Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Báo cáo tóm tắt: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH CHÈ, CÀ PHÊ & CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320 KB, 100 trang )

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự
Phát triển Bền vững Việt Nam

Báo cáo tóm tắt:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH

CHÈ, CÀ PHÊ & CAO SU

HÀ NỘI, NĂM 2015


Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) được Chính phủ phê
duyệt thành lập tại Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/9/2010 và chính thức ra mắt ngày
17/12/2010 theo quyết định thành lập số 3737/PTM-TCCB ngày 01/12/2010 của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) là tổ chức định hướng
doanh nghiệp, với nhiệm vụ phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng
doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo thuận lợi
cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt, tăng cường phối hợp chặt chẽ và đối thoại
giữa cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các đối tác trong xã hội để đẩy mạnh phát triển
bền vững.



2

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


MỤC LỤC


Phần mở đầu

9

Mục đích của báo cáo đánh giá

9

Phương pháp đánh giá

10

Bức tranh tổng thể về doanh nghiệp thuộc ba ngành

11

PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN BA NGÀNH: CÀ PHÊ, CAO SU VÀ CHÈ

12

1. Tổng quan ngành cà phê

13

1.1. Diện tích, sản lượng

13

1.2. Xuất khẩu cà phê


15

1.3. Hiện trạng khâu thu gom và chế biến cà phê

16

2. Tổng quan ngành cao su

17

2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam

17

2.2. Xuất khẩu cao su ở Việt Nam

19

3. Tổng quan ngành chè

20

3.1. Sản xuất

20

3.2. Tiêu thụ

24


PHẦN 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

26

1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê

27

1.1. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp cà phê

27

1.2. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chế biến cà phê

28

1.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cà phê

29

1.4. Lao động tại các doanh nghiệp cà phê

32

1.5. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê

33

1.6. Vấn đề trong sản xuất của hộ gia đình trồng cà phê và người lao động


36

2. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao su

41

2.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp cao su

41

2.2. Năng lực công nghệ chế biến của các doanh nghiệp cao su

42

2.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cao su

45

2.4. Lao động tại các doanh nghiệp cao su

46

2.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cao su

46

2.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành cao su

47


NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3


3. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp chè

53

3.2. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè

53

3.3. Năng lực liên kết

56

3.4. Vấn đề lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành chè

57

3.5. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp thuộc ngành chè

58

3.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành chè

62

PHẦN 3. PHÂN TÍCH SWOT CHO BA NGÀNH VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

CHÍNH SÁCH

68

1. Ngành cà phê

69

1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

70

1.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê

71

2. Ngành cao su

76

2.1. Phân tích cơ hội và thách thức

77

2.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su

79

3. Ngành chè


85

3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển ngành chè

86

3.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè

91

4. Các hàm ý chung

4

53

3.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

97


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1

Diện tích trồng cà phê tại các tỉnh của Việt Nam năm 2013

14


Biểu đồ 2

Sản lượng cà phê của Việt Nam và thế giới

14

Biểu đồ 3

Số lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam và thế giới

15

Biểu đồ 4

Diện tích trồng và thu hoạch cao su tại Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2012

17

Biểu đồ 5

Sản lượng cao su tự nhiên tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

18

Biểu đồ 6

Sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2002 – 2013

18


Biểu đồ 7

Tỷ trọng xuất khẩu cao su thiên nhiên theo sản lượng năm 2012

19

Biểu đồ 8

Xuất khẩu cao su tự nhiên qua các năm

19

Bảng 1

Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013

21

Bảng 2

Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, 2009 và 2012

25

Bảng 3

Tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp chuỗi cà phê năm 2014

27


Bảng 4

Đánh giá tình hình vay vốn của doanh nghiệp cà phê
tại địa phương

27

Bảng 5

Đánh giá trình độ hiện đại công nghệ của doanh nghiệp
ngành cà phê

28

Bảng 6

Nhu cầu đầu tư cho công nghệ của doanh nghiệp
ngành cà phê năm 2014

28

Bảng 7

Các khó khăn khi đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
ngành cà phê năm 2014

29

Bảng 8


Năng lực liên kết của doanh nghiệp ngành cà phê

29

Bảng 9

Đánh giá tình hình lao động của doanh nghiệp ngành cà phê

33

Bảng 10

Đánh giá Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
ngành cà phê năm 2014

33

Bảng 11

Đánh giá mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu cấp tỉnh
của doanh nghiệp ngành cà phê 2014

35

Bảng 12

Đánh giá các khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình

37


Bảng 13

Hỗ trợ đối với gia đình trồng cà phê

38

Bảng 14

Các thông tin chính về tình hình lao động
ngành cà phê năm 2014

40

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

5


Bảng 15

Tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong ngành cao su

41

Bảng 16

Tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp năm 2014

42


Bảng 17

Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng
so với trình độ công nghệ chung của thế giới

42

Bảng 18

Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng
so với trình độ công nghệ chung ở trong nước

43

Bảng 19

Tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động nghiên cứu
và phát triển công nghệ

44

Bảng 20

Đánh giá mức độ khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện
đổi mới công nghệ

44

Bảng 21


Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu
chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

45

Bảng 22

Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp cao su

45

Bảng 23

Thực trạng tiếp cận lao động của doanh nghiệp

46

Bảng 24

Tiếp cận cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm” năm 2014

47

Bảng 25

Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn tại địa phương

48


Bảng 26

Đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh
của doanh nghiệp

49

Bảng 27

Tỷ lệ tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất

50

Bảng 28

Nguyện vọng của người lao động thuộc ngành cao su

50

Bảng 29

Những khó khăn hộ gia đình gặp phải

51

Bảng 30

Khi gặp khó khăn trong sản xuất gia đình thường nhờ ai giúp đỡ

52


Bảng 31

Các loại hỗ trợ quan trọng nhất để phát triển sản xuất
và nâng cao thu nhập

52

Bảng 32

Đánh giá của DN về tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức

53

Bảng 33

Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về công nghệ đang sử
dụng so với trình độ thế giới

53

Bảng 34

Đánh giá của DN về công nghệ đang sử dụng
so với các doanh nghiệp trong nước

54

Bảng 35


Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về tiếp cận
công nghệ mới nước ngoài

55

Bảng 36

6

Đánh giá mức độ khó khăn của doanh nghiệp
khi thay đổi công nghệ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

55


Bảng 37

Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu
chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

56

Bảng 38

Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp

57


Bảng 39

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ khó khăn
khi tiếp cận lao động

57

Bảng 40

Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn ở địa phương

58

Bảng 41

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận
thông tin, tài liệu của tỉnh

59

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

7


DANH MỤC VIẾT TẮT

8

AGROINFO


Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thông
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

ANRPC

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên

ARBC

Hội đồng doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPTS

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

FTA


Hiệp định Thương mại Tự do

DN:

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

GSO

Tổng cục Thống kê

IRSG

Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế



Lao động

R&D

Nghiên cứu và Phát triển

SWOT analysis

Phương pháp phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức


TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

UBND

Ủy ban Nhân dân

UK

Vương quốc Anh

UN Comtrade

Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc

US

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

VICOFA

Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam

VieTrade

Cục Xúc tiến Thương mại

VINATEA


Tổng Công ty Chè Việt Nam

VITAS

Hiệp hội Chè Việt Nam

VN:

Việt Nam

WASI

Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


Phần mở đầu
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu bức thiết
trong hoạt động phát triển kinh tế toàn cầu và là một
thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng khẳng định
nâng cao năng lực cạnh tranh là điều quyết định cho
chuyển đổi nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao hơn

trong dài hạn.
Báo cáo này thể hiện kết quả khảo sát về năng lực cạnh
tranh trong ba ngành có nhiều tiềm năng của Việt Nam là
chè, cà phê và cao su, được thực hiện nhằm giúp các doanh
nghiệp trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt
Nam phát huy những lợi thế của mình, đồng thời giúp các
nhà quản lý đưa ra được những chủ trương, chính sách phù
hợp với tình hình thực tế, khai thác triệt để những lợi thế
trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế để tranh
thủ được những lợi thế của các đối tác, quốc gia khác, hỗ
trợ phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế quốc
gia trên thị trường quốc tế.

Mục đích của báo cáo đánh giá:
- Khảo sát một số doanh nghiệp thuộc 3 ngành: cà phê,
cao su, chè tại 3 địa phương lựa chọn để xây dựng bộ cơ
sở dữ liệu điều tra phục vụ các phân tích.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các lý thuyết về năng lực cạnh
tranh của ngành cũng như sản phẩm để có cái nhìn
tổng quan về năng lực cạnh tranh, tập trung vào việc
tìm hiểu năng lực cạnh tranh ngành.
- Thông qua kết quả khảo sát và báo cáo, xem xét và đánh
giá hoạt động của ba ngành cà phê, cao su, chè trên
nhiều lĩnh vực từ khâu sản xuất, kinh doanh, phân phối

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

9



và trong hoạt động xuất khẩu thông qua việc tìm hiểu,
khảo sát các dữ liệu sơ cấp về ba ngành cà phê, cao su,
chè kết hợp với việc tìm hiểu các tài liệu và dữ liệu thứ
cấp liên quan tới năng lực cạnh tranh của ba ngành trên.
- Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh kết hợp
với các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được, tập
trung tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về
các ưu, nhược điểm đối với năng lực cạnh tranh của ba
ngành, từ đó có các định hướng, giải pháp, chính sách
phù hợp với khả năng cạnh tranh của ba ngành trên.

Phương pháp đánh giá:
Báo cáo sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm: Các dữ liệu
sơ cấp: thông qua khảo sát và điều tra tại các tỉnh tập
trung vào các lĩnh vực về cà phê, cao su (Tây Nguyên,
Gia Lai và Kon Tum), chè (Phú Thọ, Thái Nguyên và Hà
Giang); Các dữ liệu thứ cấp: thông qua việc tìm hiểu
các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ba ngành
cà phê, cao su, chè.

-

Phương pháp SWOT: sử dụng nhằm đánh giá các yếu
tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối
với ba ngành cà phê, cao su, chè.

-


Phương pháp định tính: sử dụng mô hình 5 áp lực
cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá năng lực
cạnh tranh của ba ngành cà phê, cao su, chè.

Việc khảo sát và đánh giá năng lực cạnh tranh của ba
ngành cà phê, cao su và chè sẽ giúp cho cơ quan quản
lý Nhà nước có những chiến lược và chính sách phù hợp
nhằm từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của ba
ngành trên như hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật; đầu tư nâng
cao năng suất; đầu tư khắc phục những điểm yếu từ các

10

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản; tăng cường xây
dựng và phát triển thương hiệu để ổn định, nâng cao chất
lượng, uy tín của ba ngành trên thị trường nội địa cũng
như trên trường quốc tế. Báo cáo này kỳ vọng sẽ hỗ trợ
quá trình các cơ quan quản lý của Nhà nước đưa ra được
chiến lược dài hạn thông qua cơ chế, chính sách thúc đẩy
phát triển ba ngành chủ lực của nông nghiệp góp phần
tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
trong ba ngành nghiên cứu, đặc biệt là người nghèo.
Bức tranh tổng thể về doanh nghiệp thuộc 3 ngành:
Năng lực cạnh tranh của ngành trước hết thể hiện ở số
lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Đến thời
điểm hết năm 2013, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong

ngành chè là 1.186 doanh nghiệp, số liệu tương ứng của
ngành cao su là 1.045 và cà phê là 973. Các Doanh nghiệp
phân bổ trên khắp các vùng, tỉnh trong toàn quốc, nhưng có
sự tập trung tương đối rõ, thể hiện sự phát triển chuyên biệt,
không quá dài trải. Cụ thể là: Các doanh nghiệp tập trung
chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng đối với
ngành chè, do điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, vùng miền núi
phía Bắc và đồng Bằng sông Hồng cũng là nơi có lượng lớn
doanh nghiệp đang hoạt động.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

11


PHẦN 1.
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN BA NGÀNH:
CÀ PHÊ, CAO SU VÀ CHÈ

12

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


1. TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ
1.1. Diện tích, sản lượng
Trên cả nước, hầu hết cà phê được trồng tại vùng Tây
Nguyên, năm 2012 diện tích trồng cà phê của vùng này
chiếm tới 91% tổng diện tích cả phê của nước. Đăk Lăk là
tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất với 202.022 ha, Lâm

Đồng 145.735 ha, Đắc Nông 115.350 ha, Gia Lai 77.627 ha
(VieTrade, 2013). Có thể nói, cây cà phê là một phần quan
trọng và gắn bó với người dân và đồng bào dân tộc vùng
Tây Nguyên. Đây là ngành quan trọng nhất tạo ra việc làm
và thu nhập cho người dân khu vực này. Giá cà phê nhân tại
các tỉnh Tây Nguyên thời điểm tháng 10/2012 là 41,2 triệu
đồng/tấn nhưng đến tháng 12/2012 giảm xuống chỉ còn
38 triệu/tấn, đến tháng 3/2013 lại tăng lên 43 triệu đồng/
tấn nhưng tháng 9/2013 lại giảm xuống chỉ còn khoảng
36,5 triệu đồng/tấn (Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu
tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột). Mặc dù giá cà phê có sự biến động khá
lớn nhưng do hiệu quả kinh tế vẫn ở mức cao nên người
dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích canh tác. Theo sở Nông
nghiệp Gia Lai, tổng chi phí bình quân 1ha cà phê khoảng
66,3 triệu đồng và năng suất thu hoạch bình quân khoảng
2,5 tấn nhân/ha nên chi phí trung bình mỗi tấn cà phê
nhân là 26,5 triệu đồng. Với mức giá bán cà phê nhân trung
bình năm 2012, 2013 của các hộ trồng cà phê khoảng 3842 triệu đồng/tấn thì lợi nhuận mỗi ha cà phê thu được
khoảng 30 triệu đồng/ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Gia Lai, 2014).

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

13


Biểu đồ 1. Diện tích trồng cà phê tại các tỉnh của Việt Nam năm 2013
Đồng Nai
3%


Bình Phước
2%

KonTum
2%
Các khu vực khác
4%

Gia Lai
13%
Dak Lak
33%

Dak Nông
19%

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn và các Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thông, trích trong
VieTrade (2013)

Lâm Đồng
24%

Sản lượng cà phê cung cấp của Việt Nam chủ yếu là Robusta do diện tích cà phê
chủ yếu là cà phê Robusta (khoảng hơn 90%). Diện tích cà phê Arabica ước tính
chỉ vào khoảng 40.000 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước
(theo VieTrade, 2013). Hiện tại, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê
Robusta lớn nhất thế giới. Các quốc gia cũng có sản lượng cà phê Robusta xếp sau

Việt Nam đó là Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
Biểu đồ 2. Sản lượng cà phê của Việt Nam và thế giới, triệu tấn
10
8

7,72
7,38

6

7,98

7,94

8,71

8,75
Thế giới

4
2
0

1,11

2008

1,07

2009


1,17

2010

1,34

2011

1,32

1,65

2012

2013

Việt Nam

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, trích trong VieTrade (2013)

Năng suất cà phê của Việt Nam thuộc loại cao so với mặt bằng chung của thế giới.
Do diện tích cà phê trưởng thành cho thu hoạch ngày càng tăng cũng như kỹ thuật
chăm sóc và giống tốt nên năng suất cà phê tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên,
năm 2013 năng suất cà phê có xu hướng tăng chậm lại do diện tích cà phê già cỗi
và hết tuổi thu hoạch đang gia tăng nhanh. Theo dự báo của các nhà quản lý và
chuyên gia liên quan tới cà phê (VICOFA, WASI,..), nếu muốn gia tăng năng suất và
mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trong vòng 5 năm diện tích cà phê già cỗi cần phải
thực hiện tái canh triệt để. Mặt khác, trong một vài mùa vụ gần đây, người nông dân


14

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


trồng cà phê gặp rất nhiều khó khăn như mưa quá nhiều, hạn hán kéo dài, năng
suất và chất lượng cà phê giảm. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang là vấn đề được
rất nhiều ngành hàng quan tâm, đặc biệt là ngành hàng cà phê.

1.2. Xuất khẩu cà phê
Trong khoảng 5 năm gần đây, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam bình quân
hàng năm chiếm khoảng 20% sản lượng cà phê sản xuất khẩu trên thế giới, đứng
thứ hai chỉ sau Brazil. Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có
xu hướng tăng hàng năm. Năm 2013, dù khối lượng xuất khẩu giảm mạnh (giảm
hơn 25% so với năm 2012) nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn đạt 1,3 triệu tấn.
Cà phê phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Biến động về giá có ảnh
hưởng không nhỏ tới khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Biểu đồ 3. Số lượng và giá trị xuất khẩu cà phê
của Việt Nam và thế giới, nghìn tấn

Nguồn: Tổng cục Hải Quan và Tổng cục Thống kê

So với các ngành hàng nông nghiệp khác, xuất khẩu cà phê là một trong những
ngành hàng mang lại giá trị xuất khẩu lớn đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Đỉnh điểm là năm 2012, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 3,67 tỷ USD. Năm 2013
do giảm giá và số lượng xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành
đạt 2,69 tỷ USD và giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân sụt giảm mạnh về
giá trị xuất khẩu do giá cà phê thế giới sụt giảm vì cung vượt quá cầu, cùng với

việc bán ồ ạt cà phê với giá rẻ để giảm lỗ đã khiến giá cà phê càng đi xuống.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

15


Với sản lượng lớn nhưng DN cà phê Việt Nam hiện chủ yếu
vẫn xuất khẩu thô (cà phê nhân) mà chưa tham gia được
vào chế biến sâu và rang xay xuất khẩu. Nếu cải tiến và
tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thì giá trị mang lại từ
ngành cà phê sẽ lớn hơn gấp nhiều lần giá trị kim ngạch
xuất khẩu của ngành như hiện nay.
1.3. Hiện trạng khâu thu gom và chế biến cà phê
Hầu hết cà phê trong nước được thu gom thông qua các
đại lý, doanh nghiệp nhỏ rồi bán lại cho các công ty, doanh
nghiệp lớn trong nước và FDI sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất
khẩu. Hiện tại, có tới 96,5% tổng lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam dưới dạng thô( theo VieTrade, 2014).
Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang
xay và cà phê hoà tan trong những năm gần đây có xu
hướng ngày càng tăng. Theo Công ty nghiên cứu thị trường
Nielsen Việt Nam, hiện tại có khoảng 20 công ty sản xuất cà
phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 ở Việt Nam. Các công ty sản
xuất lớn trên thị trường nội địa như Nestle, Trung Nguyên,
Vinacafe, cà phê Ngon, cà phê An Thái... Một số doanh
nghiệp sản xuất cà phê rang xay hiện cũng đã tham gia thị
trường cà phê hòa tan như Thu Hà, Mê Trang, Phú Thái.
Tuy nhiên, so với tổng thể thì lượng cà phê xuất khẩu dưới
dạng chế biến sâu (không phải dạng cà phê nhân) vẫn chiếm
tỷ lệ khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4% làm cho giá trị gia tăng từ

ngành công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam rất thấp.
Trong khi đó, giá trị gia tăng từ khâu chế biến sâu đó là cà phê
hòa tan và cà phê thành phẩm từ rang xay khá cao (giá mua
nguyên liệu năm 2014 khoảng 40 nghìn đồng/kg nhưng giá
bán cà phê hòa tan trong nước khoảng 120 nghìnđồng/kg
hay cà phê bột có giá từ 130-250 nghìn đồng/kg). Do cà phê
chế biến sâu của Việt Nam chưa tạo ra được các thương hiệu
cà phê nổi tiếng thế giới nên khả năng tăng tỷ trọng trong
giai đoạn tới cũng không có nhiều đột biến. Thị trường tiêu
thụ chính của các doanh nghiệp chế biến cà phê vẫn là trong
nước và những nước trong khu vực. Việc tiếp cận thị trường
tiêu thụ cà phê chế biến lớn là châu Âu, Mỹ rất khó khăn.

16

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


2. Tổng quan ngành cao su
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam
Theo Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC),
năm 2013 Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao
su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Theo đó, sản lượng cao su của Việt Nam đạt khoảng
1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước. Từ hình dưới cho thấy, nhìn chung,
diện tích trồng cao su ở Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ổn định vào khoảng
6,8% năm. Tổng diện tích rừng cao su tăng từ mức 413.000 ha năm 2000 lên 910.500
ha vào năm 2012 với diện tích rừng cao su cho mủ đạt 528.400 ha, chiếm 55,55% .
Biểu đồ 4. Diện tích trồng và thu hoạch cao su
tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012


Nguồn: ANRPC

Về phân bố rừng cao su ở Việt Nam, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có
diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, theo Quyết định 750/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2015, Đông Nam Bộ chiếm khoảng 46% và Tây
Nguyên chiếm khoảng 28% diện tích trồng cao su. Còn nếu xét về các tỉnh trọng
điểm trồng cao su thì hiện nay Bình Phước và Bình Dương là hai tỉnh có diện tích
trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm 22% diện tích cả nước
và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dương chiếm
khoảng 18%, Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% tổng diện tích cả nước.
Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2013.
Tính đến năm 2013, sản lượng cao su khai thác của Việt Nam đạt 949,1 nghìn tấn,
tăng 9,8% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn khoảng
9%/năm.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

17


Biểu đồ 5. Sản lượng cao su tự nhiên
tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013, nghìn tấn

Nguồn: ANRPC

Trong giai đoạn từ 2002 – 2013, lượng tiêu thụ cao su của Việt Nam liên tục tăng,
từ 30 nghìn tấn năm 2002 lên 165 nghìn tấn năm 2013. Tốc độ tăng trưởng tiêu
thụ bình quân đạt khoảng 11%, tỷ lệ tiêu thụ/sản lượng khai thác bình quân
khoảng 17 – 18%. Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu được dùng cho sản
xuất săm lốp, găng tay y tế, gối đệm… Ngoài ra, lượng cao su thiên nhiên tiêu

thụ tại Việt Nam được đóng góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập
nguyên liệu để tái xuất.Tiêu thụ cao su trong nước cho đến nay vẫn chỉ đạt tỷ lệ
thấp chủ yếu là do quy mô sản xuất trong nước chưa cao, các doanh nghiệp sản
xuất cao su trong nước chú trọng xuất khẩu nhằm đạt hiệu quả và mức lợi nhuận
cao hơn. Việc tiêu thụ hiện nay phần lớn được thể hiện thông qua các hình thức
mua bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao su với các công ty thương mại trong
nước, sau đó chuyển sang xuất khẩu.
Biểu đồ 6. Sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2002 – 2013, nghìn tấn

Nguồn: Agroinfo, FPTS

18

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


2.2. Xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Cao su luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2009 -2013, kim ngạch xuất khẩu cao su
thiên nhiên của Việt Nam liên tục tăng, từ 724 nghìn tấn năm 2009 lên 949 nghìn
tấn năm 2013, trở thành một trong ba mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất,
chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn qua là Trung
Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ… Trong đó, Trung Quốc là thị
trường trọng điểm khi luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong những năm gần đây. Năm
2012, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là
40%, năm 2013 lên đến 47%. Mức thị phần trung bình của thị trường Trung Quốc
trong 4 năm gần đây (2010-2013) đạt khoảng 54% tổng khối lượng cao su xuất
khẩu của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 500.000
tấn cao su từ Việt Nam.

Biểu đồ 7. Tỷ trọng xuất khẩu cao su thiên nhiên theo sản lượng năm 2012

Nguồn: Tổng cục hải quan

Biểu đồ 8. Xuất khẩu cao su tự nhiên qua các năm, tỷ USD, nghìn tấn

Nguồn: Tổng cục hải quan
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

19


3. Tổng quan ngành CHÈ
3.1. Sản xuất
3.1.1. Trồng
Giống chè bản địa của Việt Nam gồm hai giống Trung du
và Shan làm được chè xanh và chè đen. Đặc biệt, giống
chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị
trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã
nhập khẩu thêm một số giống chè tốt từ Đài Loan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka và Indonesia có thể sản
xuất chè xanh, chè đen và chè ô long. Có thể nói bộ giống
cây chè của Việt Nam khá đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa có quy hoạch phát triển cụ thể cho từng giống để
phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và các
chính sách về cánh đồng lớn của Chính phủ.
3.1.2. Diện tích và sản lượng
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, đến năm 2014 cả nước hiện
có khoảng 128.000ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè
đang cho thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt

8 tấn búp tươi/1ha.Tình hình phân bổ diện tích theo các
vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển biến theo hướng tập trung
chuyên canh ngày càng sâu thể hiện ở chỗ tận dụng lợi thế
so sánh của các vùng cao có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp
cho chè có chất lượng tốt. Trong số 180.000 tấn chè khô của
năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn, kim ngạch
đạt 230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000
tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế
giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka (những quốc
gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới).
Tuy nhiên, ngành Chè Việt Nam vẫn đang đứng trước
những thách thức lớn về các vấn đề như chất lượng sản
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán. Vì vậy cần
phải có những giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong
chuỗi giá trị cây chè nhằm sản xuất chè bền vững, tăng

20

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


tính cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục thống kê, trong 10 năm vừa qua
thì diện tích trồng chè trong cả nước tăng lên không đáng kể từ 92.400 ha lên
125.000 ha trong đó ghi nhận sự giảm diện tích ở giai đoạn cuối kỳ (2014 và 2015,
theo số liệu của Hiệp hội chè). Tuy nhiên sản lượng chè trong nước lại tăng gần
gấp đôi từ 513,8 nghìn tấn năm 2004 lên mức 921,7 nghìn tấn năm 2013. Điều
đó chứng tỏ năng suất trồng chè tăng đáng kể trong thời gian qua. Nguyên nhân
là do sự phát triển những giống cây trồng mới cho hiệu quả năng suất cao và áp

dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 1. Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(nghìn ha)
120,8
122,5
122,9
126,2
125,6
128,1
129,9
127,8
128,3
128,2

Diện tích cho sản lượng
(nghìn ha)
92,4

97,7
102,1
107,4
108,8
111,6
113,2
114,2
114,5
114,1

Sản lượng
(nghìn tấn)
513,8
570
648,9
705,9
746,2
789,9
834,6
878,9
909,8
921,7

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2013

3.1.3. Thu gom và chế biến
Thu gom nguyên liệu
Việc áp dụng hái chè bằng máy để giải quyết việc thiếu nhân lực vào vụ thu
hoạch do thiếu kinh phí nên mới chỉ đạt khoảng 8%. Nông dân trồng chè không
quan tâm đến kỹ thuật thu hái và chất lượng nguyên liệu làm ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và nhân công trong quá trình chế biến, đồng
thời khiến cây chè bị khai thác kiệt quệ. Hơn nữa, tình trạng thu gom nguyên liệu
qua nhiều cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài
thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng chè
thành phẩm thấp.
Do chè lá bắt đầu biến chất sau 4-6 tiếng nên phải thu gom ngay và vận chuyển
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

21


tới nơi chế biến. Các nhà thu gom mua chè trong vùng sau
đó bán cho các cơ sở chế biến trong xã hoặc cho các tư
thương. Mạng lưới kinh doanh của các tư thương rộng hơn
các nhà thu gom bởi họ chủ yếu bán chè tươi cho các cơ
sở chế biến ở huyện khác, hoặc có thể vận chuyển sang
tỉnh khác.
Cơ sở chế biến
Trong năm 2014, Việt Nam có khoảng 500 cơ sở sản xuất
chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/
năm (theo Hiệp hội chè). Trong những năm gần đây, công
nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại đang được Nhà nước và
các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển khá nhanh.
Nhiều cơ sở sản xuất chè đã có dây chuyền, thiết bị hiện
đại, có khả năng sản xuất các loại chè cao cấp, chất lượng
cao. Từ chỗ trước kia chỉ có 2 loại chè chính là chè đen OTD
(Orthodox – Black Tea) và chè xanh, thì nay nước ta đã có
đầy đủ các loại chè phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng trên
thế giới như: chè đen OTD và CTC (Crushing Tearing and
Curling – Black Tea). Đây là một hướng đi đúng và có tiềm

năng lớn để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chè (theo
Bộ Công thương)
Các hộ chế biến có đăng ký kinh doanh và các công ty
tư nhân có quy mô, công suất, dây chuyền thiết bị và lao
động sử dụng lớn hơn nhiều so với các hộ không đăng ký
kinh doanh. Nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế
biến chè rất khác nhau tùy thuộc hình thức sở hữu, đầu tư
cũng như định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Một số công ty chỉ chế biến chè đen và chè xanh để bán
cho các công ty xuất khẩu, trong khi một số khác lại liên
kết trực tiếp với các công ty xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất
khẩu chè khô. Bình quân, các nhà chế biến này sản xuất
khoảng 400 tấn chè khô mỗi năm (theoTrung tâm Tư vấn
Chính sách Nông nghiệp, 2011).
Đối với nhà máy chế biến xuất khẩu chè xanh thì mặc dù
các nhà máy này đều có chức năng xuất khẩu nhưng thực

22

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


tế một phần không nhỏ sản lượng chè lại phục vụ cho
thị trường nội địa. Thậm chí một số nhà máy sản xuất để
bán trong nội địa là chính. Điều đáng chú ý là ngoài một
số doanh nghiệp lớn như Tân Cương Hoàng Bình, Trung
Nguyên, Sông Cầu... thì đa số các doanh nghiệp chế biến
chè chưa có vùng nguyên liệu và chưa có hợp đồng thu
mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nông dân nên chưa
chủ động được nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp này

sẽ phải thu mua nguyên liệu từ các hộ trồng chè tự do canh tác, thu hái và chế biến mang tính thủ công dẫn đến
chất lượng chè nguyên liệu không đồng đều, khó kiểm
soát nên sản phẩm chè cũng chưa có giá trị cao. Các nhà
máy chế biến chè hầu hết chưa khai thác hết công suất vào thời vụ sản xuất chỉ có 30% doanh nghiệp khai thác
được hết công suất, còn lại là sản xuất đạt 60% công suất
(VITAS, 2012).
Sản phẩm
Ngành Chè Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách
thức lớn về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực
phẩm và giá bán. Sản xuất chè có chứng nhận về phát
triển bền vững và an toàn thực phẩm (VIETGAP, UTZ,
RAINFOREST ALLIANCE...) rất thấp, chỉ đạt dưới 10%. Việc
lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để
nâng cao năng suất dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là rào cản đưa sản phẩm
chè vào thị trường thương mại quốc tế. Hơn nữa, do sản
phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, không có
thương hiệu, hoặc có thương hiệu nhưng nghèo nàn về
chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức
cạnh tranh thấp. Vì vậy dù là nước có sản lượng chè xuất
khẩu lớn trong top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất trên
thế giới, nhưng giá bán chè của Việt Nam thấp chỉ bằng 2/3
giá bán của mức giá cao nhất. Giá chè xuất khẩu bình quân
trong năm 2014 đạt 1.695 USD/tấn, của Srilanka là 2.246
USD/ha (theo Tổng cục Hải Quan)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

23



3.2. Tiêu thụ
3.2.1. Tiêu thụ trong nước
Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, có
nền văn hóa trà lâu đời. Tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong
nước lại ở mức thấp. Nước ta hiện có 90 triệu dân nhưng
mức tiêu thụ trong nước chỉ đạt mức 30.000 tấn chè/ năm,
bình quân 300gr/ người/ năm, tương đương lượng chè tiêu
thụ trong nước gần 25-30 ngàn tấn/năm. Tỷ lệ này thấp
hơn nhiều so với các nước khác như Trung Quốc 1kg chè/
người/năm, Nhật Bản 2kg/người/năm, các nước Trung
Đông 2kg/người/năm, Nga và Anh đạt trên 2,5 kg/người/
năm. Giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè
bán trong nước, giá trị kinh tế cũng thấp hơn so với nội tiêu.
Như đã nêu, giá chè xuất khẩu trung bình trong giai đoạn
này giao động ở mức 1,6 USD/kg. Trong khi đó giá chè bán
trong nước hiện này trung bình từ 110-220.000 đồng/kg
(tương đương 5-10 USD/kg). Chúng ta đang cố gắng mở
rộng thị trường nước ngoài mà bỏ trống thị trường trong
nước lại cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác (theo
Hiệp hội Chè Việt Nam). Việc phát triển các sản phẩm chè
tiêu thụ trong nước và thị trường trong nước chưa được
quan tâm đúng mức, do vậy có những sản phẩm chè nhập
khẩu đang lấn át cả sản phẩm chè Việt Nam ở những phân
khúc cao cấp.
3.2.2. Thị trường xuất khẩu
Từ năm 2000, Việt Nam tham gia vào thị trường chè quốc
tế. Đến nay, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đã được
mở rộng ra hơn 45 quốc gia trên thế giới.
Mặc dù xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước trên thế giới

nhưng ngành chè vẫn tập trung vào một số thị trường lớn
như Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Nga, Mỹ. Bảng dưới
đây sẽ cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

24

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU


Bảng 2. Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, 2009 và 2012
Năm 2009
Kim ngạch
USD

Năm 2012

Tỷ
trọng

Giá NK
(US/T)

Kim ngạch
USD

3,99

1.078

19.188.713


Tỷ
trọng

Giá NK
(US/T)

8,53

1.316

1

Trung Quốc

2

Inđônêxia

5.708.115

3,17

941

14.804.749

6,58

962


3

Pakistan

45.983.170

25,52

1.480

45.304.840

20,15

1.884

4

Nga

27.385.977

15,20

1.252

21.614.800

9,61


1.555

5

Mỹ

5.766.424

3,20

264

9.015.409

4,01

1.099

Tổng cộng

7.195.103

180.219.082

224.847.071

Nguồn: Theo số liệu thống kê của cơ sở dữ liệu
Thương mại của Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (UN comtrade)
Số liệu cho thấy, thị trường nước ngoài lớn nhất của Việt Nam hiện tại là Pakistan

và Cộng hòa liên bang Nga, chiếm 29,76% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012.
Bên cạnh đó, thị phần của Trung Quốc tăng lên gần gấp đôi từ gần 4% năm 2008
lên hơn 8% năm 2012. Với dân số đông và văn hóa uống trà của người Trung Quốc
thì đây sẽ hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam. Sản phẩm chè của
Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường Mỹ chưa được lâu, tuy nhiên đã có những
bước đi đáng kể. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn
2009 -2012 đã có sự tăng đáng kể từ 3,2% lên 4,01%. Cùng với sự gia nhập WTO và
các hiệp định thương mại thế giới khác, thị phần chè của Việt Nam trên thị trường
Mỹ sẽ dần được cải thiện.
Xuất khẩu chè chủ yếu qua ba kênh chính là các Doanh nghiệp Nhà nước(chủ yếu
là thông qua Tổng Công ty Chè Việt Nam - Vinatea), các công ty liên doanh, các
công ty nước ngoài và các công ty tư nhân (gồm có công ty TNHH và các công
ty cổ phần). Hoạt động xuất khẩu chè đen thường có 2 hình thức là xuất khẩu
trực tiếp với các doanh nghiệp quy mô lớn và xuất khẩu gián tiếp với các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, để giảm chi phí trung gian, tăng giá trị gia
tăng (GTGT) các doanh nghiệp chế biến đều cố gắng để tiến hành xuất khẩu trực
tiếp. Ước tính hiện có khoảng 70% sản lượng chè đen xuất khẩu là do xuất trực
tiếp và chỉ khoảng 30% sản lượng còn lại xuất qua con đường gián tiếp. Còn các
nhà xuất khẩu chè xanh là các công ty vừa chế biến vừa xuất khẩu và các công ty
khác thuộc Vinatea. Nhóm các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trực tiếp xuất
được khoảng 45% tổng sản lượng chế biến. Còn khoảng 35% tổng sản lượng họ
bán cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thuộc Vinatea.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

25


×