Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.67 KB, 36 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

VŨ VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI
CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 62.34.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


2

Hà Nội - 2018


3
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG
THƯƠNG - BỘ CÔNG THƯƠNG
---------------------

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu


Viện Nghiên cứu Thương mại
2. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long
Đại học Thương mại
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
Họp tại Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ
Công Thương
Vào hồi ..... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 201....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Hà Nội
2. Thư viện Viện NC chiến lược, chính sách Công Thương


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Ngày nay, sự phát triển của thương mại bán lẻ theo
hướng hiện đại đã cung cấp các sản phẩm phong phú,
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu
dùng. Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì mức sống của đại
bộ phận dân cư được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng
hoá của nhân dân ngày càng đa dạng và phong phú, tạo
ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thương mại
bán lẻ phát triển các cách thức kinh doanh hiện đại,
trong đó phải kể đến kinh doanh theo chuỗi CHBL. Việc

đưa mô hình chuỗi CHBL vào việc phân phối sản phẩm
ĐTDĐ đã mở rộng những cơ hội mới cho doanh nghiệp và
khách hàng.
Thứ nhất, mô hình kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ đang ở
giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Từ học thuyết “Bánh xe bán
lẻ” của giáo sư Malcolm P. McNair (1958) cho đến lý thuyết
“Vòng đời bán lẻ” của giáo sư Marc Dupuis đều đưa ra
quan điểm về sự suy thoái của mô hình cửa hàng bách hóa
ở quy mô lớn và được thay thế bằng sự nổi lên của mô hình
chuỗi CHBL tập trung vào các loại hàng hóa chuyên sâu.
Thứ hai, dịch vụ của các chuỗi CHBL ĐTDĐ ngày càng
được đa dạng hóa. Chuỗi CHBL ĐTDĐ là một ngành
thương mại rất đặc thù vì đây là sự kết hợp giữa sản
phẩm công nghệ cao có tính chất thay đổi liên tục và
dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu trên quy mô lớn.
Thứ ba, Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu
về kinh doanh bán lẻ mặt hàng ĐTDĐ. Trên địa bàn Hà
Nội, có nhiều doanh nghiệp đã phát triển kinh doanh
theo chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công như: Thế Giới Di
động, Viettel, Viễn Thông A, FPT Shop… thì các chuỗi
khác đang phát triển kinh doanh một cách tự phát, thiếu
đồng bộ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của các chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội chưa được quan tâm
đúng mức.
Thứ tư, cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài nghiên
cứu về mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, kinh
doanh chuỗi CHBLĐTDĐ đã dần được tiêu chuẩn hóa và
vận doanh có tính chất thống nhất, các chức năng quản
trị chiến lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa,



5
quyết định chính sách bán hàng, giá cả ... được tập trung
vào doanh nghiệp điều hành, các cửa hàng chủ yếu chỉ
thực hiện nhiệm vụ bán hàng. Những thay đối này đặt ra
yêu cầu nghiên cứu mới về phát triển chuỗi CHBLĐTDĐ
trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về
“Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển chuỗi
cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn đô thị
lớn” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Đây
là nền móng quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu
và phân tích về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ tại các đô thị lớn nói chung và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và
ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước
Tình đến thời điểm hiện tại, một số công trình nghiên
cứu ở trong nước đã thể hiện các góc nhìn khác nhau về
hoạt động thương mại bán lẻ. Tuy nhiên, vẫn chưa có công
trình nghiên cứu khoa học nào đi trực tiếp, có tính hệ thống
cũng như toàn diện về phát triển kinh doanh theo chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội. Một số công trình tiêu
biểu liên quan đến đề tài luận án này, gồm các nghiên cứu
nghiên cứu về triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam;
nghiên cứu về phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam;
nghiên cứu tổng quan thực trạng thị trường bán lẻ Việt
Nam; nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh chuỗi siêu
thị bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn

thành phố Hà Nội; nghiên cứu hoàn thiện môi trường kinh
doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt
Nam; nghiên cứu về giải pháp phát triển các loại hình tổ
chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam; nghiên cứu giải
pháp phát triển chuỗi cửa hàng thuận tiện ở các khu đô thị
mới thành phố Hà Nội…
2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến bán lẻ có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu như: nghiên cứu những thay đổi trong xu
hướng tiêu dùng thực phẩm của Hàn Quốc và tác động
của xu hướng này tới sự phát triển của hệ thống phân
phối bán lẻ cũng như sự thay thế của các hình thức bán lẻ
truyền thống bằng các hình thức bán lẻ hiện đại; nghiên


6
cứu về chất lượng dịch vụ của các CHBL; nghiên cứu cơ
hội thị trường trên thị trường bán lẻ thế giới theo các lĩnh
vực kinh doanh và khu vực thị trường, tập trung vào các
thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và các
nước BRICS khác..; nghiên cứu phân tích mô hình của
một chuỗi cung ứng bán lẻ; nghiên cứu phân tích sự phát
triển của nhà bán lẻ quy mô lớn với một thương hiệu bán
lẻ mạnh và có chỗ đứng trên thị trường.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây đều
liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án và nghiên
cứu sinh đã có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu của
các công trình trên trong quá trình thực hiện nội dung
Luận án.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan
- Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất các giải pháp phát
triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Nghiên cứu các vấn đề
lý luận cơ bản, mô hình kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ và
nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2)
Nghiên cứu và đánh giá khái quát thị trường ĐTDĐ, đồng
thời phân tích thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà
Nội; (3) Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến
phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn
thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những thành công, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội; (4)
Đưa ra dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh
doanh ĐTDĐ và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đến năm
2025 định hướng 2030, trong đó bao gồm giải pháp về
hoàn thiện môi trường kinh doanh và giải pháp từ phía
doanh nghiệp.
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề
tài luận án là lý thuyết và thực tiễn giải pháp phát triển
kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: (1) Về nội dung: Tập trung nghiên
cứu về nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ của



7
doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương
nhằm phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện
thoại trên địa bàn Hà Nội; (2) Về không gian nghiên cứu:
Các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên
địa bàn Hà Nội và nghiên cứu bài học kinh nghiệm về phát
triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của các doanh nghiệp
trong nước và quốc tế; (3) Về thời gian: Phân tích, đánh giá
thực trạng giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội, trọng tâm từ năm 2007 đến nay
và đề xuất giải pháp đến năm 2025 định hướng 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ
cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua khảo
sát điều tra bảng hỏi. Việc triển khai khảo sát điều tra
được tiến hành cụ thể theo các bước sau: Bước 1: Xác
định mục tiêu khảo sát và lựa chọn đối tượng để điều tra;
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi; Bước 3: Tiến hành điều
tra.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Trong
nghiên cứu này, các thông tin thứ cấp được thu thập từ
nguồn thông tin nội bộ, gồm các báo cáo hoạt động hàng
năm, báo cáo tài chính của các chuỗi cửa hàng bán lẻ
điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội như FPT shop,
Viettel Store, Thế giới di động, Hoàng Hà Mobile, Nhật
Cường Mobile, Bình Minh Mobile...Ngoài ra, các dữ liệu
thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí, sách báo,
nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển kinh doanh
chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động nói chung và tại

Việt Nam nói riêng. Các tài liệu này chủ yếu có tại kho
lưu trữ, các thư viện lớn và các kho dữ liệu trực tuyến.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê, suy diễn: Nghiên cứu sinh sử
dụng các phép thống kê như phần trăm, trung bình... để
phân tích dữ liệu khảo sát điều tra và nghiên cứu thực
trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện
thoại di động trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó,
để củng cố tính đúng đắn của các quan điểm nghiên cứu
và các kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng
phương pháp suy diễn nhằm đưa ra các lập luận của
mình trên cơ sở những kiến thức, kinh nghiệm và kế thừa
từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và


8
ngoài nước. Phương pháp suy diễn chủ yếu được sử dụng
trong phần cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát
triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di
động trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Luận án
sẽ tổng hợp các lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi
cửa hàng bán lẻ, các tài liệu thực tiễn của các báo cáo về
nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về kinh doanh
chuỗi CHBL cũng như những bài viết về các chuỗi khác
trong hệ thống bán lẻ hiện đại. Ngoài ra, luận án cũng sử
dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
- Phương pháp kế thừa: Luận án sẽ sử dụng các nguồn
tư liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu chính
thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan

hoạch định chính sách và quản lý, tư liệu nghiên cứu của
các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các trường đại
học và các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Về lý luận: Luận án hệ thống hóa, bổ sung một số lý
luận về phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội, nghiên cứu kinh nghiệm một số chuỗi thành
công để rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể có thể áp
dụng cho các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội. Các
phân tích sẽ tạo lập khung lý thuyết về giải pháp phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Về thực tiễn: Luận án tổng kết thực trạng phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời
gian từ năm 2007 đến nay, đánh giá những kết quả đạt
được, những hạn chế, và nguyên nhân của những hạn
chế. Thông qua cuộc khảo sát điều tra bảng hỏi ba đối
tượng, gồm: (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2)
Chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan nhà nước;
và (3) Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ, luận
án thu thập được ý kiến đánh giá của các đối tượng liên
quan về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời kỳ tới
năm 2025, và kiến nghị hoàn thiện giải pháp phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
7. Cấu trúc luận án: Luận án dài 150 trang, ngoài phần
mở đầu dài 14 trang, kết luận dài 6 trang và phụ lục dài



9
63 trang, nghiên cứu có kết cấu ba chương: Chương 1 :
Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển kinh
doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa
bàn đô thị lớn. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội. Chương 3:
Dự báo xu hướng phát triển thị trường và đề xuất giải
pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện
thoại di động trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 định
hướng 2030
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LỚN
1.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đặc điểm
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại chuỗi CHBL
a/ Một số khái niệm
Bán lẻ: Philip Kotler (2003) cho rằng, bán lẻ bao gồm
tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa
hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để
họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh.
Cơ sở bán lẻ: David Lawrence Gilbert Smith (2006) cho
rằng phương thức kinh doanh bán lẻ của một cơ sở bán
lẻ phụ thuộc vào sự tập hợp những chủng loại hàng hoá
và dịch vụ mà cửa hàng chọn vào danh mục phục vụ.
Tập hợp này gồm những yếu tố: quy mô của cửa hàng,
đặc tính của chủng loại hàng hoá và dịch vụ mà cửa
hàng đó phục vụ, chính sách về giá, quảng cáo, thiết kế
mà cửa hàng đó theo đuổi...Có thể chia cơ sở bán lẻ ra

thành 2 loại: cơ sở bán lẻ truyền thống và cơ sở bán lẻ
hiện đại.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ: Hayward và cộng sự (1922) đã
định nghịa chuỗi cửa hàng bán lẻ (Retail store chain) là
hệ thống các cửa hàng bán lẻ thực hiện nhiệm vụ bán
hàng theo cùng một tiêu chuẩn thống nhất và được tập
trung điều hành bởi doanh nghiệp mẹ với các chức năng
quản lý chiến lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng
hóa, quyết định chính sách bán hàng, giá cả... Như vậy,
nói cách khác, chuỗi cửa hàng bán lẻ là một tập hợp của
các cửa hàng bán lẻ cùng loại do một nhà bán lẻ (doanh


10
nghiệp hay cá nhân) thiết lập, tổ chức vận hành và quản
lý các hoạt động kinh doanh bán lẻ theo cùng một
phương thức.
Kinh doanh chuỗi CHBL: Kinh doanh là phương thức hoạt
động kinh tế trong nền kinh tế thị trường, bao gồm tổng thể
những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể
kinh doanh (doanh nghiệp, cá nhân) sử dụng để thực hiện
hoạt động kinh tế của mình trong một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm đạt mục
tiêu thu được lợi nhuận.
Phát triển chuỗi CHBL: Khái niệm phát triển được hiểu
là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của một sự vật.
Phát triển kinh doanh chuỗi CHBL: phát triển kinh

doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ bao gồm tổng thể những
phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh
tế (doanh nghiệp, cá nhân) cũng như của nhà nước sử
dụng để thay đổi về lượng và dẫn đến sự thay đổi về
chất trong hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng bán
lẻ
b/ Phân loại chuỗi CHBL
Phân loại chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng hóa có thể dựa
trên những tiêu thức khác nhau. Cụ thể: Phân loại theo
phương thức kinh doanh bán lẻ hàng hóa trong chuỗi;
Phân loại theo phương thức liên kết chuỗi.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành chuỗi
Theo nghiên cứu của Levy và Weitz (2009), một chuỗi
cửa hàng bán lẻ nói riêng muốn thành công thì cần phải
có 6 yếu tố sau:
(1) Số lượng cửa hàng và vị trí của các cửa hàng thành
viên trong chuỗi
(2) Hàng hóa của chuỗi cửa hàng bán lẻ
(3) Giá bán lẻ
(4) Thông tin cung cấp tới đối tượng khách hàng của
chuỗi CHBL
(5) Thiết kế cửa hàng và trưng bày hàng hóa
(6) Dịch vụ bán lẻ cung cấp cho khách hàng
1.1.3. Vai trò của phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL
Nghiên cứu của Levy và Weitz (2011) [53] chỉ ra rằng bán


11
lẻ nói chung và chuỗi CHBL nói riêng sẽ nỗ lực để cung cấp

giá trị cho người tiêu dùng qua bốn hình thức sau: (i) Cung
cấp dải sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng; (ii) đóng gói
sản phẩm phù hợp với nhu cầu từng nhóm người tiêu dùng;
(iii) đảm bảo tồn kho luôn luôn đầy đủ hàng theo yêu cầu
người tiêu dùng; và (iv) Cung cấp dịch vụ cho người tiêu
dùng.
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường và kinh
doanh bán lẻ ĐTDĐ
Luận án phân tích các nội dung về:
a/ Đặc điểm mặt hàng ĐTDĐ
b/ Đặc điểm thị trường ĐTDĐ
c/ Sự phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh bán
lẻ ĐTDĐ
d/ Đặc điểm thị trường đô thị lớn có ảnh hưởng đến
phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
1.2. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh
chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa
bàn đô thị lớn
1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (mô
hình PEST)
Từ những năm 1960, các yếu tố của môi trường vĩ mô
trong phát triển kinh doanh đã được phân tích bằng mô
hình PEST (Political, Economic, Social and Technological
analysis). Theo Francis J. Aguilar (1967), môi trường vĩ mô
bao gồm bốn yếu tố: kinh tế, kĩ thuật, chính trị và văn hóa
xã hội. Trên cơ sở đó, Arnold Brown (1970) đã phát triển
lại thành STEP (Strategic Trend Evaluation Process) nhằm
đánh giá các tác động mang tính chiến lược trong kinh
doanh. Trong những năm 1980, các yếu tố khác như môi
trường sinh thái học (Ecology), pháp lý (Legal), dân tộc và

nhân khẩu học (Ethics & Demographic) … được nghiên
cứu và bổ sung thêm vào để tạo nên các mô hình biến thể
với các tên khác nhau như STEEP, PESTLE hay STEPLE.
Tuy nhiên, mô hình PEST xoay quanh bốn yếu tố ban đầu
vẫn được ứng dụng rộng rãi nhất cho đến hiện nay. Đây
cũng là các yêu tố chính quyết định sự thành công của
việc phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ.
1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
(Porter)
Năm 1979, Michael E. Porter đã xây dựng và công bố
mô hình cạnh tranh năm áp lực trên tạp chí Harvard
Business Review. Mô hình phản ánh các yếu tố thuộc môi


12
trường ngành tác động vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năm áp lực bao gồm
Đối thủ tiềm ẩn (New entrants), Sản phẩm và dịch vụ
thay thế (Substitute products or services), Khách hàng
(Customers/Buyers), Nhà cung cấp (Suppliers) và Cạnh
tranh giữa các đối thủ trong ngành (Competitive rivalry).
Qua nhiều quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu có bổ
sung thêm một số yếu tố khác để tạo nên mô hình biến
thể với sáu và bảy áp lực. Tuy nhiên, mô hình năm áp lực
vẫn là công cụ phân tích môi trường ngành kinh tế phổ
biến nhất cho đến nay.
1.2.3. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp
Môi trường bên trong doanh nghiệp gồm tất cả các yếu
tố nội tại có ảnh hưởng trực tiếp và chịu sự kiểm soát của
doanh nghiệp. Johnson và các cộng sự (2005) xác định các

yếu tố như con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm…tạo
nên môi trường bên trong doanh nghiệp. Cụ thể, các yếu tố
nội tại ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn đô thị lớn bao gồm: nguồn nhân lực;
hoạt động nghiên cứu và phát triển; sản phẩm và dịch vụ;
nguồn lực tài chính; hoạt động marketing; văn hóa tổ chức;
tài sản hữu hình; tài sản vô hình (thương hiệu).
1.3. Nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ và đề xuất mô hình nghiên cứu
1.3.1. Nội dung phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ của doanh nghiệp
Nhìn chung, việc phát triển kinh doanh chuỗi CHBL đòi
hỏi chú trọng phát triển nhiều yếu tố. Dưới đây, đề tài luận
án tập trung vào những nội dung phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL chủ yếu sau: a. Phát triển chuỗi CHBL theo
không gian thị trường; Phát triển lực lượng khách hàng;
c.Phát triển thị trường của chuỗi CHBL ĐTDĐ; d. Phát triển
cấu trúc cơ chế hoạt động của chuỗi CHBL ĐTDĐ ; e. Phát
triển mặt hàng bán lẻ của chuỗi; f
Định vị và thực hành giá bán lẻ; Phát triển năng lực
cung cấp dịch vụ bán lẻ cho khách hàng của chuỗi; h. Phát
triển các hoạt động chào hàng và xúc tiến bán lẻ của chuỗi
CHBL; i. Phát triển quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa
và thiết lập các kênh cung cấp hàng hóa đến các cửa hàng
thành viên trong chuỗi; j. Phát triển hệ thống thông tin kinh
doanh trong chuỗi CHBL; k. Xây dựng và phát triển bản sắc
bán lẻ và thương hiệu chuỗi; l. Phát triển nguồn nhân lực
trong chuỗi CHBL; m.
Phát triển mối quan hệ và điều



13
hành hoạt động trong chuỗi bán lẻ; n. Phát triển nguồn lực
tài chính và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của chuỗi;
o.Phát triển mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước
1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu sự phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
Từ cơ sở lý luận đã trình bày trong các phần trên, tác giả
xây dựng mô hình phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
gồm các nội dung sau:
Phát triển chuỗi CHBL theo không gian thị trường
Phát triển lực lượng khách hàng
Phát triển thị trường của chuỗi CHBL ĐTDĐ
Phát triển cấu trúc và cơ chế hoạt động của chuỗi CHBL
Phát triển mặt hàng bán lẻ của chuỗi
Định vị và thực hành giá bán lẻ
Phát triển năng lực cung cấp dịch vụ bán lẻ
Phát triển các hoạt động chào hàng và xúc tiến bán lẻ
Phát triển quan hệ với các nhà cung cấp kênh cung ứng
Phát triển hệ thống thông tin kinh doanh trong chuỗi

Sự

phát

triển kinh
doanh
chuỗi
CHBL
(ĐTDĐ)


Xây dựng và phát triển bản sắc bán lẻ và thương hiệu
Phát triển nguồn nhân lực trong chuỗi CHBL
Phát triển quan hệ và điều hành hoạt động trong chuỗi
Phát triển nguồn lực tài chính và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ
Phát triển mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng bảng
hỏi với 3 nhóm đối tượng (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL
ĐTDĐ; (2) Chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan
nhà nước; và (3) Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL
ĐTDĐ. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo
Likert 5 điểm. Để xử lý dữ liệu, luận án sẽ sử dụng phần
mềm SPSS.
1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL của một số doanh nghiệp trên thế giới và bài
học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi


14
CHBL của một số doanh nghiệp trên thế giới
Luận án chỉ ra kinh nghiệm của một số doanh nghiệp
bản lẻ trên thế giới, cụ thể: Kinh nghiệm phát triển chuỗi
cửa hàng bán lẻ của Wal-mart Stores tại Mỹ; Kinh nghiệm
phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của Tesco tại Anh; Kinh
nghiệm phát triển chuỗi CHBL của Casino tại Pháp.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh
chuỗi CHBLĐTDĐ
Qua nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số bài học kinh

nghiệm cho sự phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ, cụ
thể: Thứ nhất, các chuỗi CHBL ĐTDĐ phải từng bước chuẩn
hoá hoạt động của bán lẻ hiện đại. Các doanh nghiệp cần
tập trung nâng cao chất lượng phục vụ của chuỗi, của từng
cửa hàng trong chuỗi.Thứ hai, các chuỗi CHBL ĐTDĐ phải
chú trọng xây dựng thương và tập trung vào mọi hoạt
động trong chuỗi CHBL ĐTDĐ. Thứ ba, phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ phải theo hướng vươn ra bên
ngoài địa giới của quận nội thành ở các đô thị lớn. Thứ tư,
chuỗi CHBL ĐTDĐ cần quan tâm hơn đối với công tác quản
lý chi phí. Thứ năm, chuỗi CHBL ĐTDĐ cần nguồn cung ứng
hàng hóa ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá cả, đòi
hỏi phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với các nhà
cung ứng và hệ thống logistics hiệu quả. Thứ sáu, doanh
nghiệp phải quan tâm hơn tới việc chọn mặt bằng kinh
doanh. Thứ bảy, trình độ nhân viên của các chuỗi CHBL
ĐTDĐ phải được nâng cao. Thứ tám, trình độ quản lý phải
thực sự chuyên nghiệp. Việc quản lý bán hàng theo cách
thông thường thường sẽ không mang lại sự chuyên nghiệp
cho cửa hàng, trái lại còn dễ dẫn đến việc thất thoát do
không có công cụ kiểm soát. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào chuỗi CHBL ĐTDĐ có vai trò rất lớn trong việc
giải quyết những khó khăn trong các khâu bán hàng, báo
cáo, nhập kho, hạn chế thất thoát và giúp cửa hàng vận
hành chuyên nghiệp hơn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Khái quát thị trường ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của Hà Nội


15
Luận án đã khái quát tốc độ tăng trưởng, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế để làm tiền đề nghiên cứu tốc độ
tăng thị trường bán lẻ di động. Theo số liệu do Cục thống
kê Hà Nội cung cấp, năm 2016, kinh tế Hà Nội tiếp tục
duy trì mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) trong năm 2016 tăng 8,2% so với cùng kỳ
năm trước. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của thủ đô đạt
mức cao nhất trong 6 năm qua nhưng vẫn thấp hơn so
với mức tăng GRDP bình quân mục tiêu giai đoạn 2016 –
2020 của thành phố Hà Nội dự kiến khoảng 9%.

cấu kinh tế của Hà Nội đã có sự chuyển dịch quan trọng
theo hướng tích cực để dần đưa thủ đô trở thành trung
tâm công nghiệp và thương mại – dịch vụ của cả nước.
Từ năm 1990 đến năm 2016, tỷ trọng của sản xuất nông
nghiệp đã giảm rất mạnh từ 38,1% xuống còn 3,5%
trong cơ cấu kinh tế. Trong khi đó, công nghiệp và xây
dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh
tế, tăng từ 22,7% lên 34,1%. Khu vực dịch vụ vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất và tăng từ 38,6% lên 62,4% trong cùng
thời kỳ. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đang tạo nên một hình
thái có chất lượng cao hơn với dịch vụ chiếm vị trí chủ
đạo.
2.1.2. Quy mô và cơ cấu dân số trên địa bàn Hà
Nội
Theo số liệu thống kê đến hết 2016 của Tổng cục

thống kê, tổng diện tích tự nhiên của Hà Nội đạt trên
3.300 km2 với quy mô dân số hơn 7,3 triệu người. Cơ cấu
dân số của Hà Nội năm 2015 tương đối cân bằng với tỷ lệ
nam giới là 49,3% và nữ giới chiếm 50,7%. Qua phân tích
số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng cục thống kê
dự báo dân số nam giới sẽ tăng lên 0,1% vào năm 2020.
Về cơ bản, cơ cấu dân số Hà Nội theo giới tính không có
nhiều biến đổi trong tương lai.
2.1.3. Thu nhập và cơ cấu chi tiêu của dân cư, hộ
gia đình (trong đó có chi tiêu cho ĐTDĐ nghe nhìn)
Người dân Hà Nội ngày càng có nhu cầu mua sắm
nhiều hơn tại các chuỗi CHBL hay trung tâm thương mại
với sự đa dạng về chủng loại và sản phẩm và mẫu mã.
Sự gia tăng trong thu nhập và sự thay đổi trong xu
hướng tiêu dùng của người dân Thủ đô chính là tiềm
năng để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại nói chung
và chuỗi CHBL trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
2.1.4. Thực trạng tiêu dùng ĐTDĐ của cư dân trên


16
địa bàn Hà Nội
Thị trường ĐTDĐ Việt Nam trong những năm qua đã
phát triển vô cùng sôi động và đang đặt tiếp cận trên 80
triệu khách hàng. Theo nghiên cứu của GfK, ĐTDĐ chiếm
đến 43% trong tỷ trọng doanh số mặt hàng điện tử, đứng
trên cả mặt hàng công nghệ thông tin như máy tính xách
tay, máy tính bảng... Cao Thị Thanh (2014) đã khảo sát
về tần suất mua sản phẩm điện tử mới của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội từ năm 2012 đến 2014. Ba sản

phẩm điện tử được lựa chọn để thống kê là máy tính
xách tay, máy tính bảng và ĐTDĐ. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy ĐTDĐ được khách hàng mua mới với tần
suất lớn nhất với trung bình 2,23 lần trong hai năm khảo
sát.
2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành
phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường vĩ
mô (chính sách điều tiết thị trường ĐTDĐ)
Luận án chỉ ra một số văn bản quan trọng của Trung
ương có tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp kinh doanh theo chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà
Nội và một số văn bản quan trọng của Thành phố có tác
động đến hoạt động kinh doanh theo chuỗi CHBL ĐTDĐ.
2.2.2. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường
ngành
Thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam nói
chung và Hà Nội nói riêng có tốc độ tăng trưởng cao và
có sức hấp dẫn cao do sự thay đổi lối sống của các nhóm
dân cư. Các nhóm dân cư nhất là nhóm dân cư trẻ tuổi,
thu nhập của họ ngày càng tăng và họ ngày càng dịch
chuyển nhiều hơn sang xu thế tiêu dùng và hưởng thụ
cuộc sống hiện tại thay vì tiết kiệm cho tương lai. Họ
ngày càng đòi hỏi các dịch vụ phân phối có tính hiện đại
với hàng hóa chất lượng ngày càng được nâng cao và
phong phú, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm sinh sống
và làm việc của họ.
2.2.3. Thực trạng các yếu tố nội tại của doanh
nghiệp

Để phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội trong điều kiện về xác lập định hướng và
phát triển thị trường mục tiêu thì các doanh nghiệp luôn


17
phải phát triển quản trị vận hành kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ.
2.3. Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ của một số doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội
2.3.1. Khảo sát thực trạng phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ của một số doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội
Luận án nghiên cứu điển hình thực trạng phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của CTCP Thế giới di động
(MWG) và CHBL ĐTDĐ của Công ty FPT trên địa bàn Hà
Nội thông qua các chỉ tiêu về: Về phát triển mặt hàng
bán lẻ; Về định vị và thực hành giá bán lẻ; Về phát triển
chào hàng và xúc tiến bán lẻ; Về phát triển cung cấp
hàng hóa của chuỗi CHBL; Về phát triển hệ thống thông
tin của kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ; Về phát triển năng
lực cung cấp dịch vụ bán lẻ cho khách hàng; Về bản phát
triển bản sắc bán lẻ và thương hiệu chuỗi; Về phát triển
nguồn nhân lực trong chuỗi; Về phát triển mối quan hệ
và điều hành trong chuỗi.
2.3.2. Mô tả phương pháp kiểm định để xác lập
mô hình nghiên cứu thực tế phát triển chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
2.3.2.1. Mô tả mẫu điều tra nghiên cứu định tính và

định lượng
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 162 cửa hàng thuộc
các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội trong tổng số
300 cửa hàng đã tham gia trả lời câu hỏi điều tra; 62
chuyên gia và nhà quản lý nhà nước tại các quận trên địa
bàn Hà Nội trong tổng số 100 người đã tham gia trả lời
câu hỏi điều tra; 324 khách mua hàng tại các chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội trong tổng số 600 khách hàng
đã tham gia trả lời câu hỏi điều tra.
Trong số những doanh nghiệp tham gia điều tra, có hơn
70% là các công ty cổ phẩn và công ty TNHH, trong đó gần
50% là công ty cổ phần.
Các chuyên gia và nhà quản lý ở các cơ quan nhà nước
tham gia khảo sát đa phần là những người có kinh nghiệm
công tác với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng 65%.
Hơn 95% các chuyên gia và nhà quản lý ở các cơ quan nhà
nước tham gia khảo sát có thâm niên công tác hoặc trong
ngành, nghiên cứu về ngành bán lẻ ĐTDĐ từ 5 năm trở lên.
Các khách hàng tham gia khảo sát đa phần là nam


18
giới, chiếm tỷ trọng 53% trong mẫu khảo sát.
2.3.2.2 Kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên
cứu lý thuyết phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn
Hà Nội
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
và Bartlett’s Test được sử dụng để loại bỏ biến rác
trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin
cậy của các biến trong thang đo hiệu quả hoạt động phát

triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha và Barlett’s
Test của các thành phần thang đo và các chỉ số này của
mỗi biến đo lường. Kết quả phân tích độ tin cậy đã chỉ ra
rằng Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều lớn
hơn 0,7. Trong khi đó, các hệ số tương quan biến tổng
của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,4,
thấp nhất là 0,409 của thang đo hỗ trợ phát triển chuỗi
CHBL ĐTDĐ từ các cơ quan quản lý nhà nước và địa
phương. Khi xét trường hợp loại bỏ biến quan sát của
từng thang đo cho thấy, không có biến nào khi bị loại bỏ
có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo đó lớn
hơn Cronbach’s Alpha ban đầu. Vì vậy, tất cả các biến
quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.
Kiểm định qua EFA: Với kết quả phân tích thông qua
hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha ở trên, tất cả 56 items
của các thang đo về chuỗi CHBL ĐTDĐ đều có độ tin cậy
cho phép và các items này được sử dụng để tiến hành
phân tích nhân tố (EFA) theo phương pháp xoay (Varimax
with Kaiser Normalization). Kỹ thuật phân tích nhân tố
(factor analysis) đã được sử dụng trong nghiên cứu này
nhằm rút gọn và gom các yếu tố biến quan sát đó lại
thành một nhân tố có ý nghĩa hơn, ít hơn về số lượng để
sử dụng trong phân tích hồi quy tiếp theo.
Qua bảng kết quả phân tích sau ta thấy với mỗi biến
quan sát tại mỗi dòng hiển thị một Factor loading lớn
nhất. Kết quả chỉ ra rằng item Q83 có chỉ số phân tích
nhỏ nhất và bằng 0,605 > 0,5 (tiêu chuẩn đối với một
Factor loading lớn nhất là ≥ 0,5). Kết quả phân tích cũng

chỉ ra có 15 biến (nhân tố) với tổng phương sai trích =
81.60% và hệ số KMO = 0,803, cho thấy có sự thích hợp
của việc phân tích các nhân tố. Với kết quả kiểm định
Bartlett (Sig. < 0,00), cho thấy các biến có sự tương
quan trong tổng thể. Theo kết quả này, cho phép chuyển


19
sang bước tiếp theo là tiến hành kiểm định CFA với từng
biến.
Kiểm định qua CFA: Kết quả CFA trọng số các biến
quan sát đều đạt chuẩn cho phép (≥ 0,5) và có ý nghĩa
thống kê các giá trị p đều bằng 0,000. Như vậy có thể
kết luận các biến quan sát dùng để đo lường 15 thành
phần của thang đo hiệu quả hoạt động phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đạt được
giá trị hội tụ.
Phân tích mô hình hồi quy bội: Kết quả hồi quy về
tác động của 19 yếu tố đến hiệu quả hoạt động phát
triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
được trình bày trong bảng dưới đây:
Kết quả hồi quy
Biến độc lập
(Hệ số)

Giá trị
B
0,233

PT theo không gian


0,014

PT khách hàng

0,034

PT thị trường

0,019

PT cấu trúc tổ chức và công 0,011
nghệ kinh doanh
PT mặt hàng bán lẻ
-0,002
Định vị và thực hành giá
bán
PT chào hàng và xúc tiến
bán lẻ

0,259*
**
-0,026

PT các kênh cung cấp hàng 0,155*
hóa
**
PT hệ thống thông tin
0,045
PT dịch vụ bán lẻ


HSt
iêu
chu Giá Giá trị p
ẩn trị
(Sig.)
t
Độ lệch Bet
chuẩn
a
0,186
1,25 0,213
0
0,040 0,01 0,34 0,730
4
5
0,040 0,03 0,83 0,403
4
9
0,047 0,01 0,41 0,681
9
1
0,047 0,01 0,24 0,808
1
3
0,040
0,969
0,00 0,03
2
9

0,051 0,25 5,10 0,000
9
2
0,053
0,617
0,02 0,50
6
1
0,056 0,15 2,75 0,007
5
5
0,041 0,04 1,09 0,275
5
6
0,053 0,14 2,78 0,006
7
4
0,041 0,08 2,00 0,047
3
4
0,059 0,24 4,12 0,000
3
9
0,055 0,33 6,02 0,000
2
7
0,041 0,04 1,04 0,298
2
4
0,041

0,807

Hệ số tiêu
chuẩn thuần

0,147*
**
Xây dựng và PT bản sắc
0,083*
bán lẻ và thương hiệu
*
PT nguồn nhân lực
0,243*
**
PT mối quan hệ và điều
0,332*
hành trong chuỗi
**
PT nguồn lực tài chính và hạ 0,042
tầng
PT mối quan hệ với các cơ -0,010

Kiểm định
đa cộng
tuyến
Tolera VIF
nce
0,894 1,1
18
0,879 1,1

38
0,651 1,5
36
0,658 1,5
20
0,895 1,1
18
0,551 1,8
14
0,510 1,9
59
0,447 2,2
36
0,864 1,1
57
0,513 1,9
50
0,838 1,1
93
0,413 2,4
22
0,470 2,1
28
0,862 1,1
60
0,839 1,1


20
HSt

iêu
chu
Biến độc lập
ẩn
Giá trị Độ lệch Bet
B
chuẩn
a
quan quản lý NN
0,01
0
Tuổi
-0,013 0,034
0,01
5
Loại hình
0,008 0,034 0,00
9
Quy mô lao động
-0,060 0,041
0,05
9
Doanh thu BQ Năm
-0,021 0,036
0,02
4
R = 0,893
R Square = 0,798
*
Adjusted R Square = 0,771

F = 29,461
Giá trị p = 0,000 **
Hệ số tiêu
chuẩn thuần

Giá Giá trị p
trị
(Sig.)
t

Kiểm định
đa cộng
tuyến
Tolera VIF
nce
92

0,24
5
0,704
0,883 1,1
0,38
32
1
0,22 0,820
0,830 1,2
8
05
0,145
0,872 1,1

1,46
46
4
0,568
0,805 1,2
0,57
42
2
có ý nghĩa thống kê ở mức
5%
có ý nghĩa thống kê ở mức
1%
*** có ý nghĩa thống kê ở mức
0,1%

Mô hình hồi quy với 01 biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt
động phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn
Hà Nội và 19 biến độc lập của mô hình như trong bảng 2.7.
Thống kê F có giá trị p = 0,000 cho thấy mô hình phù hợp
với dữ liệu thu thập được và tồn tại các biến giải thích có ý
nghĩa. Giá trị R bình phương hiệu chỉnh đạt 0,771 cho thấy
các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 77,1% sự
biến thiên của biến phụ thuộc. Giá trị VIF của các biến độc
lập đều nhỏ hơn 3, nghĩa là không tồn tại hiện tượng đa
cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Các kết quả này cho
phép khẳng định mô hình hồi quy đạt mức tin cậy.
Kết quả hồi quy trên cho thấy 13 biến độc lập không
có ý nghĩa thống kê do giá trị p (Sig.) của các yếu tố này
đều lớn hơn 0,05. Điều này không cho phép khẳng định
đúng 13 giả thuyết. Cụ thể: hoạt động phân tích tình thế

thị trường ĐTDĐ (giả thuyết 1), hoạt động nghiên cứu
hành vi mua ĐTDĐ của người tiêu dùng (giả thuyết 2),
lựa chọn và phát triển thị trường của chuỗi CHBL ĐTDĐ
(giả thuyết 3), hoạt động phát triển cấu trúc tổ chức và
mô hình công nghệ kinh doanh của chuỗi CHBL ĐTDĐ
(giả thuyết 4), hoạt động phát triển mặt hàng bán lẻ hỗn
hợp (giả thuyết 5), hoạt động phát triển chào hàng và


21
xúc tiến bán lẻ (giả thuyết 7), hoạt động phát triển hệ
thống thông tin của kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ (giả
thuyết 9), hoạt động phát triển nguồn lực tài chính và hạ
tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của chuỗi (giả thuyết 14),
hoạt động hỗ trợ phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ từ các cơ
quan quản lý nhà nước và địa phương (giả thuyết 15).
2.3.2.3. Phân tích mô tả thống kê thực trạng các nội
dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Luân án mô tả thực trạng các yếu tố vi mô ảnh hưởng
quan trọng đến phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
trên địa bàn Hà Nội được phản ánh thông qua các khía
cạnh Về môi trường chính trị và pháp luật; Về môi trường
kinh tế; Về môi trường văn hóa và xã hội; Về môi trường
công nghệ
Phân tích thực trạng thị trường ngành ĐTDĐ: Qua
phân tích khảo sát, có đến gần 27% các chuỗi CHBL
ĐTDĐ đang đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường
của mình là rất kém so với các doanh nghiệp khác. Điều
này càng chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trường

bán lẻ ĐTDĐ ngày càng cao với các doanh nghiệp có quy
mô về vốn và trình độ quản lý ngày càng chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, 33% các chuỗi CHBL ĐTDĐ cũng chỉ đánh
giá hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp ở
mức trung bình.
Thực trạng nguồn cung cấp sản phẩm ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội: Theo kết quả phân tích 89% nhà quản lý chuỗi
và khách mua hàng cảm thấy sự phát triển của chuỗi CHBL
được hỗ trợ thuận lợi từ các nhà cung cấp. Tỷ lệ này ở các
chuyên gia thấp hơn nhưng vẫn đạt mức 87%. Đặc biệt,
không có cá nhân tham gia khảo sát nào đánh giá nhà
cung ứng là yếu tố gây khó khăn cho việc phát triển của
chuỗi CHBL ĐTDĐ.
Thực trạng chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà
Nội : Luận án tập trung phân tích phân tích các để làm rõ
thực trạng kinh doanh CBL ĐTDĐ hiện nay như thể nào ở
một số chỉ tiêu về doanh nghiệp kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội; Mức độ cạnh tranh trên địa bàn
Hà Nội; Địa điểm và chi phí cho CHBL của các chuỗi CHBL


22
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội; Chất lượng dịch vụ kinh doanh
Thực trạng hoạt động hỗ trợ phát triển chuỗi CHBL
ĐTDĐ từ các cơ quan quản lý nhà nước được phản ánh
thông qua 03 nội dung là (i) Chính sách hỗ trợ tài chính
(thuế, tiếp cận vốn…); (ii) Chính sách hỗ trợ phi tài chính
(nguồn lực trực tiếp & gián tiếp, cơ sợ hạ tầng giao thông
và công nghệ thông tin...) và (iii) Công tác truyền thông
thông tin chính sách. Kết quả phân tích bằng thống kê

mô tả cho thấy, 33% các chuỗi CHBL ĐTDĐ được hỏi
đánh giá chính sách hỗ trợ tài chính và phi tài chính đã
được triển khai phù hợp tại địa bàn Hà Nội.
Thực trạng phát triển thị trường mục tiêu cho chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội: Các chuỗi
CHBL ĐTDĐ ở thành phố Hà Nội dù có mức độ bao phủ
trên địa bàn đô thị rất nhanh nhưng vẫn chưa phát triển
một cách đa dạng để có thể tiếp cận nhiều phân đoạn thị
trường khác nhau, đặc biệt là thị trường nông thôn trên
địa bàn Hà Nội.
Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn chuỗi CHBL ĐTDĐ trên
địa bàn thành phố Hà Nội: Các chuỗi cửa hàng bán lẻ điên
thoại di đông trên địa bàn thành phố Hà Nội phần lớn đã có
những tiêu chuẩn riêng cho mình và vấn đề này cũng đã
được các nhà quản lý và điều hành chuỗi cửa hàng thực
hiện tương đối nghiêm túc. Về tiêu chuẩn các chuỗi cửa
hàng bán lẻ thường họ dựa trên quy định của Luật pháp,
các quy định của hãng sản xuất và các quy định của chính
các doanh nghiệp kinh doanh dạng chuỗi. quy định cụ thể
của các cửa hàng thành viên trong điều kiện cụ thể.
Thực trạng quản trị vận hành kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội: Luận án phân tích 03 yếu tố
về định vị thực hành giá bán lẻ; Về phát triển kênh phân
phối bán lẻ của chuỗi CHBL; Về phát triển hoạt động điều
hành trong chuỗi CHBL
2. 4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
2.4.1. Những thành công, điểm mạnh, ưu thế
Thứ nhất, hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di
động trên địa bàn Hà Nội là một nhân tố tạo ra một nền

thương mại văn minh hiện đại cho Thủ đô. Hiện nay, bên


23
cạnh những toà nhà cao tầng, nhưng khu chung cư hiện
đại, trên địa bàn thủ đô Hà Nội có nhiều cửa hàng, trung
tâm thương mại được xây dựng khang trang hiện đại. Các
trung tâm thương mại như Tràng tiền Plaza, Vincom,
Parkson… là những điểm nhấn tiêu biểu. Thứ hai, kinh
doanh theo chuỗi CHBL ĐTDĐ góp phần thay đổi thói
quen mua sắm của người dân. Thứ ba, hệ thống quán lý
chuỗi là thống nhất, được quản lý một cách đồng bộ, tuy
nhiên, từng cửa hàng cũng có được sự tự quyết về mặt
hàng, chủng loại, xu thế bán hàng theo từng địa bàn. Thứ
tư, để tăng cường lượng bán, chuỗi CHBL ĐTDĐ luôn đổi
mới để theo kịp xu thế như việc tung ra những đợt khuyến
mại, giảm giá bán, chiết khấu thanh toán, bán hàng trả
góp… những chính sách xúc tiến bán sẽ áp dụng thống
nhất cho các CH. Thứ năm, hàng tháng có sự đánh giá
thống nhất toàn chuỗi đối với các cửa hàng thành viên
nhằm xếp loại, đánh giá thường xuyên doanh số bán
hàng. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp cho
từng điều kiện thị trường.
2. 4.2. Những điểm yếu, hạn chế
Một là, hệ thống chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
chưa nhiều, phân tán, chưa đảm bảo các yêu cầu tiêu
chuẩn đề ra. Hai là, phương thức phục vụ khách hàng tại
các CHBL ĐTDĐ của các chuỗi chưa thực sự chuyên
nghiệp. Ba là, nguồn lực về con người còn nhiều bất cập.
Khả năng quản lý điều hành chuỗi CHBL ĐTDĐ còn nhiều

hạn chế, công nghệ quản lý còn lạc hậu chưa theo kịp
trình độ khu vực. Bốn là, hệ thống thông tin của các
chuỗi CHBL ĐTDĐ chưa được quan tâm đầu tư thực sự
hiện đại nên quá trình quản lý, điều hành còn nhiều
những bất cập xảy ra do không có được những thông tin
thường xuyên, kịp thời và chính xác. Năm là, chuỗi cửa
hàng ở khu vực nông thôn còn ít, thiếu thốn, khó cạnh
tranh với các cửa hàng bán lẻ của địa bàn. Sáu là, bán
hàng qua mạng còn hạn chế, không cạnh tranh được với
các trang bán hàng chuyên nghiệp. Bảy là, khu vực dịch
vụ mới chỉ dừng lại ở việc bảo hành, chưa mở rộng ra
lĩnh vực sửa chữa chuyên nghiệp do đó, đây cũng là
điểm không cuốn hút khách hàng.Tám là, thị phần của


24
các chuỗi CHBL vẫn còn những hạn chế nhất định so với
quy mô khách hàng của địa bàn Hà Nội.
2.4.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong
phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà
Nội
Một số nguyên nhân được kể đến như: (1) Nguyên nhân
đầu tiên thuộc về chính sách của nhà nước. (2) Nguyên
nhân từ góc độ quản trị vận hành của các chuỗi CHBL
ĐTDĐ. Đó là khâu quản lý nhân viên bán hàng. Có tới
55% khách hàng cho rằng thái độ không tôn trọng khách
hàng là lý do dẫn tới nhân viên CBLĐTDĐ không niềm nở
nhiệt tình với khác hàng. 36% khách hàng cho rằng nhân
viên không nhạy cảm với các nhu cầu cụ thể của khách
hàng là do chưa được đào tạo kỹ năng. (3) Nguyên nhân

từ khả năng quản lý của chuỗi CHBL ĐTDĐ. Có tới 27%
khách hàng cho rằng chính sách chăm sóc khách hàng
chưa tốt là nguyên nhân dẫn đến việc các chuỗi chưa sẵn
sàng lắng nghe và giải quyết khiếu nại khi khách hàng
phàn nàn. (4) Nguyên nhân từ phía khách hàng khi đến
các chuỗi CHBL ĐTDĐ. 27% khách hàng cho rằng có thể
do khách hàng quá đông nên việc nhân viên của CHBL
không lịch sự và niềm nở với khách hàng. 36% khách
hàng cho rằng khách hàng đông cũng dẫn tới việc CHBL
không sẵn sàng lắng nghe và giải quyết khiếu nại của
khách hàng. (4) Việc chuỗi CHBLĐTDĐ sẵn lòng nhận
hàng trả lại và hàng đổi rất ít, quy trình-thủ tục giải quyết
khiếu nại của chuỗi CHBL ĐTDĐ thường không rõ ràng
như thủ tục rất rườm rà và khách hàng cảm thấy rất mất
thời gian vì thủ tục của các chuỗi CHBL ĐTDĐ.
Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội. (1) Phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội phần
lớn chưa xây dựng sâu hơn những tiêu chuẩn riêng cho
hệ thống chuỗi của họ. Tiêu chuẩn các cửa hàng trong
chuỗi thường dựa trên Quy chế về Siêu thị và Trung
tâm thương mại do Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công
Thương) ban hành đã nhiều năm nay, nhưng một số
chuỗi chưa chấp hành nghiêm túc trong thực tế. (2)
Một trong những yếu tố rất quan trọng trong quản lý,


25
điều hành hoạt động của các chuỗi CHBL ĐTDĐ chính
là công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhìn chung việc áp

dụng công nghệ thông tin ở các chuỗi CHBL ĐTDĐ vẫn
chưa thực sự đảm bảo. (3) Về nhân tố con người, có
thể nói các phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
trên địa bàn Hà Nội còn thiếu rất nhiều nhân lực có
trình độ ở cả hai góc độ: nhân lực quản lý, điều hành
hoạt động chuỗi CHBL ĐTDĐ, cũng như nhân lực lao
động trực tiếp trong các khâu mua, bán, bảo quản
hàng hóa và chăm sóc khách hàng.
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 ĐỊNH
HƯỚNG 2030
3.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh
doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn đến
2020 và 2025
3.1.1. Dự báo quy mô và xu hướng phát triển thị
trường ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
3.1.2. Dự báo tác động của các yếu tố đến phát
triển kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
Các yếu tố tác động đến cầu thị trường: Hà Nội là
thành phố có tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt ngày càng
có nhiều khu đô thị mới được hoàn thành, thu hút một
lượng lớn dân cư, đặc biệt là dân số trẻ, có thu nhập ổn
định và tương đối cao. Sự phát triển của công nghệ
thông tin và ứng dụng của nó đã hỗ trợ tích cực cho các
hoạt động giao tiếp, đời sống sinh hoạt hàng ngày và
hoạt động kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp.
Mạng lưới viễn thông, thông tin ngày càng hiện đại, giúp
phát huy tối đa lợi ích khai thác từ ĐTDĐ. Trước những

bước phát triển này, nhận thức về lợi ích và cách thức
khai thác tối đa lợi ích từ điện thoại ngày càng cao, làm
gia tăng nhu cầu sử dụng ĐTDĐ.
Các yếu tố tác động đến cung thị trường: So với các
địa phương khác, Hà Nội có một vị trí đặc biệt, là thủ đô
của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa hàng
đầu của đất nước. Do đó, thị trường ĐTDĐ cũng sẽ trở


×