Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh viên trường đại học tài chính quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.2 KB, 63 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hưng Yên tháng 6, năm 2017


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nghiên cứu xã hội
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Phương
Lớp: KD2BNam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Khoa: Kế toán - Kiểm toán

Năm thứ:3 /Số năm đào tạo: 4


Ngành học: Kế toán công
Người hướng dẫn: Vũ Thị Trang

Hưng Yên tháng 6, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đơn vị: Khoa Lý luận chính trị

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
Tên đề tài: Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính
sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính-Quản trị
kinh doanh
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Phương
Lớp: KD2B Khoa: Kế toán - Kiểm toán Năm thứ: 3
Người hướng dẫn: Vũ Thị Trang
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng
chính sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính - Quản
trị kinh doanh”.Nhằm mục đích tìm hiểu tác động nguồn vốn vay từ
ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài
chính -Quản trị kinh doanh. Qua đó, đề ra giải pháp để sinh viên
trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh tiếp cận với nguồn vốn
chính sách xã hội.
3. Tính mới và sáng tạo
Tín dụng sinh viên có ý nghĩađối với sinh viên, thể hiện tính
nhân văn của xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội học tập cho mọi người dân
nhất là những người hoàn cảnh khó khăn. Cho đến nay, có nhiều đề tài

nghiên cứu về tín dụng sinh viên, nhưng phần lớn nghiên cứu về thực
trạng cho vay tín dụng sinh viên, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế của
nguồn tín dụng. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về tác động của nguồn
tín dụng đến sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Tài chính


– Quản trị kinh doanh. Do đó, tác giả lựa chọn: “Tác động của nguồn
vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học
Tài chính - Quản trị kinh doanh” làm đề tài nghiên cứu.
Qua đề tài này, tác giả phân tích tác động tín dụng của ngân
hàng chính sách xã hội đến sinh viên trường Đại học Tài chính - Quản
trị kinh doanh. Nêu những giải pháp sử dụng hiệu quả hơn tín dụng
sinh viên. Đồng thời, khắc phục những hạn chế của nguồn tín dụng
sinh viên, để sinh viên có thể tiếp cận với nguồn tín dụng thuận lợi
hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Bổ sung lý thuyết về những tác động nguồn vốn đối với sinh
viên.
- Chỉ ra thực trạng, tác động vay vốn từ ngân hàng chính sách xã
hội đến sinh viên trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tạo điều kiện để sinh viên có cơ
hội tiếp cận với vốn chính sách xã hội.
5. Đóng góp về mặt kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, an
ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài
-Sinh viên: Đưa ra giải pháp phát huy tác động của tín dụng
giúp nhiều sinh viên có cơ hội tiếp cận với tín dụng sinh viên. Nâng
cao nhận thức nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với
sinh viên.
- Nhà trường: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên xin giấy
xác nhận để vay vốn. Đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến sinh viên

nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.
- Ngân hàng Chính sách xã hội và xã hội: Nắm được tác động
của tín dụng đối với sinh viên. Từ đó, điều chỉnh những quy trình tín
dụng sinh viên chưa phù hợp phát huy hiệu quả hơn. Đồng thời, có
nhiều chương trình cho sinh viên có cơ hội vay nguồn vốn ưu đãi từ
ngân hàng chính sách xã hội.


6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề
tài
Hưng Yên, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

DƯƠNG THỊ PHƯƠNG

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của đề
tài
1. Về tính cấp thiết, ý nghĩa và sự phù hợp của đề tài
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học mọi người đều muốn tiếp
tục học lên đại học, nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp tục
học tập. Nhiều sinh viên đang học nhưng gia đình khó khăn buộc các em
phải tạm gác ước mơ giảng đường của bản thân. Phần lớn sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn lại có ý chí vươn lên trong học tập. Vậy nên, vấn đề


cần thiết là làm sao để sinh viên tiếp tục được học tập? Hiện nay, Đảng
và Nhà nước đang thực hiện tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện học tập cho
sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội.
Hiện nay, nhiều sinh viên trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh
doanh đang sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội để

phục vụ cho nhu cầu học tập của mình. Tín dụng sinh viên có tác động
rất lớn đến nhận thức, kết quả học tập và động lực tìm kiếm việc làm của
sinh viên. Vậy nên, cần có giải pháp mở rộng nguồn tín dụng đến tất cả
sinh viên có nhu cầu vay vốn. Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với
nhiều nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Đồng thời, thấy
được những hạn chế của tín dụng sinh viên, để nâng cao hiệu quả của tín
dụng trong xã hội.
2. Về sự hợp lý, độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên
cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn về vốn,
chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội. Nghiên cứu đề tài
tác giả dựa trên nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy, bao gồm nhiều
đầu tài liệu là các văn bản, quyết định, các sách chuyên khảo, bài nghiên
cứu có liên quan và trang phụ lục về kết quả khảo sát.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứunhư: phân tích, thống kê,
so sánh.... Bố cục đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận có 3 chương với
nội dung chính cơ bản hợp lý. Hình thức trình bày khoa học, văn phong
mạnh lạc, sử dụngbảng biểusố liệu để minh họa cho nhận định một cách
khoa học.
3. Về kết quả nghiên cứu đạt được và những đóng góp mới của đề
tài
Chương 1: Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu
đề tài. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm, đặc điểm và vai trò


của vốn. Trên cơ sở đó đưa ra bài học của ngân hàng chính sách xã hội
khi cho sinh viên vay vốn.
Chương 2: Phân tích thực trạng vay vốn từ ngân hàng chính sách
xã hội của sinh viên, chỉ ra tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng
chính sách xã hội đến sinh viên.

Chương 3: Đưa ra phương hướng và giải pháp để sinh viên có cơ
hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn chính sách xã hội. Các giải pháp đưa ra
hợp lý, có khả năng ứng dụng cao.
Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đã cấp được những tài liệu
cần thiết cho đề tài.
4. Kết luận chung
Sinh viên Dương Thị Phương là sinh viên học lực khá, có tinh thần
ham học hỏi, luôn chủ động trong nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên
cứu khoa học có nhiều ưu điểm như văn phong mạch lạc, trình bày khoa
học, kết cấu hợp lý...
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót, song cơ bản đề tài
nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu là một công trình nghiên cứu
công phu, nghiêm túc, đã giải quyết được các vấn đề chủ yếu do đề tài
đặt ra.
Xác nhận của trường học

Hưng Yên, ngày 10 tháng 06năm 2017
Người hướng dẫn
VŨ THỊ TRANG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đơn vị: Khoa Lý luận chính trị

Mẫu 26

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Dương Thị Phương
Sinh ngày:
Nơi sinh: Hưng Yên
Lớp: KD2B

Khóa: 2015- 2018

Khoa: Kế toán - Kiểm toán
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm
thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kế toán

Khoa: Kế toán - kiểm

toán
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kế toán

Khoa: Kế toán- kiểm

toán
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Hưng Yên, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Xác nhận của trường đại học


Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
DƯƠNG THỊ PHƯƠNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển yêu cầu nâng cao trình độ của người lao
động càng tăng. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi trường
đại học cao đẳng công lập và dân lập mở ra nhiều để đáp ứng yêu cầu
nâng cao học tập của người dân. Nhưng không phải gia đình nào cũng
có điều kiện cho con mình đi học đại học, do đó, nhiều học sinh thi đỗ
đại học không thể đi học vì gia đình không đủ điều kiện học.Thậm chí,
nhiều sinh viên đang học đại học phải bỏ vì không đủ tiền cho chi phí
sinh hoạt và học tập. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã thực
hiện chính sách hỗ trợ vốn để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời
sống sinh hoạt và hoạt tập của sinh viên, giúp sinh viên tiếp tục được
học tập.
Hiện nay, nhiều sinh viên trường Đại học Tài chính -Quản trị kinh
doanh đang sử dụng nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội của Nhà
nước phục vụ cho nhu cầu học tập của bản thân. Vậy nên, nhóm nghiên
cứu thực hiện đề tài: “Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính
sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh

doanh”.Để tìm hiểu những tác động nguồn vốn vay ngân hàng chính
sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh


doanh. Đồng thời, đề ra những giải phápgiúp sinh viên có cơ hội tiếp
cận với các nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho sinh viên vay vốn là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu
trong nước nghiên cứu dưới những góc độ chính sách, điều kiện cho
vay, quản lý nguồn vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, các chế tài áp dụng
đối với việc vay trả của sinh viên, có thể liệt kê các công trình sau:
Nguyễn Hải Minh,“một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta
hiện nay” [7, Tr. 45-49]. Nhóm tác giả cho rằng, sinh viên là một bộ
phận của tầng lớp tri thức. Chính sách xã hội phải tạo điều kiện vật chất
và tinh thần cho sự hình thành những chính sách xã hội cần thiết nhằm
duy trì sự ổn định tương đối vị trí của họ trong cơ cấu xã hội, có nghĩa
làm giảm bớt khả năng di động nghề nghiệp. Cần có chính sách đãi ngộ
tốt hơn cho nhóm đối tượng sinh viên.
Tác giả Việt Hải, “cần có một cơ chế giúp sinh viên nghèo vượt
khó”[9,Tr.56-60], đã chỉ ranguồn tín dụng đào tạocủa nhà nước trong
những năm qua đã tạo điều kiện cho hơn 4 vạn học sinh, sinh viên có
điều kiện tiếp tục theo học. Tuy nhiên, về phía ngân hàng hiện nay vẫn
gặp một số khó khăn về thu hồi nợ. Tại Hà Nội, hàng trăm sinh viên tốt
nghiệp trên 1 năm vẫn không chịu trả nợ, mặc dù đã thông báo về gia
đình. Chỉ một số ít sinh viên vì chưa xin được việc đã được gia đình làm
đơn xin giãn nợ. Số nợ quá hạn tại quỹ tín dụng tăng cao. Vì vậy cần có
sự phối hợp các bên liên quan tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên được
vay vốn yên tâm học tập. Góp phần nâng cao chất lượng ngưồn nhân lực
thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Tác giả, Đỗ Thanh Hiền, “Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội

chắp cánh cho những ước mơ đến giảng đường”[4,Tr.40-44], đã chỉ ra ý


nghĩa của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên, những hạn chế trong
quá trình thực hiện chính sách này tại ngân hàng Chính sách xã hội như
một số trường học chưa thực sự vào cuộc, công tác ủy thác cho vay còn
mới mẻ....Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất đối với các cấp, các
ngành, nhà trường, gia đình cần thấm nhuần ý nghĩa và trách nhiệm của
mình đối với tín dụng sinh viên của ngân hàng Chính sách xã hội.
Tác giả, Nguyễn Thị Hường, “Đầu tư cho giáo dục đào tạo thông
qua chính sách tín dụng dịch vụ học sinh, sinh viên”[6,Tr.60-63],tác giả
cho rằng, việc đầu tư cho giáo dục như miễn giảm học phí gặp nhiều
khó khăn do ngân sách nhà nước hạn hẹp. Vì vậy, chính sách tín dụng
học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007- QĐ-Ttg ngày 27/9/2007
của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn. Con em gia
đình nghèo, neo đơn, gia đình hoàn cảnh khó khăn đã trúng tuyển đại
học, cao đẳng... không phải ở nhà, bỏ học mà vẫn có điều kiện đến
trường nhờ được vay vốn cho học tập. Đất nước không bỏ phí nhiều tài
năng học giỏi, thông minh, có chí tiến thủ nhưng vì hoàn cảnh khó khăn
không theo học được.
Tác giả Chi Mai, “Ngân hàng chính sách xã hội đưa ước mơ đến
với học sinh sinh viên nghèo”[1,Tr 33-35], tiếp cận từ chính sách xã hội
cho rằng thành công của các quyết định hỗ trợ người nghèo vay vốn từ
năm 1998 đến nay tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập.
Nó được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ, sớm đi vào cuộc sống
và phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, do hệ thống tín dụng cũ chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cần thiết cho các
ngành liên quan, ảnh hưởng đến công tác quản lý giám sát việc thực
hiện chương trình, đặc biệt chưa hỗ trợ công tác thu hồi nợ của ngân
hàng.



Nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng vay vốn ưu đãi sinh
viên. Nhưng ít tác giả nghiên cứu về tác động của tín dụng sinh viên đến
sinh viên. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu về tác động của
nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội đến sinh viên trường
Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh. Vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn
đề tài: “Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội
đối với sinh viên trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh” để
nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu tác động của nguồnvốn vay từ ngân hàng
chính sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính-Quản trị
kinh doanh. Qua đó, đưa ranhững giải pháp để sinh viên trường Đại học
Tài chính - Quản trị kinh doanh có thể tiếp cận với các nguồn vốn chính
sách xã hội.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối
với sinh viên trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng vay vốn, tác động của nguồn vốn từ ngân
hàng chính sách xã hội đối với sinh viên trường Đại học Tài chính
-Quản trị kinh doanh (khóa K2,K3,K4).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu sau:Phân tích, tổng hợp, điều tra bảng hỏi, thống kê
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
6.1. Về mặt lý luận



Đề tài phân tích khái niệm vốn, đồng thời nhóm tác giả phân tích
vai trò của nó. Về mặt lý luận, đề tài chỉ rõ tác động của vốn đối với
sinh viên, đưa ra những giải pháp để sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận
các nguồn vốn chính sách xã hội.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn vốn
ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh viên. Từ đó, tạo cơ hội để sinh
viên có thể tiếp cận với nguồn vốn khác ngoài ngân hàng chính sách xã
hội. Là cơ sở để đánh giá hiệu quả của ngân hàng chính sách xã hội.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của nguồn vốn
vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh viên
Chương 2. Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách
xã hội đối với sinh viên trường đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Chương 3. Phương hướng và giải pháp để sinh viên tiếp cận
nguồn vốn vay từ ngân hàng Chính sách xã hội.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng
chính sách xã hội đối với sinh viên
1.1.1 Khái niệm cơ bản
- Khái niệm về vốn
Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và

ngày càng hoàn thiện. Những nhà kinh tế học khi nghiên cứu lại tiếp cận
từ những góc độ nghiên cứu khác nhau. Do đó, mỗi nhà kinh tế lại đưa
ra những khái niệm về vốn khác nhau:
Các nhà kinh tế học cổ điển rằng, vốn là một trong những yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với
trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai- giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện
và bắt đầu phát triển.
Các nhà tài chính cho rằng, vốn là tổng số tiền do những người có
cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia
cho các chứng khoán của công ty. Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý
đến mặt tài chính của vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh


nghiệp đồng thời cho các nhà đầu tư lợi ích của việc đầu tư, khuyến
khích họ tăng cường đầu tư vào mở rộng và phát triển sản xuất.
Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong
cuốn “Kinh tế học”: “Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng
tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là
vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá
đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng”[2,tr.56].
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng,“Vốn là lượng của cải vật
chất khả dụng mà con người tạo ra và tích lũy. Để thực hiện đầu tư - là
hoạt động chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một
thời kỳ nhất định, cần sử dụng vốn được hình thành từ các nguồn khác
nhau”[3, tr.63].
Khái niệm vốn trong giáo trình Tài chính doanh nghiệp của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì được chia thành hai phần: Tư bản
là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vốn được quan tâm đến khía cạnh
giá trị nào đó của nó mà thôi. Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình

tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm. Vốn được nhà doanh
nghiệp dùng để đầu tư vào tài sản của mình. Nguồn vốn là những nguồn
được huy động. Tài sản thể hiện quyết định đầu tư của nhà doanh
nghiệp; còn về bảng cân đối phản ánh tổng dự trữ của bản thân doanh
nghiệp dẫn đến doanh nghiệp có dự trữ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ
rồi sản xuất và chuyển hoá, dịch vụ đó thành sản phẩm cuối cùng cho
đến khi dự trữ hàng hoá hoặc tiền thay đổi đó sẽ có một dòng tiền hay
hàng hoá đi ra đó là hiện tượng xuất quỹ, còn khi xuất hàng hoá ra thì
doanh nghiệp sẽ thu về dòng tiền (phản ánh nhập quỹ và biểu hiện cân


đối của doanh nghiệp là ngân quỹ làm cân đối dòng tiền trong doanh
nghiệp) [5, Tr.130]
Từ những quan niệm trên, nhóm tác giả đồng tình với quan niệm
về vốn của David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong sách
Kinh tế học: “Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục
vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện
vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản
xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng..”[2,tr.56]
Từ khái niệm này, căn cứ theo nguồn hình thành vốn thì vốn có từ
chủ sở hữu và vốn đi vay; căn cứ theo thời gian huy động thì vốn được
phân chia làm vốn thường xuyên và vốn tạm thời. Vốn là một phần thu
nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản chính được các cá nhân, tổ
chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
- Khái niệm nguồn vốn
Sinh viên học đại học cần một số tiền lớn để chi trả chi phí sinh
hoạt và học tập của bản thân. Phần lớn sinh viên đi học dựa vào tiền của
gia đình để đảm bảo cho học tập. Tuy nhiên, một số gia đình không đủ
điều kiện chi trả chi phí sinh hoạt và học tập cho con em mình. Do vậy,

vẫn có sinh viên bên cạnh số tiền hàng tháng gia đình cho thì vay vốn từ
ngân hàng Chính sách xã hội để đảm bảo điều kiện học tập.
Khi nghiên cứu về nguồn vốn, các nhà kinh tế học đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau.
Đối với ngân hàng thương mại, nguồn vốn là toàn bộ các nguồn
tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để vay, đầu tư và thực thi
các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số vốn khác [7, tr.9].


Đối với ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn là vốn điều lệ do
ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung trong quá trình
hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội được bổ sung vốn điều lệ hàng
năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ
giao. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp
vụ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi. Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách
Trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác. Chênh lệch thu chi được
để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có). Vốn tài trợ không hoàn lại của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn khác (nếu có).
Đối với sinh viên, nguồn vốn để đảm bảo chi phí sinh hoạt và học
tập phần lớn đều do gia đình cung cấp, bên cạnh đó nhiều sinh viên vay
vốn từ ngân hàng để phục vụ cho học tập.
Như vậy, nguồn vốn được hiểu là khoản tiền để đầu tư, khoản tiền
đó có thể là vốn chủ sở hữu, huy động và đi vay... đối với sinh viên học
tập cũng là một đầu tư cho tương lai, do vậy nhiều bạn sinh viên đi vay
vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội để phục vụ cho học tập, bên cạnh
số tiền hàng tháng gia đình cung cấp.
- Khái niệm sinh viên

Khi học xong trung học phổ thông học lên đại học, cao đẳng và
tương đương, lúc này các em không còn là học sinh mà được gọi với tên
mới sinh viên. Vậy sinh viên là gì?
Từ “sinh viên” trong tiếng Anh được viết là “student”. Theo từ
điển Anh - Việt (2008): “Student là sinh viên; người nghiên cứu, thực
tập” [10, tr.356].
Theo từ điển tiếng Việt (2003): “Sinh viên là người đang học tập


tại trường cao đẳng, đại học được đào tạo một chuyên ngành nào đó”.
[9, tr.356]
Như vậy, sinh viên ở đây chỉ những người đang học tập, nghiên
cứu tại các trường đại học và cao đẳng.
Sau khi nghiên cứu các khái niệm của các nhà nghiên cứu trên,
chúng tôi đưa ra quan niệm sau:“Sinh viên là người học tập tại
các trường đại học, cao đẳng, được truyền đạt kiến thức bài bản về một
ngành nghề, chuẩn bị cho công việc, được trang bị chuẩn mực đạo đức,
lối sống mới, tư tưởng chính trị..., được xã hội công nhận qua những
bằng cấp đạt được trong quá trình học”.
Sinh viên thường có lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi đang học tại trường
đại học và cao đẳng. Sinh viên luôn năng động, sáng tạo, không ngừng
trau dồi tri thức và tu dưỡng đạo đức. Sinh viên có những nét tâm lý
điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý
thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát
triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu,
khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt
với thử thách. Tuy nhiên, sinh viên bị hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp
thu cái mới và kinh nghiệm sống. Những yếu tố tâm lý này có tác động
chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
1.1.2. Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã

hội đối với sinh viên
1.1.2.1. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội là một Tổ chức tín dụng Nhà nước,
là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại
ngân hàng nhà nước, kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng


Thứ nhất, tạo điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là
hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng
chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh
thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II
và III (khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất;
xã khu vực II là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã
tạm thời ổn định)
Thứ hai, ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác.
Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi
nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế
và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ như
huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác
cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính
trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế
xã hội.
Thứ ba, ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ

đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối
tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển
sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn
lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn


liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân
giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh
Đối tượng được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội
Thứ nhất,người mất sức lao động thuộc đối tượng hộ nghèo nằm
trong danh sách hộ nghèo tại địa phương thì được ngân hàng chính sách
xã hội xem xét cho vay theo chương trình cho vay hộ nghèo; học sinh,
sinh viên thuộc đối tượng chính sách như gia đình nghèo, con thương
binh liệt sĩ...
Thứ hai, người được chính quyền địa phương hoặc các tổ chức
chính trị -xã hội xem xét, hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn giải quyết
việc làm thì được xem xét cho vay chương trình cho vay giải quyết việc
làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Thứ ba, vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (có hợp
đồng tuyển dụng đi lao động ở nước ngoài) thì được xem xét cho vay
vốn chi phí cho việc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
1.1.2.2 Những điều kiện và thủ tục để sinh viên được vay vốn
từ ngân hàng chính sách xã hội
Hiện nay nhiều sinh viên đang học cao đẳng, đại học nhưng gặp
khó khăn về tài chính dẫn đến có nguy cơ phải ngừng việc học. Với
chính sách ưu đãi cho sinh viên vay vốn của nhà nước đã tạo cơ hội cho
sinh viên tiếp tục đến trường.
Điều kiện để sinh viên vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội
Thứ nhất, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp
pháp tại địaphương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định; sinh viên

có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương
đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào


tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam, gồm:
Thứ hai, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc
mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. Sinh viên là thành
viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:Hộ nghèo theo tiêu
chuẩn quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân
đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ
gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai
nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Thủ tục để sinh viên vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội
Bước 1: Xin giấy xác nhận là sinh viên tại trường học
Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc
giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà
trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính
trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Bước 2: Làm thủ tục vay vốn, duyệt hồ sơ và giải ngân
Như vậy, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho vay của ngân
hàng chính sách xã hội thì sinh viên được vay với mức vốn cho vay tối
đa1.100.000 đồng/tháng/HSSV (áp dụng từ ngày 01/8/2014). Đồng thời,
ngân hàng chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh
viên căn cứ vào mức thu học phí từng trường và sinh hoạt phí theo vùng
nhưng không vượt quá mức cho vay.
1.1.2.3. Tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách

xã hội đối với sinh viên


Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007
về tín dụng đối với sinh viên đến khi đưa vào thực tiễn đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Chính sách tín dụng đối với sinh viên là một chính sách
có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân. Chương trình có tính xã hội hóa cao, tạo sự bình đẳng
trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước.
Sinh viên đi học hàng năm phải chi trả khoản tiền lớn cho chi phí
học tập và sinh sống. Do vậy, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện
cho con em mình đi học, nhất là những gia đình chính sách. Đối với họ
đây là một khó khăn lớn, nhiều sinh viên gặp khó khăn về tài chính nên
có nguy cơ phải ngừng học. Do đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng chính
sách xã hội đối với sinh viên có tác động rất lớn. Nó được thể hiện:
Tác động đến đời sống vật chất của sinh viên.
Nhiều sinh viên gia đình khó khăn về tài chính do đó không đảm
bảo được điều kiện học tập. Đối với các em nguồn vốn vay ưu đãi từ
ngân hàng Chính sách xã hội góp phần đảm bảo chi phí sinh hoạt bản
thân. Thậm chí có những sinh viên đang theo học đại học, cao đẳng
nhưng điều kiện kinh tế khó khăn không thể tiếp tục học tập được. Vậy
nên nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho
các em có thể tiếp tục thực hiện ước mơ giảng đường.
Tác động đến điều kiện và kết quả học tập của sinh viên.
Nguồn vốn của chính phủ thông qua ngân hàng chính sách xã hội
đã làm cho điều kiện học tập của sinh viên thay đổi theo hướng tích cực.
Nếu không có nguồn vốn đó thì việc mua sách tham khảo, dụng cụ hoặc



các dịch vụ học tập của sinh viên sẽ rất hạn chế. Do đó, khi có nguồn
vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội sinh viên có điều kiện mua sắm
thêm dụng cụ học tập, sử dụng đầy đủ các dịch vụ học tập như học thêm,
đi thực tế… đã tác động rất lớn đến kết quả học tập.
Tác động đến nhận thức của sinh viên
Thông qua nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đã có
tác động đến giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Từ đó, giúp sinh viên có
cái nhìn tích cực hơn về chế độ, chính sách của nhà nước đối với sinh
viên thuộc đối tượng chính sách nói riêng và những đối tượng chính sách
xã hội nói chung. Sinh viên nhận thấy chế độ mà họ đang sống, học tập
và rèn luyện là một chế độ trọng nhân tài. Đặc biệt, sinh viên nhận thấy
chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo sự công bằng trong nhu cầu
học tập của mọi người dân. Từ đó,họ cảm thấy được coi trọng và phấn
đấu tích cực bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây
dựng.
Tác động đến động lực tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra
trường.
Sinh viên được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đều xuất
thân từ gia đình chính sách xã hội. Phần lớn gia đình các em gặp khó
khăn về tài chính. Do đó, nó tác động rất lớn đến nhận thức của sinh
viên. Không chỉ trong quá trình học tập mà khi các em ra trường nó cũng
tác động lớn đến động lực tìm kiếm việc làm của bản thân. Từ vay vốn
ngân hàng chính sách xã hội để phục vụ cho học tập, các em đang trở
thành “con nợ” của ngân hàng chính sách xã hội. Bởi vậy, nó thôi thúc ý
chí tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập để tự nuôi sống bản thân cũng như


trả nợ. Nhất là khi thời hạn 12 tháng sau khi ra trường phải trả khoản nợ
vay từ ngân hàng chính sách xã hội càng khiến sinh viên nhanh tìm kiếm
việc làm.

Việc đầu tư của nhà nước làm cho đối tượng học đại học, cao
đẳng, trung cấp, học nghề được mở rộng, không hạn chế như những năm
trước đây khi chưa có chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng nhà nước
đối với sinh viên được đánh giá là chính sách hiệu quả nhất trong thời
gian vừa qua. Nhờ chính sách này con em dân tộc thiểu số ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có điều kiện sống khó khăn về
kinh tế được theo học ở những nơi có chất lượng đào tạo cao.
1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội khi cho sinh
vay vốn
Trong những năm qua, hiệu quả hoạt động của tín dụng sinh viên
không ngừng nâng cao. Hàng năm có hơn 4 triệu sinh viên vay vốn từ
ngân hàng chính sách xã hội. Số tiền cho vay tăng từ 800.000đồng/tháng
tăng lên 1.100.000 đồng/tháng góp phần đảm bảo chi phí sinh hoạt và
học tập tối thiểu của sinh viên. Thực hiện phương châm “giao dịch tại
xã, giải ngân tận hộ”, dư nợ cho vay sinh viên không ngừng tăng lên.
Khoản tín dụng này đã có mặt tất cả các xã, bản, làng. Sinh viên càng dễ
dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách. Thái độ phục vụ, trình độ
chuyên môn của nhân viên ngân hàng Chính sách xã hội không ngừng
nâng cao. Do vậy, thủ tục và thời gian giải ngân đã rút ngắn lại.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì tín dụng sinh viên trong
quá trình thực hiện vẫn còn hạn chế.


×