Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ áp dụng thí điểm cho điều kiện tỉnh bình định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.3 KB, 27 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

---------------------

VÕ THANH TỊNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ ÁP DỤNG
THÍ ĐIỂM CHO ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
Mã số: 62.85.15.01

TP. Hồ Chí Minh - 2015


2

Công trình hoàn thành tại:
VIỆN MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. HCM
Điện thoại: 08 38645356

Fax: 08 38655670

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Chế Đình Lý
2. PGS. TS. Lương Văn Thanh

Phản biện độc lập 1: TS. Nguyễn Văn Tài
Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Hữu Dũng

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Môi trường và Tài nguyên vào lúc ….. giờ… ngày….tháng….
năm ….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Viện Môi trường và Tài nguyên
2. Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3200 km. Vùng ven biển
(đới bờ) với nhiều tiềm năng, lợi thế có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước. Bên cạnh đó, khu vực ven biển
cũng là nơi chịu nhiều áp lực về khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường
và các tác động do biến đổi khí hậu xảy ra hàng năm.
Bình Định là một trong 28 tỉnh ven biển của nước ta. Vùng ven biển tỉnh
Bình Định có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội của tỉnh và trong chiến lược phát triển của khu vực miền Trung và Tây
Nguyên. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đưa đến thiên tai như bão, lũ, xâm
nhập mặn gây những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và tài sản người
dân ven biển.
Việc phát triển công nghiệp sẽ mang đến các lợi ích nhưng đồng thời việc

sử dụng vùng biển ven bờ cho các mục đích công nghiệp, khai thác và
nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã gây ra những hậu quả tiêu
cực không chỉ đối với tài nguyên và môi trường mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của cộng đồng ven biển. Các hệ sinh thái ven
biển như rừng ngập mặn, rạn san hô đã bị phá hủy nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền
vững đới bờ áp dụng thí điểm cho điều kiện tỉnh Bình Định” tạo căn cứ,
luận chứng khoa học cho việc triển khai các giải pháp quản lý phù hợp
góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững dải ven biển.
2. Mục tiêu
Xây dựng các chỉ thị và áp dụng đánh giá thí điểm tính bền vững đới bờ
trong điều kiện biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
kinh tế-xã hội gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân ở khu vực ven biển Bình Định.


2
3. Nội dung nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu luận án, các nội dung chính được thực hiện cụ thể
như sau:
1) Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về việc xây dựng
các chỉ thị đánh giá tính bền vững và phát triển bền vững.
2) Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, biến
đổi khí hậu và hoạt động kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Bình Định.
3) Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá điển hình tính bền vững đới
bờ cấp cộng đồng các xã, phường ven biển.
4) Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng thí điểm để thực hiện đánh giá tính bền
vững các huyện, thành phố khu vực đới bờ tỉnh Bình Định.

5) Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên, bảo vệ môi
trường đới bờ trong điều kiện biến đổi khí hậu.
6) Xây dựng quy trình đánh giá tính bền vững các địa phương vùng bờ có
điều kiện tương tự.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm tất cả các huyện ven biển (Hoài Nhơn, Phù
Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước) và thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định.
Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, chất
lượng môi trường nước, không khí, đất và hoạt động kinh tế - xã hội diễn
ra tại khu vực ven biển tỉnh Bình Định.
5. Những điểm mới của luận án
- Cách tiếp cận toàn diện về kinh tế xã hội kết hợp với tự nhiên, môi
trường là một điểm mới của luận án, từ đó giải pháp khả thi hơn.
- Áp dụng các phương áp khoa học để sàng lọc bộ chỉ thị, khắc phục
tình trạng đưa ra bộ chỉ thị có tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học cũng là
một điểm mới.
- Phương pháp đánh giá tính bền vững theo đặc thù lãnh thổ mà cụ thể
là đới bờ dựa vào bộ chỉ thị cung cấp thông tin chi tiết, từ đó đề xuất giải
pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn.


3
- Việc áp dụng kỹ thuật phân tích tiến trình thứ bậc (AHP) để hình thành
trọng số các chỉ thị và các chủ đề sẽ giúp kết quả đánh giá có tính chính
xác và thuyết phục hơn.
- Bên cạnh đó, việc đánh giá tính bền vững theo thuật toán lý thuyết mờ
áp dụng cho đới bờ là đóng góp mới quan trọng của luận.
- Việc đề xuất quy trình đánh giá tính bền vững đới bờ đối với những
địa phương có điều kiện tương tự như Bình Định theo quy mô hai cấp
cộng đồng và cấp huyện cũng là đóng góp mới của luận án.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu trong luận án là tiền đề mở ra
những hướng nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá một cách chính xác mức
độ bền vững khu vực đới bờ trong điều kiện biến đổi khí hậu. Kết quả
nghiên cứu của luận án được thực hiện có giá trị khoa học góp phần hoàn
thiện phương pháp luận và quy trình đánh giá tính bền vững.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá tính bền vững đới bờ Bình Định
trong điều kiện biến đổi khí hậu và những giải pháp đề xuất cải thiện
những tiêu chí có điểm đánh giá thấp có giá trị ứng dụng cho các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Bình Định. Ngoài ra, kết quả này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quản lý đới bờ cho các nhà nghiên cứu, quản lý khu vực ven biển.

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1.1. Khái niệm về đới bờ
Đới bờ là vùng biển ven bờ và đất liền ven biển, có ranh giới phía đất liền
là nơi mà tác động qua lại gắn liền với biển và ranh giới phía biển là nơi
mà các hoạt động của con người ảnh hưởng đến (LOICZ).


4
1.1.2. Khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững
Tính bền vững là khả năng được duy trì; khả năng được tiếp tục lâu dài
với tác động dù nhỏ nhất hoặc không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai.
1.2. TỔNG QUAN CÁC BỘ TIÊU CHÍ, CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH

BỀN VỮNG
1.2.1. Bộ chỉ thị, chỉ số PTBV tổng hợp
Bộ chỉ thị về PTBV của LHQ năm 1995: đề xuất bộ chỉ số phát triển bền
vững với 04 lĩnh vực (xã hội, môi trường, kinh tế, thể chế) với 15 chủ đề,
38 phân đề và 58 chỉ thị.
Liên minh châu Âu (EU) năm 2006 đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) theo
dõi sự tiến bộ của EU đối với những thách thức đặt ra trong chiến lược cụ
thể để xây dựng một bộ chỉ số phát triển bền vững (SDIs). Bộ chỉ số được
chia thành 10 chủ đề với cấc chỉ thị được chia thành 3 cấp.
Tại Hoa Kỳ: 2000, Cục Bảo vệ môi trường đã đề xuất bộ chỉ số phát triển
bền vững bao gồm 3 lĩnh vực: kinh tế, môi trường, xã hội với 27 chỉ thị.
Tại Việt Nam: Năm 1999 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất bộ chỉ số
PTBV của Việt Nam với 3 lĩnh vực: kinh tế (4 chỉ thị), xã hội (15 chi thị),
môi trường (10 chỉ thị). Năm 2002, Viện Môi trường và PTBV đã nghiên
cứu và đề xuất hệ thống các tiêu chí PTBV cấp quốc gia bao gồm 04 lĩnh
vực: kinh tế (4 tiêu chí), xã hội (8 tiêu chí), môi trường (6 tiêu chí) và đáp
ứng đảm bảo PTBV (3 tiêu chí). Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển
bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 ban hành theo Quyết định số
2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên môi trƣờng
(1995-1999) đã đề xuất và khuyến nghị áp
dụng Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường theo 05 lĩnh vực; 13
vấn đề và tổng số 19 chỉ thị.


5
Tại Trung Quốc: Tiêu biểu là nghiên cứu của Yu-hong Cui và nnk về
Đánh giá về giá trị tài nguyên nước dựa trên thuật toán mờ. Nghiên cứu
của Jinying Sun về Mô hình đánh giá toàn diện mờ và phân tích ảnh
hưởng của yếu tố về hoạt động các công trình xanh.

Tại Việt Nam, năm 1998 Bộ chỉ thị được Cục Môi trường ban hành thử
nghiệm gồm 44 chỉ thị.
1.2.3. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ
Uỷ ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO (IOC) đã biên
soạn Sổ tay đánh giá tiến độ và kết quả quản lý tổng hợp biển và vùng ven
biển bao gồm 3 lĩnh vực: thể chế (15 chỉ thị), sinh thái (9 chỉ thị) và kinh
tế xã hội (13 chỉ thị).
Liên minh châu Âu (EU): Chỉ số phát triển bền vững ven biển châu Âu
(ISD) là một tập hợp cốt lõi của 27 chỉ thị, gồm 46 phương pháp đo, giám
sát phát triển bền vững vùng ven biển.
Tại Philippines: Dizon et al. thuộc Đại học Los Banos đã xây dựng bộ
tiêu chí bao gồm 7 tiêu chí với 35 chỉ thị sử dụng để đánh giá và đề ra giải
pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn tại bang Bohol.
Tại Việt Nam: Việc nghiên cứu và đề xuất bộ chỉ thị PTBV vùng ven biển
lần đầu tiên được tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khi với đề tài khoa học Xây
dựng Bộ chỉ thị thương tổn môi trường vùng ven biển.
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO LUẬN ÁN
+ Phương pháp khảo sát thực địa và tham vấn cộng đồng: Tiến hành
khảo sát thực địa, trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động khai thác, nuôi
trồng thủy sản, bảo tồn hệ sinh thái trên địa bàn từng xã.
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đối với mỗi xã, phường cung cấp 20
bảng hỏi cho người dân và chính quyền địa phương, hướng dẫn họ tự đánh
giá và cho điểm về mức độ bền vững của mỗi chỉ thị.
+ Kỹ thuật phân tích tiến trình thứ bậc (AHP): Xác định trọng số theo
Tiến trình phân tích thứ bậc. Qua so sánh từng cặp tiêu chí để xác định


6
tầm quan trọng tương đối của một chỉ thị đối với chỉ thị khác theo phương
pháp AHP của T. Saaty.


+ Phương pháp phân tích quyết định đa thuộc tính (MADA): dựa trên
giả thiết về sự độc lập của các thuộc tính để sàng lọc, lựa chọn bộ chỉ thị
đánh giá tính bền vững đới bờ theo công thức:

V(aj) là kết quả điểm đánh giá chung của chỉ thị j; wi là trọng số của
thuộc tính i; vij là điểm đánh giá theo thuộc tính i cho chỉ thị thứ j.
+ Phương pháp cộng trọng số đơn giản (SAW): Phương pháp này áp
dụng để đánh giá tính bền vững cộng đồng ven biển trên cơ sở kết quả
điều tra bảng hỏi và kỹ thuật AHP theo công thức: Vi = ∑j(wjvij)
Vi là kết quả đánh giá chủ đề i; wj là trọng số các chỉ thị j thuộc chủ
đề i (i = 1,2…m); vij là điểm đánh giá các chỉ thị j thuộc chủ đề i.
+ Phương pháp đánh giá toàn diện dựa trên thuật toán mờ (FCE): Đối
với các huyện, thành phố đới bờ có số liệu thống kê đầy đủ, áp dụng
phương pháp đánh giá tính bền vững toàn diện dựa trên thuật toán mờ.
Tính toán vectơ hàm thành viên theo công thức: Bi = Ai * Ri

(2.1)

Kết quả đánh giá tổng hợp theo hàm thành viên theo công thức:
B = A * R = (b1, b2, …, b5) (2.2)

Trong đó A là trọng số chủ đề:

Với 5 giá trị phân bậc 1,2,3,4,5, ta có : V = (1, 2, 3, 4, 5)
Kết quả đánh giá sau cùng được xác đinh theo công thức:
S = V * BT (2.3)


7


Chƣơng 2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC ĐỚI BỜ
TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Định có toạ độ địa lý từ 130 30' – 140 42' vĩ độ Bắc 1080 35' -1090 18'
kinh độ Đông; phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú
Yên, phía đông là Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Địa hình
Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng
hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các
đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh
núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng
giữa 2 hướng sườn đông và tây.
2.2. DIỄN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ Ở
ĐỚI BỜ
2.2.1. Phát triển kinh tế khu vực đới bờ gắn với ngành thủy sản
Các chỉ số kinh tế: Tổng sảm phẩm địa phương tăng từ 3.661 tỷ đồng
(2000) lên 5.607 tỷ đồng (2005) và 9.362 tỷ đồng (2010). Giá trị sản xuất
thủy sản khu vực đới bờ tăng từ 539 tỷ đồng (2000) lên 874 tỷ đồng
(2005) và 1.405 tỷ đồng (2013). Sản lượng khai thác thủy sản tăng đáng
kể từ 74.105 tấn (2000) lên 104.886 tấn (2005) và 165.768 tấn (2013).
2.2.2. Hoạt động văn hóa-xã hội
Dân cư: Mật độ dân số tương đối cao: 478 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân
số ở đới bờ có chiều hướng giảm trong các năm trở lại đây, từ 14,5%o
(2000) xuống còn 12,2‰ (2005) và 8,8‰ (2011).
Về giáo dục và y tế: Từ năm 2005 đến nay có 100% xã phường khu vực
đới bờ có trường tiểu học. 100% huyện, thành phố ven biển đạt chuẩn phổ
cập giáo dục THCS. Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cũng
tăng từ 66,5% (2005) lên 97% (2010).



8
2.3. KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN
2.3.1. Tài nguyên phi sinh vật
Khoáng sản titan: Tại khu vực đới bờ Bình Định tài nguyên khoáng sản
chủ yếu là quặng sa khoáng titan. Hiện nay tổng sản lượng ilmenit khai
thác trên toàn tỉnh ước đạt 4,5 triệu tấn, chiếm khoảng 50% trữ lượng
ilmenit toàn tỉnh. Ngoài ra, vùng ven biển Bình Định còn có một số tài
nguyên khoáng sản khác có giá trị kinh tế như đá granite, cát xây dựng,
nước nóng.
2.3.2. Tài nguyên sinh vật
Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển với chiều dài bờ biển
134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có
các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu neo đậu tàu
thuyền Tam Quan. Vùng biển Bình Định có nguồn lợi hải sản phong phú,
giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ đại dương, cá nục, cá trích, cá cơm,
cá chuồn, tôm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế...),
tổng số tàu thuyền là gần 9.000 chiếc trong đó có hơn 2.500 chiếc đánh
bắt xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác khoảng 110.000 tấn/năm.
* Về khai thác thủy sản: Nghề vây chiếm 14,96 %, nghề câu chiếm
43,20%, nghề rê chiếm 4,9 %, nghề lưới kéo chiếm 7,20%, các nghề khác
đánh bắt ven bờ chiếm 29,71%. Vùng ven biển Bình Định chỉ khai thác
21.000 tấn hải sản hàng năm so với trữ lượng khoảng 60.000 tấn/năm.
* Về nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm
2011 là 6.300 ha với sản lượng 8743 tấn, trong đó diện tích nuôi tôm
2.625 ha, sản lượng tôm 5.210 tấn/năm.
2.3.3. Khái quát các hệ sinh thái ven biển Bình Định
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Diện tích rừng ngập mặn tại Bình Định
hiện nay chủ yếu tập trung ở đầm Thị Nại (khoảng 665 ha, trong đó có 50

ha là rừng trồng tập trung). Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn phân bố ở
đầm Đề Gi (khoảng 56 ha) và một số khu vực ven biển khác của tỉnh.


9
Hệ sinh thái rạn san hô: Rạn san hô ở Bình Định tập trung ở xung quanh
xã đảo Nhơn Châu, phường Ghềnh Ráng và phía nam xã Nhơn Lý. Diện
tích phân bố của rạn san hô trong toàn bộ vùng ven biển khoảng 108,5 ha.
Hệ sinh thái cỏ biển: Phân bố tập trung ở đầm Thị Nại và đầm Đề Gi với
diện tích ước tính khoảng 250 ha. Thành phần loài chủ yếu là Zostera
japonica, Halodule uninervis, Thalassia hemprichii.
2.4. DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
2.4.1. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
Môi trường nước mặt lục địa: Kết quả quan trắc vùng cửa sông tiếp giáp
đầm Thị Nại cho thấy hàm lượng COD, BOD trong nước mặt lục địa giai
đoạn từ 2000 đến 2008 hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép, từ 2009
đến nay đều vượt tiêu chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT (cột A2) của Bộ
TNMT. Đối với một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng, kim loại, dầu mỡ,
vi sinh hầu hết các mẫu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.
Môi trường nước biển ven bờ: Kết quả quan trắc đối với thông số ô
nhiễm về hữu cơ, amôni, dầu mỡ, vi sinh tại các khu vực Cảng Quy
Nhơn, cửa đầm Đề Gi, cửa đầm Thị Nại cho thấy hàm lượng vượt tiêu
chuẩn cho phép và dao động từ 1,5 – 4,3 lần. Các chỉ tiêu kim loại như
cadimi, chì, thủy ngân còn nằm trong giới hạn cho phép.
2.4.2. Chất lƣợng môi trƣờng không khí
Chất lượng môi trường không khí như bụi, CO, CO2, SO2, NOx khu vực
đới bờ tỉnh Bình Định trong thời gian qua vẫn còn nằm trong giới hạn cho
phép, tuy nhiên một số hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác và vận
chuyển khoáng sản như titan, cát, đá phát sinh bụi và các chất gây ô nhiễm
cục bộ môi trường không khí một số nơi thuộc khu vực ven biển.

2.5. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TỔN THƢƠNG VÙNG VEN BIỂN
BÌNH ĐỊNH
Suy thoái tài nguyên, chất lượng nước ven biển tỉnh Bình Định bị đe dọa
từ nhiều nguồn khác nhau như là nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp,
sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, cảng biển…


10
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG
CỦA ĐỚI BỜ TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.5.1. Tác động của BĐKH đến các thành phần kinh tế:
Nông nghiệp: Bão, lũ lụt: lũ lụt xuất hiện chủ yếu do mưa lớn hoặc bão.
Tác động của bão, lũ bao gồm: làm đổ ngã, dập nát cây trồng, sa bồi diện
tích canh tác, phá hỏng hệ thống tưới tiêu, gây mất trắng hoặc giảm năng
suất cây trồng.
Nuôi trồng thủy sản: Khi mưa lũ xảy ra với cường độ lớn thì lại gây ra các
thiệt hại về cơ sở hạ tầng thủy sản như phá hỏng các bờ đầm nuôi trồng
thủy sản, gây tốn kém kinh phí để khôi phục lại.
Đánh bắt hải sản: Các khu neo đậu không bảo đảm về quy mô và độ an
toàn, các tàu thuyền nhỏ và thô sơ vẫn sử dụng cho đánh bắt xa bờ thì các
thiệt hại sẽ rất nặng nề do bão và ngư dân chính là đối tượng chịu nhiều
tác động nhất và dễ bị tổn thương nhất.
2.5.2. Tác động của BĐKH đến các vấn đề xã hội:
Suy giảm sinh kế của người nghèo: Các hiện tượng thời tiết cực đoan như
bão, lũ, hạn hán... làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng, suy giảm sản
lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh phát sinh, dẫn đến tỷ lệ
nghèo đói sẽ tăng cao.
Sức khỏe và vệ sinh: Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ lây lan và
truyền nhiễm của các căn bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và nhiều căn
bệnh khác mà trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Tái định cư: Nhiều khu vực ven biển trũng thấp như Nhơn Bình, Nhơn
Lý (thành phố Quy Nhơn), Phước Thuận, Phước Sơn (Tuy Phước), Cát
Minh, Cát Khánh (Phù Cát) thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa.
2.5.3. Tác động của BĐKH đến môi trƣờng sinh thái:
Ô nhiễm môi trường: Sau các đợt lũ lụt, tình trạng ô nhiễm rác thải và ô
nhiễm môi trường nước trở nên nguy cấp, nhiều khu vực nguồn nước sinh
hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư bị ô nhiễm nghiêm trọng.


11
Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái: khi có bão xảy ra, các hệ sinh thái như
rạn san hô, rừng ngập mặn bị gió và nước biển tác động mạnh gây gãy đổ,
phá hủy một phần những hệ sinh thái này.
2.6. DỰ BÁO VỀ DIỄN BIẾN CỦA KHÍ HẬU TRONG TƢƠNG LAI
Nhiệt độ: Trong lương lai, các tháng có nhiệt độ trung bình cao hơn 30 0C
được dự báo là từ tháng 5 đến tháng 8. Cụ thể, đến năm 2050 nhiệt độ của
các tháng này sẽ vào khoảng 310C, tăng khoảng từ 0,6 đến 1,10C.
Lượng mưa: Kịch bản về lượng mưa ở Bình Định cho thấy lượng mưa ở
đây tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Đến năm 2050, lượng mưa
mùa khô giảm 7,1% và lượng mưa mùa mưa tăng 5,9%.
Nước biển dâng: Theo kết quả tính toán, mực nước biển dâng do biến đổi
khí hậu cao nhất vào năm 2100 cho khu vực ven biển Bình Định khoảng
83- 97 cm đối với kịch bản cao và 52- 65 cm đối với kịch bản thấp, đối
với kịch bản trung bình, mực nước biển dâng 61-74 cm.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. PHÂN CẤP ĐƠN VỊ ĐỚI BỜ LÀM CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TÍNH
BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Đới bờ tỉnh Bình Định được phân chia thành 02 cấp: cấp huyện và cấp
cộng đồng ven biển. Cấp huyện là cấp có đầy đủ thông tin thống kê phục

vụ cho đánh giá. Cộng đồng là nơi khai thác, sử dụng trực tiếp nguồn tài
nguyên sinh vật, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái ven biển
và triển khai các giải pháp quản lý.
3.2. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH
BỀN VỮNG ĐIỂN HÌNH CHO CẤP CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN
3.2.1. Cơ sở đề xuất và sàng lọc bộ chỉ thị
Để xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cho cộng đồng dân cư các
xã phường ven biển Bình Định, tác giả nghiên cứu và tham khảo các bộ
chỉ thị của CRC (Australia), Tổ chức phát triển đới bờ châu Âu (DEDUCE)
và Uỷ ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO (IOC). Sau khi


12
phân tích, sàng lọc để xây dựng bộ tiêu chí chính thức đánh giá tính bền
vững cấp cộng đồng ở đới bờ như Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng đồng
Chủ đề

1.Tiềm lực
kinh tế

2. Tài
nguyên và
môi trường
ven biển
3. Khả
năng xã hội
của cộng
đồng


4. Năng lực
của chính
quyền địa
phương

Chỉ thị

Ký hiệu

1.1. Thu nhập bình quân hộ gia đình
1.2. Kinh phí cho giáo dục, y tế
1.3. Số phương tiện sinh hoạt, sản xuất
1.4. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ven biển
2.1. Mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản

KT1

2.2. Biến động về diện tích rừng ven biển
2.3. Mức độ ô nhiễm môi trường ven biển

TN2

2.4. Mức độ khai thác khoáng sản ven biển
3.1. Tỷ lệ người dân tham gia mô hình đồng
quản lý nguồn lợi thủy sản
3.2. Mức độ tuân thủ pháp luật về khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường
3.3. Tham gia xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường
3.4. Mức độ tương trợ trong cuộc sống

4.1. Thu hút các chương trình, dự án
4.2. Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng kinh
tế - xã hội - môi trường

TN4
XH1

4.3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
4.4. Biện pháp duy trì đa dạng sinh học

CQ3

KT2
KT3
KT4
TN1
TN3

XH2
XH3
XH4
CQ1
CQ2

CQ4

3.2.2. Kết quả đánh giá tính bền vững điển hình cấp cộng đồng
3.2.2.1. Kết quả đánh giá cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản
Kết quả đánh giá từng chỉ thị: Điểm đánh giá cho từng chỉ thị từng xã là
giá trị trung bình giữa trung bình hình học (hàm TRIMMEAN, 80%) và

trung vị (hàm MEDIAN) nhằm loại bỏ những giá trị cực đoan của 20
phiếu điều tra.


13
Trong 16 chỉ thị được lựa chọn để đánh giá tính bền vững các đối với 03
xã: Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Cát Minh, Cát Khánh (huyện Phù Cát)
thuộc loại hình đánh bắt, nuôi trồng hải sản ven biển cho thấy thấy những
tiêu chí có điểm đánh giá cao cần phát huy lợi thế và tiềm năng như: đời
sống kinh tế của người dân ổn định, chính quyền đã bước đầu quan tâm
đến phát triển giáo dục, y tế; chất lượng đời sống vật chất và tinh thần
được nâng cao.
Tuy nhiên đối với các xã cũng còn một số chỉ thị có điểm đánh giá thấp,
cần khắc phục và cải thiện như: xã Mỹ Thành việc vận chuyển titan quá
tải còn làm hư hỏng đường giao thông nông thôn nghiêm trọng, tuy nhiên
nguồn vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng còn thiếu, một số
khu vực còn thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Xã Cát Minh cần cải thiện
phương tiện khai thác thủy sản để phát triển hài hòa giữa đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản, có biện pháp xử lý triệt để các hộ dân sử dụng xung điện,
xiếc máy khai thác hủy duyệt nguồn lợi thủy sản; quan tâm đầu tư xây
dựng đường tỉnh lộ ven biển đang bị hư hỏng, xuống cấp do các phương
tiện quá tải. Xã Cát Khánh khai thác kém hiệu quả và dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên, suy giảm rừng phòng hộ ven biển.
Kết quả đánh giá tính bền vững các chủ đề:
Kết quả đánh giá cộng đồng được tính theo công thức: Vi = ∑j(wjvij)
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tổng hợp về tính bền vững bốn chủ đề
Chủ đề

Trọng
số(wj)


Điểm đánh giá các chủ
đề (vij)
Mỹ
Cát
Cát
Thành
Minh Khánh

1. Tiềm lực kinh tế

0,24

2,9

3,1

3,3

2. Tài nguyên và môi trường ven biển

0,34

2,3

2,7

2,2

3. Năng lực xã hội của cộng đồng


0,24

2,7

2,8

3,0

4. Năng lực chính quyền địa phương

0,17

2,5

2,5

2,5

2,57

2,79

2,70

Kết quả đánh giá tính bền vững (Vi)


14
Kết quả đánh giá tổng thể tính bền vững xã Mỹ Thành có điểm đánh giá

(2,57/5) thuộc bậc kém bền vững; tiếp theo là xã Cát Khánh có kết quả
đánh giá (2,70/5) xã Cát Minh (2,79/5) thuộc bậc bền vững trung bình.
xã Mỹ Thành

xã Cát Minh

xã Cát Khánh

5 kinh tế
Tiềm lực

Năng lực chính
quyền địa…

5
4
3
2
1

Tài nguyên và
Môi trường…

Năng lực xã hội
của cộng đồng
Hình 3.4. Kết quả đánh loại hình khai thác, nuôi trồng thủy sản
3.2.2.2. Kết quả đánh giá cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái
Trong 16 chỉ thị được lựa chọn để đánh giá tính bền vững các đối với 03
xã: Phước Sơn, Phước Thuận (huyện Tuy Phước), xã Nhơn Lý (thành phố
Quy Nhơn) một số chỉ thị có điểm đánh giá cao góp phần vào phát triển

bền vững như: thu nhập của người dân ổn định, đời sống vật chất tinh thần
được cải thiện và nâng cao dần qua các năm; các vấn đề về giáo dục, y tế
được quan tâm phát triển; bên cạnh đó các xã này đã triển khai một số giải
pháp, đề tài như trồng rừng ngập mặn, tham gia một số dự án về ứng phó
với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, còn một số chỉ thị có
điểm đánh giá thấp, cần khắc phục và cải thiện cho từng xã như: xã Phước
Sơn là địa phương nghèo tài nguyên khoáng sản nên thay vào đó cần có
chính sách khuyến khích và định hướng trong nuôi trồng thủy sản như hỗ
trợ cây, con giống. Xã Phước Thuận là nơi chịu nhiều tác động do biến
đổi khí hậu và nước biển dâng. Xã Nhơn Lý là địa phương có nhiều tiêu


15
chí có điểm đánh giá thấp vì đây là xã đặc biệt khó khăn và địa hình chia
cắt trước đây khi chưa thành lập Khu kinh tế Nhơn Hội nên đời sống sản
xuất, sinh hoạt của người dân gặp nhiều trở ngại.
Kết quả đánh giá tính bền vững các chủ đề:
Kết quả đánh giá cộng đồng được tính theo công thức: Vi = ∑j(wjvij)
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tổng hợp về tính bền vững bốn chủ đề
Trọng
số(wj)

Chủ đề

Điểm các chủ đề (vij)
Phước
Sơn

Phước
Thuận


Nhơn


1. Tiềm lực kinh tế

0,24

3,6

3,2

2,9

2. Tài nguyên và môi trường ven biển

0,34

2,3

2,4

2,2

3. Năng lực xã hội của cộng đồng

0,24

2,8


2,5

2,6

4. Năng lực chính quyền địa phương

0,17

2,9

2,8

2,6

2,84

2,68

2,56

Kết quả đánh giá tính bền vững (Vi)

Kết quả đánh giá tổng thể tính bền vững: xã Nhơn Lý (2,56/5) thuộc mức
kém bền vững; xã Phước Thuận có kết quả đánh giá (2,68/5) và xã Phước
Sơn (2,84/5) ở mức bền vững trung bình.
xã Phước Sơn

xã Phước Thuận

xã Nhơn Lý


Tiềm lực
5 kinh tế
Năng lực chính
quyền địa…

5
4
3
2
1

Tài nguyên và
Môi trường…

Năng lực xã hội
của cộng đồng
Hình 3.7. Biểu đồ kết quả đánh giá loại hình bảo tồn hệ sinh thái ven biển


16
3.3. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH
BỀN VỮNG THÍ ĐIỂM CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VEN
BIỂN BÌNH ĐỊNH
3.3.1. Thiết lập bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện
Bộ chỉ thị sơ bộ đánh giá tính bền vững toàn diện đới bờ cấp huyện được
đề xuất dựa trên tham khảo các bộ chỉ thị sau:
- Bộ chỉ thị PTBV của Liên hiệp quốc năm 1996 và 2005; Bộ chỉ thị
PTBV của Liên minh châu Âu năm 2006;
- Các tiêu chí PTBV cấp quốc gia của Việt Nam do Viện Môi trường và

Phát triển bền vững đã nghiên cứu và đề xuất năm 2002; Bộ chỉ thị đánh
giá tính bền vững tài nguyên môi trường Việt Nam năm 2007 của Bộ
TNMT soạn thảo gồm 10 chủ đề, 27 chỉ thị cơ bản và 51 chỉ thị chi tiết.
Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn
2013-2020 theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg.
Sau khi sàng lọc bằng phương pháp SAW, Bộ chỉ thị chính thức sử dụng
để đánh giá tính bền vững đới bờ bao gồm 4 chủ đề (kinh tế, xã hội, môi
trường và năng lực ứng phó BĐKH) và 28 chỉ thị, như Bảng 3.19 sau đây:
Bảng 3.19. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp huyện
CHỦ ĐỀ

1.
Tiềm
lực
kinh tế

2.
Tiềm
lực xã
hội và
cơ sở
hạ tầng

CHỈ THỊ

1.1. Thu nhập bình quân tháng
1.2.Tỉ lệ đầu tư trong GDP
1.3. Gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp
1.4. Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
1.5. Gia tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng

1.6. Gia tăng sản lượng khai thác thủy sản
2.1. Tỷ lệ xã, phường có trạm y tế đạt chuẩn
2.2. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS
2.3. Tỷ lệ gia tăng dân số
2.4.Tỷ lệ giới tính nữ
2.5.Tỷ lệ hộ sử dụng điện
2.6.Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trong sinh hoạt


HIỆU

ĐƠN VỊ
TÍNH

KT1.1

Nghìn đồng

KT1.2
KT1.3
KT1.4
KT1.5
KT1.6
XH2.1

%
%/năm
%/năm
%/năm
%/năm

%

XH2.2
XH2.3
XH2.4
XH2.5
XH2.6

%

%
%
%


17

3. Chất
lượng
môi
trường
ven
biển

4.
Năng
lực ứng
phó với
BĐKH


2.7.Số hộ có nhà vệ sinh phù hợp
2.8. Tỷ lệ hộ nghèo
3.1. Hàm lượng bụi trong không khí
3.2. SS nước ven bờ
3.3. BOD nước mặt
3.4. DO nước mặt
3.5. Độ che phủ rừng
3.6.Tần suất các các cơn bão, lũ, hạn hán
3.7. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn
3.8.Tốc độ tăng sản lượng khai thác titan
4.1. Kinh phí ứng phó thiệt hại do thiên tai
4.2. Vùng biển được nghiên cứu bảo tồn
4.3. Trồng mới rừng phòng hộ ven biển
4.4. Kinh phí đầu tư, cải tạo đê kè ven biển
4.5. Cơ cấu vốn đầu tư lĩnh vực thủy sản
4.6. Hỗ trợ vốn ngư dân đánh bắt xa bờ

XH2.7
XH2.8
MT3.1

%
%
µg/m3

MT3.2
MT 3.3
MT 3.4
MT 3.5
MT 3.6

MT 3.7
MT 3.8
CS4.1

mg/l
mg/l
mg/l
%
cơn
%
%
Tỷ đồng

CS4.2
CS4.3
CS4.4
CS4.5
CS4.6

%
%
Tỷ đồng
%
%

3.3.2. Áp dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững thí điểm cho các
huyện, thành phố ven biển Bình Định
3.3.2.1. Xây dựng ma trận các bậc bền vững cho các chỉ thị
Dựa trên các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường và căn cứ trên tình hình thực tế tại địa

phương đồng thời tham khảo ý kiến các cán bộ có chuyên môn, tác giả đã
xây dựng các bậc bền vững cho các chỉ thị tham gia đánh giá khu vực đới
bờ tỉnh Bình Định bao gồm 5 bậc(không bền vững, kém bền vững, bền
vững trung bình, khá bền vững, bền vững)
3.3.2.2. Xác định trọng số cho các chủ đề và chỉ thị
Áp dụng phương pháp AHP cho từng chủ đề và từng yếu tố (chỉ thị) tham
gia đánh giá ta có kết quả về trọng số đới bờ ở cấp huyện.
Trọng số các chủ đề: A = (0,21 0,30 0,36 0,12)
Trọng số các chỉ thị:
A1= (0,12 0,08 0,08 0,20 0,22 0,29)
A2= (0,09 0,10 0,18 0,15 0,07 0,11 0,11 0,19)


18
A3= (0,08 0,11 0,09 0,08 0,14 0,21 0,18 0,12)
A4= (0,20 0,18 0,21 0,15 0,16 0,11)
3.3.2.3. Kết quả đánh giá
B Quy Nhơn = A * R = [0,153 0,254 0,198 0,225 0,169]
V = (1, 2, 3, 4, 5)

SQuy Nhơn = V * BT Quy Nhơn; = 3,00

B Hoài Nhơn = A * R = [0,341 0,143 0,106 0,124 0,287]
V = (1, 2, 3, 4, 5)
B Phù Mỹ

= A * R = [0,241 0,241 0,241 0,091 0,186]
V = (1, 2, 3, 4, 5)

B Phù Cát


S Hoài Nhơn = V * BT Hoài Nhơn = 2,87
S Phù Mỹ =

V * BT Phù Mỹ = 2,74

= A * R = [0,213 0,302 0,220 0,150 0,115]
V = (1, 2, 3, 4, 5)

S Phù Cát =

V * BT Phù Cát; = 2,65

B Tuy Phước = A * R = [0,269 0,242 0,204 0,094 0,191]
V = (1, 2, 3, 4, 5)

S Tuy Phước = V * BT Tuy Phước = 2,70

Kết quả đánh giá tính bền vững các huyện, thành phố khu vực đới bờ tỉnh
Bình Định nằm trong khoản [2,6-3,4] thuộc bậc bền vững trung bình (v3).
Tuy nhiên, chỉ số phát triển bền vững giữa các huyện, thành phố không
giống nhau. Trong đó, thành phố Quy Nhơn có điểm đánh giá cao nhất
(3,00/5). Do đây là địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế, điều kiện
sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân được nâng cao hơn so với toàn
tỉnh. Bên cạnh đó hiện nay thành phố được hưởng lợi từ một số dự án về
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, có điểm đánh giá giao động từ 2,74-2,87.
Đây là những huyện tập trung các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy
hải sản của tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội của các huyện này
còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó các địa phương này chưa xây dựng và

thực hiện kế hoạch hành động cụ thể nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
và nước biển dâng cho nên hàng năm chịu nhiều tác động do biến đổi khí
hậu gây ra như hạn hán, lũ lụt, bão.


19
Đối với huyện Tuy Phước do đây là địa phương không tiếp giáp trực tiếp
với biển mà chỉ tiếp giáp với đầm Thị Nại nên có thế mạnh về nuôi trồng
thủy sản nhưng hạn chế trong việc phát triển ngành đánh bắt hải sản. Bên
cạnh đó, các xã phía đông của huyện là vũng trũng thấp, thường xuyên bị
tác động do BĐKH như lũ lụt và xâm nhập mặn nên có điểm đánh giá
tương đối thấp (2,70/5).
Huyện Phù Cát có điềm đánh giá thấp nhất (2,65/5), do đây là địa phương
có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản kém bền vững và cũng chịu
nhiều tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt. Thang điểm đánh
giá tính bền vững các huyện, thành phố ở đới bờ tỉnh Bình Định thể hiện
qua Hình 3.12 sau:

Mức độ bền vững các huyện, thành phố khu vực đới
bờ tỉnh Bình Định

Tuy Phước
Phù Cát
Phù Mỹ
Hoài Nhơn
Quy Nhơn
0

2.7
2.65

2.74
2.87
3
1

2

3

4

5

Hình 3.12. Biểu đồ kết quả đánh giá tính bền vững đới bờ Bình Định
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỚI BỜ THEO HƢỚNG BỀN
VỮNG
3.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi
trƣờng đới bờ cấp cộng đồng
Dựa trên kết quả đánh giá tính bền vững cộng đồng khai thác, nuôi trồng
thủy sản và cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển để đề xuất các giải


20
pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân, hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể như sau:
- Cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản tập trung vào các giải pháp:
Nâng cao các bờ bao các ao nuôi tôm, cá ven đầm Đề Gi, ứng dụng
công nghệ mới trong khai thác hải sản, đầu tư tàu công suất lớn đánh bắt

xa bờ, trồng phục hồi và bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển tại xã
Mỹ Thành, xã Cát Khánh, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường
giao thông, hệ thống đê kè ven sông, ven biển để thích ứng với biến đổi
khí hậu, nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm từ biển, xã
hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát huy kinh nghiệm phòng chống
thiên thai của người dân để phòng chống thiên tai, bão lũ.
-

Cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái ven biển tập trung vào các giải pháp:
Nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển bảo vệ nguồn
lợi thủy sản có giá trị ở đầm Thị Nại, bảo tồn rạn san hô tại biển Nhơn
Lý, triển khai ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng các loài thủy
hải sản có thế mạnh tại đầm Thị Nại và vùng ven biển Nhơn Lý, kiểm
soát chặt chẽ nguồn thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị đổ vào sông
Hà Thanh và sông Kôn trước khi đổ vào đầm Thị Nại, đầu tư phát triển
Khu kinh tế Nhơn Hội gắn với công tác bảo vệ môi trường ven biển và
đầm Thị Nại và vùng lân cận, quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền hợp lý,
tăng cường chính sách hỗ trợ ngư dân.

3.4.2. Giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng theo
hƣớng bền vững cho các huyện, thành phố ven biển
Qua kết quả đánh giá tính bền vững đối với các huyện, thành phố ven biển
Bình Định cho thấy một số chỉ thị có điểm đánh giá thấp, cần có giải pháp
để nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng
phó với BĐKH. Bên cạnh đó, mỗi địa phương ở khu vực đới bờ Bình
Định có các đặc thù khác nhau, đối tượng dễ bị tổn thương do tác động
của BĐKH cũng khác nhau cho nên từng địa phương có các giải pháp


21

khác nhau, cụ thể như sau: Việc đầu tư phát triển công nghiệp, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, hạn chế gia tăng dân số, đảm bảo cân bằng giới tính nam
nữ được ưu tiên thực hiện tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
Xây dựng đê bao vùng cửa sông, ven biển và cống ngăn mặn, đập tích
nước được ưu tiên lựa chọn tại các địa phương như Quy Nhơn, Tuy
Phước. Trong khi đó, phương án điều chỉnh quy hoạch cũng quan trọng
nhưng ít được ưu tiên hơn do đây là phương án đòi hỏi kinh phí cao và có
nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến di dân, tái định cư.
Việc bảo tồn hệ sinh thái ven biển được ưu tiên lựa chọn tại các huyện
Tuy Phước, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn vì đây là những địa phương
tập trung phần lớn các hệ sinh thái ven biển của tỉnh như rừng ngập mặn,
rạn san hô, cỏ biển.
Giải pháp trồng phi lao, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nhằm hạn chế cát
bay được ưu tiên lựa chọn tại hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ vì đây là
những địa phương có những dải cát, cồn cát lớn, kéo dài dọc theo cả vùng
ven biển.
3.5. ĐỀ NGHỊ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ
TRƢỚC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.5.1.Mục đích của qui trình
Mục đích của qui trình đánh giá là hỗ trợ các địa phương ven biển phát
hiện những mặt còn yếu kém trong việc thích nghi và ứng phó với biến
đổi khí hậu thông qua các phương pháp đánh giá toàn diện, dựa trên các
kỹ thuật đánh giá khoa học.
3.5.2. Qui trình đánh giá tính bền vững đới bờ đề nghị
Quy trình đánh giá cấp cộng đồng :
Mô hình đánh giá: thể hiện qua 4 chủ đề (tiềm lực kinh tế, xã hội, tài
nguyên môi trường, năng lực chính quyền địa phương) và 16 chỉ thị.
Các bước thực hiện đánh giá:
Bước 1: Họp cộng đồng, phổ biến ý nghĩa và bộ chỉ thị đánh giá tính bền
vững.



22
Bước 2: Thực hiện phổ biến thang điểm đánh giá. Mỗi chỉ thị ứng với 01
câu hỏi trong bảng hỏi để các thành viên tham gia đánh giá theo cách lựa
chọn 01 trong 05 phương án đưa ra ứng với 05 bậc từ không bền vững đến
bền vững.
Bước 3: Tính điểm đánh giá cho mỗi chỉ thị dựa trên bảng hỏi mà người
dân và chính quyền địa phương đã đánh giá cho điểm.
Bước 4: Áp dụng trọng số cho các chủ đề và các chỉ thị.
Bước 5: Sử dụng hàm cộng tuyến tính để tính giá trị của mỗi chủ đề theo
từng xã theo công thức : Vi = ∑j(wjvij).
Khi cộng đồng có các đặc trưng đặc thù, cần thực hiện các hiệu chỉnh cần
thiết về Bộ tiêu chí đánh giá.
Quy trình đánh giá đới bờ cấp huyện (thị xã, thành phố) :
Mô hình đánh giá: thể hiện qua 4 chủ đề và 28 chỉ thị.
Các bước thực hiện đánh giá
Bước 1: Tiến hành thu thập dữ liệu của Huyện, từ nguồn niên giám thống
kê, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên môi trường… từ các cơ quan, ban
ngành của tỉnh theo bộ chỉ thị bao gồm 4 chủ đề (kinh tế, xã hội, môi
trường, năng lực ứng phó BĐKH) với 28 chỉ thị đã thiết lập.
Bước 2: Áp dụng hệ thống phân bậc bền vững cho các chỉ thị đánh giá. Hệ
thống phân bậc đánh giá tính bền vững trong nghiên cứu này chia làm 5
bậc dựa trên ngôn ngữ đời thường: (VD: Không bền vững, bền vững yếu,
bền vững trung bình, khá bền vững và bền vững).
Bước 3: Kết hợp giữa số liệu thu thập và hệ thống phân bậc bền vững cho
các chỉ thị, thực hiện thiết lập và tính toán ma trận mờ.
Bước 4: Áp dụng trọng số cho các chủ đề và các chỉ thị tham gia đánh giá
Bước 5: Tính toán kết quả đánh giá toàn diện mờ cho từng huyện, thị xã,
thành phố.

Khi điều kiện tự nhiên của Huyện cần đánh có đặc trưng riêng, có thể điều
chỉ bộ chỉ thị và hệ thống phân bậc tương ứng.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Mục tiêu đề ra là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững đới bờ trong
điều kiện biến đổi khí hậu, trong đó lựa chọn tỉnh Bình Định để đánh giá
thí điểm và đề xuất các giải pháp quản lý góp phần quản lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho
khu vực ven biển.
1) Về xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng
đồng: Để đánh giá cấp cộng đồng, tác giả đã sàng lọc bộ chỉ thị sơ bộ và
xây dựng bộ chỉ thị đánh giá gồm 4 chủ đề : Tiềm lực kinh tế với 4 chỉ thị;
Tài nguyên và môi trường ven biển với 4 chỉ thị; Năng lực xã hội của
cộng đồng với 4 chỉ thị; Năng lực điều hành của chính quyền địa phương
với 4 chỉ thị.
2) Kết quả đánh giá các cộng đồng ven biển: Kết quả cho thấy các xã
thuộc cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản: xã Mỹ Thành có điểm
đánh giá ở mức thấp nhất (2,57/5) thuộc bậc kém bền vững; tiếp theo là xã
Cát Khánh (2,70/5) và xã Cát Minh(2,79/5) có kết quả đánh giá thuộc bậc
bền vững trung bình.
Đối với các xã phường thuộc loại hình bảo tồn hệ sinh thái ven biển cho
thấy mức độ phát triển bền vững cũng ở 02 mức, trong đó xã Nhơn Lý
(2,56/5) kém bền vững; xã Phước Thuận (2,68/5) và xã Phước Sơn có kết
quả đánh giá ở mức trung bình (2,84/5).
3) Xây dựng bộ chỉ thị và áp dụng đánh giá tính bền vững đới bờ cấp
huyện: Đã xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cấp huyện tác giả

đã sàng lọc bộ chỉ thị sơ bộ và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 4 chủ
đề: Nguồn lực kinh tế với 6 chỉ thị; Nguồn lực xã hội và điều kiện cơ sở
hạ tầng với 8 chỉ thị; Chất lượng môi trường ven biển với 8 chỉ thị; Năng
lực ứng phó với BĐKHvới 6 chỉ thị.


×