Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học ngữ văn 8 ở trường PTDTBT THCS na mèo quan sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.34 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
5
6
7
8
9
10
11
12

Nội dung
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
4
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I .CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ


5
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
8
IV. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
9
V. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
16
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
18
II. KIẾN NGHỊ
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19

1


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng
và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao
động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ.
Nhưng hiện nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên
thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó bảo vệ môi trường là vấn đề được
nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con

người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu
thiếu thiên nhiên. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống
của chúng ta. Vì thế bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang
tính toàn cầu.
Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Nhiều nghị quyết của Đảng, quyết định và chỉ thị của chính phủ về bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo
cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo
định hướng phát triển tương lai bền vững của một đất nước. Theo quan điểm của
Đảng và nhà nước thì công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi
trường nhằm nâng cao hiểu biết về ý thức bảo vệ môi trường.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học
trong hệ thống giáo dục bằng con đường tích hợp nhằm trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó tạo nên một lối
sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên cho học sinh.
Để giáo dục môi trường cho học sinh, Ngữ văn là môn khoa học có khả
năng rất cao, bởi:
- Môn Ngữ văn có nhiều nội dung, địa chỉ để giáo dục môi trường cho học
sinh qua những giờ dạy trên lớp.
- Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi
mới phương pháp dạy học trong nhà trường trung học cơ sở, môn Ngữ văn đã
mang tính cập nhật hơn, thời sự hơn, gắn với thực tế cuộc sống và tạo điều kiện
cho học sinh thâm nhập vào cuộc sống hơn.
- Các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là chuyên đề tích hợp
“Giáo dục môi trường trong môn Ngữ văn ” cho thấy: tích hợp giáo dục môi
trường là một nội dung kiến thức bắt buộc, nội dung chính khóa trong chương
trình dạy học Ngữ văn cấp Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra hướng đi cho
mình. Tôi luôn tìm tòi, học hỏi và tham khảo tài liệu, đúc rút ra một số giải

pháp. Vì thế, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “ Tích hợp giáo dục môi trường trong
giảng dạy môn Ngữ văn 8 ở trường PTDTBT THCS Na Mèo – Quan Sơn –
Thanh Hóa” để thực nghiệm.
2


II .Mục đích nghiên cứu:
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vô
cùng phong phú . Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà
văn chọn lọc phản ánh. Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan
trọng : Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm
của con người , nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng , phong phú và sâu
sắc hơn. Đồng thời nó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan
trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Vì thế nó
có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS.
Để giáo dục môi trường cho học sinh, Ngữ Văn là môn khoa học có khả
năng rất cao. Bởi:
Môn Ngữ Văn có nhiều nội dung, địa chỉ để giáo dục môi trường cho học
sinh qua những giờ dạy trên lớp.
Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới
phương pháp dạy học trong nhà trường trung học cơ sở, môn Ngữ Văn đã mang
tính cập nhật hơn, thời sự hơn, gắn với thực tế cuộc sống và tạo điều kiện cho
học sinh thâm nhập vào cuộc sống hơn.
Các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là chuyên đề tích hợp
“Giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn” cho thấy: tích hợp giáo dục môi
trường là một nội dung kiến thức bắt buộc, nội dung chính khóa trong chương
trình dạy học môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Vì vậy , làm thế nào để giúp các em thấy được vai trò của môi trường
sống đối với đời sống con người? Làm thế nào để cho các em có ý thức , trách
nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ?...Chính vì thế tôi chọn vấn đề nghiên cứu

này để trao đổi cùng đồng nghiệp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung khảo sát việc tích hợp môi trường trong dạy học Ngữ văn, cụ
thể là tại trường PTDTBT THCS Na Mèo – Quan Sơn – Thanh Hóa.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh tích hợp giáodục môi trường trong giờ học Ngữ Văn
khối lớp 8 của trường PTDTBT THCS Na Mèo – Quan Sơn – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, lý luận dạy học,
sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
- Dạy học tích hợp giáo dục môi trường.
- Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để hình thành
ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình học bộ môn Ngữ văn.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm
trong giảng dạy.

3


- Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tích luỹ
kinh nghiệm, đúc rút chọn lọc thành bài học về phương pháp dạy học tích hợp
giáo dục môi trường.
V. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.

4



PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cở sở lí luận của vấn đề:
1. Khái niệm và tác dụng của môi trường:
1.1. Khái niệm:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con
người và sinh vật (Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường – Năm 2005).
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất các các yếu tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như: tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo
nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và
xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như: diện tích
nhà ở, điều kiện vui choi, giải trí, chất lượng bữa ăn…
1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường:
Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật; là
nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người;
là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất; là nơi lưu trữ và cung
cấp thông tin cho con người.
2. Mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Ngữ văn 8:
2.1. Kiến thức: Giúp học sinh
Hiểu được vấn đề sử dụng bao nilon và rác thải có ảnh hưởng đến môi
trường; ảnh hưởng của việc thuốc lá đối với môi trường; mối quan hệ giữa môi
trường có ảnh hưởng và sức khỏe con người; vấn đề bùng nổ dân số tác động
đến môi trường; các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.2. Thái độ, tình cảm: Giúp học sinh
Có tinh thần yêu quí, tôn trọng thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất
nước, tôn trọng di sản văn hóa; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức
được hoạt động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường
xuyên đến môi trường sống cá nhân, gia đình, cộng đồng ; bảo vệ đa dạng sinh

học, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, không khí ; giữ gìn vệ sinh, an toàn thực
phẩm; ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán
hành vi gây hại cho môi trường.
2.3. Kĩ năng, hành vi: Giúp học sinh
Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề
môi trường nảy sinh; có hành động cụ thể bảo vệ môi trường; cuyên truyền, vận
động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy môn Ngữ văn 8:
3.1. Các nguyên tắc tích hợp:
Chỉ tích hợp những bài thực sự có liên quan môi trường, không gượng ép,
không tích hợp tràn lan, không tích hợp những bài không có liên quan hoặc ít
liên quan tới môi trường, đảm bảo khai thác nội dung giáo dục môi trường một
cách tự nhiên, hợp lí đạt hiệu quả cao.
5


Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến
giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường chỉ là nội dung tích hợp một cách tự
nhiên, hòa đồng với kiến thức chuyên môn.
Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về
môi trường cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức dẫn
dắt liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa
tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và
tuyên truyền cho những người khác.
Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lý; những vấn đề bảo
vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường ở môn học chỉ tích hợp ở một số khía
cạnh mà thôi; đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường
(Tạo sân chơi, sáng tác, tham quan thực tế).
3.2. Phương thức giáo dục: Dựa theo 03 mức độ

Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài học hoặc chương trình phù
hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường.
Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có các hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp (như trồng cây, tham quan, điều
tra, khảo sát, thi tìm hiểu môi trường ...)
3.3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương
pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng
bộ môn, nhưng nó cũng có phương pháp đặc thù. Vì vậy, ngoài những phương
pháp chung như: thảo luận, trò chơi... Giáo dục bảo vệ môi trường thường sử
dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát,
nghiên cứu thực địa; khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục; phương pháp
hoạt động thực tiễn (thói quen bảo vệ môi trường: trồng cây, gom rác...); giải
quyết vấn đề cộng đồng; phương pháp học tập theo dự án (cụ thể các em thực
hiện đúng việc bảo vệ môi trường); tiếp cận kĩ năng sống, bảo vệ môi trường
(Khả năng ứng xử tích cực về bảo vệ môi trường); phương pháp nêu gương.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng của vấn đề:
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu
cầu tích hợp giáo dục môi trường vào các môn: Lí, Hóa, Sinh, Ngữ Văn… Đây
là những môn học có nhiều nội dung để thực hiện việc tích hợp giáo dục môi
trường cho học sinh.
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy
việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn học là vô cùng cần thiết. Bởi đây là
môn học dễ tác động tới tư tưởng, nhận thức và hành động của học sinh.
Qua tìm hiểu trong quá trình dạy học tại trường PTDT bán trú THCS Na
Mèo và tham khảo một số trường bạn trong huyện Quan Sơn, tôi được biết rằng
nội dung này đã được Ban giám hiệu các nhà trường, các tổ chuyên môn và từng

6


giáo viên triển khai cụ thể, sâu rộng trong kế hoạch chuyên môn theo tháng,
tuần.
Hầu hết ở các bộ môn, đặc biệt ở bộ môn Ngữ văn, dù ở những mức độ
khác nhau, song mỗi giáo viên đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong việc
hưởng ứng thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh. Ngoài ra các
hoạt động ngoại khóa do Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trường tổ chức cũng
tuyên truyền và định hướng giáo dục cho học sinh biết rõ bảo vệ môi trường là
vô cùng quan trọng.
Song trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy còn có những giáo viên, tuy
rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng trong nội dung và phương pháp
tích hợp trong quá trình dạy học nên hiệu quả thực hiện công tác tuyên truyền và
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường còn hạn chế. Nhận
thức và ý thức thực hiện bảo vệ môi trường của học sinh còn khá mờ nhạt và
chưa tạo thành thói quen tự giác trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày, sự hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường còn ít ỏi và khá mơ
hồ.
2. Kết quả của khảo sát đầu năm học 2017 – 2018:
Qua khảo sát đầu năm học 2017- 2018 đối với học sinh khối 8 về sự hiểu
biết về môi trường và bảo vệ môi trường, tôi nhận được kết quả như sau:
Nội dung
Có ý thức và Không có ý
khảo sát
hành
động thức và hành
Có hiểu biết
Không hiểu
bảo vệ môi động bảo vệ

biết
Mức độ
trường
môi trường
Tổng số học
sinh
được 08/53
45/53
10/53
40/53
khảo sát: 53 (15,1%)
(84,9%)
(18,9%)
(74.5%)
học sinh
3. Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều. Song theo tôi, do một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
3.1. Đối với giáo viên:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa được giáo viên thực
hiện liên tục, đồng bộ, đều tay, chưa gắn với thực tế. Phương pháp giáo dục đôi
khi cứng nhắc, nặng tính giáo điều, chưa đi vào thực tế bài dạy, thực tế cuộc
sống. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến nội dung tích hợp này nên
thực hiện qua loa, đại khái mang tính hình thức. Do điều kiện khách quan nên
việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế hứng
thú học tập, khả năng tư duy khám phá và tự nhận thức của học sinh. Bộ giáo
dục chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào giúp giáo viên có những định
hướng giáo dục đúng chuẩn và đúng lúc, đúng chỗ.
3.2.Đối với học sinh:
Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề

của cuộc sống, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đa số các em còn lười hoặc không
7


bao giờ suy nghĩ, liên tưởng, so sánh, suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc
sống khi đọc sách, kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các
kênh thông tin khác. Đa số các em là người dân tộc thiểu số, lại ở vùng sâu vùng
xa, điều kiện gia đình và địa phương chưa phát triển nên việc tiếp xúc với các
kênh thông tin còn hạn chế.Vì vậy, thông tin về vấn đề môi trường còn hạn chế.
III. các giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp chung:
1.1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
Đối với giáo viên dạy học nói chung, giáo viên dạy môn Ngữ văn nói
riêng việc chuẩn bị là vô cùng cần thiết. Khi nhận chuyên môn, giáo viên cần có
cái nhìn tổng thể toàn bộ chương trình. Ngoài việc xác định mục đích yêu cầu,
đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên còn phải dự kiến dạy mục nào,
kiến thức của từng mục ra sao, dự kiến sử dụng đồ dùng dạy học gì. Đối với
những tiết liên quan tới việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên
cần xác định rõ chñ ®Ò tÝch hîp, mục đích tích hợp, mức độ tích hợp, thời
điểm tích hợp, phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bài học
một cách cụ thể và rõ ràng. Bởi vì tri thức về môi trường là vô cùng rộng, có
nhiều nội dung, nhiều khía cạnh, giáo viên cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng
một nội dung, một khía cạnh nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Ở nội dung này,
hiện nay đã có tài liệu hướng dẫn do đó giáo viên có thể căn cứ vào tài liệu để
chuẩn bị song đối với những tiết dạy khác ngoài tài liệu hướng dẫn, giáo viên
cần linh động và sáng tạo xác định cho bài học.
1.2. Sự chuẩn bị của học sinh.
Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa Ngữ Văn 8; sưu tầm các tài liệu
về bảo vệ môi trường, tranh ảnh về thiên nhiên, môi trường; các bài thơ, bài văn
viết về đề tài thiên nhiên; phiếu điều tra.

2. Các giải pháp cụ thể:
2.1. Đối với giáo viên:
Lựa chọn những bài học trong chương trình có nội dung tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường ở chương trình Ngữ Văn 8 THCS:
STT

Tên bài

Văn
bản

Tiếng
Tập
Mức độ và nội dung
Việt làm văn

Tập 1
1

2
3

Trường từ vựng
Viết bài tập làm văn số
2 – Văn tự sự kết hợp
với miêu tả và biểu
cảm.
Thông tin về Ngày Trái X

Liên hệ. Tìm các

trường từ vựng có
liên quan đến môi
trường.

X

X

Liên hệ. Khuyến
khích viết về môi
trường.
Trực tiếp khai thác
8


Đất năm 2000

4

Câu ghép

X

5

Ôn dịch thuốc lá

X

6


Bài toán dân số

X

7

Tập làm thơ 7 chữ

X

trực tiếp về đề tài
môi trường: vấn đề
bao bì ni lông và rác
thải.
Liên hệ. Đặt câu liên
quan
đến
môi
trường.
Trực tiếp khai thác
trực tiếp về đề tài
môi trường: vấn đề
hạn chế và bỏ thuốc
lá.
Liên hệ. Môi trường
và sự gia tăng dân
số.
Liên hệ. Sáng tác
những bài thơ liên

quan đến chủ đề môi
trường

Tập 2
8

Nhớ rừng

X

Liên hệ. Môi trường
của chúa sơn lâm
Liên hệ. Môi trường
và sức khỏe.
Liên hệ các vấn đề
môi trường.
Liên hệ. Đề bài nghị
luận về vấn đề môi
trường.

Đi bộ ngao du (trích ÊX
min hay về giáo duc)
Chương
trình
địa
10
X
phương phần văn
Viết bài TLV số 7 –
11

Văn nghị luận (làm tại
X
lớp)
2.2. Đối với học sinh:
Học sinh về nhà cần đọc sách giáo khoa, soạn bài đầy đủ; sưu tầm tài liệu,
liên quan đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong bài học như: tranh ảnh,
các bài viết của những nhà chuyên môn… nhất là tài liệu Lịch sử địa phương.
IV. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Chuẩn bị:
Trước hết phải có tài liệu chuyên đề và tham gia tập huấn, giúp cho giáo
viên có thêm cơ sở tham khảo, nắm vững hơn về những chức năng, vai trò của
môi trường; những nội dung, địa chỉ tích hợp, mức độ tích hợp. Bên cạnh tài liệu
chuyên đề, cũng rất cần tuyển lựa, đưa một số sách tham khảo, tư liệu bằng hình
ảnh, các tác phẩm văn học vào quá trình giảng dạy. Bởi vì tính xác thực của tư
liệu là một yếu tố có sức thuyết phục nhất, phù hợp với đặc điểm tâm lý của học
sinh phổ thông ( thiên về trực quan sinh động )...
9

9


Giáo viên soạn và giảng thử một bài có nội dung tích hợp để tổ bộ môn
đánh giá, góp ý; học hỏi đồng nghiệp. Từ thực tế đó, cần rút ra kinh nghiệm cho
các tiết học sau.
2. Tiến hành tích hợp trong các tiết học:
Đối với việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Ngữ văn
8 có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy cụ thể, có thể dùng hình
ảnh tư liệu, phim tư liệu, câu hỏi mang tính chất tổng kết khái quát.
2.1. Khi dạy bài “ Trường từ vựng ” – Tiết 07
Khi dạy bài này, giáo viên cần xác định rõ mức độ tích hợp chỉ là liên hệ.

Vì vậy, sau khi hình thành khái niệm về trường từ vựng cho học sinh, giáo viên
cho học sinh tìm một trường từ vựng liên quan đến môi trường. Việc này vừa
giúp học sinh củng cố phần lí thuyết, vừa giúp các em có ý thức tìm hiểu về môi
trường.
Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh tìm trường từ vựng về thành phần
của môi trường. Từ việc tìm hiểu trường từ vựng này, học sinh nhận thức được
thành phần của môi trường gồm: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển.
2.2. Khi ra đề cho bài “ Viết tập làm văn số 2” – Tiết 39, 40
Khi chuẩn bị ra đề, giáo viên cần xác định, đây là kiểu bài tự sự kết hợp
với miêu tả và biểu cảm, vì vậy mức độ tích hợp ở bài này là liên hệ. Giáo viên
ra đề cần hướng các em viết về môi trường. Chẳng hạn, giáo viên có thể ra đề
phần tự luận như sau:
Đề bài: Hãy kể lại chuyến tham quan (cảnh quan thiên nhiên hoặc di tích
lịch sử, văn hóa) mà em nhớ nhất.
Để làm được đề bài trên, học sinh không chỉ sử dụng phương thức tự sự
để kể mà còn phải sử dụng phương thức miểu tả và biểu cảm để tả và biểu cảm
ngắn gọn về hình ảnh thiên nhiên, di thích lịch sử văn hóa mà mình vừa tham
quan.
Như vậy, đề bài này vừa đảm bảo về kiểu bài tự sự, kĩ năng kết hợp yếu tố
miêu tả và biểu cảm, vừa khắc sâu hình ảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa
cho học sinh.
2.3 Bài “ Thông tin về trái đất năm 2000 ” – Tiết 43
Đây là bài mà giáo viên có thể trực tiếp khai thác đề tài môi trường. Cụ
thể là vấn đề sử dụng bao nilon và rác thải có ảnh hưởng đến suy thoái môi
trường.
Ở bài này, trước hết giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ được:
việc khởi xướng Ngày Trái Đất là nhằm bảo vệ môi trường. Môi trường sống
của nhân loại ngày càng bị đe dọa cho nên nhiều nước đã tham gia vào hoạt
động tổ chức này nhằm cứu lấy “ ngôi nhà chung ” của tất cả chúng ta. Chủ đề

của Ngày Trái Đất là “ Một ngày không sử dụng bao bì nilon”.
Thứ hai, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng
bao nilon ở Việt Nam là vô cùng lớn, mỗi ngày thải ra hàng triệu bao nilon. Điều
đáng lo ngại là chúng ta chỉ thu gom được một phần nhỏ. Phần lớn bao nilon bị
10


vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ. Từ đó, giáo viên cho học sinh liên hệ
việc vứt rác, vứt bao bì nilon ở trường học và địa phương nơi cư trú của học
sinh.
Thứ ba, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu tại sao bao bì nilon lại có thể
gây hại cho môi trường? Mức độ gây hại của bao bì nilon đối với môi trường
như thế nào? Việc liệt kê các tác hại của bao bì nilon đối với môi trường gây
được ấn tượng gì cho người đọc?
Thứ tư, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra biện pháp hạn
chế việc sử dụng bao bì nilon, như: thay đổi thói quen sử dụng bao nilon, không
sử dụng khi không cần thiết, sử dụng những vật liệu khác, tuyên truyền cho mọi
người về tác hại của bao bì nilon. Hơn nữa, cần phân tích để học sinh thấy được
tính thiết thực của những biện pháp đó.
Thứ năm, cần cho học sinh phát biểu những suy nghĩ của bản thân về vấn
đề này. Chẳng hạn: Em có dự định có thực hiện những biện pháp hạn chế việc
sử dụng bao bì nilon không? Em dự định sẽ tuyên truyền cho các bạn, gia
đình và cộng đồng nơi cư trú như thế nào về tác hại của bao bì nilon?
Thứ sáu, sau bài dạy, có thể sau buổi học, giáo viên kết hợp với Đoàn –
Đội của trường tổ chức cho các em gom rác thải xung quanh trường học hoặc ở
một nơi công cộng trên địa bàn sinh sống. Đây là việc làm thiết thực nhất, có tác
động đến tư tưởng nhận thức và hành vi của học sinh.
2.4. Bài “ Ôn dịch, thuốc lá ” – Tiết 49
Về bài này, giáo viên có thể trực tiếp khai thác đề tài môi trường: vấn đề
hạn chế và bỏ thuốc lá. Muốn vậy, trước hết giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu

về tính chất nguy hiểm của thuốc lá. Bằng cách so sánh với đại dịch AIDS, dẫn
lời của Trần Hưng Đạo và bằng những kết luận của các nhà khoa học, tác giả
cho thấy: ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người hơn cả
AIDS. Thuốc lá tấn công con người từ từ, dần dần, gây ra nhiều căn bệnh nguy
hiểm cho loài người.
Sau khi làm rõ tác hại của thuốc lá, giáo viên cho học sinh tìm hiểu tác hại
của thuốc lá đối với cộng đồng. Thông qua việc phê phán lời chống chế “ Tôi
hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”, tác giả đẫ cho thấy: đó là lối sống ích kỉ, không biết
nghĩ tới người khác. Đối với cộng đồng, hút thuốc lá là một tội ác vì nó làm ảnh
hưởng tới những người khác, đặc biệt là là làm cho bà mẹ mang thai nhiễm độc,
thai nhi suy yếu.
Tiếp theo, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu việc phê phán việc hút
thuốc ở nước ta. Người lớn hút thuốc lá đầu độc con em và nêu gương xấu; tỉ lệ
thanh thiếu niên hút thuốc khá cao, không có tiền dẫn đến trộm cắp rồi phạm
pháp. Đây là cách phê phán nghiêm khắc và toàn diện của tác giả.
Sau đó, giáo viên cho học sinh tìm hiểu lời kiến nghị chống hút thuốc lá ở
nước ta. Tác giả đã nêu lên các chiến dịch chống thuốc lá rầm rộ ở các nước phát
triển, rồi kêu gọi nước ta hưởng ứng. Tác giả muốn chỉ rõ chúng ta không thể
đứng ngoài cuộc, phải đứng vào mặt trận chung. Mặt khác, tác giả cũng khích lệ,
khơi gợi sự tự ái dân tộc. Trong khi nước ta còn nhiều bệnh tật, lại theo đòi các
11


nước phát triển nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá gây ra thì thật đáng xấu hổ. Từ
đó cho học sinh tìm hiểu các biện pháp chống hút thuốc của nước ta: cấm hút
thuốc lá ở nơi công cộng, đánh thuế thuốc lá cao, in các bệnh nguy hiểm trên
bao thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá…
Cuối cùng, cần cho các em phát biểu suy nghĩ về vấn đề hút thuốc lá theo
hướng: bản thân học sinh không đua đòi tập hút thuốc lá, không coi việc hút
thuốc lá là biểu hiện của sành điệu, quý phái; tuyên truyền về tác hại của thuốc

lá và chống hút thuốc lá, khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá.
2.5. Bài “ Câu ghép ” – Tiết 47:
Ở bài này, khi hình thành khái niệm câu ghép cho học sinh( mục I ), giáo
viên có thể thay ngữ liệu trong sách giáo khoa bằng những ngữ liệu do mình
chuẩn bị liên quan đến môi trường. Giáo viên đưa những ngữ liệu này lên bảng
phụ để toàn bộ học sinh có thể quan sát kĩ.
* Ví dụ: Giáo viên có thể lấy những ví dụ sau đây
- Dòng sông Tô Lịch đang dần hồi sinh(1).
- Rừng bị phá khiến ai ai cũng đau lòng (2).
- Công nghiệp càng phát triển thì lượng khí thải càng nhiều (3).
Sau khi treo bảng phụ, giáo viên cho học sinh đọc ngữ liệu, sau đó cho các em
xác định các cụm chủ - vị của các câu đó.
Dòng sông Tô Lịch
đang dần hồi sinh(1).
C

Rừng

bị phá

V

khiến

ai ai

cũng đau lòng (2).
C

C

V
Công nghiệp càng phát triển thì lượng khí thải

V

càng nhiều (3).

C
V
C
V
Sau khi xác định các cụm chủ - vị của các câu trên, giáo viên cho học sinh
nhận xét về số lượng cụm chủ - vị ở các câu. Học sinh dễ dàng nhận ra: câu (1)
có 1 cụm chủ - vị, câu (2) có 2 cụm chủ - vị bao hàm nhau, câu (3) có 2 cụm chủ
- vị không bao hàm nhau. Từ đó, giáo viên cho học sinh xác định kiểu câu của
các câu trên: câu (1) là câu đơn, câu (2) là câu có vế câu làm thành phần, câu
(3) là câu ghép. Sau khi học sinh xác định được kiểu câu, giáo viên cho học sinh
rút ra khái niệm về câu ghép. Sau khi tìm hiểu xong đặc điểm của câu ghép, giáo
viên củng cố lý thuyết bằng cách cho học sinh đặt câu ghép về chủ đề môi
trường.

12


Như vậy, với hướng khai thác trên, giáo viên vừa hướng dẫn cho học sinh
tìm hiểu được đặc điểm của câu ghép, vừa có tác dụng giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh.
2.6. Bài “ Bài toán dân số ” – Tiết 53:
Về bài này, giáo viên cần có sự liên hệ giữa sự gia tăng dân số và môi
trường. Muốn vậy, giáo viên cần làm rõ vấn đề: dân số thế giới đang tăng lên

một cách chóng mặt, đặc biệt là ở các nước nghèo, kém phát triển, trong đó có
Việt Nam. Bằng cách so sánh với bài toán cổ và đưa ra tỉ lệ sinh của một số
nước trên thế giới, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng của dân
số thế giới.
Sau khi làm rõ sự gia tăng dân số, cần cho học sinh tìm hiểu ảnh hưởng
của dân số tới tài nguyên môi trường. Chẳng hạn: làm tăng tốc độ khai tác tài
nguyên từ đó tăng nguy cơ cạn kiệt khoáng sản, thủy hải sả, đa dạng sinh học
suy giảm; môi trường sống bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái do phát triển công
nghiệp, giao thông vân tải; đất nông nghiệp, ao, hồ bị lán chiếm do nhu cầu nhà
ở; làm thủng tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính; nguồn nước và không khí bị ô
nhiễm.
2.7. Bài “ Tập làm thơ bảy chữ ” – Tiết 74,75:
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà
thật kĩ. Đặc biệt là việc mỗi em sáng tác hoặc sưu tầm một bài thơ bảy chữ, giáo
viên nên hướng học sinh sáng tác thơ hoặc sưu tầm thơ theo chủ đề thiên nhiên,
môi trường. Để làm được điều đó, các em phải tìm hiểu về thiên nhiên, về môi
trường. Điều đó cũng có nghĩa là các em có sự hiểu biết về môi trường dù ít hay
nhiều.
2.8. Bài “ Nhớ rừng ” – Tiết 77,78:
Ở bài này, mức độ tích hợp chỉ là liên hệ. Khi phân tích cảnh con hổ trong
chốn giang sơn hùng vĩ ( đoạn 2 và đoạn 3 của bài thơ), giáo viên cần làm rõ
môi trường sống của chúa sơn lâm. Đó là chốn núi rừng hoang vu, nguyên sinh
với bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi hay cảnh núi rừng
hùng vĩ tráng lệ như một bức tranh tứ bình. Đây là môi trường sống đích thực
của con hổ mà với nó chỉ còn là giấc mộng ngàn.
Từ phân tích môi trường sống của hổ trong bài thơ, giáo viên cho học sinh
liên hệ tới việc chặt phá rừng ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Việc
chặt phá rừng bừa bãi không chỉ làm cho môi trường xuống cấp nghiêm trọng,
làm mất cân bằng sinh thái mà còn phá bỏ môi trường sống của nhiều loại động
vật. Vì vậy việc trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc là việc làm cần thiết và cấp

bách.
2.9. Bài “ Giới thiệu một di tích lịch sử, văn hóa hoặc danh lam thắng
cảnh Thanh Hóa” – Tiết 99
Đây là bài dạy không chỉ nhằm giáo dục lòng tự hào, tình yêu quê hương
cho học sinh mà cần tích hợp với việc giáo dục môi trường. Muốn vậy, giáo viên
cần hướng dẫn các em tìm hiểu vai trò của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Sau đó giới thiệu
13


theo nhiều trình tự khác nhau: từ trong ra ngoài, thời gian xây dựng, trùng tu, tôn
tạo… việc giữ gìn vệ sinh, giữ gìn cảnh quan ở nơi đây. Từ việc viết bài giới
thiệu, giáo viên nhấn mạnh nhiệm vụ của mọi người không chỉ là giữ gìn, phát
triển các di tích lịch sử, văn hóa mà còn phải bảo vệ danh lam thắng cảnh là việc
cần thiết. ( chú ý đến bài viết giới thiệu Động Bo Cúng)
2.10. Bài “ Đi bộ ngao du” - Tiết 118
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần xác định rõ mức độ tích hợp là liên
hệ, nội dung tích hợp là môi trường với sức khỏe của con người. Khi phân tích
tác dụng của đi bộ ngao du với việc rèn luyện sức khỏe, giáo viên hướng học
sinh đến vấn đề: Tại sao đi bộ ngao du có thể giúp ta rèn luyện sức khỏe? Bởi nó
thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn
cho con người. Nói cách khác, khi đi bộ con người có dịp gần gủi, hòa hợp với
thiên nhiên nên sức khỏe cũng được tăng cường. Từ đó học sinh nhận thức
được: cần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường thì con người mới có sức khỏe
tốt.
2.11. Bài “ Viết bài Tập làm văn số 7 ” – Tiết 131,132
Bài Tập làm văn số 7 thuộc kiểu bài nghị luận, có thể tích hợp với giáo
dục môi trường thông qua phần tự luận. Giáo viên có thể ra đề sau:
Đề bài: Hãy nói “ không ” với việc chặt phá rừng bừa bãi.
Với đề bài này, học sinh không chỉ tạo lập một văn bản nghị luận mà qua

đó ý thức được việc chặt phá rừng bừa bãi là phá đi “ ngôi nhà chung ” của
muôn loài động, thực vật, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái, phá đi “ lá phổi ” xanh
của cuộc sống chúng ta. Nếu chặt phá rừng sẽ dẫn đến những hiện tượng thời
tiết cực đoan. Vì vậy cần kiên quết và nhanh chóng bài trừ nạn phá rừng.
3. Thực hành, ngoại khóa
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở nói chung, chương trình Ngữ Văn
8 nói riêng không có thời lượng cho thực hành ngoại khóa. Tuy nhiên, trong quá
trình giảng dạy, giáo viên có thể khéo léo tổ chức ngoại khóa cho các em. Để có
thể tổ chức được thực hành ngoại khóa, giáo viên giảng dạy cần phối hợp chặt
chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên dạy các bộ môn Giáo dục công
dân, Địa lí, Sinh học…cũng như giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Trước hết giáo viên giảng dạy cần xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
Để buổi thực hành ngoại khóa đạt kết quả cao, giáo viên xác định rõ nội dung
thực hành ngoại khóa. Từ việc xác định nội dung ngoại khóa, giáo viên cần lập
kế hoạch cụ thể, nêu rõ mục đích, yêu cầu cho các em nắm bắt.
3.2. Các hình thức tổ chức và nội dụng thực hành, ngoại khóa:
a. Tìm hiểu, thống kê và hành động cụ thể bảo vệ môi trường:
Sau khi dạy bài “ Thông tin về trái đất năm 2000 ”, giáo viên lập danh
sách học sinh khối lớp 8 theo làng (bản). Tập hợp học sinh mỗi làng (bản) thành
một nhóm. Giao nhiệm vụ cho nhóm tìm hiểu và thống kê việc sử dụng bao bì
nilon ở gia đình và làng mình theo một thời gian nhất định. Mỗi nhóm ghi chép

14


và lập báo cáo cho giáo viên giảng dạy. Thông qua hình thức này rèn luyện cho
các em kĩ năng tìm hiểu vấn đề môi trường.
Tổ chức một ngày thu gom bao bì nilon và vệ sinh ở các nơi công cộng
trên địa bàn xã gồm: Trường học, Ủy Ban Nhân Dân xã, Trạm y tế xã, khu

tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã. Hình thức tổ chức này không chỉ giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh mà còn có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường ở những nơi công cộng.
Qua hoạt động thực tế này, các em đã góp phần vào việc giữ gìn cảnh
quan của nhà trường và các nơi công cộng trên địa bàn xã nhà. Đó là những
hành động cụ thể bảo vệ môi trường cần được phat huy.
b. Sáng tác văn học về đề tài bảo vệ môi trường:
Sau khi dạy bài “ Làm thơ bảy chữ ”, giáo viên tổ chức cho các tập thể lớp
thi sáng tác văn học về đề tài này. Mỗi tập thể lớp là một đội. Bản thân mỗi học
sinh phải có một tác phẩm nộp về tập thể lớp. Tập thể lớp lựa chọn 10 tác phẩm
hay nhất của lớp mình để dự thi. Để khách quan, giáo viên mời các thầy cô dạy
môn Ngữ văn, Ban giám hiệu, đại diện Đoàn – Đội làm Ban giám khảo. Kết quả
cuộc thi phải được công bố toàn trường để có tác dụng giao dục sâu rộng.
Trong điều kiện không thể tổ chức cho các lớp thi với nhau, giáo viên tổ
chức cho các em thi trong phạm vi lớp.
Hoạt động này không chỉ tạo không khí vui vui vẽ, hứng khởi để các em
yêu thích môn học hơn mà nội dung mỗi tác phẩm, không khí cuộc thi tác động
mạnh mẽ tới nhận thức của các em về vấn đề môi trường.
c. Tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử, văn hóa địa
phương:
Sau khi dạy bài “ Giới thiệu một di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam
thắng cảnh Thanh Hóa”, giáo viên dạy Ngữ văn cần phối hợp với giáo viên
dạy Lịch sử, Địa lí tổ chức cho các em tham quan di tích lịch sử, văn hóa địa
phương như: Đền thờ Tư Mã Hai Đào, Động Bo Cúng (thuộc xã Sơn Thủy –
huyện Quan Sơn)…. Trong quá trình tham quan, yêu cầu các em quan sát, ghi
chép về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan. Qua buổi tham
quan học sinh không chỉ được giáo dục về truyền thống yêu nước, lòng tự hào
về các anh hùng dân tộc mà còn được giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức trò chơi về bảo vệ môi trường: đố chữ, thi giải ô chữ, tìm
từ liên quan đến môi trường:

Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giải ô chữ sau đây để tìm ra một
trong những biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Tác phẩm viết về một em bé bị đói rét và chết trong đêm giao thừa của
nhà văn An-đec-xen.
2. Tác giả của hai câu thơ: “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam
đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
3. Đây là bài thơ của Tố Hữu được viết trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).
4. Đây là tên một đoạn trích trong tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn Ngô
Tất Tố.
15


5. Tên một đoạn trích trong tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn
Trãi.
6. Đây là tên một bài thơ của Hồ Chí Minh viết về cảnh đêm trăng rằm ở
Việt Bắc.
7. Bài thơ của Thế Lữ viết về cảnh con hổ ở vườn bách thú.
8. Tên một bài thơ của Vũ Đình Liên viết về sự mai một của của một
truyền thống văn hóa ở nước ta.
9. Tên một đoạn trích trong tác phẩm “ Ê-min hay về giáo dục”.
10. Hàng dọc duy nhất chỉ một hành động bảo vệ môi trường: Bảo vệ
rừng.
C

Ô B

É
B
K H I C
T Ứ C N Ư Ớ C

N Ư Ớ C V I

B Á N D I Ê M
Ả O Đ Ị N H G I A N G
O N T U H Ú
V Ỡ B Ờ
Ệ T T A
R Ằ M T H Á N G G I Ê N G
N H Ớ R Ừ N G
Ô N G Đ Ồ
Đ I B Ộ N G A O D U
V. Kết quả thực nghiệm:
Qua mét năm thùc hiÖn vµ rút kinh nghiệm vÒ viÖc áp dụng những
giải pháp nêu trên tôi nhận thấy học sinh của mình đã thực sự hiểu biết và có ý
thức thực hiện tốt hơn việc bảo vệ môi trường, các em đã ý thức rõ hơn về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong xã hội hiện đại. Việc tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy làm cho tiết dạy sinh động, học sinh
hứng thú học tập hơn.
Năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn khối 8, qua
đánh giá kết quả học tập của học sinh, chất lượng đã cao hơn. Điều đó chứng tỏ
việc tích hợp giáo dục môi trường trong các tiết dạy Ngữ văn không chỉ nâng
cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà qua đó ý thức học tập của các em ngày
càng cao, các em ngày càng yêu thích môn Ngữ văn hơn.
Kết quả đánh giá sau khi thực nghiệm:
Nội dung
Có ý thức và
Không có ý
khảo sát
hành động
thức và hành

Có hiểu biết
Không hiểu
bảo vệ môi
động bảo vệ
biết
Mức độ
trường
môi trường
Tổng số học
sinh
được
48/53
05/53
48/53
0/53
khảo sát: 53
học sinh

16


Như vậy, qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy những giải pháp mà tôi
đã thực hiện thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực .

17


PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dạy học là việc làm sáng tạo, mỗi giáo giên là một kĩ sư tâm hồn, là chiến

sĩ trên mặt trận văn hóa. Vì vậy, để dạy tốt và gây hứng thú cho học sinh, góp
phần giáo dục tri thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sống qua mỗi tiết dạy Ngữ
văn, giáo viên cần phải sử dụng tốt các phương pháp dạy học tùy theo nội dung
và đối tượng học sinh. Đối với việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong
các tiết dạy Ngữ Văn, giáo viên phải biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức
sao cho phù hợp với từng bài.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là cả một quá trình, đòi hỏi
sự kiên trì và phải có sự kết hợp ở nhiều môn học, nhiều tổ chức xã hội và bản
thân các em cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với môn Ngữ văn, giáo viên cần
tích hợp nhiều bài để giáo dục cho các em theo cả một hệ thống chương trình
THCS. Trong quá trình đó, cần uốn nắm cho các em từng cử chỉ, từng việc làm
nhỏ để các em quen dần và thực hiện.
2. Kiến nghị:
Phụ huynh cần tạo điều cả về vật chất lẫn thời gian để các em có điều kiện
thuận lợi khi học tập cũng như nắm bắt thông tin mang tính xã hội, thời sự của
đất nước qua các kênh thông tin đại chúng.
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn - Đội cần đẩy
mạnh phong trào giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua các buổi sinh
hoạt ngoại khoá và kết hợp nhiều môn học.
Nhà trường cần chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức cho giáo
viên Ngữ văn trao đổi kinh nghiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh; đầu tư trang thiết bị, đồ dùng trực quan, đặc biệt là công nghệ thông tin để
hỗ trợ cho giáo viên dạy văn.
Với kinh nghiệm của mình đã tích lũy được trong những năm dạy môn
Ngữ Văn lớp 8 ở trường PTDT bán trú THCS Na Mèo, tôi mạnh dạn đưa ra một
số kinh nghiệm về “Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Ngữ
văn 8”. Những kinh nghiệm trên chắc chắn còn nhiều thiếu xót, tôi mong muốn
có sự đóng góp ý kiến xây dựng của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài
này ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Quan Sơn, ngày 12 tháng 3 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Đỗ Thanh Hà
18


TT
1
2
3
4
5
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tài liệu
Tài liệu hướng dẫn về môi trường
Điều 3 - Luật bảo vệ môi trường - Năm 2005
Tổ chức dạy-học Ngữ văn 8
Tập I-II(Trần Đình Chung-Vũ Thị Lan- Nguyễn Khánh Xuân
-NXBGD).
Tài liệu chuyên đề tập huấn
SGK Ngữ văn 8 – Tập 1,2 (NXBGD).
SGV Ngữ văn 8 – Tập 1,2 (NXBGD).


19


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Dỗ Thanh Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường PTDTBT THCS Na Mèo – Quan
Sơn – Thanh Hóa

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

Phương pháp tổ chức củng cố
bài theo sơ đồ và các hình
thức luyện tập sáng tạo cho
học sinh trong giờ dạy học
phần văn bản môn Ngữ văn
THCS
Kinh nghiệm sử dụng bản đồ
tư duy để nâng cao chất

lượng dạy học môn Ngữ văn
ở trường THCS Na Mèo

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp huyện

A

2009-2010

Cấp huyện

B

2011-1012


* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

20


21



×