Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

SỰ CHUYỂN BIẾN về tạo HÌNH TRONG MINH họa TRANH TRUYỆN THIẾU NHI ở VIỆT NAM từ 1995 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.47 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN PHƯƠNG THU

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ TẠO HÌNH
TRONG MINH HỌA TRANH TRUYỆN THIẾU NHI Ở VIỆT NAM
TỪ 1995 ĐẾN 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN PHƯƠNG THU

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ TẠO HÌNH
TRONG MINH HỌA TRANH TRUYỆN THIẾU NHI Ở VIỆT NAM
TỪ 1995 ĐẾN 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)


Mã số: 60 21 01 02
Khóa: 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương

Hà Nội – 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Cty

Công ty

GS

Giáo sư

H

Hình

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư


TK

Thế kỉ

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang

TK

Thế kỉ


1

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .. 10
1.1. Khái niệm “Sự chuyển biến về tạo hình trong minh họa truyện thiếu
nhi” .................................................................................................................. 10
1.2. Khái quát về nghệ thuật minh họa tranh truyện cho thiếu nhi tại Việt
Nam. ................................................................................................................ 15
1.2.1. Nghệ thuật minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam trước 1995 .. 15

1.2.2. Nghệ thuật minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam từ 1995 đến
2015. ............................................................................................................ 18
1.3. Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến về mặt tạo hình trong
minh họa tranh truyện thiếu nhi tại Việt Nam........................................... 19
1.3.1. Sự thay đổi về nhu cầu thẩm mĩ ........................................................ 19
1.3.2. Sự thay đổi về thế hệ họa sĩ .............................................................. 20
1.3.3. Sự thay đổi về công nghệ trong sáng tác minh họa .......................... 22
Tiểu kết ........................................................................................................... 23
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHUYỂN BIẾN TẠO HÌNH
TRONG MINH HỌA TRANH TRUYỆN THIẾU NHI TẠI VIỆT NAM TỪ
1995 ĐẾN 2015 .............................................................................................. 25
2.1 Sự chuyển biến về hình thể trong minh họa tranh truyện thiếu nhi
Việt Nam từ 1995 – 2015 ............................................................................... 25
2.1.1. Hình thể mang tính tả thực .............................................................. 28
2.1.2. Hình thể mang tính trang trí ............................................................ 31
2.2. Sự chuyển biến về màu sắc trong minh họa tranh truyện thiếu nhi
Việt Nam từ 1995 – 2015 ............................................................................. 33


2

2.3. Sự chuyển biến về bố cục và không gian trong minh họa tranh
truyện thiếu nhi Việt Nam từ 1995 – 2015 ................................................ 35
2.3.1. Sự chuyển biến về bố cục ................................................................ 35
2.3.2. Sự chuyển biến về không gian ........................................................ 37
2.4. Sự chuyển biến về chất liệu và kĩ thuật sáng tác.............................. 41
Tiểu kết .......................................................................................................... 43
Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ
TẠO HÌNH TRONG MINH HỌA TRANH TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT
NAM TỪ 1995 – 2015 ................................................................................... 45

3.1. Những thành công của chuyển biến tạo hình trong minh họa tranh
truyện thiếu nhi giai đoạn 1995 – 2015 ....................................................... 45
3.1.1. Sự phong phú về tạo hình ................................................................ 45
3.1.2. Sự đa dạng về phong cách .............................................................. 50
3.1.3. Sự cởi mở trong tư duy sáng tác ..................................................... 51
3.2. Những hạn chế của sự chuyển biến tạo hình trong minh họa tranh
truyện thiếu nhi ở Việt Nam từ 1995 – 2015 ............................................ 51
3.2.1. Hạn chế về mặt tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi ở
Việt Nam từ 1995 - 2015 ........................................................................... 51
3.2.2. Hạn chế về biểu hiện tính dân tộc trong minh họa tranh truyện
thiếu nhi ở Việt Nam từ 1995 - 2015 ........................................................ 53
Tiểu kết .......................................................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 58
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 62


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Những ấn phẩm tranh truyện thiếu nhi tốt mang nhiều giá trị quan trọng
trong việc truyền tải kiến thức, phát triển nhân cách cũng như định hướng
thẩm mĩ cho trẻ em. Đó gần như là một trong những viên gạch đầu tiên góp
phần xây dựng thế giới quan cũng như định hướng thẩm mĩ cho trẻ em.
Trong số rất nhiều thể loại sách, truyện dành cho thiếu nhi thì tranh
truyện là thể loại rất phổ biến và rất gần gũi tại Việt Nam. Vẽ tranh truyện
thiếu nhi ở Việt Nam đã bắt đầu được triển khai từ khoảng cuối những năm
1950 khi nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập. Tuy nhiên, từ năm 1995
cho đến 2015, tức là 20 năm mở cửa tiếp xúc nhiều hơn với thế giới, nhìn

chung các ấn phẩm tranh truyện thiếu nhi đã có nhiều chuyển biến. Có nhiều
đổi mới trong công nghệ phục vụ việc vẽ và in ấn, cũng như có nhiều xu
hướng thẩm mĩ mới được du nhập. Thêm vào đó, mỗi năm lại có một thế hệ
họa sĩ mới tham gia vào công việc sáng tác tranh truyện. Sự vận động nhanh
dần về mọi mặt đó ảnh hưởng rất lớn đến công việc minh họa tranh truyện của
các họa sĩ, mà dễ nhận thấy nhất chính là mảng tranh truyện cho thiếu nhi. Đi
đôi với những sáng tác chất lượng và mới mẻ thì cũng ngày càng nhiều những
ấn phẩm có minh họa còn dễ dãi, tạo hình yếu kém và thiếu tính thẩm mĩ đang
cùng tồn tại.
Thực trạng về minh họa tranh truyện cho thiếu nhi Việt Nam cũng từng
được đề cập đến trong một số bài viết, bài báo, luận văn. Tuy nhiên thường
được đề cập chung chung cùng với truyện tranh, sách khoa học…v.v dành
cho thiếu nhi chứ chưa từng được nghiên cứu sâu sự chuyển biến về mặt tạo
hình trong tranh truyện thiếu nhi. Ta có thể thấy rằng tranh truyện thiếu nhi là
một loại sách vừa có tính giải trí, vừa có tính giáo dục. Hình ảnh đẹp sẽ hấp
dẫn trẻ em và giúp ghi dấu trong kí ức trẻ nhỏ những câu chuyện hay, những
bài học về cuộc sống. Sau nhiều năm phát triển, sự thay đổi, chuyển biến về


4

tạo hình trong các minh họa tranh truyện dành cho thiếu nhi của Việt Nam là
vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Chính vì vậy,
học viên chọn nghiên cứu đề tài “Sự chuyển biến về tạo hình trong minh họa
tranh truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ngoài nước:
Minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam cũng như sự chuyển biến tạo
hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam chưa được đề cập tới.

Tuy nhiên vấn đề về tạo hình và minh họa có thể tìm được trong một số cuốn
sách sau:
Bernard Duc (1992) L’Art de la composition et du cadrage: peinture,
photographie, bandes dessinées, publicité, nxb Fleurus, Paris. ( Bản tiếng Việt
là Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho hội họa, nhiếp ảnh, tranh truyện
và quảng cáo, họa sĩ Đức Hòa lược dịch). Cuốn sách phân tích rất nhiều vấn
đề cơ bản về bố cục trong nghệ thuật thị giác như hội họa, nhiếp ảnh, tranh
truyện và quảng cáo. Cuốn sách bao gồm 16 chương phân tích một cách khoa
học nguyên tắc hoạt động của mắt người và các lý thuyết bố cục theo sau đó.
Cuốn sách là một công cụ cần thiết cho việc nghiên cứu sự chuyển biến tạo
hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi.
Uri Shulevitz (1985) Writing with Pictures: How to Write and Illustrate
Children's Books. Cuốn sách dày 272 trang, với khoảng hơn 600 minh họa
lớn nhỏ và rất nhiều kiến thức về minh họa sách thiếu nhi. Cuốn sách bao
gồm 4 phần. Phần 1 mở đầu bằng việc phân biệt các thể loại sách cho thiếu
nhi, quan hệ giữa hình ảnh và lời trong tranh truyện. Phần 2 cụ thể hóa công
việc vẽ minh họa tranh truyện của chính tác giả qua việc lên kế hoạch từng
bước làm việc rất khoa học và rõ ràng. Phần 3 được bắt đầu với lý thuyết:
mục đích minh họa là để làm rõ thêm hoặc sáng tỏ một số nội dung truyện, do


5

vậy các họa sĩ minh họa cần phải tạo nên những hình ảnh có nhiều thông tin.
Sau đó là nghiên cứu kĩ tất cả các vấn đề xoay quanh như kích thước, số
lượng tranh, hình ảnh tham khảo, bố cục, kỹ thuật và phong cách. Phần 4 nói
về các vấn đề in ấn trước khi xuất bản. Mặc dù chương cuối vào thời điểm
hiện tại ít còn giá trị thực tế, nhưng toàn bộ phần còn lại của cuốn sách vẫn là
tài liệu tham khảo cực kì hữu ích đối với các họa sĩ minh họa hiện đại, đồng
thời cũng là nguồn tư liệu cần thiết cho nghiên cứu của luận văn.

Bài viết trên website design.tutsplus.com của Monika Zagrobelna
(2015) có tự đề “10 Basic Mistakes in Digital Painting and How to Fix Them”
chỉ ra một số vấn đề cơ bản trong kỹ thuật vẽ trên máy tính (Digital painting)
mà những họa sĩ nghiệp dư thường hay mắc phải. Qua bài viết ta cũng nhận
thấy rằng rất nhiều minh họa tranh truyện thiếu nhi tại Việt Nam vẽ trên máy
tính có chất lượng chưa cao một phần là do kỹ thuật yếu kém được chỉ ra
trong bài viết.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:
“Minh họa” được đề cập đến nhiều trong các sách nghiên cứu mỹ thuật
trong nước. Minh họa được xác định nằm trong nghệ thuật đồ họa. Có rất
nhiều cuốn sách nghiên cứu về nguyên lý của nghệ thuật tạo hình. Những tài
liệu này mang tính khoa học, khái quát, đưa ra những khái niệm và ví dụ cụ
thể, trở thành tài liệu tham khảo mang tính lý thuết của đề tài nghiên cứu.
Cuốn Nghệ thuật đồ họa của Phó giáo sư Nguyễn Trân, tác giả hệ
thống những đặc thù cơ bản của ngôn ngữ đồ họa, khái quát lịch sử đồ họa
cùng với một số họa sĩ chuyên sâu về đồ họa. Sách được chia làm bốn phần.
Tác giả đã dày công nghiên cứu khoa học và hệ thống về đồ họa, tuy nhiên
không đi sâu vào thể loại đồ họa nào. Tác giả đưa ra khái niệm về minh họa
sách, báo, không đề cập đến minh họa tranh truyện thiếu nhi.
Nói về tạo hình, phải kể đến cuốn Nguyên lý hội họa đen trắng do tác
giả Vương Hoằng Lực dày công nghiên cứu trong hơn 10 năm. Là một tác


6

phẩm lý luận mỹ thuật có tính khoa học, tính hệ thống, tính hoàn chỉnh với
nội dụng phong phú, trình bày xác thực, tỉ mỉ, tranh và lời tương ứng, cố gắng
hình tượng hóa lý nghệ thuật thị giác. Những người nghiên cứu về vấn đề mỹ
thuật đều cần một cuốn sách tham khảo như thế này. Cuốn sách bao quát
những quy luật và nguyên tắc hội họa. Bắt đầu từ viễn cổ, đi ra theo hướng

tương lai. Trình bày lý luận bằng ngôn ngữ tinh luyện, sau mỗi đoạn văn lại
được phối hợp minh họa bằng những bức tranh được lựa chọn kỹ, hình tượng
tươi mới, sinh động, có sức thuyết phục. Như vậy về mặt lý luận, giúp ích rất
nhiều cho việc lý giả và trình bày. Từ góc độ mỹ thuật, công trình nghiên cứu
này đã trình bày khái quát hình thức nghệ thuật của hội họa, ý nghĩa sâu sắc
của hình thức, giá trị của cái đẹp hình thức, quy luật và nguyên tắc của hình
hình thức, nhiều hình thức biểu hiện của cái đẹp hình thức và những nhân tố
kết cấu bên trong… Nhìn rộng ra, cuốn sách không dừng lại ở hội họa đen
trắng, còn chứa đựng cả nguyên lý của nghệ thuật hội họa, là tài liệu hữu ích
cho vấn đề nghiên cứu đưa ra ở luận văn.
Ngoài các sách công cụ, một số khóa luận, luận văn cũng đã đề cập một
phần về minh họa hay tranh truyện.
Nguyễn Hữu Khoa (1997), Họa sĩ với hướng tìm mới cho tranh truyện
thiếu nhi, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu về tranh truyện thiếu nhi, nhưng không phân định rõ
được khái niệm truyện tranh và tranh truyện, nội dung nghiên cứu cũng không
rõ ràng.
Lê Duy Nhiếp (2000), Những suy nghĩ và cảm nhân xem tranh truyện
của họa sĩ Tạ Thúc Bình, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học mỹ thuật Hà
Nội. Luận văn phân tích về tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi của
họa sĩ Tạ Thúc Bình qua một số tác phẩm tiêu biểu.
Nguyễn Quang Huy (2014), Thẩm mỹ tạo hình trong truyện tranh hiện
đại Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay, Luận văn tốt nghiệp Đại học mỹ thuật


7

Việt Nam, Hà Nội. Luận văn đi sâu vào phân tích về tạo hình truyện tranh
hiện đại Việt Nam, các vấn đề trong quá khứ và hiện tại. Có phân tích rất rõ
ràng về sự khác nhau giữa truyện tranh và tranh truyện.

Lê Quang (2016), Tạo hình nhân vật điển hình trong truyện tranh lịch
sử Việt Nam nhà xuất bản Kim Đồng, giai đoạn 1990 – 2015. Luận văn thạc
sỹ. Luận văn đóng góp nhiều giá trị về vấn đề tạo hình nhân vật trong các ấn
phẩm truyện tranh và tranh truyện lịch sử của nhà xuất bản Kim Đồng.
Một số bài báo viết về sách thiếu nhi cũng cung cấp nhiều thông tin về
hoạt động sáng tác tranh truyện thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng từ
trước đến nay, hoặc cũng đặt ra một vài vấn đề cơ bản về hoạt động sáng tác
cho thiếu nhi ở Việt Nam như:
Tô Chiêm có bài viết “55 năm làm mỹ thuật trên sách thiếu nhi”,
Vnexpress, 16/6/2012. Bài báo khái quát 55 năm hoạt động của nhà xuất
bản Kim Đồng về mảng sách thiếu nhi và tổng hợp thông tin về các thế hệ
họa sĩ đã và đang tham gia sáng tác tranh truyện thiếu nhi tại nhà xuất bản
Kim Đồng.
“Tranh truyện Việt Nam: Bỏ ngỏ đến bao giờ?” của Tô Chiêm trên
Tienphong online, 1/6/2014. Bài báo đưa ra một số thống kê và nêu lên hiện
trạng sáng tác và xuất bản truyện tranh, tranh truyện Việt Nam thời hiện đại.
Tài liệu tham khảo “Sách tranh dành cho thiếu nhi” trên trang chủ của
nhà xuất bản Nhã Nam giới thiệu thể loại sách tranh (picturebook) và phân
biệt với các thể loại truyện tranh (comic) và tranh truyện (Illustrated book).
Nhìn chung các tài liệu trên đã có ít nhiều đề cập đến vấn đề tạo hình,
minh họa tranh truyện… Song, chúng chưa đi vào khía cạnh sự chuyển biến
về tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi ở Việt Nam từ 1995 – 2015.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu để làm rõ sự chuyển biến về mặt tạo hình trong minh họa tranh
truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015.


8

- Luận văn góp phần đánh giá sự chuyển biến về tạo hình của tranh truyện

thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sự chuyển biến về mặt tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi
tại Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chọn khoanh vùng các ấn phẩm tranh truyện cổ tích và
tranh truyện dân gian Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015, chủ yếu tập trung vào
các ấn phẩm của Nxb Kim Đồng vì các lí do sau:
- 1995 là thời điểm đánh dấu sự mở cửa của đất nước. Có rất nhiều sự thay
đổi trong kinh tế, xã hội và nó bắt đầu kéo theo sự thay đổi về văn hóa,
nghệ thuật.
- Tranh truyện cổ tích, dân gian là một trong số những thể loại sách dành cho
thiếu nhi luôn được đặc biệt quan tâm và tái bản rất nhiều lần, với nhiều minh
họa khác nhau. Qua các phiên bản ta có thể thấy rõ hơn về sự chuyển biến
trong tạo hình tranh truyện thiếu nhi tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015.
- Nxb Kim Đồng là đơn vị có lịch sử gắn bó lâu dài với thể loại tranh truyện
và các ấn phẩm dành cho thiếu nhi. Các họa sĩ minh họa tiêu biểu trong nước
hầu hết đều đã từng hợp tác với Nxb Kim Đồng. Vì vậy luận văn tập trung
chủ yếu vào các ấn phẩm tranh truyện cổ tích của Nxb Kim Đồng, tuy nhiên
vẫn cố gắng tổng hợp ấn phẩm tranh truyện cổ tích của các Nxb khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng ba phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Sưu tầm các đề tài nghiên cứu,
các bài báo khoa học liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận văn, từ đó tổng hợp lại thông tin.


9


Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích sự chuyển biến tạo hình
của tranh truyện thiếu nhi giai đoạn 1995 – 2015 và so sánh với giai đoạn
trước đó.
Phương pháp nghệ thuật học: phân tích thẩm mỹ tạo hình các đối tượng
nghiên cứu.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn:
- Đóng góp về mặt lí luận: Góp phần nghiên cứu về vấn đề chưa được
quan tâm là sự chuyển biến về tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi
Việt Nam giai đoạn 1995 -2015.
- Đóng góp thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra thực trạng về sự chuyển biến
trong tạo hình minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam, là tài liệu tham khảo
cho các cơ sở đào tạo Mỹ thuật, đồ họa, các nhà xuất bản, các họa sĩ và các
đối tượng cần nghiên cứu khác.
7. Cấu trúc luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu, ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2
trang) và Phụ lục (28 trang), Tài liệu tham khảo (3 trang), nội dung chính
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung của đề tài nghiên cứu ( 13 trang)
Chương 2: Những biểu hiện về chuyển biến tạo hình trong minh họa tranh
truyện thiếu nhi tại Việt Nam từ 1995 đến 2015 ( 19 trang)
Chương 3: Thành công và hạn chế của sự chuyển biến về tạo hình trong minh
họa tranh truyện thiếu nhi ở Việt Nam từ 1995 - 2015 (10 trang)


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu về sự chuyển biến tạo hình
trong minh họa tranh truyện từ 1995 đến 2015, trong chương 1 luận văn

hướng tới làm rõ các khái niệm liên quan đến nội dung của đề tài như khái
niệm sự chuyển biến tạo hình và minh họa tranh truyện Việt Nam. Bên cạnh
đó chương 1 đưa ra cái nhìn khái quát về minh họa tranh truyện Việt Nam từ
1995 đến 2015.
1.1. Khái niệm “Sự chuyển biến về tạo hình trong minh họa truyện
thiếu nhi”
Khái niệm “sự chuyển biến”
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của Hoàng Phê, chuyển biến là:
“Biến đổi sang trạng thái khác trước” [32; tr 144].
Theo Từ điển tiếng Việt 1994 – Nxb Khoa học xã hội, giải thích đơn giản
chuyển biến là: “Bắt đầu thay đổi tích cực” [10; tr 191]. sTuy nhiên, trong hội
họa, sự chuyển biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực (thường là tích cực)
Sách Từ điển tiếng Việt phổ thông – Nxb Khoa học xã hội giải thích
chuyển biến là: “Biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường nói về lĩnh vực
tư tưởng, hoạt động của con người và thường theo hướng tích cực” [41; tr 252]
Sách Đại từ điển Tiếng Việt (1999) của tác giả Nguyễn Như Ý, cho
rằng: “Chuyển biến là những biến đổi theo chiều hướng tích cực của tư tưởng
và hoạt động của con người: những chuyển biến đáng mừng, tạo ra sự chuyển
biến căn bản” [46; tr 407]
Khái niệm về tạo hình
Theo Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học thì tạo hình là: “Tạo ra
các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [38; tr 860].


11

Trong Từ điển tiếng Việt 1994 – Nxb Khoa học xã hội có ghi tạo hình
là: “ nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những
bức họa, pho tượng” [10; tr 716]
Trong cuốn Từ điển bách khoa – T-Z thì tạo hình là “thủ pháp sáng tạo

nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục.
Theo nghĩa rộng, tạo hình bao gồm hoạt động hội họa, điêu khắc, mỹ thuật
ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh. Theo nghĩa hẹp, tạo hình là hoạt động thuộc
hội họa giá vẽ và điêu khắc. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt phẳng,
bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, hình diện. Điêu khắc là nghệ thuật tạo
hình trong không gian ba chiều, bằng các khối có thể tích. Mỹ thuật ứng dụng
và kiến trúc sử dụng các phương tiện tạo hình vào việc tạo dáng sản phẩm, sáng
tạo môi trường không gian mang giá trị thẩm mỹ và công năng.” [45; tr 60]
Về cơ bản, các từ điển trên giải thích khái niệm tạo hình một cách đơn
giản là nghệ thuật được biểu hiện bằng hình thể trong nghệ thuật tạo hình
thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản. Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa,
đồ họa, điêu khắc và kiến trúc. Những yếu tố tạo hình nghệ thuật chung
nhất ở các thể loại tạo hình nghệ thuật là đường nét, màu sắc, không gian,
ánh sáng...
Mảng là một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt
tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung
quanh nó… thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm
nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói
đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các
mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng
thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các
nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên
một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều


12

hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập
hợp của một hoặc nhiều mảng. [30; tr 129]
Hình dạng là một vùng nổi bật từ không gian kề cận hoặc không gian

bao quanh nó, do nó được xác định hoặc có liên quan đến một đường biên
hoặc do những khác biệt về sắc độ, màu sắc, cấu trúc cơ bản. [30; tr 115]
Qua các lập luận trên, quan điểm riêng của luận văn về mảng như sau:
Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, được bao quanh và giới
hạn bởi đường và nét tạo nên. Một bức tranh được hình thành trên cơ sở của
nhiều mảng tập hợp lại. Sự sắp xếp, tổ chức của các mảng, qua sự sáng tạo
của họa sĩ, đã để lại cho nhân loại những kiệt tác với rất nhiều trường phái và
phong cách khác nhau.
Còn đường nét là con đường của một điểm chuyển động được tạo ra
bởi công cụ, khi nó chuyển động ngang qua một vùng. Một đường nét thường
có vẻ rõ ràng vì nó tương phản với những sắc độ quanh nó. Các đường nét ba
chiều có thể được thực hiện bằng một sợi dây, những cái ống, các que cứng,
dây kim loại và nhiều thứ tương tự. [46; tr 96]
Không gian, theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là khoảng
cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu. Trên mặt
phẳng của tranh, người xem dễ dàng thấy khoảng cách giữa các vật thể
theo chiều ngang và dọc, còn để nhận biết được vị trí trước sau của các vật
thể, người xem chỉ có thể thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc độ đậm
nhạt rõ ràng. [30; tr 96]
Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật”, không gian là khoảng cách
hoặc tầm xa có thể đo được giữa các điểm hoặc những hình ảnh. [46; tr 217]
Trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” màu sắc là các màu
khác nhau trong thiên nhiên hay màu bản thân của từng vật thể. Màu sắc nhờ
ánh sáng rọi vào nên chúng có nhiều sắc độ phong phú mà người họa sĩ phải
quan sát và khám phá. Màu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hòa


13

sắc. Ngày nay, khoa học phân tích màu sắc vẫn đang được nghiên cứu. Nhiều

nhà bác học đã thấy được bản chất của một số màu. Tuy thế, khái niệm màu
sắc chưa được xác định rõ về nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ
màu sắc chỉ được mang ý nghĩa tương đối [30; tr 104]
Màu sắc theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” là đáp ứng của thị
giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như đỏ,
lục, lam…, những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự
chuyển màu. [46; tr 175]
Chất cảm, theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là cảm xúc
được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật)
hoặc cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng... Chất cảm của phương tiện
tạo hình đã tác động trực tiếp lên mắt (cơ quan của thị giác). Người ta nhận
biết một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu
tạo vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt
được đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Cảm giác
về vật chất hay chất cảm là yếu tố không thể thiếu trong một bức tranh dù vẽ
theo trường phái nào. [30; tr 40]
Khái niệm “minh họa tranh truyện thiếu nhi”
Theo “Từ điển tiếng Hán” thì dịch nghĩa từ minh tức là làm sáng tỏ,
họa tức là hình vẽ. Vậy minh họa là dùng những hình vẽ để làm sáng tỏ một
vấn đề nào đó.
Theo “Từ điển Bách khoa tập 2 từ E-M” thì minh họa là hình ảnh gắn
liền với bài viết giống như tiểu họa trong các cuốn sách viết tay cổ. Minh họa
vừa có chức năng tư liệu, vừa có chức năng thẩm mỹ làm sáng tỏ thêm nội
dung bài viết, vừa tạo hứng thú cho người đọc. Ban đầu minh họa đóng vai trò
thứ yếu mang tính chất tư liệu cho những sách tôn giáo, về sau minh họa mới
đi vào những cuốn sách đời thường. Kĩ thuật đầu tiên dùng cho minh họa là khắc


14


gỗ, sau đó đến khắc kim loại (thế kỉ 16), khắc đá (thế kỉ 18). Đến cuối thế kỉ 19
kĩ thuật chụp in đã giúp cho việc làm minh họa thêm dễ dàng. [43; tr 920]
Trong sách “Con mắt nhìn cái đẹp” của Nguyễn Quân cho rằng, minh
họa thuộc thể loại đồ họa. Khi xuất hiện nghề in, báo chí và công nghiệp in
sách thì nghề minh họa mới phát triển. Minh họa phục vụ các sáng tác văn
học, các bài viết văn hóa, khoa học, xã hội... Khi chưa có ảnh thì toàn bộ phần
nhìn của báo chí do minh họa đảm đương.[35; tr 83]
Theo cuốn “Giáo trình mỹ thuật học”, tranh minh họa đóng một vai trò
quan trọng trong đồ họa sách báo. Nó làm sáng tỏ thêm cho nội dung tác phẩm,
nâng cao giá trị cho nội dung và làm cho tác phẩm đẹp hơn. [18; tr 142]
Minh họa sách có từ rất sớm, từ thời xa xưa, những cuốn Kinh thánh
chép tay hay sớm hơn là cuốn “Kinh kim cương bát nhã” ở Trung Hoa đã thể
hiện về cuộc đời, những câu chuyện xoay quanh thần linh và tôn giáo.
Vậy, tranh minh họa là những hình vẽ được dùng trong sách báo,
truyện, thơ nhằm làm sáng tỏ cho nội dung của chữ viết trong đó.
Khái niệm tranh truyện thiếu nhi
Hiện nay chưa có một khái niệm riêng hoặc bao quát chung nào về
tranh truyện, chỉ có một số nhận định về tranh truyện như sau:
Nhà phê bình Nguyễn Quân cho rằng: tranh truyện là những loạt tranh
minh họa cho một cốt truyện cổ tích để trẻ em dễ theo dõi và người lớn dựa
vào tranh kể chuyện cho bé nghe. [35; tr 84]
Khái niệm này của Nguyễn Quân đã phần nào đưa ra ý kiến khá khách
quan về định nghĩa tranh truyện. Tuy vậy, định nghĩa này là vẫn chưa đầy đủ
và bao quát cho khái niệm tranh truyện.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, thì tranh truyện là
tranh kể lại một câu chuyện có chữ lời [38; tr 1025]
Theo cuốn “Từ điển mỹ thuật phổ thông” của Đặng Bích Ngân thì tranh
truyện là tranh dùng để kể chuyện, có chú thích, nói về một truyện cổ tích,



15

một truyện lịch sử, một anh hùng, một chiến công, một nhân vật xuất sắc
trong lao động, chiến đấu, đáng được biểu dương và làm gương cho mọi
người noi theo… Tranh có thể được vẽ hoặc in trên một tờ giấy chia làm
nhiều ô, sắp xếp liên tiếp nhau hoặc theo thứ tự trước sau, dựa vào văn bản
hoặc in thành tập, thành sách. Nhiều họa sĩ Việt Nam khá nổi tiếng trong làng
vẽ tranh truyện như họa sĩ Mai Long, Nguyễn Bích, Huy Toàn, Tạ Thúc Bình,
Ngô Mạnh Lân.[30; tr 151]
Qua các định nghĩa và nhận định trên về minh họa và tranh truyện ta
có thể đưa ra được rằng: tranh truyện thiếu nhi là một thể loại đồ họa ứng
dụng, trong đó sử dụng các hình ảnh sinh động, gần gũi dễ hiểu, dễ nhớ để
minh họa cho các cốt truyện dành cho thiếu nhi, làm sáng rõ câu chuyện và
tăng tính thẩm mỹ cho câu chữ, gây sự thích thú cho thiếu nhi qua ngôn ngữ
biểu hiện.
Tranh truyện thiếu nhi gồm hai phần chính là phần truyện và phần
tranh. Phần truyện là do các nhà văn viết ra, phần tranh là do họa sĩ thể
hiện. Có thể nói, tranh truyện là sản phẩm kết hợp từ nghệ thuật văn học và
nghệ thuật tạo hình.
Qua các lập luận trên, luận văn đi đến xác định “sự chuyển biến tạo
hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi” là sự thay đổi, biến chuyển trong
cách sử dụng các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, không gian, màu
sắc, bố cục…để làm rõ những ý tưởng, nội dung, sáng tạo của tác giả văn học
được biểu hiện thông qua tác phẩm minh họa của mình.
1.2. Khái quát về nghệ thuật minh họa tranh truyện cho thiếu nhi tại
Việt Nam.
1.2.1. Nghệ thuật minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam trước 1995
Các tác phẩm minh họa sách báo được lưu hành đầu tiên và luôn phát
triển cùng ngành đồ họa báo chí ở Việt Nam. Các minh họa trên báo, tạp
chí thường làm sáng tỏ hình ảnh nhân vật qua tác phẩm văn học. Trên mỗi



16

tờ báo hoặc cuốn tạp chí thường có sự xuất hiện của tranh minh họa ở trang
bìa hoặc các chuyên mục. Từ những năm 1932 những hình ảnh biếm họa
đầu tiên xuất hiện trên báo Phong Hóa của nhóm văn nghệ sĩ Tự Lực Văn
Đoàn do nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Trường Tam làm thủ lĩnh đã gây ấn
tượng mạnh mẽ đến công chúng. Sau đó là sự tiếp nối thành công của
những minh họa Lý Toét – Xã Xệ đầu tiên của họa sĩ Lê Minh Đức trên
báo ngày nay. Tuy mới ra đời, thời kì này đã sản sinh ra những hình tượng
giàu bản sắc dân tộc, và có tính sáng tạo cao. Đây cũng là tiền đề của
những minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam sau này.
Minh họa tranh truyện thiếu nhi ra đời sớm ở Việt Nam là những minh
họa của thế hệ họa sĩ Đông Dương, trong đó, người tiên phong cho mảng
minh họa tranh truyện thiếu nhi là họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh. Các tác phẩm
minh họa tranh sách đều được in thủ công hoặc vẽ tay. Một số các tác phẩm
minh họa từ 1942 đến 1945, như tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du,
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn,“Trẻ con hát, trẻ con chơi”(1943),
“Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiều, “Lên tám” của Tản Đà (1944), và
một số minh họa dịch từ tiếng Pháp như “Quilive du kí sang nước Li-Li-Bút
và nước khổng lồ”(1944) và “Ngụ ngôn La Fontaine” (1943). Bên cạnh đó,
nhằm đáp ứng và góp phần cho cách mạng tuyên truyền, năm 1947 một số
minh họa tranh truyện thiếu nhi đề tài lịch sử như bộ “Tranh sử ký” (năm
1947), bộ “Địa lý nước Việt Nam” , “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” do Nxb
P. Văn Tươi đã tạo nên thành công cho thể loại minh họa tranh truyện thiếu
nhi. Trong những năm 1960, tranh truyện còn có thêm mảng về truyện phiêu
lưu, trinh thám và phát triển thể loại truyện cổ tích.
Sau năm 1975, cùng với một số truyện tranh phóng tác từ truyện cổ, Việt
Nam bắt đầu sản xuất hàng loạt truyện tranh mang tính tuyên truyền và giáo

dục, mà điển hình là tác phẩm “Tráng sĩ ngàn cơ” của họa sĩ Trần Văn Phú


17

(Nhà xuất bản Kim Đồng, 1991, 16 trang), “Tuổi thơ bác Hồ” trên báo Khăn
Quàng Đỏ. Giai đoạn này tuy vẫn khó khăn về công nghệ in ấn nhưng đã có
tiên bộ hơn, khi xuất hiện màu trên tranh truyện như cuốn Kim Đồng, Lê Văn
Tám, Trần Quốc Toản... và tạo nên những đặc sắc tạo hình tranh truyện giàu
tính dân tộc, văn hóa Việt. Nghệ thuật minh họa tranh truyện thiếu nhi giai
đoạn này mang đậm màu sắc dân gian, không gian trong tranh được diễn đạt
bằng cảm giác xa gần và ý niệm, khung cảnh chủ yếu lấy từ cảnh hiện thực
của vùng quê nông thôn Việt. Đường nét trong tranh sử dụng biến hóa, tạo
nên những xúc cảm, dung dị cho nhân vật và cảnh vật. Giai đoạn này, tranh
minh họa thiếu nhi chủ yếu vẫn là dùng in tay và vẽ, chưa có màu sắc(chỉ
dùng đen trắng) hoặc ít sắc độ trong tranh.
Tranh truyện Việt Nam đã xuất hiện từ trước Cách mạng tháng 8 nhằm
mục đich tuyên truyền cho kháng chiến và giáo dục cho thiếu nhi. Tranh
truyện được in ấn bởi các bản khắc gỗ với số màu tối thiểu còn đa phần là các
tác phẩm in đen trắng. Cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, sau khi chia đôi
đất nước, trẻ em Việt Nam đã dần làm quen với rất nhiều thể loại tranh
truyện có màu từ lịch sử, cổ tích như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Bánh chưng
bánh dày… đánh dấu các tên tuổi như: Tạ Thúc Bình, Nguyễn Bích, Văn Cao,
Ngô Văn Cầu… Năm 1972 đến 1975, chiến sự xảy ra liên miên và ác liệt,
tranh truyện không còn phát triển như trước nữa mà hướng mũi nhọn nghệ
thuật phục vụ cách mạng. Đến năm 1986 – 1987, sau thời kì đổi mới, tranh
truyện Việt Nam dần tìm lại được vị trí của mình trên thị trường xuất bản với
các tên tuổi như: Nguyễn Trung Tín, Hùng Lân, Lâm Quốc Trung, Nguyễn
Tài... Sự du nhập của Manga Nhật và Comic phương Tây đã đánh dấu bước
ngoặt mới cho nền tranh truyện Việt Nam. Lúc này, tranh truyện Việt Nam

phát triển và tiếp thu khá mạnh từ lối vẽ tạo hình theo nước ngoài.


18

1.2.2. Nghệ thuật minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam từ 1995
đến 2015.
Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự ra đời của các kĩ thuật in ấn máy
móc hiện đại, nghệ thuật đồ họa ứng dụng dần phát triển, nhất là minh họa
tranh truyện thiếu nhi. Bên cạnh đó, truyện tranh Nhật Bản dần xâm lấn trong
tranh truyện đã ảnh hưởng phần nào đến các tạo hình trong tranh truyện thiếu
nhi Việt Nam. Minh họa tranh truyện thiếu nhi phát triển với một tốc độ
nhanh chóng. Đi cùng với đó là sự góp mặt của nhiều lớp họa sĩ trẻ hướng
mũi nhọn tranh truyện thiếu nhi vào việc thể hiện bằng những công nghiệp
máy móc in ấn, vẽ máy… tạo nên một thị trường tranh truyện thiếu nhi thực
sự. Giai đoạn này, những ấn bản, tái bản tranh truyện của các họa sĩ thuộc
nhiều nhà xuất bản khác nhau đã cho thấy sự đa dạng trong tạo hình của minh
họa tranh truyện thiếu nhi. Điều này đã góp phần đẩy mạnh hội nhập văn hóa
văn nghệ với các nước bạn. Nghệ thuật tranh minh họa thiếu nhi từ sau năm
1995 đã ứng dụng thiết bị máy móc trong việc thiết kế tranh truyện, nhân vật
trong tranh mang tính chất hoạt hình hơn, màu sắc rực rỡ bắt mắt hơn. Không
gian trong tranh minh họa sử dụng kết hợp nhiều loại như không gian xa gần,
không gian ý niêm và không gian đồng hiện…Bên cạnh đó, nhờ có thiết bị in
ấn mới tạo nên độ chuẩn xác và rõ nét của màu sắc của các minh họa tranh
truyện đã thu hút thị giác các độc giả trẻ. Từ sau năm 2000 đến năm 2015,
minh họa tranh truyện thiếu thi vẫn tiếp tục phát triển với nhiều lối vẽ tạo
hình khác nhau của các họa sĩ. Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cạnh tranh nhau
và ngày càng quan tâm đến chất lượng tạo hình, vì thế, cùng một câu chuyện
có thể có nhiều ấn phẩm của nhiều họa sĩ khác nhau và nhiều nhà xuất bản
cùng sản xuất. Thị trường minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam ngày

càng sôi nổi. Cùng với việc phát triển, minh họa tranh truyện còn được đưa
vào giảng dạy ở một số trường mỹ thuật như một môn học thực thụ. Sức sống


19

bền bỉ của minh họa tranh truyện thiếu nhi cho thấy nội dung mang tính dân
tộc và truyền thống luôn được người đọc đón nhận và quan tâm.
Tranh truyện Việt Nam có bề dày phát triển với nhiều tác giả, phong
cách đa dạng và để lại một số lượng tác phẩm lớn từ truyện cổ tích, dân gian,
lịch sử, xã hội. Trong tranh truyện họa sĩ phải đọc rất kỹ nội dung tác phẩm,
phải đồng hành cùng tác phẩn để lựa chọn những chi tiết đắt giá nhất để xây
dựng tác phẩm bằng ngôn ngữ tạo hình. Điều này khiến cho một tác phẩm
minh họa tranh truyện thiếu nhi vừa mang tính dân tộc, giáo dục vừa mang
tính nghệ thuật trong đó.
Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, hạn chế của minh họa tranh
truyện vẫn được bộc lộ khá rõ trong nhiều ấn phẩm được xuất bản từ
1995 – 2015.
1.3. Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến về mặt tạo hình trong
minh họa tranh truyện thiếu nhi tại Việt Nam.
1.3.1. Sự thay đổi về nhu cầu thẩm mĩ
Từ năm trước năm 1975, nghệ thuật đi cùng với nhịp thở của chiến
tranh cách mạng, trước tình hình đó, Bác Hồ từng nói: Văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận, các anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận đó.
Do đó, giai đoạn này nghệ thuật vị nhân sinh. Không nằm ngoài tư tưởng đó,
các minh họa tranh truyện thiếu nhi giai đoạn này hướng tới các chủ đề lớn
lịch sử, bản sắc dân tộc, cổ tích Việt Nam. Trong đó, nhân vật và khung
cảnh thể hiện giản dị, gần gũi với cuộc sống thực tại của người dân trong
mọi tầng lớp. Hình tượng trong tranh được chắt lọc, khái quát hóa, tạo nên
cá tính riêng của nhân vật thông qua cử chỉ, điệu bộ, hình nét tạo nên hình

tượng nhân vật điển hình nhấn mạnh trọng tâm của tranh truyện. Tạo nên
sự dễ hiểu, dễ gần, dễ nhớ. Thông qua hình thức ngôn ngữ đồ họa in tay và
vẽ tay, các họa sĩ đã thể hiện thành công nhân vật chỉ với màu sắc sơ giản
đen trắng hoặc những màu có sắc nhưng nhạt.


20

Từ sau năm 1986, chính sách đổi mới kinh tế mở cửa và hội nhập, cùng
với sự thâm nhập của nhiều luồng văn hóa khác đã đẩy mạnh xu hướng thẩm
mỹ tìm tòi và khám phá những cái mới, đem văn nghệ đất nước hội nhập
nhưng không hòa tan. Minh họa tranh truyện thiếu nhi Việt Nam kể từ sau
đổi mới đã có những biến chuyển rõ nét về hình thức, chất liệu, phương
tiện biểu hiện.
Sau năm 1995, nghệ thuật Manga Nhật Bản cùng với truyện Comic
phương Tây du nhập vào Việt Nam và được công chúng đón nhận rất nhiều.
Vì thế, các tác phẩm minh họa tranh truyện thiếu nhi cũng bị ảnh hưởng một
phần nào đó bởi lối tạo hình của truyện tranh hiện đại với tạo hình nhân vật
ngộ nghĩnh và có màu.
Từ năm 2000 đến nay, nghệ thuật tranh truyện vẫn tiếp tục được đón
nhận bởi nội dung và tính giáo dục cao. Minh họa tranh truyện thiếu nhi phát
triển và dần hoàn thiện theo nhu cầu thẩm mỹ thời đại, tranh truyện ngày càng
chú ý đến hình thức in ấn, chế bản nhân vật mang tính động, màu sắc bắt mắt,
minh họa bối cảnh mang tính cách điệu cao.
Qua các giai đoạn, nhận thức thẩm mỹ từ các họa sĩ và công chúng
trong xã hội đương đại là khác nhau. Có thể thấy được hơi thở của thời đại
bởi yếu tố tạo hình luôn phù hợp với dòng trào lưu nghệ thuật lúc bấy giờ.
Vì vậy, nhận thức và nhu cầu thẩm mỹ ở các giai đoạn cũng chi phối nghệ
thuật và làm nên sự chuyển biến trong tạo hình minh họa tranh truyện thiếu
nhi Việt Nam.

1.3.2. Sự thay đổi về thế hệ họa sĩ
Trước năm 1975, thời kì những năm đầu xây dựng NXB Kim Đồng,
có thể thấy được sự góp mặt của các gương mặt họa sĩ gạo cội của mỹ
thuật Đông Dương như: Nguyễn Đỗ Cung, Mạnh Quỳnh, Sỹ Ngọc, Tạ
Thúc Bình, Mai Văn Hiến, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Duy...
cho đến các họa sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp như :Ngô


21

Mạnh Lân. Mai Long, Nguyễn Thụ, Phạm Công Thành, Huy Oánh... Ở họ
với kinh nghiệm tạo hình bài bản hàn lâm đã phần nào tác động lối vẽ tạo
hình mang tư duy vào nghệ thuật tranh truyện. Từ đó làm nên những đặc
sắc đỉnh cao của tranh truyện vẽ tay thời bấy giờ.
Sau năm 1975, các NXB mở rộng về phía Nam, các họa sĩ Hà Quang
Phương, Ngô Minh Càu, Kim Khánh... đã góp thêm nhiều minh họa cho tranh
truyện nơi đây.
Từ năm 1991, các NXB đã tiếp nhận thêm đội ngũ họa sĩ và cộng tác
viên trẻ thay thế lớp họa sĩ cũ, đã hứa hẹn tư duy trong sáng tác minh họa
mới. Phần lớn họ đều là những họa sĩ tiên phong trong thời kì đổi mới mỹ
thuật như Thành Chương, Lương Xuân Đoàn, Hà Trí Hiếu, Thọ Tường . Họ
đã đóng góp cho minh họa tranh truyện thiếu nhi một bộ mặt mới.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện yếu tố truyện tranh Nhật Bản đổ bộ và kĩ
thuật in ấn mới đã tạo nên chiến lược mới về tạo hình tranh truyện cho các
NXB. Thế hiện họa sĩ như Lý Thu Hà, Phương Hoa, Minh Trí, Phạm Ngọc
Tuấn, Nguyễn Công Hoan, Lê Minh Hải, Tạ Duy Long… đã có những đóng
góp mới cho tranh truyện thiếu nhi Việt.
Càng về sau, tuy bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nghệ thuật manga Nhật
Bản, cùng với sự ra đời của ngành học thiết kế mỹ thuật, các lớp họa sĩ trẻ
cũng cho thấy phong cách minh họa tranh truyện thiếu nhi theo cách của riêng

họ như Lê Minh Hải, Vũ Đình Giang, Bích Khoa, Bùi Hải Nam, Vũ Xuân
Hoàn, Lưu Quang Thụy, Quốc Cường, Mai Hoa, Kim Điệp, Nguyễn Trường
Linh, Lê Phương, Nguyễn Thành Phong, Vũ Hương Quỳnh, Nguyễn Ngọc
Quân, Trần Minh Tâm, Đỗ Đình Tân, Phạm Huy Thông, Bích Phượng, Phạm
Hoàng Giang, Vũ Thùy Dung, Phùng Xuân Ngân... hay lứa trẻ hơn nữa là
Hoài Sâm, Ngọc Lâm, Thanh Trúc, Thanh Hằng, Nguyễn Thùy Anh, Nguyễn
Đồng, Nguyễn Thị Hợp đã tạo nên những thành công trên thị trường minh
họa tranh truyện Việt Nam.


22

Từ những lứa họa sĩ minh họa tranh truyện đầu tiên đến nay, sự thay
đổi từ lối vẽ, lối tạo hình và nền tảng tri thức khác nhau, ở mỗi thời kì, các
họa sĩ đã cho thấy tiếng nói nghệ thuật minh họa của riêng mình. Từ đó đã
làm nên một yếu tố biến chuyển tạo hình minh họa tranh truyện thiếu nhi
Việt Nam.
1.3.3. Sự thay đổi về công nghệ trong sáng tác minh họa
Từ những năm 1930 đến trước năm 1954, những bản vẽ minh họa đầu
tiên được các họa sĩ vẽ tay hoặc dùng thủ pháp in ấn truyền thống. Tuy chỉ
giới hạn ở hai màu đen trắng, các họa sĩ đã tạo nên những hình ảnh nhân vật
được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật đa dạng như vờn nét, tạo không gian,
đánh khối tạo nên vẻ đẹp riêng của thể loại minh họa với sự kết hợp giữa các
yếu tố hội họa phương Tây và hội họa phương Đông. Giai đoạn này, minh
họa tranh truyện hầu hết được vẽ tay hoặc sử dụng kỹ thuật đồ in ấn truyền
thống khiến các tác phẩm minh họa truyện như một bức tranh.
Đến năm 1960, các nhà in tiến bộ sử dụng in “Offset” trong in ấn
xuất bản và thử nhiệm in màu tạo nên sự bắt mắt cho các minh họa tranh
truyện thiếu nhi.
Đến năm 1995 trở về sau, cùng với sự hội nhập của đất nước và sự

thâm nhập của truyện tranh Nhật Bản đã tạo nên bước chuyển mình của nghệ
thuật minh họa tranh truyện ở nước ta. Kĩ thuật máy tính dần xâm lấn, các họa
sĩ không còn phải làm thủ công hoàn toàn như trước nữa, thay vào đó, các
ứng dụng phần mềm tích hợp những màu sắc, đường nét, hình khối có sẵn đã
tạo nên sự tiện lợi hơn bao giờ hết. Giờ đây, các họa sĩ minh họa có thể vẽ tay
các minh họa rồi đưa lên xử lý hình ảnh lại bằng máy tính để tạo nên những
hiệu quả mới để hoàn thiện minh họa hơn. Kĩ thuật in ấn ngày càng hoàn
thiện và ra đời nhiều thể thức in ấn tái bản đẹp mắt hơn nữa.
Từ năm 2005 đến 2010, công nghệ ngày càng phát triển, các phần mềm
xử lý hình ảnh ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực cho họa sĩ


×