Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hiện trạng và biện pháp quản lý môi trường tại nhà máy sắn Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.49 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nước ta đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các miền. Bộ mặt kinh tế và xã
hội của đất nước có nhiều thay đổi, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng
năm đạt 8,0%, tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng 37,7% năm
2001 lên 38,5% năm 2003. Tuy nhiên kèm theo đó là vấn đề môi trường
ngày càng trở nên gay gắt và luôn là một vấn đề bức xúc cần phải giải
quyết kịp thời.
Là một trong những ngành kinh tế được đánh giá là quan trọng của đất
nước, song song với sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác
động phần lớn đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, chất
thải của ngành tinh bột sắn được đánh giá là gây ô nhiễm lớn đến nguồn
nước tự nhiên. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô
nhiễm nước thải ngành tinh bột sắn đang là một yêu cầu cần được giải
quyết nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
Xuất phát từ ý nghĩ trên mà em quyết định tìm hiểm quá trình xử lý
nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi, nhằm tìm hiểu về công
nghệ xử lý nước thải của nhà máy, đánh giá hiệu quả của công nghệ và
từng giai đoạn công nghệ và tiếp thu được kinh nghiệm thực tế trong việc
xử lý nước thải. Từ đó tìm ra những phương pháp tốt nhất để bảo vệ môi
trường.

1


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU NGÀNH TINH BỘT SẮN VÀ
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
QUẢNG NGÃI
I.1. Giới thiệu về ngành tinh bột sắn
Sắn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, cùng với


sự phát triển cây sắn ngày càng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay sắn được
trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha,
sắn chủ yếu được dùng để sản xuất tinh bột xuất khẩu sang các nước khác.
Từ xưa đến nay Việt Nam là đất nước trồng nhiều sắn nhờ vào đặc
điểm đất đai, khí hậu thuận lợi. Ngày nay, cùng với sự phát triển, cây sắn
đang dần hội nhập và trở thành cây công nghiệp. Ngành sản xuất tinh bột
sắn là một ngành công nghiệp đang được chú trọng và thu hút đầu tư của
nhiều nhà sản xuất. Cùng với ưu thế đất đai, khí hậu thuận lợi, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan
và Inđôniaxia. Sản phẩm tinh bột sắn của nước ta chủ yếu là dành cho xuất
khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Châu Âu, Châu
Á Thái Bình Dương... Tinh bột sắn đã trở thành một trong 7 mặt hàng xuất
khẩu mới có triển vọng được chính phủ quan tâm. Sự phát triển của ngành
tinh bột sắn đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân lao động,
đặc biệt là người nông dân. Sự phát triển của ngành tinh bột sắn sẽ góp
phần giúp nước ta hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới một cách hiệu
quả hơn bởi chính đặc điểm “toàn cầu” của nó.
Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành công nghiệp mới ra đời
nhưng đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong ngành kinh tế quốc
dân bởi doanh thu hàng năm là không nhỏ. Cả nước hiện có 64 nhà máy
sàn xuất tinh bột sắn và dự kiến sẽ xây dựng thêm một số nhà máy tại miền
Trung, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ...
I.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng
Ngãi
Vị trí: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi được xây dựng tại
km 1047, đường quốc lộ 1, thôn Thế Long, Xã Tịnh Phong, huyện Sơn

2



Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (hình 1.1). Vị trí của nhà máy tương đối thuận lợi cho sản
xuất, kinh doanh:
Diện tích mặt bằng

: Khoảng 10 ha.

Hướng Đông Nam

: Tiếp giáp với quốc lộ 1a.

Hướng Tây Nam

: Tiếp giáp với sông Bán Thuyền.

Hướng Nam

: Tiếp giáp với đồng ruộng và đường dân

Hướng Bắc và Tây Bắc

: Tiếp giáp với đồng ruộng và khu đất giãn

sinh.
dân.
Đặc điểm: Nhà máy được xây dựng trên khu vực có địa hình bằng
phẳng, cao ráo, dễ dàng tiêu thoát nước.
Điều kiện tự nhiên: Nhà máy được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, đây là khu vực có đặc trưng chung của khí hậu
đồng bằng trung du Nam Bộ - nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam.Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 0C. Độ ẩm trung bình

hàng năm là 86%.
Lịch sử hình thành và phát triển: Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
chính thức hoạt động từ năm 1998. ban đầu nhà máy chỉ sản xuất với công
suất 50 tấn sản phẩm /ngày.
Đến năm 2002 nhà máy tăng công suất lên 100 tấn sản phẩm/ngày.
Năm 2005 tăng công suất lên 150 tấn sản phẩm/ngày. Năm 2007 đến nay
nhà máy sản xuất với công suất 200 tấn sản phẩm/ ngày.
Các thiết bị, công nghệ sản xuất được các chuyên gia Thái Lan lắp đặt
và hướng dẫn sử dụng.
Doanh thu của nhà máy ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm
của nhà máy ngày càng được mở rộng, đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng
hoá. Thị trường xuất khẩu của nhà máy chủ yếu là các nước: Trung Quốc,
Nhật Bản, các nước châu Á....Doanh thu của nhà máy năm 2007 là 114 tỷ,
năm 2008 là 121,5 tỷ, dự kiến doanh thu của nhà máy năm 2009 sẽ là 129
tỷ đồng.
Sơ đồ sử dụng đất của nhà máy sản xuất Tinh bột sắn Quảng Ngãi được thể
hiện trên hình 1.1.
3


Đường quốc lộ 1 - km 1047 - Thế Long - Tịnh Phong - Quãng Ngãi

Cầu Trà Khúc

Hình 1.1 . Sơ đồ mặt bằng sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng
Ngãi

4



I.3. Hiện trạng sản xuất của nhà máy
I.3.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm và hoá chất sử dụng
Nguyên liệu chính: Là sắn tươi được thu hoạch từ đồn điền trồng sắn
và thu mua từ các vùng trong tỉnh. Nhà máy tiêu thụ khoảng 700 tấn/ngày.
Nguyên liệu phụ: Chủ yếu là bao P.P, bao nhựa P.E, chỉ may, nhãn
mác...nguồn nguyên liệu này được nhập từ các nhà máy trong nước, nhu
cầu sử dụng khoảng 684.000kg/ngày.
Nhiên liệu: Nhiên liệu chính dùng để sản xuất là dầu FO. Dầu FO mà
nhà máy sử dụng được nhập từ Trung Quốc, nhu cầu sử dụng khoảng
6480kg/ngày. Hiện tại nhà máy đang tạm sử dụng than đá làm nhiên liệu
đốt, than đá được mua tại các công ty trong nước, có nguồn gốc từ Quảng
Ninh, nhu cầu sử dụng khoảng 630 kg/ngày.
Năng lượng: Là điện công nghiệp 3 pha. Lượng điện sử dụng khoảng
43.200kWh/ngày.
Sản phẩm: Bột mỳ tinh khiết xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nước cấp: Nguồn nước mà nhà máy sử dụng là nguồn nước từ suối
bên cạnh. Nước sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn
nước cấp cho sản xuất. Lượng nước mà nhà máy sử dụng tương đối lớn chủ
yếu cấp cho công đoạn rửa và tinh chiết bột. Lượng nước trung bình nhà
máy sử dụng khoảng 5000m3/ngày.
Hoá chất: Nhà máy không sử dụng hoá chất.
I.3.2. Quy trình sản xuất:
Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi được
trình bày ở hình 1.2.

5


Nguyên liệu
Nước

Phân phối

Bóc vỏ

Vỏ lụa

Rửa

Nước rửa củ

Băm
dịch tinh bột loãng

Mài

Bán



Tách xác thô



Tách xác lần 2

Tách
Xác
Tận
dụng


Thu
Gom

dịch
bột

Tách dịch bào 1



Nước dịch

Tách xác lần cuối

Tách dịch bào lần cuối
Khí SOx,NOx, CO2…và bụi
Dầu
truyền
nhiệt

Khí nóng
Dầu truyền nhiệt
T = 200-700
0

Đốt
Dầu FO

Nước dịch


ly tâm

Bụi tinh bột

Sấy và làm nguội
Kho

Đóng bao

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
có kèm theo dòng thải

6

Hồ
xử



Sắn củ tươi sau khi thu mua được chế biến ngay, sắn từ khi thu hoạch
đến khi chế biến khoảng 2 ngày. Sắn được đưa vào phểu phân phối cung
cấp cho dây chuyền một cách từ từ. Sắn được băng chuyền xích đưa vào
thùng quay hình trụ nằm ngang gồm những thanh sắt song song với nhau,
thành lồng tròn rổng có các khe hở để bụi đất, tạp chất và vỏ rơi ra ngoài.
Trong thiết bị có các gờ hình tròn xoắn gắn với một động cơ, dưới sự điều
khiển của công nhân để điều chỉnh lượng thích hợp vào công đoạn rửa.
Khi thiết bị quay, lực ma sát giữa sắn với thành lồng và giữa các củ
sắn với nhau sẽ làm tróc vỏ một cách hiệu quả, đất và tạp chất rơi ra ngoài.
Gồm có một máy tách vỏ hoạt động liên tục.
Sắn sau khi tách vỏ được băng chuyền chuyển đến thiết bị rửa để rửa

sạch phần vỏ, đất và tạp chất còn bám trên củ, thiết bị rửa gồm 2 thùng
hình máng, trong có các cánh khuấy. Sắn khi vào thùng được đảo trộn nhờ
các cánh khuấy nối trên hai trục quay nối với động cơ, củ sắn va đập với
nhau và với cánh khuấy, phía trên có các vòi phun nước xuống, sắn được
rửa sạch hoàn toàn. Củ sắn sau khi được rửa sạch được cánh khuấy vận
chuyển từ từ đến băng tải.
Sắn được băng tải chuyển đến công đoạn băm, mài. Máy băm (02
máy) băm sắn thành nhiều khúc nhỏ có bề dày bằng nhau nhờ các dao gắn
chặt vào trục quay nối với động cơ, phía dưới có các tấm thép đặt song
song với nhau tạo những khe hở bằng bề dày lát cắt. Sắn sau khi băm thành
khúc lọt qua các khe xuống máy nghiền mài. Ở đây sắn được nghiền mài
xát để phá vỡ cấu trúc tế bào nhằm giải phóng tinh bột thành các hạt riêng
biệt với các thành phần không tan khác và không bị hư hại. Quá trình mài
nghiền đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất thu hồi tinh bột. Nghiền
càng mịn thì hiệu suất thu hồi tinh bột càng cao. Tuy nhiên nếu nghiền mịn
quá thì chất xơ cũng trở nên quá mịn và khó tách ra khỏi tinh bột. Thiết bị
nghiền mài gồm một khối kim loại hình trụ tròn, mặt ngoài có các răng cưa
nhỏ, trục ngoài có bao vỏ thép chịu lực. Do bề mặt tang quay của máy có
dạng răng cưa cùng với máy cũng có hình dạng răng cưa, tạo ra lực nghiền
mài sát làm nhỏ sắn đã băm thành khối dịch bột nhão.
Dịch bột nhão chứa nhiều chất xơ và dịch bào này khi ra khỏi máy
mài rơi vào bể chứa, sau đó được qua thiết bị tách bã thô, là thiết bị ly tâm
7


kiểu nón đứng, hỗn hợp được tách thành hai phần: phần không bị lọt lưới
gồm xơ lớn, mảnh vụn được đưa đến hệ thống tách tinh bột tận dụng. Phần
tinh bột tự do và xơ mịn lọt qua lưới vào thùng chứa.. Quá trình này có
hiệu chỉnh nồng độ chất khô 3-5Be bằng H 2O. Dịch sữa tinh bột này được
bơm đi tách xác lần 2 bằng thiết bị tách xác tinh để tách bã mịn còn lại

trong dịch .Phần bả không lọt qua lưới cũng được đưa đi chiết lọc lần cuối
cùng với bã thô ở trên. Dịch sữa tinh bột lọt qua vải lọc được đưa đi tách
dịch bao lần 1 (quá trình này có cho nước vào liên tục để hiệu chỉnh nồng
độ), quá trình này được thực hiện bằng nhiều máy tách xác liên tục.
Dịch sữa tinh bột được bơm qua decenter (2 decenter) để tách dịch bào
lần 1, lưu lượng khoảng 20-25m3/h. Dịch sữa tinh bột vào bên trong thiết
bị với tốc độ ly tâm lớn (04 máy ly tâm), tinh bột bị văng ra bám xung
quanh thành trong thiết bị do sự chênh lệch tỉ trọng giữa dịch bào và tinh
bột, có vít tải chạy ngược với chiều quay liên tục cào tinh bột ra ngoài.
Trong quá trình ly tâm có cho nước để đạt nồng độ 5-15Be.
Dịch sữa bột này được đưa đi tách phần bã mịn còn lưu lại một ít gọi
là tách xác lần cuối cùng, thực hiện bởi nhiều thiết bị phân ly.Các thiết bị
phân ly này có kích thước lổ vải lọc nhỏ hơn (so với tách xác thô và tách
xác tinh), chỉ cho tinh bột đi qua còn phần bã mịn được giữ lại, cùng với bã
thô qua khu chiết ép kiệt (tách tận dụng).
Bã thô, bã tinh và bã mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng, dịch
sữa thu được có nồng độ tinh bột thấp được bơm về phục vụ máy mài. Phần
bã đi ra sẽ thu được bã ướt nếu ở thiết bị ống kép hoặc bã thô nếu qua thiết
bị ép băng.
Sau khi tách bã tinh dịch sữa bột được tách dịch bào lần cuối. Dịch sữa
bột trước tiên qua hai cyclone để tách cặn trước, tốc độ máy là 4500v/ph,
dịch bột đi xuống dưới, nước thải ra phía trên ra ngoài. Sau đó dịch bột
mới đi vào máy phân ly (02 máy) để tách dịch bào lần cuối. Trong công
đoạn này vẫn cho nước vào để đảm bảo nồng độ 8 – 14Be, pH = 6,0 – 6,5,
lưu lượng vào 5m3/h.
Dịch tinh bột đã thuần khiết nhưng vẫn còn khá nhiều nước (18 –
22Be). Nước sẽ được tách bớt bằng máy ly tâm tách nước (02 máy), phần

8



nước lọt qua lớp vải và lưới lọc được đưa về máy mài. Tinh bột thu được có
độ ẩm 31-34%.
Bột nhão sau ly tâm được vít tải chuyển đến ống làm khô nhanh. Quá
trình sấy nhanh theo nguyên lý sấy phun. Tinh bột được cuốn theo luồng
khí nóng chuyển động dọc theo chiều của ống sấy (gồm 02 ống sấy, mỗi
ống cao 23m). Dòng khí nóng có nhiệt độ 45-500C chuyển động với vận tốc
15-20m/s, tinh bột được xé tơi và làm khô nhanh (chỉ 2-3 giây), độ ẩm tinh
bột giảm xuống. Hỗn hợp tinh bột - không khí nóng được đưa qua xyclone
(02 xycolone), tinh bột rơi vào máng góp dưới các xyclone.
Tinh bột được vít tải đưa sang hệ thống làm nguội(gồm nhiều xyclone
nối tiếp nhau), tinh bột được hút vào các xyclone làm nguội bởi quạt hút
của hệ thống để tiếp tục tách ẩm (độ ẩm còn 10-12%) và hạ nhiệt độ (nhiệt
độ còn 33-350C).
Sau khi sấy và làm nguội tinh bột được đưa vào sàng phân loại. Những
hạt nhỏ, mịn được đưa tới thùng chứa đóng bao, những hạt to được đưa qua
máy nghiền nhỏ, rồi đưa trở lại sàng tiếp tục phân loại. Bột thành phẩm
được cho vào bao kín bảo quản ngay vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi.
Toàn bộ dây chuyền hoạt động liên tục. Thời gian để chế biến từ sắn
củ ra tinh bột thuần khiết khoảng 45 phút.
Bột thành phẩm một phần được tiêu thụ tại thị trường nội địa (30%),
phần lớn là xuất khẩu (70%). Nhà máy đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế
giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu...
I.3.3 Trang thiết bị công nghệ
Các loại thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất và các máy móc
chính phục vụ cho quá trình sản xuất của nhà máy được thể hiện trong bảng
1.1.

9



Bảng 1.1. Các trang thiết bị sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên thiết bị
Bongke củ
Lồng bóc vỏ
Máy rửa
Máy băm
Máy mài
Máy tách xác
Máy phân ly
Máy ly tâm
Nhà sấy
Máy đóng bao
Xe chở sắn
Thiết bị xử lý nước cấp


Đơn vị tính
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Phòng
Chiếc
Chiếc
Bộ

Số lượng
1
1
1
2
6
44
8
6
2
9
10
1

Xuất sứ
Việt Nam

Việt Nam
Việt Nam
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Nhật Bản
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Trung Quốc
Việt Nam

Các loại máy móc, thiết bị nằm trong dây chuyền điều còn mới (sản
xuất năm 1998), có tính năng kỹ thuật hiện đại, tính tự động hoá cao.Đặc
biệt nhiều máy phân ly có công suất thiết kế khá cao nên có thể bố trí sản
xuất được theo ca nhằm tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm.
Tóm lại, nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có vị trí thuận lợi cho sản
xuất và môi trường. Sản phẩm của nhà máy được đánh giá là có chất lượng
cao. Quy trình chủ yếu nhà máy là phân ly, sấy, làm nguội và hoàn tất. Các
trang thiết bị được nhập từ Thái Lan và còn mới.

10


CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI.
II.1. Hiện trạng môi trường
II.1.1 Nước thải

Ô nhiễm do nước thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các cơ
sở tinh bột sắn nói chung và nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi nói riêng.
Định mức nước sản xuất của nhà máy là 25 m3/ 1 tấn sản phẩm.
Các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:
+ Công đoạn tinh chế bột là công đoạn sử dụng nhiều nước nhất. Do
đó, đây là nơi sinh ra nhiều nước thải nhất và chứa nhiều chất ô nhiễm.
+ Nước thải từ công đoạn rửa củ.
+ Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng( khi nhà máy vệ
sinh nhà xưởng, máy móc thì dây chuyền ngưng hoạt động).
+Nước thải sinh hoạt và nước mưa. Lượng nước thải sinh hoạt có lưu
lượng thấp(do công nhân là các cư dân quanh đó, họ không ăn uống tại nhà
máy). Do nhà máy chủ yếu nằm trong kho xưởng có mái che nên lượng
nước mưa không đáng kể, chủ yếu từ sân phơi nguyên liệu khi gặp trời
mưa. Nhìn chung lượng nước mưa không đáng kể.
Tất cả các loại nước thải này được phân luồng và được thải chung
vào hệ thống thoát nước của công ty, qua hệ thống sử lý sau đó thải ra sông
Bán Thuyền thông với sông Trà Khúc.
Đặc trưng của nước thải tại nhà máy là có sự giao động lớn cả về lưu
lượng và tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm theo thời gian.
Đặc tính của nước thải tại nhà máy là có nhiệt độ không lớn(≈
310C), pH gần trung tính(6,08), hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn đều
cao.
Qua phân tích nước thải của nhà máy, đặc tính nước thải được thể
hiện qua bảng 2.1. Ta thấy: hàm lượng TS lớn, hàm lượng COD cao hơn
TCVN 5945 – 2005 loại B 125 lần, hàm lượng BOD cao hơn TCVN 5945-

11


2005 loại B 130 lần. Nhiệt độ và pH nằm trong phạm vi cho phép của

TCVN 5945-2005.
Bảng 2.1 Đặc tính nước thải của nhà máy TBS Quảng Ngãi
STT

Các thông số

Đơn vị

Giá trị

TCVN 5945– 2005
(Loại B)

khảo sát
1
Lưu lượng
m3/ngày.đêm 5000
2
pH
6,08
5,5-9
3
COD
mg/l
10.000
80
4
BOD5
mg/l
6500

50
5
TS
mg/l
3500
100
6
màu
Trắng đục
0
7
Nhiệt độ
C
30 -31,5
40
8
Mùi
Không
(Số liệu từ phòng thí nghiệm nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi- năm 2008)
II.1.2 Khí thải

Khí thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn không lớn, nên vấn đề
ô nhiễm khí của nhà máy là không đáng kể. Các nguồn phát sinh gây ô
nhiễm môi trường không khí chủ yếu là:
o Khí thải từ lò đốt dầu cung cấp nhiệt. Các chất ô nhiễm chủ yếu
trong khí thải lò đốt là CO, SO2, NO và bụi lò đốt. Tuy nhiên nồng độ các
khí thải CO, SO2, NO và bụi thường không lớn, dưới tiêu chuẩn cho phép
và chỉ ảnh hưởng cục bộ đến khu vực sản xuất . Nhà máy dùng biogas thay
thế dầu nên hạn chế được các khí ô nhiễm và bụi.
Bảng 2.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.

STT

Các thông
số

Đơn vị

sân phơi nguyên
liệu

1
2
3
4

Bụi
NOx
SO2
H2 S

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

0,3
0,06
0,006
0,002


Cuối hướng gió
cách lò hơi
100m
0,4
0,07
0,08
0,01

TCVN 5937 – 2005

(Sở Tài nguyên & môi trường thành phố Đà Nẵng- tháng 5 năm 2009)
12

0,3
0,4
0,5
0,3


Qua số liệu khảo sát cho thấy ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của nhà
máy tới môi trường không khí là ở mức độ thấp. Các điểm khảo sát ngoài
nhà xưởng có các thông số ô nhiễm nhỏ hơn TCVN 5945-2005.
o Bụi phát sinh bởi phương tiện vận chuyển nguyên liệu.
o Bụi sinh ra từ công đoạn sàng, sấy, đóng bao. Hiện nay nhà máy đã
lắp đặt xyclone thu hồi bụi tinh bột.
o Hơi mùi phát sinh tại các hồ xử lý sinh học bởi quá trình thủy phân
các hợp chất hữu cơ sinh ra các khí H2S, NH3, Indol, xe ton... tuy nhiên
lượng hơi này không lớn và chỉ ô nhiễn cục bộ, do đó mức độ ô nhiễm
không lớn.
o Ngoài ra hơi HCN phát sinh trong quá trình sản xuất , thành phần

trong sắn là hợp chất Cyanegenic thủy phân giải phóng HCN là axit dễ bay
hơi phát tán vào không khí. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chỉ ở khu vực nhà
máy, mức độ ô nhiễm không lớn.
II. 1.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn của nhà máy chủ yếu là bã từ công đoạn lọc, vỏ tạp
chất từ khâu bóc vỏ, đất từ hố lắng nước rửa củ và bùn từ các hồ xử lý sinh
học. Tuy nhiên tất cả bã và vỏ được thu gom và được bán cho các người
thu mua về để tái chế và sử dụng làm phân bón, làm thức ăn gia súc. Đất từ
hồ lắng được nhà máy thu gom mang trở lại đồn điền trồng sắn. Bùn được
chôn lấp đúng nơi qui định.
Bảng 2.3 Lượng chất thải rắn phát sinh tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.
SST
1

Các thành phần


Đơn vị
tấn/ngày

Giá trị
265

2

vỏ

tấn /ngày

25


3

đất

tấn /ngày

15

4
bùn
(Thông tin từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi - năm 2008)

13


II. 1.4 Nhiệt độ và tiếng ồn
Nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu sinh ra từ lò đốt và nhà sấy. Nhiệt
độ xung quanh khu vực lò hơi có thể lên đến 35- 40 0C. Khu vực nhà sấy
khoảng 29-310C. Tuy nhiên, sự ô nhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, khu vực sản xuất.
Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu được sinh ra từ lò đốt và các
công đoạn phân phối, bóc vỏ, rửa, băm và các máy ly tâm. Tại lò hơi, tiếng
ồn được sinh ra từ các quạt hút gió và quạt thổi gió. Tại máy phân phối,
máy bóc vỏ và máy rửa tiếng ồn dược sinh ra bởi củ sắn tươi va vào nhau
và vào thành thiết bị. Máy băm, máy mài và các máy ly tâm tiếng ồn sinh
ra chủ yếu do sắn và vào nhau và vào thành thiết bị, từ việc băm chặt vật
liệu và do sự hoạt động của các động cơ như: động cơ cánh khuấy, động cơ
băng chuyền, hoạt động của các máy ly tâm, máy bơm bột, máy bơm nước.
Cường độ ồn tại các nơi này thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả

đo tiếng ồn và các vi khí hậu tại nhà máy được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả đo tiếng ồn và vi khí hậu tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.
STT Các thông số
1
2
3
4

Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Độ ồn

Đơn vị
0

C
%
m/s
dBA

Sân phơi
nguyên
liệu
31,0
87
1-2
71-74

Cuối hướng

gió cách lò hơi
100m
30,5
86
1-3
61-70

QĐ 3733/2002
QĐ-BYT
32
75-85
2
85

(Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Đà Nẵng- tháng 5 năm 2009)
Qua bảng 2.4 cho thấy, mức âm chung tại gần vị trí sản xuất có giá
trị nhỏ hơn chuẩn số của Bộ y tế khoảng 10-13 dBA và tại vị trí cách lò hơi
100m thì mức âm càng nhỏ hơn chuẩn số của Bộ y tế và không ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng môi trường cũng như hiệu quả sản xuất của nhà máy.
Nhiệt độ tại khu vực sản xuất thường nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

14


II. 1.5. Ảnh hưởng của các dạng ô nhiễm
Ảnh hưởng của nước thải
- Nước thải có BOD, COD cao làm cho nồng độ oxy hòa tan (DO)
bị suy giảm, gây ức chế quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Khi phân
hủy các yếm khí sẽ sinh ra các khí độc như: H2S, mêtan....
- Quá trình chuyển hóa tinh bột thành axit hữu cơ làm cho pH nước

thải giảm ( mang tính axit) gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài thủy sinh,
gây ức chế làm chúng không thể sống được hoặc phải di chuyển đi nơi
khác. Ngoài ra pH thấp gây ăn mòn các công trình thoát nước và các thiết
bị xử lý chất thải.
- TS cao làm lắng đọng và thu hẹp diện tích các mương dẫn.
- Nước thải có độ màu sẽ ngăn cản quá trình quang hợp của tảo làm
thiếu oxy trong nước, giảm tầm nhìn của động vật thủy sinh và ảnh hưởng
tới môi trường cảnh quan.
Ảnh hưởng của khí thải:
- Tác hại của bụi và khí lò đốt:
Đối với con người: khi tiếp xúc với bụi và khí thải trong thời gian dài
thì sẽ mắc một số chứng bệnh sau:Viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,
viêm giác mạc....
Đối với thực vật: bụi bám trên lá cây sẽ làm giảm khả năng quang
hợp của cây xanh dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây trồng chậm phát
triển.
Đối với trang thiết bị, công trình: bụi bám trên bề mặt các thiết bị và
công trình sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị, công trình.
Khí lò đốt : COx, SO2, NOx... các khí này thải ra gây tác hại lâu dài
với tầng ôzôn như: hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ô zôn...
Hơi HCN và các khí : H2S, NH3, Indol, xeton và khí lò đốt khi tiếp
xúc lâu dài gây khó chịu, chóng mặt, đau đầu, mỏi mệt, buồn nôn...
Ảnh hưởng của nhiệt độ và tiếng ồn:
Chủ yếu ảnh hưởng tới con người, như gây các bệnh về thần kinh,
đau dầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm sự tập trung lao động dẫn đến tai nạn
lao động, gây bệnh điếc nghề nghiệp, giảm năng suất làm việc của công
15


nhân. Đặc biệt nhiệt độ càng cao thì khí HCN và khí từ các hồ bốc hơi càng

nhiều và làm cho môi trường không khí càng trở nên ô nhiễm hơn.
II. 2. Các biện pháp quản lý, xử lý và kiểm soát chất thải của nhà máy.
Nhà máy đã lắp đặt các thiết bị, đồng hồ đo lượng nước sử dụng .
Tuy nhiên cần lắp đặt thêm các van khóa trên đường ống dẫn dầu để đề
phòng khi sự cố xảy ra.
Nhà máy thường xuyên vệ sinh trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng
định kì 5 ngày/ 1 lần.
Các loại chất thải rắn như: Bã, vỏ được nhà máy thu gom vào nơi
quy định và bán cho các người thu mua.
Đối với nước cấp: Nhà máy đã đầu tư và xây dựng bể xử lý nước cấp
đảm bảo đủ lượng nước đạt tiêu chuẩn cho sản xuất .
Đối với nước thải: Nước thải được phân luồng thành hai dòng riêng.
Nước sau tinh chế bột được đưa vào bể trung hòa và bể tách cặn, sau đó
được đưa ra hệ thống hồ sinh học. Nước sau khi rửa củ được cho đi qua
lưới lọc vào bể lắng để tách đất cặn sau đó được hòa chung với dòng nước
tinh chế trước khi đi vào hệ thống hồ sinh học.
Đối với lò đốt: Nhà máy đã xây dựng và tận dụng lượng biogas từ bể
UASB dùng làm nhiên liệu đốt thay thế dầu FO trước đây, tiết kiệm chi phí
và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên hiện tại bể UASB không hoạt
động, nhà máy tạm thời sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt. Lò đốt có ống
khói cao 15 m để pha loãng và đảm bảo nồng độ các khí thải ra đạt tiêu chuẩn.
Đối với bụi tinh bột từ công đoạn sàng, sấy, đóng bao: Nhà máy đã
lắp đặt xyclone thu hồi bụi tinh bột nhằm giảm thất thoát và giảm ô nhiễm
môi trường.
Đối với nhà xưởng: Nhà xưởng được xây dựng cao ráo, thông
thoáng. Nhà máy có lắp đặt các quạt hút và thông gió. Nên vấn đề ô nhiễm
khí trong khu vực sản xuất của nhà máy là không đáng kể.
Tóm lại, quá trình sản xuất của nhà máy phát sinh các dạng chất thải
như: nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn. Trong đó nước thải là nguồn
gây ra ô nhiễm chính, các dạng chất thải còn lại gây ảnh hưởng không lớn,

ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Vì nước thải là thành phần gây ô nhiễm
chính nên nhà máy cần có sự quan tâm đúng mức để tiến tới sự phát triển
bền vững.

16


CHƯƠNG III
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
QUẢNG NGÃI
III.1.Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi được
thể hiện trên hình 3.1.

Nước thải
Tinh chế bột

Bể điều hoà 1

Bể lắng cặn

Bể điều hoà 2
Nước rửa củ

Tách vỏ cặn

Bể lắng cát
Hồ yếm khí

Hồ tuỳ nghi 1


Hồ tuỳ nghi 2

Hồ tuỳ nghi 3

Hồ điều hoà

Nước thải ra
Suối Bản thuyền
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi

17


Nước thải nhà máy gồm 2 nguồn chính, nước rửa củ và nước trích ly bột,
được phân luồng trước khi hoà làm một.
Nước rửa củ trước khi hoà với dòng nước trích ly được đưa qua bể
lắng có song chắn để loại bớt đất, cát và vỏ củ.
Nước trích ly có nhiều cặn và mang tính axít được cho vào bể trung
hoà trung hoà bằng dung dịch Ca(OH) 2 để nâng PH phù hợp cho quá trình
xử lý yếm khí, sau đó được cho qua bể lắng nhằm tách cặn lắng. Tách cặn
xong nước trích ly được hoà chung với dòng nước rửa củ cũng đã tách cặn
nhằm mục đích ổn định PH và lưu lượng dòng thải, pha loãng nồng độ
chất hữu cơ đạt yêu cầu để công đoạn xử lý yếm khí sau đạt hiệu quả.
Nước thải được dẫn vào hồ xử lý yếm khí. Các vi sinh vật yếm khí
phân huỷ cặn hữu cơ lắng ở dưới đáy một cách mạnh mẽ (hiệu suất trên
90%). Sản phẩm tạo ra là axít hữu cơ, rượu và các khí CH 4, CO2, H2S...và
nước, đó là lý do các khí sinh ra ở hồ này có mùi khó chịu.
Sau khi xử lý yếm khí nước thải được dẫn qua hồ tuỳ tiện. Các chất
hữu cơ và cặn còn lại tiếp tục được phân huỷ. Đây là loại hồ kết hợp cả hai

quá trình song song. Quá trình oxi hoá hiếu khí các chất hữu cơ hoà tan có
đều trong nước và quá trình lên men yếm khí sản phẩm chủ yếu là CH 4. Hồ
phân lớp thành 3 vùng.
Lớp trên là vùng hiếu khí .
Lớp giữa là vùng trung gian.
Lớp dưới là vùng yếm khí.
Nguồn oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá hiếu khí các chất hữu cơ
trong nước thải là từ khuếch tán qua bề mặt nhờ gió và sự quang hợp của
tảo dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn hiếu khí sử dụng ôxi này
để oxi hoá các chất hữu cơ và tạo CO2, H2O.
Tảo tiếp tục sử dụng CO2 để tổng hợp nguyên sinh chất và giải phóng
O2 . Vùng yếm khí diễn ra ở đáy hồ. Ở đây các chất hữu cơ bị lên men yếm
khí sinh ra các khí CH4. H2S, H2, N2, CO2, chủ yếu là CH4.
Trong hồ hình thành hai tầng phân cách nhiệt: tầng nước trên có nhiệt
độ cao hơn tầng nước dưới. Tầng trên có tảo phát triển, tiêu thụ CO 2 làm
cho PH chuyển sang dạng kiềm. Tảo phát triển mạnh rồi chết, tự phân huỷ
18


làm cho nước thiếu oxi hoà tan ảnh hưởng đến vi sinh vật hiếu khí, lúc này
vi sinh vật tuỳ tiện lại hoạt động mạnh.
Sau khi qua hồ tuỳ tiện, nước thải được dẫn qua hồ điều hoà hay còn
gọi là hồ hiếu khí để xử lý triệt để phần chất hữu cơ còn lại sau khi ra khỏi
hồ tuỳ tiện bằng vi sinh vật hiếu khí có trong hồ, đồng thời ổn định dòng
nước trước khi thải ra môi trường. Vi sinh vật oxi hoá chất hữu cơ còn lại
trong nước thải nhờ sử dụng oxi được khuếch tán tự nhiên vào lớp nước
trên mặt và nhờ sự quang hợp của tảo từ ánh sáng mặt trời. Do vậy chiều
sâu của hồ nhỏ (30-40cm) và diện tích mặt hồ lớn để đảm bảo ánh sáng mặt
trời cho tảo quang hợp và lượng oxi khuếch tán cần thiết, tạo điều kiện cho
vi sinh vật hiếu khí phát triển và oxi hoá triệt để phần chất hữu cơ còn lại

trong nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau khi xử lý được thải vào nguồn tiếp nhận là sông Bán
Thuyền.
Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được trình bày ở
hình 3.2.

19


Hình 3.2 Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tinh bột
sắn Quảng Ngãi.

20


III.2. Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy
Nhà máy hoạt động chia theo mùa vụ tuỳ vào thời gian thu hoạch
nguyên liệu sắn. Nhà máy hoạt động công suất cao nhất vào tháng 9 đến
tháng 2 năm sau, công suất bình quân từ tháng 3 đến tháng 8. Trung bình
lượng nước nhà máy thải ra 5000m3/ngày.
Đặc tính nước thải ở đầu vào hệ thống xử lý
Đặc tính nước thải ở đầu hệ thống xử lý được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các thông số nước thải tại đầu vào hệ thống xử lý
STT

Các thông số

1
2
3

4
5
6
7
8

Lưu lượng
pH
COD
BOD5
TS
Màu

Đơn vị

Giá trị

m3/ngày.đêm
mg/l
mg/l
mg/l
-

khảo sát
5000
6,08
10.000
6500
3500
Trắng đục


TCVN 5945– 2005
(Loại B)
5,5-9
80
50
100
-

0
Nhiệt độ
C
30 -31,5
Mùi
Không
(Phòng thí nghiệm nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi- năm 2008)

Nhận xét:
Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, tống chất rắn đều cao. Hàm
lượng TS cao hơn TCVN 5945 – 2005 về nước thải loại B 35 lần, hàm
lượng COD cao hơn TCVN 5945 – 2005 loại B 125 lần, hàm lượng BOD
cao hơn TCVN 5945 – 2005 loại B 130 lần. Tuy nhiên PH và nhiệt độ đạt
tiêu chuẩn cho phép.
Thông số nước thải tại đầu ra hệ thống xử lý
Thông số nước thải sau khi được xử lý bởi hệ thống xử lý nước thải
của nhà máy được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các thông số nước thải sau khi qua hệ thống xử lý
STT

Các thông số


Đơn vị

Kết quả khảo sát
21

TCVN 5495 -


1
2
3
4

2005 (Loại B)
PH
7,36
5,5-9
COD
mg/l
252
80
BOD5
mg/l
170
50
TS
mg/l
206
100

(Phòng thí nghiệm nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi- năm 2008)
Nhận xét:

Sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, nước thải đã giảm
đi một lượng lớn chất hữu cơ và cặn, là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hàm lượng TS giảm còn 5.9% (đạt hiệu suất xử lý 94%),hàm lượng COD
giảm còn 2.5% (đạt hiệu suất xử lý 97,5%), hàm lượng BOD giảm còn
2,6% (đạt hiệu suất xử lý 97,4%). Tuy nhiên, nước thải ra môi trường vẫn
không đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945-2005 loại B về nguồn nước thải ra.
COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3,15 lần. BOD cao hơn tiêu chuẩn cho
phép 3,4 lần, TS cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,6 lần. Nước thải ra có màu
xanh của tảo và hơi đen của bùn. Nhiệt độ và PH đạt tiêu chuẩn.

22


KẾT LUẬN
Ngành tinh bột sắn đang là một trong những ngành kinh tế quan trọng
của đất nước. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành tinh bột sắn
cũng nảy sinh nhiều vấn đề đối với môi trường có liên quan cần giải quyết.
Đó là nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt và đặc
biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa qua xử lý. Hiện nay ở nước
ta phần lớn các cơ sở tinh bột sắn đã lắp đặt hệ thống xử lý nhưng hệ thống
không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Chỉ có một số lượng nhỏ
các cơ sở tinh bột sắn có hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt. Do vậy
vấn đề giảm thiểu và quan trọng là xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bột
sắn là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm và đầu tư thích đáng.
Sau quá trình thực tập tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi em rút ra
những kết luận sau:
Nước thải nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có hàm lượng chất ô

nhiễm cao, các thông số ô nhiễm chính của nước thải là:
Hàm lượng TS lớn (TS = 3500 mg/l).
Hàm lượng COD cao hơn TCVN 5945-2005 loại B 125 lần (COD =
10000mg/l).
Hàm lượng BOD5 cao hơn TCVN 5945-2005 loại B 130 lần (BOD 5 =
6500mg/l).
Khí thải: Ảnh hưởng do hoạt động của nhà máy tới môi trường không
khí ở mức độ thấp. Nguồn khí thải chủ yếu là tại lò đốt. Khí thải sinh ra từ
hệ thống xử lý gây ảnh hưởng đến người lao động và khu vực sản xuất.
Chất thải rắn: Chất thải rắn của nhà máy gồm có bã thải, vỏ củ sắn, cát
lắng và bùn từ hệ thống xử lý. Phần lớn các chất thải rắn này được thu gom
và bán cho các người thu mua. Bùn được chôn lấp đúng nơi quy định.
Nhiệt độ và tiếng ồn: Nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu sinh ra từ lò
đốt. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu sinh ra từ lò đốt và các máy ly
tâm, máy băm, máy rửa củ. Ô nhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến người lao động, khu vực sản xuất.

23


Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt hiệu suất tốt (đạt 98%). Tuy
nhiên một số hồ hoạt động không tốt, hồ tuỳ nghi đạt hiệu suất thấp (1520%). Khí sinh ra ở hồ yếm khí phát tán ảnh hưởng đến công nhân. Song
chắn rác có mắt lưới hơi to chưa lọc được những bã nhỏ.
Nước thải vào nguồn tiếp nhận vẫn còn nồng độ chất hữu cơ cao hơn
tiêu chuẩn cho phép, các thông số chính của nước thải sau khi qua hệ thống
xử lý là:
Hàm lượng TS cao hơn TCVN 5945-2005 loại B 2,1 lần. (TS = 206
mg/l).
Hàm lượng COD cao hơn TCVN 5945-2005 loại B (TS 206mg/l) 3,15
lần (COD = 252 mg/l).

Hàm lượng BOD5 cao hơn TCVN 5945-2005 loại B 3,4 lần (BOD =
170mg/l).
Do vậy nhà máy cần cải thiện lại một số hồ hoạt động chưa hiệu quả
hoặc thêm một số công đoạn vào hệ thống xử lý để nước thải ra nguồn tiếp
nhận đạt tiêu chuẩn, đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhà máy và cho đất nước.
Đồng thời khắc phục khí từ hồ yếm khí để đảm bảo sức khoẻ công nhân và
khu vực quanh hồ.
Do thời gian thực tập không nhiều, số liệu thu thập chưa đầy đủ nên
báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, cô
giáo hướng dẫn và các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn bài báo
cáo này và bổ sung vào kiến thức đã tiếp thu ở nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, Ban Giám đốc, các anh
chị trong phòng kỹ thuật nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi đã tận tình giúp
đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Quảng Ngãi, ngày .....tháng .....năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Hoè
24


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

25


×