Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHỆ THUẬT tạo HÌNH các THÁP cổ của NGƯỜI lào VÙNG tây bắc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.74 KB, 86 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Bảng chữ cái viết tắt……………………………………………………………
Mục lục .............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
3. Mục đích của luận văn .................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI ............................. 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghệ thuật tạo hình các tháp cổ của người
Lào vùng Tây Bắc Việt Nam .......................................................................... 11
1.1.1 Khái niệm tháp ....................................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm tháp và tháp cổ Phật giáo..................................................... 11
1.2. Khái lược về Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc chùa, tháp Lào .............. 15
1.2.1. Khái lược về Phật giáo Lào ................................................................... 15
1.2.2. Khái lược về nghệ thuật kiến trúc chùa, tháp Lào…………………….16
1.3. Khái lược về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa, xã hội của người Lào
vùng Tây Bắc Việt Nam.................................................................................. 18
1.4. Sơ lược lịch sử, kiến trúc các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt
Nam ................................................................................................................. 21
1.4.1. Tháp Mường Bám ................................................................................. 21



2

1.4.2. Tháp Mường Và .................................................................................... 24
1.4.3. Tháp Chiềng Sơ ..................................................................................... 26
1.4.4. Tháp Mường Luân................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CÁC THÁP CỔ
CỦA NGƯỜI LÀO VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM ..................................... 32
2.1. Nghệ thuật chọn không gian, cảnh quan .................................................. 32
2.2. Nghệ thuật tạo hình khối .......................................................................... 40
2.3. Nghệ thuật trang trí phù điêu, họa tiết ..................................................... 48
2.4. Nghệ thuật sử dụng màu sắc .................................................................... 59
2.5. Kỹ thuật xây dựng .................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........... 68
3.1. Sự tương đồng, khác biệt giữa các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc
Việt Nam với tháp Phật giáo Lào .................................................................... 68
3.1.1. Sự tương đồng ....................................................................................... 68
3.1. 2. Sự khác biệt .......................................................................................... 70
3.2. Một số giá trị các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam ........ 75
3.2.1. Giá trị về lịch sử .................................................................................... 75
3.2.2. Giá trị về nghệ thuật .............................................................................. 76
3.2.3. Giá trị về Văn hóa ................................................................................. 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy của lịch sử thế giới ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, tôn

giáo và tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Ở châu Á, Phật giáo là tôn giáo lớn có sức lan toả,
ảnh hưởng và phát triển lâu bền ở một số quốc gia khu vực Nam Á, Đông Bắc
Á, Đông nam Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, CămPuChia,
Indonesia, Lào, Việt Nam,… Cùng với giáo lý và tín ngưỡng tôn giáo, Phật
giáo đã xây dựng, phát triển nhiều công trình kiến trúc và nghệ thuật như: hệ
thống tháp, chùa, tượng Phật,... đến nay qua nhiều thế kỷ, nhiều công trình
này vẫn tồn tại bền vững với thời gian.
Kiến trúc chùa, tháp là đặc trưng tiêu biểu của nền mỹ thuật Phật giáo
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình hình thành
và phát triển của lịch sử nghệ thuật Phật giáo, tháp là công trình đầu tiên được
xây dựng trước khi có chùa. Việc xây dựng chùa, tháp tùy theo giai đoạn lịch
sử, quan niệm tôn giáo, tính chất, quy mô và vùng địa lý, dân cư mà có lúc
tháp là một phần trong tổng quan kiến trúc của chùa, nhưng có khi tháp là
công trình chủ đạo trong một quần thể kiến trúc chùa, tháp. Tháp Phật giáo có
nhiều loại, mỗi loại có công năng, hình thức tạo hình, ý nghĩa tôn giáo và tín
ngưỡng khác nhau.
Vùng Tây Bắc Việt Nam nơi, quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, mỗi dân
tộc có lịch sử hình thành cộng đồng và nét văn hóa đặc sắc riêng. Người Lào ở
vùng Tây Bắc Việt Nam là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; tộc người này có nguồn gốc từ quốc gia Lào nơi có nền văn hóa đậm
chất Phật giáo Tiểu thừa với nhiều công trình kiến trúc chùa, tháp nghệ thuật nổi
tiếng. Văn hóa dân tộc Lào vùng Tây Bắc Việt Nam khá đa dạng và phong phú,


4

trong đó có hệ thống kiến trúc tháp cổ chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa,
nghệ thuật, ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Hiện nay, vùng Tây Bắc còn 4 công trình kiến trúc tháp cổ của dân tộc

Lào gồm: tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), tháp Mường Bám
(huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), tháp Mường Luân và tháp Chiếng Sơ
(huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên). Đây là những công trình kiến trúc
nghệ thuật góp phần không nhỏ biểu hiện đặc điểm nghệ thuật, tư duy thẩm
mỹ của dân tộc Lào. Việc nghiên cứu lập hồ sơ di tích các tháp cổ người Lào
vùng Tây Bắc đã được các cơ quan hữu trách khảo sát, lập hồ sơ và xếp hạng
di tích. Nghiên cứu về các tháp cổ của người Lào vùng Tây bắc đã có một số
bài viết giới thiệu, khảo tả, khảo cổ học về các tháp, tuy nhiên còn nhiều điểm
chưa thống nhất về: lịch sử hình thành, cấu trúc hình dáng, phân loại phù điêu
họa tiết, ý nghĩa của tháp; các nghiên cứu còn riêng lẻ, chưa nhìn nhận các
tháp cổ trên như một hệ thống có nguồn gốc, ảnh hưởng, giao thoa lẫn nhau
và coi đó là biểu hiện rõ nét dấu ấn văn hóa dân tộc Lào ở vùng Tây Bắc.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nghiên cứu nghệ thuật tạo
hình các tháp cổ người Lào ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Luận văn này mong muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích nghệ thuật tạo hình
trên các tháp cổ người Lào ở vùng Tây Bắc Việt Nam; so sánh thấy được
điểm tương đồng và khác biệt giữa một số tháp Phật giáo ở Lào với các tháp
cổ người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam; thông qua việc nghiên cứu sẽ rút ra
những giá trị về: lịch sử, nghệ thuật, văn hóa của các tháp cổ người Lào vùng
Tây Bắc Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu của tác giả trong và ngoài
nước có các nội dung liên quan đến kiến trúc tháp Phật giáo trên thế giới nói
chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Một số tài liệu nghiên cứu, khảo tả trong


5

hồ sơ di tích (của tỉnh Sơn La và Điện Biên), các bài viết trên Website, sách
giới thiệu hướng dẫn du lịch về các Tháp cổ người Lào vùng Tây Bắc Việt

Nam. Cụ thể như sau:
Sách nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
Cuốn Mỹ thuật và Kiến trúc Phật giáo - Robert E.Fisher [21] là công
trình nghiên cứu Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á trong đó có nội dung nghiên cứu kiến trúc
tháp cổ Phật giáo tiêu biểu ở các quốc gia nêu trên.
Cuốn Mỹ thuật Ấn Độ - Roy C. Craven [22] nghiên cứu sâu về lịch sử
hình thành nền văn hóa nghệ thuật Ấn Độ, phân tích và đưa ra các dẫn chứng
về sự phát triển nền nghệ thuật Ấn Độ thông qua các hiện vật, công trình kiến
trúc, các phù điêu, tượng, tranh vẽ của nghệ thuật Ấn Độ qua các thời kỳ đến
khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Cuốn Lịch sử Mỹ thuật Viễn đông - Sherman E.Lee [24] nghiên cứu về
sự hình thành và phát triển nền Văn hóa và Mỹ thuật vùng Viễn Đông, ảnh
hưởng của nghệ thuật Phật giáo; phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Indonesia,
phong cách mỹ thuật Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và sự tác động qua lại
giữa các phong cách; đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của
Mỹ thuật đối với nền văn hóa các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Trung Á và
Nhật Bản, Triều Tiên.
Cuốn Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại - Luc Benoist [17] nội dung
nghiên cứu các dấu hiệu, biểu trưng và ý nghĩa của nó trong thần thoại của
một số nền văn hóa, tôn giáo lớn trên thế giới.
Sách nghiên cứu của một số tác giả trong nước
Cuốn Hoa văn Việt Nam - Nguyễn Du Chi [4] giới thiệu, phân loại,
giải nghĩa hệ thống hoa văn trang trí trên một số hiện vật, công trình kiến trúc
qua một số thời kỳ trong lịch sử của Việt Nam.


6

Cuốn Các công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ trung

đại - Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc [8, tr 37 - 80] giới
thiệu một số công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Ấn Độ và một số
nước châu Á, trong đó có nội dung giới thiệu về các tháp, đền nổi tiếng của
Ấn Độ và một số nước trong khu vực châu Á.
Cuốn Tháp cổ ở Việt Nam - Nguyễn Duy Hinh [11] có nội dung giải
nghĩa, khái niệm, sơ lược lịch sử hình thành tháp Phật giáo; giới thiệu, mô tả
cấu trúc các tháp cổ tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (trong
cuốn này không có nội dung các tháp cổ người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam).
Cuốn Tìm hiểu Văn hóa Lào - Quế Lai - Ngô Văn Doanh - Nguyễn Đức
Ninh [14] có nội dung giới thiệu một các thời kỳ của Phật giáo và nghệ thuật
Phật giáo ở Lào, trong đó có các nội dung giới thiệu một số loại hình kiến trúc,
điêu khắc trong một số công trình nổi tiếng của nghệ thuật Phật giáo Lào.
Cuốn Tri thức dân gian về nước của người Lào ở tỉnh Điện Biên Đặng Thị Oanh [18], có các nội dung nghiên cứu khái lược về lịch sử hình
thành, điều kiện tự nhiên – xã hội, địa lý của dân tộc Lào ở vùng Tây Bắc
Việt Nam.
Cuốn Nghệ thuật Ấn Độ và Phật giáo ở Lào - Nguyễn Lệ Thi [25] giới
thiệu về phân kỳ nghệ thuật thời cổ và trung đại Lào; giới thiệu về sự du nhập
Ấn Độ giáo và Phật giáo vào Lào; nghiên cứu nghệ thuật Ấn Độ giáo và Phật
giáo qua các thời kỳ, trong đó đặc biệt đi sâu nghiên cứu sự hình thành và
phát triển nghệ thuật Phật giáo Lào qua các công trình kiến trúc chùa tháp, tác
phẩm phù điêu, điêu khắc tiêu biểu cho từng thời kỳ từ khi hình thành vương
quốc Lào cho đến nghệ thuật Lào hiện đại.
Cuốn Từ điển Lịch sử và Văn hóa Lào - Nguyễn Lệ Thi (Chủ biên) [26]
giới thiệu sơ lược lịch sử, văn hóa Nước CHDCND Lào, đồng thời đi sâu giải
nghĩa các thuật ngữ thường dùng trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa Lào.


7

Cuốn Tháp cổ ở Việt Nam - Đặng Việt Thủy, Giang Tuyết Minh [27]

nội dung nghiên cứu khái quát cấu trúc các loại hình của tháp, giới thiệu một
số tháp cổ tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (trong cuốn này
không có nội dung nghiên cứu về các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc
Việt Nam).
Cuốn Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Lào - Phạm Thanh Tịnh (Chủ biên) [29,
tr 172 - 205] trong cuốn này có phần nội dung Văn học nghệ thuật Lào,
nghiên cứu khái lược về Nghệ thuật tạo hình Lào qua các thời kỳ.
Cuốn Mỹ thuật Lý - Trần Mỹ thuật Phật giáo - Chu Quang Trứ [31,
tr137 - 144] có nội dung nghiên cứu về: nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa tôn
giáo các tháp thời Lý - Trần.
Một số bài viết trên các tạp chí xuất bản trong nước
Tạp chí Dân dân tộc & Thời đại (Số 71/2014) [7, tr 17-18] có bài viết
của tác giả Hồng Mẫu Đơn “Tháp cổ Phật giáo ở Trung Hoa” giới thiệu về
một số tháp Phật giáo tiêu biểu của Trung Hoa.
Tạp chí Phật học (Số 2/2015 - Phân viện nghiên cứu Phật học - Cơ
quan Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam) [15, tr 28 - 45], có bài
viết của tác giả Phan Đức Lợi “Những ngôi tháp cổ ở Việt Nam” giới thiệu về
một số tháp cổ Phật giáo ở Việt Nam (tuy nhiên trong bài viết này không có
nội dung đề cập đến các tháp cổ người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam).
Hồ sơ di tích về các tháp
Hồ sơ khảo cổ di tích tháp Mường Và (1998) [36] do Viện Khảo cổ học
Việt Nam lưu trữ có các hình ảnh, ảnh chụp hiện vật của tháp trước khi tháp
được tu sửa.
Hồ sơ lý lịch di tích các tháp: Mường Bám, Mường Và, Mường Luân,
Chiềng Sơ do Bảo tàng tỉnh Sơn La, Điện Biên lưu giữ [2,3] có các nội dung


8

cơ bản về nguồn gốc, lịch sử, tên gọi; khảo tả hình dáng, cấu trúc, họa tiết hoa

văn và có một số bản vẽ kiến trúc của các tháp.
Tài liệu điền dã, khảo sát tháp Mường Bám, Mường Và, Chiềng Sơ,
Mường Luân (2017) [37] do Viện Mỹ thuật Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam lưu trữ.
Một số bài viết trên Website
Các bài viết trên các Website Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên, Sơn La
quảng bá du lịch văn hóa các tháp cổ vùng Tây Bắc Việt Nam. [39, 40]
Trên đây là một số tài liệu tác giả thu thập được phục vụ nội dung
nghiên cứu, chắc chắn còn nhiều tài liệu khác nghiên cứu các tháp cổ ở Việt
Nam và Lào tác giả chưa biết đến. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được có thể
khẳng định đến nay chưa có công trình nghiên cứu về Nghệ thuật tạo hình các
tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình: không gian, hình khối, phù điêu họa
tiết, màu sắc và kỹ thuật xây dựng tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt
Nam.
- Mô tả, phân tích được ngôn ngữ tạo hình biểu hiện trên các tháp qua
góc nhìn nghệ thuật tạo hình.
- So sánh nghệ thuật tạo hình các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc
Việt Nam với một số tháp Phật giáo ở Lào, tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt.
- Từ kết quả mô tả, phân tích, so sánh rút ra một số giá trị các tháp cổ
người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật tạo hình các tháp cổ của người
Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.


9


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tháp Mường Và ở bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp,
tỉnh Sơn La.
- Tháp Mường Bám ở bản Lào, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
- Tháp Chiềng Sơ ở bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên.
- Tháp Mường Luân ở bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, huyện
Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Ngoài ra đề tài nghiên cứu khái lược một số tháp cổ Phật giáo ở Nước
CHDCND Lào làm cơ sở đối chiếu và so sánh: Thạt Luổng, Thạt Đăm ở Viên
Chăn; Tháp Phu si, Vạt Vi Sun, thạt chùa Xiêng Thoong ở tỉnh Luông Pha
Bang; Thạt In Hăng ở tỉnh Savannakhet.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực địa: nghiên cứu, quan sát trực tiếp các tháp cổ, tiến
hành chụp ảnh, đo đạc hình dáng và cấu trúc từ tổng thể đến chi tiết đối tượng
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: điều tra hiện trạng, phỏng vấn cư
dân địa phương các thông tin liên quan đến tháp khi tiến hành thực địa trên
địa bàn các tháp ở tỉnh Sơn La và Điện Biên.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin: sưu tầm tài liệu, hình
ảnh ở địa phương, thư viện Viện Mỹ thuật, thư viện trường Đại học Mỹ thuật
Việt Nam, thư viện Viện Khảo cổ học, thư viện Quốc gia, các bài viết trên các
tạp chí, trên mạng internet,… tiến hành phân loại tài liệu liên quan dùng
nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu quá trình hình thành vùng
dân cư, địa lý, văn hóa - nghệ thuật; lịch sử hình thành, phát triển kiến trúc


10


tháp cổ người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam và một số tháp Phật giáo ở Lào.
Phương pháp vẽ mô tả: vẽ mô tả hình dáng, cấu trúc, phù điêu, họa tiết
các tháp giúp quá trình nghiên cứu, phân tích, minh chứng cụ thể, rõ ràng.
Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích, so sánh các dữ liệu của vấn
đề nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: so sánh ý nghĩa, ngôn ngữ tạo
hình tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam với một số tháp Phật
giáo ở Lào.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài góp phần minh chứng và khẳng định giá trị nghệ thuật tạo hình
các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.
Đề tài là tài liệu tham khảo khi tìm hiểu nghiên cứu nghệ thuật tạo hình
tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.
Đề tài góp phần vào công tác nghiên cứu, lưu giữ, phục chế, bảo tồn
các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu (8 trang), nội dung (70 trang), kết luận (2
trang). Phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung của đề tài (21 trang);
- Chương 2: Phân tích nghệ thuật tạo hình các tháp cổ của người Lào
vùng Tây Bắc Việt nam (36 trang);
- Chương 3: Một số điều rút ra từ nghiên cứu đề tài (13 trang).
Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục ảnh minh họa.


11

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghệ thuật tạo hình các tháp

cổ người của Lào vùng Tây Bắc Việt Nam
1.1.1. Khái niệm nghệ thuật tạo hình
Từ điển Từ vực mỹ học của Su-ri-ô (Souriau) - 1990 đã định nghĩa
“Nghệ thuật tạo hình đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc
ba chiều”. Ví dụ như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, nghệ thuật trang trí
ứng dụng. Ở nhiều nơi trên thế giới người ta cho rằng thuật ngữ nghệ thuật thị
giác và nghệ thuật tạo hình đồng nghĩa với mỹ thuật. [17]
Từ các diễn giải trên có thể hiểu nghệ thuật tạo hình như sau: Nghệ
thuật tạo hình (mỹ thuật) gồm các loại hình hội họa, điêu khắc, đồ họa. Ngôn
ngữ nhận biết, cảm nhận hình thức, nội dung của tác phẩm thông qua thị giác
là: chủ đề, không gian, bố cục, hình khối, đường nét, mầu sắc, chất liệu và kỹ
thuật thể hiện.
Các tháp cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam là một công trình
kiến trúc nghệ thuật do vậy thuật ngữ nghệ thuật tạo hình sử dụng trong
nghiên cứu đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu: không gian, cảnh quan, nghệ
thuật tạo khối, phù điêu họa tiết, màu sắc và kỹ thuật thể hiện trên các tháp.
1.1.2. Khái niệm tháp và tháp cổ Phật giáo
Khái niệm tháp
Tháp là một công trình kiến trúc có chiều cao lớn hơn chiều ngang, có
hình dáng: hình trụ đứng, dạng hình nón và các dạng hình khác nhằm mục
đích quan sát rộng, có thể nhìn thấy từ xa, làm biểu tượng, giúp âm thanh phát
đi xa hoặc phát sóng ra xa. [27]


12

Tháp là một khái niệm rộng để chỉ một loại công trình do con người
xây dựng nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Tháp có nhiều loại, nhiều
hình dạng, nhiều chức năng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu một số tháp có niên đại xây dựng trước thế kỷ XX ở vùng Tây

Bắc Việt Nam và một số tháp Phật giáo ở Lào, các tháp này phục vụ mục đích
tôn giáo (Phật giáo) và tín ngưỡng dân gian trong một phạm vi cộng đồng dân
cư nhất định.
Khái niệm tháp cổ Phật giáo
“Từ “tháp” là dạng từ Hán Việt của từ Ấn Độ cổ “stupa”, trong nhiều
ngôn ngữ Ấn Độ và khi du nhập vào nhiều tiếng nói khác nhau, trước sau chỉ
một loại mộ chôn người cao quý hay chôn xá lị Phật, táng trên đồi gò hoặc
xây đắp thành đồi gò thành công trình kiến trúc cao. Từ tháp vào tiếng ta,
trước cũng chỉ loại mộ có kiến trúc cao như vậy, sau được dùng rộng ra không
chỉ riêng kiến trúc mộ cao nữa, mà còn chỉ kiến trúc cao khác mang tính linh
thiên như mộ: kiến trúc cao nơi ở của thần, kiến trúc cao nơi thể hiện Phật và
thờ Phật”. [11 - tr5]
Tháp Phật là nơi chứa Thánh tích, di vật của Đức Thích ca Mâu ni hoặc
các vị Tổ sư có công đức lớn. Theo truyền thuyết Phật giáo, tháp là sự kết hợp
ba vật bất ly thân của một vị tu sĩ Phật giáo, đó là Tam tạng kinh, bình bát và
cây tích trượng. Tháp Phật nguyên thủy có hình hài như gò mộ táng xa xưa
của người Ấn Độ. Sau khi Đức Phật Thích ca nhập diệt, kiểu gò mộ này được
dung hợp vào Phật giáo như là nơi chứa thánh tích của Phật và chư tôn giả,
đồng thời được xem như phương tiện nhắc nhở đến sự giác ngộ của Ngài và
là biểu tượng của nhục thân cũng như lời dạy của Ngài. Bảo tháp Sanchi (H46)
còn tồn tại khá hoàn chỉnh hiện nay ở Ấn Độ là một ví dụ. Đó là một kiến trúc
hình bán cầu xây trên nền hình tròn bằng đá. Trong tháp có những hộp đựng
Xá lợi, các hộp đó cũng có hình tháp, làm bằng vật liệu quý, đặt ngay giữa


13

bán cầu hoặc trên đỉnh. Trong một thời gian dài sau đó, kiến trúc tháp trải qua
quá trình biến đổi. Xuất phát từ Gandhara (Tây Bắc Ấn Độ), tháp nền hình
tròn bằng phẳng được thay thế bằng một nền hình ống, chia thành nhiều đoạn.

Phần bán cầu được kéo dài ra, nhưng so với nền ống thì nhỏ hơn trước. Phần
nằm trên bán cầu cũng được kéo dài, chia thành nhiều tầng, biến thành hình
nón. Khoảng giữa những năm 150 và 400 sau Tây lịch, phần gốc hình ống lại
biến thành hình vuông và trở nên phổ biến tại vùng Nam Á. [27]
Đối với Phật giáo Tây Tạng, bảo tháp Phật giáo được gọi là Chorten
(H46). Các Chorten nơi đây hình dáng gần giống với các bảo tháp có phong
cách Bắc Ấn. Hình dáng có ba phần chủ yếu, phần đáy dưới cũng rộng, phần
thân chính hình tròn vươn lên cao, phần cuối cùng gồm có một cột với các
chồng đĩa tròn hoặc những chiếc dù có kích thước nhỏ dần. Với ý nghĩa
truyền thống của Phật giáo, các Chorten Tây Tạng bên cạnh việc được coi là
cái cốt tủy của chính Đức Phật, còn có ý nghĩa về vũ trụ, đặc biệt là phần đỉnh.
Đỉnh chorten được cấu tạo bởi năm hình thể kỷ hà biểu thị cho ngũ hành.
Phần đế vuông biểu thị cho sắc, trong khi vòng tròn bên trên biểu thị cho thức.
Tiếp đến, hình tam giác tượng trưng cho tinh thần và nửa vòng tròn biểu thị
cho Phật pháp. Trên cùng của kiến trúc là một viên bảo châu tượng trưng cho
nguyên lý tối thượng của Phật giáo.
Tháp Phật giáo ở Trung Hoa có phong cách lầu các (H46). Theo quan
niệm của người Trung Hoa, tháp là nơi chôn cất Xá lợi Phật, thiêng liêng và
thần thánh, phải dùng hình thức kiến trúc cao quý để tôn trí. Hình thức tháp
có ảnh hưởng từ tháp Phật giáo của Ấn Độ nhưng được cải biến thành một
kiểu tháp khác, tháp thường chia thành ba phần: Địa cung nền tháp, thân tháp
và tháp sát. Ở Trung Hoa, tháp Phật có nhiều loại hình và kết cấu. Nếu chia
theo hình dáng, có tháp hình vuông, hình lục giác, hình bát giác, hình tròn…
Nếu chia theo hình khối sẽ có tháp đơn tầng, tháp 3 tầng, 5 tầng, 7 tầng, 9


14

tầng... Nếu chia theo vật liệu kiến trúc thì có tháp gỗ, tháp gạch, tháp sắt, tháp
lưu ly… Tháp Phật giáo không chỉ còn là nơi an trí Xá lợi Phật mà nó đã

chuyển tải được những ý nghĩa nhân sinh của Phật giáo qua các chi tiết kiến
trúc, họa tiết trang trí trên ngôi tháp. [27]
Ở Việt Nam tháp được nhiều nhà nghiên cứu và phân loại. Những tháp
cổ hiện tại thuộc hai dòng lớn: tháp Phật giáo và tháp Bà La Môn giáo. Chúng
đều có cội nguồn ở Ấn Độ, đều là những công trình kiến trúc cao tầng dùng
chứa đựng thần linh dưới dạng này hay dạng khác. Tháp Phật giáo chủ yếu
được xây dựng ở miền Bắc (H47). Tháp Phật giáo có hai nhóm: tháp mộ và
tháp chùa. Tháp mộ có thể là tháp của một vị Phật hay cao tăng cụ thể, cũng
có thể là tháp biểu tượng Phật tức coi như mộ Phật. Tháp có 5 loại: tháp hoa
sen, tháp Tu Di, Tứ môn tháp, tháp đa giác, Tháp - Thượng điện. Tháp hoa
sen là kiến trúc mô phỏng một đóa sen chứ không phải là tháp mộ, nó chứa
đựng biểu tượng Phật như một mộ Phật. Tháp Tu Di là tháp có hình tu - di tọa, hình thức kiến trúc có ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ tháp Trung
Quốc, tháp có nhiều tầng cao, là hình ảnh tượng trưng ngọn núi thiêng Mê Du
ở Ấn Độ nơi Phật Thích Ca Mầu Ni tịnh thiền đạt đến giác ngộ. Tháp tứ môn
có nhiều tầng, có bốn cửa tương ứng với bốn diện của tháp. Tháp đa giác có
bình đồ đa giác (bát giác, lục giác) ảnh hưởng từ kiến trúc tháp của Trung
Quốc. Tháp - Thượng điện có nguồn gốc là tháp trong kiến trúc - hang, nhà,
không có tháp ngoài trời, không mang tính mộ táng mà mang tính chất đối
tượng thờ cúng, tháp là biểu tượng về Phật. [11]
“Người Lào gọi tháp là “thạt” hay “chê đi”. Tháp có công năng như sau:
có loại tháp thờ Phật, có loại tháp là nơi chứa tro thiêu của nhà sư trụ trì trong
chùa, có tháp chứa tro thiêu của vua và hoàng hậu các triều đại. Một số tháp
trước kia là đền thờ của Ấn Độ giáo sau chuyển thành tháp thờ Phật”. [26 tr371].


15

Tháp Phật giáo ở Lào có phong cách kiến trúc của tháp Phật giáo Tiểu
thừa, thường có đồ án mặt bằng hình vuông, hình lục giác, bát giác
(H48,49,50). Tháp có nhiều hình dạng, chức năng khác nhau và thường được

xây dựng gắn liền với quần thể kiến trúc của chùa. Qua tìm hiểu nghiên cứu
bước đầu có thể chia tháp Lào thành một số loại theo chức năng tôn giáo và
tín ngưỡng: tháp thờ Xá lị Phật, tháp ghi dấu ấn phật pháp, tháp biểu tượng
đức Phật, tháp thờ di cốt vua - hoàng hậu, tháp thờ tro cốt các vị sư, tháp thờ
người có công sáng lập bản mường, tháp ghi nhận công đức của nhân dân và
phật tử.
Tóm lại, tháp Phật giáo là công trình kiến trúc nghệ thuật thường phục
vụ nghi lễ, chuyển tải giáo lý của Phật giáo. Tháp có nhiều loại, nhiều công
năng và ý nghĩa khác nhau tùy theo quan niệm, giáo lý của từng hệ phái Phật
giáo. Nếu phân loại theo chức năng của tháp Phật giáo Lào thì hệ thống tháp
cổ của người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam thuộc loại tháp thờ Phật, tháp là
biểu tượng của Phật.
1.2. Khái lược về Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc chùa, tháp Lào
1.2.1. Khái lược về Phật giáo Lào
Trước khi Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập vào Lào, ở đây đã tồn tại
tín ngưỡng dân gian về thờ “Phi”. Người Lào xưa tin rằng có rất nhiều vị thần.
Thần linh mà người Lào cho là có vị trí cao nhất là Phi Thẻn.
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ
VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật
giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều
kinh Phật, tượng Phật và những tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến
truyền bá Phật pháp. Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục
xong toàn bộ phần đất Bắc Lào họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và
phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Trong khi đó, từ phía Nam,


16

Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế
chế Ăngkor, thống trị từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa

cũng đã được truyền bá vào Lào. [14]
Sau khi vua Chậu Phà Ngừm dựng nước, chế độ chính trị phần nhiểu
mô phỏng theo vương triều Khmer của Campuchia, thời gian này Phật giáo
của Campuchia cũng bắt đầu du nhập vào Lào. Nhiều cao tăng, học giả sang
Lào để tổ chức công việc truyền thừa giáo lý, dân chúng Lào cũng đã chuyển
sang tin vào đạo Phật. Năm 1374, thời vua Chậu Phạ Nha Lạn Khăm Đẻng
chế độ chính trị bền vững, kinh tế phồn thịnh, nhà vua cho tổ chức nhiều tăng
hội nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Từ năm 1500 đến 1566 Phật giáo tiếp tục
được các triều vua Vi Xun La Lạt, Phô Thi Xản quan tâm và phát triển rộng
khắp ở Lào. Năm 1637, vua Soulina Vongxa lên ngôi, ông rất coi trọng tôn
giáo đã cho mở những trung tâm nghiên cứu Phật giáo, Lào trở thành trung
tâm Phật giáo ở Đông Nam Á. Vào thế kỷ XIX, Lào bị ngoại xâm, trước là
Miến Điện, sau là Thái Lan nhiều chùa tháp đã bị tàn phá. Năm 1893, Pháp
đặt nền đô hộ 3 nước Đông Dương. Dưới chế độ thống trị của Pháp tôn giáo
không được coi trọng. Tuy nhiên, theo truyền thống dân tộc, tuyệt đại đa số
nhân dân Lào đều theo Phật Giáo và duy trì tín ngưỡng dân gian. Hiện nay,
Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là hệ phái Tiểu thừa
(Thammajutnica) và hệ Đại thừa (Mahalikaya), trong đó hệ phái Tiểu
thừa chiếm đa số. Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính
cách dân tộc, nhân sinh của người Lào. [25]
1.2.2. Khái lược về nghệ thuật kiến trúc chùa, tháp Lào
Mỹ thuật Phật giáo ở Lào có thể xuất từ thời tiền Phà Ngừm, người Lào
đã sáng tạo nên nhiều công trình nghệ thuật đẹp và độc đáo. Tuy nhiên, do
nhiều biến động của lịch sử các công trình kiến trúc chùa tháp Phật giáo chủ
yếu ở Lào ngày nay đều có niên đại không sớm hơn thế kỷ XIV. Ở tỉnh Viêng


17

Chăn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hai khu hang động lớn mang tính chất

Phật giáo: khu hang Tham Vang Sang và khu Dan Su-ny vùng Bản Ngang,
trong những hang động này có các tượng Phật được làm theo phong cách hỗn
hợp Môn - Khơ me với những đặc điểm siêu thoát và trầm tư của nghệ thuật
Môn kết hợp với những yếu tố tả thực, khỏe và đầy sinh lực của nghệ thuật
Khơ me. Những tác phẩm này là những tiền đề, yếu tố quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển một nền nghệ thuật độc đáo của vương quốc
Lào sau này. [14]
Vương quốc Lào Lạn Xạng thống nhất dưới triều vua Chậu Phạ Ngừm
khoảng năm 1357, nhà vua đã cho lập Xiềng Đông Xiềng Thoong thành thủ
đô, cho xây dựng nhiều chùa tháp thờ phật tại trung tâm này. Những ngôi
chùa lớn được xây dựng là chùa Mạôlôm, chùa Xiềng Thoong. Sau khi Chậu
Phạ Ngừm qua đời, các đời vua nối tiếp nhau và mỗi đời vua trị vì vương
quốc sau khi qua đời đều được xây cho một ngôi chùa để tưởng nhớ và xây
cho một ngôi tháp đựng tro cốt của vị vua quá cố. Tiểu biểu là chùa Xiêng
Thoong ở Luông Pha Bang, với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong buông
xuống gần mặt đất, ngôi chùa chính bao quanh là những miếu, tháp nhỏ có
cùng một lối kiến trúc; từ ngoài vào trong, trên các tường có rất nhiều phù
điêu, điêu khắc, chạm trỗ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo Phật tích. Nghệ
thuật thời kỳ này cũng để lại một số kiến trúc tháp lớn như: tháp Xiêng Xẻn,
Thạt Luổng, tháp Pà Xắc. [25]
Năm 1550, Vi Xun La Lạt lên ngôi, ông cho rời đô từ Xiềng Thong về
Viêng Chăn, nhà vua cho xây nhiều chùa tháp ở Viêng Chăn. Những ngôi
chùa được xây dựng thời kỳ này có chùa Phạ Kẹo, chùa Ông Tự, chùa Xỉ
Mương,… Một số ngôi tháp lớn được xây dựng như: Thạt Luổng, Thạt Đăm,
Thạt Vi sun (H48). Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua
Xệt Tha thi lạt. Thạt Luổng vốn được xây trên nền một ngôi đền cũ, đây là


18


một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m,
cao 45m. Cấu trúc Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là
bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả
4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng
quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp
giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh có hình dáng tương tự như
tháp trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu,
được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang
nở ra bốn phía. Toàn bộ tháp được phủ một màu vàng rực rỡ. [14]
Khi tư bản phương Tây thâm nhập đất nước Lào bị chia cắt thành ba
tiểu vương quốc. Trong hoàn cảnh đó, những tác phẩm, công trình lớn tầm cỡ
quốc gia không được phát triển. Từ đây, tính đồng nhất của nghệ thuật Phật
giáo Lào nói chung của giai đoạn trước đã được thay thế bằng tính chất đa
dạng dựa trên cơ sở nhấn mạnh hoặc làm giảm đi yếu tố này hay yếu tố kia
những đặc trưng vốn có của nghệ thuật Phật giáo định hình ở thời kỳ trước.
Nghệ thuật Phật giáo Lào nói chung và nghệ thuật kiến trúc Lào nói riêng dần
dần thâm nhập vào từng bản mường làm cho nó có chất mộc mạc, thô sơ hơn
nhưng vẫn toát nên vẻ cao quý và linh thiêng nhưng cũng rất bình dị. [25]
1.3. Khái lược về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa, xã hội của
người Lào vùng Tây Bắc Việt Nam
Khái lược về địa lý
Địa bàn cư trú của người Lào ở vùng Tây Bắc chủ yếu ở các vùng giáp
gianh biên giới Việt - Lào, tập trung tại các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông
(tỉnh Điện Biên), Sông Mã (tỉnh Sơn La), Phong Thổ, Than Uyên (tỉnh Lai
Châu), đây là vùng núi cao, rừng rậm, hiểm trở, giao thông đi lại còn nhiều
khó khăn. Đặc điểm địa hình cư trú của tộc người này bản làng thường định
cư ven các con sông, suối, đất đai tương đối màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng


19


trọt, chăn nuôi. Khí hậu vùng người Lào cư trú thuộc khí hậu nhiệt đới, độ ẩm
trong không khí khá cao. [18]
Khái lược về lịch sử
Có thể nói rất khó xác định chính xác thời điểm đầu tiên khi người Lào
có mặt tại vùng Tây Bắc. Tìm hiểu nguồn gốc của người Lào ở vùng Tây Bắc,
qua hệ thống tư liệu có rất nhiều ý kiến phong phú.
Người Lào, Thái, Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun ở vùng Tây Bắc đều có
chung truyền thuyết về quả bầu mẹ. Khi quả bầu mẹ vỡ ra gồm rất nhiều tộc
người chui ra, trong đó có cả tộc người Lào. [18]
Truyền thuyết dựng bản lập mường ở Sơn La kể rằng: Vào khoảng cuối
thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV một chi nhánh của người Lào do con út vua Lào
Pha Nha Nhọt Chom Cằm dẫn đầu đi tìm miền đất mới, qua các vùng Phiêng
Luông, Chiềng đi, Chi Lông, rồi đến các vùng Nà Bó (ngày nay thuộc xã
Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lập bản, lập mường. [18]
Ở Lai Châu, người Lào cũng giải thích sự xuất hiện của họ trên mảnh
đất này: Người Lào ở xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đến Việt
Nam khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Những người này có nguồn gốc ở
Xầm Nưa của nước Ai Lao di cư sang Việt Nam lên định cư ở bản Phiêng
Hào xã Mường Khoa, huyện Than Uyên. Năm 1948, một bộ phận chuyển lên
ở bản Nà Hiềng, Nà Tăm, Phiêng Rằng. [18]
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn và Đinh Xuân Lâm trong cuốn: “Điện Biên
trong lịch sử” đã khẳng định: người Lào lập nghiệp ở Điện Biên đã từ lâu.
Những chiếc tháp, những tượng phật là những di tích của họ để lại. Vào
khoảng thế kỷ XI, X sau công nguyên một bộ phận người Lào và Lự theo các
dòng sông Nậm U, Nậm Tà tràn xuống miền Bắc nước Lào hiện nay. Người
Lào ở đây thuộc nhóm Lào Bốc hay Lào Nọi. Trong cuộc khởi nghĩa của
Hoàng Công Chất vào thế kỷ XVIII ở Điện Biên, cùng với các dân tộc trong



20

vùng, người Lào đã chiến đấu dưới ngọn cờ của Hoàng Công Chất góp một
phần lớn vào công cuộc đánh đuổi giặc Phẻ (tháng 5/1754). Năm 1758 - 1762,
tộc người này cũng góp phần xây dựng thành Bản Phủ. [18]
Trong quá trình điền dã tại những nơi người Lào cư trú ở xã Mường Và,
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên một số người cao tuổi là dân tộc Lào đều thông tin rằng: nghe ông
cha nói lại tổ tiên của họ là ở bên nước Lào. Hiện nay, thỉnh thoảng họ vẫn
sang nước Lào thăm anh em họ hàng và ngược lại anh em họ hàng của họ ở
bên Lào cũng sang thăm anh em bên Việt Nam.
Như vậy, nguồn gốc cũng như thời điểm người Lào xuất hiện ở vùng
Tây Bắc Việt Nam còn nhiều giả thuyết cần những công trình nhân học
chuyên sâu mới có thể lí giải một cách minh bạch về vấn đề này.
Khái lược về Văn hóa
Người Lào nói tiếng Lào, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ
ngôn ngữ Tai - Kadai. Tộc người Lào sở hữu nhiều tri thức dân gian trong
ứng xử với nguồn nước, với rừng, với đất đai, dùng thuốc nam chữa bệnh, dự
báo thời tiết, dự đoán số mệnh con người, xem ngày tốt xấu... Hàng năm
người Lào thường tổ chức lễ cúng bản, cúng mường, lễ Mừng cơm, lễ hội té
nước cầu may. Người Lào ở vùng Tây Bắc đã từng có những nghề thủ công
làm gốm và dệt vải thổ cẩm... Trong kho tàng văn nghệ dân gian của họ có
những bài hát dân ca, điệu múa lăm vông, lăm tơi và các nhạc cụ truyền thống.
Về văn học dân gian của dân tộc Lào có những huyền thoại về quá trình di cư,
tìm đất lập đất dựng bản lập mường và những áng thơ ca cổ, các bài dân ca
nghi lễ đời người (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới, cầu cúng chữa bệnh tật và
tang ma...). Đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Lào ở vùng Tây
Bắc phải kể đến tín ngưỡng dân gian và những dấu ấn của tín ngưỡng Phật
giáo thông qua các hệ thống tháp cổ. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác



21

nhau, tín ngưỡng Phật giáo không còn trong đời sống của đồng bào. Cho đến
nay người Lào ở Sơn La, Điện Biên vẫn coi các tháp cổ ở trong vùng là
những biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng của họ. [18]
Khái lược về Xã hội
Người Lào tại Việt Nam, còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi, là
một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009, người Lào ở Việt Nam có dân số 14.928 người, cư trú tại
42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố (trong đó Lai Châu có 5.760 người, Điện
Biên có 4.564 người, Sơn La có 3.380 người). Người Lào thường mang họ Lò,
Lường, Vi,... mỗi họ có kiêng kỵ riêng và con cái lấy họ theo cha. Về hôn
nhân phổ biến là hình thức gia đình một vợ một chồng. Trong phong tục ma
chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Trong xã hội người Lào,
những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca.
Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà, sinh sống chủ yếu bằng
nghề làm nương rẫy và làm lúa ruộng. [18]
1.4. Sơ lược lịch sử, kiến trúc các tháp cổ của người Lào vùng Tây
Bắc Việt Nam
1.4.1. Tháp Mường Bám
Lịch sử
Tháp Mường Bám thuộc xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La. Tháp được Bộ VHTTDL xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
Quốc gia ngày 24/10/2012. Tên gọi của tháp theo địa danh xã Mường Bám,
có một số giả thiết về thời gian xây dựng tháp: Tháp bản Lào là công trình
kiến trúc tôn giáo do người dân tộc Lào theo Phật giáo xây dựng vào khoảng
thế kỷ 13. [3] Vào khoảng năm 1569 -1594 cư dân dân tộc Lào tại địa phương
đã xây dựng tháp. Trước kia, tại khu vực tháp vào tháng 4 dương lịch hàng



22

năm có tổ chức "lễ cầu mưa" vào vụ mùa mới, hiện nay tại đây không còn tổ
chức nữa. [39]
Kiến trúc
Quần thể kiến trúc của tháp trước kia theo tương truyền ngoài khu vực
xây dựng tháp còn có khu nhà ở dành cho các nhà sư làm bằng gỗ. Khu này
có diện tích khoảng 300m2, cách tháp khoảng 200m về phía bắc. [39]
Tháp Mường Bám được xây dựng bên sườn đồi tự nhiên, tựa lưng vào
đồi, địa hình tương đối bằng phẳng rộng khoảng 1ha. Mặt hướng đông của
tháp cách dòng suối Nậm Húa khoảng 300m (đây là một trong những suối đầu
nguồn của dòng sông Mã), bên kia suối là cánh đồng thuộc thung lũng Mường
Bám, hai bên dòng suối là khu vực cư dân sinh sống (H3). Mặt tháp phía bắc
và phía nam của tháp có các dãy đồi cao chạy theo hình cánh cung, mặt phía
tây là đồi cao. Từ vị trí của tháp có thể bao quát toàn bộ khu vực dân cư và
cánh đồng thuộc thung lũng Mường Bám nơi dòng Nậm Húa chảy qua. Tháp
được xây đặc toàn bộ bằng gạch vồ màu đỏ, gạch có kích thước dài 35 cm,
rộng 15 cm, dày 6 cm, gạch được kết nối với nhau bằng mạch vữa. Vữa dùng
trong xây dựng và tạo tác các phù điêu được pha trộn bởi các thành phần từ
vôi, cát, mật. Phần ngoài gạch xây tháp được chát một lớp vữa dày khoảng từ
2,5 cm đến 3 cm. Theo tương truyền qua câu chuyện của người dân bản địa
trước đây quần thể kiến trúc này gồm 5 tháp: 1 tháp to (tháp Mẹ), 04 tháp nhỏ
ở 4 góc. [39] Về kiến trúc hiện tại của tháp, một số cấu trúc, phù điêu đã bị
hỏng hoặc bong tróc nhưng vẫn có thể giúp cho việc nghiên cứu giá trị lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật của tháp. Tháp Mường Bám hiện tại có 2 tháp: một tháp
to và một tháp nhỏ (H4).
Tháp to (tháp Mẹ) cao 7,40m, cấu trúc được chia làm 3 phần lớn: phần
bệ tháp, phần thân tháp và phần ngọn tháp. Nhìn tổng quan tháp có hình dáng



23

cân đối theo trục đứng, từ phần bệ tháp đến thân tháp hình dáng thu nhỏ dần
đến hết phần ngọn tháp (H3,4,51).
Phần bệ tháp (H5,6,51,53) có cấu trúc mặt cắt ngang của khối hình
vuông, cao 2,05m, rộng 2,74m gồm 3 tầng khối lớn nối chồng lên nhau. Khối
tầng 1 là phần tiếp giáp mặt đất đã mất hết kết cấu bên ngoài. Khối tầng 2 có
cạnh chiều dài nhất 211cm. Khối tầng 3 gồm hai phần, diện mặt của các khối
này được uốn cong. Giữa các khối có sự phân tách bởi các khối mỏng tạo
thành đường gờ chạy song hành với khối trên và khối dưới, góc của các
đường gờ được vuốt nhọn nhô cao ở 4 góc. Mặt trên cùng của bệ tháp có hai
khối mỏng tạo liên kết với phần thân tháp.
Phần thân tháp (H7,8,51) có chiều cao nhất 245cm, rộng nhất 1,4m
gồm 4 tầng lớn. Phần 1 là khối hình bát úp, trên bề mặt được đắp nổi 8 mảng
phù điêu họa tiết có hình giống đầu voi, tương ứng với tám diện mặt của khối.
Phần 2 là khối hình bát giác đứng được chia làm hai phần (theo chiều dọc)
tương ứng và đồng dạng, giữa hai phần có dải gờ nổi hình chữ V kết nối hai
phần với nhau; các diện khối là diện phẳng, ở mỗi phần kết nối các khối có
dải họa tiết trang trí nhỏ hình cánh hoa cúc cách điệu chạy khép kín theo diện
mặt của khối. Phần 3 là khối hình giống hình đài sen, chia làm hai tầng; tầng
một nối tiếp phần thân tháp, giữa hai tầng có một khối mỏng, cong xòe úp
xuống tám diện của khối hình đài sen; khối tầng hai được tạo hình tương tự
như tầng một nhưng có độ rộng lớn hơn. Phần 4 khối thân tháp có hình bát
giác nối tiếp với phần ngọn tháp, tám diện được trang trí họa tiết hoa 8 cánh
và họa tiết hình tràng hạt nhỏ chạy đều phủ kín các diện đứng của khối; trên
bề mặt nằm ngang ở góc các khối này được gắn 08 cặp gạch nung có hình
dáng ½ lá đề, bề mặt trang trí họa tiết giống nhau.
Phần ngọn tháp (H9,51) là khối hình bầu dài hướng thiên, có chiều cao
2,9m, rộng nhất 55cm chia làm 4 phần. Phần 1 là khối bầu dài hình bát giác



24

tám cạnh, các mặt uốn cong không tranh trí họa tiết. Phần 2 có hình bát giác,
khối này có các diện thẳng đứng đóng vai trò là khối trung gian nối lên phần 3
của ngọn tháp (có họa tiết trang trí nhưng hiện nay đã bị bong tróc gần hết).
Phần 3 khối có hình khối tương đồng khối bầu dài ở phần 1 nhưng nhỏ và
ngắn hơn. Phần 4 là chóp tháp đã bị gẫy.
Tháp nhỏ (tháp con) có hình dáng gần giống với tháp to nhưng toàn bộ
khối có mặt cắt ngang hình vuông (H12,53). Tháp ở phía nam của tháp to,
cách tháp to 3m. Tháp có chiều cao 2,65cm, phần đế rộng nhất 140cm. Tháp
gồm 3 phần: phần bệ, phần thân, phần ngọn tháp (phần ngọn tiếp theo đã bị
gẫy). Phần bệ tháp (H12,53) chiều rộng 1,2m, chiều cao 25cm gồm hai tầng
khối hình vuông chồng lên nhau, thu nhỏ dần tiếp giáp với thân tháp; bốn góc
của khối tầng 2 được tạo hình hơi cong hướng lên. Phần thân tháp (H13,53)
cao 120cm, độ rộng nhất 96cm; cấu trúc được tạo bởi 4 khối: khối 1 hình
chóp cụt có phù điêu đắp nổi, bố cục phân đều trên bốn cạnh và bốn diện của
khối; khối 2 có các diện phẳng, được chia đôi bởi 1 đường gờ nhỏ, có các dải
họa tiết nhỏ phân bố đều quanh các diện; khối 3 có hình khối chóp ngược,
phần trên được tạo hình uốn cong diện mặt và loe rộng một chút; khối 4 là
khối ở vị trí trung gian nối tiếp thân tháp với phần ngọn tháp, khối này chia
làm hai tầng, các diện được tranh trí họa tiết và gắn gạch nung trang trí. Phần
ngọn tháp hiện tại (H13,53) có chiều cao 120cm, độ rộng nhất 49cm, chia làm
2 phần: phần 1 là khối dạng hình bầu dài bốn diện, các diện được uốn cong,
không có họa tiết trang trí; phần 2 được chia làm 3 tầng có họa tiết nhỏ xen kẽ
nhau.
1.4.2. Tháp Mường Và
Lịch sử
Tháp Mường Và được công nhận di tích theo quyết định số 95-1998

QĐ/BVHTT ngày 24/01/1998. Hiện nay có nhiều giả thuyết và truyền thuyết


25

về lịch sử và quá trình xây dựng tháp. [39] Theo truyền thuyết kể lại, cách đây
khoảng 400 năm có một ông thầy địa lý người Hoa đi qua vùng đất này, thấy
có cảnh đẹp, thuận lợi về địa lý. Ông thầy địa lý đã bàn với Chẩu Hua (người
đứng đầu trong vùng) để xây dựng chùa và tháp. Chẩu Hua đã huy động nhân
dân trong vùng khởi công đắp quả đồi ngay tại trung tâm bản. Sau khi đắp đồi
xong, Chẩu Hua cho xây tháp và dựng chùa. Năm 1965 máy bay Mỹ bắn phá
đã phá hỏng một phần ngọn tháp (ngọn tháp 0,60m). Trận động đất năm 1983
làm cho tháp bị nứt dọc, phù điêu, họa tiết trang trí, vữa trát xung quanh bị
bong lở nhiều. [39] “Theo cụ Khăm Pheng 142 tuổi cho biết ngôi tháp này
được xây trước lúc cụ sinh ra khoảng 10 năm. Điều đó được tất cả các cụ già
ở Mường Và hiện nay thừa nhận. Như vậy, ngôi tháp này được xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ 18”. [36]
Kiến trúc
Trong một số tài liệu mô tả kiến trúc tháp trước khi được trùng tu có
một số đặc điểm lớn như sau: Tháp được dựng trên quả đồi nhân tạo cao 30m
về phía nam. Tháp đã bị gẫy phần ngọn, thân tháp gồm 6 hình khối chồng lên
nhau càng lên cao càng nhỏ dần. Gạch dùng xây tháp có chiều dài 0,32m,
rộng 0,16m, dày 0,08m. [36] Liên quan đến tháp có thể có 2 ngôi chùa, dấu
tích còn lại chỉ là nền: một ở phía Tây Nam của tháp, cách tháp chừng 50m và
một ở phía Đông Nam bản Mường Và, cách tháp chừng 1,5km. Cả 2 đều tìm
thấy nền móng và gạch vồ giống gạch xây tháp. [3] Tại nhà trưng bày dưới
chân tháp hiện nay có trưng bày 10 hiện vật (H25) là những tượng Phật có
kích thước nhỏ, được khai quật khi trùng tu tháp gồm: 4 tượng còn nguyên
vẹn và 6 tượng không còn nguyên vẹn (tư liệu điền dã tháng 12/2016 và tháng
3/2017). Kiến trúc hiện tại của tháp Mường Và sau khi trùng tu (H15,16,53):

tháp có chiều cao 13m, bề rộng 3,05m, được sơn màu trắng, mặt chính của
tháp quay về hướng đông, hai bên hướng bắc và hướng nam là các dãy đồi


×