Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học phân hoá trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.95 KB, 74 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2
KHOA giáo dục tiểu học
************
lê thị duyên

vận dụng phơng pháp dạy học
phân hoá trong dạy học môn tự
nhiên và xã hội lP 3

KHOá LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
Chuyờn ngnh: PPDH T nhiờn v Xó
hi
Ngi hng dn khoa hc

Th.s PHM QUANG TIP

H NI - 2010

1



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - Th.s
Phạm Quang Tiệp. Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình
học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo và học sinh


các trường Tiểu học: Tiểu học Văn Xá (huyện Kim Bảng- Hà Nam), Tiểu học
B Nhật Tân ( huyện Kim Bảng- Hà Nam), Tiểu học Đại Cương (huyện Kim
Bảng- Hà Nam), Tiểu học Ba Sao (huyện Kim Bảng- Hà Nam), Tiểu học
Xuân Hòa A (phường Xuân Hòa- Thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc) đã góp phần
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Lê Thị Duyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những
kết quả và số liệu trong khoá luận chưa được công bố dưới bất kì hình thức
nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Lê Thị Duyên


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Phương pháp dạy học: PPDH

Sách giáo khoa: SGK
Thực nghiệm: TN
Đối chứng: ĐC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

trang

1.Lý do chọn đề tài

1

2.Mục đích nghiên cứu

2

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

4.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3

5.Giả thuyết khoa học

3


6.Các phương pháp nghiên cứu

3

7.Cấu trúc của khóa luận

3

NỘI DUNG

5

Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng
PPDH phân hóa trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
1.1. Cơ sở lí luận

5
5

1.1.1. Định hướng đổi mới PPDH ở Tiểu học

5

1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học

5

1.1.1.2. Một số định hướng đổi mới PPDH

5


1.1.1.3. Một số định hướng để lựa chọn PPDH ở Tiểu học

7

1.1.2. Phương pháp dạy học phân hóa

10

1.1.2.1. Lịch sử nghiên cứu PPDH phân hóa

10

1.1.2.2. Khái niệm PPDH phân hóa

12

1.1.2.3. .3. Bản chất của PPDH phân hóa

14

1.1.2.4. Ưu, nhược điểm của PPDH phân hóa

14

1.1.2.5. Vai trò của GV và HS trong việc vận dụng PPDH phân
hóa

15


1.1.3. Một số vấn đề về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

16

1.1.4. Vai trò của PPDH phân hóa trong dạy học môn Tự nhiên và

18


Xã hội lớp 3
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiểu biết của GV về PPDH phân hóa
1.2.2. Mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp, hình thức
dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội
1.2.3. Mức độ và hiệu quả sử dụng PPDH phân hóa trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi việc vận dụng PPDH phân
hóa trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Chương 2. Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
2.1. Các nguyên tắc khi vận dụng PPDH phân hóa trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3
2.2. Quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng PPDH
phân hóa
2.3. Một số bài trong môn Tự nhiên và Xã hội 3 dạy học bằng PPDH
2.4. Một số giáo án minh họa cho quy trình dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 3 bằng PPDH phân hóa

20
21

22
23
26
29
29
32
33
34

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

53

3.1. Mục đích thực nghiệm

53

3.2. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm

53

3.3. Nội dung thực nghiệm

53

3.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học

54

3.5. Kết quả


54

KẾT LUẬN

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58


MỞ ĐẦU
Nhịp độ phát triển của khoa học
1. Lí do chọn đề tài

kĩ thuật, khoa học công nghệ, của mọi mặt
đời sống xã hội ngày càng nhanh khiến cho
những tri thức thu được trong những năm
học ở trường đã trở thành không đủ, nếu
không muốn nói là luôn sẵn sàng rơi vào
tình trạng lạc hậu. Con người cần phải học
hỏi được nhiều tri thức hơn nữa và quan
trọng hơn là biết cách “học suốt đời”, biết
bản thân mình cần phải học gì, cần phải
làm như thế nào để đạt được mục đích của
việc học.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì
yêu cầu về nguồn nhân lực cũng thay đổi.
Vì vậy các nhà trường không thể không tính

toán để đào tạo những con người như yêu
cầu của xã hội đặt ra. Các phương pháp
dạy học quen thuộc và đã thực hành trước
đây bắt đầu trở nên không thích hợp với việc
đào tạo những con người theo tiêu chuẩn
“biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có’’. Việc kiếm tìm những phương
pháp dạy học tích cực có khả năng đảm bảo
bồi dưỡng tiềm lực sáng tạo ở con người


ngay từ tuổi HS

con người. Đồng thời hình thành và rèn

đang đặt ra như

luyện cho học sinh những kĩ năng thực

một yêu cầu bức

hành cần thiết cho cuộc sống của các em

thiết.

trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Vì
dục

vậy việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội


Tiểu học được coi

cũng quan trọng như việc dạy môn Toán và

là bậc học nền

Tiếng Việt.

Giáo

tảng, giúp trang bị
cho

học

sinh

những kiến thức
cơ bản, ban đầu,
là cơ sở để học
tiếp các bậc học
sau. Trong đó môn
Tự nhiên và Xã
hội là một môn
khoa học có tính
tích hợp cao, là
tổng

hợp


của

nhiều ngành khoa
học

như:

Toán

học, Hoá học,Vật
lí học, Sinh học,…
Học Tự nhiên và
Xã hội học sinh có
những hiểu biết cơ
bản về thế giới tự
nhiên, xã hội và


Để góp phần thực hiện mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói
chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chương trình môn học Tự nhiên và Xã
hội đã đưa ra những yêu cầu, những mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo trong các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh phải
có những hoạt động học tập phát huy được hết tố chất vốn có của mình. Điều
này yêu cầu người giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
cần phải sử dụng phối hợp linh hoạt các PPDH có tác dụng phát huy năng lực,
phát huy sự tích cực, chủ động phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức và kích thích
được hứng thú học tập của học sinh như: phương pháp làm làm việc theo
nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi,...
PPDH phân hoá được coi là một phương pháp dạy học tích cực. Việc

sử dụng phương pháp này giúp GV khơi dậy và phát huy những năng lực vốn
có của mỗi học sinh để giải quyết và thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp đảm
bảo nguyên tắc dạy học sát đối tượng. Trên cở sở nghiên cứu đặc điểm bản
chất của PPDH phân hoá và đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội lớp3, chúng
tôi nhận thấy việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3 là cần thiết và có hiệu quả giáo dục cao. Xuất phát từ lí do đó tôi
chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học phân hoá trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học theo phương pháp phân
hoá để tổ chức cho học sinh học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Qua đó
góp phần đổi mới PPDH ở Tiểu học và nâng cao chất lượng dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo PPDH phân hoá.


3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở
việc vận dụng PPDH phân hoá để dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH phân hoá.
Tìm hiểu thực trạng vận dụng PPDH phân hoá trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
Đề xuất quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo PPDH
phân hoá và thiết kế một số giáo án môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo PPDH
phân hoá.

5. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng PPDH phân hoá để dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói
riêng, các môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung.
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,
nội dung chính của khoá luận bao gồm:
Chương1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PPDH
phân hoá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3


Chương 2. Vận dụng PPDH phân hoá trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos)

có nghĩa là con đường để đạt mục đích dạy học.
Ta có thể hiểu phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức
hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Hai hoạt động này tồn tại
và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng: hoạt động của thầy đóng vai
trò chỉ đạo (tổ chức, điều khiển) và hoạt động của trò đóng vai trò tích cực,
chủ động (tự tổ chức, tự điều khiển).
Như vậy, phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của
cả thầy và trò nhằm đạt được mục đích của việc dạy học.
1.1.1.2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay thế các phương pháp
cũ bằng loạt các phương pháp mới. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới
cách tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và các hình thức tổ
chức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các
phương pháp dạy học truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp
mới nhằm phát huy tối đa năng lực, sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh, giúp học sinh sớm đạt được năng lực mong muốn.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bậc Tiểu học nói
riêng đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Điều đó thể


hiện trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ như: Nghị quyết 4
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1993), Nghị quyết Trung ương II
khoá VIII (12/1996), Nghị quyết số 4 (9/2000) của Quốc hội, chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam (2001- 2010). Định hướng trên của Đảng được cụ thể
hoá tại Điều 24 Chương 2 Luật giáo dục năm 2005, chương trình Tiểu học
mới (11/2001),…Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học thể hiện những định
hướng cơ bản sau:
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ năng lực,
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung

tâm” để tổ chức mọi hoạt động, mọi kế hoạch học tập. Theo định hướng này,
khi xây dựng kế hoạch giảng dạy giáo viên phải bám sát vào trình độ của học
sinh, thiết kế những nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo
tất cả học sinh được khơi dậy và phát huy năng lực vốn có của mình để tham
gia các hoạt động học, giải quyết và thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học
của học sinh, học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên trình độ
của mỗi học sinh là khác nhau, có những học sinh phát hiện nhanh và nắm
chắc kiến thức nhưng ngược lại có những học sinh chậm hơn, việc phát hiện
và chiếm lĩnh kiến thức cần có sự giúp đỡ và gợi mở của giáo viên.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao
cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện cơ
sở thực tiễn.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kĩ năng thực
hành, tăng cường việc vận dụng những kinh nghiệm đã có ở học sinh để
chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng.


Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương pháp
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy,
lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.
Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/
QH 10 của Quốc hội khoá X thì đổi mới phương pháp dạy học là một nội
dung chủ yếu. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là: Tổ
chức các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học phân hoá sát
đối tượng. Ngoài việc yêu cầu học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản theo
kiến thức và kĩ năng theo các đơn vị kiến thức của bài học thì giáo viên phải
khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của học sinh để giải quyết và

thực hiện những nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với chính khả năng của
các em. Các đơn vị kiến thức cơ bản được tất cả học sinh thực hiện. Học sinh
khá giỏi được mở rộng và nâng cao kiến thức trên nền kiến thức cơ bản mà
mục tiêu bài học đã đặt ra. Học sinh yếu, kém đạt được cái đích “hiểu và vận
dụng được” những kiến thức cơ bản của bài.
Trên cơ sở phân tích những định hướng đổi mới của phương pháp dạy
học và qua việc tìm hiểu bản chất của phương pháp dạy học phân hoá, chúng
tôi nhận thấy phương pháp dạy học phân hoá hoàn toàn thoả mãn được những
định hướng trên. Dạy học phân hoá đi sâu vào cá thể hoá, đối tượng hoá, đối
xử cá biệt theo năng lực nhận thức của học sinh trên cơ sở mục tiêu, nội dung
bài học. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dạy học phân hoá đối tượng học
sinh sẽ là một vấn đề khó khăn của giáo viên nếu như không có sự chỉ đạo cụ
thể của các cấp quản lí giáo dục và năng lực sư phạm của giáo viên đứng lớp.
1.1.1.3. Một số định hướng để lựa chọn phương pháp dạy học ở Tiểu học
a) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học


Trong trường Tiểu học, học sinh được lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo thông qua các môn học. Do đó cần phải sử dụng nhiều phương
pháp dạy học khác nhau để phù hợp với nội dung từng môn học, hay nói cách
khác nội dung dạy học mang tính toàn diện. Chương trình Tiểu học hiện nay
được soạn thảo có tính chất phân hoá học sinh, nghĩa là bên cạnh việc trình
bày những nội dung cơ bản dành cho tất cả học sinh còn có nội dung nâng cao
dành cho học sinh khá giỏi. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng
cần phải chú ý để triển khai hết nội dung chương trình.
b) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí của
người học
Học sinh là đối tượng của giáo viên, là thực thể có ý thức, là một nhân
cách. Do đó phương pháp dạy học của giáo viên hiệu quả ở mức độ nào còn
phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí của học sinh. Ở mỗi thời điểm khác nhau học

sinh có hai trình độ: trình độ hiện tại là những tri thức học sinh đã tiếp thu
được và trình độ phát triển gần nhất đó là khả năng tiếp thu những tri thức
mới gần gũi với tri thức cũ, gần gũi với cái đã có trong kinh nghiệm của bản
thân học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên là sự tạo ra cái mới trong tâm lí
học sinh, nghĩa là hoạt động dạy học nhằm vào trình độ phát triển gần nhất. Ở
mỗi học sinh hai trình độ này là khác nhau. Do đó giáo viên phải nắm vững
hai trình độ này ở học sinh để đảm bảo nguyên tắc dạy sát đối tượng. Việc lựa
chọn phương pháp phân hoá vào dạy học tạo điều kiện để giáo viên thực hiện
được nguyên tắc này.
c) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nhà sư phạm
Vai trò của thầy cô giáo có vị trí rất quan trọng trong quá trình dạy học.
Để thực hiện được mục tiêu các môn học, các định hướng đổi mới trong dạy
học trong đó có đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc chặt chẽ vào năng


lực của người giáo viên. Người giáo viên trước hết phải có trình độ chuyên
môn vững chắc, am hiểu sâu sắc bản chất của các phương pháp dạy học để có
thể lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp và hiệu quả. Ngoài ra, người
giáo viên, nhất là giáo viên Tiểu học thì ngoại hình đẹp, khuôn mặt ưa nhìn,
giọng nói truyền cảm,…luôn là thế mạnh, là điều cần thiết để hỗ trợ cho việc
giảng dạy thành công.
d) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các yếu tố khác Phương tiện
dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả sử dụng các phương
pháp dạy học Tiểu học. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và các
đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường. Giáo viên cần sử dụng tối đa các phương
tiện, đồ dùng dạy học gắn liền với các phương pháp dạy học để giờ học đạt
kết quả cao.
Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học chỉ ra con đường cho
các nhà sư phạm xây dựng và lựa chọn các phương pháp dạy học mới, hiện
đại. Những phương pháp dạy học đó phải đảm bảo dạy sát đối tượng, phải chỉ

ra cách thức hoạt động để đạt được mục tiêu, nội dung của từng bậc học, lớp
học, môn học. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức
sơ giản về thế giới tự nhiên, con người và xã hội, rèn luyện những kĩ năng
quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành,…phục vụ cho việc học và phục vụ
cho cuộc sống sau này. Bản thân môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cũng có
những nội dung khó dễ khác nhau, có nhiều nội dung liên quan đến kinh
nghiệm của cá nhân học sinh. Mặt khác, trong cùng một lớp học không phải
tất cả học sinh đều có trình độ, vốn kinh nghiệm như nhau, có học sinh trình
độ năng lực học tập tốt, có vốn kinh nghiệm phong phú song có những học
sinh năng lực học tập hạn chế, kinh nghiệm nghèo nàn. Do đó vận dụng
phương pháp dạy học phân hoá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3


là điều cần thiết, kết hợp cùng các phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả
dạy học.
1.1.2. Phương pháp dạy học phân hoá
1.1.2.1. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học phân hoá
Dạy học phân hoá có từ rất sớm. Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479)
đã đề cao vai trò của dạy học chú ý đến từng cá nhân, ông chủ yếu sử dụng
hình thức dạy học cá nhân.
Ở phương Tây, vào thời trung cổ, học sinh của các trường giáo hội được
tổ chức theo nhóm nhưng được dạy học theo từng cá nhân. Từ thế kỉ XV đến
thế kỉ XVII xuất hiện nhiều nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ, đã chú ý đến dạy
học hướng vào khai thác tiềm năng của từng cá nhân học sinh. Tiêu biểu là:
- J.A.Commenxki (1592 - 1670) cho rằng dạy học phải phát huy tính tích cực,
tính chủ động của học sinh, dẫn dắt các em suy nghĩ, tìm tòi để tự mình
nắm được bản chất vấn đề học tập.
- J.J.Rútxô (1712 - 1778) quan tâm đến sự phát triển tự nhiên ở mỗi con
người. Theo ông, phải lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập, làm cho họ

tích cực, tự lực tìm tòi, khám phá, tìm lấy tri thức.
- A.Distesvec chú trọng đến sự phát triển cá biệt của từng học sinh và cho
rằng dạy học cần dựa vào đặc điểm tâm lí của trẻ.
Những năm đầu thế kỉ XX, J.Dewey (1916) cho rằng giáo dục và dạy
học là sự phát triển tiềm năng, năng lực vốn có của học sinh. Do vậy việc học
tập là quá trình xử lí kinh nghiệm mà người học tiến hành với sự giúp đỡ của
nhà giáo dục theo nhu cầu và lợi ích cá nhân.
Cùng với quan điểm trên, phong trào dạy học hướng vào người học đã
thực nghiệm theo quan điểm “ dạy học cá nhân” ở gần 200 trường học. Các
tác giả Bori, Rodolflo, Azzi, Fred Keller, J.Gilmour,…đã thực hiện chương
trình dạy học cá nhân theo hai cách:


- Yêu cầu người thầy cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học
khác nhau phù hợp với từng học sinh và mỗi học sinh phải có cách học khác
nhau tuỳ theo khả năng của mình.
- Để phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi học sinh, giáo viên
phải chia nội dung dạy học thành những giai đoạn nhỏ và mỗi phần, mỗi chi
tiết có liên quan đến phần chung.
Carol Ann Tomlinson cho rằng trẻ em rất khác nhau về mọi
phương diện, họ có nền văn hoá và khả năng khác nhau vì vậy người thầy
phải tìm kiếm những con đường, những phương pháp thích hợp trong lớp đối
với họ.
Những năm gần đây, ở Cộng hoà Pháp cũng rất coi trọng việc rèn
luyện cho học sinh phương pháp tự tìm kiến thức ngay từ bậc Tiểu học.
Ở Liên Xô, đã công bố hơn 200 công trình nghiên cứu về những đặc
điểm cá biệt của trẻ em và phương hướng tiếp cận cá biệt hoạt động nhận thức
của học sinh:
- Theo E.X.Rabunxki thì cá biệt hoá là nguyên tắc quan trọng nhất trong lí
luận dạy học.

- Các tác giả I.E.Unt, V.I.Zagvia Zinxki, L.P.Knưs, M.M. Nicôlaeva có cùng
quan điểm với E.X.Rabunxki. Họ đưa ra hệ thống tiêu chí để phân loại học
sinh. Trong đó nhấn mạnh đến kĩ năng làm việc độc lập và trình độ nhận
thức của học sinh là những tiêu chí cơ bản để giúp giáo viên tổ chức dạy học
theo hướng cá biệt hoá.
- R.R.Sigh (1991) đã đưa ra thuật ngữ “Quá trình dạy học lấy
người học làm trung tâm” để nhấn mạnh vai trò của người học.
Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến, thầy đồ cùng một lúc dạy nhiều
học sinh ở những độ tuổi khác nhau.


- Một số tác giả như: Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Trần Bá Hoành,
Nguyễn kỳ,…đã có những nghiên cứu về những vấn đề chung như: mối
quan hệ giữa dạy và học, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học,…
- Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Vũ Hoạt và một số tác giả khác đã
đề cập tới biện pháp khơi dậy và phát huy tính cá biệt của mỗi học sinh.
Phạm Viết Vượng khẳng định dạy học cá biệt hoá cần chú ý tới từng học
sinh, giao cho họ những nhiệm vụ, tác động đến họ theo những đặc điểm cá
biệt, theo trình độ mà họ đang có.
- Tác giả Nguyễn Hữu Châu đã đề cập đến dạy học phân hoá trong cuốn: “
Những vẫn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”
- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiên - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng có bài viết
Các giải pháp chỉ đạo thực hiện dạy học phân hoá đối tượng học sinh trong
trường Tiểu học đăng trên báo Dạy và học ngày nay.
Như vậy phương pháp dạy học phân hoá không phải là một phương
pháp hoàn toàn xa lạ. Nó đã có từ lâu, tuy nhiên trải qua những thăng trầm
của lịch sử, của sự biến đổi các quan điểm về giáo dục, sự mới - cũ của
phương pháp dạy học phân hoá là khác nhau. Hiện nay, trong nền giáo dục
Việt Nam, phương pháp dạy học phân hoá là một phương pháp mới, đã và
đang nhận được sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà giáo dục và

các giáo viên đứng lớp.
1.1.2.2. Khái niệm phương pháp dạy học phân hoá
Theo từ điển Tiếng Việt thì “phân hoá là phân chia và làm cho biến đổi
thực chất”.
Theo tác giả Nguyễn Bá Kim hình thức dạy học phân hoá có thể thực
hiện theo hai hướng: phân hoá nội tại và phân hoá về tổ chức.


- Phân hoá nội tại (hay còn gọi là phân hoá trong) là dùng những biện pháp
phân hoá thích hợp trong một lớp học thống nhất, cùng với một kế hoạch học
tập, chương trình và sách giáo khoa.
- Phân hoá về tổ chức (hay còn gọi là phân hoá ngoài) là hình thức dạy học
phân thành các nhóm ngoại khoá, lớp chuyên,…
Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu, dạy học phân hoá bao gồm những hình
thức chủ yếu sau đây:
- Hình thức dạy học phân ban: là hình thức dạy học mà mỗi trường tổ chức dạy
học theo một số ban đã được quy định trên phạm vi toàn quốc và học sinh
được phân chia vào các lớp học tuỳ theo năng lực, hứng thú và nhu cầu.
- Hình thức dạy học tự chọn: là hình thức dạy học theo “nhu cầu” (học sinh
cần gì thì học đấy, học sinh phải được quyết định cả về số lượng và chất
lượng nội dung học tập của mình).
- Hình thức dạy học phân ban kết hợp với dạy học tự chọn. Đây là
hình thức dạy học mà học sinh vừa được phân chia theo các ban khác nhau,
đồng thời học sinh được chọn một số môn học và giáo trình tự chọn ngoài nội
dung học tập bắt buộc chung cho mỗi ban.
Từ những quan điểm về phân hoá, dạy học phân hoá trên đây có thể đi
đến kết luận về phương pháp dạy học phân hoá như sau: Dạy học phân hoá là
phương pháp dạy học đi sâu về cá thể hoá, đối tượng hoá, đối xử cá biệt theo
năng lực nhận thức của học sinh. Giáo viên lựa chọn nội dung, áp dụng các
phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng

học sinh trong điều kiện toàn lớp, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của từng
học sinh về mọi phương diện như trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng
thú, thói quen hoạt động,…để xây dựng một qui trình dạy học tích cực, phù
hợp với từng cá nhân trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chung.


1.1.2.3. Bản chất của phương pháp dạy học phân hoá
- Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp học làm nền tảng.
Đảm bảo tính cá nhân, vừa sức cho từng cá nhân người học, gây được hứng
thú học tập cho mọi đối tượng học sinh.
- Sử dụng biện pháp phân hoá đưa học sinh yếu kém lên trình độ chung.
- Có những nội dung bổ sung và những biện pháp phân hoá giúp học sinh
khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu
cầu cơ bản.
Như vậy bản chất của biện pháp dạy học phân hoá không phải là sự
phân biệt đối xử trong dạy học một cách thuần tuý, mà là sự phân biệt đi sâu
vào cá thể hoá, đối tượng hóa, coi trọng năng lực của học sinh để tổ chức các
hoạt động, thiết kế nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trên
cơ sở đạt được yêu cầu về trình độ chung và trình độ riêng.
1.1.2.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phân hoá
a) Ưu điểm của phương pháp dạy học phân hoá
- Mọi học sinh đều lĩnh hội được kiến thức cơ bản nhất.
- Khắc phục được những lỗ hổng về kiến thức của một vài học sinh.
- Phát huy khả năng tư duy, khuyến khích phát triển trí tuệ của học sinh khá
giỏi.
- Cá biệt hoá từng đối tượng.
- Đảm bảo tính vừa sức cho người học.
- Giáo viên kiểm soát được quá trình suy nghĩ và trình độ nhận thức của học
sinh.
- Không nhất thiết phải sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện

đại.
b) Hạn chế của phương pháp dạy học phân hoá


- Nội dung dạy học đa dạng nên giáo viên tốn nhiều thời gian vào công việc
soạn giáo án.
- Đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, theo sát đối
tượng học sinh để nắm bắt được năng lực, trình độ của các em một cách
chính xác, kịp thời.
- Tổ chức lớp học của nước ta hiện nay hầu hết đều có số lượng học sinh
đông, chênh lệch nhiều về trình độ, có thể gây khó khăn cho các giáo viên
mới, giáo viên dạy thay, chưa kịp nắm bắt trình độ nhận thức của từng đối
tượng học sinh.
Nhìn chung ưu điểm mà phương pháp dạy học phân hoá mang đến
phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện triển khai chương trình dạy học hiện nay,
góp phần thiết thực để đạt được mục tiêu các bậc học, lớp học và môn học.
Tuy còn một số hạn chế, song với trình độ và tâm huyết nghề nghiệp, giáo
viên hoàn toàn có thể khắc phục được những hạn chế đó để vận dụng thành
công phương pháp dạy học phân hoá vào dạy học.
1.1.2.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc vận dụng phương pháp dạy học
phân hoá
Đối với giáo viên - người “cầm cân nẩy mực” trong phương pháp dạy
học phân hoá cần phải nắm vững, hiểu sâu bản chất của việc dạy học phân
hoá: dạy học phân hoá đối tượng học sinh trong mỗi giờ học, ngoài việc yêu
cầu học sinh nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong bài thì giáo viên
phải khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của tất cả học sinh. Dạy học
phân hoá đối tượng học sinh khác với dạy học lớp ghép nhiều trình độ. Các
đơn vị kiến thức cơ bản được tất cả học sinh trong lớp chiếm lĩnh, tiếp thu.
Học sinh khá giỏi được mở rộng, nâng cao kiến thức trên nền kiến thức cơ
bản mà mục tiêu bài học đặt ra. còn học sinh yếu kém để đạt được cái đích

“hiểu và vận dụng” được những kiến thức cơ bản của bài học. Để làm được


điều đó giáo viên phải có những phương pháp riêng biệt với hệ thống câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt các em đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo viên
phải là người biết động viên, khích lệ các em trong mỗi sự cố gắng để các em
không nản chí, để các em có niềm tin vào khả năng của mình. Giáo viên phải
có chiến lược xây dựng bài học, soạn giáo án phù hợp theo hướng phân hoá
học sinh. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp với các
phương pháp dạy học khác để đạt được mục tiêu bài học đúng với bản chất của
phương pháp dạy học phân hoá.
Với học sinh, để đạt được mục đích của phương pháp dạy học phân hoá
học sinh phải tham gia một cách tự giác, tích cực các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức. Đồng thời phải luôn có ý chí vươn lên, nâng cao năng lực
bản thân, học sinh khá giỏi sẽ khá giỏi hơn nữa, học sinh yếu kém thì vươn
lên thành học sinh khá giỏi, không quá tự tin hoặc tự ti vào bản thân mình;
không có thái độ ỷ lại, lười biếng trong học tập mà phải phải luôn cố gắng
vươn lên hoàn thiện mình.
1.1.3. Một số vấn đề về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
1.1.3.1. Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tiếp tục dạy học theo ba chủ đề:
con người và sức khoẻ, xã hội, tự nhiên.
- Chủ đề con người và sức khoẻ bao gồm các nội dung sau:
+ Cơ quan hô hấp, tập thở, phòng một số bệnh đường hô hấp
+ Cơ quan tuần hoàn: tập thể dục, vui chơi và vệ sinh
+ Các cơ quan bài tiết nước tiểu và vệ sinh
+ Cơ quan thần kinh, làm việc nghỉ ngơi, khoa học, bảo vệ thần kinh
- Chủ đề xã hội
+ Gia đình
• Các thế hệ trong một gia đình



• Quan hệ họ hàng nội ngoại
• Sơ đồ quan hệ họ hàng
• An toàn khi đun nấu
+ Trường học
• Một số hoạt động chính của học sinh
• An toàn khi chơi
• Tỉnh, thành phố: cơ sở hành chính, thông tin liên lạc, văn hoá, y tế, giáo dục,
nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, làng quê, đô thị.
• An toàn khi đi xe đạp
• Vệ sinh môi trường
- Chủ đề tự nhiên:
+ Thực vật và động vật (đặc điểm cấu tạo cơ thể, sự khác nhau
giữa thực vật và động vật), côn trùng
+ Mặt trời, Trái đất và mặt trăng
• Mặt trời: nguồn sáng, nguồn nhiệt
• Trái đất trong hệ mặt trời. Mặt trăng và trái đất
• Trái đất: hình dạng, đặc điểm của bề mặt (bề mặt trái đất, bề
mặt lục địa), sự chuyển động (ngày, đêm, năm tháng và các
mùa)
1.1.3.2. Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 phong
phú, đa dạng và có tính chất phân tầng. Sự phong phú và đa dạng thể hiện ở
chỗ các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều
ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Lịch sử,…mà ở mỗi
lĩnh vực, học sinh sẽ có những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Tính chất
phân tầng thể hiện ở chỗ các kiến thức trong chương trình được trình bày đi từ
gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát, bên cạnh



×