Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.25 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LỮ HOÀNG KHỞI
\
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LỮ HOÀNG KHỞI
\
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 7701250262A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Võ Tất Thắng



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến thu nhập
của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là do tôi tự nghiên cứu và
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Tất Thắng.
Các nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể; số liệu được thu nhập từ các
văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan lĩnh vực đào tạo
nghề và được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu.
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lới cam đoan này.
Học viên thực hiện

Lữ Hoàng Khởi

3


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện hoàn thành, bên cạnh sự nổ lực của bản thân còn có
sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô, cũng như sự quan tâm tạo điều kiện thuận
lợi của lãnh đạo cơ quan, sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp giúp
tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chính Minh đã tận tình truyền đạt giúp tôi có thêm những kiến thức
mới về lĩnh vực quản lý kinh tế. Cảm ơn lãnh đạo Sở Lao động, Thương Binh và Xã
hội tỉnh, các đồng chí, đồng nghiệp ở các huyện An Biên, Kiên Hải, Gò Quao và
Giồng Riềng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ

Võ Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều có gắng nghiên cứu, thu thập thông tin và áp dụng những
kiến thức mới tiếp thu để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, không thể trách
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy, cô và
các bạn.

4


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vấn đề tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn được
các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Sự chênh lệch thu nhập của
những hộ gia đình có người tham gia học nghề so với những hộ gia đình không có
người tham gia học nghề cho biết ảnh hưởng của đào tạo nghề đối với thu nhập của hộ.
Trong vấ đề học nghề cần quan tâm thêm số lượng người trong hộ được học, lĩnh vực
nghề nghiệp mà các thành viên trong hộ chọn học. Đề tài đã sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, chọn ra 200 hộ gia đình ở 4 địa bàn An Biên, Kiên Hải, Gò Quao,
Giồng Riềng để thu thập số liệu phân tích. Tại mỗi địa bàn, tác giả chọn ra 50 hộ,
trong đó gồm 25 hộ có người tham gia học nghề và 25 hộ không có người tham gia
học nghề trong giai đoạn 2013 – 2015. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo
phương pháp OLS, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập bình quân
đầu người của hộ gia đình. Giả thiết ban đầu có 11 biến độc lập ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc bao gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, qui mô hộ, tỷ lệ
phụ thuộc, học nghề, số người học, lĩnh vực nghề học, tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ
trợ việc làm và khu vực sinh sống. Qua các bước kiểm định mô hình cho thấy không
có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng lại có hiện tượng phương sai thay đổi. Khắc phục
hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả có 7 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc bao gồm tuổi chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, học nghề, tiếp cận tín
dụng chính thức, hỗ trợ việc làm và khu vực sinh sống. Trong đó, các biến học nghề,
tiếp cận tín dụng chính thức và hỗ trợ việc làm ảnh hưởng cao đến thay đổi thu nhập

bình quân đầu người của hộ. Qua kết quả phân tích cho thấy, việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn góp phần giải quyết được việc làm cho lao động và cải thiện thu nhập
của hộ gia đình. Do đó, cần có những chính sách để hoạt động đào tạo nghề ngày càng
thiết thực, hiệu quả hơn. Cần tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn được tham
gia học nghề.

5


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
DID
OLS

DIỄN GIẢI
Khác biệt trong khác biệt
Bình phương bé nhất

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng3.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 5.1
Bảng 5.2

Bảng 5.3
Bảng 5.4
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7
Bảng 5.8
Bảng 5.9
Bảng 5.10
Bảng 5.11
Bảng 5.12
Bảng 5.13
Bảng 5.14

Nội dung
Số lượng lao động có nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 20112015
Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình
Phân bổ số lượng phiếu khảo sát
Giới tính của chủ hộ
Tuổi chủ hộ
Học vấn chủ hộ
Quy mô hộ gia đình
Tỷ lệ phụ thuộc
Đặc điểm học nghề theo giới tính chủ hộ
Đặc điểm học nghề theo nghề nghiệp chủ hộ
Học nghề theo lĩnh vực nghề
Số lượng người học nghề trong hộ
Tiếp cận tín dụng của hộ gia đình
Hỗ trợ việc làm sau khi đào tạo nghề
Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo học nghề
Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo học nghề

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến

7

Trang
21
26
28
31
31
32
33
34
34
34
35
35
36
36
37
37
38


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Bảng
Hình 2.1
Sơ đồ 4.1
Hình 5.1


Nội dung
Quyết định đi học
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghề nghiệp chủ hộ

Trang
10
22
33

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích tự nhiên
6.346 km2, dân số 1.736.915 người, mật độ 267 người/km 2, khu vực nông thôn chiếm
73%. Với dân số chủ yếu là khu vực nông thôn, địa hình giáp biển và hệ thống sông
ngòi đa dạng là thế mạnh để phát triển phát triển nông nghiệp, nhất là ngành nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, nên tỉnh Kiên Giang xác định đào tạo nghề
cho lao động nông thôn là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động và xây dựng nông thôn mới.
Qua hơn 05 năm (2011-2015) thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 2711-2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ)
các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đào tạo 184.770 người, đạt tỷ lệ
108% so với chỉ tiêu Đề án (Đề án 171.433 người) trong đó cao đẳng nghề 1.708
người; trung cấp nghề 4.478; sơ cấp nghề 30.956 và dạy nghề dưới 3 tháng 147.628
người. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, qua thực tế các
lớp đào tạo nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều
học viên, không ít học viên có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, từ hiệu
quả của các lớp dạy nghề nông nghiệp đã góp phần mang lại nhận thức cho nhiều
8



người dân. Trước đây, theo nhiều người dân, nghề nông nghiệp không học vẫn có thể
làm được nhưng sau khi tham gia các lớp dạy nghề họ nhận ra những kiến thức mới áp
dụng vào sản xuất là rất cần thiết. Đối với những học viên lần đầu xây dựng mô hình
kinh tế hoặc những học viên tiếp tục đầu tư vào mô hình đã có sẵn thì việc áp dụng
những kiến thức mới sẽ mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn.
Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn có thể xác định là một trong những giải
pháp quan trọng để cải thiện thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn, đã có nhiều báo
cáo về kết quả đào tạo nghề ở nông thôn (về số lớp được mở, số người được đào tạo,
số người có việc làm, số hộ thoát nghèo...). Tuy nhiên, những đánh giá phần lớn là
khái quát, theo nhận định các cơ quan quản lý, tổ chức đào tào, chưa có những đánh
giá cụ thể mức độ tác động của đào tạo nghề đến thu phập của hộ gia đình ở nông
thôn. Từ vấn đề trên nên tôi nghiên cứu “Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến
thu nhập hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Với kết quả nghiên
cứu góp phần giúp cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh có thêm cơ sở khoa học
để đề ra những giải pháp hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông
thôn và thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Sự khác biệt giữa thu nhập của nhóm hộ được đào tạo nghề và nhóm hộ
không được đào tạo nghề lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như thế
nào?
(2) Có sự khác biệt giữa thu nhập của nhóm hộ được đào tạo nghề nông
nghiệp và nhóm hộ được đào tạo nghề phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
hay không?
(3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang?
(4) Các chính sách gì nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung

Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông
9


thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu
nhập của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
(1) So sánh thu nhập giữ nhóm hộ tham gia đào tạo nghề và nhóm hộ không
tham gia đạo tạo.
(2) So sánh thu nhập giữa nhóm hộ được đào tạo ngành nghề nông nghiệp và
nhóm hộ được đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp.
(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
(4) Gợi ý các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của
hộ gia đình lao động nông thôn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011-2015; số liệu
sơ cấp được thu thập tháng 11/2016.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Các khái niệm về đào tạo nghề, thu nhập, mối quan

hệ giữa đào tạo nghề và thu nhập, các nghiên cứu liên quan, các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của lao động nông thôn.
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội; tình hình đào tạo nghề; định hướng công tác đào tạo nghề cho lao
đông nông thôn của tỉnh.
10


Chương 4: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày nguồn dữ liệu,
chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp điểm xu hướng, phương pháp hồi quy OLS, mô tả
các biến trong mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu. Tổng quan mẫu nghiên cứu, so sánh thu nhập
giữa nhóm hộ được đào tạo nghề và nhóm hộ không được đào tạo nghề, so sánh thu
nhập giữa nhóm hộ được đào tạo nghề nông nghiệp với nhóm hộ được đào tạo nghề
phi nông nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chương 6: Kết luận và hàm ý chính sách. Những kết quả mà đề tài đạt được,
các hàm ý chính sách nhằm giúp hộ gia đình lao động nông thôn ứng dụng các kiến
thức được đào tạo vào quá trình lao động để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống,
đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

11


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Thu nhập của hộ gia đình
Singh và Strauss (1986) cho rằng thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập chính
từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (2010), Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền

và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình mà các
thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là một năm, bao
gồm: (1) thu từ tiền công, tiền lương, (2) thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
(đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (3) thu từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy
sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (4) thu khác được tính vào thu nhập
(không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển
nhượng vốn nhận được).
2.1.2. Nghề, đào tạo và đào tạo nghề nghiệp
Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã
hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để có thể thực hiện
các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định (Giáo trình Kinh
tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2002).
Theo Luật dạy nghề 2016, Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó, nhờ được đào tạo, con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại
12


sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề
bao gồm nhiều chuyên môn, chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở
đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật
chất như: thực phẩm, lương thực, công cụ lao động… hoặc giá trị tinh thần như: sách
báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ … với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát
triển xã hội.
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt dộng có mục đích, có tổ chức, nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, … để hoàn thiện
nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có
năng suất và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi
hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và
hiệu quả công việc chuyên môn.

Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH2013 ngày 27/11/2014 cho rằng đào
tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Luật dạy nghề năm 2006, định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thực, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có
thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Có thể thấy,
về cơ bản đào tạo nghề và dạy nghề không có sự khác biệt về nội dung.
Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội, trước hết là phương hướng
phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp để
dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2.1.3. Lao động và lao động nông thôn
Theo C. Mác-Ph.Angghen (1993) thì lao động “trước hết là quá trình diễn ra
giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình,
con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủ yếu là
nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn,
có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.
13


Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt
động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn.
2.2. VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
Vai trò của đào tạo nghề đối với đảm bảo an sinh xã hội xuất phát từ khía cạnh
lợi ích cá nhân của con người. Như vậy, đầu tư cho đào tạo nghề chính là sự đầu tư cho
từng cá nhân, dưới giác độ xã hội tạo ra chất lượng nguồn nhân lực với các tầng khác
nhau (trình độ cao, trình độ phổ quát, đại trà) và do đó, mạng lại không chỉ lợi ích kinh
tế quốc dân mà còn thực hiện đảm bảo an sinh xã hội quốc gia. Có thể thấy, đào tạo

nghề thực chất là trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ và kỹ năng nhất định, qua đó
mang lại cho họ việc làm và thu nhập. Người có chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng
nghề tốt, cơ hội tìm được làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp
của những người qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thông, thậm chí
còn thấp hơn cả tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học. Đây chính là
động lực để người lao động đầu tư vào đào tạo nghề.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã
nêu rõ: “Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao
của thế giới…lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao
động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 – 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã
hội được đảm bảo…thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các nhóm dân
cư…”. Đây là một định hướng rất rõ ràng về phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong
đó khẳng định vai trò của đào tạo nghề đối với việc đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu
tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề là tiền đề, là điều kiện và cơ hội để
người lao động có được công ăn, việc làm tư tế, có thu nhập ổn định. Khi người lao
động có kỹ năng nghề thì họ có cơ hội tốt hơn tham gia vào thị trường lao động và như
vậy, làm tăng tỷ lệ người lao động có việc làm; điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ nghèo của lực lượng lao động giảm xuống. Đào tạo nghề giúp cho những
đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở
nông thôn có được kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, từ đó vươn lên thoát khỏi cảnh
nghèo một cách bền vững. Xét từ khía cạnh này, mục tiêu giảm được tỷ lệ hộ nghèo

14


bình quân 1,5 – 2%/năm mà Chiến lược đưa ra sẽ là kết quả của nhiều nhân tố, trong
đó có nhân tố có ý nghĩa là đào tạo nghề.
Trong bối cảnh kinh tế thi trường, thu nhập cao hỉ có thể có được một cách bền
vững, người lao động được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng thích ứng
(kỹ năng mềm) cần thiết. Nhà nước, với tư cách là người quản lý xã hội, cần phải làm

cho nhiều người, nhất là lao động nông thôn, lao động nghèo tiếp cận được với các
dịch vụ đào tạo nghề, khi đó “mặt bằng” thu nhập của người dân được nâng lên và
người dân có thể tham gia vào quá trình phân phối tốt hơn. Qua đó, Nhà nước và xã
hội cần có điều kiện thực hiện “mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất
là đối với các đối tượng khó khăn” góp phần đảm bảo an sinh xã hội của quốc gia.
Có thể thấy rằng, hiện nay nhu cầu học nghề của lao động nông thôn là rất lớn,
khát khao đơn giản của họ là được học một nghề phù hợp để có việc làm, tăng thu
nhập. Nhưng phải xác định rằng, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo nghề thì các cơ sở
đào tạo không cách nào khác là phải chú trọng đến chất lượng đào tạo, phải gắn với
địa chỉ đầu ra cho sản phẩm, có như vậy mới thu hút được nhiều lao động nông thôn
tham gia học nghề. Mặt khác, để đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự đi
vào cuộc sống, đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững lâu dài, Chính quyền các cấp,
các ban nghành cần cần vào cuộc quyết liệt hơn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên
truyền, quy hoạch, định hướng nghề đào tạo phù hợp với đặc thù phát triển sản xuất,
điều kiện kinh tế của địa phương. Song song đó, cần có cơ chế chính sách riêng cho
những người sau học nghề để duy trì, phát triển nghề đã được học.
Qua việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo, tỷ lệ sử dụng nguồn nhân lực ở nông thôn, đáp ứng được yêu cầu
chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Ta thấy đào tạo nghề đã giúp người dân có cơ hội học nghề, chuyển đổi nghề,
làm ổn định để nâng cao thu nhập, qua đó giúp họ ổn định và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.2.1. Lý thuyết về vốn con người
Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa. Giáo
dục sẽ làm tăng năng suất của cá nhân, và công nhân có tay nghề cao hơn sẽ được trả
15


lương theo giá trị biên của nó. Nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21

quốc gia OECD từ năm 1991 đến 2005, từ kết quả hồi quy ông nhận định thu nhập
tăng lê rõ ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canada trong những năm 2000.
Mincer (1974) cho rằng, cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người
phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi
người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Mức vốn con người được
tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng thường
được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao động.
Becker (1993), khẳng định không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơ như
đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Vốn con người là sự
tích lũy đầu tư trước đó vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và những nhân tố khác để làm
tăng năng suất lao động. Bất kỳ hoạt động nào làm tăng năng suất lao động đều được
xem là đầu tư vào vốn con người. Đầu tư vào vốn con người không chỉ chi những chi
phí cho giáo dục và đào tạo chính thức mà còn cả về sức khỏe, cho di cư, tìm việc và
chăm sóc trẻ trước khi đi học. Về mặt lợi ích cá nhân, người có trình độ học vấn và
nghề nghiệp cao hơn có thu nhập cao hơn; người có kinh nghiệm, thâm niên công tác
cao hơn có mức thu nhập cao hơn; người có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn
ít bị thất nghiệp hơn.
Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến
mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tế
học – mọi người đều tối đa hóa lợi ích. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giống
như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình, khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhập
quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau, đi học ngành nghề nào đó
hay không đi và giữa các ngành nghề với nhau. Phương án đi học ngành nghề nào sẽ
được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể.
2.2.2. Mô hình quyết định đi học
Nguyễn Bác Ngọc (2008) cho rằng, khi tham gia học tập, chúng ta phải trả mức
phí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai. Giả định xuất
phát từ so sánh giữa kiếm tiền hiện tại với kiếm tiền được trong tương lai. Giả sử bạn


16


đang gửi một khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận được mức lãi suất “r” nào đó,
đến năm thứ n thì giá trị tương lai “V” của khoản tiền nay trong một năm sẽ là
V = P*(1+r)n hay P(V) = V/(1+r)n
Với một người đi học trong vòng 4 năm (giả định người đi học ở tuổi 18 và học
xong ở tuổi 22) để lấy một tấm bằng đại học, anh ta phải bỏ ra chi phí cho 4 năm học
lần lượng là C0, C1, C2, C3 và mức thu nhập dự kiến trong tương lai là và số năm làm
việc trước khi về hưu là “T” thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấm bằng
là:
Như vậy, về mặt lý thuyết người đó chỉ nên đi học khi giá trị hiện tại P(v) > 0

Hình 2.1. Quyết định đi học
Nguồn: Harvey B.King – kinhtehoc.com, 2006
Đường (1): Thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp đại học (giả định rằng sinh
viên tốt nghiệp đại học phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm
việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó).
Đường (2): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Vùng (I): chi phí cho sách vỡ, đồ dùng học tập, học phí và những khoảng chi
phí khác không phải là chi phí sinh hoạt.
Vùng (II): phần thu nhập bị mắt nhìn thấy (do không đi làm và dành thời gian đi
học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học.
Vùng (III): thu nhập có được với tấm bằn đại học hoặc bằng nghề sau khi đã
qua đào tạo.
Người đó nên đi học khi giá trị hiện tại của vùng (III) lớn hơn giả định hiện tại
của tổng vùng (I) và vùng (II).
17



Như vậy, giáo dục làm tăng thu nhập cho người lao động và giúp người lao
động cải thiện cơ hội nghề nghiệp theo 3 hướng:
Một là, tích lũy vốn con người với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất từ môi
trường giáo dục mang lại.
Hai là, chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định cũng
như khả năng tay nghề được trang bị từ trường học.
Ba là, tích lũy thông tin (vốn kiến thức) giúp họ có thể tìm được công việc phù
hợp hơn.
Như vậy, động lực người lao động quyết định đi học hay tham gia ngành nghề
gì đều mở ra cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và khả năng tạo ra thu nhập cao
hơn người có trình độ học vấn thấp. Ngoài ra, học nghề giúp cho lao động có điều kiện
để chuyển đổi nghề nghiệp, sẵn sàng rời bỏ khu vực nông nghiệp (khi nông nghiệp
không còn là nguồn thu nhập chính hoặc những hộ bị giải tỏa, thu hồi đất) để tìm kiếm
việc làm với một công việc mới, đó là điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
khu vực nông thôn.
2.2.3. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao động
Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” bao gồm tăng trưởng dân số, tăng sự
khan hiếm của đất có thể sản xuất, giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, giảm độ
mà mỡ và năng suất của đất, giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, giảm doanh thu đối
với nông nghiệp, tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, các sự kiện và các cú sốc xảy ra,
thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thiếu
vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo”
bao gồm doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, doanh thu cao hơn khi đầu
tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với
các khu vực nông nghiệp, tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình
và nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực
phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố này liên quan đến áp lực hoặc các
hạn chế của các khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ
muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác

định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, công
18


cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các
điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau, đặc điểm cá nhân hộ gia đình
khác nhau sẽ có mức độ tham gia khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm cá nhân, đặc
điểm vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông
dân. Thêm vào đó, còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này
giải thích tại sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng
khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp.
Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009), quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn có tác động từ hai yếu tố khách quan và chủ quan. Về mặt khách
quan, môi trường kinh tế thuận lợi cho quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp sang các
ngành nghề phi nông nghiệp khác là điều kiện cực kỳ quan trong. Các điều kiện chủ
quan của người lao động cũng là yếu tố tác động đến quá trình này, từng cá nhân người
ở nông thôn có khả năng chuyển dịch lao động cao thì kéo theo cơ cấu lao động chung
cũng biến đổi theo. Trong đó các yếu tố về trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính, thu
nhập, đặc điểm cá nhân của hộ…có tác động đến quyết định chuyển đổi nghề nghiệp
từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
Các yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chuyển dịch ơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khi đưa ra
các giải pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm do bản chất hoạt
động này là khác nhau.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa. Giáo
dục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân và công nhân có tay nghề cao hơn sẽ được
trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả lương theo
giá trị biên của nó, nhận định này được Becker nghiên cứu ở 21 quốc gia OECD trong
những năm từ 1991 đến 2005, qua kết quả chạy hồi quy, ông nhận định IRR (suất sinh

lợi) tăng lên rõ rệt ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canađa.
Theo Mincer (1974), thực hiện một phép hồi qui bình phương tối thiểu, trong đó
sử dụng logarit tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như
số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng
cho số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học
19


tăng thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng
lực bẩm sinh, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi
của việc đi học.
Nguyễn Quang Tuyến và Lê Văn Thăm (2014) nghiên cứu về “Đánh giá hiệu
quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” với mục
tiêu đánh giá thực trạng đào tạo nghề; yếu tố tác động hiệu quả đào tạo nghề; hiệu quả
đào tạo nghề; và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nghiên cứu được thực hiện ở bốn xã của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Nghiên
cứu được thực hiện với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, cấu trúc và thảo luận
nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đào tạo
nghề là: học nghề và phát triển nghề; giáo viên và học viên; trang thiết bị dạy nghề; kỹ
năng dạy nghề và học nghề. Hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Tam
Bình cho thấy học viên có việc làm sau học nghề chiếm 87,1%. Các yếu tố tác động
hiệu quả đào tạo nghề gồm: chính sách, giáo viên, chương trình dạy nghề, học viên và
cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, có bốn nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
lao động nông thôn huyện Tam Bình.
Huỳnh Thị Ái Nhi (2015) nghiên cứu “Phân tích tác động của đào tạo nghề đối
với người nông dân tại thành phố Tây Ninh”. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh
giá sự tác động của chính sách đào tạo nghề đến người nông dân tại 03 xã nông thôn
Bình Minh, Thạnh Tân, Tân Bình,thuộc Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh bằng
phương pháp định tính. Đề tài thực hiện điều tra trực tiếp 5 là cán bộ phòng Lao động
thương binh-xã hội, Hội nông dân thành phố, 3 là cán bộ công tác tại Hội nông dân

của 3 xã nông thôn; 10 người nông dân đã tham gia học nghề. Sử dụng thông tin điều
tra đó để phân tích các mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập; chất
lượng cuộc sống của người lao động sau khi tham gia học nghề có nhiều thay đổi. Các
yếu tố từ phía người nông dân như trình độ học vấn, thu nhập, sự am hiểu Đề án 1956
và nhận thức lợi ích từ học nghề có ảnh hưởng đến học nghề của người lao động. Các
yếu tố như chương trình, nội dung dạy nghề; tuyên truyền, định hướng nghề; đội ngũ
cán bộ quản lý, giảng viên;điều tra nhu cầu học nghề; cơ sở vật chất cũng có tác động
đến học nghề của người nông dân tại Thành phố Tây Ninh.

20


Trần Vĩnh Phú (2015) nghiên cứu về “Đánh giá tác động của đào tạo nguồn
nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”.
Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 180 hộ gia đình, trong đó 90 hộ tham gia đào tạo
nghề và 90 không tham gia đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thu thập số liệu thống kê và
phân tích mở rộng sử dụng phương pháp hồi quy tối thiểu (OLS), kết hợp với phương
pháp đánh giá tác động kết nối điểm xu hướng (Propensity score matching) cho thấy
bằng chứng về sự khác biệt trong nhập của hộ gia đình có tham gia và không có tham
gia chương trình đào tạo nghề. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích sự tăng thu nhập giữa
người được đào nghề và người không được đào tạo nghề, để có sự so sánh, đánh giá sự
chênh lệch trong thu nhập do tác động bởi yếu tố đào tạo mang lại, trong đó có những
ngành nghề đào tạo mang lại sự tăng thu nhập đáng kể, ngoài ra có những ngành đào
tạo không mang lại hiệu quả.
Nguyễn Quang Tuyến và Lê Hoàng Phúc (2016) nghiên cứu về “Thực trạng lao
động nông thôn, ảnh hưởng của đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của lao động tỉnh
Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu: (1) Thực trạng lao động, đào tạo nghề, việc làm và thu
nhập, (2) Ảnh hưởng của đào tạo ngh,(3) Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
của đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm, (4) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Nghiên cứu được thực hiện thông qua thảo

luận nhóm và phỏng vấn 180 hộ. Phân tích số liệu bằng thống kê mô tả, phân tích bảng
chéo, hồi quy tương quan và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Vĩnh
Long có lao động nông thôn dồi dào, trình độ học vấn có hạn; nhận thức của lao động
học nghề tốt, có nhu cầu học nghề. Tuy nhiên, khả năng gắn kết giữa cơ sở dạy nghề,
doanh nghiệp và người học còn hạn chế; (2) Các nhân tố như số lần học nghề, thời
gian học, đa dạng nghề và liên kết sau đào tạo ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ, (3)
Đào tạo nghề còn gặp khó khăn như trang thiết bị không đủ, lao động không có thời
gian học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài. Nêu ra các khái niệm
về đào tạo nghề, thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Trình bày các lý thuyết liên quan
bao gồm lý thuyết về vốn con người, mô hình đi học và lý thuyết về chuyển dịch cơ
21


cấu lao động. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài gồm các nghiên cứu
trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp
cho thực tế địa bàn Kiên Giang nhằm đánh giá tác động của đào tạo nghề đối với thu
nhập của hộ gia đình nông thôn.

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam
của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và
Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Tỉnh Kiên Giang có diện
tích tự nhiên 6.346 km2, dân số 1.736.915 người, mật độ 267 người/km 2. Phía Đông
Bắc, giáp các tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam, giáp
các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam, giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ
biển và các đảo; phía Bắc, giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km.
Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu,

vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau
và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông
nghiệp chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên
dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha.
Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác
không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Xen kẽ với việc
trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa,
khóm...

22


Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, Kiên Giang
có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà tỉnh có
lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 2015
Tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13
huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò
Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011-2015 đạt 10,53%/năm, thu
nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2010. Cơ
cấu kinh tế tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 42,57% năm 2010 còn 35,14% năm
2015; dịch vụ tăng từ 33,04% lên 40,44%; công nghiệp - xây dựng ổn định 24,42%.
Kiên Giang thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong 04
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 14/6/2009
của Thủ tướng Chính phủ.
Dân số năm 2015 là 1.762.281 người, trong đó dân số thuộc khu vực thành thị
chiếm 27,44%, khu vực nông thôn chiếm 72,56%; tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ 50,26%,
nữ 49,74%. Nguồn lao động là 1.304.088 người, trong đó lao động trong độ tuổi có
khả năng lao động 1.233.186 người. Lao động đang làm trong nền kinh tế quốc dân là

1.074.485 người, chiếm 60,97% so với dân số.
Trong giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh đã tập trung giải quyết việc làm cho
165.885 lao động. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 33.000 người, trong
đó: Lao động có việc làm trong tỉnh, chiếm 46,6%; ngoài tỉnh 53,4%.
3.3. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN
2011 - 2015
3.3.1. Định hướng đạo tạo nghề của Trung ương
Hiện nay, tổng số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân là trên 47 triệu người, trong đó lao động đang làm việc trong nông thôn
chiếm gần 70%, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 51%. Để đáp ứng nhu cầu
nhân lực của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần phải chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu lao động trong nông thôn (mục tiêu đến năm 2020 chỉ còn 30% lao động
23


trong nông nghiệp) và đào tạo nghề có sứ mạng rất lớn, góp phần rất quan trọng vào
việc chuyển dịch này. Trong Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 5-8-2008 của Ban chấp
hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn có đề ra: “Giải
quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào
tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn…. Hình thành
Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm
hằng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 lao
động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào
tạo đạt trên 50%”(1). Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, ngày 28-10-2008
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn,
chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết

việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là:
“Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập
trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình
độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và
chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về
kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung
đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Để cụ thể hóa Chương trình hành động, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này đã thể hiện rõ
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là
sựnghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề
24


đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghềcho lao động nông thôn”. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng
quát: “ Bình quân hằng năm đào tạo nghềcho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong
đóđào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng vàhiệu
quảđào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động vàcơ cấu kinh tế, phục vụsựnghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn…”. Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn
trong độ tuổi lao động, cótrình độhọc vấn vàsức khỏe phùhợp với nghề cần học. Trong
đóưu tiên đào tạo nghềcho các đối tượng làngười thuộc diện được hưởng chính sách
ưu đãi, người cócông với cách mạng, hộnghèo, hộcóthu nhập tối đa bằng 150% thu
nhập của hộnghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu

hồi…Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối
với người dạy nghề (bao gồm giáo viên, giảng viên trong các cơ sở dạy nghề; cán bộ
kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh vàcác trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia
dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Để thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu đã nêu, Đề án đã đề ra đồng bộ 5 nhóm giải pháp, gồm:
(1) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức
xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn;
(2) Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề;
(3) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý;
(4) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu;
(5) Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án.
Đề áncũng đã đề ra 8 nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, bao
gồm:
(1) Tuyên truyển, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;
(2) Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn;
(3) Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn;
(4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy
nghề công lập;
25


×