Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.44 KB, 14 trang )

Lời mở đầu:
Giữ gìn,bảo vệ an toàn, trật tự công cộng là vấn đề có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nó gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn
bộ nền kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì tai nạn giao
thông đang là điểm nóng. Trong những năm qua, mặc dù Nhà
nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn giao
thông do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
nói riêng, nhưng tình trạng vi phạm các quy định về an toàn
giao thông vẫn chưa thuyên giảm, nhiều vụ tai nạn giao thông
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, làm
hư hỏng tài sản có giá trị hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân
của tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu do ý thức của giao
thông còn kém và chưa được cải thiện nhiều, một phần do
không hiểu biết các quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông hoặc biết nhưng vẫn cố tình vi phạm, còn do sự gia tăng
quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân. Việc xử lý
các hành vi vi phạm chưa nghiêm, nhiều vụ tai nạn giao thông
lẽ ra có hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nhưng chỉ bị xử phạt hành chính hoặc tuy có truy cứu trách
nhiệm hình sự nhưng lại được áp dụng hình phạt quá nhẹ, thậm
chí cho hưởng án treo không đúng, không có tác dụng giáo dục
và phòng ngừa tội phạm. Ngược lại cũng không ít trường hợp tai
nạn xảy ra lỗi hoàn toàn ở nạn nhân, nhưng do không đánh giá
đúng các tình tiết của vụ án nên đã truy cứu trách nhiệm hình
sự người gây tai nạn mà họ không có lỗi… Nhằm tìm hiểu rõ
hơn về vấn đề này nên em đã chọn đề tài là: “Phân tích các dấu
hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về tham gia giao


thông đường bộ” để trình bày trong bài tiểu luận này. Bài tiểu


luận của em gồm hai phần chính:
I.

Khái niệm tội vi phạm quy định tham gia giao thông

II.

đường bộ.
Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định tham gia
giao thông đường bộ.

I.

Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành
vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ do lỗi vô ý gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe,
tài sản của người khác do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ
năm 2015 “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển,
người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.”
So với tên điều luật quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 ( sửa
đổi bổ sung năm 2009) đã có sự thay đổi về tên điều luật. BLHS
năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi tên Điều

luật thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ” thay thế cho “ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ”. Do đó cần phải phân biệt khái niệm
“người tham gia giao thông đường bộ” với “người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”.


Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gồm người
điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia
giao thông đường bộ. (Khoản 23 Điều 3 Luật giao thông đường
bộ năm 2015).
Như vậy, tại Luật mới đã có sự thay đổi rõ rệt khi quy định rộng
hơn về chủ thể của hành vi gồm tất cả những người tham gia
giao thông kể cả những người không điều khiển phương tiện
giao thông như người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được
quy định cụ thể tại Điều 260 thuộc nhóm Tội xâm phạm an toàn
giao thông, trong Chương XXI – Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng của Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2017).
II. Các dấu hiệu pháp lý:
Các dấu hiệu pháp lý của tội này được thể hiện ở bốn nội dung:




1.

Khách thể của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại
đến.
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi
nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của người khác. Để đấu tranh phòng chống vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ bằng pháp luật hình sự, bảo
đảm an toàn giao thông đường bộ và hạn chế các vụ tai nạn
giao thông gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản,


Nhà nước quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi này.
Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời
mới bị coi là phạm tội hình sự. Tội phạm này xâm phạm trực
tiếp an toàn giao thông đường bộ, đồng thời xâm hại tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2015 thì
phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện
giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Phương giao
thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, phương tiên giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo;
rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe
mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm xe đạp (kể cả
xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe
súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường
bộ.
Tất cả các loại phương tiện trên dù là của Nhà nước, tổ chức cá
nhân ở trong nước hoặc của nước ngoài, của các tổ chức quốc
tế hoạt động trên các tuyến đường bộ của Việt Nam đều phải


tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về an
toàn giao thông đường bộ. Nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý
hành chính theo quy định của Luật giao thông đường bộ và nếu
đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ
luật hình sự.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của Tội vi phạm các quy định về tham gia giao
thông đường bộ được thể hiện ở các yếu tố: hành vi khách
quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả.
 Hành vi khách quan của tội phạm này:
Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ
là hành vi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ được quy
định tại Luật giao thông đường bộ năm 2015 về bảo đảm an

toàn trong hoạt động người tham gia giao thông đường bộ như:
điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường,
vượt ẩu; vi phạm các quy định về tốc độ và khoảng cách giữa
các xe; vi phạm các quy định về chuyển hướng xe, lùi xe, dừng
xe, đỗ xe trên đường; vi phạm quy định về xếp hàng hoá trên
phương tiện giao thông đường bộ, chở hàng cồng kềnh, không
làm. chủ tốc độ,… Quy định tại Điều 202 BLHS năm 2015 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2017) là một quy phạm viện dẫn, trong đó
không trực tiếp chỉ ra hết các quy định cụ thể của Luật giao
thông đường bộ bị vi phạm. Do đó, để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người vi phạm cần xác định rõ các quy định cụ
thể nào của Luật giao thông đường bộ bị vi phạm.
 Hậu quả của hành vi:


Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu
hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ
mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng, cho sức khoẻ, tài sản
của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 của điều luật. Đó là trong trường hợp hành vi vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả là: Làm chết 03 người trở lên; gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở
lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên nếu
không được ngăn chặn kịp thời. Ở đây dấu hiệu hậu quả chưa
thực tế xảy ra, tuy nhiên người vi phạm vẫn bị phạt tiền, phạt
cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo quy định của luật. Do
đó, quy định tại khoản 4 Điều luật này là cấu thành hình thức.
Mức độ thiệt hại được tính theo thiệt hại ban đầu ngay khi xảy

ra tai nạn. Việc khắc phục, đền bù thiệt hại, giúp đỡ về vật chất
các nạn nhân của người phạm tội hoặc gia đình họ không có ý
nghĩa đối với việc xác định tội danh hay áp dụng điều luật mà
chỉ có ý nghĩa khi quyết định mức hình phạt cụ thể đối vớ người
phạm tội.
Thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ gây ra là:
Gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
61% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;


Gây chết người;
Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của người khác nếu không được
ngăn chặn kịp thời;
Một trường hợp cần lưu ý trong tội này được quy định tại Khoản
1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – BCA – BQP – BTP –
VKSNDTC – TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Tư
pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của Bộ luật
Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông theo
đó khi phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động
nhưng không tham gia giao thông đường bộ (khi di chuyển,
hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc
đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy
định tại Điều 260 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác
nếu thoả mãn dấu hiệu của tội phạm đó như là: Tội vô ý làm
chết người quy định tại Điều 128 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ
sung năm 2017) tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129
BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc tội vi phạm
quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở
những nơi đông người theo Điều 295 BLHS năm 2015 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2017).
 Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:


Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, cần xác định được
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.
Gữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải tồn tại mối quan
hệ nhân quả, nghĩa là về mặt thời gian thì hành vi vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ phải xảy ra trước hậu
quả nêu trên. Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng là sự hiện
thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính
mạng, thiệt hại nghiêm cho về sức khoẻ, tài sản của người
khác.
Các dấu hiệu về địa điểm, thời gian và hoàn cảnh cụ thể xảy ra
tội phạm theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2017) không ảnh hưởng đến việc xác định tội

danh mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với người
phạm tội.
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội vi phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
được thực hiện với lỗi vô ý, cụ thể là lỗi vô vi do cẩu thả và vô ý
vì quá tự tin.
Thứ nhất, lỗi vô ý vì cẩu thả là phạm tội trong trường hợp người
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Ví dụ: A một mình băng ngang qua đường, làm cho hai xe
ngược chiều vì tránh A nên tông vào nhau làm chết hai người lái


xe. Trong ví dụ này, A có thể nhận thức được khả năng gây ra
hậu quả từ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho bản thân và
cản trở phương tiện giao thông khác tuy nhiên lại không nhận
thức được hậu quả xảy ra là gây tai nạn làm chết hai người. Lỗi
của A là lỗi vô ý do cẩu thả.
Thứ hai, lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: Anh B say khi uống rượu điều khiển xe máy lưu thông
trên đường mặc dù biết việc uống rượu khi lái xe là nguy hiểm
nhưng anh cho rằng mình vẫn đủ tỉnh táo để lái xe về nhà an
toàn. Tuy nhiên không may khi đi trên đường anh đã tông vào
một nhà dân ven đường. Lỗi của anh B ở đây là lỗi vô ý vì quá
tự tin.
Trường hợp người phạm tội cố ý sử dụng phương tiện giao thông

đường bộ để gây thương tích hay thiệt hại cho người khác hay
huỷ hoại tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương
ứng ( Tội giết người- Điều 123 , Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác – Điều 134 , Tội huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản – Điều 178 BLHS năm 2015
( sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
4. Chủ thể của tội phạm:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định
tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm
2017) là tội phạm nghiêm trọng, quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 260 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội
phạm rất nghiêm trọng, quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS


năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội phạm ít nghiêm
trọng.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung
năm 2017), thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, và khoản
4 Điều 260 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
là người tham gia giao thông đường bộ.
Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân là khả năng nhận
thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, khả năng điều
khiển hành vi đó và khả năng gánh lấy hậu quả pháp lý là trách
nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm do mình gây ra. Như vậy,
năng lực trách nhiệm hình sự được hợp thành từ hai yếu tố: khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Người có đủ

năng lực trách nhiệm hình sự chính là người có đủ khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Điều 21 BLHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
quy định : “ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Như vậy, người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ là người có khả năng nhận thức được


hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm
và có khả năng điều khiển hành vi của mình.
Về người tham gia giao thông đường bộ được liệt kê tại Khoản
22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2015 bao gồm: người
điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông
đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên
đường bộ.
Kết luận:
Có thể thấy, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính,
kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là
một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp phần bảo
đảm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thể hiện được một
cách đầy đủ chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
của Chính phủ ta đối với lĩnh vực an toàn giao thông nói chung
và giao thông đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên quyết,
xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành
luật giao thông đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và
tài sản. Nghiên cứu, tìm hiểu về Tội vi phạm quy định về tham

gia giao thông đường bộ đã cho thấy rõ các dấu hiệu pháp lý
của Tội phạm này, là cơ sở cho việc phân biệt tội phạm này với
các tội phạm khác và áp dụng vào thực tiễn pháp luật một cách
“ đúng người, đúng tội”, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm. Từ đó
góp phần giảm thiểu các vi phạm giao thông đường bộ, tai nạn
giao thôn, giữ gìn trật tự an toàn công cộng từng bước xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong quá trình làm bài, do vốn kiến thức và hiểu
biết của em còn hạn hẹp, không tránh khỏi những thiếu sót hạn


chế, rất mong nhận được sự nhận xét đánh giá của quý thầy
(cô) giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Luật giao thông đường bộ năm 2015.
3. Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – BCA – BQP – BTP –
VKSNDTC – TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ
Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX
của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn
giao thông.
4. TS. Phạm Mạnh Hùng - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,
Giáo trình luật hình sự Việt Nam ( phần các tội phạm) – tập
2, Nxb Đại học quốc gia Hà nội, 2016.


5. TS. Nguyễn Đức Mai ( chủ biên), Bình luận khoa học Bộ

luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 - Phần
tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, 2013.




×