Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.71 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ NGUỒN
NHÂN LỰC Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thành Hƣng

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Đặng Thành Hƣng. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai ông bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện
có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội ồng,
cũng như kết quả luận văn của mình.


Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức quý báu về khoa
học giáo dục.
Xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu ĐH Sư phạm - ĐH
Thái Nguyên, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo, và các thầy cô giáo đã
tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
học tập và làm luận văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS. Đặng Thành Hƣng, Người thầy, Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt
tình chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý để luận văn được hoàn thành. Cám ơn các Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ là chủ tịch Hội đồng, phản biện và uỷ viên Hội đồng đã
dành thời gian quý báu để đọc, nhận xét và tham gia Hội đồng chấm luận văn.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh
động và nhiều vấn đề cần giải quyết vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót,
bản thân rất mong sự chỉ dẫn, đóng góp giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các cấp
lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Xuân Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.1. Về mặt lý luận........................................................................................... 1
1.2. Về mặt thực tiễn........................................................................................ 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 4
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận ........................................................ 5
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................... 5
6.3. Các phương pháp khác ............................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN

QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC Ở CẤP HUYỆN ......................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 7
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 7
1.1.2. Quản lí nguồn nhân lực trong giáo dục ................................................. 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.1.3. Quản lí và phát triển cán bộ quản lí trường học .................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 14
1.2.1. Quản lí giáo dục................................................................................... 14
1.2.2. Quản lí nguồn nhân lực ....................................................................... 21
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí trường học ...................................................... 25
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường học ...................................... 28
1.3. Nguyên tắc, đặc điểm và nội dung của phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực .............................................. 29
1.3.1. Nguyên tắc phát triển........................................................................... 29
1.3.2. Đặc điểm phát triển ............................................................................. 30
1.4. Một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học ......... 33
1.4.1. Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học.. 33
1.4.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học .. 33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học ..... 37
1.5.1. Nhu cầu phát triển giáo viên tiểu học .................................................. 37
1.5.2. Qui hoạch phát triển giáo viên tiểu học............................................... 37
1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ................................................ 37
1.5.4. Sử dụng giáo viên tiểu học .................................................................. 37
Kết luận chương 1.............................................................................................. 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƢỜNG TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG ............................ 39

2.1. Khái quát tình hình phát triển giáo dục ở huyện Yên Sơn ......................... 39
2.1.1. Kinh tế - xã hội .................................................................................... 39
2.1.2. Về văn hoá - xã hội ............................................................................. 41
2.1.3. Khái quát về Giáo dục tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ... 44
2.1.4. Cán bộ quản lí giáo dục tiểu học ......................................................... 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2.2. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội và giáo dục của huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang .............................................................................................. 47
2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................ 47
2.2.2. Định hướng phát triển giáo dục chung ................................................ 47
2.2.3. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học ............................................. 48
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng........................................................................ 48
2.3.1. Quy mô, địa bàn và đối tượng khảo sát ............................................... 48
2.3.2. Nội dung và kết quả khảo sát .............................................................. 48
2.3.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lí .......................................... 50
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện
Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................... 52
2.4.1. Công tác quy hoạch ............................................................................. 52
2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn...... 52
2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ................................................................ 52
2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá. ................................................ 53
2.4.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật ...... 53
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÍ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN
LÍ NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH
TUYÊN QUANG ............................................................................. 57
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ..................................................................... 57

3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu ......................................................................... 57
3.1.2. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống .................................................... 57
3.1.3. Bảo đảm tính khả thi............................................................................ 58
3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả ........................................................................ 58
3.2. Một số giải pháp triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp
cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện yên sơn tỉnh Tuyên Quang ...................... 58
3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận
quản lí nguồn nhân lực ở nhà trường tiểu học ............................................... 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.2.2. Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu
trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và
chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý ..................................... 61
3.2.3. Tổ chức có hệ thống các khâu đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
cán bộ quản lí theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ..................................... 63
3.2.4. Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quản lí trường Tiểu học tại huyện
Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với điều kiện đổi mới giáo dục và
đào tạo hiện nay ............................................................................................. 71
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí trường Tiểu học ... 74
3.2.6. Thực hiện công tác sử dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ quản lí
trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ................................... 77
3.2.7. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra ........................................... 79
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ........................... 82
Kết luận chương 3.............................................................................................. 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 88
1. Kết luận .......................................................................................................... 88
2. Khuyến nghị................................................................................................... 89
2.1. Với cơ quan quản lí cấp trên (Đảng ủy, ủy ban nhân dân huyện) .......... 89

2.2. Đối với ngành giáo dục huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang................... 90
2.3. Đối với CBQL các nhà trường ............................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CBQL

: Cán bộ quản lý

GD-ĐT

: Giáo dục - Đào tạo

KHGD

: Khoa học giáo dục

KH-KT

: Khoa học - Kỹ thuật

QLGD

: Quản lý giáo dục

XD và PT : Xây dựng và phát triển


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn ................................................. 45
Bảng 2.2: Thống kê quy mô học sinh từ năm 2008 đến năm 2013 của huyện . 46
Bảng 2.3: Thống kê quy mô trường lớp từ năm 2008 đến năm 2013 ............... 46
Bảng 2.4: Cơ sở vật chất trường học từ năm 2010 đến năm 2013 (chi tiết) .... 46
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang ...................................................................... 49
Bảng 2.6: Thống kê trình độ CBQL trường tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang ..................................................................................... 49
Bảng 2.7: Thống kê cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên quản lí của CBQL
trường tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang .......................... 50
Bảng 3.1: Kết quả lấy ý kiến của 37 hiệu trưởng trường tiểu học về tính
cần thiết, tính khả thi của các giải pháp ............................................ 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, PHIEUE
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục ................. 13
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí.......................................... 18

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học

huyện Yên Sơn .............................................................................. 54

PHIẾU HỎI
Phiếu 2.1. Điều tra các mặt công tác ................................................................. 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Ngày nay, các quốc gia đều nhận thức rằng con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực của mọi sự phát triển vì vậy muốn phát triển xã hội phải phát
huy phát triển giáo dục và đào tạo để phát triển con người. Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam 1992 tại điều 35 đã khẳng định vai trò của giáo dục
“Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để phát triển giáo dục và đào tạo
thì nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là nhân tố nhà giáo, nhà giáo
đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì
vậy kết luận của Hội nghị lần thứ VI BCH Trung ương Đảng khóa XI về tiếp
tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã xác minh “phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện”. Bởi vì trong quá
trình giáo dục và đào tạo quản lí, giáo viên là nhân tố chủ đạo là người tổ chức
hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học.
Vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục là ưu tiên nâng cao
chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt trong nhân lực khoa học, công nghệ trình
độ cao, cán bộ QLKD giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp nâng cao sức
cạnh tranh của việc kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập tiểu học.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp
học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tăng về

quy mô, vừa nâng cao về chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới phương pháp quản lí, giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội
lực phát triển giáo dục.
Trong Luật Giáo dục đã nêu vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lí
giáo dục là cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức,
quản lí, điều hành các hoạt động giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Để thực hiện mục tiêu đó một trong những giải pháp phát triển Giáo dục
và Đào tạo là đổi mới công tác quản lí giáo dục, nâng cao năng lực cán bộ quản
lí giáo dục.
Paul Hersey, Kenneth Blanchard trong Quản lí nguồn nhân lực [37, tr23]
cho rằng có thể phát triển các cấp dưới của mình từ mức độ sẵn sàng thấp lên
mức độ sẵn sàng cao và phải làm như thế nào... Sự trưởng thành và phát triển
của mỗi cá nhân (đặc biệt là cá nhân người quản lí) là chìa khóa để tổ chức đạt
được hiệu quả lâu dài.
Đặng Thành Hưng [22, tr7] đánh giá cao vai trò của quản lí, nhận định
rằng lao động quản lí ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu giáo dục, trong đào tạo khoa học
về quản lí, vấn đề bản chất của quản lí hầu như chưa được quan tâm đúng mức
và chưa được giải thích đầy đủ. Tác giả bàn thêm về vấn đề bản chất của quản
lí nói chung và bản chất của quản lí giáo dục nói riêng, khẳng định quản lí là
một dạng lao động xã hội đặc biệt, cần được quan tâm và coi trọng.
Đặng Thành Hưng [23, tr6] còn đề cập vấn đề triết lí giáo dục trong thời
kì mới. Phân tích những thách thức và cơ hội mới với 4 nhân tố chính, từ đó chỉ
ra quan điểm chung về triết học và triết lí giáo dục ngày nay, đi sâu phân tích
triết lí giáo dục với tầm nhìn 2020 ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Tất cả những yếu tố đó

không thể tách rời việc đổi mới quản lí giáo dục, nhân sự quản lí giáo dục.
Đặng Thành Hưng [21, tr10] từng phân tích xu thế thị trường giáo dục
Việt Nam, những thách thức cho giáo dục và xác định rõ những yêu cầu của
việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nguồn nhân lực quản lí cho giáo dục nói
chung và quản lí kinh tế, dịch vụ giáo dục nói riêng. Ông cũng nghiên cứu vấn
đề phát triển và áp dụng chuẩn trong giáo dục, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ
chuẩn hóa trong phát triển cán bộ quản lí trường học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Vấn đề phát triển cán bộ quản lí và hiệu trưởng dựa trên những tiếp
cận khác nhau và theo hướng chuẩn hóa đã được xem xét, giải quyết trong
luận án tiến sĩ của Trịnh Thị Hồng Hà [13, 2010], công trình nghiên cứu cấp
Nhà nước của Phan Văn Kha và cộng sự [24, 2009], của Đặng Thành Hưng
trong đề tài cấp Bộ [19, 2007] - Cơ sở khoa học của việc chuẩn hóa trong giáo
dục phổ thông, và của Nguyễn Thành Vinh [55, tr13].
1.2. Về mặt thực tiễn
Trước yêu cầu phát triển giáo dục và những thay đổi nhanh của môi
trường kinh tế xã hội, công tác quản lí của đội ngũ quản lí các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang còn bộc lộ nhiều yếu kém bất
cập. Đội ngũ cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường tiểu học
còn yếu kém về năng lực quản lí, mất cân đối về cơ cấu (độ tuổi, trình độ...),
chất lượng quản lí chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo
nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi
ngộ sử dụng,... đối với cán bộ quản lí các trường tiểu học chưa được nghiên
cứu và phát triển một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn.
Việc quản lí, phát triển nguồn nhân lực để đào tạo, bồi dưỡng trở thành
một đội ngũ cán bộ quản lí hoạt động có chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu

phát triển là một nhu cầu tất yếu trong quản lí. Các nghiên cứu và đề tài đã có
tuy phần nào tạo tiền đề để xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ quản lí giáo
dục, và có những đề tài cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí
trường học cho địa phương cụ thể. Song việc áp dụng kết quả nghiên cứu trên
để phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học ở huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang là không thật sự phù hợp.
Đến thời điểm này, tại huyện Yên Sơn chưa có công trình nghiên cứu nào
về vấn đề này. Mặt khác nhiều nghiên cứu về phát triển đội ngũ quản lí trường
học cũng chưa thể hiện cách tiếp cận rõ ràng. Trong khi đó, yêu cầu thực tiễn
về giáo dục và đào tạo của huyện đang đặt ra những vấn đề bức xúc phải giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang là rất cần thiết.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang” với
mong muốn cần giải quyết những bức xúc trong phát triển đội ngũ cán bộ quản
lí nhà trường nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
trên địa bàn huyện trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của một huyện miền núi còn nhiều
khó khăn về kinh tế - xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung ở cấp huyện tại
huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay do chính quyền huyện phụ trách.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí trong công tác phát triển cán bộ quản lí trường tiểu
học ở huyện Yên Sơn trong hệ thống quản lí nguồn nhân lực giáo dục chung
của huyện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định cơ sở lí luận của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường tiểu học ở cấp huyện theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực.
4.2. Khảo sát thực trạng và các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản
lí các trường tiểu học của huyện huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu
học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học gồm
đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực và đề xuất giải pháp phát
triển đội ngũ trong những năm tiếp theo.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích lí luận để tìm hiểu lịch sử nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hồ sơ quản lí để tìm hiểu những vấn đề thực
tiễn của quản lí.
- Phương pháp khái quát hóa lí luận để xác định hệ thống khái niệm,
quan điểm và xây dựng khung lí thuyết của nghiên cứu.

- Phương pháp tổng quan so sánh để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế qua
tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu quốc tế khác.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn quản lí nguồn
nhân lực và quản lí giáo dục ở cấp huyện.
- Phương pháp điều tra để đánh giá thực trạng và các biện pháp phát triển
đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang hiện
nay qua bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn và phân tích hồ sơ quản lí.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động để tìm hiểu nhận thức và
cách làm của các trường và của huyện về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí.
6.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia nhằm thẩm định các biện pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học.
- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá định lượng bằng kĩ thuật thống
kê và tính toán định lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn có 3 chương.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường Tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở cấp huyện.
Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ
quản lí trường tiểu học ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Chƣơng 3. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu
học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full










×