Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 130 trang )

1 of 128.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong

Tác giả

Dương Thị Dung Hạnh

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H



U

Ế

luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

i

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


2 of 128.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến TS. Lê Nữ Minh Phương, giáo viên hướng dẫn khoa học cho tác giả vì sự
tận tình hướng dẫn của Cô.
Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào

Ế

tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận

U

tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Khoa đã động viên và giúp đỡ về mặt thời gian.


́H

Xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa Du lịch - Đại Học Huế và các thầy cô giáo trong



Cảm ơn UBND huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội, Hội Liên
hiệp phụ nữ, các phòng ban chức năng huyện Phú Vang, UBND xã Phú Mậu, xã

H

Phú Xuân, xã Phú Thuận và đặc biệt là lao động nữ các xã nói trên đã nhiệt tình

IN

giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

K

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè vì những giúp đỡ quý báu, động viên, cỗ vũ tác
giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

̣C

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng không thể tránh

O

khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và


Đ
A

hơn.

̣I H

những người quan tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Dương Thị Dung Hạnh

ii

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


3 of 128.

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Họ và tên học viên: Dương Thị Dung Hạnh
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Niên khóa: 2013-2015
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nữ Minh Phương
Tên đề tài: “Việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.”
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nghiên cứu việc làm của lao động nữ khu vực nông thôn ở địa phương là
hoàn toàn cần thiết:
- Đối với lao động nữ nông thôn, có việc làm sẽ giúp họ nâng cao thu nhập,
trau dồi kỹ năng, cải thiện vị thế trong gia đình và xã hội.
- Đối với khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nữ giúp sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định xã hội, góp

phần xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn đưa ra một số
gợi ý chính sách giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và nông
thôn ở địa phương.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
+ Phương pháp phân tổ thống kê
+ Các mô hình kinh tế lượng
+ Phương pháp Case study
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang
cho thấy: lao động nữ làm việc chủ yếu với vị thế tự làm (chiếm tỷ trọng trên 68%),
thu nhập bình quân mỗi tháng là 2,9 triệu đồng, thời gian làm việc trong năm và tỷ
suất sử dụng thời gian của lao động nữ khá cao, tình trạng thiếu việc làm khá phổ
biến, có 39,5% lao động nữ đang làm việc thiếu việc làm. Kết quả mô hình hồi quy
Logistic đa thức chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm của lao động nữ (trình độ học
vấn, sức khỏe), các nhân tố về nguồn lực hộ (thu nhập ngoài sản xuất, vốn) hay thời
gian dành cho công việc gia đình có ảnh hưởng đến tình trạng việc làm. Như vậy,
việc nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ; tuyên truyền, giáo dục
cho người dân về bình đẳng giới, san sẻ công việc gia đình với lao động nữ là cần
thiết. Bên cạnh đó việc tạo điều kiện cho lao động vay vốn, đầu tư sản xuất cũng sẽ
góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động nữ.

iii

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



4 of 128.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
: Cựu chiến binh

CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CNH, HDH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-XD

: Công nghiệp - xây dựng

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

KTC

: Khoảng tin cậy

KTXH

: Kinh tế - xã hội



: Lao động

LHPN

: Hội Liên hiệp phụ nữ

LLLĐ

: Lực lượng lao động

N-L-TS

: Nông - lâm - thủy sản

U

́H




H

IN

K

̣C
O

: Trung học cơ sở

Đ
A

THPT

: Sản xuất kinh doanh

̣I H

SXKD
THCS

Ế

CCB


: Trung học phổ thông

TM-DV

: Thương mại - dịch vụ

TTDN

: Trung tâm dạy nghề

UBND

: Ủy ban nhân dân

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

iv

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


5 of 128.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ ............................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... iv

MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.......................................................................x

U

Ế

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

́H

2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2



3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

H

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

IN

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. ...........................................................................9
7. Hạn chế của đề tài nghiên cứu: .............................................................................12

K


8. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................12

̣C

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................13

O

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................13
1.1 Lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn..13

̣I H

1.1.1 Một số khái niệm về lao động ..........................................................................13
1.1.2 Một số khái niệm về việc làm ..........................................................................19

Đ
A

1.1.3 Các nhân tố tác động đến việc làm cho lao động nữ nông thôn ......................25
1.1.4 Các chương trình giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn đã và đang
triển khai thực hiện....................................................................................................29
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm cho lao động....................................................32
1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở một số nước trên
thế giới và Việt Nam. ................................................................................................33
1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên
thế giới.......................................................................................................................33

v


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


6 of 128.

1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn của một số địa
phương trong nước. ...................................................................................................35
1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông
thôn:...........................................................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................................39
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ......39
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................39

Ế

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phú Vang.................................................41

U

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với giải quyết việc

́H

làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang .....................................................44



2.2. Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang ....................45

2.2.1 Tình hình việc làm của lao động nữ huyện Phú Vang .....................................45
2.2.2 Thực trạng việc làm cho lao động nữ nông thôn của các hộ điều tra ..............52

H

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nữ nông thôn

IN

thông qua mô hình.....................................................................................................69

K

2.2.4 Phân tích Case study mô tả cho kết quả nghiên cứu ........................................79
2.2.5 Những kiến nghị của hộ ...................................................................................80

̣C

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC

O

LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG ......................84

̣I H

3.1 Mục tiêu, quan điểm, định hướng .......................................................................84
3.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 ...................................................................84

Đ

A

3.1.2 Quan điểm ........................................................................................................84
3.1.3 Định hướng.......................................................................................................85
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
huyện Phú Vang ........................................................................................................87
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lao động nữ ..........................................87
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực vật chất của hộ.........................................89
3.2.3 Tuyên truyền, giáo dục về chính sách bình đẳng giới trong lao động và việc
làm.............................................................................................................................91
3.2.4 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.............................................................92

vi

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


7 of 128.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96
2. Kiến nghị ...............................................................................................................98
2.1. Đối với các cơ quan, đơn vị, các phòng chức năng ...........................................98
2.2 Đối với bản thân lao động nữ:.............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG NĂM 2014...........102

Ế


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY LINEAR........................................................ 115

́H

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 VÀ 2



BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

U

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY LOGISTIC ĐA THỨC ................................. 117

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H


XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


8 of 128.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Phú Vang năm 2011-2013.........................40
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2011 đến 2013...............42
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội huyện Phú Vang giai đoạn 2011-2013. .....43
Bảng 2.4: Quy mô lao động huyện Phú Vang từ 2011 đến 2013. ............................46

Ế

Bảng 2.5: Quy mô lao động nữ huyện Phú Vang từ 2011 đến 2013. .......................47

U

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại huyện Phú Vang từ 2011-2013. ....48

́H

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động nữ chia theo trình độ tại huyện Phú Vang.....................49
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động Phú Vang từ 2011- 2013........50




Bảng 2.9 Thống kê nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra................................52
Bảng 2.10 Lĩnh vực hoạt động của lao động các hộ điều tra....................................53

H

Bảng 2.11 Thống kê nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra....................................54

IN

Bảng 2.12 Thống kê mức thu nhập của các hộ điều tra. ...........................................55

K

Bảng 2.13 Thời gian làm việc của lao động thuộc các hộ điều tra. ..........................55
Bảng 2.14 Thời gian làm việc gia đình của các hộ điều tra. .....................................57

̣C

Bảng 2.15 Dân số nữ trong độ tuổi lao động chia theo hoạt động kinh tế................58

O

Bảng 2.16.Tình trạng việc làm của lao động nữ chia theo nhóm tuổi và trình độ....60

̣I H

Bảng 2.17 Cơ cấu lao động theo lĩnh vực và tình trạng việc làm .............................62
Bảng 2.18 Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp và tình trạng việc làm ......................63


Đ
A

Bảng 2.19 Cơ cấu lao động theo vị thế và tình trạng việc làm .................................64
Bảng 2.20 Cơ cấu việc làm của lao động nữ theo thành phần kinh tế và địa điểm nơi
làm việc. ....................................................................................................................65
Bảng 2.21 Mức thu nhập của LĐ nữ chia theo tình trạng việc làm ..........................66
Bảng 2.22 Thu nhập bình quân LĐ chia theo giới....................................................66
Bảng 2.23 Thời gian làm việc của lao động nữ ........................................................67
Bảng 2.24 Thống kê tình trạng tham gia chương trình việc làm và thời gian làm việc
nhà của lao động nữ. .................................................................................................68

viii

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


9 of 128.

Bảng 2.25: Ý nghĩa của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các βi. .................70
Bảng 2.26: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân tháng
của lao động nữ huyện Phú Vang. ............................................................................71
Bảng 2.27: Ý nghĩa của các biến độc lập. .................................................................74
Bảng 2.28: Kết quả hồi quy giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc
làm của lao động nữ nông thôn với tình trạng không có việc là cơ sở. ....................75
Bảng 2.29: Kết quả hồi quy giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc

Đ
A


̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

làm của lao động nữ nông thôn với tình trạng đủ việc là cơ sở. ...............................76

ix

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


10 of 128.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo theo giới tính năm 2013...........................17
Sơ đồ 1: Sơ đồ các khái niệm về lao động việc làm .................................................25
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp của lao động ....................................................................63
Biểu đồ 2.2: Khó khăn chủ quan.............................................................................. 81

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 2.3: Khó khăn khách quan .......................................................................... 82


x

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


11 of 128.

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, có việc làm giúp
người lao động tự nuôi sống bản thân, chăm lo cho gia đình và tạo ra của cải, hàng hóa,
dịch vụ cho xã hội. Vì thế vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt với các nước

Ế

đang phát triển như Việt Nam, với sức ép của sự gia tăng dân số nhanh (tỷ lệ tăng dân

U

số là 9,9% năm 2013), chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và những khó khăn về

́H

kinh tế thì việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông




thôn nói riêng lại càng trở nên gay gắt, trở thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu để
phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi cho người dân.

H

Lao động nữ có vài trò quan trọng và đóng góp nhiều cho sự phát triển của

IN

nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng [24]. Tuy nhiên
có thể thấy lao động nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cơ hội việc

K

làm cũng như trong quá trình làm việc bởi những nguyên nhân từ bản thân người

̣C

lao động cũng như các nguyên nhân từ gia đình, xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới

O

và phát triển kinh tế, cơ hội việc làm đã ngày càng mở rộng đối với người lao động.

̣I H

Tuy nhiên, cơ hội việc làm không phải như nhau đối với nam giới và nữ giới. Vì
thế, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, mở rộng cơ hội tiếp cận việc

Đ

A

làm sẽ giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, cải thiện vị thế trong gia đình
và xã hội. Đồng thời việc này còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định xã hội khu vực nông thôn.
Huyện Phú Vang trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động như: đào tạo nghề, cho vay sản xuất, tổ chức sàn
giao dịch việc làm...với mục tiêu tạo ra 4.000 đến 4.500 việc làm mới mỗi năm. Tuy
nhiên việc giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn nhiều hạn
chế, đặc biệt là lao động nữ. Vì vậy nghiên cứu vấn đề này tại địa bàn huyện Phú
Vang là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Và đến nay chưa có nghiên cứu về vấn đề

1

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


12 of 128.

việc làm cho lao động nữ nông thôn của huyện. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế” làm đề tài luận văn nhằm đánh giá đúng đắn về tình hình việc làm cho lao
động nữ nông thôn, đưa ra một số gợi ý chính sách giải quyết việc làm, thúc đẩy sự
phát triển nông nghiệp và nông thôn ở địa phương.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện thông qua một số câu hỏi sau:

Ế

- Tình hình việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang hiện nay


U

như thế nào?

́H

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của lao động nữ
nông thôn huyện Phú Vang?



- Giải pháp nào nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho lao động nữ nông thôn
huyện?

H

3. Mục tiêu nghiên cứu

IN

3.1. Mục tiêu chung:

K

Nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ

O


̣C

nông thôn huyện Phú Vang.

̣I H

3.2.Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm,

Đ
A

lao động nữ nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nữ
nông thôn.

- Phân tích thực trạng việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao

động nữ vùng nông thôn huyện Phú Vang.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm nhằm nâng cao cơ hội việc
làm, cải thiện thu nhập, ổn định việc làm cho lao động nữ nông thôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



13 of 128.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu tại vùng nông thôn huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian:
Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.
Thông tin sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra hộ về tình hình việc
làm lấy trong năm 2014.

Ế

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng việc làm của lao động

U

nữ nông thôn tại huyện Phú Vang. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để giải

5. Phương pháp nghiên cứu



5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

́H

quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện trong thời gian tới.

Những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ nguồn số liệu


H

thứ cấp và sơ cấp.

IN

5.1.1 Số liệu thứ cấp

K

Số liệu thứ cấp được thu thập cho đề tài này bao gồm các loại sau:
- Số liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, lao động, việc làm

O

̣C

của huyện Phú Vang được tổng hợp thông qua tài liệu từ các văn bản, báo cáo của

̣I H

UBND huyện, UBND các xã, phòng LĐTB&XH, các số liệu từ phòng Thống kê,
hội LHPN huyện và các xã nghiên cứu.

Đ
A

- Thông tin về lao động việc làm, kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao
động nữ nông thôn của các nước, các địa phương được đăng tải trên các báo, tạp chí
khoa học, các tài liệu lấy từ internet.

5.1.2 Số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực
tiếp dùng bảng hỏi. Theo đó, người phỏng vấn sẽ nêu câu hỏi đã được chuẩn bị và
ghi chép câu trả lời.
- Về địa bàn chọn mẫu:

3

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


14 of 128.

Phú Vang có 20 xã, thị trấn với 18 xã thuộc khu vực nông thôn chia làm 3
vùng theo vị trí địa lý, địa hình gồm: vùng cát ven biển, vùng đầm phá và vùng
đồng bằng. Mỗi vùng có đặc điểm và thuận lợi, khó khăn riêng. Vì vậy chúng tôi
lựa chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng để tiến hành điều tra chọn mẫu: xã Phú Mậu (đại
diện vùng đồng bằng), xã Phú Xuân (đại diện vùng đầm phá), xã Phú Thuận (đại
diện vùng ven biển). Trong đó:
Xã Phú Mậu nằm phía Tây Bắc huyện Phú Vang, đại diện cho các xã vùng

Ế

đồng bằng. Diện tích đất đai là 7,18 km2, dân số là 11.158 người, mật độ dân số

U

thuộc nhóm đông nhất toàn huyện với 1.554 người/km2. Phú Mậu có địa hình khá

́H


bằng phẳng, được hưởng phù sa từ sông Hương bồi đắp, thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng suất, sản lượng cao. Với



vị trí giao thông thuận lợi xã còn có tiềm năng phát triển về buôn bán, dịch vụ.
Xã Phú Thuận là đại diện cho các xã ven biển. Xã có diện tích đất tự nhiên khá

H

nhỏ 7,41km2 nhưng lại đông dân với 8.645 người, mật độ dân số là 1.167 người/km2.

IN

Nằm ở khu vực ven biển nên xã có thuận lợi trong việc phát triển ngư nghiệp và các

K

nghề tiểu thủ công nghiệp như làm nước mắm, đóng tàu.
Xã Phú Xuân là đại diện cho các xã đầm phá. Xã có diện tích tự nhiên lớn

̣C

thứ 5 toàn huyện với 17,88 km2, dân số 8.637 người và có mật độ dân số thấp 483

̣I H

O


người/km2. Xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp nhưng do đất trũng nên chỉ sản
xuất lúa một vụ trong năm, năng suất thấp. Với diện tích mặt nước lớn nên nuôi

Đ
A

trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của xã.
- Kích thước mẫu điều tra: 150 hộ.
- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên không lặp. Tiến hành

chọn ngẫu nhiên 150 hộ trên 3 xã. Mỗi xã chọn 50 hộ khác nhau một cách ngẫu
nhiên không trùng lặp dựa trên danh sách hộ của mỗi xã.
- Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung tìm hiểu:
Những thông tin cơ bản về hộ gia đình như số khẩu, số lao động của hộ, họ
tên, giới tính, nghề nghiệp chính, lĩnh vực làm việc của các thành viên.

4

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


15 of 128.

+ Thông tin về phân bổ thời gian cho công việc gia đình cũng như thông tin
tình hình việc làm của hộ:
Trong lĩnh vực nông nghiệp: thông tin về loại hình sản xuất, sản phẩm sản
xuất, diện tích, sản lượng, chi phí, thu nhập của hộ, mức độ đóng góp trong thu
nhập nông nghiệp và thời gian làm việc của các thành viên.
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp: thời gian làm việc, việc làm phi nông
nghiệp, thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp của các thành viên trong hộ.


Ế

+ Thông tin về tình hình việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của

U

thành viên nữ trong hộ:

́H

Thông tin về đặc điểm của lao động nữ gồm: tuổi, số con, tình trạng hôn
nhân, sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật.



Thông tin về tình hình việc làm và đặc điểm công việc như: thành phần kinh
tế nơi làm việc, địa điểm làm việc, vị thế việc làm, tình trạng công việc…của lao

H

động nữ.

IN

Thông tin về năng lực vật chất của hộ như: hộ nghèo, thu nhập ngoài sản

K

xuất, vốn sản xuất, diện tích đất đai.


Thông tin về các chương trình giải quyết việc làm mà lao động nữ tham gia.

̣I H

lao động nữ.

O

̣C

+ Những thông tin về những khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc của

+ Những thông tin về nguyện vọng, ý kiến, đánh giá chính sách giải quyết
việc làm tại địa phương.

Đ
A

5.2 Phương pháp phân tích
5.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận cơ bản của
nghiên cứu khoa học nói chung, đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng đặt
trong mối liên hệ phổ biến, trong xu thế vận động không ngừng.
Vận dụng phương pháp luận trên vào phân tích việc làm cho lao động nữ
nông thôn đòi hỏi phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc làm. Đánh giá về

5


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


16 of 128.

tình trạng việc làm của lao động nữ nông thôn trong mối tương quan với tình hình
phát triển KTXH và điều kiện cụ thể của địa phương trong giai đoạn nghiên cứu.
5.2.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau
và biểu thị chúng trên các bảng, biểu và đồ thị nhằm mô tả khái quát các đặc điểm
tình hình KTXH, nguồn lực của địa phương, tình hình việc làm trong thời gian
nghiên cứu. Các chỉ tiêu thống kê được sử dụng để phân tích sự biến động của các

Ế

tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ theo số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

U

5.2.3 Các mô hình kinh tế lượng

́H

5.2.3.1 Sử dụng mô hình Linear để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động nữ nông thôn của huyện.



Theo các nghiên cứu trước đây, thu nhập của lao động nông thôn chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố.


H

Trong nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên ở An Giang [4], thu nhập của lao

IN

động nông thôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: vốn, diện tích đất đai, trình độ học

K

vấn, số lao động, thời gian cư ngụ, cơ hội tiếp cận thị trường. Mối quan hệ này được
thể hiện qua hàm hồi quy bội sau:
3,185

+

̣C

=

2,478HOCVAN

+

0,001DIENTICHDAT

+

O


THUNHAP

̣I H

3,840TGCUTRU - 2,075LAODONG - 0,411VITRIXH - 0,832KNVAY 0,177KCDOTHI + 0,107.TINDUNG - 0,128.LAISUAT

Đ
A

Theo Bùi Tôn Hiến trong nghiên cứu việc làm lao động Việt Nam [7], các
yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động là giới tính, thời gian đi học, trình độ
CMKT, kinh nghiệm công tác, khu vực làm việc, ngành nghề, loại hình sở hữu của
doanh nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh Thu trong nghiên cứu thu
nhập lao động ở Đồng bằng Sông Cửu Long [12], thu nhập bình quân tháng của lao
động nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: học vấn, số nhân khẩu, số hoạt
động tạo thu nhập, độ tuổi, tình trạng vay vốn, tham gia hội đoàn thể, nhận hỗ trợ từ
nhà nước hay chính quyền địa phương. Mối quan hệ này được thể hiện như sau:

6

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


17 of 128.

THUNHAP

=


996.450

139.373HOATDONG

-

+

155.481TDHVLD

13.713DOTUOILD

+

170.675NHANKHAU

+

383.590TIEPCANCS

+

183.353THAMGIA + 138.075VAYVON
Kế thừa các nghiên cứu trước đây và xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu thì đề
tài sử dụng phương trình hồi quy:
THUNHAPi = β0 + β1.Tuoii + β2.Sonamdentruongi + β 3.Thoigiani
+ β 4.Dati + β 5 .Voni + β6.Vithe1i +β 7 .Vithe2i

Ế


Trong đó:

U

Biến phụ thuộc: THUNHAPi: thu nhập bình quân tháng từ việc làm của lao

́H

động nữ thứ i (ĐVT: triệu đồng/tháng).
Biến độc lập:



+ Tuoi: độ tuổi của lao động nữ.

+ Sonamdentruong: số năm đến trường của lao động nữ, được tính bằng tổng

H

số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn (ĐVT: năm).

IN

+ Thoigian: số ngày làm việc bình quân một tháng (ĐVT: ngày).

K

+ Dat: diện tích đất sản xuất của hộ (ĐVT: sào).
+ Von: Vốn sản xuất, bao gồm vốn tự có và vốn vay (ĐVT: triệu đồng).


O

̣C

+ Vithe1: vị thế việc làm của lao động nữ (Vithe1=1: làm công hưởng lương,

̣I H

Vithe1=0: khác).

+ Vithe2: vị thế việc làm của lao động nữ (Vithe2=1: làm chủ SXKD,

Đ
A

Vithe2=0: khác).

Hệ số tự do β0 là ảnh hưởng của các tiêu thức ngoài mô hình đến thu nhập

của lao động nữ.
Hệ số β1, β2, ... β7 lần lượt phản ánh ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến
phụ thuộc là thu nhập của lao động nữ.

7

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


18 of 128.


5.2.3.2 Sử dụng mô hình hồi quy Logistic đa thức để giải thích các nhân tố ảnh
hưởng đến tình trạng việc làm của lao động nữ nông thôn của huyện.
Mô hình hồi quy Logistic đa thức được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc là biến định tính có nhiều hơn hai trạng thái với biến độc lập có
thể là biến định lượng hoặc biến định tính.
Nghiên cứu này lựa chọn mô hình hồi qui logistic đa thức có biến phụ thuộc
là biến định tính có 3 giá trị để tìm hiểu khả năng về việc làm của lao động nữ:

Ế

không có việc, thiếu việc làm, đủ việc làm. Để hiểu được khả năng của từng loại

U

tình trạng việc làm đề tài sử dụng tỉ số nguy cơ tương đối được tính theo phương

́H

trình sau đây:



P ( yi  j ) pij

 exp(  0 j  1 j 1 ...   kj  k ) j = 1,2
P ( yi  0) pi 0

 pij 
   0 j  1 j 1...   kj  k

 pi 0 

Log 

H

Hay:

IN

Trong đó:

K

Yi là biến rời rạc thể hiện khả năng về tình trạng việc làm của lao động nữ

̣C

thứ i.

̣I H

của lao động nữ.

O

X 1 ,..., X k : là các biến hay các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng việc làm

 0 , 1 , ...  k : là hệ số hồi quy của mô hình.


Đ
A

k: số biến độc lập sử dụng trong mô hình.
j: các lựa chọn khác nhau của biến phụ thuộc
Ta có: Odds =

pij
pi 0

: Tỷ số xác suất của hai khả năng.

Log (Odds): logarit cơ số e của tỷ số xác suất về tình trạng việc làm của lao
động nữ.
Hệ số ước lượng của một biến giải thích cho biết mức độ ảnh hưởng khi
có sự thay đổi của một đơn vị từ biến độc lập lên logarit tỷ số xác xuất (Log
(Odds)) của một tình trạng việc làm cụ thể trong mối quan hệ so sánh với tình

8

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


19 of 128.

trạng việc làm cơ sở. Khi hệ số ước lượng của biến giải thích >0 thì sẽ có tác
động làm tăng tỷ số xác suất, ngược lại một biến giải thích có hệ số ước lượng
<0 sẽ làm giảm tỷ số xác suất.
Exponent của hệ số hồi qui (Exp(β)) chính là odds ratio (OR) cho biết nếu
các yếu tố khác không đổi, khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị thì tỷ số xác suất sẽ

thay đổi Exp(β) lần.
Như vậy từ các ước lượng của hàm hồi quy logistic đa thức chúng ta có thể

Ế

xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ hội, khả năng việc làm của

U

lao động nữ thông qua các xác suất.

́H

5.2.4 Phương pháp phân tích Case study



Nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Phương pháp này được sử
dụng nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm mà nữ

H

lao động nông thôn đã trải qua để tìm kiếm việc làm của họ.

IN

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Vấn đề việc làm cho lao động nói chung và việc làm cho lao động nữ nông


K

thôn nói riêng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học được công bố.

̣C

Trong đó có thể nhắc đến một số công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của

O

đề tài:

̣I H

Về luận án, luận văn
- Bùi Tôn Hiến “Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt

Đ
A

Nam” - Luận án tiến sỹ. Luận án nghiên cứu quan hệ cung cầu việc làm qua đào tạo
nghề và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động như giới tính,
thời gian đi học, trình độ CMKT, kinh nghiệm công tác, khu vực làm việc, ngành
nghề, loại hình sở hữu của doanh nghiệp.
- Ngô Quỳnh An “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt
Nam” - Luận án tiến sỹ (2012). Luận án sử dụng mô hình hồi quy Logistic đa thức
nhằm chỉ ra tác động của các nhân tố đến khả năng tự tạo việc làm của thanh niên
như: vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính. Cần khuyến khích thanh niên tự tạo

9


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


20 of 128.

việc làm cùng với đào tạo CMKT, nâng cao kiến thức, vốn, thị trường...để giúp
thanh niên duy trì và phát triển công việc.
- Nguyễn Kim Thúy “Lao động nữ nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải
pháp” - Luận văn thạc sỹ (2002). Luận văn trình bày về vai trò của phụ nữ nông
thôn Việt Nam, đưa ra giải pháp nâng cao sức khỏe, cải thiện cơ hội học tập,
chính sách về lao động cần cân nhắc tác động giới để phát huy năng lực của phụ
nữ nông thôn.

Ế

- Lâm Thị Phượng “Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Hà Nam hiện

U

nay”- Luận văn thạc sỹ (2012). Luận văn phân tích thực trạng giải quyết việc làm

́H

cho lao động nữ tỉnh Hà Nam, chỉ ra những tồn tại như: trình độ hạn chế, chất lượng
của các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm còn thấp, điều kiện làm



việc và thu nhập của phần lớn lao động nữ không bảo đảm.


- Lưu Thị Bích Ngọc “Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng

H

Ngãi”- Luận văn thạc sỹ (2011). Luận văn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giải

IN

quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Ngãi là điều kiện tự nhiên, tình hình

K

KTXH, trình độ kỹ thuật và chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp, hệ
thống đào tạo và tư vấn nghề. Bên cạnh đó, tư tưởng tự ti, an phận, thụ động của lao

O

̣C

động nữ và bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm của họ.

̣I H

Về báo, tạp chí khoa học
- Phạm Minh Thái “Nhân tố tác động tới lựa chọn việc làm ở Việt Nam:

Đ
A


bằng chứng từ điều tra lao động việc làm năm 2010” - Báo cáo nghiên cứu Viện
nghiên cứu Kinh tế và chính sách (2012). Báo cáo sử dụng mô hình logistic đa thức
để tìm hiểu lựa chọn công việc của lao động Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến
lựa chọn việc làm của lao động được lựa chọn là: giới tính, tình trạng hôn nhân, dân
tộc, khu vực làm việc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.
- Phạm Bảo Dương, Nguyễn Thị Tình “Việc làm và đời sống của lao động nữ nông
thôn làm việc tự do tại Hà Nội” - Tạp chí Khoa học và Phát triển tập 10, số 4 (2012).
Nghiên cứu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của lao
động nữ nông thôn làm việc tự do ở Hà Nội gồm các yếu tố bên trong (trình độ, độ

10

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


21 of 128.

tuổi, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, định hướng làm việc) và yếu tố bên ngoài (môi
trường sống và làm việc, điều kiện làm việc, chính sách có liên quan).
- Ngô Thị Kim Dung “Phụ nữ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và việc
chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh” – Tạp chí Xã hội học số 4 (1996).
Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức đối với lao động nữ nông thôn tại
khu vực ngoại thành. Sự giới hạn thể lực, trình độ tay nghề, học vấn, khả năng cơ
động về thời gian làm cho phụ nữ tìm việc khó khăn hơn nam giới. Thiếu vốn và sự

Ế

biến đổi về lối sống cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với lao động nữ.

U


Nhìn chung, các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh

́H

khác nhau của vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung



và lao động nữ nói riêng. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn
đề việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hơn

H

nữa hầu hết các nghiên cứu trước đây sử dụng công cụ thống kê tần suất để phân

IN

tích thực trạng việc làm của lao động [5], [13], [16], [21]. Mô hình hồi quy logistic
đa thức được áp dụng để tìm hiểu lựa chọn của người lao động theo vị thế công việc

K

như: làm chủ, làm công, tự làm, thất nghiệp [1] hay loại công việc như: lao động

̣C

giản đơn, lãnh đạo trong các ngành, đơn vị, CMKT bậc cao và bậc trung, nhân viên

O


chuyên môn sơ cấp, nhân viên dịch vụ cá nhân, lao động có kỹ thuật trong nông

̣I H

nghiệp, thợ thủ công có kỹ thuật, thợ lắp ráp, vận hành [19].
Nghiên cứu này lựa chọn mô hình hồi qui logistic đa thức (multinomial

Đ
A

logistic) có biến phụ thuộc là biến định tính có 3 giá trị: không có việc, thiếu việc
làm, đủ việc làm để tìm hiểu các nhân tố tác động đến tình trạng việc làm của lao
động nữ nông thôn Phú Vang. Bên cạnh đó mô hình hồi quy Linear cũng được sử
dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ việc làm của lao động nữ
đang có việc. Kết quả nghiên cứu từ mô hình là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
giải quyết việc làm, giảm tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm, nâng cao thu
nhập cũng như cơ hội có đủ việc làm cho lao động nữ nông thôn tại địa bàn huyện.

11

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


22 of 128.

7. Hạn chế của đề tài nghiên cứu:
Đề tài phân tích thực trạng việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
việc làm của lao động nữ ở khu vực nông thôn huyện Phú Vang nhằm làm cơ sở đề
xuất các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cơ hội việc làm

cho lao động nữ nông thôn. Tuy nhiên kết quả phân tích dựa vào thông tin việc làm
của lao động nữ các xã đại diện: Phú Mậu, Phú Thuận, Phú Xuân, mặc dù có tính
đại diện cao cho toàn huyện nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Ế

Thực hiện phân tích tình trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện, đề

U

tài sử dụng thông tin về tình trạng việc làm của lao động nữ trong kỳ nghiên cứu.

́H

Như vậy kết quả luận văn chưa cho thấy được sự thay đổi về tình trạng việc làm của
một quá trình dài, qua các giai đoạn khác nhau của các mùa vụ sản xuất. Bên cạnh



đó, có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc làm của lao động
nữ. Việc chỉ phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm cũng là

H

một giới hạn, ảnh hưởng đến kết quả phân tích của luận văn.

IN

8. Kết cấu của đề tài


K

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu

̣I H

Thừa Thiên Huế

O

̣C

Chương 2: Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ

Đ
A

nông thôn huyện Phú Vang.

12

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


23 of 128.

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
1.1.1 Một số khái niệm về lao động
1.1.1.1 Khái niệm về lao động
Theo giáo trình Kinh tế lao động, lao động được định nghĩa là hoạt động có

U

Ế

mục đích, ý thức của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức

́H

lực của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào thế giới tự nhiên, biến
đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống con người [9]. Chính vì



vậy Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời
sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải

H

nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.

IN

Như vậy, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, là quá trình


K

người lao động sử dụng sức lao động của mình vào sản xuất để tạo ra các giá trị
vật chất và tinh thần cho xã hội.

̣C

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của

O

pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm

̣I H

việc trong các ngành kinh tế quốc dân [10, 362].
Quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí

Đ
A

khác nhau qua các thời kỳ của cùng một quốc gia, tùy thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế. Ở nước ta, theo quy định độ tuổi lao động là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam
và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ [18]. Trường hợp người lao động làm công tác quản
lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không
quá 05 năm.
Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt là số lượng và chất lượng.
Xét về mặt số lượng, nguồn lao động gồm:
- Bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.


13

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


24 of 128.

- Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đi học, làm việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những
người thuộc tình trạng khác (gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Chất lượng của nguồn lao động về cơ bản được đánh giá thông qua trình độ
chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động [10, 362].
Lực lượng lao động(LLLĐ) hay dân số hoạt động kinh tế theo quan niệm của
tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những

Ế

người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm trong các lĩnh vực đời sống KTXH, ngoài

U

ra còn cả bộ phận dân số không trực tiếp tạo ra thu nhập nhưng lại trực tiếp giúp

́H

cho người thân, gia đình tạo thu nhập và những người đang trong độ tuổi lao động
không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc. Trên




thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn có một số lao động không nằm
trong độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động như thiếu niên từ 13 đến 15

H

tuổi hay nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi.

IN

Trong nghiên cứu này, thống kê LLLĐ hay dân số hoạt động kinh tế gồm

K

những người thoả mãn các điều kiện đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc (có việc

O

(7 ngày).

̣C

làm) hoặc thất nghiệp trong tuần nghiên cứu, với thời kỳ nghiên cứu là một tuần

̣I H

Dân số không hoạt động kinh tế theo ILO bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15
tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và thất nghiệp. Những người này

Đ

A

không hoạt động kinh tế vì các lí do: đang đi học, hiện đang làm công việc nội trợ
cho bản thân gia đình, tàn tật không có khả năng lao động, các lý do sức khỏe hoặc
ở vào tình trạng khác.
1.1.1.2 Đặc điểm của lao động nữ nông thôn
LLLĐ nữ nông thôn là một bộ phận của LLLĐ cả nước, sinh sống tại khu
vực nông thôn. Do đặc điểm của LLLĐ nữ khác với nam và sản xuất nông nghiệp
có đặc điểm khác với các ngành khác nên lao động nữ nông thôn cũng có những đặc
điểm khác biệt biểu hiện ở các mặt sau:
- Xét về phương diện giới và giới tính

14

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


25 of 128.

Giới tính chỉ sự khác biệt phổ biến về mặt sinh học giữa nữ giới và nam giới
và rất khó thay đổi [17].
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội. Nói cách khác, giới đề cập đến các quan niệm, thái độ, hành vi, mối quan hệ và
tương quan về địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể, do
học hỏi mà có, có thể thay đổi theo thời gian và có rất nhiều khác biệt giữa các nền văn
hóa và khu vực địa lý.[17]

Ế

Với cách nhìn nhận khác biệt về giới từ xã hội nên trong khi nam giới được


U

khuyến khích dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công việc, ít bị ràng buộc bởi con cái

́H

và gia đình thì phụ nữ trong xã hội hiện đại cần lao động để đóng góp cho kinh tế gia
đình nhưng cũng luôn mang trọng trách trong việc chăm sóc con cái, lo toan công việc



nội trợ. Điều này ảnh hưởng đến cơ hội trong quá trình tìm việc, làm việc và khả năng
đóng góp cho công việc của lao động nữ.

H

Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn. Do

IN

nhiều nguyên nhân chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, chuyên môn

K

thấp hơn lao động nam đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nam giới và nữ giới lại có
xuất phát điểm, những thuận lợi, khó khăn không giống nhau về thể chất, khả năng

O


̣C

tiếp cận cái mới, nắm bắt các thông tin xã hội, tham gia vào các chương trình kinh

̣I H

tế. Sự khác biệt về vị trí trong gia đình, ngoài xã hội, từ tác động của định kiến xã
hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới khác nhau cũng ảnh

Đ
A

hưởng đến cơ hội được học tập, tiếp cận việc làm và làm việc của mỗi giới. [24]
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ.
Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn.

Tính thời vụ thể hiện rất rõ nét trong quá trình lao động sản xuất của người lao động
khi dồn dập khẩn trương, khi nông nhàn không có việc làm. Từ đó đặt ra vấn đề cho
việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng
lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
- Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng khá lớn và không ngừng gia tăng
hằng năm.

15

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


×