Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Tổng quan các hoạt động nghiệp vụ kho bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 34 trang )

TỔNG QUAN CÁC NGHIỆP VỤ KHO BẠC

ThThSĐôĐĐỗ
Tuyết
ThS. Đỗ Tuyết
MaiTrườThnTg
vụ Kho bạc
TrườngNghiệp
Nghiệp
vụ Kho bạc


Tổng quan các nghiệp vụ Kho bạc

Huy động vốn

Chi NSNN

Thu NSNN


I. Thu NSNN qua Kho bạc

1. Thu NSNN

2. Quản lý thu NSNN

3.Trách nhiệm của KBNN thực
hiện nhiệm vụ thu



1. Thu ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước

1.2 Thu ngân sách nhà nước gồm

1.3 Vai trò thu ngân sách nhà nước


1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực công
để tập trung một bộ phận của cải xã hội hình thành nên
quỹ NSNN phục vụ cho việc chi dùng của Nhà nước. Thu
NSNN ở xã hội nào cũng gắn liền với quyền lực chính trị,
các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.


2. Quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

2.2. Đặc điểm quản lý thu quản lý thu ngân sách nhà nước

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

2.4. Yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước

2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước

2.6. Quy trình thu NSNN qua KBNN



2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các

công cụ chính sách,pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các
khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng
khuyến khích SXKD phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy
động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu
NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi
thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.


2.2. Đặc điểm quản lý thu quản lý thu NSNN

Được xác lập trên cở sở các văn bản quản lý pháp luật là sự phối hợp đồng bộ, chặt
chẽ giữa các khâu công việc, giữa các cơ quan, bộ phận liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ đối với NSNN.

Luôn bám sát với quá trình vận động của nền kinh tế.

Là sự quản lý mang tính chất tổng hợp, là sự phối kết hợp giữa quản lý mang tính chất
nghiệp vụ thu và quản lý các hoạt động kinh tế của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối
với NSNN.


2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN

Về hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN


Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN

Sự hiểu biết pháp luật thu NSNN, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ
đối với NSNN

Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN

Toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế


2.4. Yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước

Bảo đảm động viên đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSNN theo đúng chính sách, chế độ, văn bản pháp luật
của Nhà nước.

Bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về thu NSNN từ các cơ quan quản lý thu cũng như từ đối
tượng thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

Xác lập cơ chế, quy trình quản lý thu thích hợp, tuân thủ các yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực tài
chính, NSNN

Trong quản lý thu NSNN phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng; đồng thời, phải phối kết hợp giữu các bộ
phận một cách đồng bộ, nhịp nhàng.


Hai là, quản lý sự tuân thủ các
chính sách, chế độ và các văn
bản pháp luật về thu NSNN


Một là, quản lý quá trình huy
động nguồn thu của NSNN

2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước


II. Chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1. Những vấn đề chung về chi ngân

2. Những quy định về chi NSNN qua

sách nhà nước

Kho bạc Nhà nước


1. Những vấn đề chung về chi NSNN

2.1. Hình thức cấp phát chi trả các khoản từ NSNN
2.2. Phương thức cấp phát ngân sách nhà nước
2.3. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán
2.4. Điều kiện để KBNN chi NSNN
2.5. Quy trình kiểm soát chi NSNN


rút dự toán

bằng lệnh chi tiền


2.1.1. Hình thức

2.1.2. Hình thức cấp phát

2.1. Hình thức cấp phát chi trả các khoản từ NSNN


2.1.1. Hình thức rút dự toán

Áp dụng cho các khoản chi thường xuyên và được áp dụng
cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị
sự nghiệp công, các tổ chức chính trị-xã hội, các đơn vị
được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo
quy định của pháp luật.


2.1.1. Hình thức rút dự toán

Đối tượng bao gồm : Cơ quan hành chính nhà nước; Đơn vị
sự nghiệp công lập; Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường
xuyên và đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.


2.1.2. Hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền

 Áp dụng khi cấp ngân sách nhà nước cho các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ


chức kinh tế-xã hội ít có quan hệ với ngân sách; chi trả nợ, viện trợ, cấp bổ
sung cân đối ngân sách và một số khoản chi đặc biệt khác. Đối tượng và nội
dung cấp phát ngân sách và một số khoản chi đặc biệt khác. Theo hình thức
này, Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện xuất quĩ ngân sách nhà nước theo lệnh
của cơ quan Tài chính (trừ trường hợp lệnh chi chuyển nguồn sang Kho bạc
Nhà nước để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi theo qui định), cơ quan tài
chính chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình trước cơ quan pháp luật
nhà nước.


2.1.2. Hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền

 Đối tượng và nội dung cấp phát ngân sách trung ương bằng lệnh chi tiền bao
gồm: Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường
xuyên với ngân sách nhà nước; Chi trả nợ nước ngoài; Chi cho vay của ngân
sách nhà nước; Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng
vốn nhỏ, nội dung chỉ rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính
và một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.


2.2. Phương thức cấp phát NSNN

2.2.1. Cấp tạm ứng

2.2.2. Tạm cấp kinh phí

2.2.3. Chi ứng trước dự toán năm sau

2.2.4. Thanh toán trực tiếp



2.2.1. Cấp tạm ứng
Phương thức cấp tạm ứng là việc chi trả các khoản chi ngân
sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong
trường hợp khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy
định do công việc chưa hoàn thành.


2.2.2. Tạm cấp kinh phí
 Phương thức này được áp dụng khi đầu năm ngân sách các đơn vị sử dụng

ngân sách chưa có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để không
ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đơn vị, theo quy định và hướng dẫn
hàng năm của Bộ Tài chính, KBNN được tạm cấp kinh phí từ ngân sách cho
các đơn vị sử dụng ngân sách để chi lương và các khoản có tính chất lương…

 Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách

nhà nước cho các nhiệm vụ chi theo quy định. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa
không vượt quá mức chi bình quân 1 tháng của năm trước.


2.2.3. Chi ứng trước dự toán năm sau
Việc ứng trước dự toán được thực hiện trong trường hợp chi cho
các dự án, công trình quốc gia và các công trình xây dựng cơ bản
thuộc nhóm A đã đủ điều kiện thực hiện theo quy định; một số
nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định những chưa được bố trí trong
dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.



2.2.4. Thanh toán trực tiếp
Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách trực
tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc cho người
cung cấp hàng hóa dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ
các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp và các khoản chi ngân
sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy
định.


2.3. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán
Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh
toán.

Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp
ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước

Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc
trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch
vụ

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi
giảm chi hoặc nộp ngân sách.


2.4. Điều kiện để KBNN chi NSNN
- Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp tạm cấp kinh phí, chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao theo
quy định, chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyền.


- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.

- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định như trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị, phương tiện
làm việc và các công việc khác thuộc phạm vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủ quyết định trúng thầu hoặc quyết định chỉ định đơn vị cung cấp
hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi


×