Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP. TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.41 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH
Trường THCS Đặng Thai Mai.

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY

Tiết 17 – Bài 15

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
(MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9)

Họ và tên giáo viên: Cao Thị Hương
Điện thoại: 0912131423
Email: hươ

NĂM HỌC: 2014 - 2015

HỒ SƠ DỰ THI
1


DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh.
- Trường THCS Đặng Thai Mai.
Địa chỉ: Số 2 - Đường Lê Hoàn - Phường Hưng Phúc - Thành phố Vinh
Tỉnh Nghệ An
Email:


Họ và tên giáo viên:

Cao Thị Hương

Ngày sinh: 06 - 10 - 1969
Môn:

Địa lý

Điện thoại: 0912131423
Email: hươ

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
2


Tên hồ sơ dạy học:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY

Tiết 17 – Bài 15

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức: *HS cần:
- Nắm được vai trò, điều kiện phát triển của ngành Thương mại và Du lịch.
- Nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành Thương mại và Du lịch ở
nước ta.
- Chứng minh và giải thích vì sao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là các trung
tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước.

- Nắm được những tiềm năng Du lịch và ngành Du lịch đang trở thành ngành
kinh tế quan trọng.
- Các vấn đề cần quan tâm để đẩy nhanh sự phát triển của ngành Du lịch
*Tích hợp kiến thức các môn học:
Môn Văn học: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di
tích cách mạng, công trình sáng tạo của con người... kết tinh các giá trị tự nhiên
và giá trị nhân văn vô giá. Có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu con người.
Môn Lịch sử:
- Các di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An…
- Các di tích lịch sử cách mạng: Điện Biên Phủ, Dinh Độc Lập, Hang Pắc Bó,
Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi...
- Các công trình kiến trúc: Chùa Tây Phương, Tháp Chàm, phố cổ Hội An, Cố
đô Huế, Văn miếu Quốc Tử Giám...
- Các lễ hội truyền thống: Đền Hùng, Yên Tử, Hội Đâm Trâu...

3


- Các làng nghề cổ truyền: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, Chu Đậu, chạm khắc,
đúc đồng...
- Văn hóa dân gian, các món ăn dân tộc độc đáo các miền như hát đối đáp, hát
quan họ...
- Thăng Long - Hà Nội là một thành phố có lịch sử 1000 năm văn hiến, người
dân ở đây thanh lịch, thân thiện và hiếu khách.
Các tài nguyên trên đều gắn với những sự kiện, các thời kỳ lịch sử của dân
tộc ta HS đã hiểu biết qua môn học Lịch sử, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành
Du lịch nước ta phát triển mạnh.
Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước và bảo vệ các tài nguyên du lịch.
- Định hướng phát triển nhân lực cho ngành Du lịch.

- Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trường. Đầu tư cải
tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ Du lịch.
- Tôn tạo và có biện pháp bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử.
- Tăng cường công tác quảng bá thông tin, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc
đáo...
- HS phân tích các biểu đồ để biết được hoạt động xuất nhập khẩu nước ta có
bước phát triển mạnh mẽ. HS khai thác bản đồ xuất nhập khẩu hàng hóa giữa
nước ta với các nước và vùng lãnh thổ để biết thị trường xuất nhập khẩu ngày
càng mở rộng. Từ đó học sinh hiểu và nhận xét mối quan hệ hợp tác giữa nước
ta với khu vực và thế giới: Hiện nay nước ta đang buôn bán nhiều nhất với thị
trường Châu Á Thái Bình Dương sau đó là Tây Âu, Hoa Kỳ. (Kiến thức môn
GDCD lớp 9)
Môn Âm nhạc: HS vừa nghe bài hát vừa xem hình ảnh về các phong cảnh đất
nước Việt Nam từ Bắc vào Nam.
Kiến thức Âm nhac ở đây được thể hiện từ cái hay của lời bài hát kết hợp với
cảnh đẹp của phong cảnh quê hương đất nước đã làm cho HS có thêm cảm xúc,

4


và từ đó tạo được độ lắng đọng trong tâm trí HS về các tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn....
Môn Mỹ thuật:
Học sinh trình bày được các công trình kiến trúc của nước ta có những vẻ đẹp
đặc sắc về cấu trúc, về kỹ nghệ điêu khắc tinh xảo, kỹ thuật tạo hình đặc sắc và
cách xây dựng độc đáo của các công trình kiến trúc của nước ta...
Môn Toán học: GV hướng dẫn để học sinh có khả năng lập và xử lý bảng số
liệu dựa vào kiến thức môn toán học.
Từ các bảng số liệu GV nêu yêu cầu vẽ biểu đổ, hướng dẫn học sinh cách vẽ
biểu đồ và nhận xét bảng số liệu theo các yêu cầu.

2. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát tranh ảnh để phát hiện kiến thức.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích lược đồ, bản đồ.
- Kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu để thấy được tình hình phát triển
ngành Du lịch và Thương mại.
- Sử dụng lược đồ, biểu đồ để tìm kiếm kiến thức, khai thác kiến thức ngành
Thương mại, Du lịch từ trang Atlat để tìm hiểu tài nguyên du lịch, sự phát triển
phân bố thương mại, du lịch.
- Lập các bảng số liệu thể hiện các chỉ tiêu phát triển thương mại và du lịch qua
các biểu đồ trong Atlat
- Kỹ năng trình bày trước tập thể.
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân, Văn học,
Lịch sử, Toán học, Âm nhạc, Mỹ thuật... để giải quyết các vấn đề đã đặt ra từ đó
để học tốt môn Địa lý.
3. Thái độ
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, và có trách nhiệm đóng góp một
phần công sức của mình đối với quê hương đất nước.
- Giúp HS có tinh thần vui vẻ, hứng thú hơn trong học tập.

5


Hướng học sinh có một lối sống biết giữ gìn và phát huy giá trị các tiềm năng
để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam.
4. Đối tượng dạy học của bài học:
Là học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Đặng Thai Mai, Thành phố
Vinh, Tỉnh Nghệ An. Mỗi lớp gồm 35 học sinh, gồm 3 lớp, đối tượng học sinh
khá trở lên.
Học sinh học các môn văn hóa khác như Văn học, Toán, Vật lí, Hóa học…đều
đạt từ học lực khá trở lên.

5. Ý nghĩa của bài học:
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học:
- Gây hứng thú, tạo say mê để học sinh yêu thích môn học.
- Học sinh có kiến thức tổng hợp của nhiều môn học qua đó học sinh phát
huy được tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng để học tốt hơn môn Địa lý.
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Giúp học sinh thấy được “bức tranh” kinh tế với hai ngành kinh tế quan
trọng là Thương mại và Du lịch trong nền kinh tế đa dạng của nước ta.
- Thương mại và Du lịch là hai ngành kinh tế phát triển năng động của
nước ta trong xu thế toàn cầu hóa.
- Khơi dậy trong học sinh tình yêu quê hương đất nước, và có trách nhiệm
đóng góp một phần công sức của mình đối với quê hương đất nước...
6. Chuẩn bị việc giảng dạy
a. Thiết bị dạy học.
- Bản đồ Du lịch Việt Nam
- Bản đồ Du lịch tỉnh Nghệ An.
- Biểu đồ doanh thu ngành du lịch.
- Biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm 2001- 2012
- Bảng số liệu Các chỉ tiêu về xuất – nhập khẩu của Việt Nam
- Bản đồ thế giới (thị trường buôn bán của Việt Nam với thế giới)

6


- Xây dựng đoạn Clip sử dụng phần mềm Photostory về hoạt động nội thương,
ngoại thương ở các vùng, miền trong cả nước ta.
- Tranh ảnh về các hoạt động du lịch và xuất nhập khẩu của Việt Nam và của
tỉnh Nghệ An.
- Clip về Du lịch có tiêu đề: “Việt Nam quê hương tôi ”
- Một số thông tin chia sẻ...

b. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
*Phần cứng:
Máy tính xách tay, màn chiếu, máy chiếu.
*Phần mềm:
MS PowerPoint, eMindMaps, MS Word, photostory …
c. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác:
Phấn trắng, phấn màu, bảng, bút dạ, bìa A0, phiếu học tập…
d. Phần chuẩn bị của Học sinh:
Xem bài và những bài tập trong Sách giáo khoa; sưu tầm những tranh ảnh liên
quan đến nội dung bài học, bìa giấy để làm sơ đồ, chuẩn bị tốt tinh thần bình
tĩnh, tự tin để tham gia các trò chơi…
e. Các phương pháp dạy học:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng GV xác định các năng lực và thái độ có
thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Từng bước phát triển năng lực vận dụng sáng tạo của HS như:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng CNTT và Truyền thông
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
- Giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học:
+ Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp trực quan
7


+ Phương pháp đàm thoại gợi mở
+ Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm
+ Liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
+ Sử dụng các Kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.

- Trình bày các quá trình dạy học trên Bài giảng điện tử Power point:
Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút).
7. Hoạt động và tiến trình dạy học

( Nội dung, cách tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương
pháp kiểm tra đánh giá)
Slide1: Kiểm

A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

tra bài cũ.

Slide 2: Giới

CH1: Hãy chỉ trên lược đồ:

-

Các tuyến quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh
- Đường sắt Bắc - Nam
- Quốc lộ 5, 6, 7, 8, 9, 26, 27…
- Các cảng biển: Hải Phòng, Đà
Nẵng, TP HCM
- Các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất
CH2: Tại sao nói Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh là hai đầu mối giao
thông quan trọng của nước ta?


B. Bài mới

thiệu bài mới.

Hoạt động 1: (2 phút)
GV dùng MS PowerPoint để trình chiếu 2 bức ảnh:
Ảnh 1: Có nội dung về biểu tượng WTO: có ghi nội dung “tháng 1 năm
2007”
Ảnh 2: Phong cảnh Vịnh Hạ Long có ghi nội dung “ngày 11 tháng 11
năm 2011”
CH: Hai bức ảnh trên có nội dung liên quan đến hoạt động kinh tế nào?
8


- HS trả lời nội dung 2 bức ảnh.
- GV nhấn mạnh: ngày 11 tháng 11 năm 2011 là ngày công bố 7 kỳ
quan thiên nhiên mới của thế giới trong đó Vịnh Hạ Long trở thành
Di sản thiên nhiên thế giới mới, và tháng 1 năm 2007 Việt Nam gia
nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Hai bức ảnh:

Tiết 17 - Bài 15

Slide 3: GV ghi

Thương mại và Du lịch.

bảng mục bài

I. Thương mại:

- GV giới thiệu khái niệm Thương mại gồm : Nội thương, Ngoại
Slide 4-5-6-7:
Cho HS xem

thương.
Hoạt động 2: (17 phút) Chia lớp làm 4 nhóm:

đoạn phim

GV sử dụng Công cụ CNTT “Câu chuyện hình ảnh”: Giới thiệu các

“Câu chuyện

tranh ảnh về các hoạt động Nội thương, Ngoại thương.

hình ảnh”:

(Nội dung này sử dụng phần mềm photostory: Nháy chuột vào biểu

Giới thiệu các

tượng «Thương mại» đầu Slide sẽ xuất hiện đoạn phim liên kết phần

tranh ảnh,bảng
số liệu, biểu đồ,
lược đồ về các
hoạt động nội

chạy ảnh).
Yêu cầu HS quan sát kỹ đoạn phim, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ và

kiến thức hiểu biết từ thực tế để phát hiện kiến thức của nội dung phần

9


thương, ngoại

Nội thương và Ngoại thương và điền kiến thức vào phiếu học tập của

thương.

nhóm.

- Nêu yêu cầu
của hoạt động
nhóm và phiếu
học tập.

10


Nhóm 1- 3: Hoàn thành phiếu học tập số 1
Nhóm 2 - 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2
- HS thảo luận xong - Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
Slide 9: Chuẩn

HS trình bày - GV ghi các ý chính lên bảng đen.

xác các kiến


1. Nội thương:

thức của nhóm

*Tình hình phát triển:

1-3 (phiếu học
tập số 1)

- Hàng hóa phong phú, đa dạng và tự do lưu thông.
- Cả nước là một thị trường thống nhất.
- Chợ là hình thức phổ biến.
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhất là kinh tế tư nhân..
*Phân bố:
Hoạt động thương mại khác nhau giữa các vùng trong cả nước:
- Đông Nam Bộ, ĐBSCL, ĐBSH tập trung hoạt động thương mại cao.
- Tây Nguyên các hoạt động thương mại kém phát triển.
- Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại lớn và đa dạng
nhất cả nước.
Trong quá trình HS trình bày kiến thức về nội thương GV nêu một số
câu hỏi:
11


CH: Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất?
CH: Những thay đổi căn bản của hoạt động nội thương hiện nay là gì?
(hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều ở khắp các địa
phương..)
CH: Tại sao nội thương phát triển mạnh nhất ở Đông Nam Bộ trong khi
Tây Nguyên kém phát triển?

CH: Vì sao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại lớn và
đa dạng nhất cả nước?
Slide 10:
Chuẩn xác các

CH: Ngành nội thương hiện nay còn gặp những khó khăn gì?..
2. Ngọai thương:

kiến thức của

*Vai trò :

nhóm 2 - 4

- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta.

(phiếu học tập

- Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.

số 2)

- Đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.
- Cải thiện đời sống nhân dân...
*Các mặt hàng xuất khẩu:
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: than, dầu thô..
- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: dệt, may, đồ da…
- Hàng nông, lâm, thủy sản: gạo, cà phê,cao su, cá, tôm..
*Các mặt hàng nhập khẩu:
- Tư liệu, máy móc, thiết bi..

- Nguyên, nhiên liệu.
- Hàng tiêu dùng…
*Thị trường buôn bán.
- Đa phương hóa.
- Quan hệ buôn bán chủ yếu vói các nước Châu Á - TBD (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Asean)
- Châu Âu, Bắc Mỹ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hóa VN.
Trong quá trình HS trình bày kiến thức phần Ngọai thương GV nêu

12


câu hỏi:
CH: Em có nhận xét gì về các mặt hàng xuất khẩu và các mặt hàng nhập
khẩu nước ta? (Xuất khẩu hàng thô, cán cân XNK chênh lệch lớn,
dẫn đến tình trạng nhập siêu...)
CH: Các mặt hàng nhập khẩu hiện nay của nước ta có khác gì so với
trước đây?
( Máy móc, thiết bị nhập số lượng ít hơn, nhập máy móc hiện đại thay
đổi một số máy cũ giúp đổi mới công nghệ..)
GV liên hệ thực tế:
Trong những năm gần đây nước ta xuất khẩu mỗi năm trên 7 triệu tấn
gạo, đứng thứ nhất, nhì thế giới...
CH: Dựa vào biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hóa từ 2001- 2012 hãy:
Nhận xét giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm ở nước ta?
CH:

Em hiểu nhập siêu là gì?

CH:


Ý nghĩa của việc xuất khẩu lao động hiện nay?

CH: Vì sao thị trường của ta chủ yếu là các nước Châu Á TBD?
CH: Hoạt động ngoại thương của nước ta hiện nay gặp những khó
khăn gì?
*Tích hợp môn Giáo dục công dân:
- HS phân tích biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta qua các
năm để biết được hoạt động xuất nhập khẩu nước ta có bước phát triển
mạnh mẽ.
- HS phân tích lược đồ thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam
với các nước và vùng lãnh thổ để biết thị trường xuất nhập khẩu ngày
càng mở rộng.
CH: Ý nghĩa của việc xuất khẩu lao động hiện nay?
CH: Vì sao thị trường của ta chủ yếu là các nước Châu Á TBD?
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân (lớp 9) HS nhận xét và

13


hiểu biết thêm mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với khu vực và thế giới,
và từ đó trình bày các kiến thức theo yêu cầu của câu hỏi.
II. Du lịch.
1. Ý nghĩa:
Hoạt động 3: (2 phút) Cá nhân
Slide 12:
Du lịch
- Ý nghĩa.

CH: Dựa vào vốn hiểu biết hãy nêu ý nghĩa của hoạt động du lịch đối

với sự phát triển kinh tế và đời sống của nước ta?
*Tích hợp Môn Văn học:
- GV nêu câu hỏi:
CH: Em nào đã được bố, mẹ cho đi Du lịch?
CH: Cảm xúc của em khi được đến tham quan những địa danh du lịch
nổi tiếng ở nước ta?
- HS kể tên các địa điểm du lịch đã được đến và trình bày cảm xúc của
mình của mình khi được đi tham quan du lịch. Các em ca ngợi về vẻ
đẹp và các giá trị của những nơi đã được đến tham quandu lịch...
Như vậy GV đã đưa các em trở về với các kiến thức Văn học để vận dụng
cho bài học Địa lý: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích
lịch sử, di tích cách mạng, các công trình sáng tạo của con người... kết
tinh các giá trị nhân văn vô giá. Có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu
con người
2. Phân loại tài nguyên du lịch:

- Phân loại TN
du lịch: Kết nối
Videoclip «Du
lịch Việt Nam »

14


Hoạt động 4: (6 phút) Cả lớp
- GV cho HS xem đoạn phim Videoclip về “Du lịch Việt Nam”.
(Kết nối video qua Powerpoint: nháy chuột vào biểu tượng kết nối sẽ
xuất hiện đoạn phim)
Yêu cầu HS xem và nhận biết được cảnh nào trong đoạn phim là tài
nguyên du lịch tự nhiên, những cảnh nào là tài nguyên du lịch nhân văn.

*Tích hợp môn Âm nhạc:
HS vừa nghe bài hát vừa xem hình ảnh về các phong cảnh đất nước Việt
Nam từ Bắc vào Nam, các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử.
Kiến thức Âm nhac ở đây được thể hiện từ cái hay của lời bài hát kết
hợp với cảnh đẹp của phong cảnh quê hương đất nước đó làm cho HS có
thêm cảm xúc, và từ đó tạo được độ lắng đọng trong tâm trí HS về các
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
*Tích hợp môn Mỹ thuật:
GV có thể nêu một số câu hỏi:
CH: Em hãy phân tích những nét đẹp của các công trình kiến trúc của
nước ta qua việc quan sát những bức ảnh trên?
- Học sinh trình bày được các công trình kiến trúc của nước ta có những
vẻ đẹp đặc sắc về cấu trúc, về kỹ nghệ điêu khắc tinh xảo, kỹ thuật tạo
hình đặc sắc và cách xây dựng độc đáo.
CH: Cố Đô Huế là công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu kiến
trúc nào?
- Vận dụng kiến thức Mỹ thuật đã học HS có thê hiểu được Cố Đô Huế
được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ Trung Hoa (Trong khi đó nhiều
công trình kiến trúc nước ta được xây dựng theo kiểu kiến trúc của
Pháp...)
Đó chính là GV đã hướng dẫn HS đưa kiến thức môn Mỹ thuật vào bài
học Địa lý.

15


Hoạt động 5: Cặp đôi chơi trò chơi (2 phút).
- Để kiểm tra việc hiểu biết về các tài nguyên du lịch nhân văn và du
lịch tự nhiên của nước ta GV tổ chức một trò chơi
Slide 14-15:

Trò chơi cặp
đôi: đoán - đố.

Tổ chức trò chơi: 2 phút. (Trò chơi này có hiển thị đồng hồ đếm ngược,
mỗi cặp HS thời gian 1 phút).
Chọn 2 cặp đôi lên bảng (1cặp nhận biết tài nguyên du lịch tự nhiên,
1 cặp nhận biết tài nguyên du lịch nhân văn)
Mỗi cặp: - Một HS được quan sát các hìh ảnh và các thông tin GV cho
sẵn phải diễn tả bằng lời nói, hành động cử chỉ...
- HS kia không được nhìn các thông tin mà chỉ được nghe và quan sát
diễn tả của bạn để đoán ra đó là tài nguyên du lịch gì và ở đâu.
- Như vậy: Ngoài kiến thức trong đoạn Videoclip, kiến thức qua trò
chơi, học sinh có thể nêu thêm các tiềm năng du lịch khác bằng sự hiểu
biết của các em.

16


- Sau khi xem phim và tham gia trò chơi, kết hợp các kiến thức hiểu biết
qua thực tế HS trình bày được các kiến thức về tài nguyên Du lịch tự
Slide 16: Phân
loại nhóm TN

nhiên và nhân văn bao gồm những loại:
*Tài nguyên du lịch tự nhiên:

du lịch TN, và

+ Phong cảnh đẹp.


+ Khí hậu tốt

nhóm TNDL

+ Động thực vật quý hiếm

+ Bãi tắm tốt...

nhân văn
(phần này GV

*Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Công trình kiến trúc.

ghi bảng)

+ Di tích lịch sử.
+ Lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống…
*Tích hợp Môn Lịch sử:
- Các di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội
An…
- Các di tích lịch sử cách mạng: Điện Biên Phủ, Dinh Độc Lập, Hang
Pắc Bó, Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi...
- Các công trình kiến trúc: Chùa Tây Phương, Tháp Chàm, phố cổ Hội
An, Cố đô Huế, Văn miếu Quốc Tử Giám...
- Thăng Long - Hà Nội
17


- Các lễ hội truyền thống: Đền Hùng, Yên Tử, Hội Đâm Trâu...

- Các làng nghề cổ truyền: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, Chu Đậu,
chạm khắc, đúc đồng...
- Văn hóa dân gian, các món ăn dân tộc dộc đáo các miền như hát đối
đáp, hát quan họ...
Khi giới thiệu đến các địa danh du lịch nổi tiếng trên GV nêu câu hỏi:
CH: Các địa danh trên gắn với những những sự kiện, các thời kỳ lịch
sử nào của dân tộc ta?
HS có thể nêu một số sự kiện lịch sử gắn với các địa danh:
- Cố đô Huế gắn với thời kỳ lịch sử Triều Nguyễn.
- Thăng Long - Hà Nội là một thành phố có lịch sử 1000 năm văn hiến,
người dân ở đây thanh lịch, thân thiện và hiếu khách.
- Cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước...
Như vậy HS đã liên hệ được các kiến thức Lịch sử đã học vào bài
học Địa lý. Các tài nguyên trên là điều kiện thuận lợi để ngành Du
lịch nước ta phát triển mạnh.
3. Tình hình phát triển:
Hoạt động 6: (6 phút) Cả lớp
Chiếu biểu đồ số lượt khách và doanh thu từ Du lịch của nước ta:

Slide 17: HS
quan sát và
nhận xét biểu
đồ..

18


*Tích hợp Môn Toán học:
- GV sưu tầm số liệu về số lượt khách du lịch và doanh thu từ ngành Du
lịch của nước ta qua các năm.

- GV vận dụng kiến thức toán học để hướng dẫn học sinh có khả năng
lập bảng số liệu, vẽ nên biểu đồ, và nhận xét bảng số liệu và biểu đồ
Slide 18
Đọc thông tin

theo các yêu cầu.
- GV trình chiếu Slide “ bài viết chia sẻ”: Khách quốc tế đến Việt

về Bài viết chia

Nam năm 2012 và năm 2013... Mục đích để HS thấy được tốc độ

sẻ

tăng nhanh của lượt khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch
qua các năm và các tháng trong năm...

19


*Tích hợp Môn Giáo dục công dân:
- GV nêu một số câu hỏi:
CH: Vì sao ngành du lịch nước ta lại phát triển mạnh từ 1991 đến nay?
CH: Những khó khăn của ngành du lịch nước ta hiện nay là gì?
CH: Để thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam Tổng cục Du lịch đã
tiến hành những biện pháp cụ thể nào?
- Với những kiến thức đã được học từ môn GDCD học sinh sẽ vận
dụng vào việc trả lới các câu hỏi và nêu ra một số giải pháp cũng như
hành động cụ thể để giúp phát triển ngành Du lịch:
- Học sinh rất tự hào về đất nước Việt Nam giàu tài nguyên.

- Nền kinh tế mở cửa: Việt Nam hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế, xã
hội khu vực và thế giới.
- Có định hướng sau này sẽ tham gia hoạt động trong ngành Du lịch.
- HS hiểu được cần phải có giải pháp quy hoạch và bảo vệ tài nguyên
gắn liền với bảo vệ môi trường. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ du lịch.
- Tôn tạo và có biện pháp bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử.
- Tăng cường công tác quảng bá thông tin, tạo ra nhiều sản phẩm du
lịch độc đáo..
Slide 19: Một
số biện pháp cụ
thể để phát
triển du lịch.

GV chuẩn xác và trình chiếu Slide “ Các biện pháp cụ thể...”:
-

Đẩy mạnh du lịch đường bộ, đường biển, đường hàng không vào

Việt Nam.
-

Đa dạng hoá các loại hình du lịch.

-

Khai thác thế mạnh gắn kết 3 ngành là: du lịch, văn hoá, thể thao.

-


Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch VN.

-

Ngoài ra, Tổng cục đã xây dựng được trang website
www.dulichvietnam.com.vn

thường xuyên cập nhật thông tin, chuẩn bị nhiều ấn phẩm với nội
dung phong phú để tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh đất nước và

20


du lịch VN…
( Nội dung này có kết nối đến trang Webquestwww.dulichvietnam.com.vn )
4. Các trung tâm du lịch.
Hoạt đông 7: (2 phút) Cả lớp.
Slide 20: Chiếu

Yêu cầu HS quan sát bản đồ hãy xác định các trung tâm du lịch quốc

lược đồ: giới

gia và trung tâm du lịch vùng của nước ta ?

thiệu về các

(Nội dung này sử dụng phần mềm PowerPoint)

trung tâm du

lịch nước ta.

Hoạt động 8: (2 phút) Cả lớp.
*Liên hệ Du lịch Nghệ An: “Mời bạn về thăm quê hương tôi”
- GV trình chiếu bản đồ du lịch Nghệ An.

Slide 21: Chiếu
bản đồ du lịch
Nghệ An: giới
thiệu về các

21


đia danh du
lịch NA.

Slide 22: Trình
chiếu ảnh một
số địa điểm du
lịch NA.

CH: Em hãy kể tên những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nghệ An?
- HS kể các địa điểm du lịch.
- 2 HS xác định các trung tâm du lịch trên bản đồ du lịch Nghệ An.
- GV trình chiếu Slide một số ảnh: Cửa Lò, Quê Bác, Thác Khe Kèm,
Quảng trường Hồ Chí Minh...
CH: Em có nhận xét gì về tiềm năng du lịch Nghệ An?

22



*Tích hợp Môn Giáo dục công dân:
Khi được quan sát các địa danh du lịch nổi tiếng của quê hương mình
đã khơi dậy trong các em lòng tự hào về quê hương Nghệ An. Từ đó giáo
dục các em ý thức bảo vệ và tôn tạo các di sản của quê hương mình và
có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá về quê hương với bạn bè khắp nơi
trên cả nước và thế giới.
C. Củng cố:
Hoạt động 9: (4 phút) 4 nhóm
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập củng cố bằng phương pháp lập sơ đồ
- Yêu cầu các nhóm phải hình thành được một sơ đồ hệ thống kiến
thức cơ bản ngành Dịch vụ đã học vào giấy A3. (GV hướng dẫn từng
nhóm hoạt động để hoàn thành nhanh chóng sơ đồ tổng hợp kiến thức).
- HS trình bày kết quả bằng việc dán các sản phẩm của nhóm mình lên
bảng để các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét – Tuyên dương
- GV chuẩn xác kiến thức bằng sơ đồ tổng hợp: hệ thống hóa các
kiến thức cơ bản về ngành Thương mại và Du lịch trong cơ cấu
Slide 24:

ngành Dịch vụ của nước ta.

Củng cố.
Trình chiếu sơ
đồ: Hệ thống
hóa các kiến
thức đã học.

23



D. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- Làm bài tập trong SGK
- Chuẩn bị bài thực hành 18.
E. PHỤ LỤC
1. Phiếu học tập số 1:
Nội thương
Tình hình phát triển

Phân bố

2. Phiếu học tập số 2:
Ngoại thương
Hàng xuất khẩu
Hàng nhập khâu

Thị trường buôn bán

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.

24


Học sinh viết một bài giới thiệu về một địa điểm du lịch nổi tiếng của đất
nước Việt Nam hoặc của địa phương mình với bạn bè trong nước cũng như
trên thế giới và “mời bạn về thăm quê hương tôi”.
Định hướng:
- Hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết các kiến thức từ các môn học được tích hợp

để viết thành một bài giới thiệu về một địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước
Việt Nam hoặc của địa phương mình.
- Học sinh tự do trình bày ý tưởng, có thể là viết thư gửi bạn bè, có thể viết bài
theo nguồn cảm xúc của mình về việc cảm nhận cái đẹp và các giá trị của địa
danh du lịch đó.

8. Các sản phẩm của học sinh
Đánh giá chung:
- Đa số học sinh hứng thú học tập, trao đổi thảo luận sôi nổi, tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo trong học tập. Hăng say phát biểu, đưa ra những ý kiến hay,
mới mẻ.
- Đa số học sinh thông thạo các kỹ năng địa lý: nghe, nói, xác định các yếu tố
địa lý trên bản đồ, lược đồ, phân tích, nhận xét bảng số liệu...
- Học sinh liên hệ kiến thức thực tế tốt.
- Quá trình thảo luận giúp học sinh phát hiện tri thức mới, củng cố kiến thức cũ
và khắc sâu được kiến thức.
- Học sinh biết tích hợp kiến thức các môn học để học tốt môn Địa lý, yêu thích
giờ học Địa lý.
- Học sinh viết được những bài rất hay, giàu cảm xúc, có nhiều sáng tạo…Người
đọc giường như cảm nhận ngay trong bài viết của các em về một không gian văn
hóa vừa đẹp vừa có nhiều giá trị nhân văn khác.
Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cho thấy hiệu quả dạy học cao hơn hẳn.
Học sinh không chỉ nắm kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà đa số học
sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ vận dụng (kể cả vận dụng ở mức độ cao).
Kết quả cụ thể:

25



×