Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.09 KB, 19 trang )

Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam

BÁO CÁO
Môn học: Phương pháp nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁNG 6/2008
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
1
NHÓM 5
1. HUỲNH VĂN TÙNG
2. NGUYỄN THỊ TUYẾT
3. ĐINH CÔNG THÀNH
4. LƯU THỊ XUÂN THẢO
5. PHẠM THANH TÂM
6. ÂU THÁI THÁI
7. NGÔ HOÀNG SƠN
8. NGUYỄN ANH TUẤN
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
NỘI DUNG BÁO CÁO
LUẬN VĂN THẠC SIÕ KINH TẾ
I. Tóm tắt
II. Đánh giá
1. Mặt tích cực
2. Mặt hạn chế
III. Đề xuất
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thông tin chung:
- Trường đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
- Tên học viên: Nguyễn Thành Quốc
- Tên luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất
khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.


- Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thanh Lộc
- Năm thực hiện: 2007
I. TÓM TẮT
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
2
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Luận văn bao gồm các nội dung:
Phần I : Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về tỉnh Kiên Giang và giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Phần II : Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cơ sở lý luận bao gồm lược khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan.
Phần III : Nội dung nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang.
Chương 4 : Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản
Tỉnh Kiên Giang.
Chương 5 : Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
- Phụ lục
Cụ thể được trình bày như sau:
Phần I: MỞ ĐẦU
Chương 1. Giới thiệu
1. 1. Các đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Kiên Giang
1.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam thuộc đồng bằng sông
Cửu Long. Vùng Kiên Giang nằm gọn trong Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km chạy
dài từ biên giới VN-CPC (Hà Tiên) đến địa phận Cà Mau. Biển Kiên Giang có 105 hòn
đảo lớn nhỏ. Trong đó đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất 573 km. Ngư trường biển của
Kiên Giang hơn 63.000 km
2
với nguồn lợi thủy sản phong phú.

Kiên Giang có địa hình đa dạng, có biển, sông, núi, hải đảo, có vị trí địa lý thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế như nông, thủy sản xuất khẩu.
1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang có khí hậu duyên hải nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
và Tây Nam, thời tiết ổn định, nắng ấm quanh năm nên rất thuận lợi cho việc khai thác
và phát triển chế biến thủy sản của tỉnh.
1.1.3. Kinh tế xã hội
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
3
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Dân số của tỉnh hơn 1,6 triệu người, trong đó 63,2% ở trong độ tuổi lao động.
Hàng năm có khoảng 55.000 người cần việc làm nhưng tỉnh có thể giải quyết được
10.000 người có công ăn việc làm nên nguồn lao động rất dồi dào, sẳn sàng đáp ứng cho
nhu cầu tuyển dụng lao động ngành thủy sản.
1.2. Lý do chọn đề tài
Mặt hàng thủy sản được xác định là ngành hàng có thế mạnh nhất của tỉnh, đóng
góp 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Trong nhiều năm qua ngành thủy sản
Kiên Giang liên tục phát triển và đứng đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu thủy sản thân
mềm. Tuy nhiên do Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ có
nhiều áp lực cạnh tranh mới với các đối trọng nước ngoài mạnh về vốn, thị trường và
kinh nghiệm quản lý. Sự thua kiện trong việc bán phá giá cá da trơn và tôm vào thị
trường Mỹ, sự biến động thất thường của sản lượng nuôi trồng do yếu tố môi trường tác
động. Đặc biệt Kiên Giang nằm xa thành phố Hồ Chí Minh nên việc giao tiếp khách
hàng còn nhiều hạn chế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Mục tiêu cụ thể
+Phân tích các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy

sản;
+ Phân tích các nhân tố bên trong tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy
sản;
+ Đề xuất các giải pháp để phát huy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
hội nhập WTO.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến các doanh nghiệp (DN)
chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Thời gian thực hiện 6 tháng đầu năm 2007.
- Các doanh nghiệp thu mua, nuôi trồng và khai thác, đánh bắt không nằm trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
4
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và sử dụng số liệu từ báo
cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo về thị trường xuất khẩu, tạp chí, bản
tin, báo cáo của Cục thống kê và Internet.
- Dữ liệu sơ cấp:
Thu thập từ 100 mẫu ý kiến đánh giá của Ban lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Kiên Giang, các chuyên viên của Sở Thủy sản, Trung tâm
xúc tiến thương mại, Sở Thương mại tỉnh Kiên Giang,…
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mô hình sử dụng trong đề tài:
- Sử dụng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE)
- Ma trận đánh giá yếu tố bên trong (IFE)
1.6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được cấu trúc thành 6 chương

1.7. Tóm tắt chương 1
Trình bày các đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Kiên Giang làm cơ sở để
chọn đề tài nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát và từng mục tiêu cụ thể của đề tài; Phạm vi
và phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài.
Phần II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1. Lược khảo tài liệu
2.1.1. “Qui hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến 2010” Luận văn thạc sĩ
kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Định nghiên cứu năm 2000.
2.1.2. “ Lợi thế cạnh tranh và các giải pháp khai thác lợi thế phát triển xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đến năm 2010” Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thu Hà nghiên
cứu năm 2000.
2.1.3. “ Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến
năm 2010” Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn An Lạc nghiên cứu năm 2005.
2.1.4. “ Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Agifish giai đoạn 2005-2010” Luận
văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Phú Thịnh nghiên cứu năm 2005.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
5
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
2.2.1. Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp
- Các rào cản về thương mại, kỹ thuật: Các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật,
EU, Hàn Quốc thường áp dụng những rào cản như Nhật sử dụng quota, Mỹ thông qua
các vụ kiện chống bán phá giá, EU kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, kháng sinh chặt chẽ
nhằm hạn chế sản phẩm nhập khẩu và bảo hộ sản xuất, nuôi trồng trong nước.
- Ảnh hưởng của các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO: Các doanh nghiệp chế
biến thủy sản của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức
khi phải thực hiện đầy đủ những cam kết tiếp nhận đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho quốc gia thành viên WTO vào đầu tư, cam kết về giảm thuế nhập khẩu nguyên vật

liệu, các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thủy sản theo lộ trình.
- Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành thủy sản : Các tổ chức như Hiệp
Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục quản lý chất lượng và an
toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED), Hội nghề cá, Sở Thủy sản tích cực hỗ trợ
thông tin về thị trường, giá cả, phối hợp với các hoạt động Marketing giới thiệu khách
hàng, giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng kinh tế : Các chính sách tài chính và tiền tệ của Chính phủ, tăng
giảm lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán đều
ảnh hưởng đến ngành.
- Ảnh hưởng xã hội : Các quan điểm về mức sống, tập quán tiêu dùng, sở thích
vui chơi giải trí, tỷ lệ lao động, độ tuổi trung bình ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ.
- Ảnh hưởng của pháp luật, chính phủ, chính trị : Môi trường kinh doanh, luật
pháp không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Ảnh hưởng công nghệ : Sự phát triển của công nghệ có thể tạo nên thị trường
mới, sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn, giá thành rẽ hơn. Công nghệ chế biến có vai
trò quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Môi trường vi mô của các doanh nghiệp
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối
với các doanh nghiệp như:
- Đối thủ cạnh tranh : Phân tích mô hình 5 tác lực của Michael E. Porter
- Người mua
- Người cung cấp
- Các đối thủ mới tiềm ẩn
- Sản phẩm thay thế
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
6
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
2.2.2. Nghiên cứu các nhân tố bên trong các doanh nghiệp
- Hoạt động quản trị chất lượng : Chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc và
chất lượng môi trường.

- Hoạt động của bộ phận Marketing : Nghiên cứu môi trường Marketing để nhận
diện các cơ hội của thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường.
- Hoạt động tài chính- kế toán : Chiến lược và chính sách tài chính hiện tại, những
xu hướng đổi mới trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Việc huy động vốn, sử dụng
vốn và thu hồi vốn trong các dự án đầu tư. Hiệu quả sử dụng đồng vốn sao cho mức lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
2.2.3. Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài (EFE)
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.
- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho thấy các doanh nghiệp phản ứng với yếu tố
này. 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là
phản ứng yếu.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng.
- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến để xác định tổng số
điểm quan trọng cho các doanh nghiệp.
2.2.4. Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong (IFE)
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt bao gồm các yếu tố điểm
mạnh, điểm yếu.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.
- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện. Trong đó: 1 là đại diện
cho điểm yếu nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn
nhất.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố.
- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến để xác định tổng số
điểm quan trọng cho các doanh nghiệp.

2.3. Tóm tắt chương 2
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
7
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Lược khảo tài liệu có liên quan đến ngành thủy sản của các tác giả trước.
- Cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu đề tài
Phần III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
3.1. Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cả nước ta giai đoạn 2006-2010 là chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó
nông thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mở ra triển vọng cho ngành chế biến
thủy sản xuất khẩu nói riêng và các ngành khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá
nói chung có những điều kiện thuận lợi để phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên trong thời gian qua, ngành thủy sản gặp không ít khó khăn về thị
trường xuất khẩu do vụ kiện bán phá giá tôm vào Mỹ và vụ kiện về bán cá tra, basa. Sau
đó các doanh nghiệp phải chuyển sang xuất khẩu cho thị trường EU với kim ngạch năm
2006 tăng mạnh chiếm 22% sau thị trường Nhật 25%, Mỹ vào khoảng 20% và 33% là thị
trường khác trong tổng kim ngạch là 3,34 tỷ USD.
3.2. Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn 1 : Tổ chức lại sản xuất (1975-1980)
- Giai đoạn 2 : Ổn định sản xuất, dần dần đưa nghề cá đi lên (1981-1990)
- Giai đoạn 3 : Quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, của ngành, đưa
nghề cá Kiên Giang phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHXN (1991-2000) và (2001-2010).
3.2.2. Hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
- Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 là tăng
trưởng kinh tế phấn đấu đạt bình quân 13-14% /năm. Trong đó GDP ngành nông lâm
thủy sản tăng 9,4-9,5 % chiếm tỷ trọng đạt 45,2 % trong cơ cấu kinh tế.

- Hiện tại tỉnh Kiên Giang có 23 cơ sở chế biến đông lạnh với công suất thiết kế là
56.514 tấn. Trong đó có 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Châu Âu. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản bình quân hàng năm của tỉnh đạt 67,4 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu
EU, Nhật, Hàn Quốc và Nga tiếp tục ổn định, riêng thị trường Mỹ đang gặp khó khăn và
các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm thị trường mới Trung Đông, Ý, Tây Ban Nha,…
3.3. Tóm tắt chương 3
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
8
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Trình bày những đặc điểm chung nhất của ngành thủy sản Việt Nam, tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản 2003-2006 và cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006.
- Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang bao gồm
các giai đoạn hình thành và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003-2006 và cơ cấu
thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh 2003-2006.
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy
sản tỉnh Kiên Giang
4.1 Các nhân tố bên ngoài
4.1.1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
4.1.1.1. Các rào cản về thương mại, kỹ thuật
Trong khi các rào cản thương mại ngày càng ít đi thì các rào cản kỹ thuật ngày
càng nhiều, các nước nhập khẩu đã đưa ra những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm
đối với tôm, mực, cá da trơn như tỷ lệ tồn lưu cho phép của các chất kháng sinh, vi sinh
ngày càng thấp, số chỉ tiêu kiểm tra tăng lên và thêm nhiều chất kháng sinh, vi sinh mới
bị cấm sử dụng cho các loại thực phẩm, thủy sản như malachite, green, quinolone,
nitrofunrans, chloramphenicol,…. Qua kết quả điều tra 90/100 cho điểm rào cản vi sinh,
kháng sinh là quan trọng I.
4.1.1.2. Các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập WTO đã đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện
vào nền kinh tế thế giới, đứng trong sân chơi bình đẳng, có nhiều cơ hội để mở rộng thị
trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang đứng trước sức ép về vốn, qui trình công nghệ.

Đặc biệt là theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu thủy sản đến năm
2009 tạo áp lực cạnh tranh của ngư dân và các sản phẩm thủy sản của VN cạnh tranh
ngay trên sân nhà.
4.1.1.3. Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp
Trong thời gian qua các tổ chức Vasep, Nafiqaved… đã hỗ trợ tích cực và hiệu
quả cho ngành việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá tôm, cá tra, cá basa, mở
rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao trình độ quản lý. Các
doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ của Vasep khi cho điểm 1( hỗ trợ nhiều và hiệu quả
nhất) 84/100.
4.1.1.4. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Do giá cả tiêu dùng, lạm phát, giá nhiên
liệu xăng dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất và tác động giá nguyên liệu đầu vào tăng
theo trong khi giá xuất khẩu không tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các chính sách
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
9
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
tài chính của Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các lĩnh vực chế biến xuất
khẩu thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn
lưu động.
4.1.1.5. Các nhân tố xã hội
+ Thu nhập: Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhạp
tăng lên làm thay đổi thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản. Thay
vì mua cá tươi bán tại các chợ như trước đây ngày nay càng có nhiều người thích mua
hàng thủy sản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng,
có thể bảo quản và dự trữ lâu hơn.
+ Phân bố dân cư: Ở các địa phương phát triển nhanh, dân cư tập trung đông đúc,
số lượng các khu công nghiệp tập trung ngày càng nhiều, thu hút một lượng lớn lao động
nên các nơi này có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cao cấp cũng tăng lên. Ngoài ra, các bếp
tập thể trong bệnh viện, trường học, doanh trại quân đội…cũng là những khách hàng

tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
+ Ẩm thực: Mỗi quốc gia có những văn hóa ẩm thực khác nhau như Mỹ thích ăn
cá fillet, Nhật thích ăn các loại thủy sản tươi sống,…Nên các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản cần nắm vững những nét đặc trưng này mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ ngày
càng tốt hơn. Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản ngày càng gia tăng.
Người dân ngày càng ăn nhiều cá để giảm cholesteron, tránh béo phì,…
4.1.1.6. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị
Ngành thủy sản VN được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhiều chính
sách ưu đãi như được vay vốn ưu đãi để đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ hiện đại, đựợc hỗ trợ xúc tiến thương mại và thuế suất XK bằng 0%. Tuy
nhiên vẫn còn những qui định, thủ tục hành chính trong thủ tục hải quan gây cản trở cho
hoạt động các DN. Nhà nước chưa có các biện pháp chế tài đối với các hiện tượng bơm
chích tạp chất, sử dụng các loại hóa chất bị cấm,…
4.1.1.7. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành chế biến XK
thủy sản những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, làm tăng năng suất lao
động, giảm thiểu tối đa phế phẩm, tỷ lệ hao hụt, giúp giảm giá thành sx, tăng khả năng
cạnh tranh, tăng lợi nhuận
4.1.2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp
4.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam có hơn 490 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản gián tiếp hay
trực tiếp là đối thủ của nhau. Kiên Giang có các đối thủ ở TPHCM, Cần thơ, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp…Các doanh nghiệp này cạnh tranh gay gắt
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
10
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
trong thu mua nguyên liệu chế biến cũng như cạnh tranh giá xuất khẩu gây bất lợi chung
cho toàn ngành. Đối với sản phẩm con tôm và con cá tỉnh Kiên Giang không phải là thế
mạnh mà là mặt hàng nhuyễn thể thân mềm như mực, bạch tuộc, ghẹ, cá các loại. Ngoài
ra, doanh nghiệp ở tỉnh còn cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

và các nước lân cận như Inđônêxia, Banglades và Thái Lan…
4.1.2.2. Khách hàng (Người mua)
Khách hàng chính của doanh nghiệp chủ yếu là các nhà nhập khẩu, phân phối lớn,
các Siêu thị của các nước Mỹ, Nhật, EU, Nga, Hàn Quốc…Các nhà nhập khẩu này
thường đặt mua với số lượng lớn, có kênh phân phối rộng, có khả năng chi phối thị
trường. Họ có nhiều sự lựa chọn nên các doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường thế
giới có dấu hiệu thay đổi. Họ mặc cả để giảm giá, không đồng ý phương thức thanh toán
L/C để chiếm dụng vốn, thường đóng gói bằng logo, bao bì, nhãn mác của họ nên mặt
hàng thủy sản Việt Nam không được biết nhiều trên thị trường thế giới.
4.1.2.3. Nhà cung cấp
Trong ngành thủy sản nguyên liệu đóng vai trò sống còn của các doanh nghiệp.
Hiện nay Kiên Giang chưa phải là vùng nuôi cá tra, cá basa nên các doanh nghiệp chưa
chủ động ý kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Còn nguyên liệu tôm thì tỉnh Kiên Giang có
72.000 ha nuôi nhưng có rất nhiều doanh nghiệp ở khắp nơi đổ về cạnh tranh mua làm
cho nhà cung cấp thay đổi ý định bán liên tục ảnh hưởng đến tiến độ thu mua nguyên
liệu của các doanh nghiệp tỉnh.
4.1.2.4.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
* Đối thủ trong nước: Ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đang trong giai
đoạn phát triển tốt nên có rất nhiều doanh nghiệp từ các ngành khác muốn gia nhập
ngành với tiềm lực mạnh hơn.
* Đối thủ nước ngoài: Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất vì ngành thủy
sản của họ phát triển mạnh, đặc biệt là sản xuất cá rô phi, giá công nhân rẽ và năng suất
lao động cao. Riêng các nước Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ có công nghệ chế biến tôm sú,
tôm thẻ chân trắng hiện đại đáp ứng nhu cầu sản phẩm ăn liền. Trong khi đó các doanh
nghiệp tỉnh chỉ chế biến thô, sơ chế.
4.1.2.5. Các sản phẩm thay thế
Là mặt hàng thực phẩm nên thủy sản có nhiều mặt hàng thay thế như thịt gia súc,
gia cầm, các loại thực phẩm đóng hộp khác…
4.1.3. Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài
4.2. Các nhân tố bên trong

4.2.1. Hoạt động quản trị chất lượng
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
11
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Quản lý chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế biến xk thủy sản.
Các doanh nghiệp tỉnh đều áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong chế biến nhằm dễ dàng
truy nguồn gốc lô hàng. Mặc dù mỗi công ty đều có phòng thí nghiệm riêng nhưng chưa
trang bị máy móc hiện đại kiểm tra vi sinh, kháng sinh nên phải gửi mẫu cho Nafiqaved
6 kiểm tra mất nhiều thời gian.
4.2.2. Hoạt động Maketing
Về sản phẩm, về giá, về phân phối sản phẩm và chiêu thị.
Các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến hoạt động Marketing, yếu về khâu tổ
chức nhân sự, có một số ít doanh nghiệp thường xuyên tham gia hội chợ quốc tế, các
doanh nghiệp còn lại thì tìm khách hàng qua thư điện tử, qua website hoặc qua bạn bè
quen biết. Chưa thiết kế chương trình gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, đội ngũ làm công tác
này chưa chuyên nghiệp và đặc biệt là chi phí cho công tác này còn thấp.
4.2.3. Hoạt động tài chính kế toán
Do qui mô sản xuất và vốn còn hạn chế nên các doanh nghiệp thường vay vốn
ngân hàng để bổ sung vốn lưu động. Các doanh nghiệp cũng đẩy nhanh tiến trình cổ
phần hóa để huy động vốn rẻ.
4.2.4. Hoạt động sản xuất và tác nghiệp
Tỉnh Kiên Giang qui hoạch khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu tập trung các doanh
nghiệp chế biến thủy sản, các tàu thuyền đánh bắt, thu mua thủy sản về đây neo đậu, bán
nguyên liệu do vậy các nhà máy rất thuận tiện trong việc thu mua nguyên liệu giảm được
chi phí.
4.2.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Đây là khâu yếu nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
chưa mạnh dạn đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới để phục vụ tiêu dùng.
4.2.6. Nguồn nhân lực
Do đặc thù công việc nên nhân sự nữ trong các nhà máy chiếm 90%, hầu hết các

doanh nghiệp quan tâm đào tạo tay nghề cho người lao động.
Cán bộ làm công tác chuyên môn, quản lý đều là những người có kinh nghiệm, có
trình độ và được đào tạo đúng chuyên ngành.
4.2.7. Hệ thống thông tin
Đa số các doanh nghiệp thu thập thông tin thị trường, thông tin khách hàng, về đối
thủ cạnh tranh một cách thụ động và rời rạc.
4.2.7.1. Đối với thị trường nội địa
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
12
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Chưa có công ty nào điều tra nghiên cứu thị trường nội địa để tìm hiểu xem người
tiêu dùng có thói quen như thế nào, các sản phẩm thủy sản có đáp ứng nhu cầu chưa kể
cả bao bì, giá cả…để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
4.2.7.2. Đối với thị trường xuất khẩu
Các công ty thu thập thông tin qua các kỳ hội chợ thủy sản và hội chợ Vietfish do
VASEP tổ chức. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tìm kiếm khách hàng trên báo chí, tạp chí,
Internet, qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, các khách hàng
cũ…Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa thiết lập được kênh tiếp nhận thông tin thường
xuyên về thị trường mới, giá cả, kênh phân phối…đây là điểm yếu của doanh nghiệp
tỉnh.
4.2.8. Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong
4.3. Tóm tắt chương 4
Chương 5: Một số giải pháp cần thực hiện
5.1.Về vốn
Vốn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế thủy sản theo hướng CNH,
HĐH. Các doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị
hiện đại phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Khai thác tối đa nguồn vốn trong dân, sử dụng
hợp lý các nguồn vốn nhà nước, vốn vay và thu hút vốn liên doanh, liên kết trong và
ngoài nước.
5.2. Về Khoa học công nghệ

Các doanh nghiệp cần mạnh dạn nghiên cứu đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền
sản xuất hiện đại theo hướng đi tắt, đón đầu để nhằm tăng năng suất lao động, giảm thất
thoát, hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.3. Về chất lượng sản phẩm
Ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000 và ISO 1400. Các doanh nghiệp
cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thảy hoàn chỉnh để đảm bảo không ô nhiễm
môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần đầu tư máy móc
thiết bị cho phòng thí nghiệm để kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh trước khi xuất
khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản,…
5.4. Về nguồn nguyên liệu
- Cần ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các ngư dân nuôi tôm, cá, các HTX,
- Đối với các nguyên liệu có nguồn gốc từ đánh bắt tự nhiên cần chủ động phối
hợp với ngư dân, các đại lý thu mua để tuyên truyền, phổ biến các hóa chất cấm hoặc hạn
chế sử dụng trong quá trình ướp.
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
13
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Đầu tư tàu thu mua trên biển đảm bảo nguyên liệu tươi phục vụ chế biến các sản
phẩm cao cấp.
5.5. Về Marketing
5.5.1. Về sản phẩm
- Tập trung mạnh vào sản xuất các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của từng
doanh nghiệp, nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì.
- Ngoài các sản phẩm truyền thống cần nghiên cứu thêm sản phẩm có giá trị gia
tăng cao.
5.5.2 Về giá
Các doanh nghiệp cần có chiến lược định giá linh hoạt cho cả thị trường xuất khẩu
lẫn thị trường nội địa. Xem xét từng giai đoạn thâm nhập sản phẩm của mình để định giá
bán cho phù hợp.
5.5.3 Về phân phối

- Phân phối thị trường xuất khẩu;
- Phân phối thị trường nội địa.
5.5.4 Về chiêu thị
- Cần chủ động nắm bắt thông tin để tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, phải có kế
hoạch chuẩn bị chu đáo, tránh bị động trong khâu tổ chức.
- Tăng cường mở rộng thị trường nội địa thông qua các kỳ hội chợ trong nước.
5.6. Về nghiên cứu phát triển
Đây là bộ phận quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên
cứu qui trình chế biến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp.
5.7. Về nguồn nhân lực
5.7.1 Tuyển dụng và qui hoạch nguồn nhân lực
5.7.2 Đào tạo và đào tạo lại nguòn nhân lực
5.7.3 Bố trí lao động
5.8. Về thông tin
Mỗi doanh nghiệp cần phải thành lập bộ phận thu thập thông tin chính thức cho
mình nhằm quản lý các thông tin về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thị trường
nguyên liệu, thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh,…
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
14
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
Đề tài cho thấy rằng các doanh nghiệp trong tỉnh hiện đang rất quan tâm đến việc
đầu tư phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp như tập trung nâng cao chất lượng sản
phẩm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hoạt động marketing. Doanh
nghiệp chú ý mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
6.2. Kiến nghị
6.2.1 Đối với nhà nước
- Cần có chương trình hỗ trợ vay vốn;
- Có chính sách hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu;

- Tăng cường vai trò các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân nuôi trồng thủy sản;
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công trình giao thông, điện nước và các dịch vụ
hậu cần nghề cá như cung cấp xăng dầu, ngư lưới cụ…
- Cần ban hành các chính sách thông thoáng, linh hoạt trong việc nhập khẩu
nguyên liệu phục vụ chế biến.
6.2.2 Đối với Bộ thủy sản
- Cần xây dựng một chiến lược thông tin một cách hiệu quả để các doanh nghiệp
có thể nắm bắt thông tin kịp thời.
- Phối hợp cùng các Bộ ngành liên quan ban hành về những qui định chế tài
nghiêm khắc đối với những nhà máy vi phạm về an toàn thực phẩm,…
- Cần ban hành đầy đủ và đồng bộ những tiêu chuẩn ngành.
- Cần chỉ đạo nghiên cứu thiết lập mặt bằng khung giá chào bán cho các sản phẩm
thủy sản.
- Xây dựng và hỗ trợ kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại.
6.2.3 Đối với địa phương
- UBND tỉnh Kiên Giang cần sớm hoàn thiện qui hoạch phát triển nguồn nguyên
liệu nuôi trồng thủy sản gắn liền với khu công nghiệp chế biến.
- Các Ngân hàng cần có chính sách linh hoạt về chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế
biến thủy sản.
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
15
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Nhanh chóng bàn giao mặt bằng và cấp kinh phí để xây dựng Phân hiệu Đại học
Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.
- Cần tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu về xử lý
môi trường, xử lý nước thảy không gây ô nhiễm môi trường
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

II. ĐÁNH GIÁ
1. Mặt tích cực
- Đề tài đã nêu lên được sự cần thiết để hình thành 1 Luận văn Thạc sỹ;
- Tác giả đã giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra;
- Nội dung bài viết sâu sắc và nói lên các trọng tâm của tình hình chế biến xuất
khẩu thủy sản của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng;
- Tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với tình hình của tỉnh.
2. Mặt hạn chế
- Bố cục của đề tài chưa hợp lý
+ Cách đặt vấn đề chưa có tính thuyết phục cao, chưa làm nổi bật vai trò của
ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang.
+ Phương pháp nghiên cứu ở chương 1 nên chuyển vào chương 2 (phần phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu)
+ Phần lược khảo tài liệu ở chương 2 nên chuyển sang chương 1 (phần các nghiên
cứu trong và ngoài nước)
- Luận văn còn thiếu các phần sau:
+ Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu;
+ Kết quả mong đợi;
+ Đối tượng thụ hưởng;
+ Tài liệu tham khảo.
- Phương pháp phân tích số liệu: tác giả chưa chỉ ra phương pháp áp dụng để giải
quyết cho mục tiêu nào, chưa đưa ra được phương pháp phân tích cho từng mục tiêu mà
chỉ nêu các mô hình phân tích một cách chung chung.
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
16
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Tác giả nên sử dụng phương pháp phân tích tương quan đa biến để thấy được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động chế biến của tỉnh Kiên Giang, từ đó
mới có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp chưa đầy đủ thông tin, cụ thể là trong nội

dung luận văn chưa đưa ra giá trị kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng của tỉnh để
thấy được mặt hàng thủy sản nào là chủ lực và bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào nhiều nhất.
- Phần thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn chưa đáp ứng được yêu cầu để đưa ra nhận
định về chiến lược sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng vì trong 19 câu hỏi
phỏng vấn chỉ có 1 câu đề cập đến tương lai ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh
Kiên Giang.
- Tác giả chưa đánh giá được điểm khác biệt của chế biến xuất khẩu Kiên Giang
so với tỉnh, thành phố khác trong nước cũng như nước ngoài.
- Tác giả chưa sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy được doanh nghiệp
của tỉnh Kiên Giang đang ở vị trí nào trên thương trường.
III. ĐỀ XUẤT
Sau khi tóm tắt, đánh giá mặt tích cực và hạn chế, các thành viên của nhóm 5 đề
nghị bố cục của luận văn như sau:
Chương 1: Phần giới thiệu
1.1. Giới thiệu tổng quan
1.1.1. Đặt vấn đề
1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1:
Mục tiêu 2:
Mục tiêu 3:
1.3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Kiểm định giả thuyết
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
17

Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
1.4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
1.5. Kết quả mong đợi
1.6. Đối tượng thụ hưởng
1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước (trong đề tài chỉ có n/c trong nước)
1.7.1. Các nghiên cứu trong nước
1.7.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1.Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm môi trường bên ngoài
2.1.2. Khái niệm môi trường bên trong
2.1.3. Các vấn đề liên quan đến thị trường và marketing
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
2.2.3.2. Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tương quan đa biến
2.2.3.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
2.3. Số liệu nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
3.1. Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam
3.2. Thực trạng hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội và quá trình hình thành phát triển
3.2.2. Hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy
sản tỉnh Kiên Giang
4.1. Các nhân tố bên ngoài.

4.1.1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
18
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
4.1.2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp
4.1.3. Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài
4.2. Các nhân tố bên trong.
4.2.1. Hoạt động quản trị chất lượng
4.2.2. Hoạt động maketing
4.2.3. Hoạt động tài chính kế toán
4.2.4. Hoạt động sản xuất và tác nghiệp
4.2.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
4.2.6. Nguồn nhân lực
4.2.7. Hệ thống thông tin
4.2.8. Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong
Chương 5: Một số giải pháp cần thực hiện
5.1.Về vốn
5.2. Về khoa học công nghệ
5.3. Về chất lượng sản phẩm
5.4. Về nguồn nguyên liệu
5.5. Về Marketing
5.6. Về nghiên cứu phát triển
5.7. Về nguồn nhân lực
5.8. Về thông tin
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
6.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5

19

×