LỜI CÁM ƠN
Nhân dịp hoàn thành tiểu luận lớp Bồi dưỡng Quản lí Giáo dục Mầm non, cho
phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Ban giám hiệu trong
khoa Bồi dưỡng trường Cán bộ quản lý Trường Đại học Huế đã truyền tải đến em nhiều
kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lí từ đó tạo điều kiện thuân lợi cho chúng
em thực hiện đề tài tiểu luận cuối khóa. Cảm ơn cô giáo Trương Thanh Thúy đã hướng
dẫn, giúp đỡ cho em cũng như tập thể lớp Quản lý giáo dục hoàn thành tiểu luận của
mình.
Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh
nghiệm nghiên cứu có hạn để tiểu luận được hoàn thành mang tính khả thi. Em kính
mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành
công trong mọi lĩnh vực.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đông Hà, ngày 18 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện tiểu luận
Lê Thị Thu Hương
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4.Giả thuyết khoa học
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang
1
1
1
2
2
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn
5.2. Nghiên cứu thực trạng
5.3. Đề xuất biện pháp
6
6. Phương pháp nghiên cứu
2
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.3. Sử dụng phương pháp toán
7
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
8
8. Đóng góp
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
9
1.1. Một vài khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về quản lý giáo dục
1.1.2. Khái niệm chung về kế hoạch
10
2. Ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
năm học
11 3. Nội dung xây dựng kế hoạch ở Trường mầm non
12 4.Biện pháp
13 5.Tiểu kết chương 1.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM
NON TRUNG SƠN
14 1.Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu
15 2.Thực trạng biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện
16
nhiệm vụ năm học của Trường mầm non Trung Sơn
3.Kết quả đạt được và nguyên nhân
4.Thuận lợi và khó khăn của nhà trường
17 5.Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN
18 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán
bộ quản lý trong việc xây dựng kế hoạch năm học
19
Biện pháp 2: Tăng cường biện pháp huy động cộng đồng để
tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt
động dạy và học
20
Biên pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen
thưởng trong nhà trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
2.Kiến nghị
21
22
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là
cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những
tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có
một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; Không có kế hoạch một doanh
nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ cho con thuyền không lái chỉ chạy vòng
quanh”.
Trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt
hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện
về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời
nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho. Việc xây dựng kế hoạch nói
chung và việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học là công cụ hết sức quan trọng và
cần thiết.
Thực tế cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong nhiều
năm qua của một số trường chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức,
thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành,
chưa phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương. Do đó bản kế hoạch phần lớn là
sản phẩm riêng của hiệu trưởng chứ chưa tập chung được trí tuệ của tập thể nên chưa có
tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường và làm giảm hiệu lực công tác
quản lí của Hiệu trưởng.
Trường mầm non Trung sơn - đơn vị tôi đang công tác, việc xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ năm học hàng năm đã được tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả chưa
cao vì chưa có kế hoạch khả thi và giải pháp cụ thể.
Vì vậy,tôi chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch năm học ở
Trường mầm non Trung Sơn- Huyện Gio Linh-Tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu
trong khóa học quản lí giáo dục trường học năm 2017.
2. Mục đích nghiên cứu
Xem xét lại việc thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu
trưởng tại Trường mầm non Trung Sơn trong những năm học vừa qua; Từ đó, đưa ra
những biện pháp tích cực, nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học để nâng cao hiệu lực quản lí trường học của Hiệu trưởng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ trong trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch năm học ở
Trường mầm non Trung Sơn- Gio Linh-Quảng Trị
4. Giả thuyết khoa học
Sở dĩ chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non Trung Sơn được nâng cao là
do chất lượng thực hiện kế hoạch năm học ở trường Mầm non Trung Sơn hiện nay được
nâng cao
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch năm
học ở trường Mầm non.
5.2: Tìm hiểu thực tế việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tại Trường
Mầm non Trung Sơn- Gio Linh-Quảng Trị.
5.3: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch năm học ở
trường Mầm non Trung Sơn- Gio Linh-Quảng Trị.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành với các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Phân tích
- Thống kê
- Đánh giá
- So sánh
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài về “ Nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch năm học ở trường mầm non Trung
Sơn”được nghiên cứu tại trường mầm non Trung Sơn, thuộc xã Trung Sơn, huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị trong năm 2016 – 2017
8. Đóng góp
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch góp phần đôn đốc, thúc đẩy, hỗ
trợ các cán bộ giáo viên, công nhân viên chức ... làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Xây
dựng được kỹ cương, kiện toàn đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, tăng cường sức
mạnh tập thể ở trường Mầm non. Giảm thiểu được những hoạt động trùng lặp, chồng
chéo và dư thừa. tạo khả năng hoạt động và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp bảo đảm sự vận hành bình thường của các
cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả
về mặt số lượng cũng như chất lượng. Ở Việt Nam giáo sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã
đưa ra khái niệm quản lý giáo dục và quản lý trường học là: "Thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục với thế hệ trẻ và tới từng học sinh". Chúng ta hiểu "quản lý giáo dục" một cách đầy
đủ như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới
mục tiêu đề ra. Chức năng quản lý giáo dục là một dạng đặc biệt của hoạt động quản lý,
thông qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Trong đó chức năng kế hoạch hoá được coi là chức năng khởi đầu quan trọng tạo tiền đề
cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo.
1.1.2. Khái niệm chung về kế hoạch:
Theo các nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý thì có những quan niệm sau:
Lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm gì? Cái nào làm trước, cái nào làm sau?
Làm như thế nào? Trong bao lâu với điều kiện gì? Ai làm? Mục tiêu đạt được là gì?
Việc lập kế hoạch bao gồm sự lưa chọn các mục tiêu của cơ sở từng bộ phận, việc xác
định các phương án hành động hợp lý để đặt mục tiêu chọn trước. Như vậy kế hoạch là
thể hiện sự hoạt động với một trình độ tổ chức cao. Kế hoạch thay thế sự hoạt động thiếu
phối hợp, thất thường. Kế hoạch giúp cho người quản lý dễ dàng thực hiện và kiểm tra,
giám sát được công việc của người được quản lý.
*Thực hiện xây dựng kế hoạch trong trường mầm non
Trong trường mầm non thường có các kế hoạch:
- Kế hoạch dài hạn - Kế hoạch phát triển
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của toàn trường.
- Kế hoạch dạy- học và Giáo dục
+ Kế hoạch của các tổ chuyên môn (Kế hoạch giảng dạy- Công tác của tổ
chuyên môn).
+ Kế hoạch giảng dạy- Công tác của giáo viên
+ Kế hoạch đầu kì
+ Thời khóa biểu
+ Lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của trường
+ Kế hoạch các hoạt động Giáo dục
+ Kiểm tra nội bộ trường học
+ Kế hoạch tài chính
+ Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy – học
+ Các đề án, chương trình
+ Kế hoạch hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Công đoàn
Để xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong nhà trường một cách khoa học cụ thể
phù hợp với đặc điểm của đơn vị trước hết cần xây dựng kế hoạch sơ bộ. Trên cơ sở kế
hoạch sơ bộ tiến hành xây dựng kế hoạch chính thức, thảo luận tập thể lấy ý kiến, tổ
chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá.
* Người Hiệu trưởng mầm non với công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ năm học ở Trường mầm non
Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng
trường mầm non nhằm: Đánh giá toàn diện tình hình hoạt động nhà trường (Giáo viên,
công nhân viên chức, tập thể học sinh trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của
luật giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thựchiện của Bộ giáo dục và đào tạo
về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên
môn, quy chế thi cử, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bào chất
lượng giáo dục.
Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, tư vấn biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xem xét các
hoạt động của giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát hiện tiềm năng, hạn chế yếu
kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót,
phấn đấu thực hiện phương pháp chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa hoạt động giáo
dục.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ trường Mầm non ( Thông tư 44/2010/TTBGD&ĐT ngày 30/12/2010).
Đảm bảo các kế hoạch trong nhà trường trong mỗi giai đoạn: (Kế hoạch năm, kế hoạch
tháng, kế hoạch tuần) được thực hiện có hiệu quả cao.
Đảm bảo kỉ cương trong nhà trường mầm non.
1.2. Ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học ở trường mầm
non của Hiệu trưởng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Quản lí mà không có kế
hoạch, không chỉ đạo thì coi như không phải là quản lí. Kế hoạch mà không khoa học,
không cụ thể, không phù hợp và không chỉ đạo thực hiện thì kế hoạch không thành hiện
thực. Tổ chức mà không có chỉ đạo thì vận hành lung tung, rối loạn không hiệu quả,
không chất lượng.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch vừa là tiền đề, vừa
là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của người quản lí.
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch còn có tác dụng đôn đốc, thúc
đẩy, hỗ trợ các cán bộ giáo viên, công nhân viên chức ... làm việc tốt hơn, có hiệu quả
hơn. Xây dựng được kỷ cương, kiện toàn đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, tăng
cường sức mạnh tập thể ở trường mầm non. Giảm thiểu được những hoạt động trùng lặp,
chồng chéo và dư thừa. tạo khả năng hoạt động và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu
quả.
1.3. Nội dung xây dựng kế hoạch ở Trường mầm non
Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
Trong những năm qua công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
năm học của Trường mầm non Trung sơn đã được tiến hành thường xuyên từ những căn
cứ của các công việc thực hiện theo kế hoạch năm học mới (vào cuối năm học trước)
song việc xây dựng kế hoạch chưa thực sự có bài bản. Kế hoạch đã bám sát các chủ
trương đường lối, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các cấp song vẫn còn mang tính hình
thức, chưa đi sâu, đi sát vào tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương mình đang
công tác, chưa có sự phát huy nguồn trí tuệ của tập thể, chính vì vậy tính khả thi và hiệu
quả chưa cao. Mọi kế hoạch tuy đã rõ ràng, song vẫn còn mang tính áp đặt dẫn đến mục
tiêu mà kế hoạch đặt ra là chưa cao.
+ Nội dung thi đua, tổ chức các kỳ thi giáo viên dạy giỏi (cấp trường, huyện, tỉnh),
Hồ sơ giáo án tốt, đồ dùng đồ chơi, sáng kiến kinh nghiệm, khảo sát học kỳ, kiểm tra
công nhận hoàn thành chương trình. Công tác bồi dưỡng thường xuyên.
+Bồi dưỡng chuyên môn hè 2017
+Tu sửa cơ sở vật chất trường lớp, vệ sinh phòng nhóm, môi trường
+ Điều tra phổ cập
+ Tuyển học sinh mới
+Xây dựng kế hoạch năm học mới
+ Tổ chức ngày hội đến trường của bé
+ Họp ban chấp hành phụ huynh
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
+Triển khai chỉ thị, nghị quyết, quy chế chuyên môn, ký cam kết, chỉ tiêu kế
hoạch, thi đua. Hoàn thiện tất cả các kế hoạch.
+ Khảo sát kiểm tra và bàn giao chất lượng, ký cam kết chất lượng đầu năm các
khối lớp.
+Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
+ Dự giờ khảo sát giáo viên đợt I kiểm tra hồ sơ giáo viên.
+ Duyệt kế hoạch năm học của tổ, cá nhân.
+ Hội nghị cán bộ giáo viên nhân viên.
+Kiểm tra toàn diện các nhóm lớp
+Xây dựng tiết mẩu
+Tổ chức thao giảng
+Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện
Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng tháng.
Ngoài kế hoạch năm học mỗi đơn vị trường đều có những kế hoạch tác nghiệp
riêng rẽ. Mỗi tác nghiệp sẽ thực hiện theo một mục đích, mục tiêu và giải pháp của
chương trình.
- Kế hoạch từng tháng là một kế hoạch tác nghiệp nằm trong kế hoạch năm học song tùy
từng tháng mà nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể.
Ví dụ: Tháng 9:
+ Tổ chức ngày hội đến trường của bé
+ Họp ban chấp hành hội phụ huynh
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
+ Khảo sát kiểm tra và bàn giao chất lượng, ký cam kết chất lượng đầu năm các khối
lớp.
+ Duyệt kế hoạch năm học của tổ, cá nhân.
+ Hội nghị cán bộ giáo viên nhân viên.
Nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động tuần.
Tuần I: Thứ 3: Tổ chức ngày hội đến trường của bé
Thứ 4, thứ 5, thứ 6: Xây dựng kế hoạch năm học
Tuần II: Thứ 2, thứ 3: Vệ sinh môi trường, phòng nhóm
Thứ 4, thứ 5, thứ 6: Khảo sát kiểm tra và bàn giao chất lượng
Tuần III: Thứ 2, thứ 3: Duyệt kế hoạch của các tổ
Thứ 4, thứ 5, thứ 6: Tu sửa cơ sở vật chất
Tuần IV: Thứ 2, thứ 3,thứ 4: Họp ban chấp hành phụ huynh
Thứ 5, thứ 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
4. Biện pháp
- Xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong việc điều hành quản lý, trong đó xây dựng kế
hoạch hàng năm càng quan trọng hơn.
- Người quản lý chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về
nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành
học giao cho.
- Để hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải xây
dựng một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường,
yêu cầu kế hoạch của ngành đề ra
5. Tiểu kết chương 1
Ở trường mầm non, muốn nâng cao chất lượng thực hiện vụ năm học đòi hỏi phải có
nhiều yếu tố tác động như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của nghành và
chính quyền địa phương...trong đó, vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng là quan trọng
nhất.
Người Hiệu trưởng muốn quản lý tốt thì luôn luôn phải có kế hoạch và làm việc
theo kế hoạch. Trong từng năm học, việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp cho
người Hiệu trưởng định hướng trước được những công việc sẽ làm, phải làm, ai làm,
thời gian bao lâu...Làm như vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, người
Hiệu trưởng cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên khỏi bị bất cập và không bị
bỏ sót một công việc nào hoặc làm qua loa vì không có thời gian.
Trường Mầm non Trung Sơn trong những năm trước đây bản kế hoạch phần lớn là
sản phẩm riêng của hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến việc
thực hiện nhiệm vụ năm học ít mang tính khả thi.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON TRUNG
SƠN
1. Vài nét về cơ sở giáo dục
Trường Mầm non Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được thành lập vào
ngày 22 tháng 10 năm 1998 theo quyết định số 764/QĐ-UB của UBND huyện Gio Linh.
Địa bàn khá rộng, có 7 thôn do đó các lớp học nằm rãi rác ở các thôn. Trường có 7 điểm
trường gồm 13 nhóm lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên gồm 15, trong đó có 13 giáo viên
đứng lớp. Trường lớp tạm bợ, học nhờ vào các nhà kho hợp tác xã. Cháu đến trường chủ
yếu là trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nghèo nàn.
Nhưng được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự
chỉ đạo sát sao của nghành bộ mặt của nhà trường ngày càng đực khởi sắc, cơ sở vật
chất trường lớp khá khang trang. Năm học 2011-2012 trường mầm non Trung Sơn gộp
lại chỉ còn 3 điểm trường, 1 khu vực chính và 2 khu vực lẽ, gồm có 10 nhóm lớp với sự
thu hút trẻ đến trường ngày càng đông năm học 2016-2017 trường huy động được 271
trẻ, ban giám hiệu có 3 đồng chí, nhân viên 6, giáo viên đứng lớp 20, 100% cán bộ giáo
viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng dạy và học ngày được nâng cao. Hiện
nay trường mầm non Trung Sơn đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 4
năm 2013, 5 năm liền đạt trường lao động tiên tiến. Hằng năm có nhiều cán bộ giáo viên
đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện, lao động tiên tiến. Đây là những động lực tạo thương
hiệu uy tín cho nhà trường.
2. Thực trạng biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
của Trường mầm non Trung Sơn
Trong việc thực hiện kế hoạch tháng giúp hiệu trưởng và cán bộ giáo viên thấy
được những công việc cụ thể, cần thiết. Mặt khác việc xây dựng kế hoạch hàng tháng sẽ
tạo ra sự cân đối nhịp nhàng giữa công việc cụ thể trong đơn vị trường .
Kế hoạch tháng là một công việc có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu có hiệu
quả và ý nghĩa như một công cụ giám sát của người Quản lí trường học.
* Tình hình đội ngũ
Tổng
số
Ban giám hiệu
Giáo viên
Nhân viên
Trình độ chuyên môn
TS
Nữ
TS
Nữ
TS
Nữ
ĐH
CĐ
TC
29
3
3
20
20
6
6
9
15
5
Đội ngũ cán bộ quản lí
- Mặt mạnh: Lãnh đạo nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng đã nhiều năm
tham gia giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp . Có uy
tín, có phẩm chất đạo đức lối sống tốt, được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp, đã
được học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí.
- Mặt yếu: Có 1 đồng chí phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm chưa
được nhiều
Đội ngũ giáo viên
- Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có năng lực
chuyên môn, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn
-Mặt yếu: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không đồng đều. Một số giáo
viên lớn tuổi nên tiếp cận CTGDMN còn hạn chế.
* Tình hình học sinh:
* Tổng số trẻ trong toàn trường: 271 cháu; nữ: 129
- Nhà trẻ 3 lớp = 60 cháu
- Mẫu giáo bé 2 lớp = 60 cháu
- Mẫu giáo nhỡ 2 lớp = 73 cháu
- Mẫu giáo lớn 3 lớp = 78 cháu
* Chất lượng trẻ năm học 2016 -2017
Lớp
Tổng số
trẻ
Các lĩnh vực giáo dục
Thể
Nhận
Ngôn
Tình cảm Thẩm mỹ
chất
thức
ngữ
XH
Nhà trẻ
60
59
58
59
57
MG Bé
60
58
57
58
56
53
MG Nhỡ
73
73
71
71
72
70
MG Lớn
78
77
77
78
78
77
Cộng
271
276
263
267
263
200
2.2.1. Nhận thức của ban giám hiệu và giáo viên về thực hiện kế hoạch năm học
Đội ngũ cán bộ ,giáo viên, nhân viên trường mầm non Trung Sơn đã nhận thức được
công tác thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học trong trường mầm non là hết sức quan
trọng, nhằm đánh giá tình hình hoạt động của nhà trường. Thông qua kế học năm học
giúp cho ban giám hiệu và giáo viên thấy được những công việc cụ thể, cần thiết trong
nhà trường . Mặt khác tạo ra sự cân đối nhịp nhàng trong công việc cụ thể của nhà
trường phù hợp với từng tháng, từng tuần. Dựa vào đây đánh giá chất lượng, kết quả đạt
được của nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện trong một năm học. Từ đó rút ra
được những việc làm tốt để phát huy và tồn tại hạn chế để khắc phục.
2.2.2. Nội dung
Trong việc thực hiện kế hoạch năm của nhà trường gồm có các nội dung sau:
- Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm: Kế hoạch này
bao hàm hết tất cả các công việc trong một năm học của nhà trường
- Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng tháng: Đây là kế hoạch dựa trên
kế hoạch năm sắp xếp vào từng tháng cho phù hợp để thực hiện
- Nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động tuần: Kế hoạch này dựa vào kế hoạch tháng
chiết nhỏ cho từng tuần
2.2.3. Biện pháp
Như chúng ta đã biết kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà trường, bản kế
hoạch chứa đựng toàn bộ mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp của nhà trường trong năm học đó.
Vì vậy chúng ta phải xác định các căn cứ cụ thể việc tìm hiểu và việc thu thập thông tin
về căn cứ đó là cơ sở xây dựng kế hoạch. Theo tôi khi xây dựng kế hoạch cần đưa ra các
biện pháp sau.
Biện pháp giáo dục nhận thức cho đội ngũ
Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập về các văn bản của ngành liên quan đến vấn đề kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, biên chế năm học của Bộ giáo dục và đào tạo, sở
giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thông qua các buổi họp hội đồng và sinh
hoạt chuyên môn của trường, có các văn bản gửi tới các tổ chuyên môn, các đoàn thể
trong nhà trường.
Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước
về sự nghiệp phát triển giáo dục.
Học tập quy chế dân chủ trong cơ quan trường học. Học bồi dưỡng tập trung qua các hè.
Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ mục tiêu, mục đích yêu
cầu của công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, từ đó biết lập kế
hoạch cụ thể, khoa học, kịp thời, làm việc theo kế hoạch và có hiệu quả cao.
Biện pháp nâng cao chất lượng nội dung các kế hoạch trong nhà trường.
Xây dựng kế hoạch chung trong năm một cách cụ thể, chi tiết và sát thực với thực tế:
Khi xây dựng kế hoạch chung, Hiệu trưởng dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học của ngành, đặc thù của địa phương, của nhà trường để xây dựng khung kế hoạch
chung. Trên cơ sở đó lên kế hoạch tác nghiệp ( kế hoạch tháng tuần) và thông báo tổ
chức thực hiện.
Biện pháp cải tiến cơ chế quản lí, lề lối làm việc của nhà trường
Xóa bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà gây phiền hà. Cụ thể hóa kế
hoạch bằng việc xây dựng kế hoạch một số hoạt động chính, các đề án thực hiện.
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức duyệt kế hoạch đảm bảo quy chế dân chủ trong
trường học. Cụ thể hóa kế hoạch năm học bằng các kế hoạch tháng, tuần và các kế hoạch
triển khai cụ thể. Tiến hành chỉ đạo điểm, lấy kinh nghiệm triển khai toàn trường. Kết
hợp với các đoàn thể phát động các phong trào thi đua. Sửa đổi bổ sung các định mức
làm đòn bảy kích thích việc thực hiện kế hoạch.
Phân công sử dụng đội ngũ trong đó có cán bộ phù hợp đảm bảo về tư tưởng, trình độ,
khả năng, năng lực và điều kiện của từng cá nhân.
Đảm bảo đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước cho cán bộ giáo viên công
nhân viên.
Tích cực tham mưu với các cấp nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường
như: Ủy ban nhân dân xã, địa bàn khu dân cư, ban đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ
nữ,... kết hợp giúp đỡ nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đề ra các bộ phận có sơ kết, tổng kết
tình hình thực hiện kế hoạch.
Biện pháp xây dựng mối quan hệ công tác tích cực giữa Hiệu trưởng với các cán bộ
giáo viên trong trường
Xây dựng kế hoạch kèm theo những giải pháp cụ thể và triển khai tới toàn thể cán bộ
giáo viên trong đơn vị. Tham mưu với phòng giáo dục và đào tạo trang cấp thêm những
thiết bị dạy học để cán bộ giáo viên công nhân viên có điều kiện tham khảo, sử dụng và
phục vụ dạy học. Quan tâm, gần gũi, lắng nghe những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của
đồng nghiệp. Chia sẻ những khó khăn vướng mắc.
3. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Từ khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học
trường mầm non Trung Sơn đã gặt hái được những kết quả sau:
- Chất lượng trẻ đạt khá cao: 100% trẻ mẫu giáo lớn đạt 120 chỉ số, các nhóm lớp còn lại
đạt 95-97 % chỉ số của từng độ tuổi
- Có 20/20 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 3 giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
22/22 giáo viên, nhân viên đạt lao động tiên tiến, 2 chiến sỹ thi đua cấp huyện
Qua các đợt kiểm tra của phòng giáo dục đều đạt loại tốt, kiểm tra điểm nhấn xếp loại
xuất sắc và được công nhận trường đạt kiểm định chất lượng mức độ 2
- Nhà trường dạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; Công đoàn vững mạnh cấp
huyện
*Nguyên nhân:
Muốn thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học được tốt đối với trường mầm non Trung
Sơn là đã thực hiện các bước như sau:
- Phải bám vào sự chỉ đạo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục
- Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương
- Kế hoạch phải được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường
4. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường
* Thuận lợi
- Trường mầm non Trung Sơn luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật
chất của các cấp lãnh đạo, đảng ủy chính quyền địa phương xã Trung Sơn
- Luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Gio Linh
- Các bậc phụ huynh đã có nhận thức về tầm quan trọng của nghành học mầm non
- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đoàn kết, vững vàng về chuyên
môn, có năng lực, có tin thần trách nhiệm, nhiệt tình tâm huyết với nghề
* Khó khăn
- Một số giáo viên lớn tuổi công tác áp dụng đổi mới phương pháp dạy học chưa được
linh hoạt, chưa sáng tạo
- Các trang thiết bị dạy học phục vụ cho một số hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm
trẻ và lớp 3-4 tuổi còn hạn chế chưa đảm bảo theo quy định của thông tư 02.
5. Tiểu kết chương 2
Việc xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch tác nghiệp của đơn vị Trường
mầm non Trung Sơn trong những năm qua đã bám sát vào quan điểm chỉ đạo của Ngành
và chủ trương đường lối của Đảng.
Việc xây dựng kế hoạch năm học đã giúp đơn vị trường tổ chức thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ năm học. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong từng năm học.
Xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch tác nghiệp của đơn vị trường giúp
ban giám hiệu nhà trường bám vào đó để chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ của từng thành viên một cách cụ thể rõ ràng.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
+ Cơ sở lí luận
Muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ năm học thì
việc xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch năm học nói riêng là công việc hết sức
quan trọng và cần thiết.
Trong quản lý trường học bản kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt
động trong năm học của nhà trường. Trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là
chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt
chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định
trong quá trình tổ chức, giúp cho người Hiệu trưởng nhìn thấy những thay đổi từ bên
ngoài, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố
gắng của mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học.
Khi có kế hoạch giúp cho Hiệu trưởng dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý khác.
Có thể nói rằng tính kế hoạch là đặc điểm của quản lý, kế hoạch là nguyên tắc của quản
lý, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quá trình quản lý. Để hoạt động
của nhà trường đạt kết quả ngay từ đầu năm học. Hiệu trưởng phải xây dựng một bản kế
hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, yêu cầu của
nghành và thực tế của địa phương, bản kế hoạch có khả năng thực thi cao.
+ Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu về nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học
của trường mầm non Trung Sơn tôi thấy đã, có tính khả thi, có tính đổi mới đó là: Tập
trung được trí tuệ của tập thể sư phạm nhà trường, mọi người được biết, được bàn bạc.
Trong đó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính. Nếu thực hiện một cách nghiêm túc, chắc
chắn rằng công tác xây dựng kế hoạch hàng năm của trường mầm non Trung Sơn sẽ đạt
chất lượng tốt hơn.
3.2 Biện pháp đề xuất
Như chúng ta đã biết kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà trường, bản kế
hoạch chứa đựng toàn bộ mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp của nhà trường trong năm học đó.
Vì vậy chúng ta phải xác định các căn cứ cụ thể việc tìm hiểu và việc thu thập thông tin
về căn cứ đó là cơ sở xây dựng kế hoạch. Theo tôi khi xây dựng kế hoạch cần đưa ra các
biện pháp sau.
* Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong
việc xây dựng kế hoạch năm học
Để giúp cho người quản lý có kiến thức, kĩ năng thành thạo trong việc xây dựng kế
hoạch năm học thì điều trước tiên người quản lý cần phải được học tập nghiệp vụ
(Thông qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý) để nâng cao trình độ, năng lực quản lý. Cần
hoàn thiện kĩ năng xây dựng kế hoạch, đảm bảo đúng quy trình xây dựng kế hoạch năm
học, làm cho kế hoạch thật sự là tiền đề, là chương trình
hành động có chất lượng của nhà trường. Người cán bộ quản lý phải biết được các loại
kế hoạch chủ yếu trong trường Mầm non, phân tích được cấu trúc của bản kế hoạch năm
học. Biết được một số phương pháp sử dụng trong xây dựng kế hoạch. Từ đó người cán
bộ quản lý sẽ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của kế hoạch trong quản lý và
xây dựng kế hoạch năm học phải phù hợp với tình hình của trường và xu thế phát triển
của đất nước.
*Biện pháp 2: Tăng cường biện pháp huy động cộng đồng để tăng cường cơ sở vật
chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học
Để xây dựng kế hoạch năm học đảm bảo nội dung người cán bộ quản lý phải nhận
thức được vai trò ý nghĩa của cơ sở vật chất đối với các hoạt động dạy học. Vì cơ sở vật
chất, thiết bị là yếu tố quan trọng nhất của môi trường giáo dục. Một môi trường giáo
dục tốt cần tạo tiền đề tâm lý cần thiết cho hoạt động nhận thức của học sinh. Sự phát
triển giáo dục có thể được đánh giá thông qua trình độ sử dụng trang thiết bị dạy học
trong suốt quá trình giảng dạy của người giáo viên. Đó là thành tố quan trọng cho việc
đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập. Để cơ sở vật chất của nhà trường
được đầy đủ, phong phú người cán bộ quản lý phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Muốn vậy người quản lý cần nắm vững được thời cơ, sáng tạo trong công việc .
*Biên pháp 3. Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường
Trong nhà trường cần đánh giá kết quả công việc một cách chính xác, kịp thời một cách
khách quan, trong các phong trào thi đua, người quản lý cần kịp thời tổng hợp để đánh
giá, khen thưởng đúng người đúng việc những cá nhân, tập thể có thành tích cao để
khích lệ, động viên họ làm tốt hơn trong phong trào tiếp theo. Đây cũng là động lực tạo
điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch năm học mới được tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ở trường mầm non có
tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng
dạy và học là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác xây dựng
kế hoạch giúp hiệu trưởng nắm được hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của
tập thể sư phạm nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Qua phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động trường học ở trường Mầm
Non Trung Sơn bản thân tôi đã nhận thấy Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm học đã bám sát với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của
các cấp trên, điều kiện thực tế của địa phương. Tuy trong quá trình thực hiện của đơn vị
vẫn còn một số hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch còn lúng túng, mang tính hình
thức, chưa khoa học, thiếu tính hiệu quả.
Qua thực hiện đề tài này tôi thấy được tính thực tiễn trong công tác xây dựng kế hoạch
thực hiện với thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm ở trường có tính khả thi, có sự đổi
mới đó là: Tập trung được trí tuệ của tập thể sư phạm nhà trường, mọi người được biết,
được bàn bạc. Trong đó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính. Nếu thực hiện một cách
nghiêm túc, chắc chắn rằng công tác xây dựng kế hoạch hằng năm ở trường Mầm non
Trung Sơn sẽ đạt chất lượng tốt hơn.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, nhưng đề tài không thể tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Đặc biệt đề tài đã đề xuất được 7 biện pháp, nhưng còn nhiều
vấn đề khác chưa được đề cập đến... Do vậy, tôi rất cảm ơn và mong nhận được sự đóng
góp, chỉ bảo của các thầy cô cũng như của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện
hơn nữa trong công tác của mình cũng như các nghiên cứu khoa học của bản thân
2.Kiến nghị
* Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần có sự chỉ đạo chung cho các cộng tác
viên thanh tra, khi đến thanh tra các hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các đơn vị
trường cần nắm bắt tình hình thực tế của địa phương, của trường và đối tượng học sinh
của lớp được kiểm tra để có cơ sở đánh giá một cách chính xác quá trình hoạt động của
một nhà giáo.
* Đối với cấp trường: Hàng năm nên tổ chức họp rút kinh nghiệm và nhắc nhở
các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch.
Bố trí sắp xếp thời gian phù hợp để ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả.
Kiểm tra xong cần tiến hành đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm ngay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
2. Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia. Hà nội, 2005
3. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục, 2002
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo (Phần các
chuyên đề chuyên biệt).
5. Quản lí chuyên môn ở trường mầm non theo chương trình sách giáo khoa mới
(Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí Giáo dục mầm non) của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, dự án phát triển giáo viên mầm non.