho học sinh cảm thấy khó hiểu vì các lệnh thường bằng tiếng anh,
điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí học tập của các em) tôi chỉ giới thiệu về ý
nghĩa của các thao tác trong học tập và thực tiễn rồi đi vào làm mẫu, học sinh
quan sát trên màn chiếu các bước giáo viên thực hiện(rất trực quan tạo hứng thú
cho học sinh trong học tập) sau đó tôi yêu cầu một vài học sinh làm thử cho cả
lớp quan sát. Lúc này cơ bản các em đã có thể thực hiện, tôi yêu cầu cả lớp thực
hiện lại trên chính máy tính các em đang ngồi. Cuối cùng tôi mới yêu cầu học
sinh ghi các bước thực hiện vào vở để làm cơ sở lý thuyết.
Ví dụ: Khi tôi dạy bài 18: Trình bày trang văn bản và in
Ở phần 2. Chọn hướng trang và đặt lề trang
Thay vì cho học sinh ghi các nội dung:

- Chọn lệnh Page Layout, để mở hộp thoại Page Setup:
+ Chọn ô Portrait(đứng) hoặc Landscape(nằm ngang) để đặt theo chiều
đứng hay chiều nằm ngang.

+ Nháy mũi tên bên phải các ô: Top để đặt lề trên; Bottom để đặt lề dưới;
Left để đặt lề trái và Right để đặt lề phải.
Tôi đã thực hiện:
- Giới thiệu cho học sinh nắm được ý nghĩa, mục đích của việc chọn
hướng trang và đặt lề trang
- Mở hộp thoại Page Setup

8


- Nêu ý nghĩa của từng đối tượng trong hộp thoại
- Thực hiện làm mẫu các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang
- Học sinh quan sát trên màn chiếu các thao tác
- Gọi lần lượt 2 học sinh lên làm thử
- Cả lớp quan sát và làm lại trên máy tính đang ngồi
- Cuối cùng 1 học sinh phát biểu lại các bước và cả lớp ghi vào vở(lúc này
học sinh vừa thực hiện xong nên các em có thể ghi chính xác các bước thực hiện
đặc biệt là tên lệnh bằng tiếng anh, bằng cách nhìn lên chính màn hình của các
em)
2.3.5. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Trong quá trình dạy học bản thân tôi thiết nghĩ người giáo viên phải luôn
chú trọng đến việc tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi các khái niệm và
các thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của giáo viên chứ
không phải để học sinh chỉ dựa vào lắng nghe, ghi nhớ những gì giáo viên nói .
Để làm được điều đó bản thân tôi luôn nghiên cứu để nắm vững các kĩ
thuật dạy học, trong đó tôi xác định kĩ thuật đặt câu hỏi là vô cùng quan trọng,
đó là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của
học sinh. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng
bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích
cực, tìm tòi, sự ham hiểu biết. Giáo viên có kỹ năng đặt câu hỏi tốt thì học sinh

học tập tích cực hơn, việc giảng dạy dễ thành công hơn.
Trong các tiết dạy tôi luôn đặt câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi, phát hiện
vấn đề, từ đó dẫn dắt vào nội dung mới của bài học.
Ví dụ: Khi tôi dạy bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa
Ở phần 1.a. Mục đích chèn hình ảnh vào văn bản tôi đã thực hiện:
9


- Mở đầu tôi đưa ra hai văn bản cho học sinh quan sát như sau:

VĂN BẢN 1

VĂN BẢN 2

- Tôi đưa ra câu hỏi: Em hãy cho biết trong hai văn bản trên có điểm gì
khác nhau? Em thích văn bản nào hơn? Vì sao?
- Học sinh của tôi đã trả lời: Sự khác nhau giữa hai văn bản trên là văn bản
số 1 có hình ảnh, văn bản số 2 không có hình ảnh. Em thích văn bản số 1. Vì văn
bản số 1 nhìn đẹp hơn và giúp em dễ hiểu hơn về nội dung văn bản.
- Tôi giới thiệu với học sinh: Ở văn bản 1 cô giáo đã thực hiện thao tác
chèn hình ảnh vào văn bản để minh họa, còn văn bản 2 thì cô không chèn hình
ảnh.
- Tôi lại tiếp tục đưa ra một văn bản khác:

10


- Và đặt câu hỏi: Em hãy hình dung ra ngôi nhà mà Bác sống trong bài thơ
trên?
- Gọi một số học sinh trả lời

- Học sinh của tôi đã hình dung khác nhau về ngôi nhà Bác sống và rất
khác với ngôi nhà thật: Học sinh của tôi thường trả lời Bác sống trong ngôi nhà
sàn, trong đó có bếp nấu, có bàn làm việc, có giường chiếu cho Bác ngủ,….
- Lúc này tôi đưa ra văn bản có chèn hình ảnh

11


- Và đưa ra câu hỏi: Các em thấy ngôi nhà Bác sống trong bài thơ có khác
so với sự hình dung của các em không?
- Học sinh trả lời: Có ạ
- Tôi lại đưa ra câu hỏi: Vậy theo các em vì sao nên chèn hình ảnh vào văn
bản để minh họa?
- Học sinh trả lời(các ý có thể khác nhau): Làm văn bản đẹp, dễ hiểu,…
- Từ đó tôi dẫn dắt học sinh đi đến kết luận về mục đích của chèn hình ảnh
vào văn bản và yêu cầu học sinh ghi bài:
a. Mục đích
12


Chèn hình ảnh vào văn bản làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh
động, dễ hiểu, thu hút người xem,...
2.3.6. Phương pháp dạy học giúp học sinh hình thành kĩ năng soạn
thảo văn bản thành thạo
Để soạn thảo một văn bản hoàn chỉnh đối với học sinh không hề đơn giản.
Bởi không phải chỉ đơn thuần là soạn thảo mà đòi hỏi các em phải có kĩ thuật xử
lí đồng hành cùng soạn thảo, trong khi đây là đối tượng học sinh lớp 6, các em
còn nhỏ nên các kĩ năng còn chậm. Nếu cứ để các em thay đổi các thao tác liên
tục giữa sử dụng chuột và bàn phím thì sẽ rất mất thời gian ảnh hưởng đến tốc
độ hình thành kĩ năng thành thạo của các em. Vì vậy trong giảng dạy tôi luôn

định hướng học sinh khi soạn thảo văn bản cần phát huy tối đa chức năng của
bàn phím, điều này sẽ giúp các em tiết kiệm được rất nhiều thời gian và hình
thành tác phong học tập và làm việc chuyên nghiệp hơn cho sau này. Trong quá
trình soạn thảo, hầu hết các thao tác định dạng, chỉnh sửa… đều có thể thực hiện
được bằng các tổ hợp phím. Vì vậy trong các tiết dạy bên cạnh việc hướng dẫn
học sinh thực hiện lệnh tôi luôn hướng dẫn kèm theo cách dùng tổ hợp phím và
khuyến khích học sinh sử dụng cách này trong quá trình xử lí văn bản. Khi đến
tiết ôn tập tôi sẽ tổng kết thành bảng dưới đây cho học sinh làm cơ sở ôn tập
chuẩn bị kiểm tra thực hành cũng như làm cơ sở xuyên suốt cho cả quá trình học
tập sau này của học sinh. Đây là một kĩ thuật xử văn bản hữu hiệu mà bản thân
tôi đã áp dụng và yêu cầu học sinh ghi nhớ:
Phương pháp thực hiện

TT

Công việc

1.

Mở một văn bản mới

2.

Mở một văn bản có
sẵn

File/Open(

3.


Lưu văn bản

File/Save(

4.

Chọn toàn bộ văn bản

Kéo giữ chuột từ đầu đến cuối văn
bản

Ctrl + A

5.

Sao chép văn bản

Chọn phần văn bản cần sao chép/
Chọn nút lệnh Copy(
)

Ctrl + C

6.

Di chuyển văn bản

Lệnh, thao tác, nút lệnh

Tổ hợp phím


File/New(

Ctrl + N

)

Ctrl + O

)
)

Ctrl + S

Chọn phần văn bản cần di chuyển/
Chọn nút lệnh Cut(

)

Ctrl + X

13


Đưa con trỏ đến vị trí cần dán/

7.

Dán phần văn bản


8.

Mở hộp thoại tìm
kiếm văn bản

Vào bảng chọn Home/Chọn nút
lệnh Find

Ctrl + F

9.

Mở hộp thoại thay thế
văn bản

Vào bảng chọn Home/Chọn nút
lệnh Replace

Ctrl + H

10.

Mở hộp thoại in ấn

Vào File/Print(

11.

Quay lại thao tác
trước


Chọn nút lệnh Undo(

12.

Đóng văn bản

13.

Căn lề giữa đoạn văn
bản

Chọn đoạn văn bản/Mở hộp thoại
Paragraph/Chọn Centered( )

Ctrl + E

14.

Căn lề phải đoạn văn
bản

Chọn đoạn văn bản/Mở hộp thoại
Paragraph/Chọn Right( )

Ctrl + R

15.

Căn lề trái đoạn văn

bản

Chọn đoạn văn bản/Mở hộp thoại
Paragraph/Chọn Left( )

Ctrl + L

16.

Căn lề hai bên đoạn
văn bản

Chọn đoạn văn bản/Mở hộp thoại

17.

Gạch chân văn bản

Chọn nút lệnh
trên thanh công
cụ hoặc trong hộp thoại Font

Ctrl + U

18.

In nghiêng văn bản

Chọn nút lệnh
trên thanh công

cụ hoặc trong hộp thoại Font

Ctrl + I

19.

In đậm văn bản

Chọn nút lệnh
trên thanh công
cụ hoặc trong hộp thoại Font

Ctrl + B

20.

Mở hộp thoại Font

Tích chọn mở hộp thoại trên bảng
chọn Home

Ctrl + D

21.

Trở về đầu văn bản

Di chuyển bằng thanh cuốn hoặc
phím mũi tên trên bàn phím


Ctrl + Home

Chọn nút lệnh Paste(

Vào File/Close(

)

)

Ctrl + V

Ctrl + P

)

Ctrl + Z

)

Paragraph/Chọn Justified(

Ctrl + W

)

Ctrl + J

14



22.

Trở về cuối văn bản

Di chuyển bằng thanh cuốn hoặc
phím mũi tên trên bàn phím

Ctrl + End

23.

Di chuyển văn bản
đến đầu trang mới

Bấm phím Enter cho đến vị trí đầu
trang mới

Ctrl + Enter

24.

Chọn kí tự bên phải
con trỏ

Kéo giữ chuột

Shift +

25.


Chọn kí tự bên trái
con trỏ

Kéo giữ chuột

Shift +

26.

Chọn hàng phía trên

Kéo giữ chuột

Shift +

27.

Chọn hàng phía dưới

Kéo giữ chuột

Shift +

28.

Chọn văn bản từ vị trí
con trỏ đến đầu dòng
văn bản


Kéo giữ chuột

Shift + Home

29.

Chọn văn bản từ vị trí
con trỏ đến cuối dòng
văn bản

Kéo giữ chuột

Shift + End

- Tôi cũng lưu ý với học sinh rằng tùy từng phiên bản của phần mềm soạn
thảo mà một vài tổ hợp phím có thể không thực hiện chức năng giống nhau
nhưng bảng trên đây hoàn toàn chính xác với phiên bản Word 2007 và Word
2010 mà tôi đang sử dụng giảng dạy cho học sinh trường tôi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với sự tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm của bản thân tôi cùng với sự cố
gắng nỗ lực của học sinh. Sau một thời gian triển khai sáng kiến, với những cố
gắng trên tôi đã giúp học sinh có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập như:
- Nắm được các kiến thức cơ bản, tạo hứng thú trong học tập.
- Đa số học sinh đã hình thành được kĩ năng soạn thảo cơ bản và một số
học sinh đã soạn thảo thành thạo.
- Học sinh đã biết cách trình bày một cách sinh động, hợp lí các đối tượng
trên văn bản.
- Tăng khả năng tự học, tự phát hiện vấn đề
- Tăng chất lượng dạy và học.
Cụ thể như sau:

15


Lớp Sĩ số

6A

Kết quả kiểm tra

Giỏi

Trung bình

Yếu, Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Trước khi vận dụng

0

0

1

4,5

11

50

10

45,5

Sau khi vận dụng

2

9,1

3

13,6

12


54,6

5

22,7

22

Tăng(+), giảm(-)

6B

Khá

+ 18,2

- 22,8

Trước khi vận dụng

0

0

3

14

13


62

5

24

Sau khi vận dụng

3

14,3

5

23,8

11

52,4

2

9,5

21

Tăng(+), giảm(-)

+ 24,1


- 14,5

3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Từ thực tế trong quá trình giảng dạy, bản thân đã đúc rút ra một số kinh
nghiệm như sau:
+ Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên cần phải nắm được đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy
học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn
theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều
thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
+ Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết
học, tránh gò ép đối với học sinh.
+ Giáo viên cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
+ Phải tìm ra những phương pháp dạy học cho từng đối tượng, từng lớp cho
phù hợp, khai thác kĩ để thu hút học sinh.
+ Lên lớp giáo viên phải nhẹ nhàng thoải mái, không doạ nạt gò ép học
sinh nhưng phải có thái độ nghiêm túc trong giảng dạy.
+ Chủ động khích lệ cá nhân nhận xét cho cá nhân.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên
phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn
vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
+ Phải lấy học sinh làm trung tâm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Kiến nghị:
16


+ Các cấp lãnh đạo tiếp tục tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường có

phòng học bộ môn theo đúng tiêu chuẩn giúp học sinh có điều kiện học tập tốt
hơn.
+ Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ
môn và các tổ chức trong trường để giáo dục học sinh toàn diện.
+ Phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức các lớp tập huấn, các buổi sinh
hoạt chuyên môn để đội ngũ giáo viên cùng bộ môn có cơ hội được tham gia học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi. Kính mong các cấp lãnh
đạo, các đồng nghiệp xem xét, bổ sung để tôi tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của
mình hoàn thành tốt nhiệm vụ và có phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ
môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thùy Linh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tin học dành cho THCS, Quyển 1: Phạm Thế Long, Bùi
Việt Hà, Quách Tất Kiên, Bùi Văn Thanh – Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên Tin học dành cho THCS, Quyển 1: Phạm Thế Long, Bùi
Việt Hà, Bùi Văn Thanh – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Thiết kế bài giảng Tin học dành cho THCS, Quyển 1: TS. Trần Doãn

Vinh, Ths. Trương Thị Thu Hà – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Giáo trình thực hành Microsoft Word: Phạm Quang Hiền, Phạm Phương
Hoa – Nhà xuất bản Thanh niên.
5. Báo giaoduc.net.vn

18



×