Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

TÍNH nữ TRONG các tác PHẨM TRÌNH DIỄN của nữ NGHỆ sĩ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

BÙI MINH HÀ

TÍNH NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM TRÌNH DIỄN
CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

BÙI MINH HÀ

TÍNH NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM TRÌNH DIỄN
CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Hội họa
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Đoàn Thị Mỹ Hương

Hà Nội, 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

PGS

Phó Giáo sư

KHXH

Khoa học xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TS

Tiến sỹ

PBMT

Phê bình mỹ thuật

Tp


Thành phố


1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......... 10
1.1. Khái niệm “tính nữ” trong nghệ thuật trình diễn ..................................... 10
1.2. Khái quát nghệ thuật trình diễn và “tính nữ” trong nghệ thuật trình diễn ... 12
1.2.1. Khái quát nghệ thuật trình diễn thế giới và Việt Nam ...................... 12
1.2.2. Khái quát về nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” trên thế giới ..... 21
Tiểu kết ............................................................................................................ 28
Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN “TÍNH NỮ” TRONG CÁC TÁC PHẨM TRÌNH
DIỄN CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT NAM.......................................................... 29
2.1. “Tính nữ” biểu hiện ở nội dung ............................................................... 29
2.1.1. Cái tôi và bản năng nữ giới ............................................................... 29
2.1.2. Sự đối thoại giữa văn hóa truyền thống và hiện đại ......................... 34
2.1.3. Về một số vấn đề của xã hội ............................................................. 36
2.2. “Tính nữ” biểu hiện ở hình thức thể hiện ................................................ 41
2.2.1. Định dạng giới mang tính vật chất trong việc thể hiện tác phẩm ..... 41
2.2.2. Định dạng giới mang tính hành vi trong việc thể hiện tác phẩm............ 45
2.2.3. Định dạng giới trong việc xử lý không gian trình diễn..................... 47
Tiểu kết ............................................................................................................ 51
Chương 3: NHẬN ĐỊNH VỀ THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC
SÁNG TÁC TRÌNH DIỄN MANG “TÍNH NỮ” CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT
NAM................................................................................................................ 52

3.1. Những thành công và hạn chế của các sáng tác trình diễn mang “tính nữ”
của nữ nghệ sĩ Việt Nam ................................................................................. 52
3.2. “Tính nữ” trong tác phẩm nghệ thuật trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam
trong tương quan với một số nước Châu Á..................................................... 58


2

Tiểu kết ............................................................................................................ 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 68
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72


3

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 đánh dấu sự ra đời của hàng loạt
các khái niệm nghệ thuật mới như: Anti art (Phản nghệ thuật), Conceptual art
(nghệ thuật Khái niệm), Pop art, Land art (nghệ thuật Miền đất), Installation
art (nghệ thuật Sắp đặt), Graffiti, Performance art (nghệ thuật Trình diễn),
Video art ,... được gọi là các trào lưu của nghệ thuật Hậu hiện đại và cũng
được gọi chung là nghệ thuật đương đại. Nghệ thuật đương đại tạo nên tác
phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương pháp mới. Nghệ sĩ khám
phá ý tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ với mục đích để
hiểu hiện tại và hình dung tương lai. Về cuối thế kỷ 20, chúng ta thấy sự nổi
lên của Video Art và Nghệ thuật trình diễn, với sự thử nghiệm và tiếp đoạt từ
nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực. Sự thử nghiệm này không chừa cái gì. Mọi thứ
đều được trưng dụng và mọi thứ đều có thể là Nghệ thuật.

Đối với không ít người Việt Nam, nghệ thuật trình diễn vẫn còn là một loại
hình thực hành nghệ thuật vô cùng xa lạ. Nó chỉ xuất hiện nhỏ lẻ bên cạnh các
hoạt động văn hóa khác hay ở những không gian riêng kín đáo của một vài
nghệ sĩ. Nhiều các tác phẩm trình diễn không mang yếu tố giới tính trong tác
phẩm vì họ cho rằng nghệ thuật là phi giới tính, họ nhắm tới yếu tố con người,
vượt xa yếu tố giới tính, vùng miền, địa phương… Nhưng bên cạnh đó vẫn có
những nghệ sĩ thể hiện “tính nữ” rõ rệt trong tác phẩm, phần lớn họ là những
nữ nghệ sĩ trẻ tiêu biểu ở Việt Nam. Họ sử dụng các biểu tượng về phụ nữ,
những chất liệu đầy nữ tính, hay chính cơ thể của chính mình để nói lên
những vấn đề nội tại của bản thân cũng như về thân phận người phụ nữ Á
Đông trong xã hội hiện đại một cách đầy nữ tính và quyết liệt. Những nghệ sĩ
và tác phẩm được đề cập đến đều sở hữu chung những nét đặc trưng nữ tính
cả về nội dung lẫn hình thức của tác phẩm. Linda Nochlin – một lý thuyết gia


4

nghệ thuật có kết luận trong một tiểu luận rất đáng bàn thảo vào năm 1971 với
nhan đề Tại sao chưa từng có các nghệ sĩ nữ vỹ đại?: Phụ nữ phải “đối mặt
với hiện thực lịch sử và tình huống hiện tại của họ, mà không được rơi vào
thói tự tôn hoặc tự ti”. Hoàn cảnh xã hội đã thay đổi nhanh chóng và tạo điều
kiện thuận lợi cho sự tham dự nhiều hơn của nữ giới vào nghệ thuật. Và đối
với nghệ thuật trình diễn đã xuất hiện nhiều nghệ sĩ nữ tiêu biểu, có những tác
phẩm giàu năng lượng, mang đặc trưng rõ rệt và mạnh mẽ về “tính nữ” như
Marina Abramovic, Yoko Ono… Ở Việt Nam, mặc dù số lượng nghệ sĩ nữ
tiếp cận và thực hành nghệ thuật trình diễn không nhiều và thường xuyên
nhưng cũng có những nghệ sĩ đã bắt đầu thực hiện các tác phẩm trình diễn từ
khá sớm như Ly Hoàng Ly, Ngô Thùy Duyên…hay nghệ sĩ có tác phẩm trình
diễn khá nổi bật và mang màu sắc khác nhau như Lại Thị Diệu Hà, Hoàng
Kimiko, … Bên cạnh đó, có một lớp nghệ sĩ nữ trẻ cũng vẫn đang thể nghiệm

loại hình nghệ thuật còn tương đối mới này. Người nghệ sĩ có ưu thế hơn
người khác ở chỗ họ có ngôn ngữ biểu đặt riêng, vì thế những nữ nghệ sĩ làm
trình diễn đã tận dụng triệt để lối thể hiện đặc trưng này để nói lên điều mình
muốn. Họ dùng nghệ thuật để bày tỏ những vấn đề cá nhân cũng có khi chính
là những vấn đề của người phụ nữ nói chung, những khát khao giấu mặt,
những trăn trở thầm kín giữa quan niệm về giá trị truyền thống và nhu cầu tự
giải thoát bản thân khỏi những khuôn mẫu. Việc các nghệ sĩ sử dụng nghệ
thuật trình diễn với mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân của mình tạo ra
nhiều phản hồi khác nhau từ công chúng, một phần có lợi nhưng cũng gây
nhiều tranh luận trong bối cảnh nghệ thuật Việt Nam đương đại. Tìm hiểu cả
về nội dung và hình thức của các tác phẩm trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam
mang “tính nữ” đặc trưng; biểu hiện qua chủ đề tác phẩm, qua ngôn ngữ, chất
liệu và hành vi trình diễn là cách tiếp cận để hiểu thêm về những quan niệm
sáng tác nghệ thuật ở Việt Nam. Chính tính đa dạng trong các mỗi tác phẩm
trình diễn đã tạo cho tôi hứng thú mong muốn nghiên cứu đề tài.


5

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật trình
diễn từ khái niệm, sự hình thành và quá trình phát triển nói chung để có được
cái nhìn khái quát về loại hình nghệ thuật này.
Cuốn Performance Art: From Futurism to the Present (Nghệ thuật trình
diễn: từ vị lai đến hiện tại) của RoseLee Goldberg được tái bản vào năm
2011. Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong và đầy đủ về nghệ thuật
trình diễn trong nguyên một thế kỉ, từ những bất đồng về quan điểm nghệ
thuật lúc nghệ thuật trình diễn mới xuất hiện cho đến khi nó trở thành một
phần không thể thiếu trong dòng chảy nghệ thuật hiện đại.

Ngoài ra, cuốn sách The Artist's Body của Amelia Jones, Tracey Warr nói
đến việc các nghệ sĩ sử dụng chính cơ thể của mình thành chủ thể và đối
tượng trong tác phẩm của nghệ thuật đương đại. Họ có thể bị trói, bị đánh
đập, khỏa thân hay sơn vẽ lên chính cơ thể của mình trong các hoạt động công
cộng hoặc khép kín.
Bên cạnh đó có những tự truyện hay những cuốn sách về một trong những
nữ nghệ sĩ trình diễn tiêu biểu trên thế giới – Marina Abramovich để ta có thể
có thêm nhiều góc độ xét thêm về việc thể hiện “tính nữ” trong nghệ thuật
trình diễn cũng như có những so sánh đối chiếu với nữ nghệ sĩ Việt Nam.
Những cuốn Walk through walls: A memoir (Marina Abramovich) hay
Marian Abramovich (Kristine Stiles, Klaus Biesenbach, Chrissie Iles, Marina
Abramovic) đều nói về cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và quá trình sáng tác
nghệ thuật trình diễn một cách đột cách đột phá của cô.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chủ đề viết về “tính nữ” trong các tác phẩm trình diễn của các nữ nghệ
sĩ Việt Nam cho đến nay chưa thấy được đề cập đến ở bất kỳ các cuộc hội
thảo hay trong các bài viết về nghệ thuật nào. Một số bài viết, tài liệu được


6

nghiên cứu trước đây liên quan đến những khía cạnh như củng cố khái niệm,
xác định nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển nghệ thuật trình diễn
Việt Nam qua các thời kì, phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác trong
bối cảnh xã hội đương đại.
Trong cuốn sách:
Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam – Viện mỹ thuật Nghệ thuật Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Tri thức có
những bài viết: Nhà PBMT Bùi Như Hương - Viện Mỹ thuật Nghệ thuật
đương đại: Khái niệm và thực tiễn ở Việt Nam. Bài viết nói về những khái

niệm cơ bản và giải nghĩa tính “đương đại”. Trong phần sau tác giả áp dụng
lý thuyết tới thực tiễn nghệ thuật ở Việt Nam. Phần thực tiễn nghệ thuật, tác
giả đặt ra câu hỏi “Có hay không nghệ thuật đương đại ở Việt Nam?”. Ngoài
ra còn có nhiều bìa viết của Phạm Trung, Bùi Thị Thanh Mai,… nghiên cứu
về nghệ thuật trình diễn.
Bài viết của GS- TS Nora A.Taylor Nghệ thuật trong không gian: Vài suy
nghĩ về sự hình thành performance art ở Việt Nam, cho rằng nghệ thuật trình
diễn ở Việt Nam có một lịch sử đa dạng và khẳng định nó không những liên
quan tới thực hành nghệ thuật địa phương mà còn là một sản phẩm đích thực
của môi trường nghệ thuật Việt Nam.
Cuốn sách của tác giả Natalia Kraevskaia (2005) Từ hoài cổ hướng sang
miền đất mới, là tập hợp những bài báo về các triển lãm nghệ thuật đương đại
diễn ra ở Việt Nam. Trong số đó, duy nhất một bài viết đề cập đến nghệ thuật
trình diễn như một tiếng nói góp phần thêm vào phản ánh con người – xã hội
trong chủ đề “Đô thị”.
Năm 2009, trong dự án hợp tác trao đổi văn hoá giữa trường Đại học Mỹ
thuật Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Umea (Thụy Điển) một loại các dự
án nghệ thuật như Ai kiếm tiền, Giới có phải là vấn đề, Bình đẳng là


7

gì hay Bản sắc là gì đã được tổ chức. Ngoài những cuộc triển lãm thì những
buổi thảo luận về đề tài Giới có phải là vấn đề, Bình đẳng là gì, hay Bản sắc
là gì, các lý thuyết về vấn đề Giới, Bình đẳng cũng như Bản sắc đã được đưa
ra thảo luận trong bối cảnh văn hóa Việt Nam.
Bùi Như Hương và Phạm Trung (2012) với Nghệ thuật đương đại Việt
Nam 1990- 2010, Nxb Tri thức, đây là cuốn sách mới xuất bản tổng hợp rất
nhiều các gương mặt nghệ sỹ đương đại Việt Nam, những người đã từng làm
trình diễn trong thời kỳ đầu, trong đó giới thiệu về cá nhân các nghệ sĩ với các

phương tiện đặc thù của họ. Nhưng do chỉ tổng hợp đến năm 2010 nên thiếu
rất nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ hiện nay.
Nghệ thuật trình diễn còn được nhắc đến nhiều ở các bài viết trong Tạp chí
mỹ thuật – nhà xuất bản Mỹ thuật. Trên nhiều các phương tiện truyền thông
như sách, tạp chí, thì nghệ thuật trình diễn được nhắc đến trong các trang
mạng như website: Soi.com.vn, nơi thường xuyên đăng tải các thông tin mới
nhất về các triển lãm nghệ thuật diễn ra trong và ngoài nước.
Ngoài website Soi.com.vn, các tờ báo mạng khác như: Nhandan.com.vn,
Thanhnien.com.vn, Tienphong.vn, Thethaovanhoa.vn, các blog cá nhân
NhuHuy’s blog, cũng tham gia một số các bài viết xung quanh câu chuyện
nghệ thuật đương đại.
3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu “tính nữ” trong các tác phẩm trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt
Nam, để nói về những cái riêng, cái khác biệt trong sáng tạo nghệ thuật mới
của cá nhân các nữ nghệ sĩ. Qua đó xác định đặc điểm cũng như giá trị nghệ
thuật của các sáng tác trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam.
Bên cạnh đó, có những so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ
thuật trình diễn mang “tính nữ” của nữ nghệ sĩ Việt Nam với những nữ nghệ
sĩ cùng khu vực Châu Á.


8

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tính nữ trong các tác phẩm trình diễn của nữ
nghệ sĩ Việt Nam, bàn luận đến các vấn đề liên quan đến quan niệm sáng tác
và phương pháp thực hành nghệ thuật trình diễn của các nghệ sĩ nữ Việt Nam
có những tác phẩm mang hơi hướng bộc lộ tính nữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu các tác phẩm của các nghệ sĩ sau: Nghệ sỹ Ly
Hoàng Ly; Nghệ sĩ Lại Thị Diệu Hà; Nghệ sĩ Nguyễn Kim Hoàng; Nghệ sĩ
Ngô Thùy Duyên và một số nữ nghệ sĩ trẻ mới thực hành nghệ thuật trình
diễn trong thời gian gần đây. Những nghệ sĩ này được đề cập trong bài luận
văn bởi họ là những nữ nghệ sĩ có những tác phẩm mang màu sắc tính nữ một
cách rõ rệt và mạnh mẽ.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học để có được những đánh giá nhiều
chiều từ các nhà nghiên cứu khác để mở rộng quan sát cho bài luận văn.
- Phương pháp tổng hợp thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề quan tâm
trong vài luận văn để củng cố cho các quan điểm được đưa ra bàn luận.
- Phương pháp nghệ thuật học để phân tích các tác phẩm làm sáng tỏ thêm nội
dung bài luận văn.
- Phương pháp so sánh để tham chiếu việc sáng tác nghệ thuật trình diễn của
nữ nghệ sĩ Việt Nam với nữ nghệ sĩ nước ngoài.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp thêm một tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật trình diễn trong
bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại làm hiểu rõ hơn về cá nhân các nghệ sĩ
đặc biệt là những nữ nghệ sĩ với những quan điểm về giới tính được thể hiện
thông qua nghệ thuật trình diễn – một vấn đề không bao giờ cũ với những xã
hội đương thời.


9

Luận văn góp phần bổ sung thông tin cho những nghiên cứu chuyên sâu về
nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Đề tài gồm có 65 trang, bao gồm phần mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang).

Phần nội dung của đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (19 trang).
- Chương 2: Sự biểu hiện “tính nữ” trong các tác phẩm trình diễn của nữ
nghệ sĩ Việt Nam (23 trang).
- Chương 3: Nhận định về những thành công và hạn chế của các sáng tác
trình diễn mang “tính nữ” của nữ nghệ sĩ Việt Nam (13 trang).
Ngoài ra luận văn còn có Tài liệu tham khảo (3 trang), Phụ lục ảnh (20
trang).


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm “tính nữ” trong nghệ thuật trình diễn
Khái niệm “nữ tính”
Nữ tính là một tập hợp các thuộc tính tâm lí, sinh lí và phẩm chất
thường gắn liền với nữ giới. Những đặc điểm truyền thống của nữ tính như:
sự dịu dàng, duyên dáng, khéo léo, chu đáo, nhạy cảm yếu đuối,… những đặc
điểm này thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội và văn hóa gắn liền
với vị trí và bối cảnh của những nền văn hóa khác nhau [32]. Quan niệm của
các nước phương Tây về sự nữ tính có những đặc điểm khác so với các nước
thuộc nền văn hóa phương Đông. Người phụ nữ ở phương Tây đã tổ chức các
phong trào dành lại quyền lợi cho phụ nữ hay còn gọi là chủ nghĩa nữ quyền
từ rất sớm thì ở các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, vẻ
đẹp của sự nữ tính vẫn được đề cao với những tiêu chí như công – dung –
ngôn – hạnh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa thường gắn liền với
những thân phận cam chịu, không có tiếng nói trong xã hội hay quanh quẩn
trong công việc gia đình.
Ngày nay, do cuộc sống văn mình hơn mà vấn đề giới tính hay bình đẳng giới

đã được quan tâm hơn ở nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa. Người phụ nữ đã
tham gia nhiều hơn vào các vị trí trong xã hội ở các lĩnh vực khác nhau và
khái niệm về sự nữ tính cũng dần thay đổi.
Khái niệm “tính nữ” trong nghệ thuật trình diễn
“Performance art” (Nghệ thuật trình diễn) được dịch trong từ điển
Oxford Dictionaries có nghĩa: “Một hình thức nghệ thuật kết hợp của nghệ
thuật thị giác với trình diễn mang tính sân khấu”.
GS- TS Nora A. Taylor làm việc tại Học viện Chicago – Mỹ, người đã
dành nhiều năm nghiên cứu nghệ thuật đương đại ở Việt nam viết về


11

performance art ở Việt nam:
Theo cách nhìn của tôi, Performance art không phải là “một” hình thức
nghệ thuật, mà nó là đa dạng, có thể thay đổi và dễ dàng thích ứng với
nhiều sản phẩm văn hóa khác nhau. Nó không đối đầu với hình thức
nghệ thuật dân tộc, cũng không một cách đặc biệt Việt Nam, cũng
không nhất thiết nước ngoài… Nó tự do phá rào, vượt khỏi bức tường
studio, xâm nhập vào không gian. Nó đương đầu trực tiếp với người
xem và bởi vậy làm họ mất thăng bằng, bối rối. Nó cũng thách thức
tính “vật chất” của nghệ thuật bằng cách phủ nhận luôn tính đồ vật của
nó. Nó gây tranh luận xói mòn những quan điểm thông lệ về nghệ thuật
phải như một bức tranh giá vẽ. [14, tr 293]
RoseLee Goldberg – một nhà phê bình, sử học và curator người Mỹ, bà
đã viết một nghiên cứu về trình diễn mang tên Performance art – From
futurism to present xuất bản năm 1979. Trong cuốn sách khác của mình mang
tên Performance - Live art since the 60s tác giả viết :
Từ trước cho đến nay, Performance art là chính xác không tuân theo
một định nghĩa chính xác hoặc một đinh nghĩa vượt ra bên ngoài sự

tuyên bố đơn giản đó là “nghệ thuật sống theo cách của những nghệ sĩ”
và điều này vẫn được công nhận mặc dù định nghĩa về performance art
tiếp tục được mở rộng hơn bằng mỗi sự ra đời của các nghệ sĩ trình
diễn, và nhà viết trẻ. [27, tr 12]
Đặc trưng của nghệ thuật trình diễn có lẽ là sự thay đổi và biến chuyển
không ngừng về nội dung và cách thức sử dụng phương tiện cơ thể vào trong
sáng tác, bên cạnh đó có thể sử dụng chính cơ thể của mình để trải nghiệm
ngược lại những yếu tố tương tác từ khán giả. Các nghệ sĩ trình diễn thường
thách thức khán giả suy nghĩ theo những cách mới và độc đáo, phá vỡ các quy
ước của nghệ thuật truyền thống và phá vỡ các ý tưởng thông thường về
“nghệ thuật là gì”.


12

“Tính nữ” trong nghệ thuật trình diễn có thể hiểu là những tác phẩm
trình diễn có nội dung mang đậm những tính cách tâm lý, sinh lý thường có ở
nữ giới, và được biểu đạt qua những chất liêu, hành vi, cách thức gắn liền với
phụ nữ.
Nghệ thuật trình diễn có tính cá nhân khá là cao, khi mà chính những
tác phẩm là hành vi, hành động luôn luôn gắn liền không tách biệt đối với
người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ dùng chính cơ thể mình để biểu đạt nội tâm,
truyền cảm xúc, thái độ cá nhân về một vấn đề nào đó của đời sống xã hội.
Bởi vậy trong phong trào nghệ thuật nữ quyền trên thế giới, các nghệ sĩ nữ
làm trình diễn rất nhiều bởi đây là phương tiện truyền đạt một cách trực tiếp
quan điểm, thông điệp của họ. Và nó có sức ảnh hưởng ngay lập tức, trực diện
làm phản tỉnh nhận thức của khán giả về những vấn đề cá nhân cũng như xã
hội đang đè nén lên người phụ nữ nói chung và nghệ sĩ nữ nói riêng.
Ở Việt Nam, phần lớn người Việt có tâm lý dè dặt kín đáo, ngại bộc lộ
trước đám đông thì trình diễn quả là một loại hình nghệ thuật thách thức chỉ

dành cho số ít những cá tính dị lạ, cực đoan, xé rào vượt ra ngoài tính cách
của giới nghệ sĩ quen cầm bút vẽ và nặn tượng. Bởi vậy, khi mà quan niệm
đối với phụ nữ ở các nước phương Đông còn khá bảo thủ và định kiến, vấn đề
về bình đẳng giới trong văn học nghệ thuật chỉ được đề cập đến dưới hình
thức ẩn dụ, thì việc một người nghệ sĩ nữ chọn trình diễn là phương tiện để
giải phóng tâm lý nội tâm cá nhân; để truyền tải những tâm sự về thân phận
phụ nữ, về giới tính hay những vấn đề xã hội phức tạp… là một sự quyết liệt,
mạnh mẽ đáng kể đến.
1.2. Khái quát nghệ thuật trình diễn và “tính nữ” trong nghệ thuật trình
diễn
1.2.1. Khái quát nghệ thuật trình diễn thế giới và Việt Nam
Vài nét về nghệ thuật trình diễn thế giới
Phản ứng lại sự đơn điệu, tẻ nhạt và xa rời thực tiễn của nghệ thuật hiện


13

đại nhất là về giai đoạn cuối, phá bỏ truyền thống bằng cách vượt ra ngoài
khuôn khổ của khung toan giá vẽ, xóa nhòa biên giới thể loại, hướng đến các
hình thức tổng hợp nghệ thuật kéo dài trong không gian và thời gian, nghệ
thuật trình diễn cùng một số loại hình nghệ thuật như Sắp đặt, Happening,
Body Art, Video Art ra đời bắt đầu từ giữa những năm 60, gắn liền với tiến
trình phát triển chung của nghệ thuật hậu hiện đại trên thế giới. Nghệ thuật
trình diễn xuất hiện đầu tiên ở các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh, Mỹ
sau lan sang các nước châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc... Từ khi trở
thành một xu hướng sáng tác nghệ thuật, bản thân danh từ “performance art”
được nhắc đến với tên gọi của một trào lưu nghệ thuật đương đại có khả năng
bùng nổ và có sức lan tỏa nhanh chóng ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng
sáng tác nghệ thuật của thế hệ nghệ sỹ thời kỳ những năm cuối thế kỷ 20 và
đầu thế kỷ 21.

Theo nhà phê bình nghệ thuật Harold Rosenberg, trong những năm
1940 và 1950, hội họa hành động (Action Painting) đã cho phép các nghệ sĩ
tự do trình diễn khi mà coi khung toan như “một sân khấu”, do đó các tác
phẩm hội họa như là dấu vết màn trình diễn của nghệ sĩ trong chính xưởng vẽ
của mình.
Một số nghiên cứu lại lấy những năm 50 của thế kỷ 20 làm mốc khởi
đầu của nghệ thuật trình diễn trên thế giới mà mở đầu mặc dù không rõ ràng
với sự kiện trình diễn của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản có tên Gutai, đặc biệt với
tác phẩm Atsuko Tanaka’s electric dress (1956). Nhóm trình diễn đã làm nên
những sự kiện trình diễn độc đáo, sử dụng cơ thể như một thứ chất liệu sáng
tạo nghệ thuật. Gutai nhấn mạnh vào quá trình tạo nên tác phẩm, đưa các vật
dụng thường ngày vào tác phẩm cũng như báo trước cho sự ra đời những khía
cạnh của nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật ý niệm…
Những năm 1960 ra đời hàng loạt các tác phẩm mới, khái niệm và số lượng
các nghệ sĩ làm trình diễn tăng lên dẫn đến việc xuất hiện nhiều cách thức


14

mới trong nghệ thuật trình diễn. Nguyên mẫu cho hình thức nghệ thuật được
gọi tên “Performance art” một cách rõ ràng, là tác phẩm của các nghệ sĩ như
Yoko Ono với tác phẩm Wall piece for orchestra (1962); Carolee
Schneemann với những tác phẩm như Meat joy (1964) và Interior Scroll
(1975); Wolf Vostell với sự kiện Happening YOU (1964); Joseph Beuys với
How to explain pictures to a dead hare” (1965); Yayoi Kusama với hành
động như khỏa thân và đốt cờ trên cầu Brooklyn (1968); Allan Kaprow với
những tác phẩm Happening;… Có thể nói, Yves Klein ở Pháp, Carolee
Schneenmann, Yayoi Kusama và Yoko Ono ở New York là những người tiên
phong cho các tác phẩm nghệ thuật trình diễn có yếu tố khỏa thân trong đó.
Tác phẩm của các nghệ sĩ trình diễn sau năm 1968 thường cho thấy sự ảnh

hưởng của các sự kiện văn hóa và chính trị thời kì đó. Barbara T. Smith với
Ritual Meal (1969) là người đi đầu trong những trình diễn mang tính nữ. Các
nghệ sĩ trước đây có xu hướng làm trình diễn hay những nghệ sĩ mới đã bắt
đầu trình diễn theo một hình thức chặt chẽ hơn vào những năm 1970. Một
trong những nghệ sĩ mới có tác phẩm khá cấp tiến là Chris Burden vơi tác
phẩm Shoot (1971), trong đó anh đã bị bắn vào cánh tay trái bởi một trợ lý từ
khoảng cách 5m. Marina Abramovic, trong màn trình diễn Rhythym 10 đã
thách thức sự chịu đựng của cơ thể mình qua những tương tác mang tính khá
bạo lực của người xem. Nghệ thuật trình diễn, vì sự chuyển mình tương đối
của nó, vào những năm 70, có một sự hiện diện mạnh mẽ trong nền nghệ
thuật tiên phong của các quốc gia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan và Nam Tư.
Cho đến khi khối Đông Âu suy tàn vào cuối những năm 1980, nghệ thuật
trình diễn đã bị hầu hết các chính phủ cộng sản cấm ít nhiều ở các quốc gia
mà bất kỳ sự kiện công cộng độc lập nào cũng đáng sợ. Ở ĐRC, Tiệp Khắc,
Hungary và Latvia, các trình diễn được thực hiện trong các căn hộ, tại các
buổi tụ họp tự phát trong các xưởng vẽ, hay trong những khu vực được kiểm
soát bởi nhà thờ hoặc được dàn dựng như một hoạt động chụp ảnh đơn thuần.


15

Với bối cảnh phương Tây lúc bấy giờ, nghệ thuật trình diễn có thể giống như
một cuộc phản kháng ẩn dụ để phản đối tình hình chính trị. Từ năm 1981 đến
năm 1994, nghệ sĩ thị giác người Hà Lan PINK de Thierry đã tạo ra tác phẩm
mà cô gọi là siêu biểu diễn: là sự kết hợp giữa nghệ thuật trong không gian
công cộng, nghệ thuật tình diễn tương tác với khán giả, nghệ thuật sắp đặt,
ảnh và cả Video art. Khi khối Xô Viết tan rã, các hoạt động nghệ thuật trình
diễn bị đàn áp trước đây trở nên nổi tiếng hơn. Nghệ thuật trình diễn cùng
thời điểm xuất hiện ở Cuba, Caribe và Trung Quốc. Nghệ sĩ trình diễn người
Trung Quốc khá nổi bật là Zhang Huan đã có những trình diễn ngầm từ cuối

những năm 1980. Các hình thức trình diễn có kết hợp với phương tiện đa
phương tiện đã bắt đầu xuất hiện. Những không gian đầu tiên dành riêng cho
việc trình diễn, làm phim hay sắp đặt được đặt trong những viện bảo tàng
nghệ thuật hiện đại và đương đại.
RoseLee Goldberg viết trong cuốn “Nghệ thuật trình diễn: Từ vị lai đến
hiện tại” rằng:
Trình diễn là một cách thu hút trực tiếp một khối lượng công chúng
lớn, cũng như khả năng gây sốc để người xem có thể đánh giá lại quan
điểm của họ về nghệ thuật, liên hệ đến những vấn đề văn hóa. Trái lại,
sự quan tâm của công chúng đến cách truyền tải thông điệp, đặc biệt
vào những năm 1980, bắt nguồn từ mong muốn được tiếp cận với thế
giới nghệ thuật, cộng đồng riêng biệt của nó và trở nên hứng thú với
điều bất ngờ, khó đoán trước của người nghệ sĩ đưa ra thông qua nghệ
thuật trình diễn. [28, tr 23]
Vài nét về nghệ thuật trình diễn Việt Nam
Sau đổi mới 1986, chúng ta đã chứng kiến một sự phát triển bùng nổ
của nghệ thuật. Nghệ thuật Việt Nam cùng một lúc trải nghiệm cả hai giai
đoạn: phát triển tiếp tục ngôn ngữ Chủ nghĩa hiện đại (Modern art) như một lẽ
tự nhiên và cần thiết, và từ khoảng giữa thập niên 90 trở về sau có thêm các


16

thể nghiệm đương đại. Khi mở cửa toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị
trường, Việt Nam cũng phải đối mặt với các vấn đề của toàn cầu như chiến
tranh, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, suy thoái về văn hóa đạo đức lối
sống… có nhiều lý do và điều kiện để nghệ thuật đương đại xuất hiện tại Việt
Nam. Vào những năm 1900, việc nở rộ các không gian nghệ thuật, gallery,
trung tâm triển lãm như 23 Hàng Bài, 16 Ngô Quyền, 7 Hàng Khay, Salon
Natasha, Mai Gallery, Nhà sàn Đức…khiến môi trường nghệ thuật khi đó trở

nên được cởi mở. Nghệ sỹ bắt đầu đặt các mối quan tâm đến cá nhân và tự
quyết định cho mình theo đuổi những phong cách nghệ thuật mới như
Performance art hay Installation art.
Mở đầu cho nghệ thuật trình diễn Việt Nam có thể kể đến sự kiện tháng
1.1994, tại xưởng vẽ của Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Trương Tân đã thực hiện
một cuộc trình diễn ngắn ngủi, đầy tính ngẫu hứng: anh quấn mình trong một
tấm vải trắng, trói lại bằng dây thừng như một pho tượng bị liệm, sau đó tự
cởi trói và bước ra. Đây là một quá trình tự giải phóng bản thân, có thể ẩn
chứa thông điệp về khát vọng tự do và tự do trong sáng tạo. Nó chính là khởi
đầu cho một loạt các trình diễn sau này của anh. Bên cạnh đó, trong một bế
mạc triển lãm sắp đặt của Nguyễn Minh Thành năm 1996, Trương Tân và
Nguyễn Văn Cường đã có một trình diễn hoàn toàn bất chợt ngẫu hứng tên là
Mẹ và con. Ở đó, Trương tân nằm dưới đất trong một vùng sơn màu đỏ, còn
Nguyễn Văn Cường vào vai người đội nón cầm chổi quét Trương Tân đi như
đang quét một thứ rác rưởi với thông điệp đưa ra là “muốn bắt đầu một cái
mới phải dọn dẹp quét bỏ những cái cũ”. Trình diễn này được coi là một
trong những trình diễn xuất sắc nhất trong thời kì đầu. Nói đến Trương Tân
cũng như nói đến nghệ thuật đương đại ở Việt Nam thời kì đầu, không thể
không nhắc đến nhân vật có ảnh hưởng lớn là giáo viên người Đức Veronika
Radulovic. Bà là người mang nghệ thuật đương đại tiếp cận với các sinh viên
mỹ thuật lúc bấy giờ. Trong quá trình giảng dạy trong trường Đại học Mỹ


17

thuật Việt Nam, bà đã giới thiệu về các nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới như
Joseph Beuys, Yves Klein, Yoko Ono, Shigeko Kubota, Carolee
SchneeMann, Allan Kaprow,….giúp cho các sinh viên có thêm những nhận
thức và thông tin bổ ích về nghệ thuật đương đại trên thế giới. Trong khoảng
thời gian đó, ngày 8/12/1995 nằm trong bài giảng của Veronika, nghệ sĩ

Amanda Heng đã cùng các sinh viên thử thực hành với một trình diễn trực
tiếp tại phòng giám hiệu của trường Đại học mỹ thuật Hà Nội. Buổi tiếp xúc
ban đầu đã tạo ra nhiều những câu hỏi, và cảm giác của các sinh viên khi đó
hoàn toàn thấy lạ lẫm so với những gì họ đã từng biết trong trường học trước
đây. Thời kì này, một địa điểm dành riêng cho các thử nghiệm của
performance art là Nhà sàn Đức được thành lập bởi Trần Lương và Nguyễn
Mạnh Đức. Đây trở thành một địa điểm hoạt động triển lãm sôi nổi, bán công
khai của nghệ thuật đương đại tại Hà Nội. Rất nhiều tên tuổi nghệ sĩ đương
đại Việt Nam đầu tiên có gắn bó với nhà sàn như Trần Lương, Trương Tân,
Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Minh Phước, Nguyễn Văn Cường, Kim Ngọc,
Lê Vũ.
Ở trong Huế thời kỳ đó, có các nghệ sĩ khác cũng tìm tòi thử nghiệm
performance art như Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải và Trương Thiện bắt tay
làm trình diễn và sắp đặt lần đầu tại trường Đại học mỹ thuật Huế năm 1997.
Trong khoảng chục năm từ 2000 đến 2009, là thời điểm liên tục các
triển lãm performance art ở Việt Nam được diễn ra. Nhiều sự kiện được tổ
chức quy tụ nhiều các nghệ sĩ tham gia hơn, các trình diễn không còn gói nhỏ
trong quy mô của nhóm hay các cá nhân nhỏ mà nhiều dự án được mở rộng ra
giao lưu với các vùng miền khác nhau, mời gọi tham dự các nghệ sĩ
performance art đến từ nhiều nước. Các trình diễn bắt đầu được xây dựng quy
mô hơn trước, có lịch trình, kế hoạch cụ thể. Các chương trình nhận được
quan tâm hỗ trợ kinh phí từ các quỹ văn hóa nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam
như Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace, Hội đồng Anh, Quỹ văn


18

hóa Nhật, Quỹ Đan Mạch. Nghệ thuật trình diễn bắt đầu xác nhận vai trò của
mình trong đời sống nghệ thuật Việt Nam. Trình diễn của Đào Anh Khánh
Hòa cùng vũ trụ năm 2000; trình diễn mang tên Sự lựa chọn của Ly Hoàng

Ly ở biển Long Hải- Vũng Tàu; dự án Mỏ than Mạo Khê năm 2001 của Trần
Lương được thực hiện trực tiếp ở ngay tại mỏ than. Năm 2002, một triển lãm
quốc tế mang tên Workshop Asian Window có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ
nước ngoài như Anh, Nhật và các nghệ sĩ trình diễn Việt Nam là Trần Lương,
Đào Anh Khánh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Văn Cường, Lê Ngọc Thanh, Lê
Ngọc Hải, tổ chức trình diễn kết hợp với sắp đặt, video art, được tổ chức ở
Trung tâm mỹ thuật đương đại Hà Nội. Cùng trong năm 2002, Trương Tân
trình diễn với tác phẩm sắp đặt Váy cưới tại Nhà sàn Đức. Nghệ sĩ Đào Anh
Khánh trình diễn ở bãi biển Nha Trang.
Năm 2003, nhân dịp 5 năm thành lập Nhà sàn Đức có triển lãm nhóm
Rom – Zoom hội tụ đông đủ các gương mặt nghệ sĩ trình diễn ở Hà Nội. Họ
cùng thực hành tác phẩm của mình với một số người bạn cũng như người thầy
là Veronika Radulovic, Brian Ring, Maritta Nurim. Nhà sàn khi đó liên tục có
các sự kiện trình diễn có giao lưu với nghệ sĩ nước ngoài như Seiji Shimoda
đến từ Nhật bản là giám đốc NIPAF – người tổ chức các festival về
Performance art quốc tế. Các nghệ sĩ Việt nam như Nguyễn Quang Huy, Trần
Lương, Trương Tân, Lê Vũ, Phạm Ngọc Dương, Nguyễn Trí Mạnh, cũng
tham gia và các gương mặt trẻ khác xuất hiện trong workshop của Seiji
Shimoda (2003) tại Nhà sàn Đức.
Gallery Rellega của nghệ sĩ Nguyễn Minh Phước mở ra năm 2003 –
tiếp tục mở rộng thêm địa điểm triển lãm cho các nghệ sĩ thực hành
performance art ở Hà nội. Nguồn tài trợ cho gallery này từ quỹ Ford và quỹ
phát triển nghệ thuật Đông Sơn Today. Ở ngay tại không gian này, Minh
Phước trình bày tác phẩm trình diễn do những người dân lao động thực hiện
mang tên Vòng tròn vào năm 2004.


19

Viện Goethe tại Hà nội, địa điểm giao lưu văn hóa giữa nước Đức và

Việt Nam đã góp phần vào ủng hộ cho phát triển của nghệ thuật trình diễn ở
Việt nam. Trung tâm này vừa tài trợ địa điểm cho các sự kiện triển lãm, tài trợ
tiền làm tác phẩm và cũng như tạo ra những sợi dây nối cho các mối quan hệ
lẫn nhau với các tổ chức nước ngoài và Việt Nam. Nhà sàn Đức trong nhiều
triển lãm đã nhận được giúp đỡ rất nhiều từ Viện Goethe ở trong các triển lãm
như Lim Dim từ 2004 đến 2005.
Mỗi năm nghệ sĩ Đào Anh Khánh không ngừng đánh dấu tên tuổi của
mình bằng những kiện triển lãm mang tên Đáo xuân I, II, III, IV, V… được tổ
chức tại nhà riêng ở Gia Lâm – Hà Nội, trên các khu vực đất bãi trải dài
quanh khu vực đường đê gần cầu Long Biên.
Năm 2006, 2007, 2008, nhiều sự kiện trình diễn được mở rộng giữa ba
miền Bắc – Trung – Nam và giao lưu các nghệ sĩ các quốc gia khác. Trong đó
Workshop performance art do Blue space Gallery tổ chức tại Tp. Hồ Chí
Minh và Đà Lạt với sự tham gia của 36 nghệ sĩ đến từ 20 nước như Mỹ, Nhật,
Đức,... Một dự án performance art khác mang tên Sài gòn Open city do Mai
gallery mời các nghệ sĩ Trương Tân, Lê Vũ, Lê Ngọc Thanh – Lê Đức Hải,
Nguyễn Minh Phước tham gia thực hiện các trình diễn. Một cuộc thi lần đầu
tiên được tổ chức về performance art ở Việt Nam mang tên “Tài năng nghệ
thuật trình diễn 2008” do Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa Đan Mạch – Việt
Nam (CDEF) tổ chức ở Hà Nội, sau những vòng trình diễn sơ khảo đã chọn
ra mười gương mặt nghệ sĩ tham dự đêm chung kết: Phạm Huy Thông,
Nguyễn Văn Hè, Phạm Văn Trường, Nguyễn Huy An, Lê Quý Anh Hào, Lê
Văn Sơn, Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Quỳnh Triều An,
Lê Minh Nguyệt. Tác phẩm Những dấu chấm hỏi của Phạm Văn Trường
được giải nhất. Từ đó phong trào thử nghiệm performance art trở nên cuốn
hút giới trẻ nhiều hơn.
Nhân dịp 10 năm ra đời Nhà sàn Đức, một thế hệ nghệ sĩ trẻ xuất hiện


20


Nguyễn Phương Linh (con gái Nguyễn Mạnh Đức), Nguyễn Anh Tuấn
(Mami), Trần Nam, Nhóm Phụ Lục (Toàn, An, Bắc, Song, Đăng, Đức), Lại
Thị Diệu Hà, Nguyễn Hoàng Long (Bill Nguyễn), Nguyễn Hồng Hải. Các câu
chuyện cá nhân về những vấn đề trong thế hệ trẻ khi đó bắt đầu được bộc lộ ra
dưới dạng thức của trình diễn.
Sài gòn từ năm 2000- 2006 nhiều nghệ sĩ bắt đầu tham gia thực hành
thử nghiệm performance art. Nhóm Project one gồm có Richard Streitmatter
Trần, Bùi Công Khánh, Ly Hoàng Ly, Ngô Thái Uyên, Nguyễn Phạm Trung
Hầu. Nhóm Project one triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh, Mai’s gallery, và năm 2004 ở Huế festival.
Các sự kiện Performance art liên tiếp được tổ chức tạo ra các cuộc giao
lưu ba miền Bắc – Trung – Nam. Dự án Sneaky năm 2007 có khoảng hơn 30
người tham gia, họ đều là những sinh viên đã và đang học trong các trường
mỹ thuật, các trình diễn được thực hiện ở mọi nơi công cộng trên đường phố.
Đây là khoảng thời gian nghệ thuật trình diễn được chú ý và tham gia sôi nổi
bởi các nghệ sĩ trẻ ở Việt nam, và các nghệ sĩ Việt Kiều quay trở lại Việt nam
sinh sống và làm nghệ thuật.
Nhóm trình diễn Phụ Lục thành lập năm 2010, gồm có 6 thành viên
chính là Nguyễn Huy An, Vũ Đức Toàn, Song, Đức, Đăng, Bắc.
Năm 2010, nghệ sĩ Đào Anh Khánh tổ chức ra hai triển lãm lớn là Cầu
Âm Thanh và Dự án cây đời gồm các nhạc sĩ, âm thanh kết hợp với body art
của Phương Vũ Mạnh và 300 diễn viên tham gia trình diễn.
2010, 2011, Nhà sàn Đức liên tiếp mở ra một festival trình diễn quốc tế
IN: ACT I, IN: ACT II bao gồm cả nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ quốc tế.
Đến năm 2012, Nhà sàn kết hợp với Japan foundation mời các nghệ sĩ
Nhật Bản và kiến trúc sư Tsuneo Nada thiết kế lại toàn bộ không gian của
trung tâm văn hóa Nhật Bản ở 27 Quang Trung. Sự kiện này do Nguyễn



21

Phương Linh làm curator đã xây dựng nên một không gian bao gồm các 6
studio làm việc trong 3 tuần tại địa điểm của trung tâm văn hóa Nhật Bản. Dự
án mang tên Những chân trời có người bay, bao gồm nhiếp ảnh, video, trình
diễn, sắp đặt. Thời gian cho các nghệ sĩ làm việc trong không gian kéo dài
liên tục trong ba tuần nên để theo dõi cả quá trình của tác phẩm cũng là một
khó khăn cho những ai chỉ đến đó xem một lần.
Nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam từ những năm 1990 vẫn là một lĩnh
vực xa lạ với số đông công chúng cho đến khi có mặt các trung tâm văn hóa
nước ngoài và các không gian nghệ thuật tư nhân. Ban đầu performance art là
những thể nghiệm khép kín, bán công khai trong nhà riêng, xưởng vẽ của
nghệ sĩ và những nơi trên đường phố. Nhưng giờ đây, nó đã góp mặt thường
xuyên trong các chương trình triển lãm tại các không gian nghệ thuật tự do
bên ngoài và các trung tâm văn hóa quốc tế ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế
cũng như ở các festival nước ngoài. Các thực hành trình diễn ở Việt Nam đã
chạm tới những vấn đề toàn cầu như: tự do, giới tính, con người, môi trường,
chiến tranh, xã hội…Các thực hành này mang màu sắc văn hóa xã hội riêng
của Việt Nam.
1.2.2. Khái quát về nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” trên thế giới
Phong trào nghệ thuật nữ quyền (Feminist Art)
Phong trào nghệ thuật nữ quyền nổi lên vào cuối những năm 1960, là
thời kì nổ ra những cuộc biểu tình chống chiến tranh, các phong trào dân
quyền và đòi quyền đồng tính…, cũng chính là lúc mà các nghệ sĩ nữ trên thế
giới mong muốn đạt được những quyền bình đẳng như những nghệ sĩ nam.
Họ tìm cách thay đổi thế giới xung quanh họ thông qua nghệ thuật, phong trào
nghệ thuật nữ quyền đại diện cho một sự thay đổi khỏi hiện tại – khi mà
những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra bởi các nghệ sĩ nữ được coi là
thiểu số không phải về lượng mà về chất trong nền lịch sử mỹ thuật chính
thống. Nghệ thuật không chỉ đơn thuần là sự đánh giá về thẩm mỹ mà còn đặt



22

ra những câu hỏi về các vấn đề chính trị, xã hội cho khán giả, qua đó những
tác phẩm theo phong trào nghệ thuật nữ quyền tiếp cận và có những ảnh
hưởng đến thế giới trong vấn đề bình đẳng giới. Họ tạo ra một cuộc đối thoại
giữa người xem và các tác phẩm nghệ thuật thông qua việc đưa ra các quan
điểm của nữ giới.
Trước phong trào nghệ thuật nữ quyền, phần lớn các nghệ sĩ nữ bị từ
chối treo tranh trong các triển lãm hay bảo tàng chỉ vì giới tính của họ. Không
theo một dạng thức hay phong cách nào cụ thể, các nghệ sĩ trong phong trào
nghệ thuật nữ quyền thường kết hợp các chất liệu đa phương tiện khác nhau
như Nghệ thuật khái niệm, Nghệ thuật cơ thể, Video Art, Nghệ thuật trình
diễn,…nhằm truyền tải thông điệp về nhu cầu bình đẳng giới trong nghệ
thuật. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông phi truyền thống này,
họ cố gắng mở rộng định nghĩa về mỹ thuật bao gồm cả về quan điểm lẫn chất
liệu sáng tạo. Họ đã thành lập một loạt các tổ chức nghệ thuật như Women
Artists in Revolution (WAR) và AIR gallery, nhằm cụ thể hóa các quyền và
mối quan tâm của nghệ sĩ nữ trong cộng đồng nghệ thuật. Có thể kể đến
những nữ nghệ sĩ tiêu biểu góp phần tạo nên phong trào nghệ thuật nữ quyền
như Judy Chicago, Martha Rosler, Miriam Schapiro, Suzanne Lacy,… Các
nhà phê bình nghệ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng trong phong trào
nghệ thuật nữ quyền những năm 1970, họ kêu gọi sự chú ý vào thực tế nền
mỹ thuật truyền thống đã hoàn toàn bỏ qua các nghệ sĩ nữ và tìm cách lập lại
những tiêu chuẩn do các nhà phê bình và thẩm mỹ nghệ thuật lúc trước đã tạo
ra. Năm 1971, nhà phê bình Linda Nochlin đã viết một bài tiêu luận rất đáng
bàn thảo với nhan đề Tại sao chưa từng có các nghệ sĩ nữ vĩ đại? (Why have
there been no great women artists?).
Bà viết:

“ Không có đối trọng nữ giới nào cho Michelangelo hay Rembrandt,
Delacroix hay Cezsanne, Picasso hay Matisse, hoặc thậm chí, ngay trong thời


×